Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:30:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện ở Campuchia  (Đọc 40868 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #10 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2013, 09:41:28 pm »

     Rajendravarman II rời đô trở về Yasodharapura. Ông bắt đầu bắt đầu các dự án xây dựng lớn mà các vua đầu tiên đã dự tính và đã cho thiết lập một loạt các đền ở khu vực Angkor; trong đó có Đông Mebon, trên một cù lao của Đông Baray, và nhiều đền thờ Phật và chùa. Năm 950, chiến tranh lần đầu nổ ra giữa đế quốc Khmer và Vương quốc Chămpa ở phía đông (ngày nay là miền Trung Việt Nam). 

     Từ năm 968 đến 1001 là thời kỳ trị vì thịnh trị của con trai Rajendravarman II, Jayavarman V.. Dưới triều đại này, đất nước  có rất nhiều  nhà triết học, các học giả và các nghệ sỹ. Các ngôi đền mới cũng được xây dựng, trong đó, quan trọng nhất là Banteay Srei, được xem như công trình có tính nghệ thuật và thẩm mỹ bậc nhất của Angkor và Ta Keo là ngôi đền đầu tiên của Angkor xây hoàn toàn bằng sa thạch.

     Sau cái chết của Jayavarman V là vài năm xung đột. Vua Udayadityavarman I vừa lên ngôi đã bị Jayavirahvarman lật đổ. Rồi đến lượt Jayavirahvarman bị Suryavarman I (trị vì 1010 - 1050) giành mất ngôi báu. Suốt thời kỳ trị vì của mình, Suryavarman I phải chiến đấu trấn áp các đối thủ mưu toán lật đổ mình bằng bạo lực. Ông là vị vua Khmer đầu tiên sống phải xây thành để bảo vệ mình và hoàng cung. Ông đã mở rộng vương quốc của mình đến tỉnh Lopburi của Thái Lan ngày nay, về phía nam đến eo đất Kra. Tại Angkor, việc xây dựng Tây Baray bắt đầu dưới triều Suryavarman I, một hồ chứa nước thứ 2 và rộng hơn hồ Đông Baray với kích thước 8 x 2,2 km.

     Nửa cuối thế kỷ 11 và đầu thế kỷ 12 trong lịch sử Campuchia là thời kỳ của các cuộc tranh giành quyền lực tàn bạo. Sau đó đến thời kỳ huy hoàng dưới sự cai trị của Suryavarman II. Dưới sự cai trị của ông, ngôi đền lớn nhất của Angkor được xây dựng trong khoảng thời gian 37 năm: Angkor Wat, là nơi thời thần Vishnu. Ông đã xâm chiếm vương quốc Haripunjaya của dân tộc Môn đến phía tây (ngày nay là miền Trung Thái Lan) và một khu vực xa hơn về phía tây của vương quốc Pagan (Myanma ngày nay), phía nam lấn về khu vực bán đảo Malay đến vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan), về phía đông lấy nhiều tỉnh của Champa, về phía bắc đến biên giới phía bắc của Lào ngày nay. Sự kết thúc của hoàng đế Suryavarman II không được rõ ràng lắm. Văn bia cuối cùng ghi nhận tên ông có liên quan đến cuộc xâm lược Đại Việt là từ năm 1145. Có lẽ ông qua đời trong một cuộc hành quân trong khoảng thời gian từ năm 1145 đến 1150.
 
     Thời kỳ tiếp theo các vua trị vì trong thời gian ngắn và bị vị vua sau lật đổ bằng vũ lực. Cuối cùng, năm 1177, Khmer đã bị quân Chămpa đánh bại trong một trận thủy chiến trên hồ Tonlé Sap và bị chiếm đóng trong một thời gian ngắn.
Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #11 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2013, 09:47:59 pm »

     Jayavarman VII (trị vì từ 1181-1219) đã tập hợp một đội quân, đánh đuổi quân Chăm Pa và giành lại kinh đô Yasodharapura. Năm 1181, ông lên ngôi và tiếp tục chiến tranh với Chăm Pa trong suốt 22 năm và đã xâm chiếm phần lớn lãnh thổ của Chăm Pa.

     Jayavarman VII là vị hoàng đế vĩ đại cuối cùng của Angkor, được coi là một người cai trị không phải là bạo chúa và là người thống nhất đế quốc này; trên cả là do các công trình xây dựng được tiến hành dưới thời kỳ cai trị của ông. Kinh đô mới có tên gọi là Angkor Thom (có nghĩa là: "Thành phố vĩ đại") được xây dựng. Ở khu trung tâm, nhà vua (một phật tử Phật giáo Đại thừa) đã cho xây dựng làm tòa tháp quốc gia - Bayon với các tháp được cho là mang hình khuôn mặt của Quán Thế Âm bồ tát, mỗi tháp cao vài mét được chạm khắc bằng đá. Các đền chùa khác được xây dựng dưới thời Jayavarman VII là Ta Prohm, Banteay Kdei và Neak Pean, cũng như hồ chứa nước Srah Srang. Cùng với những công trình đó, một hệ thống các đường phố đã được xây dựng kết nối các trấn của đế quốc. Bên các phố này, 121 nhà nghỉ được xây cho các nhà buôn, quan chức và lữ khách. Ông cũng cho thiết lập 102 bệnh xá.

     Indravarman II kế vị và tiếp tục hoàn thành các công trình xây dựng của cha và đưa Campuchia có sự ổn định chính trị. Tuy nhiên, sức chi phối của Đế quốc Khmer đối với các vùng đất xa bắt đầu giảm đi. Kết quả, Chăm Pa đã giành lại độc lập, và Vương quốc Sukhothai ở phía Tây bắt đầu nổi lên.

     Giống như cha mình, Indravarman II là một Phật tử và ông đã cho xây xong một loạt chùa chiền được khởi công từ thời cha mình. Ông không thành công về mặt chiến tranh. Năm 1220, người Khmer rút khỏi nhiều tỉnh mà trước đó đã chiếm được của Chăm-pa. Về phía tây, các thần dân người Thái của ông đã nổi lên chống lại và thành lập nên vương quốc Xiêm đầu tiên là Vương quốc Sukhothai và đẩy lùi người Khmer. Trong 200 năm tiếp theo, người Thái đã trở thành đối thủ chính của Kambuja.

     Jayavarman VIII (trị vì 1243-1295) kế nhiệm Indravarman II. Trái với các vua trước đó, Jayavarman VIII theo Ấn Độ giáo và là một người chống Phật giáo một cách kịch liệt. Ông đã cho phá hủy phần lớn các tượng Phật ở Đế quốc này (các nhà khảo cổ ước đoán có khoảng hơn 10.000, trong đó còn rất ít phế tích còn sót lại đến ngày nay) và cho chuyển các chùa Phật giáo thành đền thờ Ấn Độ giáo. Từ bên ngoài, Đế quốc Khmer đang bị quân Nguyên Mông của tướng Sagatu của Hốt Tất Liệt đe dọa. Ông ta đã tránh đụng độ với quân Mông Cổ (khi đó đã chiếm hết Trung Hoa) bằng cách cống nạp hàng năm cho nhà Nguyên. Triều đại của Jayavarman VIII kết thúc năm 1295 khi ông bị con rể là Srindravarman (trị vì 1295-1309) lật đổ. Vua mới là người theo Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravada), một trường phái của Phật giáo du nhập vào Đông Nam Á từ Sri Lanka và sau đó lan ra khắp khu vực.
Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #12 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2013, 09:52:49 pm »

Sự suy vong của Đế chế Khmer    

     Có rất ít tư liệu lịch sử về thời kỳ sau triều vua Srindravarman. Văn bản cuối cùng người ta biết được là một bia khắc từ năm 1327. Không có ngôi đền lớn nào được xây thêm. Các nhà sử học ngờ rằng có mối liên hệ giữa việc nhà vua theo Phật giáo Nam truyền (do đó không được xem là "devaraja" nữa) và việc không cần phải xây dựng các đền lớn cho devarajas hay để thờ các thần linh bảo vệ cho họ. Việc từ bỏ quan niệm devaraja cũng có thể dẫn đến sự đánh mất quyền lực của hoàng gia và do đó dẫn đến thiếu nhân công. Hệ thống thủy lợi cũng bị thoái hóa dẫn đến mùa màng thất bát do lũ lụt và hạn hán. Trong khi trước đó mỗi năm có 3 vụ lúa - điều này đã góp phần cốt yếu cho sự thịnh vượng và quyền lực của đế quốc Khmer - sự giảm sút mùa màng đã làm cho đế quốc này suy yếu thêm. Quốc gia lân bang phía tây của đế quốc này là Vương quốc Xiêm đầu tiên - Vương quốc Sukhothai, bị một vương quốc khác của người Thái (vương quốc Ayutthaya) đánh bại vào năm 1350. Sau năm 1352, người Thái đã mở nhiều cuộc tiến công vào đế quốc Khmer nhưng đều bị đánh bật. Cuối cùng, năm 1431, Ayutthaya đã chiếm được Angkor.

     Trung tâm của của vương quốc Khmer còn sót lại nằm ở phía nam, ở khu vực mà ngày nay là Phnôm Pênh. Tuy nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy Angkor không bị bỏ hoang. Một chi của các vua Khmer vẫn còn ở lại Angkor. Sự sụp đổ cuối cùng của Angkor vào thời ấy là sự chuyển đổi tầm quan trọng về kinh tế, và do đó là chính trị, khi Phnôm Pênh trở thành một trung tâm mậu dịch bên sông Mê Kông. Các công trình xây dựng tốn kém và các xung đột quyền lực trong nội bộ hoàng gia cũng đánh dấu chấm hết cho đế quốc Khmer.

     Sự hủy hoại sinh thái và hư hỏng hạ tầng cơ sở là một cách lý giải mới khác cho sự chấm dứt của đế quốc này. Dự án Đại Angkor tin rằng người Khmer đã có một hệ thống kênh rạch và hồ chứa phức tạp phục vụ cho mậu dịch, giao thông và thủy lợi. Các kênh được sử dụng để thu hoạch mùa màng và khi dân số tăng lên thì hệ thống kênh rạch bị cản trở dẫn đến thiếu nước và bị lũ lụt hoành hành. Để đáp ứng cho số dân tăng thêm, người ta đã chặt cây trên các ngọn đồi ở Kulen để lấy đất canh tác lúa. Đồi trọc làm cho kênh bị bồi lấp khi mưa to. Sự phá hủy hệ thống thủy lợi đã dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng khác.

     Có một số bằng chứng cho thấy Angkor được sử dụng lâu hơn. Dưới thời vua Barom Reachea I (trị vì 1566 - 1576), là vị vua đã tạm thời kế vị sau khi đã đẩy lùi quân Thái đã quay lại đóng đô ở Angkor trong một thời gian ngắn. Từ thế kỷ 17, đã có những văn bản khắc chạm cho thấy đã có các khu định cư của người Nhật dọc theo phần còn lại của Đế quốc Khmer. Câu chuyện nổi tiếng nhất là của Ukondafu Kazufusa, người đã ăn Tết Khmer ở đó vào năm 1632.

Đế chế Khmer suy tàn, đất nước Campuchia bước vào thời kỳ hậu Angkor với sự lấn át của Thái Lan ở phía Tây và Đại Việt ở phía Đông!
Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #13 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2013, 10:56:11 pm »

     Như vậy, Đất nước chùa Tháp đã thay đổi qua hàng chục thế kỷ, từ Thế kỷ I đến thế kỷ XVII. Từ buổi đầu lập nước đến khi suy tàn một đế chế, chúng ta cũng không thể không công nhận sự huy hoàng từ thủa dựng nước đầy máu, nước mắt, với những chiến trận liên miên; với bao mưu đồ tranh giành giữ - đoạt, giữa các dòng máu khác và cùng họ...đan xen ngoại xâm và nội chiến. Chiến trận và Dựng xây; Thủy lợi và Chùa chiền, Ấn Giáo và Phật Giáo; Đại thừa và Tiểu thừa...liên miên và tốn kém vô kể, hoành tráng, hùng tráng và bi thảm vô kể.

     Việc người Khmer ngày nay hiền hòa, chăm chỉ nhưng với lịch sử như vậy thì việc có những kẻ ngoại lệ tàn ác như Pôn Pốt, Iêng Sa - ry thì cũng không lạ.

     Với bề dày lịch sử đó, Dân tộc Khmer chưa bao giờ và cũng sẽ không bao giờ nô bộc cho một Dân tộc khác. Tôi tin là như vậy.

     Mặt khác, nhìn lại lịch sử, thêm rõ về các chiến tích, các di tích, các tàn tích từ xưa để lại, chúng ta thêm rõ về các di tích, di sản thế giới mà chúng ta chiêm ngưỡng: Ngày xưa, chiêm ngưỡng trong chiến trận, nay là du lịch và làm ăn tại đó.

Logged
baoleo
Trung tá
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #14 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2013, 08:01:06 am »

Bác thangbs cứ tiếp tục viết loạt bài về câu chuyên Cam-Pu-Chia đi bác.
Những bài của bác, như thêm một tư liệu để khảo cứu. Cũng rất hay mà.
Mõ baoleo  Grin
Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #15 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2013, 10:49:01 pm »

Thời kỳ hậu Angkor (1432-1863)

     Tính từ Năm 1431 là năm quân Ayutthaya chiếm kinh đô Angkor; chấm dứt  giai đoạn Đế quốc Khmer đến Năm 1863 là năm mở đầu thời kỳ thuộc địa của Pháp. Đặc trưng của giai đoạn này là những cuộc xung đột nội bộ tranh giành ngôi vua ở Campuchia, và nỗ lực của quốc gia này để tồn tại giữa hai đế quốc hùng mạnh của người Thái Lan ở phía Tây và người Việt ở phía Đông.

     Tuy quân Ayutthaya chiếm được và cướp phá kinh đô Angkor, nhưng người Khmer không dễ khuất phục. Họ đã kháng cự mãnh liệt. Vua Khmer lúc đó là Borommaracha II đã thành lập kinh đô mới, ban đầu ở Srei Santhor, rồi sau đó là Charktomok (Phnom Penh ngày nay). Vua xứ  Ayutthaya là Paramaraja II lập con trai mình là Indrapath làm vua Campuchia, nhưng ông này bị người Khmer ám sát . Cuộc kháng chiến chống quân Ayutthaya của người Khmer không ngừng nghỉ.

     Đến năm 1510, vua Srei Sokunbat đã giải phóng được gần hết các khu vực trung tâm của đế quốc Khmer xưa. Tuy nhiên, sau khi Ông ta qua đời, Campuchia đã rơi vào một cuộc nội chiến tranh giành ngôi vua giữa Ponhea Chan (xưng vương hiệu là Borommaracha III) và Sdech Kan (xưng là Chey Chettha Thirach). Chettha Thirach đóng đô ở Charktomok. Còn Borommaracha III lập đô ở Lovek (vào khoảng giữa Charktomok và góc phía Nam của hồ Tonle Sap. Kết cục của cuộc chiến là Borommaracha III thắng lợi.

     Những ghi chép của các nhà thám hiểm phương Tây tới Campuchia thời này đã cho thấy người Khmer là những chiến sĩ thiện chiến, đặc biệt là vua của họ rất hiếu chiến, sẵn sàng chiến đấu với ngoại bang. Campuchia khi đó vẫn thực sự là một cường quốc quân sự và không chịu làm chư hầu cho nước nào. Suốt 50 năm kể từ khi Campuchia tự giải phóng khỏi Ayutthaya, giữa hai nước vẫn tiến hành các cuộc tấn công qua lại.

     Những ghi chép này cũng mô tả kinh đô Lovek của Campuchia như một thành phố đông dân, thịnh vượng. Campuchia sản xuất nhiều gạo, thịt, rượu, cá khô. Các sản vật có giá hấp dẫn các thương gia ngoại quốc là đá quý, kim loại quý, lụa, bông, ngà voi, sừng tê giác, hương liệu, đồ sơn, và cả súc vật (voi). Thương gia Tây Ban Nha,Bồ Đào Nha, Trung Quốc, Mã Lai, Nhật Bản, A Rập đã lập thương điếm ở Lovek. Sự thịnh vượng của Campuchia khi đó đã hấp dẫn những kẻ thực dân phương Tây. Người Tây Ban Nha khi đó đã chiếm được Philippines vẫn kể về Campuchia như là một quốc gia quan trọng hàng đầu ở Viễn Đông xét về mặt thương mại. Do đó, khi vào năm 1593, vua Campuchia là Chey Chettha I (1586–1593)  đề nghị toàn quyền Philippines giúp mình đối phó với Ayutthaya. Vị toàn quyền người Tây Ban Nha đã phái 120 binh sĩ sang Campuchia giúp; nhưng khi đến nơi thì Lovek đã rơi vào tay người Thái.

     Năm 1593, Ayutthaya lần nữa đánh bại Campuchia, tàn phá Lovek. Người Thái bắt hàng nghìn thợ thủ công, học giả, nghệ sĩ và tu sĩ Khmer đem về kinh đô Ayutthaya, khiến cho Campuchia suy thoái nghiêm trọng. Từ đó, Campuchia trở thành một chư hầu của Ayutthaya suốt khoảng 30 năm, kinh đô đóng ở Srey Santhor (vị trí của huyện Srey Santhor, tỉnh Kampong Cham ngày nay) ở hữu ngạn sông Mê Công.

( Có lẽ thời kỳ đô hộ của người Thái này đã gây nỗi hận dân tộc của người Campuchia với người Thái đến ngày nay.)

     Ở phía Đông của Campuchia, người Việt chậm rãi nhưng vững chắc Nam tiến. Họ thôn tính dần và cuối cùng tiêu diệt Champa, quốc gia từng kình địch của Campuchia. Campuchia chịu thêm một sức ép lớn nữa từ Đại Việt, bên cạnh Ayutthaya. Trong khi đó, nội bộ Campuchia thường xuyên mâu thuẫn và có sự tranh giành ngôi báu. Các phe phái tranh chấp thường dựa vào sự chi viện của hoặc người Thái hoặc người Việt. Nhiều lần, quân đội Đại Việt và quân đội Ayutthaya thâm nhập Campuchia để đưa người mà mình ủng hộ lên ngôi, thậm chí giữa hai quân đội đã có giao chiến ngay tại Campuchia.

     Năm 1620, vua Chey Chettha II kết thân với nhà Nguyễn ở Việt Nam và lấy con gái của chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Chey Chettha II dời đô đến Oudong Meanchey. Những sự kiện này mở ra cơ hội cho người Việt bắt đầu thâm nhập đồng bằng châu thổ sông Mê Công vốn thuộc Campuchia. Vào khoảng năm 1623, Chey Chettha II cho phép nhà Nguyễn mở một đồn thu thuế ở Prey Nokor ( vị trí thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhưng gần thành phố Hồ Chí Minh ngày nay).

    Năm 1658, vua Campuchia là Ramathibodey I (húy là Ang Chan, sách Đại Nam thực lục gọi là Nặc Ông Chân ) dẫn quân đánh nhà Nguyễn nhằm thu hồi lại Prey Nokor (Việt Nam gọi là Mô Xoài), nhưng bị quân nhà Nguyễn bắt được. Sau việc này, Campuchia chấp nhận làm chư hầu, cống nạp cho chúa Nguyễn. Đại Việt càng có cơ hội tiến vào lãnh thổ Campuchia.

     Đến cuối thế kỷ 17, Khoảng 16 năm sau, Campuchia lại có tranh chấp ngôi vua. Vua Keao Fa II (húy là Ang Chee, sách Đại Nam thực lục gọi là Nặc Nộn ) bị em là Ang Su (Nặc Ô Đài) làm phản, kêu quân Ayutthaya vào giúp. Keao Fa II chạy sang Đại Việt nhờ chúa Nguyễn giúp. Quân Đại Việt sang giết đựoc Ang Su, nhưng chia Campuchia làm hai nửa. Nửa phía Đông do Keao Fa II làm vua với sự hậu thuẫn của chúa Nguyễn, đóng đô ở vị trí vào khoảng thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Nửa phía Tây do Chey Chettha IV (Nặc Thu) làm vua. Chúa Nguyễn cho lập quân đồn, danh nghĩa để bảo vệ Keao Fa II, nhưng thực chất là để bảo vệ người Việt vào khai khẩn, buôn bán. Năm 1679, chúa Nguyễn bận đối phó với chúa Trịnh, nên đã tạo điều kiện cho khoảng 3 nghìn người nhà Minh chạy nạn vào khai khẩn ở nơi nay là Mỹ Tho. Về thực chất, vùng châu thổ sông Mê Công vốn thuộc Campuchia đã bị nhà Nguyễn kiểm soát.
Những năm cuối của thế kỷ 17, khi chúa Nguyễn cho lập phủ Gia Định và một số đơn vị hành chính khác của Đại Việt xung quanh, Chey Chettha IV nổi giận chống lại nhưng thất bại.

     Sau khi Chey Chettha IV, con là Ramathibodey II (húy là Ang Yong, Việt Nam gọi là Nặc Thâm) lên nối ngôi. Ramathibodey II nhờ Ayutthaya giúp mình chống lại Ang Em (con của Keao Fa II và là con rể của Chey Chettha IV, sau thành vua Keao Fa III, Việt Nam gọi là Nặc Yêm). Việc này dẫn tới cuộc xung đột giữa quân Đại Việt và quân Ayutthaya. Nửa đầu thế kỷ 18 chính là thời kỳ Đại Việt và Ayutthaya can thiệp sâu vào chính sự của Campuchia, tìm cách đưa người của mình làm vua Campuchia.

     Năm 1776, Ayutthaya diệt vong bởi Myanma (triều Konbaung), nhưng đã nhanh chóng giành lại được độc lập. Vua Thái mới là Taksin và sau đó là các vua triều Chakri liên tục tìm cách duy trì ảnh hưởng của mình ở Campuchia, dẫn tới xung đột với Đại Việt ở mức độ cao hơn. Một phần lãnh thổ phía cực Bắc của Campuchia bị người Thái chiếm vĩnh viễn.

     Xung đột kéo dài giữa Đại Nam và Xiêm vì Campuchia leo thang tới đỉnh cao vào khoảng giữa thế kỷ 19. Sau đó, một hiệp ước giữa 3 nước đã đạt được, theo đó Campuchia sẽ chịu sự bảo hộ chung của hai nước láng giềng. Tuy nhiên trên thực tế vua Hariharak Ramaisarah đã tìm đến Pháp để thoát khỏi sự chi phối của cả Đại Nam lẫn Xiêm La.

Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #16 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2013, 11:01:41 pm »

Thời thuộc Pháp (1863-1953)

     Năm 1863 vua Norodom ký một hiệp ước với Pháp để thành lập một chính quyền bảo hộ trên toàn vương quốc. Dần dần đất nước này rơi vào quyền cai trị thuộc địa của Pháp trong Liên bang Đông Dương gồm năm kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ, Ai lao và Cam bốt.

     Trong Thế chiến thứ hai, Nhật Bản cho phép Chính phủ Vichy của Pháp tiếp tục cai quản Campuchia và các lãnh thổ Đông Dương khác, nhưng họ cũng nuôi dưỡng chủ nghĩa quốc gia Khmer. Campuchia lại được hưởng một thời kỳ độc lập ngắn năm1945 trước khi quân Đồng Minh tái lập quyền kiểm soát của Pháp. Vua Norodom Sihanouk, người từng được Pháp lựa chọn để kế vị vua Monivong năm1941, nhanh chóng chiếm lấy vị trí chính trị trung tâm khi ông tìm cách trung lập hoá những người cánh tả và những đối thủ cộng hoà và cố gắng đàm phán những điều kiện có thể chấp nhận được để giành lấy độc lập từ tay người Pháp. “Cuộc thập tự chinh giành độc lập” của Sihanouk dẫn tới việc người Pháp miễn cưỡng bằng lòng trao lại chủ quyền cho ông. Một thoả thuận từng phần được đưa ra tháng 10 năm 1953. Sau đó Sihanouk tuyên bố rằng công việc đòi độc lập đã hoàn thành và thắng lợi trở về Nam Vang.

Như vậy Đức vua Sihanouk là người Khai sinh ra Nhà nước Campuchia độc lập. Các con đường lớn nhất của Thủ đô PhnomPenh ngay nay đều mang tên Ông, Cha và bản thân Đức Vua Sihanouk là đường Preah Norodom ( Mang tên Vua Ông của Vua Sihanouk ) , đường Preah Monivong (Vua Cha của Vua Sihanouk), đường Preah Sihanuok...
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2013, 12:36:41 am »

Tiếp đi bác Thắng. Hỗm rày tôi vẫn vào xem sử Campuchia do bác viết nhưng không dám bình luận vì có rành sử Cam đâu mà bình. Tuy nhiên về mặt kiến thức thì tôi từng biết là như vậy, nay có dịp đọc cặn kẽ hơn.
Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #18 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2013, 09:15:46 am »

Cám ơn anh H3,

Thưa các anh chị, tiền nhân đã dạy: Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng. Chúng ta chẳng muốn đánh ai cả, song muốn làm bạn với ai thì cũng nên hiểu rõ về họ càng nhiều càng tốt, phải không ah.

Tôi tổng hợp tin về sử Campuchia từ các nguồn Wikipedia, các báo trong và ngoài nước, ngõ hầu cung cấp được phần thông tin nào đó về lịch sự Campuchia trước khi xin kể câu chuyện của mình thôi ah.

Rất mừng khi được anh động viên ah.
Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2013, 09:32:30 am »

Sau độc lập (từ 1954)

     Những nỗ lực của Việt Minh trong Kháng chiến chống Pháp đã đem lại kết quả. Theo Hiệp định Genève, Việt Minh đang đóng trên lãnh thổ của Campuchia tập kết ra Bắc Việt Nam, quân Pháp phải rút khỏi Đông Dương. Chính quyền do Sihanouk xây dựng một Campuchia độc lập, thân thiện với Bắc Việt Nam.

     Trung lập là yếu tố cơ bản của chính sách đối ngoại Campuchia trong thập niên 1950 và thập niên 1960. Trong những năm này, ở Việt Nam từng có một bài báo mang tên : Trung lập là vô đạo đức, , để phản đối thái đọ ơm ờ này, nhưng trung lập là một tiêu chí theo đuổi để Đất nước Campuchia tìm kiếm hòa bình, nhưng cháy cả làng, liệu có nhà ai thoát!

     Chính phủ Campuchia xây dựng một quan hệ tốt đẹp với khối xã hội chủ nghĩa, nhận viện trợ to lớn từ Liên Xô và Trung Quốc, ở Phnompenh ngày nay vẫn còn một di tích của sự giúp đỡ này: Dãy nhà lắp ghép do Liên Xô xây dựng ở đầu đường Sothearos giao đường 294; Và tất nhiên có sự giúp đỡ to lớn quân Giải phóng Việt Nam. Tới giữa thập niên 1960, nhiều phần tại các tỉnh phía đông Campuchia được dùng làm những căn cứ cho quân đội Bắc Việt Nam và các lực lượng Việt Cộng hoạt động chống lại Nam Việt Nam, cảng Sihanoukville được xây dựng và sử dụng để tiếp tế cho họ. Song song với việc đó là hàng hóa từ Hạ Lào qua đông bắc Campuchia vào Việt Nam. Campuchia trở thành mắt xích quan trọng của các tuyến Đường mòn Hồ Chí Minh, trước năm 1970, phần lớn hàng hóa được chuyển qua đây.

     Khi các hoạt động của Bắc Việt Nam tăng lên, Hoa Kỳ và Nam Việt Nam bắt đầu lo ngại, và vào năm 1969, Hoa Kỳ bắt đầu một chiến dịch ném bom rải thảm dài mười bốn tháng nhắm vào các cơ sở của Bắc Việt Nam và Việt Cộng khiến nước này rơi vào tình trạng bất ổn định. Hoa Kỳ tuyên bố rằng chiến dịch ném bom chỉ diễn ra ở vùng không lớn hơn mười, và sau này là hai mươi, dặm bên trong biên giới Campuchia, các vùng nơi có dân Campuchia sinh sống đã được Bắc Việt Nam di tản. Những cuộc ném bom này dã man và vô cớ, tọa độ và là tiền đề của câu chuyện tiếu lâm nổi tiếng thế giới: Cứ khi nào Tổng thống Mỹ không được vợ cho bụp là sáng ra lệnh ném bom Campuchia.

     Những cuộc ném bom này gây ra thương vong rất lớn cho dân Campuchia, vốn không quen với chiến tranh như dân Việt Nam. Hoàn toàn không có việc sơ tán dân như tuyên bố, đơn giản vì quân Mỹ và Nam Việt Nam không đến những vùng bị ném bom, được cho là còn quân Bắc Việt Nam và các lực lượng Việt Cộng.

     Trong suốt thập niên 1960, chính trị trong nước Campuchia bị chia rẽ. Chống đối nổi lên bên trong tầng lớp trung lưu và cánh tả gồm cả những lãnh đạo từng được đào tạo ở Pháp như Son Sen,Ieng Sary và Saloth Sar (sau này được gọi là Pol Pot); những người này đã lãnh đạo một cuộc nổi dậy dưới sự lãnh đạo bí mật của Đảng Cộng sản Kampuchea. Sihanouk gọi những người nổi dậy đó là Khmer Rouge, hay "Khmer Đỏ". Nhưng cuộc bầu cử quốc hội năm 1966 cho thấy cánh tả được ủng hộ nhiều hơn, và tướng Lon Nol đã lập ra một chính phủ, tồn tại tới tận năm 1967. Trong giai đoạn 1968 và 1969, cuộc nổi dậy ngày càng tồi tệ. Tháng 8 năm 1969, tướng Lon Nol lập ra một chính phủ mới. Nhà vua Sihanouk đi ra nước ngoài để chăm sóc sức khoẻ từ tháng 1 năm 1970.

Campuchia bị lôi kéo vào Chiến tranh Việt Nam.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM