Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 09:47:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vương triều Lý và Kinh đô Thăng Long  (Đọc 78324 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Trần Anh
Thành viên
*
Bài viết: 318



« Trả lời #100 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2012, 02:16:37 pm »

4. Nho giáo trong tương quan với Phật – Đạo

Đối với triều Lý, Nho giáo là thứ tri thức cần thiết mà chính trị cần đến. Nó tồn tại ở thượng tầng tư tưởng mà chưa có các yếu tố hạ tầng phù hợp tương ứng với nó. Mô hình chính trị vay mượn từ phương Bắc bao trùm lên cơ địa còn mang đậm yếu tố Đông Nam Á với ảnh hưởng mạnh của Phật giáo. Ở thời kỳ này, nếu ai đó đi tìm dấu ấn ảnh hưởng của Nho tới phong tục tập quán đời Lý sẽ chỉ thấy sự vắng bóng ảnh hưởng của Nho giáo. Tuy nhiên do nắm vững được đời sống chính trị, Nho giáo dần ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống văn hóa xã hội, quá trình “tông pháp hóa” xã hội Đại Việt sẽ diễn ra dần từng bước. Tuy nhiên đồng thời với việc văn hóa bản địa thay đổi do ảnh hưởng của Nho giáo, bản thân Nho giáo cũng có nhiều sự biến thiên cho phù hợp với các tầng văn hóa bản địa. Khi Nho giáo có những ảnh hưởng mạnh bước đầu ở đời Lý, quá trình chuyển biến của cả Nho giáo và văn hóa bản địa cũng thực sự bắt đầu.
Nho giáo đi vào đời sống chính trị khi trong xã hội còn chưa có tầng lớp sĩ đông đảo bảo lưu nuôi dưỡng nó, nó còn chưa có hệ thống giáo dục và khoa cử được tổ chức rộng khắp nghiêm mật từ trung ương đến địa phương truyền bá và nuôi dưỡng nó. Có thể nói Nho giáo thời Lý là thứ Nho giáo có phần tách rời hoạt động của Nho sĩ. Số ít Nho sĩ thời kỳ này trong tư tưởng của họ cũng chỉ có thứ Nho giáo trong cơ cấu hỗn hợp Tam giáo mà thôi.
Việc truyền bá, bảo lưu Nho giáo thời kỳ đó do nhà chùa đảm nhiệm một phần quan trọng. Với tư cách là những trung tâm văn hóa, nhà chùa ngoài in kinh, thuyết pháp còn dạy chữ Hán, dạy cả tri thức Nho học. “Thiền Uyển tập anh” cho biết, hầu hết các quốc sư đời Lý thủa nhỏ đều học Nho. Lý Công Uẩn lớn lên trong nhà chùa mà đọc hết kinh sử… Nhà chùa thời đó coi Nho giáo như một tri thức mở rộng và cần thiết. Việc nhiều vị Quốc sư tham chính cũng là một sự kích thích Nho học được truyền giảng trong chùa. Tăng lữ là người tu theo đạo từ bi hỷ xả của nhà Phật, nhưng vì việc tòng chính cho nên họ, một cách không tự giác, phải hướng sang tìm kiếm tri thức nơi miền đất Nho học. Đây là một trong những nhân tố làm cho Phật giáo thời Lý và cả Trần tiếp theo đi sâu vào tư tưởng giáo lý vừa nhập thế và có chịu ảnh hưởng rõ nét của Nho giáo. Nho học trong môi trường nhà chùa đã khiến cho ta thấy Nho giáo thời kỳ này không thể là thứ Nho giáo đầy đủ diện mạo toàn thể và hệ thống của nó. Việc lập ra Quốc Tử giám còn là sự khởi đầu cho cả quá trình tách việc đào tạo Nho học ra khỏi môi trường nhà chùa.
Một đặc điểm nữa dễ nhận ra là, thời Lý, Nho giáo chỉ được tiếp nhận từng mảng, từng bộ phận mà chưa được tiếp nhận toàn thể. Triều Lý chỉ tiếp nhận những gì cần thiết cho chính trị mà chưa có điều kiện và chưa thể tiếp nhận cả hệ thống. Nho giáo Việt Nam là sự tiếp nhận mang tính giản lược Nho giáo Trung Quốc, và triều Lý lại còn ở giai đoạn giản lược hơn cả. Vì tiếp nhận Nho giáo trong tâm thế lập quốc, kiến tạo nên nhà Lý hướng sự chú ý nhiều hơn đến Nho giáo Khổng Mạnh Tiên Tần với lý tưởng thống nhất, thân dân, bình trị. Cái học nội Thánh ngoại Vương tích cực có tác dụng làm mạnh chính sự cung đình. Trong việc tạo khối đoàn kết dân tộc, Nho gia có góp phần đáng kể.
Thời Lý, Nho giáo chưa được tôn sùng, nó chưa chi phối được hầu khắp lĩnh vực của đời sống xã hội. Nho giáo triều Lý phải được nhìn nhận trong tương quan Tam giáo. Để có thời độc tôn Nho thuật vài ba thế kỷ sau, không thể thiếu những bước khẳng định đầu tiên ở triều Lý. Nho giáo triều Lý đã tồn tại như một tri thức cần thiết hơn là một học thuyết hay tôn giáo. Những chuyển biến của Nho giáo ở các thời kỳ tiếp sau là sự bổ sung từng phần của cả hệ thống Nho giáo, là quá trình cả Nho giáo Trung Quốc và xã hội Việt Nam đều cùng chuyển biến để tương thích với nhau.

5. Đôi lời khép mở

Cho tới tận thế kỷ XIX, thời của các vua Nguyễn chuyên chế trị vì, quá trình Nho giáo hóa Đại Việt và Việt hóa Nho chưa phải là đã chấm dứt và hoàn thành. Nói như vậy để thấy, gần 1000 năm về trước, lễ nhạc của Nho gia còn rất “hoang sơ” trên mảnh đất này.
Nhưng ở thời điểm triều Lý dấy nghiệp, Nho giáo đã dần khẳng định được vị thế của mình. Nhà Lý chọn Nho giáo, dùng Nho giáo phục vụ việc trị quốc là một phần tất yếu, phần có quan hệ hữu cơ với tổng thể các hoạt động kiến tạo. Vì mục tiêu kiến tạo mà nhà Lý phải lựa chọn Nho giáo, Nho giáo đã mách bảo cho quá trình kiến tạo.
Từ việc triều Lý tiếp nhận Nho giáo mà suy xét liên tưởng tới toàn bộ quá trình vận động của Nho giáo các thời đoạn sau, có thể thấy sự tồn tại và biến thiên của Nho giáo ở Việt Nam gắn liền với vấn đề dân tộc, chính vì nhu cầu phát triển quốc gia dân tộc, xây dựng triều đại mà Nho giáo đã được tiếp nhận. Cha ông chúng ta dùng Nho giáo vào quá trình khẳng định dân tộc, xây dựng thể chế, xây dựng điển chương chế độ… Tách rời vấn đề dân tộc e sẽ khó có thể hiểu đúng được những đặc điểm của Việt Nho. Càng thấy điều này rõ hơn, khi quan sát thời điểm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nho giáo đã bị chối bỏ một cách tự nhiên, ít gây ra những “cú sốc” đối với tầng lớp sĩ phu và dân chúng, phần vì áp lực mạnh của Tây hóa, phần vì tất cả đều nhận thức được rằng lợi ích của dân tộc- thứ lợi ích luôn trên hết, đòi hỏi phải như vậy.

* Đây là một bài viết cũ. Bài in lần đầu trong Kỉ yếu Hội thảo Khoa học Lí Công Uẩn và vương triều Lí (kỉ niệm 990 năm Thăng Long-Hà Nội), NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2001. In lại trong cuốnVương Triều Lý (Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), NXB Hà Nội, 2010).

Nguồn:http://www.nguyenkimson.net/?p=34#comments
Logged

As long as you love me. We could be starving, we could be homeless, we could be broke.
As long as you love me. I'll be your platinum, I'll be your silver, I'll be your gold...
 
Đình Văn
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #101 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2012, 07:24:42 am »

Một số Hậu và Phi nổi tiếng của Vương triều:
Tiếp nhận Vương quyền từ nhà Tiền Lê, trong việc hậu cung, hai Vua đầu nhà Lý đều phong các bà vợ mình là Hoàng hậu mà không nêu cụ thể ai thực sự là chính thê, các đời sau phong cả Phi, Ngự nữ.

1. Khi lên ngôi, năm 1010 Lý Thái Tổ lập 6 Hoàng hậu trong đó nổi bật là Lập Giáo Hoàng hậu, sinh ra Thái tử Phật Mã có quy chế xe ngựa, y phục khác. đến năm 1016 lập lại 3 Hoàng hậu là: Tá Quốc, Lập Nguyên và Lập Giáo. Thái Tổ sinh hạ được 13 Công chúa.

2. Lý Thái Tôn Phật Mã (1028-1054) tôn mẹ là Lê thị (Lập Giáo Hoàng hậu) làm Linh Hiển Thái hậu và năm 1028 lập Kim Thiên Mai Thị (mẹ Lý Nhật Tông) và 6 vị khác làm Hoàng hậu. Đặc biệt năm 1035 lập nàng hầu làm Hoàng hậu Thiên Cảm sau lại lập Đào Thị (vốn giỏi nghề ca hát) làm Phi. Vua sinh 2 Hoàng tử và nhiều Công chúa, trong đó trưởng nữ là An Quốc Công chúa. Trong thời Lý Thái Tôn, một người con gái nước Chiêm là Mỵ Ê được ông phong là Hiệp Chính Hựu Thiện Phu nhân. Bà chính là phi của Sạ Đẩu bị bắt khi kinh thành Phật Thệ của Chiêm thất thủ (1044) khi được Thái Tôn vời đã lao xuống sông để giữ lòng trinh.

3. Lý Thánh Tông Nhật Tôn (1054-1072) lập Dương thị làm Hoàng hậu Thượng Dương (không con trai, sinh hạ Công chúa: Từ Thục, Từ Huy), Ỷ Lan Lê Thị Khiết là Nguyên phi, Dương Thị Quang là Thứ phi (mẹ Công chúa Động Thiên, Khâm Thánh). Trong đó nổi bật Nguyên Phi Ỷ Lan mà sử sách hay nhắc đến.

Dựa vào tài liệu nào mà anh có thông tin: Hoàng hậu Thượng Dương (không con trai, sinh hạ Công chúa: Từ Thục, Từ Huy) và Dương Thị Quang là Thứ phi (mẹ Công chúa Động Thiên, Khâm Thánh), vậy? Em muốn tham khảo.
Sẵn đây mình muốn hỏi mọi người 1 vấn đề: Năm 1029, công chúa Bình Dương được gả đi.
"Tháng 3, ngày mồng 7, gả công chúa Bình Dương cho châu mục châu Lạng là Thân Thiệu Thái".- Đại Việt sử ký Bách khoa toàn thư( ĐVSKBKTT), lúc này Thái Tông mới 29 tuổi. Không lẽ công chúa Bình Dương chưa được 16 tuổi đã gả cho châu mục và phải có trách nhiệm giúp nhà Lý gắn kết với nhà họ Thân ở biên cương? Trách nhiệm như thế có nặng nề trên vai một cô gái chưa 16 tuổi?
Ngoài ra, cũng theo ĐVSKBKTT. thì Thánh Tông là con trưởng của Thái Tông, tức là con đầu lòng sinh năm 1023, lúc Bình Dương công chúa gả đi, Thánh Tông mới 6 tuổi. Thêm ý này, không lẽ Bình Dương công chúa gả cho một châu mục lúc chưa được 6 tuổi?
Bởi nếu công chúa Bình Dương là chị của Thánh Tông thì phải khẳng định Thánh Tông là hoàng trưởng nam chứ không phải con trưởng, hay khẳng định Bình Dương là Trưởng công chúa- Hoàng trưởng nữ, chứ đúng không mọi người?
--> Mình cho rằng Thái Tông gả em gái chứ không phải là gả con gái như một số bài báo ghi. Lúc này, công chúa Bình Dương là cô của Thánh Tông. Mình cho rằng như vậy có là sai? Cry


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM