Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 25 Tháng Tư, 2024, 08:07:04 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ cùng đồng đội QĐ 3 giai đoạn 79 - 85 trên đất Bắc ( phần 4 )  (Đọc 261773 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #370 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2014, 09:46:30 pm »

Làm ta nhớ lắm! Những tâm sự, những cảm nhận sau chuyến hành trình của bạn Lễ, làm chúng tôi, những người chưa một lần trờ về nơi xưa ấy, càng nhớ lại những kỷ niệm ngày xưa..   “Dĩ vãng dầm mưa lén bước về”… nhờ vậy mới kiếm được nhiều tấm hình ngày xưa……..

Nhớ Khe Lang Nghệ Tĩnh 10/79. Khi ấy ra chỗ chuồng bò có bác thợ chụp hình thường xuyên ở đó.


Chụp với ông bạn Ngọc, tháng 12/79- khi mời về C16, E24. Nhìn lại sao mặt mũi, sao nó(ag1)khờ quá vậy.


Hình chụp tại E28- khi đoàn đại biểu QH tỉnh An Giang ghé thăm lần đầu tiên- vẫn vô tư, đầy niềm tin và  nhiệt huyết…...

Hàng đầu: Lễ.
Hàng thứ 2 từ trái qua: Nó … đó; L. Tùng;  Cuti..;  bác Huân; bác Thủy
Hàng sau: bác Khương
(hình này mấy ông…. có hông Huh)


Logged
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #371 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2014, 08:00:08 am »

Sáng nay mở http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/35-nam-cuoc-chien-bien-gioi-phia-bac-2950346.html
thấy cái này hay, có liên quan rất lớn đến anh em tụi mình, copy lên cho anh em coi nghe.

35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc

Tháng 1/1979, Việt Nam mở chiến dịch Tây Nam lật đổ chế độ diệt chủng Khmer đỏ thân Trung Quốc tại Campuchia, Phó Thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tuyên bố "dạy cho Việt Nam một bài học".

Quan hệ Việt - Trung bắt đầu rạn nứt năm 1968 khi Việt Nam đồng thời giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc trong bối cảnh mối quan hệ 2 nước này xuất hiện nhiều xung đột căng thẳng. Năm 1972, Tổng thống Mỹ Nixon tới thăm Bắc Kinh và đạt được thỏa thuận với Trung Quốc. Ba năm sau đó, Việt Nam từ chối tham gia liên minh chống Liên Xô của Trung Quốc.

Bắc Kinh xem đó như mối đe dọa. Tháng 5/1975, Khmer Đỏ cho quân đánh chiếm các đảo Phú Quốc và Thổ Chu, thọc sâu vào lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hàng nghìn dân thường. Đứng sau viện trợ cho Khmer Đỏ về vũ khí, khí tài cũng như cố vấn quân sự là Trung Quốc. Tranh chấp Trường Sa và Hoàng Sa cũng nổi lên rõ hơn khi Việt Nam tuyên bố chủ quyền với hai quần đảo.

TQ2-8774-1392045894-7179-1392174334.jpg
Những người lính đầu tiên bảo vệ đất nước là bộ đội địa phương, công an vũ trang (bộ đội biên phòng), dân quân tự vệ và nhân dân 6 tỉnh biên giới. Ảnh tư liệu.
Ngày 3/11/1978, Việt - Xô ký hiệp ước hữu nghị 25 năm - chính thức xác nhận Việt Nam đứng về phía Liên Xô. Gần 2 tháng sau, quân đội Việt Nam tổng phản công trên biên giới Tây Nam, đánh sang Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ. Trung Quốc quyết định dừng viện trợ cho Việt Nam.

Phó thủ tướng Trung Quốc Đặng Tiểu Bình khi ấy đã tuyên bố  "phải dạy cho Việt Nam một bài học".

Cuộc chiến 30 ngày

Rạng sáng 17/ 2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km.

Dù từng tuyên bố về ý định trừng phạt trước đó, cuộc tấn công của Trung Quốc vẫn bất ngờ với Việt Nam và cả thế giới.

Theo Niên giám châu Á năm 1980, thời điểm Trung Quốc tấn công, tổng lực lượng phòng thủ của Việt Nam tại các tỉnh biên giới phía Bắc có khoảng 50.000 quân (xem chi tiết).

Trong khi đó, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và 32 sư đoàn bộ binh độc lập, 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không cùng hàng trăm khẩu pháo, hàng nghìn súng cối và dàn hỏa tiễn. Quân Trung Quốc ước lượng có 600.000 người, gấp hơn 10 lần lực lượng tham chiến thực tế của Việt Nam.

Trên mặt trận Lạng Sơn, các cánh quân lớn của Trung Quốc chia làm nhiều mũi đánh vào Bản Chất (Đình Lập), Chi Ma, Ba Sơn (Lộc Bình), Tân Thanh, Tân Yên (Văn Lãng) và khu vực thị trấn Đồng Đăng (Lạng Sơn). Dù bị bất ngờ song với lực lượng dân quân địa phương, Việt Nam đã chặn đánh, ghìm chân quân Trung Quốc nhiều ngày.

Ngày 20/2, Trung Quốc tăng cường lực lượng chi viện, mở các đường tấn công mới vào điểm cao nhằm tiến xuống phía nam Đồng Đăng. Quân và dân Lạng Sơn bám trụ trận địa, đánh trả mạnh mẽ các mũi tấn công phía trước, phía sau của địch, buộc quân Trung Quốc phải co về đối phó và bị đẩy lùi ở nhiều nơi.

Sau 10 ngày chiến đấu không đạt được mục tiêu, ngày 27/2, Trung Quốc tung thêm một quân đoàn nhằm vào thị xã Lạng Sơn. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt giữa 2 quân đoàn tăng cường của Trung Quốc và lực lượng vũ trang địa phương Việt Nam. Ở điểm cao 417, đoàn An Lão đã đánh bật hàng chục đợt tấn công, loại khỏi vòng chiến đấu trung đoàn 850 của Trung Quốc. Đặc biệt, ở khu vực cầu Khánh Khê trên đường 18, chiến sĩ đoàn Tây Sơn đã chặn đứng  một sư đoàn quân và một tiểu đoàn xe tăng Trung Quốc.

TQ3-7880-1392045894-3800-1392174334.jpg
Hàng vạn thanh niên Việt Nam mới 18, đôi mươi đã nằm lại nơi biên giới phía Bắc, giữ vững chủ quyền dân tộc. Ảnh tư liệu.
Ở hướng Cao Bằng, hai quân đoàn tăng cường của Trung Quốc hình thành hai cánh quân lớn từ phía tây bắc theo đường Thông Nông đánh xuống và từ phía đông bắc qua Thạch An, Quảng Hòa đánh lên nhằm hợp điểm ở thị xã Cao Bằng.

Cả hai cánh quân đều bị bộ đội địa phương và dân quân Cao Bằng đánh chặn. Cánh quân tây bắc dựa vào sức đột phá của xe tăng bị chặn tại Hòa An. Cánh quân đông bắc cũng bị đánh quyết liệt ở Thạch An và Quy Thuận, bị chặn đứng trên đường số 4. Mũi đánh vào Trà Lĩnh, Phục Hòa gồm 2 sư đoàn nhằm chiếm đèo Mã Phục, Khâu Chia cũng bị lực lượng vũ trang địa phương phản kích làm tan đội hình, bỏ chạy về bên kia biên giới.

3 ngày đầu, quân Trung Quốc tại Cao Bằng đã bị thiệt hại 4 tiểu đoàn, bị phá hủy hàng chục xe tăng, xe bọc thép và buộc phải đưa lực lượng dự bị vào vòng chiến. Trên trận địa phòng ngự tại đồi Khâu Chia, các lực lượng của Việt Nam đã chặn đứng một sư đoàn Trung Quốc trong 12 ngày, diệt hơn 4.000 lính. Ngày 12/3, quân Trung Quốc tháo chạy.

Trên tuyến Hoàng Liên Sơn, từ mờ sáng 17/2, các sư đoàn tuyến 1 của hai quân đoàn Trung Quốc ồ ạt tấn công toàn biên giới Hoàng Liên Sơn từ phía tây bắc đến đông bắc thị xã Lào Cai. Cùng với việc đánh nhiều mũi vào các huyện Bát Xát, Mường Khương, bắn pháo dữ dội vào thị xã, quân Trung Quốc đồng thời bắc cầu qua sông Nậm Thi, cho xe tăng và bộ binh tiến vào thị xã Lao Cai và khu vực Bản Phiệt. Dân quân, tự vệ thị xã cùng các lực lượng vũ trang ở đây đánh trả quyết liệt. Sau 7 ngày, hai quân đoàn Trung Quốc không qua nổi trận địa đánh chặn, phục kích của quân và dân Hoàng Liên Sơn.

Trên các hướng Lai Châu, Hà Tuyên, Quảng Ninh, cùng một lúc quân Trung Quốc chia các hướng đánh vào nhiều điểm. Hai sư đoàn Trung Quốc tiến công theo đường 10 vào Nậm Cúm, Phong Thổ (Lai Châu) và đụng độ với lực lượng vũ trang địa phương. Qua hơn 20 ngày, quân Trung Quốc vẫn bị chặn ở Phong Thổ.

Ở Hà Tuyên, một sư đoàn Trung Quốc tấn công vào các đồn chốt biên phòng đã vấp phải sự kháng cự quyết liệt của công an vũ trang, dân quân, bộ đội các huyện Đồng Văn, Thanh Thủy, Mèo Vạc và đồng bào các dân tộc. Hơn 1.000 lính Trung Quốc thiệt mạng.

Tại Quảng Ninh, Trung Quốc dùng hai sư đoàn bộ binh tiến công vào Pò Hèn, Móng Cái, Cao Ba Lanh, huyện Bình Liêu. Trong hai ngày 19 và 20/2, hai trung đoàn Trung Quốc đã bị đánh lui, tháo chạy sát về biên giới.

Trung Quốc rút quân

Ngày 5/3/1979, Chủ tịch nước Việt Nam Tôn Đức Thắng ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố "hoàn thành mục tiêu chiến tranh" và bắt đầu rút quân. Các nhà quan sát lúc đó cho rằng rút lui là hành động rất khó, có thể gây cho Trung Quốc nhiều tổn thất nếu bị quân tinh nhuệ Việt Nam phản công.

Ngày 7/3, Việt Nam tuyên bố cho phép Trung Quốc rút quân, thể hiện thiện chí hòa bình. 18/3, Trung Quốc hoàn thành việc rút quân.

Trải qua 30 ngày chiến đấu, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, đánh trả quyết liệt.

Việt Nam công bố, tiêu diệt 62.500 lính Trung Quốc (hơn 1/10 tổng số được huy động), đánh tan hoặc gây thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 18 tiểu đoàn, bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự trong đó có 220 xe tăng, xe bọc thép (hơn một nửa số tham chiến), phá hủy 115 đại bác và súng cối hạng nặng…

Tuy nhiên, cuộc xâm chiếm của Trung Quốc đã gây ra những thiệt hại nặng cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp, hàng chục nghìn ha hoa màu bị tàn phá. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân các tỉnh biên giới phía Bắc bị mất nhà cửa, tài sản.

Kết thúc môt tháng giao tranh, giới phân tích nhận định, thay vì dạy cho Việt Nam một bài học, Trung Quốc đã học được bài học của chính mình.

Sau thời điểm 18/3/1979 đến tận 1988, Trung Quốc đã không rút hết quân như tuyên bố. Suốt gần 10 năm đó, chiến sự vẫn tiếp diễn, cao điểm nhất là năm 1984-1985. Nhiều đơn vị quân đội của Trung Quốc đã được luân chuyển tới biên giới, biến Việt Nam thành thao trường.

Việt Nam vì thế buộc phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự lớn dọc biên giới. Tình trạng chiến tranh khiến kinh tế Việt Nam thiệt hại nặng nề.

Năm 1992, Việt Nam, Trung Quốc bình thường hóa quan hệ.

Hoàng Thùy - Nguyễn Hưng
Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #372 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2014, 08:57:53 pm »

Vậy ra bác Lễ là lính K5, có thời gian bác Tắc là Tiểu đoàn trưởng ở đó. Hôm kỷ niệm ngày thành lập F gặp lại, bác ấy hiện là thiếu tướng trên Cục tác chiến.
Ra Bắc Thái, K5 ở xã Trung Lương và xây kỷ niệm cho trường cấp 2 Trung Lương…cái cổng trường. Hồi ấy nom thế là hoành tráng lắm rồi …Bác thử hỏi xem, chuyến đi vừa rồi bác Lễ còn thấy cái cổng trường năm xưa không?
”- Tuanb5

Ông bạn Lễ khi ấy ở C7, K5, vẫn nhớ anh Tắc là D trưởng. Có dịp gặp sếp, anh hỏi ông coi có nhớ bạn  Lễ không – em nghĩ chắc là sếp… nhớ.. .
 Lễ có đi qua ngôi trường đó, vì đi viếng mộ bà mẹ đỡ đầu nằm phía sau trường, nhưng bây giờ người ta làm mới lại hết rồi. Ngôi trường này, có mấy cô giáo sinh, năm 1981 khi đi hồ Núi Cốc, đơn vị ở nhà mấy cô. Cuối  năm 1982, có cô về đây thực tập.

Mà vẫn còn Bắc Sơn ký sự nữa phải không bác..”- Thanhh63
Mới chia tay Định Hóa mà bác. Bắc Sơn là nơi đóng quân của các bác cựu binh Hậu Giang năm 79- với nhiều kỷ niệm của bác ấy, phải chi là ghi nhận của bác Hậu Giang mới cảm nhận được hết tình cảm của chuyến chở về….

Lần giao lưu vừa rồi với các bác Ấp Bắc 2, có các bác cựu binh Cửu Long cùng tham gia giao lưu, vậy mà lâu quá rùi không thấy các bác đâu!  Nhân dịp nhắc tới vụ kho,gạo…., kiếm được một tấm hình của các bác Cửu Long, đưa lên, coi các bác có phản ứng gì không. Người đứng giữa, mặc áo trắng là ông bạn làm thủ kho K5, đơn vị ông bạn Lễ.



Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #373 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 12:09:36 am »


... Nhưng những gì Lễ tả trên MVH làm mình nôn nao quá, nhớ quá những ngày tháng ở Việt Bắc còn đọng lại trong tâm trí mình, lại có sự đóng góp thêm của bác tuanb5 với sự thêm nếm gia vị của bác ag1 nữa càng làm cho bữa tiệc của chú Lễ càng hoành tráng, càng làm nao lòng chiến sĩ.
Bác tuanb5 theo tôi đoán có phải bác ở B5 - C6 - K5 không vậy? Thời gian đó có lẽ anh em mình ở cùng E24 với nhau, có thể biết nhau nhưng ở diễn đàn này mình chưa thấy mặt nên có lẽ chưa nhận ra nhau thôi. Mong có dịp được gặp bác một lần cho biết nha  Grin

Chào bác Cutichiuchoi! Grin

Tôi không ở K5 bác ơi, mà ở K4. Tiểu đoàn được 2 lần tuyên dương Anh hùng đó bác. He he.
Vốn tính không... chiuchoi Grin Nhưng lại thích...rong chơi. Vả lại, có thời gian các Thủ trưởng từ cấp A trở lên có tí chiếu cố, nên tôi có thể đi "giao lưu" với các đơn vị bạn trong E24. Đương nhiên, nhiều hơn cả là bà con ở các xã xung quanh đơn vị rùi. Cho nên xã Trung Lương tôi chả lạ. Grin

Bác thì tôi chưa dám chắc mình đã gặp hay chưa, nhưng bác ag1 thì tôi ngờ là gặp nhau...chan chát Grin bởi cùng chung "mật khu" mà. Nhà chị Độ ở Trung Hội này, nhà cô Đ ở Phượng Tiến này...Ôi Trời! Grin

Quả đất xoay tròn, tôi cũng hy vọng có ngày được gặp mặt các bác cựu Nam bộ, đã từng cùng đóng quân trên mảnh đất Bắc Thái năm xưa...
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #374 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 09:11:18 am »

A thì ra là bác Tuanb5 ở K4.
Lúc mới về E24 tôi cũng ở C3, K4 bác ạ hồi ấy tôi còn nhớ anh Phú khèo nhà ở gần ga Hàng Cỏ, Hà Nội là C phó (gọi là Phú Khèo do anh bị thương ở chân  nên đi tập tễnh thôi chứ không phải anh bị khèo chân  Grin), anh An người Phú Thọ là B trưởng, anh Thuyết cũng Phú Thọ B phó. Sau khi anh An phục viên thì anh Hồ Viết Văn (Anh hùng lực lượng vũ trang năm 1978) về làm B trưởng, sau lên làm C phó C3-K4, bác có biết các anh em này không?
Tôi đoán chắc bác ở B1 - C2 - K4 quá.
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #375 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 11:03:46 am »

Hôm qua quá bực mình, buổi sáng nghe PTV VTV1 điểm chương trình sẽ phát trong ngày: 20:05 phim TL: Sáng mãi bản hùng ca giữ nước ... kỷ niệm 35 năm chiến tranh BGPB, tối hăm hở chờ, 20:05 cũng là phim TL nhưng là phim này " ... " dù tựa vẫn là Sáng mãi bản hùng ca giữ nước

Nói có sách mách có chứng tại đây http://vtv.vn/video-clip/131/PTL-Sang-mai-ban-hung-ca-giu-nuoc/video30785.vtv  Angry Angry Angry Angry Angry
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #376 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2014, 01:54:10 pm »

Hôm qua quá bực mình, buổi sáng nghe PTV VTV1 điểm chương trình sẽ phát trong ngày: 20:05 phim TL: Sáng mãi bản hùng ca giữ nước ... kỷ niệm 35 năm chiến tranh BGPB, tối hăm hở chờ, 20:05 cũng là phim TL nhưng là phim này " ... " dù tựa vẫn là Sáng mãi bản hùng ca giữ nước

Nói có sách mách có chứng tại đây http://vtv.vn/video-clip/131/PTL-Sang-mai-ban-hung-ca-giu-nuoc/video30785.vtv  Angry Angry Angry Angry Angry

Cái nhà bác Trần Bình Minh sao lại "đùa" chuyện này được nhỉ? Dẫu có lý do gì cũng nên xin lỗi 1 câu cho phải. Chí ít cũng nên bỏ cái tựa đi. Bản hùng ca giữ nước là cụm từ thiêng liêng, không thể dùng tùy tiện, bởi trong đó có biết bao xương máu đồng bào, đồng chí mình...

Thôi, mời các bác đọc 1 bài thơ hay của tác giả Dương Soái. Để cùng nhau nhớ về những ngày cả nước đồng lòng đánh giặc, giữ vững bờ cõi của cha ông để lại.

GỦI EM Ở CUỐI SÔNG HỒNG

Anh ở Lào Cai
Nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt
Tháng Hai, mùa này con nước
Lắng phù sa in bóng đôi bờ

Biết em năm ngóng, tháng chờ
Cứ chiều chiều ra sông gánh nước
Nên ngày ngày cùng bạn bè lên chốt
Anh lại xuống sông Hồng cho thoả nỗi em mong

Đài báo gió mùa, em thương ở đầu sông
Đỉnh đồi cao chiến hào anh gặp rét
Biết màu màng đồng quê chưa cấy hết
Tay em ngập dưới bùn, lúa có thẳng hàng không?

Giá chúng mình còn cái thuở dung dăng...
Anh thả lá thuyền xuôi về dưới ấy
Em ra sông chắc em sẽ thấy
Chỉ nỗi nhớ chúng mình đủ ấm mọi mùa Đông.

Nhưng thơ ngây đâu còn ở chúng mình
Khi Tổ quốc trao anh lên tuyến đầu chặn giặc
Khi biên cương trong anh đã trở thành máu thịt
Đạn lên nòng anh giữ trọn nguồn sông

Nỗi nhớ cho em chưa viết được đôi dòng
Đạn quân thù bỗng cuồng điên vào thị xã
Xe tăng thù nghiến mặt sông êm ả
Nhịp cầu thù chặt đứt chờ mong

Bão lửa này mang sức mạnh hờn căm
Phá cầu thù, xé vụn xe tăng giặc
Giữa dòng sông nghìn xác thù ngã gục
Máu giặc loang ố cả một vùng

Thì hỡi em yêu ở cuối sông Hồng
Nếu gặp dòng sông ngàu lên sắc đỏ
Là niềm thương anh gửi về em đó
Qua màu nước sông Hồng, em hiểu chiến công anh.


Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #377 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2014, 07:17:43 pm »

Về Định Hóa, chỉ còn lại  thưa thớt những căn nhà sàn, lên Bắc Sơn- Lạng Sơn nhà sàn còn rất nhiều, nhằm ngay mùa đông, ông bạn Lễ có lại cảm giác ngồi sưởi bên bếp lửa, được ở nhà sàn và đã từng nghe tới món cơm Lam, nay mới được thưởng thức..
Củi rừng khói toả, giấc mơ bay
Hương vị nồng say tự thưở nào.”


                                               “ VIỆT BẮC DU KÝ

......Tới Thái Nguyên, xe ngoặt lên phương Bắc về nơi anh Tâm đóng quân, sư 31 tại Bắc Sơn, Lạng Sơn. Qua Võ Nhai, Bắc Sơn kia rồi, cháu Liêm, con của anh Phù, khi xưa anh Tâm ở đây, cháu mới sinh mà nay đã là ông bố với hai mặt con đủ cả nếp tẻ, đón chúng tôi tận đầu đường.

So với mười năm trước thì đường vào bản đã có thể đi bằng ô tô.



Tuấn, tay lái lụa, đã đưa chiếc xe bán tải uốn lượn trên con đường ngoằn ngoèo men theo triền đồi, chúng tôi qua những cánh đồng vừa gặt xong với các gốc rạ được cột chụm đầu vào nhau trông xa như cái nôm rất vui mắt.


Bữa cơm chiều quanh bếp lửa nhà sàn với cái lạnh se sắt bên ngoài. Gia đình cháu Liêm đã đãi các chú con gà bản béo ngậy, cải Mèo và cơm lam (gạo nếp trộn với đậu phộng, cho vào ống tre gai non, nút bằng rơm, đem luộc trong 3 giờ đồng hồ) hoành tráng.

  Chuẩn bị nấu cơm Lam, nấu cơm ..





Hoành thành việc nấu cơm


Cũng như ở Định Hóa, lối xóm biết các chú trở về thăm lại nơi đóng quân xưa, các anh, các em đến mừng như đón người thân lâu ngày về thăm nhà. Gặp nhau, tay bắt mặt mừng thật là cảm động.



Nâng chén mời trăng với ta cùng uống,
          Rượu long lanh vào đáy chén. Trăng đi”

                                      Lễ. AG1……..”





Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #378 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 08:42:39 am »

Sáng nay lượn một vòng các báo lớn, chính thống, để xem thử có "ai" quên ngày 17.2.1979? tìm mãi may co bài này của báo Thanh Niên, cám ơn báo Thanh Niên đã dũng cảm nhắc nhở trang lịch sử này!

Mời các bác cùng nhớ lại ngày 17.2. 1979, cùng tưởng nhớ đến đồng bào, chiến sỹ đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ BGPB những ngày tháng đó ...

   
Mười bảy tháng hai

Tháng 8.1978, nửa năm trước khi diễn ra cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía bắc năm 1979, Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng) đã được đón Tổng bí thư Lê Duẩn xuống thăm và làm việc. Bài nói chuyện của Tổng bí thư giàu cảm xúc, với nhiều nội dung đã làm sáng tỏ một điều: Cuộc “gặp gỡ” của súng đạn trên biên giới phía bắc sẽ là điều không thể tránh khỏi.

 

Bộ đội hành quân chi viện cho tiền phương - Ảnh: Trần Mạnh Thường

Trên thực tế, những hoạt động xâm nhập, bắt cóc, nổ súng… từ phía “bên kia” đã ngày càng dày thêm. Và cũng trên thực tế, “bên này” đã có sự chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Nhưng rồi, Mười bảy tháng hai vẫn nổ ra như một bất ngờ.



Hoàng Thị Thu Hiền (sinh năm 1976) được chiến sĩ Sư đoàn 346 cứu khỏi vùng chiến sự Hòa An, Cao Bằng, vào ngày 23.2.1979 - Ảnh: Trần Mạnh Thường

Khó ngờ rằng Trung Quốc lại mở cuộc tiến công quy mô, tàn khốc trên diện rộng hàng trăm ki lô mét toàn tuyến biên giới như vậy, với lực lượng hùng hậu 60 vạn quân thay cho dự báo có thể là các cuộc xung đột cấp chiến thuật trong một không gian hạn chế. Lý thuyết chưa được kiểm chứng cho đến lúc ấy là: không thể có chiến tranh xâm lược từ phía người anh em cùng giai cấp, cùng lý tưởng! Huống hồ đây lại là giữa hai quốc gia là phên dậu của nhau, từng sát cánh trong cuộc chiến tranh trường kỳ và khốc liệt vì độc lập, tự do của dân tộc Việt. Tất cả đã đổ vỡ một sớm một chiều.


Nguyên nhân thật của việc gây ra cuộc chiến Mười bảy tháng hai chưa từng được công khai. Hãy để cho lịch sử phán xét, dù phải thêm năm, mười hay vài mươi năm nữa. Điều này đâu quan trọng, thực tế ai cũng rõ cả rồi. Vì sự tôn trọng Trung Quốc, và vì quan hệ lâu dài giữa hai nước, người viết bài này từng không chỉ một lần kiến nghị về việc nên chăng có các cuộc luận đàm chính thức và thiện chí về vấn đề này nhằm tạo nên đồng thuận chính trị, coi sự kiện Mười bảy tháng hai như một tai biến lịch sử chấp nhận được cho cả đôi bên như để khép dần quá khứ.

     
Trong các quyển sách Chính nghĩa đích hoàn kích (Cuộc đánh trả chính nghĩa) của NXB Chiến Sĩ, Tuyển tập hình ảnh tác chiến đánh trả tự vệ trước Việt Nam do Ban Chính trị hậu cần quân khu Côn Minh ấn hành năm 1984, Hùng sư chấn nam cương của NXB Mỹ thuật Hà Bắc (in lần thứ nhất vào tháng 7.1989)... là những bài viết, hình ảnh xuyên tạc sự thật lịch sử về cuộc chiến Mười bảy tháng hai; vu khống, xúc phạm Việt Nam. Còn theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, trong những dịp cao điểm, nhiều cơ quan truyền thông Trung Quốc đã tung ra hàng trăm tin, bài với những nội dung xảo ngôn, kích động tương tự. Trần Ka

Nhưng hình như có những người, có những luận điểm truyền thông ở nước bạn không muốn thế. Năm 2009, 30 năm sau Mười bảy tháng hai, đầy ắp trên các trang mạng - và cả báo viết - của Trung Quốc là những bài phấn khích cực đoan về cuộc “phản kích tự vệ”. Người ta đánh thức cuộc chiến ấy với đầu rơi máu chảy được mô tả, hả hê chuyện tống bom, tống bộc phá giật sập một chiếc hang giết chết hàng trăm người dân Việt Nam vô tội vào đấy lánh nạn. Rồi sau đó, trên các phương tiện truyền thông, lúc ngấm ngầm khi bột phát, người ta nhắc về Mười bảy tháng hai bằng giọng điệu kích động, gây hấn và thậm chí có tờ báo còn “thiết kế” ra cả kịch bản chiến tranh trên bộ và trên biển Đông trong tương lai gần. Ngay cả mối quan hệ một thời “môi hở răng lạnh” (chữ của phía Trung Quốc) với nước láng giềng Việt Nam cũng bị các luận điệu ấy kích bác một cách giễu cợt, ác ý…

May thay, những điều đó, dù có thể được “bật đèn xanh" lúc này hay lúc khác, cũng không phải là đại diện của dư luận và lương tri Trung Quốc.

Một nhà ngoại giao kể rằng ông ở Bắc Kinh thời kỳ Mười bảy tháng hai. Có lần đi sửa kính, người thợ già khi biết ông là người Việt liền bảo: “Tôi không hiểu những gì đang xảy ra ở biên giới, nhưng đem con em Trung Quốc đi đánh Việt Nam là không thể được…”, rồi dứt khoát không lấy tiền công. Còn câu chuyện dưới đây được kể từ Quý Châu, tỉnh vùng cao Trung Quốc. Một đoàn khảo sát thủy điện đến đấy, ghé vào quán ăn hẻo lánh. Khi biết trong đoàn có một số chuyên gia Việt Nam, chủ quán liền bốc điện thoại gọi đi đâu đó. Rồi giải thích: Ở vùng này hầu như không thấy người Việt, ông trưởng thôn của chúng tôi vẫn mong có dịp gặp họ. Trưởng thôn đến ngay tắp lự (dù ông đi lại không dễ dàng), trong quân phục Giải phóng quân chỉ có chiếc mũ với quân hiệu là mới (chắc lâu không có dịp đặt lên đầu), tay trái chống nạng, tay phải cầm một chai rượu, hỏi: “Xin lỗi, ở đây có ai từng là quân nhân không?”. Bạn tôi, người kể lại câu chuyện này đứng lên. Anh chưa kịp cất lời thì trưởng thôn đã lập tức quăng nạng qua một bên, dằn chai rượu lên bàn, hai chân - một giả, một thật - dập mạnh vào nhau, tay phải hắt một đường thẳng lên vành mũ: “Tôi đã từng tham gia chiến tranh “phản kích tự vệ”, xin nhận ở đây lời xin lỗi của tôi”. Ông kể mình mất một chân vì vấp phải mìn, và thôn nhỏ này cũng có sáu, bảy quân nhân tử trận trong cuộc “phản kích tự vệ” ấy. Ở Quảng Tây, tôi có một nhóm bạn là những chiến sĩ công binh Trung Quốc từng sang giúp chúng ta trong kháng chiến. Từ lần đầu tiếp xúc, họ vẫn gọi là “bạn chiến đấu”, đón tiếp chân tình. Ám chỉ đến cuộc chiến Mười bảy tháng hai, có người trong số họ bảo: “Cái gì xấu vứt ở ngoài kia, không cho ngồi vào đây”.

Những quan điểm tương tự cũng có ở các học giả, chuyên gia và ngay cả giới lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Có vị từng đánh giá cuộc chiến tranh Mười bảy tháng hai là một sai lầm. Có vị gần đây còn nhìn nhận “công lao xây dựng quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các nước láng giềng mấy chục năm qua của chúng ta chừng đã đổ hết xuống sông xuống biển”.


Quy chiếu từ tuyên bố “Dạy cho Việt Nam một bài học”, có thể khẳng định rằng: Nhìn từ 35 năm sau, cuộc chiến Mười bảy tháng hai thật sự là một sai lầm nghiêm trọng của những người gây ra nó. Còn lý do để có nó - cái gọi là cuộc “phản kích tự vệ” - chắc chắn là một ngụy lý. Người ta lu loa rằng, phải “phản kích tự vệ” vì đã có hàng ngàn cuộc nổ súng, xâm lấn từ phía Việt Nam, điều không hề có thật. Khi ấy, vừa giành được độc lập tự do, đang nỗ lực xây dựng đất nước trước muôn vàn khó khăn thì làm sao mà Việt Nam có thể dư lực mà khiêu khích, gây chiến với một nước mạnh là Trung Quốc. Hơn nữa, đấy là quốc gia từng ủng hộ Việt Nam trong hai cuộc chiến chống ngoại xâm thế kỷ 20. Nếu vin vào việc “vì yếu tố Campuchia” thì lịch sử đã cho thấy rõ rồi. Sau khi hỗ trợ lực lượng giải phóng Campuchia xóa tan nạn diệt chủng (cũng chính là mối nguy ở biên giới Tây Nam), Việt Nam đã tôn trọng quyền quản lý đất nước của người Campuchia để đất nước này nay cũng là “người bạn đáng tin cậy của nhân dân Trung Quốc”, như người ta hoan hỉ. Có thể không bắt bẻ những chuyện này làm gì, nhưng đáng quan tâm là: đến nay, bên kia biên giới, đây đó vẫn tồn tại luận điệu “gắp lửa bỏ tay người”, dựng nên những câu chuyện sai sự thật để vừa kích động, vừa gây áp lực.


Xe tăng Trung Quốc bị Tiểu đoàn 50 (Trung đoàn 567 - Bộ Chỉ huy quân sự Cao Bằng) tiêu diệt tại Nà Tòng, thị xã Cao Bằng - Ảnh: Trần Mạnh Thường

Chính sách gây áp lực tuyệt đối không thể giúp được gì vào việc xây dựng một quan hệ tốt đẹp theo mong muốn của cả hai bên. Người Á Đông vốn chủ trương thuyết “tiểu nhân - quân tử”; thái độ quân tử ở góc nhìn của thời đại nên là một trong các tiêu chí để xử sự, truyền thông về sự thật lịch sử và cả với những bất đồng.

Kiên quyết bảo vệ lợi ích của đất nước, của dân tộc, các thế hệ Việt Nam có lúc thể hiện sự thận trọng nhún nhường vì đại cục; nhưng điều ấy không đồng nghĩa với việc để người nghĩ mình ươn sợ. Có câu: “Đành để người ghét, chớ để người khinh”. Huống hồ chúng ta có chính nghĩa ngàn năm lịch sử sau lưng và trăm triệu Lạc Hồng trước mặt chứ, đồng bào.

link: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140217/muoi-bay-thang-hai.aspx    
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Hai, 2014, 08:49:54 am gửi bởi thanhh63 » Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #379 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2014, 07:46:14 pm »

“Sáng nay lượn một vòng các báo lớn, chính thống, để xem thử có "ai" quên ngày 17.2.1979? tìm mãi may co bài này của báo Thanh Niên…” Thanhh63
Báo  Tuổi trẻ hôm qua có viết mà bác! Phải khen ngày hôm qua dũng cảm nữa chứ bác! còn hôm nay!!!
Tiếp chuyến du hành của Lễ cho lành!
                      "Bếp lửa quay vuông, ánh mộng dài
                        Men rừng lên thắm má hồng ai?"

                                       “ VIỆT BẮC DU KÝ
……Bên bếp lửa, với ba cái mền của Liêm nhường cho các chú, thêm bữa cơm chiều thắm đượm nghĩa tình quân dân đã đưa tôi vào giấc mộng bình yên như thuở nào còn khoác áo lính, mỗi khi được trọ ở nhà dân.




Sáng hôm sau, cả gia đình Liêm, bà ngoại, mẹ, và các em, cháu đã tiễn chúng tôi ra xe, nghĩa tình của đồng bào đối với chúng tôi như chén nước đầy. Xe lăn bánh, hàn thử biểu chỉ 2 độ C.



Đứng trên quốc lộ 1 B, nhìn lên phương Bắc, trong sắc trời bàng bạc của một sáng cuối đông, tôi tự nghĩ: Vùng đất biên cương này đã chứng kiến bao cuộc hành binh, bao trận huyết chiến với các thế lực xâm lược để bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc, bao lớp người đã hy sinh.
Trong một ngàn năm Bắc thuộc, các triều đại phong kiến phương Bắc vẫn không từ bỏ dã tâm, muốn đồng hóa người Việt, xóa nền văn hóa của Việt tộc. Tiêu biểu cho ý chí quật cường của nhân dân ta, Nguyễn Trãi, danh thần nhà hậu Lê đã viết án hùng văn “Bình Ngô đại cáo” để bố cáo với cả nước về chiến thắng của cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh. Đây chính là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc.
“….Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương…”
Hơn ba trăm năm sau, năm 1789, khi 20 vạn quân Thanh xâm lược nước ta, người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ trước khi tấn công trận Ngọc Hồi,  đã truyền hịch:
"Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ"

Suy cho cùng, tất cả các cuộc chiến đều là để tranh giành ảnh hưởng về văn hóa với nhau mà thôi……
                                                   Lễ. AG1”

Tiếc quá! Phải chi Người anh hùng Tây Sơn Nguyễn Huệ, không  sớm ra đi thì cương vực, lãnh thổ của nước ta chắc… không phải như bây giờ!
Kẻ đi xâm lược với nhiều mục đích như về: kinh tế, vị trí địa lý, uy thế chính trị...., và thâm độc nhất, nguy hiểm nhất  là đồng hóa dân tộc đó bằng xóa bỏ, thay đổi phong tục, tập quán... . Dân tộc bị xâm lược ngoài việc bảo vệ chủ quyền đất nước, quan trọng nhất bảo vệ bản sắc văn hóa của dân tộc mình.
Đất nước ta, như cô gái đang tuổi thanh tân, xinh đẹp quyến rũ, làm cho bao chàng trai hào hoa, phong nhã say mê, đắm đuối-  nhưng những kẻ lưu manh, côn đồ ... cũng thèm muốn .......
        Để tồn tại, để bảo vệ mình, ngoài việc không chịu cúi đầu khuất phục, người dân Việt Nam như người ta nói: “chính là bản năng sinh tồn của một dân tộc nhỏ bé, phải luôn luôn chống cự bọn xâm lược từ phương bắc xuống để giữ nền tự chủ, và phát triển về phương nam để tìm kiếm sự sinh tồn”.
Và dù có ăn xì dầu, nước tương…., nhưng không bao giờ thiếu nước mắm, quên nước mắm vì đó là hồn Việt là bản sắc Việt.




Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM