Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:44:54 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cựu binh Nam bộ cùng đồng đội QĐ 3 giai đoạn 79 - 85 trên đất Bắc ( phần 4 )  (Đọc 261672 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #360 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2014, 08:31:04 pm »

Con  đường từ Thái Nguyên lên Định Hóa mà hơn 30 năm trước, chúng tôi đã nhiều lần lội bộ… đường vòng vèo qua các sườn núi, ít quán xá và nhà dân…. và càng hiếm gặp xe Ô tô...
“Lưng đèo quán gió mờ hun hút
Thôn bản nằm trơ dưới nắng chiều.”

                                          VIỆT BẮC DU KÝ
……… Thái Nguyên, ngã ba Bờ Đậu, Phấn Mễ với mỏ than đá lộ thiên, phố Đu, Phú Lương, ngã ba 31 … những địa danh đã in đậm vào tâm trí tôi một thời trai trẻ. Khi xưa, hành quân qua vùng đất này, chỉ thấy toàn nhà tranh vách đất, thỉnh thoảng mới thấy một căn nhà gạch, mà nay phố xá đông vui, hầu hết nhà giáp mặt đường đều có dịch vụ làm ăn, buôn bán.
   Dù đây là lần thứ ba trở về căn cứ cũ, nhưng trong tôi vẫn y một cảm giác mỗi khi đi trên cung đường này. Ký ức một thời chiến chinh ùa về rung trong tiềm thức: Ngày 09/01/1979, chưa kịp vui mừng vì đã bớt nạn binh đao từ biên giới Tây Nam, thì ngày 17/02/1979 hơn 50 vạn quân Trung Quốc ngang nhiên tấn công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc. Cả nước sôi sục không khí chiến tranh vệ quốc, Bác Tôn ra lệnh Tổng động viên, kẻ thù đã buộc dân tộc ta phải cầm súng: “tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới, giục toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới”. Chúng tôi, những người con của Đồng Bằng sông Cửu Long, hưởng ứng lời kêu gọi của non sông, xếp bút nghiên tình nguyện tham gia vào đoàn quân ra trận.
   Xe đến Quán Vuông, huyện Định Hóa, tại đây có ngã ba, rẽ trái sẽ vào ATK, thủ đô kháng chiến một thời, nếu rẽ phải thì lên Chợ Chu, Chợ Đồn. Gia đình mẹ đỡ đầu của tôi: Anh chị Cường, chị Phương ra đón. Mấy lần trước, vì thời gian quá hạn hẹp nên không có điều kiện thăm ATK, thủ đô gió ngàn, với quá nhiều di tích lịch sử.
   Hôm sau, Anh Cường và tôi thăm làng Quặng, tại xã Định Biên, huyện Định Hóa, nơi mà ngày xưa vào năm 1945, thực hiện quyết định của Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, đã tổ chức lễ thống nhất Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân và Đội Cứu quốc quân để họp thành Việt Nam giải phóng quân, bộ Tư lệnh đầu tiên gồm có các Đ/C: Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh và Chu Văn Tấn. Xung quanh đây là cánh đồng rộng và màu mỡ nhất của huyện.
   Sẵn đường, chúng tôi thăm nơi làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bản doanh của Đại tướng, Bí thư Tổng Quân ủy, Bộ trưởng bộ Quốc phòng, đặt tại thôn Bảo Biên, xã Bảo Linh, trong thời gian Đại tướng ở ATK từ năm 1949 đến 1954, vậy là các quyết định, sách lược: mở chiến dịch Biên giới, chiến dịch Hòa Bình,  tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cũng xuất phát từ đây. Sở chỉ huy tọa lạc trên quả đồi thấp, phía xa sau lưng là núi Hồng, cao khoảng 500 m, vượt qua núi Hồng là đã vào đất Tuyên Quang.
   “Vui từ Đồng Tháp, An Khê
     Vui lên Việt Bắc đèo De, núi Hồng.”
Đèo De, núi Hồng - địa danh nổi tiếng, thuộc xã Phú Đình, huyện Định Hóa. Nơi đây là điểm giáp ranh giữa 2 xã Phú Đình và Tân Trào, huyện Sơn Dương, là nơi "Chùa rách bụt vàng" như lời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bởi dưới chân đèo De là Tỉn Keo - nơi đặt trụ sở Phủ Chủ tịch trong thời kỳ Kháng chiến chống Pháp. Cũng theo anh Cường, địa danh Tỉn keo theo tiếng dân tộc Tày nghĩa là chân đèo.
Lặng nhìn sở chỉ huy của Đại tướng, căn nhà ba gian, lộp lá cọ, che bằng phên nứa, bình dị như bao căn nhà ở nông thôn Bắc bộ khác, mới thấy: cái lớn lao, cái sức mạnh vô địch của nhân dân ta, quân đội ta không nằm ở những khí cụ, những cơ sở phục vụ chiến tranh tối tân mà nằm ở lòng dân, ở ý chí của con người. Như có lần Bác Hồ đã nói: "ví như Trung Hoa, một lục địa rộng lớn, có điều kiện thuận lợi để xây dựng các chiến khu kháng chiến, còn ở ta, đất hẹp, người thưa, chiến khu phải được xây dựng trong lòng dân."

Nhìn nơi góc nhà còn thấy những vòng hoa thương tiếc của nhân dân và chính quyền địa phương đến viếng lúc Đại tướng cỡi hạc về trời.
.....Lễ AG1.



Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #361 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2014, 10:23:57 pm »

Con  đường từ Thái Nguyên lên Định Hóa mà hơn 30 năm trước, chúng tôi đã nhiều lần lội bộ… đường vòng vèo qua các sườn núi, ít quán xá và nhà dân…. và càng hiếm gặp xe Ô tô...
“Lưng đèo quán gió mờ hun hút
Thôn bản nằm trơ dưới nắng chiều.”
                                        

Con đường hồi ấy nhiều cua tay áo, lắm đèo, dốc. Nó đặc biệt xấu kể từ ngã ba 31 cho tới lối rẽ vào Trung đoàn (Phượng Tiến).
Đường hẹp. Nhiều đoạn, hai bên đường cây đan vào nhau, cành lá quất vào thành xe ràn rạt. Đồi nối đồi xanh ngằn ngặt...Hoa chuối đỏ tươi lấp ló... Thấp thoáng mái nghèo...

Lên Chợ Chu phải đi qua cầu Tà Ma. Cầu có khung sắt, lát ván gỗ qua con suối khá lớn. Những con suối nhỏ, người ta làm cầu hoàn toàn bằng gỗ, xe Ô tô qua phải rón rén chút một. Ví như cầu 11, cầu Đỏ, cầu Đồng Mịt...vv

Năm 1980 tôi chứng kiến đoàn xe chở hàng Quân sự lên sân bay Chợ Đồn, đi qua đường này vào ban đêm. Xe cỡ lớn, trông lạ mắt và do lính lái xe Liên Xô điều khiển. Có thể họ đã khảo sát từ trước, khi tới gần chân cầu, họ lao ngay...xuống suối rồi vọt sang bờ bên kia. Khỏi cần cầu của ta. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #362 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2014, 09:19:06 pm »

"Đính chính tí tẹo, đây là khách sạn Kim Liên. Nó nằm trên đất làng Kim Liên (cũ)."-Tuanb5

Chắc tại  bạn Lễ 'xỉn" quá nên nhìn bảng hiệu Kim Liên hóa ra Kim Biên đó anh.
Hồi ấy, mỗi lần đơn vị cử lên kho gạo ở Phúc Chu cũng thường về đường câu Tà Ma, đường vắng dễ lấy bớt gạo ra, lớp nấu cơm, lớp đổi đồ ăn... hồi đó còn nhát lắm, nhưng mấy anh lính cựu chỉ cách, nhờ đó cũng được mấy bữa no.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #363 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2014, 10:20:15 pm »

...
Hồi ấy, mỗi lần đơn vị cử lên kho gạo ở Phúc Chu cũng thường về đường câu Tà Ma, đường vắng dễ lấy bớt gạo ra, lớp nấu cơm, lớp đổi đồ ăn... hồi đó còn nhát lắm, nhưng mấy anh lính cựu chỉ cách, nhờ đó cũng được mấy bữa no.

Chính xác, đoạn này 2 bên đường tuyền cánh đồng. Qua cầu Tà Ma lác đác có nhà dân, "đóng quân" nơi đây là lý tưởng rùi. Grin

Thời ấy lính mình đói thật đấy, chỉ thèm 1 bữa ăn no...À, vậy các bác đến cuối tháng có bị Quản lý trừ phụ cấp vì trót... ăn cơm trước không? Smiley
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #364 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 02:58:24 pm »

Hồi ấy, mỗi lần đi lãnh gạo thường ra nhà dân mượn xe kéo, một người kéo 2, 3 người đẩy một xe, đường đi không xa, cả đi và về chắc không quá 2 tiếng đồng hồ. Nhưng hồi ấy, đợi để lãnh được gạo là cả khoảng thời gian dài nhằng, có khi từ sáng đến chiều tối mới về tới đơn vị. Khi giao gạo cho thủ kho, chắc mấy anh có cách gì đó nên không bị trừ gì cả.
Trong một dịp gặp mặt gần đây, có anh em E 24 và E 4 pháo binh). Nhắc lại chuyện ăn uống hồi ấy.  Ở K 6,  E24 có anh Thọ làm B trưởng anh nuôi, khi có thịt thì  qua đó bấu một bữa. Còn ở K 5,  đơn vị  Lễ, có ông bạn người Cửu Long làm thủ kho, mỗi khi có bạn ở đơn vị khác qua chơi mà không ngay giờ cơm, hoặc khi tụ tập buổi tối ở K 5, mà đói bụng quá thì cử 2 thằng làm xấu, xuống thủ kho dụ ông bạn này xin gạo về nấu cơm (có khi chỉa  được, có khi về tay không vì ‘Y’ đóng cửa giả bộ ngủ, không nghe).
Lúc này, ông anh bên E 4 mới nói: Thời gian làm thủ kho bên đó, khi bàn giao, kiểm kho còn dư hơn tấn gạo ! Nói chung là cái gì trong kho cũng dư.
Chắc là trong quá trình lưu kho, gạo bị ẩm ướt nên nặng, hay là khi cân gạo cho nhà bếp chắc hơi non tay… nên dư!
Nghe tới đây, mấy ông E 4 nóng hơ- cự quyết liệt rằng: trong khi bên E 24, anh em còn bấu víu được chút đỉnh. Còn bên này, anh em đồng hương cũng làm thủ kho mà  không xơ múi được chút gì!
Như vậy là, nếu ông anh này không nói, nếu không có bàn giao..thì lính tráng làm sao biết được gạo trong kho dư hay thiếu, số gạo dư đó rồi sẽ ra sao? và nếu gạo ở đơn vị này dư,  thì… các kho khác có dư  không? …. ai mà biết!
Chắc là, y như câu “giàu thủ kho, no nhà bếp”!
Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #365 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2014, 08:31:12 pm »

Về thăm lại chiến khu xưa, thăm đại bản doanh của Đại tướng VNG, ông bạn mình như vẫn còn cảm nhận được hào khí, hùng thiêng của ngày ấy:
“Hồn ba quân dậy như nghìn ngựa,
Nhạc trận, gươm thiên cuốn Lục Đầu!”

Ông bạn mình cũng buồn vì: việc chăm sóc, tu bồ, quản lý khu di tích này chưa xứng tầm, chưa....   Nhưng thôi, ta hãy và chỉ ghi, nhớ những điều tốt đẹp...

                                                 " VIỆT BẮC DU KÝ
.....Thăm di tích đồi Khau Tí, nơi bác Hồ về Việt Bắc chỉ đạo cuộc kháng chiến chống pháp vào tháng 05/1947. Nhà làm việc của Bác như một nhà sàn thu nhỏ, diện tích lối độ 30 m2, nằm ở chân một quả đồi thấp, cách đường lộ khoảng 2 km. Xung quanh nhà, cây cối rậm rạp, đa số là vầu, một họ tre nhưng thân thẳng, mọc cách nhau chừng 3 tấc, rất đẹp, dùng làm rui mè, lợp nhà





Rừng còn nguyên hiện, chắc khi xưa cũng xanh tốt như vầy, chợt nhớ đến cánh rừng Mường Phăng, nơi Đại tướng đặt bản doanh trong thời gian diễn ra chiến dịch tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, rừng cũng được cán bộ và nhân dân gìn giữ rất cẩn thận như một niềm tôn kính đối với nơi đã từng ghi dấu ấn của những bậc anh hùng dân tộc.
 Vào thăm di tích đồi Phong Tướng. Sự kiện lịch sử diễn ra tại ATK Định Hoá đánh dấu một mốc quan trọng trong cuộc đời “binh nghiệp” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đó là vào buổi chiều ngày 28/5/1948, tại Nà Lọm, xã Lục Giã (nay là thôn Tỉn Keo, xã Phú Đình, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên), Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa lễ phong quân hàm Đại tướng, Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và dân quân Việt Nam cho đồng chí Võ Nguyên Giáp, hàm Trung tướng cho Độc nhãn tướng quân Nguyễn Bình, Thiếu tướng cho Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn, ..…

Hóa ra, khi xưa, tôi đã nhiều lần đi qua các địa danh này nhưng nào có biết vùng đất lại có những sự kiện lịch sử quan trọng đến như vậy.

Trên đường trở ra, gặp con rắn hổ hành, cách chỉ vài bước chân, “gặp rắn thì đi, gặp quy thì ở” cuối năm tỵ, về chốn cũ, gặp rắn hổ hành, điềm lành, chắc qua năm Ngọ sẽ tốt đây.
Tìm đỏ con mắt không thấy một ngôi nhà sàn nào, quay qua hỏi anh Cường, anh trả lời, Việt Bắc nổi tiếng mưa nhiều, ẩm thấp, danh mộc thì cũng có tuổi, lâu ngày chày tháng gỗ bị mối, mục, cây to thì không còn, giải pháp tốt nhất là hạ nhà sàn xuống làm chất đốt nung gạch, vôi để xây nhà tường. Một số nhà còn tốt thì đã theo chân người về xuôi hết rồi.

Tôi tiếc mãi hình ảnh của những nếp nhà sàn, đơn sơ, kín đáo nép mình dưới triền đồi, bên thửa ruộng hay giữa đồi cây, mái nhà lơp lá cọ xam xám thấp thoáng giữa màu xanh núi rừng. Khói cơm chiều tỏa lờ nhờ trên mái lá rêu phong bạc màu thời gian, cảnh vật hài hòa như bức tranh thủy mặc ấy đã từng làm cho những người lính tha hương càng thêm thương nhớ về cố lý.
       “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà'-Tràng Giang, Huy Cận
                                                              Lễ. AG1……..”





Logged
ag1
Thành viên
*
Bài viết: 534


« Trả lời #366 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2014, 09:22:57 pm »

                                             “ VIỆT BẮC DU KÝ
   .....Cảnh vật Việt Bắc so với xưa đã khác nhiều lắm, nhà gạch, nhà lầu, biệt thự, đường xá trải nhựa phẳng phiêu, nghe Bác Cúc, Bí thư xã, bạn của anh Cường nói, trung ương có kế hoạch chi 1.500 tỷ đồng để nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng của ATK Định Hóa.


   Có khách trong Nam ra- bác Cúc(người mặc áo lạnh đen, đội mũ phớt) qua chơi


  bác Cúc mời qua nhà chung vui.

     Nhưng dù cảnh vật có đổi thay nhưng lòng người Việt Bắc đối với chúng tôi, bộ đội quân đoàn 3 trở về thăm chiến trường cũ, vẫn không hề thay đổi. Thân thương quá khi Chị Cường, mỗi tối đều kiểm tra xem chăn màn của chú có chu đáo, đầy đủ không, sáng thức sớm nấu nước ấm cho chú rửa mặt, “để đừng buốt chú ạ”. Cảnh ứng xử cảm động này tôi và anh Tâm cũng gặp lại tại Bắc Sơn, nơi anh Tâm đóng quân, cháu Liêm, sau bữa rượu say khướt với các chú, vẫn kiểm tra, đắp chăn mền cẩn thận cho các chú xong cháu mới đi nghỉ. Nhớ người anh Việt Bắc, bỏ cả công ăn việc làm, suốt hai ngày đường trên chiếc xe gắn máy, cùng thằng em kết nghĩa miền Nam rong ruổi khắp ATK vừa là người dẫn đường, vừa là người thuyết minh các di tích lịch sử. Khi ra quán xá, biết tôi là lính quân đoàn 3 về thăm chốn cũ, các anh, các em thanh niên trai bản đều niềm nở chào hỏi, mời rượu như là chúng tôi đã quen biết nhau tự bao giờ.

Gia đình anh Cường làm bánh dầy, đồ xôi gấc với nếp cái, giã nhuyễn, nắm thành nắm tròn như kiểu bánh ít trần trong Nam mình, nhân đậu và nhân đường. Dâng bánh lên cùng tổ tiên, điểm tâm xong, chị gói cho tôi đem về Nam làm quà. Bạn bè lối xóm cũng đến tiễn đưa chúng tôi ra xe, không khí chia tay kẻ Bắc, người Nam thật là bịn rịn. Tôi thấy thoáng trong mắt anh ngấn lệ.

Xe rời ATK, xin kính chào và tạm biệt miền đất anh hùng, vùng đất đã cưu mang bao lớp cán bộ, bộ đội để tạo nên địa danh lẫy lừng: “thủ đô kháng chiến”, “thủ đô gió ngàn”, nhớ bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu:

“Ở đâu u ám quân thù
Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi
Ở đâu đau đớn giống nòi
Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng …
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son …”




                                    ...Lễ AG1"

Tạm biệt Định Hóa, dù vẫn còn bao lưu luyến, ông bạn Lễ phải chia tay để tiếp tục chuyến du hành cùng bác cựu binh Hậu Giang, lên Bắc Sơn- Lạng Sơn..
“Cạn chén này đi rồi bạn về
Bạn ở kinh kỳ, ta ở quê
Phương Nam nhuốm khóc tình tri kỷ
Bạn bước xa dần, ta tái tê.”


 Về tới An Giang, khi tâm sự ông bạn Lễ nói: Giờ đường xá biết hết rồi, sẽ đi một chuyến nữa...(tôi độ chừng, trong chuyến đi này “Y” được tặng một tấm chăn Sui quý hiếm, mà đã từ lâu lắm rồi người ta không còn làm nữa,nên “Y” muốn trở lại để sưu tập thêm vài món đồ nữa đây.....) làm cho anh em cũng nôn nao, thèm một chuyến đi..






« Sửa lần cuối: 12 Tháng Hai, 2014, 09:28:56 pm gửi bởi ag1 » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #367 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2014, 11:02:10 pm »


Còn ở K 5,  đơn vị  Lễ, có ông bạn người Cửu Long làm thủ kho...    ag1

Vậy ra bác Lễ là lính K5, có thời gian bác Tắc là Tiểu đoàn trưởng ở đó. Hôm kỷ niệm ngày thành lập F gặp lại, bác ấy hiện là thiếu tướng trên Cục tác chiến.
Ra Bắc Thái, K5 ở xã Trung Lương và xây kỷ niệm cho trường cấp 2 Trung Lương…cái cổng trường. Hồi ấy nom thế là hoành tráng lắm rồi Grin…Bác thử hỏi xem, chuyến đi vừa rồi bác Lễ còn thấy cái cổng trường năm xưa không?

Về gạo, có thể khẳng định luôn rằng khẩu phần ăn thực tế của bếp ăn thường thiếu so với tiêu chuẩn trên cấp. Và gạo trong kho luôn dư so với sổ sách mấy bác Thủ kho. Cho nên, mỗi xe cải tiến “hao hụt” khoảng chục mũ cứng gạo thì âu cũng là chuyện… bình thường. Grin
 
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Cutichiuchoi
Thành viên
*
Bài viết: 251


« Trả lời #368 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2014, 08:55:57 am »

Đọc những dòng tâm sự của chú Lễ khi trở về Việt Bắc mình xúc động quá. Từ bữa chú Lễ về tới nay mình chưa gặp để có thời gian ngồi tâm sự với nhau (do sự cố kỹ thuật của mình), chú Lễ có tới thăm mình nhưng thời gian hạn hẹp quá chưa thể dãi bày tâm sự. Nhưng những gì Lễ tả trên MVH làm mình nôn nao quá, nhớ quá những ngày tháng ở Việt Bắc còn đọng lại trong tâm trí mình, lại có sự đóng góp thêm của bác tuanb5 với sự thêm nếm gia vị của bác ag1 nữa càng làm cho bữa tiệc của chú Lễ càng hoành tráng, càng làm nao lòng chiến sĩ.
Bác tuanb5 theo tôi đoán có phải bác ở B5 - C6 - K5 không vậy? Thời gian đó có lẽ anh em mình ở cùng E24 với nhau, có thể biết nhau nhưng ở diễn đàn này mình chưa thấy mặt nên có lẽ chưa nhận ra nhau thôi. Mong có dịp được gặp bác một lần cho biết nha  Grin
Logged
thanhh63
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2187


« Trả lời #369 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2014, 04:52:46 pm »

                                            “ VIỆT BẮC DU KÝ
   .....
                                    ...Lễ AG1"

Tạm biệt Định Hóa, dù vẫn còn bao lưu luyến, ông bạn Lễ phải chia tay để tiếp tục chuyến du hành cùng bác cựu binh Hậu Giang, lên Bắc Sơn- Lạng Sơn..
“Cạn chén này đi rồi bạn về
Bạn ở kinh kỳ, ta ở quê
Phương Nam nhuốm khóc tình tri kỷ
Bạn bước xa dần, ta tái tê.”


 Về tới An Giang, khi tâm sự ông bạn Lễ nói: Giờ đường xá biết hết rồi, sẽ đi một chuyến nữa...(tôi độ chừng, trong chuyến đi này “Y” được tặng một tấm chăn Sui quý hiếm, mà đã từ lâu lắm rồi người ta không còn làm nữa,nên “Y” muốn trở lại để sưu tập thêm vài món đồ nữa đây.....) làm cho anh em cũng nôn nao, thèm một chuyến đi..


Dù vẫn biết tình cảm quân dân vẫn đảm bảo "sâu đậm trường tồn" nhưng đọc xong vẫn ngậm ngùi! sao dân ta tốt thế, tình cảm thế! Cái tốt, cái tình cảm sẽ luôn là sợi dây cột chặt chúng ta với quá khứ của một thời oanh liệt, hào hùng, và làm sao cưỡng nổi những chuyến đi, mình rất hiểu tâm sự của bác Lễ lúc này. Xin chúc mừng bạn mình có thêm một chuyến đi đáng để nhớ! Chúc cho những chuyến đi nữa sẽ ngày càng thu ngắn tình cảm của D AG1 khi xưa với đồng bào Định Hóa - ATK! Mà vẫn còn Bắc Sơn ký sự nữa phải không bác AG1? Nếu bác còn nhớ tay minh_tg cũng vốn là lính E977 F31 đóng ở Bắc Sơn, hắn kể những ngày trên bình độ 400 ... Chờ cung cấp thêm chi tiết nha bác Lễ!  Grin
Logged

Nắng gió cuộc đời, phải chăng đã phũ phàng làm cho mái tóc phai đi, sáng lên màu bạc, nhưng ánh mắt vẫn đọng mãi những đốm lửa của nồng nhiệt và tha thiết...Hãy gom những đốm lửa lẻ loi ấy để bùng cháy thành ngọn lửa!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM