Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:56:42 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện ở Campuchia  (Đọc 40953 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2013, 08:52:54 pm »

Vậy, Prey Nokor và Mỏ Xoài, Mô Xoài còn có nhiều khác biệt, xin hãy cùng công nhận hai, ba phía như thế đi.
Cám ơn.


Những năm đầu 80 khi tôi ở Battambang, dân ở đó gọi Prey Nokor là Bờ-riên Cô. Họ hay hỏi chúng tôi: Nâu na? Nâu Ha Noi hay nâu Bơ-riên Cô (tức hỏi quê ở đâu? Ở Hà Nội hay Sài Gòn). Khái niệm về không gian của họ, tức những người nông dân Campuchia ở vùng sâu vùng xa biết Việt Nam chỉ qua hai địa danh đó thôi hì.
Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #31 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2013, 05:09:24 pm »

Đất nước Campuchia ngày nay:

Sau cuộc đảo chính bất thành, hoàng tử Ranariddh lưu vong sang Thái Lan, chính quyền Campuchia hết cảnh hai đồng thủ tướng, hai đồng bộ trưởng. Chính quyền trung ương tập trung về một mối. Những ai hy vọng loại vai trò của CPP ra khỏi đời sống chính trị đã thất bại hoàn toàn.

Năm 1998 Cuộc tổng tuyển cứ lần hai đã đưa ra một chính phủ liên hợp khác, vẫn giữa CPP và FUNCINPEC, nhưng không còn cảnh cãi lộn nữa.

Cuộc tổng tuyển cử lần 3 năm 2003 với vai trò quay lại đáng kể của FUNCINPEC, hoàng tử Ranariddh trở lại và trở thành Chủ tịch Quốc hội Campuchia sau khi những bất đồng được giải quyết và tận tháng 7/2004 Chính phủ liên hợp nhiệm kỳ 3 mới ra đời. Ông Hun Sen vẫn là Thủ tướng.

Cuộc tổng tuyển cử lần 4 tiến hành năm 2008 với thắng lợi hoàn toàn của CPP, Đảng ba ông chiếm giữ 90/123 ghế Quốc hội; giữ chức Thủ tướng; Samdech Hun Sen; Chủ tịch Quốc hội do Samdech Heng Samrin; Chủ tịch thượng viên do Samdech Chea Sim.

Như vậy, ba ông đảng viên Cộng sản, ba ông Khmer đỏ đã trở thành ba Ông Samdech với những cái tên dài loằng ngoằng, đã nắm trọn quyền lực của Đất nước. Việc này xốn mắt không chỉ người Campuchia bảo hoàng mà còn là nguyên cớ để nhiều thế lực tìm mọi cách chống phá.
Ở Chính quyền trung ương là vậy, còn ở địa phương, năm 2009 trong cuộc bầu cử chính quyền Thủ đô, tỉnh , thành quận huyện thì CPP cũng chiếm 70% số ghế ở các Hội đồng.
Xin nói thêm về Ông hoàng tử Ranariddh , Ông ta là hoàng tử cả của Đức vua Sihanouk, sinh ngày 2 tháng 2, 1944. Ông  là anh em cùng cha khác mẹ với đương kim quốc vương Norodom Sihamoni.

    Ông là cựu chủ tịch của đảng chính trị Funcinpec, và đã bị khai trừ khỏi đảng này thông qua một cuộc bỏ phiếu của đảng Funcinpec ngày 18 tháng 10 năm 2006. Ông là thủ tướng thứ nhất của Campuchia (Ông Hun Sen là thủ tướng thứ hai) từ tháng 9 năm 1993, khi chế độ quân chủ được phục hồi cho đến tháng 7 năm 1997, do thất bại trong cuộc chính biến. Sau thời gian sống lưu vong ở nhiều nước, ông trở về Campuchia và trở thành chủ tịch Quốc hội Campuchia.

Khi Quốc vương Norodom Sihanouk thoái vị tháng 10 năm 2004, nhiều người cho rằng Ranariddh sẽ là ứng cử viên cho vị trí tân quốc vương do sự nổi tiếng của ông. Nhưng ông lại tuyên bố không muốn vị trí này. Cuối tháng đó, ông là một thành viên trong một Hội đồng Tôn vương 9 thành viên đã bầu chọn Norodom Sihamoni làm tân vương. Ông tuyên bố giã từ sự nghiệp chính trị tháng 8 năm 2012, sát nhập lại Đảng Ranariddh vào FUNCINPEC để tranh cử trong cuộc tổng tuyển cử  2013.

Việc từ giã chính trường của Hoàng thân Ranariddh, như một ngọn cờ đối lập chính danh làm cho các thế lực đối lập phải tìm ra một ngọn cờ mới trong cuộc bầu cử 2013.



Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #32 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2013, 05:16:31 pm »

Điểm lại về tình hình chính trị ở Campuchia:

Thể chế chính trị của Campuchia là nước Quân chủ lập hiến, đa nguyên chính trị và theo kinh tế thị trường tự do hoàn toàn.

Đứng đầu là Vua, trên Vua là Vua sãi.

Quốc vương Campuchia ngày nay là Quốc vương Norodom Sihamoni , sinh ngày 14 tháng 5, 1953 tại Phnôm Pênh . Ông là con trai cựu Quốc vương Norodom Sihanouk và Thái hậu Norodom Monineath Sihanouk. Thời niên thiếu của ông chủ yếu ở Praha, Tiệp Khắc. Ông đã học các môn nhạc, kịch, khiêu vũ tại Nhạc viện Quốc gia Praha, tốt nghiệp Viện Hàn lâm Nghệ thuật Âm nhạc Praha năm 1975. Đến năm 1976, ông tốt nghiệp cao học về nghệ thuật điện ảnh tại Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Sau đó, ông làm giáo sư khiêu vũ cổ điển tại nhiều nhạc viện của Pháp; làm Chủ tịch Hội múa Khmer tại Pháp; làm đạo diễn nghệ thuật nhóm balê DEVA rồi Hiệp hội điện ảnh Hoàng gia Khmer, sáng tác 2 bộ phim balê "Giấc mơ" và "Bốn nguyên tố". Quốc vương là một nhà tu đạo hạnh, không lấy vợ và được thần dân Campuchia kính yêu và sùng bái.

Về mặt chính trị, ông từng làm đại diện của Campuchia tại Liên Hiệp Quốc và UNESCO. Tháng 2 năm 1994, ông được phong làm Thái tử (Sdech Krom Khun). Đến ngày 14 tháng 10 năm 2004 được Hội đồng Tôn vương chọn làm Quốc vương Campuchia thay vua cha thường xuyên ở Bắc Kinh chữa bệnh. Lễ đăng quang chính thức đã diễn ra ngày 29 tháng 10 cùng năm.

Ở Campuchia các Tôn giáo  gồm: Phật giáo 96.4%, Đạo hồi 2.1%, các đạo khác 1.5%, như vây vai trò của Phật giáo trong đời sống Campuchia cực kỳ to lớn.

Trên cả Đức vua là Vua Sãi, nhưng các Vua sãi là Đấng tâm linh chí tôn, gần như không tham dự chính thức vào chính trường.

Đa số tín đồ Phật giáo ở Campuchia là tín đồ Phật giáo tiểu thừa (Put Xa xo nik Chun) Phật giáo tiểu thừa lại phân chia thành hai tông phái:

Phái Đại Tông (Mo ha ni kay) - Phật tử của phái này chiếm khoảng 90% phật tử toàn quốc, chùa chiếm khoảng 94% bằng 3.633 trong tổng số 3.738 chùa trên toàn quốc.

Phái Pháp Tông (Thom ma dut), phật tử ít nhưng đa số là quý tộc được thượng tầng xã hội ủng hộ.

Như vậy hiện nay Campuchia có tới hai ông Vua Sãi (Preah Sang Riech).

Vua Sãi Tep Vong đứng đầu phái Mo ha ni kay.
Vua Sãi Bu Kry đứng đầu phái Thom ma dut .

Chính phủ hành pháp do Thủ tướng, tướng của các loại tướng đứng đầu, có 10 ông, bà cấp phó giúp việc. Thành viên chính phủ do quốc hội phê chuẩn và Vua bổ nhiệm.

Lập pháp do hai viện: Quốc hội và Thượng viện; Có nhiệm kỳ 5 năm.

Quốc hội có nay có 123 ghế; Thượng viện có 61 ghế, nhưng 2 do Vua chỉ định, 2 ghế quốc hội chỉ định, còn lại thì được bầu.

Tư pháp gồm: Hội đồng thẩm phán tối cao, Tòa án tối cao và các Toàn án địa phương.
Hội đồng thẩm phán tối cao được đưa vào hiến pháp và được thành lập tháng 12/1997. Có nhẽ cũng là một thành quả do cuộc đảo chính bất thành sinh ra.

Cuộc bầu cử tại Campuchia vừa qua là cuộc Tổng tuyển cử lần thứ năm.

Trong khi Đảng CPP vẫn trung thành có chút chủ quan với các biện pháp, thủ đoạn tranh cử cũ: Dựa vào số đảng viên lớn, nắm giữ nhiều vị trí quan chức trong các cấp chính quyền, và bằng những cố gắng trong truyền thống để tranh cử, thì phái đối lập đã có một bước tiến khác.

Khi Phái Bảo hoàng thất thế, Đảng FUNCINPEC do một Công chúa nết na như cô Tấm là thủ lĩnh không còn nhiều tiếng vang chính trị như các Ông Hoàng thân máu lửa thì đã có sự Liên kết của những kẻ thù của kẻ thù:

Đảng Sam Rainsy, một đảng cực hữu liên doanh với Đảng Nhân quyền do ông Kem Sokha làm chủ tịch,mang hơi hớm đảng của giàu có, đảng của Giới tư bản trở thành Một Liên minh chính trị mang tên:  Đảng Cứu quốc Campuchia CNRP  với Cương lĩnh tranh cử và tiêu chí tranh cử đối lập quyết liệt:

Cương lĩnh tranh cử của Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) của Sam Rainsy đối lập hoàn toàn với cương lĩnh tranh cử của Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền. Cái gì CPP nói là trắng thì CNRP kêu là đen.

CPP nói rằng đảng này bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ lợi ích của toàn thể nhân dân Campuchia, và cho rằng CNRP chỉ là một đảng phá hoại. Kể từ khi các cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên tổ chức vào tháng 5/1993, các chính phủ do CPP cầm đầu đã liên tiếp thành công trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng như đường giao thông, cầu, trường học, bệnh viện, chùa, đập, đê điều… thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế và củng cố ổn định chính trị.

Trong khi đó, CNRP do cựu Bộ trưởng Tài chính Sam Rainsy lãnh đạo, chỉ miễn cưỡng thừa nhận một số thành tựu ở Campuchia và chủ yếu tập trung khoét sâu một số thiếu sót của CPP - trong đó có vấn đề nhân quyền, chênh lệch giàu-nghèo đi kèm với tăng trưởng kinh tế nhanh. Phe đối lập dường như phủ nhận tất cả và sẽ thiên về trả thù chính trị, nếu phe này thắng cử và giành chính quyền.

CNRP khoáy sâu vào mối hận Dân tộc với ngoại bang, mà nói thẳng ra việc tố cáo láo Việt Nam chiếm đất, chiếm nhà, chiếm công ăn việc làm của người Campuchia…và hứa hẹn nếu thắng sẽ đuổi người Việt nhập cư bất hợp pháp về nước, cái ranh giới bất hợp pháp này hứa hẹn một cuộc tắm máu nữa chả chơi.

Họ nêu khẩu hiệu đòi thay đổi và vẽ ra một cái bánh vẽ, nếu CNRP thắng thì sẽ nâng lương cơ bản, tạo ưu tiên trong công ăn việc làm cho người Khmer..nói chung những thủ đoạn mỵ dân cũng có tác dụng nhất định: Họ suýt thắng cử !

Viết về hai cái ông này, người viết lại nhớ đến Ông đại vương ếch cốm Bầu Kiên, giơ hai bàn tay ếch che mặt tưởng che được trời.

May thay, CNRP đã thất cử và CPP chắc chắn giành quyền đứng ra thành lập chính phủ, mặc dù chỉ giành được đa số không còn áp đảo như trước. Việc phân chia các ghế quyền lực ở Campuchia ngày nay còn chưa ngã ngũ. Nhưng chắc chắn chi phối quyền lực vẫn trong tay CPP, và với lực lượng chính trị chuyên nghiệp, quản lý chính quyền và lực lượng vũ trang chuyên nghiệp, CPP vẫn đầy sức mạnh để lãnh đạo đất nước Campuchia!
Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #33 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 04:57:04 pm »

Xin gửi một bài viết về một số điều kiêng kỵ ở Campuchia:

-  Người Campuchia luôn coi trọng sự bình tĩnh trong mọi trường hợp. Nếu bạn không muốn mất lòng đối tác hoặc muốn công việc thuận lợi thì tốt nhất không nên biểu lộ sự bực tức.
- Tuyệt đối không được chạm vào đầu ai dù bạn chỉ muốn biểu lộ thái độ thân thiện vì ở Campuchia, hành động này được coi là sự sỉ nhục.
- Dùng chân chỉ vào đồ vật cũng bị coi là hành động khiếm nhã, không lịch thiệp.
- Nói to và các hoạt động náo nhiệt không được hoan nghênh còn mỉm cười và gật đầu sẽ mang lại sự thân thiện.
- Các cử chỉ, hành động biểu lộ tình cảm không được hoan nghênh nơi công cộng, đặc biệt là giữa những người khác giới.
- Người Campuchia có thói quen xỉa răng bằng một tay, tay còn lại dùng để che miệng.
- Mặc dù không phải là quy định song một món quà nhỏ có biểu tượng của công ty, một lời mời cho bữa ăn trưa hay tối rất được hoan nghênh.
- Chắp tay trước ngực và hơi cúi mình chào nhau thông dụng như việc bắt tay ở các dân tộc khác. Nữ luôn chào theo kiểu truyền thống nhưng nam giới thì có thể bắt tay. Người Campuchia không quá câu nệ, họ có thể chấp nhận người nước ngoài chào theo cách khác.
Tuy nhiên, trong các buổi gặp mặt trịnh trọng, hình thức thì chào theo kiểu truyền thống được coi là lịch sự và rất được hoan nghênh.
- Khi được người khác chào, bạn cần phải đáp lại, nếu không sẽ bị coi là rất bất lịch sự.
- Do khí hậu nóng ẩm nên chỉ cần mặc đơn giản trong hầu hết các trường hợp. Trong các cuộc gặp chính thức hoặc khi tham gia các nghi lễ, sự kiện thì càng mặc chỉnh tề, hình thức càng tốt. Quần shorts, áo ngắn, dép Sandals không được chấp nhận khi vào các cơ quan nhà nước cũng như những địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo.

( Theo hướng dẫn của VCCI tháng 1/2013)
Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #34 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2013, 08:53:14 am »

Những nét tương đồng và dị biệt trong văn hóa Đông Nam Á nói chung và Việt Nam và Campuchia nói riêng.
Thangbs

Việt Nam và Campuchia  ở cùng trong nhóm nước được gọi là Đông nam Á, tất phải có cái gì đó chung với nhau. Và cái riêng biệt của mỗi cá thể, mỗi gia đình, mỗi tộc người, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia chắc chắn là điều có thật.

Ngoài các châu lục, các tiểu vùng trên thế giới được chia nhỏ hơn. Nếu dân tộc là môt cộng đồng người có cùng một lãnh thổ, cùng văn hóa và cùng cách kiếm sống thì tiểu vùng chỉ cho thấy một vùng đất có chung nhiều nét nét tương đồng văn hóa, cuộc sống hàng ngày khác biệt với vùng khác.

Châu Âu có Đông  - Tây - Nam - Bắc Âu… không có Đông Nam Âu.
Châu Phi có Bắc - Đông  - Tây – Sừng châu Phi, Nam Phi thuộc một nước, nước Nam Phi, cũng không có Đông Nam Phi…
Châu Mỹ có Bắc, có Nam chưa thấy có Đông Mỹ hay Tây Mỹ, nhưng lại có Mỹ La tinh…không có Đông Nam Mỹ…
Châu Á, có Đông –Tây-Nam-Bắc Á…lại có một tiểu vùng đặc sắc và rất đặc biệt: Đông Nam Á!

Vùng đất, nước này là một trong những cái nôi của loài người. Nằm trọn trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều, bị bỏ quên - bỏ qua trong nhiều thế kỷ, rừng rậm nhiệt đới để lại cho vùng này nhưng niềm tự hào: Quê hương của Lúa nước, hồ tiêu, củ mài, khoai sọ, cây chè, quế, và cây dâu tằm.

Điểm chung nhất của Vùng đất này: đây là cái Nôi của nền văn minh Lúa nước, quen cùng đời sống sông biển và nếp sống làng xã hơn là đô thị.

Là quê hương của cây lúa nước, sản phẩm được gọi là gạo là đặc sản vô địch thế giới của vùng đất này. Kèm theo đó là niềm tự hào đóng góp cho văn minh loài người, cho chiến thắng của loài người trước thiên nhiên : vùng đất thuần dưỡng trâu, voi, gà, vịt, ngan ngỗng… hoang dại trở thành bạn của con người.

Với địa giới khó đi, khó liên hệ với những vùng đất khác, cuộc sống của các cộng đồng người trở thành các bộ tộc, bộ lạc, hay tiểu quốc riêng lẻ mà trong quá khứ khó thành Đại đế quốc hay cường quốc truyền lại đến bây giờ.

Đặc điểm đó làm cho văn hóa vùng này có cực nhiều dị biệt, cực nhiều ngôn ngữ nhưng trong quá trình phát triển xã hội lại có một đặc điểm chung: Ảnh hưởng mô hình xã hội của Ấn Độ, Trung Hoa và sự lai với các nền văn minh Phương Tây, hậu quả của quá trình bị đô hộ hay giao tiếp qua đường thương mại thủy bộ.

Về văn hóa, tuy là vùng đất của ngàn vạn ngôn ngữ, hàng vạn bộ lạc bộ tộc , bộ lạc riêng biệt, nhưng có những cái chung: Mặc váy, xăm mình sỏ mũi, cà răng căng tai, đeo khuyên đeo vòng cổ…Ăn uống hàng ngày thì rau cỏ là chính nhưng lễ hội thì tưng bừng, nhậu nhẹt nhất quả đất, ăn thịt chó, xực tiết canh…Cưới hỏi linh đình, ma chay tốn kém…

Nhà ở thì toàn nhà sàn, lấy ngẫu hứng từ con rùa, mu rùa thì làm mái, chân rùa làm chân nhà, đầu cất cao, đít kín đáo…

Lễ hội liên quan chủ yếu đến lễ hội nông nghiệp: Lễ đâm trâu, cầu mưa xuống, Tết cơm mới…Nghi lễ trầu cau phổ biến, trong nhà vợ to hơn giời, ngoài nhà thì chém  gió thành thần, chả hiểu là tật hay là tàn dư của chế độ mẫu hệ.

Thờ cúng nhiều: Thờ tất cả các loại thần, thờ phồn thực nõn nường, và hơn cả là thờ cúng người thân đã chết.

Văn hóa ảnh hưởng sâu sắc của Văn hóa Ấn Độ Trung Hoa; Tôn giáo  cũng từ Ấn Độ . Sau này thì sự xâm nhập của Hồi giáo, Thiên chúa giáo tăng mạnh.

Văn học thì dân gian, nề nếp thì dòng tộc làng xã…thích hòa bình, ghét chiến tranh nhưng hay cãi vặt và bất khuất…

Nền văn hóa chưa phát triển nên hay gió chiều nào quay chiều đó, dễ thay đổi và lâu lắm rồi chả có phát minh, phát kiến gì nữa.

Ấy có lẽ chẳng qua cũng là từ cái nền văn minh lúa nước, văn minh trồng trọt cấy hái thắng thua tại giời mà ra!
Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #35 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 07:44:33 am »

Như vậy, các nước Đông Nam Á có chung những điểm mà đã ảnh hưởng rất mạnh đến cuộc sống hàng ngày của người dân.

Thật chua xót nhưng phải tự công nhận chúng ta là những người thuộc Khối nước nhược tiểu yếu ớt, lệ thuộc. Lệ thuộc về Kinh tế, lệ thuộc về Văn hóa, Giáo dục, Quân sự…nói chung là Những kẻ Lệ thuộc!

Việc ai đó ở Khu vực này tuyên bố lăng nhăng là TA giàu mạnh  ngày nay thì chỉ là ngụy biện, mỵ dân hay tự thủ dâm tinh thần mà thôi.
Kinh tế chậm phát triển, Dân số tăng chóng mặt, đời sống nhân dân lầm than, tự lực không nổi…thì việc nước này, nước nọ bắt buộc tìm một hay nhiều đồng minh, dù lâu dài hay tạm thời miễn sao cho DÂN đủ ăn, QUAN tham, LẠI nhũng…và xuay chiều chính trị chóng mặt đều là Mẫu số chung của nhóm Lệ thuộc này. Mà Tử số chung là rất nhỏ, thậm chí bé đến vô cùng, sao Dân chẳng khổ.

Chả có lý do gì để trách sao Campuchia 29 ngày, hay Việt Nam anh hùng đánh đủ mọi người, Phát xít: Đánh; Đế quốc : Đánh; Bạn cũ (TQ) : Đánh…bạn mới cũng sẽ: Đánh!

Và vì là những người Nông dân nên chúng ta cùng chung những điểm cố hữu: Suy nghĩ hạn hẹp, tư tưởng nhỏ bé, hành xử ích kỷ vô trách nhiệm, thái độ vô ơn trốn tránh trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật thấp, với pháp luật thì vừa sợ đến mức bỏ qua vừa coi thường đến bất chấp.

Những nét đẹp như chăm chỉ, tận tụy hay trung thành với chủ nhân…không thể thay thế những hạn chế cố hữu được.

Những nước nào được những vĩ nhân đột xuất như Cụ nhà ta, Su – hác - nô của Indonesia, Lý Quang Diệu của Singapore hay Hun Sen của Campuchia hướng đường thì vọt rất nhanh từ số Không đến gần số Một, nhưng khi không còn Lãnh tụ, hay vai trò Lãnh tụ không còn thì đều tuột dốc không phanh…việc tiến đến số Hai, số Ba hoặc cao hơn nữa gần như lại đợi đến khi có Ông, Bà Lãnh tụ khác, mà theo tôi có khi còn lâu lắm lắm mới có.

Vậy, muốn có cách mạng trong cuộc sống, tự thân phải có cải cách, mà trước tiên phải là cải cách trong nhìn nhận, đánh giá sự việc, hay với số đông là nâng cao Dân trí. Trước khi có Cách mạng Tư bản, có một thế kỷ để nâng cao nhận thức, đó là Thế kỷ Ánh sáng, những Ánh sáng trí tuệ của thế kỷ này đã soi rọi cuộc sống ngày nay.

Trí tuệ chưa sáng thì cuộc sống tăm tối mới là phải !
Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #36 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2013, 11:12:44 am »

Mời các Bác xem hai bài viết về Văn Hóa Campuchia ngày nay; với những thành tựu này, tôi đồ Mấy vị Quan Văn Hóa Việt Nam, nếu còn có chút Liêm, chút Sỉ nên từ chức đi.

- http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-toan-canh/thay-gi-tu-cu-vuon-minh-ra-the-gioi-cua-dien-anh-campuchia-n20131023103737897.htm
- http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-toan-canh/di-xem-phim-o-campuchia-n20131023103826835.htm

Với 13- 14 triệu dân, với nền Kinh tế phụ thuộc...họ đã làm...và làm được. Còn chúng ta, nền điện ảnh ngày nay là cái gì !? làm được cái gì !? làm ra cái gì !? bao giờ làm được....hỏi mà không thấy đâu câu trả lời !
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #37 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2013, 01:55:43 pm »

- http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-toan-canh/di-xem-phim-o-campuchia-n20131023103826835.htm

Với 13- 14 triệu dân, với nền Kinh tế phụ thuộc...họ đã làm...và làm được. Còn chúng ta, nền điện ảnh ngày nay là cái gì !? làm được cái gì !? làm ra cái gì !? bao giờ làm được....hỏi mà không thấy đâu câu trả lời !

Coppi trích dẫn từ đường link trên.

... Nhưng cũng có những phòng chiếu mi-ni đặc biệt mà khán giả xem phim phải trả tiền theo giờ. 3 đến 5 USD/giờ và 2 người sẽ sở hữu 1 phòng chiếu phim với 1 chiếc giường để nằm. Đây cũng là một hình thức xem phim hấp dẫn đối với khán giả Việt Nam cũng như du khách nước ngoài. Dĩ nhiên với dịch vụ như vậy thì chuyện khán giả xem phim gì sẽ không ai quan tâm, bởi vì có khi họ vào đó để “đóng phim” chứ không phải để xem phim!

Chỉ tốn 10 USD sau 5 giờ ngồi xe bus, nhiều khán giả Việt Nam vẫn đang hàng tuần, hàng tháng sang nước bạn Campuchia xem phim và kết hợp du lịch. Với dịch vụ đa dạng, giá vé xem phim rẻ mà chất lượng lại cao, có thể thấy rằng các rạp chiếu phim tại TP.HCM đang phải đối  mặt với một nguy cơ có thật từ các rạp chiếu phim Campuchia.


 So với thế giới thì đúng là nền công nghiệp điện ảnh VN chúng ta chẳng ra cái quái gì cả. Song ít nhất thì cũng chưa đến nỗi biến rạp chiếu phim thành "Lầu xanh". Kể cả khi chúng ta chấp nhận các thành phố lớn tại VN có khu phố "đèn đỏ" thì cũng cần quy hoạch chỗ nào ra chỗ đó, đâu "đèn đỏ" thì cứ "đèn đỏ" đâu đàng hoàng thì cũng vẫn giữ được bản sắc giá trị truyền thống riêng. Không láo nháo được.

 Một lần, tôi ngồi tâm sự với đạo diễn Mai Hồng Phong, một nhân vật khá là có chuyên môn và nhiệt huyết trong điện ảnh, ông ta rất có hứng thú muốn làm một bộ phim về chiến tranh VN và Campuchia, rất muốn làm một việc gì đó trong khả năng của mình mà để lại cho đời những giá trị lâu dài của điện ảnh, cũng tìm hiểu rất nhiều tài liệu hoặc ký ức những chiến sỹ QTNVN ở K một thời. Bỏ công nghiên cứu khá nhiều và kết thúc là 2 năm trước ông ta trả lời gọn lỏn: Không xin được kinh phí, nhất là làm phim liên quan tới QD, súng ống, đạn dược, khói lửa chất nổ, xe pháo phương tiện chiến tranh ... vv. Giấc mơ điện ảnh để lại cho đời của ông ấy đành gác nằm đó chờ thế hệ sau có hứng và quyết tâm cao hơn.
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #38 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2013, 02:11:57 pm »

Tôi cũng thấy hiện nay văn học, hay phim về chiến tranh hình như bị đưa vào quá khứ rồi hay sao đó. Lại còn về chiến tranh Biên giới 1979 hay Giải phóng Campuchia cũng chưa được đến lúc thì phải.....
Ở Campuchia:
1- Không cấm người Khmer đánh bạc : Vì 90% dân chạy xe túc túc đều đã từng là Ông chủ...do thua bạc nên làm con ma vật vờ chạy xe ở cổng Casino...là những tấm gương rực sáng cho những người khác, đặc biệt là các con bạc. Nên Casino chủ yếu chỉ phục vụ người Việt !
2- Không cấm đỹ điếm: Cho chúng bị SIDA Chết đi không tiếc.
3- Không cấm hút hít: Đằng nào rất nhanh nó hết tiền...nghiện hút chích choác bệnh tật chết ngay đấy mà, cấm làm gì. Để nó tự chết cho sạch xã hội.
4- Đua xe ư: Đứa nào đua xe...bị bắt trục xuất về nơi xa cải tạo...xe bị thu...bố mẹ bị đuổi việc....ai xin cho nó: Đuổi việc tiếp....xóm nào có nó: đuổi trưởng xóm... Kết quả là: Đến bây giờ ở PP cũng mới chỉ có một cuộc đua xe, lâu lắm rồi....ba bốn năm nay rồi.

Còn ở ta, thì.......
Logged
Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM