Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 24 Tháng Chín, 2023, 08:26:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vì sao Hoàng đế Quang Trung không truyền ngôi cho trưởng tử Quang Thuỳ???  (Đọc 25075 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoatinhbay
Thành viên

Bài viết: 1


« vào lúc: 25 Tháng Tám, 2012, 03:39:06 pm »

     Nguyễn Quang Thùy(Huh?-1802), nhưng theo một số tài liệu nghiên cứu được cho thấy, có thể Quang Thùy sinh khoảng những năm 1774-1775, trong thời gian đầu cuộc khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ. Ông vốn là con trưởng của Hoàng đế Quang Trung và chính cung Hoàng hậu Phạm Thị Liên (nhưng theo một số tài liệu khác cho rằng, ông là con của vua Quang Trung và một nàng hầu). Quang Thùy là người có tư chất thông minh, từng nhiều năm theo cha chinh chiến nên ông sớm trở thành một chiến tướng lừng danh.
     Sử sách có ghi lại rằng, Quang Thùy và Quang Bàn(năm Canh Tuất được Quang Trung phong làm Tuyên Công Lĩnh Thanh Hóa đốc trấn, Tổng lý quân dân sự vụ) điều là con của chính cung Hoàng hậu Phạm Thị Liên (thụy hiệu: Nhân Cung Đoan Tĩnh Trinh Thục Nhu Thuần Vũ hoàng hậu). Thủa ấu thơ, mẹ mất sớm, Quang Thùy được cha truyền dạy văn võ từ rất nhỏ, nên với tư chất thông minh, ông đã thông thạo kim can sử sách. Hơn thế nữa lại được Đông Định Vương là Nguyễn Lữ rất yêu thương, cũng từ đó, sự ảnh hưởng từ Nguyễn Lữ đã ăn sâu vào máu ông: tính tình hiền hoà, trung hậu, can đảm. Năm 1782, Nguyễn Huệ lấy Bùi Thị Nhạn(người thôn Xuân Hoà, huyện Tuy Viễn) làm vợ kế thì sinh được 3 trai là Quang Toản, Quang Thiệu, Quang Khanh và 2 gái. Chính sử nhà Tây Sơn còn ghi nhận, Quang Thùy lớn hơn Quang Toản từ 8-10 tuổi nhưng việc vua Quang Trung phong Quang Toản làm Thái tử vẩn là chuyện sử sách chưa nói rõ. Nhưng có một số dẫn chứng rằng, năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, đưa quân ra Bắc Hà đại phá quân Thanh thắng lợi, Càn Long đòi sứ sang thì lúc bấy giờ Quang Trung định cho Quang Thùy làm Thái tử nên xin nhà Thanh đi thế mình đến Yên Kinh nhưng Thanh triều không chấp nhận nên đành sai người em vợ là Phạm Công Trị(có nét na ná giống mình) đi thay. Sang Yên Kinh, Càn Long sắc phong Quang Trung làm An Nam Quốc vương, còn Quang Thùy được phong làm An Nam thế tử. Chính chi tiêt đó, việc vua Quang Trung muốn cho Quang Thùy làm Thái tử đã thấy rõ nhưng ông lại đưa Quang Toản lên thay và phong Quang Thùy làm Khang Công(có tài liệu nói là Khanh Công) lĩnh Bắc thành, giữ chức Tiết chế Thủy bộ chư quân là có nhiều mục đích và theo nhận định cá nhân cho rằng:
     " Quang Thùy là người thạo việc chinh chiến, văn thao võ lược điều tài và lại là con vua, bên cạnh đó, tình hình Bắc Hà đang rối ren, việc phong Quang Bàn, Quang Thùy là 2 con lớn nhất giữ những địa bàn trọng yếu nhằm xoa diệu tình hình là điều hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, những văn thần như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích đã có sự giúp ích đáng kể nhưng trên thực tế, vua Quang Trung vẫn muốn có sự tinh cậy hơn nên ông vẫn tin vào con mình hơn là người ngoài. Hơn thế nữa, khi cuộc Nam tiến đang đến hồi cấp bách, việc xây dựng thực lực tại đất Bắc Hà vẫn là điều quan trọng không thể thiếu, nơi mà có một lực lượng văn than sĩ phu không nhỏ. Là một điều không thể thiếu nửa, vua Quang Trung muốn rằng, một khi phương Nam bị động vẫn còn một phương Bắc hậu phương nhưng ông vẫn buâng khuâng về một Thanh triều hùng mạnh ở phương Bắc, cái tham vọng biển cả mà vị Hoàng đế chúng ta đang rất muốn thực hiện trong một ngày không xa. Thực vậy, vua Quang Trung đã đón không sai, về sau khi Phú Xuân mất, Cảnh Thịnh phải chạy ra Bắc, trong cậy vào huynh trưởng của mình."
     Năm 1791, Quang Thùy đưa quân lên Cao Bằng và nhanh chóng bắt được Lê Duy Chỉ - em Lê Chiêu Thống, đang lưu vong ở nước ngoài (Trung Quốc) và các thổ hào ủng hộ Duy Chỉ đưa về Thăng Long xử tử. Củng trong thời kỳ này, chính quyền Bắc Hà do Quang Thùy lãnh đạo đã giúp không ít cho Quang Trung trong việc xây dựng lực lượng đối đầu với nhà Thanh như việc nuôi bọn Tề Ngỗi(Tàu Ô) và đảng "Thiên Địa Hội". Với thực lực tạo dựng được đã phần nào giúp ích cho việc Bắc tiến sau này. Đối với việc Nam tiến, nhờ lực lượng đã tạo dựng được tại Bắc Hà, Quang Trung chủ ý cho con chuẩn bị quân lực sẵn sang tiến vào Nam thống nhất Nam Hà trong tương lai gần.
     Năm 1792, vua Quang Trung mất đột ngột, trước tình hình đó, Quang Toản lên thay liền tin tưởng củng cố quyền hành Quang Thùy ở Bắc Hà và phong làm Khâm sai Bắc biên Tiết chế thuỷ bộ chư doanh kiêm Tổng binh dân thứ vụ, nắm toàn bộ quyền hành miền Bắc Đại Việt. Với tài lược của một vị lãnh đạo tài ba không thua gì vua cha và ông đả tạo nên một chổ dựa vững chắc cho vua em, xây dựng Bắc Hà từ một vùng đất rối ren trở thành một nơi thanh bình thịnh trị bên cạnh sự suy vong đang dần lộ diện của nhà Tây Sơn ở Nam Hà. Trong thời kỳ này, ở Bắc Hà đã đạt được những thành tựu như:
     "Mặt kinh tế nông nghiệp rất được chú trọng, chính sách ruộng đất được ban hành ở hầu hết các tỉnh, khắc phục cảnh ruộng hoang, làm thuỷ lợi dẫn nước tưới tiêu, động viên và phấn đấu tăng sản lượng nông nghiệp v.v.. văn bản chữ Hán đã nói ở trên và một số tờ lệnh chỉ thời Tây Sơn còn giữ được đã chứng minh điều này. Về mặt văn hóa, việc sửa sang đình chùa, đúc chuông, dựng bia thời Tây Sơn không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa mà thể hiện rõ quan điểm của chính quyền Tây Sơn về lĩnh vực Tôn giáo tín ngưỡng, đó cũng chính là đường lối chính trị đúng đắn của nhà Tây Sơn trong giai đoạn này. Rất nhiều chuông đồng bia đá có niên hiệu Cảnh Thịnh thời Quang Thùy quản lĩnh miền Bắc mà ngày nay còn chứng tích những cứ liệu quan trọng cần được giữ gìn và khai thác nghiên cứu.Về quân sự, quân đội dưới quyền Quang Thuỳ ở miền Bắc là lực lượng hậu bị bổ sung cho chiến trường miền Nam của Quang Toản nhiều năm ròng. Khi Quang Toản bị mất Phú Xuân, Quang Thuỳ đã tung hết lực lượng miền Bắc với 30.000 quân cùng các tướng Tổng quản Siêu, Đô đốc Bùi Thị Xuân, Tư lệ Đinh Công Tuyết… đánh chiếm lại Phú Xuân đầu năm 1802 nhưng không may đã bị thất bại."
     Năm 1801, nhà Tây Sơn do Cảnh Thịnh làm chủ ngày càng suy yếu, triều đình lục đục, nhân thời cơ này, Nguyễn Phúc Ánh kéo quân thủy bộ ra đánh cửa Thị Nại. Sau khi tiêu diệt gần như toàn bộ lực lượng binh thuyền của quân Tây Sơn ở đây, chúa Nguyễn liền tổ chức tấn công Phú Xuân. Thành Phú Xuân bị đánh hạ, đến tháng 5, Thuận Hóa lọt vào tay Nguyễn Phúc Ánh, vua Cảnh Thịnh chạy ra Bắc. Đến Thanh Hóa thì được Quang Thùy từ Bắc Thành vào đón rước. Hạ tuần tháng 5, Cảnh Thịnh đổi niên hiệu là Bảo Hưng. Đến tháng 8,lại sai Quang Thùy đem quân vào trấn Nghệ An. Tháng 11, Quang Toản kéo đại binh đến Linh Giang. Nguyễn Quang Thùy được sai lên đánh Trấn Ninh. Trấn Ninh ở địa phận xã Phú Ninh, huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình. Đó là một trong 3 căn cứ quân sự trọng yếu phòng thủ địa đầu Thuận Hóa. Quang Thùy công kích Trấn Ninh, đồng thời với Quang Toản đánh Đâu Mâu. Quang Toản thua trận phải rút về Nghệ An. Hay tin, Quang Thùy vội rút lui, đưa quân về cứu vua em nhưng bị chặn tại Linh Giang, Quang Thùy đành đưa quân theo đường núi mà đi, hơn một tuần mới về đến Nghệ An. Hai anh em gặp nhau rồi đồng trở về Bắc.
     Ngày 1 tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802), chúa Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi vua tại Phú Xuân, lấy niên hiệu là Gia Long. Sau đó, vua nhà Nguyễn mang đại quân ra Bắc nhằm thu phục đất đai còn lại. Giữa tháng 6, thì kéo quân vượt Linh Giang, chiếm Nghệ An rồi thẳng ra Thăng Long. Vua Tây Sơn giờ là Bảo Hưng(tức Quang Toản) chạy lên hướng Bắc. Nguyễn Quang Thùy cùng vợ chồng Đô đốc Trương Đăng Đồ ở lại giữ thành Thăng Long. Thế giặc mạnh như bão táp, không sao địch được, hai ông bà Tú Đức Hầu phò Nguyễn Quang Thùy chạy về ngả Sơn Tây. Vài hôm sau thì cả ba bị bắt tại Sơn Tây. Tú Đức Hầu cùng phu nhân rút gươm tự sát. Nguyễn Quang Thùy đập đầu tuẫn tiết để không sa vào tay giặc, trong khi Bửu Long cùng các bề tôi đều bị thổ hào Kinh Bắc bắt được đóng cũi giao nộp cho Nguyễn Phúc Ánh. Quan lại của nhà Tây Sơn ở các trấn hoặc trốn, hoặc hàng, không ai dám chống lại.
     Kỳ thực, sự kết thúc của triều Tây Sơn phần nhiều liên quan tới Quang Toản nhưng bên cạnh đó củng chua xót thay cho thân phận vị trưởng tử Quang Thùy-một lòng vì dân vì nước và bên cạnh đó là lòng vị tha, bao dung và sự trung thành vô hạn đối với non sông, đối với đất nước. Là người nhiều tuổi hơn Quang Toản, theo cha chinh chiến từ nhỏ, lúc đầu được vua cha dự định lập làm Thái tử nhưng rồi cha lại lập Quang Toản là thế mình nhưng Quang Thùy vẫn vâng theo không có một chút phản ứng gì ngoài câu nói rằng:" Em tôi hay tôi làm thế tử cũng thế thôi. Điều cốt yếu là làm thế nào cho nước Đại Nam được mỗi ngày một thêm giàu mạnh, nhà Tây Sơn mỗi ngày mỗi thêm vững bền, là tốt.". Khi Nguyễn Huệ chết, Quang Toản còn nhỏ, Quang Thùy đã lớn mạnh và quản lý cả miền Bắc rộng lớn nhưng vẫn hết lòng phò Quang Toản lên ngôi Hoàng đế, tận trung làm hậu thuẫn cho Quang Toản. Thế cùng lực kiệt mấy anh em cùng cha khác mẹ chạy đến sông Xương Giang, Kinh Bắc thì bị vây bắt. Quang Toản, Quang Duy, Quang Thiện cùng hai viên Tư mã tâm phúc bị bắt, riêng Quang Thùy không chịu khuất phục đã thắt cổ tự vẫn. Hành động đó cũng thật đáng để hậu thế như ta noi theo.
     Bên cạnh đó, giả sử nếu như Quang Thùy làm Hoàng đế thì có lẽ nhà Tây Sơn không mất??? Vì sao???:
     - Khi Quang Trung mất, Quang Toản còn nhỏ nên phải nhờ Thái sư Bùi Đắc Tuyên phụ chính mà dẫn đến chuyên quyền, lòng dân oán hận. Nhưng Quang Thùy thì khác, khi vua cha chết, bấy giờ Quang Thùy đã là một tướng lĩnh tài danh, đã gầy dựng được giang sơn một cõi cho mình, có uy tính trong Triều đình và Hoàng tộc, vả lại nếu có sự biến thì Binh lực Bắc Hà thừa sức thống lĩnh giang sơn. Bên cạnh đó, Quang Thùy củng một thời được nhà Thanh chọn làm An Nam thế tử nên việc lên ngôi củng không gặp nhiều rắc rối.
     - Quang Thùy là một võ tướng, kiêm một chính trị gia đại tài, một nhà ngoại giao xuất chúng không thua gì cha mình, điều đó được thể hiện qua sự điều hành chính trị tại Bắc Hà và những cuộc đi sứ sang nhà Thanh.
     - Là người tham gia các công tác Nam-Bắc tiến nên có sự tinh tường hiểu rõ và hơn thế nửa, nếu như Quang Thùy làm đế thì không khéo Nam tiến sẽ thành công và cuộc Bắc phạt củng được thực hiện.
Logged
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2012, 09:19:10 am »

- Quang Thùy là một võ tướng, kiêm một chính trị gia đại tài, một nhà ngoại giao xuất chúng không thua gì cha mình, điều đó được thể hiện qua sự điều hành chính trị tại Bắc Hà và những cuộc đi sứ sang nhà Thanh.
Có thật là Nguyễn Quang Thùy là chính trị gia đại tài, xuất chúng không kém gì Quang Trung?
Không thể phủ nhận những đóng góp tích cực của Nguyễn Quang Thùy cho nhà Tây Sơn về các mặt chính trị, quân sự, ngoại giao. Nhưng cũng không nên dễ dàng đánh giá một nhân vật là xuất chúng, nhấn là đặt ngang cả với vua Quang Trung.
Việc quản lí yên ổn đất Bắc, dẹp tan các cuộc phản kháng của những phần tử bảo thủ trung thành với nhà Lê của Nguyễn Quang Thùy thể hiện tài năng của ông, nhưng tôi cho rằng các sự phản kháng này là rời rạc, nhỏ yếu nếu so với thế lực Nguyễn Ánh ở phía Nam, nhất là khi đã thiếu đi sự giúp sức của triều Thanh. Nguyễn Quang Thùy cũng không phải một mình dẹp yên nổi đất Bắc mà vẫn nằm dưới sự điều khiển chung của vua Quang Trung.
Nguyễn Quang Thùy có vai trò nhất định trong việc giao tế với nhà Thanh. Nhưng chiến lược ngoại giao chủ yếu là do vua Quang Trung và Ngô Thì Nhậm hoạch định. Bên cạnh đó không thể thiếu được vai trò của Ngô Văn Sở, Võ Văn Dũng trong việc thực hiện các công việc ngoại giao cụ thể.
Việc thu hút và liên kết được với các lực lượng chống đối nhà Thanh ở Trung Quốc để họ ủng hộ nhà Tây Sơn là tích cực, nhưng chưa có bằng chứng gì cho thấy là ý kiến đề xuất riêng của Nguyễn Quang Thùy và ông được toàn quyền hành động trong vấn đề này mà không có sự chỉ đạo từ triều đình trung ương Tây Sơn.
Tôi muốn bàn kĩ hơn về vấn đề thế nào là một "chính trị gia đại tài". Nhà chính trị gia đại tài, theo tôi, phải là người nắm bắt, thậm chí tiên đoán được xu thế phát triển của thời đại, có nhận định và hành động tài tình để thích ứng theo xu thế thời đại hoặc xoay chuyển được tình thế khó khăn vô cùng; đồng thời có được biện pháp đúng đắn với từng trường hợp cụ thể.
Nhà chính trị gia đại tài, phải thu phục được lòng dân. Nguyễn Quang Thùy cai quản đất Bắc yên ổn một thời gian dài. Nhưng khi Nguyễn Ánh đem quân ra Bắc, quân Tây Sơn ở đây thua cũng rất nhanh. Chứng tỏ lòng dân Bắc Hà cũng không hoàn toàn hướng về nhà Tây Sơn, không hỗ trợ đắc lực cho nhà Tây Sơn (Tất nhiên đây là một nhiệm vụ vô cùng lớn lao mà Nguyễn Quang Thùy không thể thực hiện được cũng một phần do nhiều điều kiện khách quan).
Nhà chính trị gia đại tài thường thu hút được một đội ngũ tài năng để giúp đỡ. Ngoài thành phần sĩ phu xuất sắc tiến bộ của Bắc Hà đã ra phục vụ dưới thời Quang Trung, hình như sau khi vua cha mất, Quang Thùy không tìm kiếm thêm được tài năng nổi trội nào ở Bắc Hà để giúp đỡ nhà Tây Sơn.
Một chính trị gia thì phải có ảnh hưởng lớn đến xu thế thời cuộc. Nguyễn Quang Thùy giữ yên được đất Bắc, nhưng rõ ràng ông bất lực trước sự rối ren ở triều đình Quang Toản. Là người có danh vọng, uy tín, nhưng khi có gian thần lộng hành ở trong triều, gây gièm pha, chia rẽ, ông cũng không thể có lời khuyên ngăn với vua Cảnh Thịnh. Tất nhiên khi ông gánh trọng trách ở xa, khó có điều kiện thực hiện việc can thiệp thường xuyên vào công việc ở triều đình. Nhưng ngay với việc Ngô Văn Sở ở Bắc bị gọi về rồi giết hại, hình như ông cũng không có được ý kiến gì.
Chính trị gia đại tài phải có sự ứng xử thích hợp với xu thế tích cực để bảo toàn hay phát triển lợi ích chung. Trần Hưng Đạo dẹp bỏ hiểm khích, ra sức giúp rập cho minh quân, tránh cảnh nồi da nấu thịt, giữ gìn đoàn kết. Đó là một biểu hiện của tài năng chính trị. Nguyễn Huệ từ bỏ xu hướng cầu an hưởng thụ của Nguyễn Nhạc, đưa phong trào Tây Sơn tiến lên, đó cũng là một biểu hiện khác của tài năng chính trị. Việc không lấn cấn chuyện nối ngôi của Nguyễn Quang Thùy thể hiện nhân cách của ông, nhưng chưa đủ chứng tỏ tài năng chính trị kiệt xuất. Nếu Nguyễn Quang Thùy có thể chống lại xu hướng suy yếu của nhà Tây Sơn, xoay chuyển được nó bằng những biện pháp mạnh dạn và tài tình (kể cả việc lên thay thế Cảnh Thịnh), tôi sẽ đánh giá ông là chiến lược gia vĩ đại, chính trị gia xuất chúng. Về tài năng chính trị, tôi đánh giá Nguyễn Ánh hơn các nhân vật thừa kế của nhà Tây Sơn (xin tạm không xét đến mục đích hoạt động và một số biện pháp "xấu" của Nguyễn Ánh).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM