Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 01:38:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bên lề cuộc chiến .  (Đọc 55559 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #70 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2013, 10:18:11 pm »

Bác Nguyenhongduc ơi ! Thơ cổ thì em không giành lắm .nhưng các bài hát nhạc vàng viết về người lính của chế độ mỹ nhưng hát phù hợp cho lính cả hai phía như một số bài của Trịnh công Sơn.hay lê hữu phước...chẳng hạn ,thì em ĐOÁN tác giả bài này là người miền nam trước hồi giải phóng sau cũng có thể ra hải ngoại..Vì em nghe nó quen quen nhưng chưa nhơ ra bác ạ.
Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #71 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2013, 10:19:57 pm »


  Ảnh ông Hữu Loan và bà vợ sau,ông là tác giả :Màu tím hoa sim,ông từng là chính trị viên tiểu đoàn (Chuyện Màu tím hoa sim là chuyện bà vợ đầu nhà thơ và có thật)


  Hình bìa đĩa hát :Lính mà em,tác giả thì còn chưa biết ai một trong 2 người:Nhà thơ Phạm tiến Duật hoặc Lý thụy Ý
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Tám, 2013, 10:40:21 pm gửi bởi laoshan1234 » Logged
ngocquyen C6
Thành viên
*
Bài viết: 891


« Trả lời #72 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2013, 10:41:31 pm »

Đúng là Bác Tư lệnh ! nhắc đến LÝ THỤY Ý là em nhớ ngay : Chính xác 100% là bài LÍNH MÀ EM của nhà thơ LY THỤY Ý viết năm 67-68 phổ nhạc ra bài hát là nhạc sĩ Y Vân và nhạc si Anh Thi phổ nhạc.
Em hay phải làm đêm nên nghe nhac vàng nhiều.kể cả hồi ở lính cứ nghêu ngao hét cho đỡ buồn mà...
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #73 vào lúc: 22 Tháng Tám, 2013, 11:01:29 pm »


...Lính mà em,tác giả thì còn chưa biết ai một trong 2 người: Nhà thơ Phạm tiến Duật hoặc Lý thụy Ý


Phạm Tiến Duật là nhà thơ Quân đội rất quen tên rùi, nhưng phong cách có vẻ không hợp với bài Lính mà em cho lắm. Còn Lý Thụy Ý đối với tôi là cái tên xa lạ. Có thể đây là tác giả bài thơ ở Miền Nam trước 1975 chăng?
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #74 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 07:31:08 am »

......................
. Cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời : Ai là tác giả bài thơ LÍNH MÀ EM .
 Nhưng theo tôi , người đó chắc chắn là một -CHIẾN BINH -
 Còn ý kiến các bác thế nào ? .
Kính .


Cái này, baoleo và các bác đã bình ở đây:
 http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,25081.240.html
rồi mà  Grin
Trích lại 1 tý, cho nó liền mạch, bác nguyenhong duc nhé  Grin

Tình yêu lính thời 7x (4)

Đổi từ câu hát qua vần thơ 1 tý, cho nó thay đổi khẩu vị.
Bài thơ tình của lính đầu tiên, mà mình thích và nhận vơ là nó viết cho mình, là bài ‘Lính mà em’.
Không hẳn là vì có 2 câu thơ cuối, do người yêu tôi là tác giả.
Mà bản thân bài thơ, nó toát lên một cái gì đấy kiêu dũng của 1 thằng đàn ông, 1 người lính, một người trưởng thành, một người sẵn sàng giang tay che trở cho ai đó trên đời.

Qua bài thơ, người ta có thể thấy: với người lính đó, mọi sự chẳng là cái đinh gì cả, bởi vì: lính mà em !!!
Kiêu bạc chưa. Oai dũng chưa. Đáng yêu chưa.

Khi chép bài thơ ấy vào sổ tay lưu niệm hồi cuối năm 1972, baoleo tôi chẳng phải giỏi giang gì, đã biết ngay, đó là 1 bài thơ do 1 anh lính Cộng Hòa ở bên kia chiến tuyến sáng tác.

Chẳng sao, đánh nhau là việc của trên. Còn tâm hồn đồng cảm, nó không phụ thuộc vào nghị quyết. Nó phụ thuộc vào cái sâu thẳm trong tâm hồn con người. Khi đã chạm vào trái tim, ở nơi trái tim đó, không có chỗ để chia 3 như cụ Tố Hữu. Chia 3 thì chỉ có mà đột tử. Nó chỉ có 1. Đó là sự rung động trước vẻ đẹp tâm hồn.

Thế mà, bạo phổi thay. Cái tờ lá cải ‘ANTG’ của anh Ư.. , cố nhét cái bài thơ ấy vào tay anh P T Duyệt.

A Duyệt thì không thể nào viết nổi cái bài thơ ấy, nói ngay cho công bằng.
Chỉ cần xét 1 câu thôi:
-Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím
-Anh quen rồi-không lạnh, lính mà em.

Thứ nhất, P T Duật sinh trưởng ở một vùng xa thành phố. Khi được gọi vào đại học (hồi đó không phải thi), P T Duật mới lần đầu tiên được ra thành phố. Cái thời gian ngắn ngủi ấy, không thể làm cho P T Duật biết run rẩy trước sắc tím khoác trên bờ vai, của cô bạn cùng trường làng được.
Đơn giản hơn. Toàn miền Bắc xã hội chủ nghĩa khi đó: không có mầu tím. Chỉ có mầu cứt ngựa hoặc mầu tím than.

Thứ nữa, cái từ ‘tà áo’ là một cái từ tối kị, phạm húy trong văn chương cách mạng.
Còn nhớ, Đoàn Chuẩn, vì có bài:
-   Tà áo xanh lơ là mầu anh chót yêu, mùa thu quyến rũ anh nhiều….
Mà bị đánh cho què hẳn. Suốt từ năm 1954 đến 1984, không dám hó hé điều gì. Suốt đời nhận phiếu cung cấp thực phẩm nhân dân, 100 gờ ram thịt/tháng.

Thế nên, PT Duật đang phấn đấu thành Đoàn viên ưu tú, ngõ hầu được vào diện cảm tình Đảng, thì cái tự ‘tà áo’ kia, khác nào cái từ: xa rời bản chất cách mạng – án chém tử hình.
Có treo cổ lên, PT Duật cũng không viết nổi câu thơ đó.

Mà kể ra cũng lạ, rất nhiều bài hát trữ tình, bị cấm suốt 30 năm, giờ đây lại trở thành hót.
Đơn cử.
Bài hát có câu:
-Tôi xa Hà Nội
-Năm tôi 18
-Khi vừa biết yêu.
Hồi 54-84, được coi là nhạc vàng loại nặng. Mở mồm ra câu đó, nhẹ thì bị tụt hạng hạnh kiểm, nặng thì có thể phải khai trừ ra khỏi Đội viên thiếu niên tiền phong.
Đến mức, năm 1968, ở trại trẻ sơ tán tại thôn Kim Hoàng, gần Nhổn, nơi có của hàng ‘Mậu dịch ăn uống Quốc doanh’, mà tôi đã viết trong bài ‘Phở trứng-Miến đậu phụ’ ấy, bọn tôi phải cải biên thành:
-hôm qua Bờ Hồ
-bao nhiêu người chết
-chết vì bom bi.
-riêng tôi một mình,
-tăng-xê đậy nắp
-lên ko việc gì…..

Ừ, bài thơ tình đầu tiên của đời lính, bài Lính mà em, hay ra phết.


Logged
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #75 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 04:18:20 pm »

   Bác chủ hôm nay đi đâu mà vắng bóng thế nhỉ ?,em tìm bên HG cũng chẳng thấy,về nhà bác lại càng không.Cũng đoán lí do bác vắng đây,nhưng không rõ lắm,nên thôi không nói.Thôi lại về,trở lại sau vậy...
Logged
pb47vp
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1890


« Trả lời #76 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 04:53:29 pm »

Không phải bác Đức đi vắng đâu bác lao ạ, bác Đức đang qua cầu treo sang cây 5 Quang trung nơi các em trường sư phạm. Khổ thế đấy, Thắng còng ko biết bơi đành ngồi bờ đá chỉ tay sang,còn bác Đức tính là : Bắt cọp thì phải sang tận nơi, nên có thể về muộn và khối chuyện hay đấy, bác lán lòng chờ nhé.
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #77 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 06:09:12 pm »

Xin chào các thành viên DNGN & bạn đọc .
Cám ơn Mod Baoleo đã ủng hộ “ Bên lề cuộc chiến ” Một bài viết sâu sắc .về những sự kiện xung quanh bài thơ nổi tiếng “ LÍNH MÀ EM ”
Bác Laoshan 1234 & bác Pb47 thân mến : Sáng nay em vào Google - Tìm đọc những bài thơ - ca viết về người lính của mọi thời kỳ , Liền bị trôi theo dòng chảy miên man , bất tận ... Những bài thơ - ca viết về lính thật hay chẳng hạn Quán nửa khuya , Lính mà em , Tâm sự lính đồn xa , v.v...
Mải miết trong những tác phẩm văn nghệ , Em chợt  ngộ ra rằng : Thật hạnh phúc khi ta được sinh ra & tồn tại trong Vũ trụ này các bác ạ .
Dù cuộc sống hôm nay còn gian khó , nhưng ta hãy vui để sống - Vì đã có một thời  :TA LÀ CHINH NHÂN .
.
.Kính các bác .
 
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #78 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 06:21:06 pm »

Bác Nguyenhongduc ơi ! Thơ cổ thì em không giành lắm .nhưng các bài hát nhạc vàng viết về người lính của chế độ mỹ nhưng hát phù hợp cho lính cả hai phía như một số bài của Trịnh công Sơn.hay lê hữu phước...chẳng hạn ,thì em ĐOÁN tác giả bài này là người miền nam trước hồi giải phóng sau cũng có thể ra hải ngoại..Vì em nghe nó quen quen nhưng chưa nhơ ra bác ạ.

  
                    Chào bác Quyền  .....Sửa cùng bác tý nhé tên nhạc sĩ Lưu Hữu Phước ông có bài hát hay "Tiến gọi thanh niên " sau này phía VNCH lấy đó là quốc ca ,có sửa đôi chỗ nhưng giữ nguyên phần nhạc .LHP có nhiều bài hát lắm nhưng tôi nhớ không chính xác nên không nêu .

                 Bác Đức ạ đang định phân tích cái bài " Lính mà em " bác đưa lên theo kiểu văn phổ thông thì bác Báo đã post rồi .Thì ra là bác ấy đã bình luận từ bao dở bao giờ rồi .

                 Đành đợi cơ hội khác vui cùng bác vậy . Grin
Logged
nguyenhongduc
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1076



« Trả lời #79 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 10:20:15 pm »

Xin mời các bác tiếp tục theo dõi nhé :
.
...Ngày ...tháng 9 năm 1984 .

Trong thời gian này đơn vị gấp rút huấn luyện cho anh em chiến thuật : Lính thông tin trong điều kiện tấn công & phòng ngự địa hình núi cao .
Song song với nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu , bọn mình phải khẩn trương hoàn thành 2 khu nhà B ( B2= VTĐ và B3 =HTĐ )
Trong nhiệm vụ xây dựng doanh trại , bọn mình để lại khá nhiều kỷ niệm trong các lần đi rừng chặt gỗ , cắt cỏ tranh v.v...
Một nhiệm vụ nữa cũng không kém phần quan trọng : Tăng gia sản xuất - tự túc rau xanh .
Lúc đầu anh em đi xin phân trâu bò về , sau nhiều đơn vị cùng làm rau , nên không đáp ứng được .
Đại đội cử người về xuôi mua hạt giống rau cải , rau muống ...
Bọn mình khai phá mảnh đất ven suối , mỗi A một luống rau .
Lúc này các tiểu đội ủ phân bắc để bón rau . Khi mới làm mọi người lè lưỡi ...ông nào cũng ngại vì mùi hôi ? Hic .
Sau cũng quen dần ...Đến khi thu hoạch ...thật không ngờ : Mỗi luống rau cho sản lượng vài chục Kg . Từ đó nhà bếp không phải đi chợ mua rau ...vả lại nhờ có đơn vị nhập rau tăng gia , nên anh em có tiền tiêu ...Vậy là bọn mình có nhiều lần ra quán Madam Máng hơn ...đồng nghĩa với việc mình cũng ra thăm ” Nàng “ nhiều hơn .
Đúng là tăng gia sản xuất - lợi đủ  đường các bác nhỉ ?
Logged

Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối mới sa nửa vời.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM