Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:05:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện ở Campuchia  (Đọc 40865 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« vào lúc: 12 Tháng Tám, 2013, 08:02:53 am »

Lời nói đầu:
Đất nước Campuchia, láng giềng gắn bó lâu đời ngày nay đang trên đà phát triển và đã đạt được những bước tiến đáng kể. Quen đấy, nhưng cũng rất lạ với đa phần người Việt Nam, huyền bí Ăng- ko, giàu có Biển Hồ, những nụ cười Áp-sa-ra hồn hậu và những câu chuyện truyền kỳ về xứ Chùa Tháp đầy mâu thuẫn giữa hiền lương và tàn ác…luôn lẩn quất hàng ngày trong cuộc sống của người dân Việt, đặ biệt là phía Nam Việt Nam.
Trong dịp theo anh bạn già đi đầu tư, xây dựng một Bệnh viện tại Thủ đô PhnomPenh, tôi đã có những tháng ngày lăn lộn và thêm hiểu hơn về cuộc sống Campuchia ngày nay, viết những dòng này, những ấn tượng Campuchia trong tôi vẫn nóng hổi.
Với bao bỡ ngỡ và có chút phấp phỏng, thêm nữa ước muốn thăm nơi bao người bạn tôi đã đến, đã sống, chiến đấu; ở lại và nằm lại xứ này, tôi đã đến và đã thực sự cảm nhận được đất nước tươi đẹp này, hiểu thêm về những con người cần mẫn và dành những tình cảm trân trọng cho người anh em truyền thống . Xứ sở Campuchia với phần lịch sử đan xen hào hùng, bi tráng của cả hai Dân tộc: Việt và Khơ me, những điều tốt xấu luôn được mặc định và dù có bao nhiêu cố gắng của nhà cầm quyền hai nước đi nữa cũng không xóa sạch được những định kiến nhiều đời nay truyền lại.
Giờ đây ngồi viết những dòng đúng đúng, sai sai này chỉ dựa trên những gì mà mình trực tiếp kinh qua. Kế chuyện ở Campuchia, kể chuyện một cựu chiến binh đi làm kinh tế, hay đúng hơn là sa vào thương trường, sa vào chiến trường không tiếng súng nhưng khốc liệt không kém. Rất mong được cung cấp thông tin mình biết và được bổ sung kịp thời.
Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #1 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2013, 08:37:15 am »

Giới thiệu nhanh về đất nước Campuchia:
Đất nước Campuchia có tên chính thức là Vương quốc Campuchia (The Kingdom of Cambodia). Là một trong số ít đất nước Quân chủ lập hiến còn tồn tại đến ngày nay. Đất nước có Đức vua là lãnh đạo cao nhất thông qua tất cả các quyết định lập pháp; việc hành pháp do Chính phủ trung ương đứng đầu là Thủ tướng, hiện nay là Thủ tướng Hun sen, người đã giữ chức vụ này từ 01/1985. Ngoài ra, Vua sãi là Cha tâm linh của Dân tộc, người duy nhất mà Đức vua cũng phải cúi đầu.

Diện tích 181.035,0 km2, dân số 14.388.910 người( thống kê 10/2010) chưa kể vãng lai.

Thủ đô là PhnomPenh,gồm 23 tỉnh và 1 thành phố là thủ đô PhnomPenh.

Ngôn ngữ chính là tiếng Khmer, tiếng Pháp, tiếng Anh tương đối thông dụng, tiếng Trung, tiếng Việt khá phổ biến.

Tôn giáo là Phật giáo ( Tiểu thừa) chiếm 95% và được coi là Quốc đạo, đạo Hồi và đạo Thiên chúa chiếm 5%.

Thời tiết: Khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với hai mùa khác biệt, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5, còn lại là mùa mưa. Nhiệt độ dao động từ 21 đến 35 độ C. Tháng 1 mát nhất, tháng 3,4 nóng nhất trong năm.

Quốc khánh 09/11/1953 , đó là ngày Pháp trao trả Độc lập cho Campuchia. Ngoài ngày Quốc khánh, với cực kỳ nhiều lễ tết, Campuchia xứng đáng là đất nước của lễ hội, điều này là một điều đáng lưu ý khi làm ăn ở Campuchia, vì có một ngày người lao động nghỉ sạch, hỏi ra mới biết, họ nghỉ để đi lễ hay tham gia hội hè đâu đó.

Tiền tệ: Đồng Riel, 1 USD# 4.050 riel ( nói thêm là chính phủ đã duy trì tỷ giá này lâu lắm rồi).

Tài nguyên chính là rừng, nước và khoáng sản, rừng chiếm khoảng 70% diện tích, nhưng cũng như ở Việt Nam, nghe đâu cũng hoàn thành nhiệm vụ phá rừng rồi thì phải; khoảng 20% diện tích là lưu vực sông Mekong và Tonle sap rất màu mỡ. Khoáng sản có đá quý, sắt, mangan, bô xít, dầu mỏ...

Phong tục tập quán: Theo truyền thống, gần như gia đình Campuchia theo chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng, có thể là chủ gia đình. Người Campuchia sống kín đáo, giản dị và nhã nhặn, rất thích vui chơi ca hát và nhẩy múa. Sư sãi và người già được tôn trọng, gặp nhau hay chào hỏi theo lối nhà Phật,  chắp tay và vái ngay trước mặt, tay giơ càng cao trên đầu bao nhiêu thì càng kính trọng bấy nhiêu. Giao tiếp hàng ngày thì bắt tay thông thường. Người Camp kiêng xoa đầu, bước qua đầu người khác là điều tối kỵ.
Người Campuchia theo đạo Phật tin vào cái chết và có suộc sống sau khi chết và có sự đầu thai.
Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #2 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2013, 08:48:58 am »

Đi Campuchia:

Để đi PhnomPenh, thực rẻ tiền và dễ. Hàng ngày có hàng chục chuyến xe từ Tp Hồ Chí Minh đi Mộc Bài sang Bà Vẹt, tới PhnomPenh và tỏa đi khắp đất nước Campuchia. Với giá vé dao động từ 7,8 - 10 - 12 USD cho một hành khách, ai đi cũng được. Giàu thì đi xe xịn 12 USD, có nước uống, có cơm ăn và tiêu tiểu trên xe; vừa thì 10 USD, có nước uống, có chỗ nghỉ chân và nghe nhạc Việt – Khơme miễn phí; nghèo thì 8 USD, có nước uống, có nơi gà gật và chờ người thân ra đón. Nghe đâu có cả xe dù, chỉ 6,7 USD một khách, Sài Gòn- PhnomPenh, cả chuyến đi chỉ là di chuyển, đến đích là nhu cầu chủ đạo.

Đi xe mang biển số Việt thì chậm rãi, đúng tốc độ quy định, vừa chậm, vừa tức vừa mệt mỏi cho những ai say xe hay vội công việc. Nhưng an toàn hơn là cái chắc.
Đi xe của các hãng xe mang biển Camp, chạy tốc hành, đôi khi chấp tất, nhanh hơn được khoảng 40 – 60 phút cho một chuyến cùng xuất phát. Nhưng đôi khi tai nạn cũng phiền hà hơn chút.

Ngoài ra, dân khá giả đi xe riêng tới Mộc Bài chuyển chuyến hoặc ghê hơn thì xin quá cảnh sang đất bạn ngao du.

Việc đi tàu bay chỉ áp dụng cho khách du lịch hay Ông chủ lớn. Tuy vậy, với chưa tới 200 km đường chim bay, thời gian bay chỉ 25 – 30 phút từ Tân Sơn Nhất đến Pochentong và gần 2 giờ làm thủ tục và chờ đợi, nhiều người vẫn thích đi đường bộ hơn.

Để từ Việt Nam sang Campuchia có nhiều cửa khẩu,theo thống kê như sau:
Lệ Thanh/ Oyadao: thuộc tỉnh Gia Lai; Hoa Lư/ Trapeang Sre: Bình Phước; Xa Mát/ Trapeang Phlong Pir: Tây Ninh; Mộc Bài/ Bavet: Tây Ninh; Dinh Bà/ Bon Tia Chak Cray: Đồng Tháp; Thường Phước/ Kaoh Roka: Đồng Tháp; Vĩnh Xương/ Khaorm Samnor: An Giang ; Xuân Tô/ Phnom Den: An Giang; Xà Xía/ Lok: Kiên Giang; Bình Hiệp/ BrâyVo: Long An.

Hai nước Việt Nam và Campuchia đã có Hiệp định miễn thị thực nhập cảnh cho công dân hai nước mang hộ chiếu phổ thông; cho phép công dân hai nước qua lại và được cấp thị thực nhập/xuất cảnh tại các cửa khẩu Quốc tế. Thực quá dễ nếu bạn đi xe đò, phụ xe sẽ lo hết các thủ tục cho bạn, việc của bạn là chờ nghe đọc tên và cầm hộ chiếu cá nhân đi tiếp. Nghe đồn, lệ phí mỗi khách, nhà xe mất 10 nghìn đồng Việt Nam cho việc cộp dấu thị thực này.

Thời gian đi từ Tp Hồ Chí Minh đến PhnomPenh mất từ 4,5 – 5- 6 giờ đồng hồ, tùy chuyến xe và hãng xe. Chia như sau: Từ Sài gòn đến Củ Chi: 1 giờ, đến 1 giờ rưỡi tùy hên xui có kẹt xe hay không; từ Củ Chi đến Mộc Bài khoảng 1 giờ; ½ giờ cho làm thủ tục xuất/ nhập cảnh; 1 giờ đến 1 giờ rưỡi cho chặng đường từ Bà Vẹt tới Nếch Lương, nửa tiếng qua phà và 1 giờ tới PhnomPenh. Nói chung, từ Bà Vẹt tới PhnomPenh và ngược lại, khoảng trên 150 km đường đi mất chừng 2 giờ đồng hồ; 80 km từ Sài Gòn đi Mộc Bài và ngược lại mất từ 2 đến 3 giờ tùy hãng xe; 30 phút cho xuất nhập cảnh là chúng ta tới bến, hết tiền, thanh lý vé và xuống xe chào bác tài em ngược.

Logged
SVNMARINESVN
Thành viên
*
Bài viết: 235


KHÔNG ĐỂ MẤT MỘT TẤC ĐẤT CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI


« Trả lời #3 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2013, 02:10:35 pm »

Đi Campuchia:

Để đi PhnomPenh, thực rẻ tiền và dễ. Hàng ngày có hàng chục chuyến xe từ Tp Hồ Chí Minh đi Mộc Bài sang Bà Vẹt, tới PhnomPenh và tỏa đi khắp đất nước Campuchia. Với giá vé dao động từ 7,8 - 10 - 12 USD cho một hành khách, ai đi cũng được. Giàu thì đi xe xịn 12 USD, có nước uống, có cơm ăn và tiêu tiểu trên xe; vừa thì 10 USD, có nước uống, có chỗ nghỉ chân và nghe nhạc Việt – Khơme miễn phí; nghèo thì 8 USD, có nước uống, có nơi gà gật và chờ người thân ra đón. Nghe đâu có cả xe dù, chỉ 6,7 USD một khách, Sài Gòn- PhnomPenh, cả chuyến đi chỉ là di chuyển, đến đích là nhu cầu chủ đạo.

Đi xe mang biển số Việt thì chậm rãi, đúng tốc độ quy định, vừa chậm, vừa tức vừa mệt mỏi cho những ai say xe hay vội công việc. Nhưng an toàn hơn là cái chắc.
Đi xe của các hãng xe mang biển Camp, chạy tốc hành, đôi khi chấp tất, nhanh hơn được khoảng 40 – 60 phút cho một chuyến cùng xuất phát. Nhưng đôi khi tai nạn cũng phiền hà hơn chút.

Ngoài ra, dân khá giả đi xe riêng tới Mộc Bài chuyển chuyến hoặc ghê hơn thì xin quá cảnh sang đất bạn ngao du.

Việc đi tàu bay chỉ áp dụng cho khách du lịch hay Ông chủ lớn. Tuy vậy, với chưa tới 200 km đường chim bay, thời gian bay chỉ 25 – 30 phút từ Tân Sơn Nhất đến Pochentong và gần 2 giờ làm thủ tục và chờ đợi, nhiều người vẫn thích đi đường bộ hơn.

Để từ Việt Nam sang Campuchia có nhiều cửa khẩu,theo thống kê như sau:
Lệ Thanh/ Oyadao: thuộc tỉnh Gia Lai; Hoa Lư/ Trapeang Sre: Bình Phước; Xa Mát/ Trapeang Phlong Pir: Tây Ninh; Mộc Bài/ Bavet: Tây Ninh; Dinh Bà/ Bon Tia Chak Cray: Đồng Tháp; Thường Phước/ Kaoh Roka: Đồng Tháp; Vĩnh Xương/ Khaorm Samnor: An Giang ; Xuân Tô/ Phnom Den: An Giang; Xà Xía/ Lok: Kiên Giang; Bình Hiệp/ BrâyVo: Long An.

Hai nước Việt Nam và Campuchia đã có Hiệp định miễn thị thực nhập cảnh cho công dân hai nước mang hộ chiếu phổ thông; cho phép công dân hai nước qua lại và được cấp thị thực nhập/xuất cảnh tại các cửa khẩu Quốc tế. Thực quá dễ nếu bạn đi xe đò, phụ xe sẽ lo hết các thủ tục cho bạn, việc của bạn là chờ nghe đọc tên và cầm hộ chiếu cá nhân đi tiếp. Nghe đồn, lệ phí mỗi khách, nhà xe mất 10 nghìn đồng Việt Nam cho việc cộp dấu thị thực này.

Thời gian đi từ Tp Hồ Chí Minh đến PhnomPenh mất từ 4,5 – 5- 6 giờ đồng hồ, tùy chuyến xe và hãng xe. Chia như sau: Từ Sài gòn đến Củ Chi: 1 giờ, đến 1 giờ rưỡi tùy hên xui có kẹt xe hay không; từ Củ Chi đến Mộc Bài khoảng 1 giờ; ½ giờ cho làm thủ tục xuất/ nhập cảnh; 1 giờ đến 1 giờ rưỡi cho chặng đường từ Bà Vẹt tới Nếch Lương, nửa tiếng qua phà và 1 giờ tới PhnomPenh. Nói chung, từ Bà Vẹt tới PhnomPenh và ngược lại, khoảng trên 150 km đường đi mất chừng 2 giờ đồng hồ; 80 km từ Sài Gòn đi Mộc Bài và ngược lại mất từ 2 đến 3 giờ tùy hãng xe; 30 phút cho xuất nhập cảnh là chúng ta tới bến, hết tiền, thanh lý vé và xuống xe chào bác tài em ngược.


.. Hì.. Chỗ này Anh có lầm chăng?.. Xà Xía/ Lok[/b]: Kiên Giang
Phải gọi là: PreyChas-Hà Tiên chứ? Cửa khẩu này đi từ Huyện KamPongTrach thuộc Tỉnh KamPos giáp với Kiên Giang bên mình
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #4 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2013, 02:53:47 pm »


    Chào bạn thangbs.
    Mừng bạn mới xây nhà mới.
    Tôi chiến đấu ở CPC những năm 1977-1981. Vì chủ yếu lo chiến đấu không có điều kiện nhìn nhận bao quát hết đất nước, con người CPC như bạn. Không biết bạn ở đó có lâu không nhưng bạn có cách đánh giá khái quát đất nước CPC một cách khá chuẩn. Tôi phục bạn.
    Vấn đề CPC hiện nay sau bầu cử đang rất phức tạp. Tôi không có được nhiều thông tin, chỉ qua đài, tivi nên bập bỏm, không chính xác. Nếu bạn có nhiều thông tin mong bạn đưa lên trang chúng tôi đọc và hiểu thêm. Tôi đang theo giõi thái độ của Sam Rainsy chủ tịch đảng đối lập. Theo quan điểm của tôi có lẽ nó là một tên phản động thì đúng hơn?
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #5 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2013, 12:18:53 am »


Tôi ủng hộ đề nghị của bác vanthang341ht!

Nhân vật này thực sự khó hiểu. Trưởng thành trong môi trường chính khách. Bản thân ông ta cũng là chính khách không còn non trẻ, vậy mà phát ngôn của ông ta rất...bạt mạng. Không xứng tầm chính trị gia, ví dụ ông ta trả lời trên truyền hình gần đây: “Đảng của chúng tôi ủng hộ Trung Quốc trong việc bảo vệ toàn bộ lãnh thổ của các bạn. Tất cả mọi hòn đảo do Trung Quốc bảo vệ là lãnh thổ của Trung Quốc. Chúng tôi lên án bất cứ hành động xâm lược nào. Những hòn đảo ấy là của Trung Quốc và chỉ thuộc về Trung Quốc mà thôi"

Bác thangbs có thể cho biết sơ qua về đảng của ông ta, đánh giá chung của dân K về "ngôi sao" chính trị này. Tất nhiên chỉ ở mức tương đối thôi, theo hiểu biết của cá nhân bác. Chứ theo bài bản thì... tốn nhiều công, nhiều xiền lắm. Grin
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #6 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2013, 07:23:18 pm »

Đôi lời tâm sự và xin phép:
Tôi có công chuyện, chưa viết tiếp được Chuyện ở Campuchia.
Hôm nay, xin phép Ban Quản trị và các anh, chị em CCB cho phép kể tiếp Chuyện ở Campuchia.
Trước hết, xin phép được tóm lược lịch sử của Vương quốc Campuchia qua các thời kỳ. Có rõ lịch sử của họ, chúng ta hiểu hơn về nhưng niềm tự hào, nỗi hoài cổ về một Đế chế hùng mạnh hạng nhất hay nỗi hận thù của Người Campuchia với người Thái, Người Việt, những người đang được những kẻ kích động coi là những kẻ chiếm đất của họ; hay tình cảm của họ với người Trung Hoa, những người mà họ được coi là phiên bang của Trung Hoa một thời xa xưa...

Tài liệu được tổng hợp từ nhiều nguồn, những lời bình tôi xin được viết nghiêng.

Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #7 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2013, 07:27:55 pm »

Lịch sử vắn tắt Vương quốc Campuchia
Người Campuchia rất tự hào là hậu duệ của Vương quốc Khmer. Để hiểu rõ về đất nước Campuchia ngày nay, chúng ta cũng nên xem lại Lịch sử của họ.

Tóm tắt lịch sử của Vương quốc Campuchia:
Phù Nam (1-630)

Theo Khang thịnh sứ giả của Ngô Tôn Quyền thời Tam Quốc chép trong sách Phù Nam thổ tục thì ông vua đầu tiên của nước Phù Nam, có lẽ là một quí tộc người Ấn Độ hay là một tăng lữ Bà-la-môn tên là Hỗn Điền. Một số học giả phương Tây cho rằng truyền thuyết Hỗn Điền là dị bản của truyền thuyết Ấn Độ về Kaundinya.
Vương triều của Kaundinya tồn tại khoảng hơn 150 năm, trải qua 3 đời vua. Các thư tịch cổ của Trung Quốc phiên âm tên 3 vị vua này là Hỗn Điền, Hỗn Bàn (127-217), và Hỗn Bàn Bàn (217-220).
Ngô Văn Doanh (2009) dẫn Lương thư cho biết rằng quốc vương cuối cùng của vương triều Kaundinya làm vua được 3 năm thì mất. Một vị tướng của Phù Nam mà Lương thư của Trung Quốc phiên âm là Phạm Mạn lên làm vua, lập ra vương triều họ Phạm. Theo Lương thư, làm vua được 3 năm thì Phạm Mạn mất. Con ông là Phạm Kinh Sinh nối ngôi, làm vua được khoảng 5 năm, đến năm 245 thì bị người anh họ tên Phạm Chiên giết chết để đoạt ngôi. Một người con khác của Phạm Mạn là Phạm Trường đã nổi dậy lật đổ được Phạm Chiên, nhưng cũng lập tức bị tướng của Chiên là Phạm Tầm giết. Phạm Tầm lên làm vua. Phù Nam dưới vương triều họ Phạm trở nên hùng mạnh. Phạm Mạn đã đem quân đi chinh phạt được tới hơn 10 nước, mở rộng đáng kể lãnh thổ. Phạm Chiên đã thúc đẩy quan hệ ngoại giao với Ấn Độ. Còn Phạm Tầm đã thúc đẩy quan hệ ngoại giao với nhà Tấn ở Trung Quốc. Người Phù Nam đã có chữ viết, kiểu chữ viết có nguồn gốc Ấn Độ.
Cho đến giờ chưa phát hiện được tư liệu nào nói về thời kỳ tiếp sau Phạm Tầm. Các nhà khoa học cho rằng vào khoảng giữa thế kỷ 4, quyền cai trị Phù Nam một lần nữa lại vào tay người Ấn Độ. Lương thư và Tấn thư có nhắc tới một người là Thiên Trúc Thiên Đàn đã triều cống Mục Đế. Các nhà khoa học sau này cho đó là người Ấn Độ tên là Chandan hoặc Chandana.
Đến đầu hoặc giữa thế kỷ 5, vẫn là người Ấn Độ nắm quyền cai trị Phù Nam. Lương thư cho biết một người Thiên Trúc là Kiều Chân Như mà các nhà khoa học sau này cho rằng đó có thể là một người Brahman Ấn Độ cũng lại tên là Kaudinya đã thay đổi chế độ nhà nước Phù Nam sang theo kiểu Ấn Độ.Kiều Chân Như ở ngôi khoảng năm 470 đến 514, tự xưng là Người bảo vệ thánh kinh Vê đa. Vào thời kỳ này, nhiều thương gia Phù Nam sang buôn bán ở Quảng Châu (Trung Quốc).
Khi Kaundinya mất, con là Sri Indravarman (Lương thư phiên âm là Tri Lê Đà Bạt Ma) lên thay, và đã cho sứ sang triều cống Tống Văn Đế (nhà Lưu Tống) vào những năm 438, 453 và 438. Cũng theo Lương thư, thì năm 431-432, nước Lâm Ấp muốn đánh Giao Châu của người Việt, nên có nên yêu cầu vua Phù Nam giúp sức, nhưng Phù Nam đã từ chối.
Khi Sri Indravarman mất, người nối ngôi là Jayavarman (Lương thư phiên âm là Đồ Tà Bạt Ma). Jayavarman đã phái một nhà sư Ấn Độ tên Nagasena đem lễ vật sang tặng vua Nam Tề năm 484, và yêu cầu nhà vua giúp mình đánh Lâm Ấp nhưng bị từ chối khéo. Các nhà khoa học đã phát hiện bia ký viết bằng chữ Sanskrit cho hay dưới thời Jayavarman, Phù Nam đã xây dựng nhiều công trình thủy lợi, biến nhiều vùng đầm lầy rộng lớn ở hạ lưu sông Mê Kông thành những vùng đồng bằng phì nhiêu, trù phú. Năm 514, Jayavarman mất.
Kế vị ngôi là Rudravarman (Lương thư phiên âm là Lưu Đà Bạt Ma), con cả của Jayavarman. Đây là ông vua cuối cùng của Phù Nam. Vào năm 517 và 539, nhà vua đều có sai sứ sang Trung Quốc triều cống.
Giữa thế kỷ 5, Chân Lạp nổi lên, chiếm thành Đặc Mục kinh đô của Phù Nam, hợp nhất lãnh thổ Phù Nam với Chân Lạp. Nhà vua Phù Nam phải bỏ chạy và lập triều đình lưu vong tại Na Phất Na (vùng Angkor Borei). Phù Nam diệt vong.

Chân Lạp (550-802)

Sách Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam (tr. 20) viết:
   Sau một thời rực rỡ, đế quốc Phù Nam bắt đầu suy thoái vào cuối thế kỷ thứ 6. Nước Cát Miệt, một thuộc quốc của Phù Nam, đến thế kỷ này đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập và hùng mạnh. Nhân sự suy yếu của Phù Nam, Chân Lạp đã tấn công & chiếm lấy một phần lãnh thổ (tương đương với vùng đất Nam Bộ mà sau này Việt Nam chiếm được từ Chân Lạp) của đế chế này vào đầu thế kỷ 7...
Sách Tùy thư chép tương tự:
   Nước Chân Lạp ở về phía Tây Nam nước Lâm Ấp, nguyên là một chư hầu của Phù Nam. Vua nước ấy là Ksatriya Citrasena đánh chiếm và tiêu diệt Phù Nam.[12]
Sách Tân Đường thư do Âu Dương Tu & Tống Ký biên soạn cũng đã cho biết đầu niên hiệu Trinh Quán nhà Đường (627-649); trong nước Phù Nam có thay đổi lớn. Nhà vua đóng đô ở thành Đặc Mục, thình lình bị nước Chân Lạp đánh chiếm, phải chạy trốn về Na Phất Na.
   Căn cứ năm 627, sứ giả Phù Nam còn đến tiến cống nhà Đường, nên có thể suy ra nước Phù Nam bị tiêu diệt phải sau năm này.
Sau khi Chân Lạp đánh bại Phù Nam, trong sách Trung Quốc đã xuất hiện tên gọi Thủy Chân Lạp để chỉ phần lãnh thổ Phù Nam trên vùng đất Nam Bộ (Việt Nam); và cũng để phân biệt với vùng đất Lục Chân Lạp, tức là vùng đất gốc của Vương quốc Chân Lạp.
   Mặc dầu chiếm đoạt được, nhưng trên thực tế, việc cai quản vùng lãnh thổ mới này đối với Chân Lạp gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết, với truyền thống quen khai thác các vùng đất cao, dân số còn ít ỏi, người Khmer khi đó khó có khả năng tổ chức khai thác trên quy mô lớn một vùng đồng bằng mới bồi lấp, còn ngập nước và sình lầy. Hơn nữa, việc khai khẩn đất đai trên lãnh thổ của Lục Chân Lạp đòi hỏi rất nhiều thời gian và sức lực. Việc cai trị xứ Thủy Chân Lạp vì vậy vẫn phải giao cho những người thuộc dòng dõi Vua Phù Nam.
   Theo những tài liệu bi kí còn lại có thể thấy rằng, vào thế kỷ thứ 8 tại vùng trung tâm của Phù Nam trước đây vẫn còn tồn tại một tiểu quốc tên là Aninditapura, do một người thuộc dòng dõi vua Phù Nam tên là Baladitya trị vì. Và khi Phù Nam tan rã là lúc nhiều vương quốc nhỏ ở Đông Nam Á nổi lên thay thế vai trò đế quốc hàng hải của vương quốc này, mà nổi bật là vương quốcSrivijaya ở đảo Sumatra và vương quốc Sailendra ở đảo Java, thuộc Indonesia ngày nay.
Từ cuối thế kỷ 8, vương quốc Sailendre hùng mạnh đã xâm chiếm toàn bộ Thủy Chân Lạp đồng thời đưa Lục Chân Lạp vào vị trí chư hầu của mình, tới đầu thế kỷ 9, Sailendra suy yếu mới từ bỏ vùng đất Thủy Chân Lạp.
Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #8 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2013, 07:34:31 pm »

Như vậy chúng ta biết lịch sử thành lập Vương quốc Campuchia cũng kèm theo lịch sử diệt vong của hai đất nước khác: Phù Nam và Chân Lạp.
Và đặc biệt, những thông tin lịch sử cũng nói rõ: Vùng Đất nay là Nam Bộ thuộc Thủy Chân Lạp, vốn là một vùng Đầm lầy, một vùng Đất Mới. Nếu không có công lao phá rừng, lập rẫy chinh phục thiên nhiên của người Việt trên 300 năm nay thì không có ngày nay. Người Việt hoàn toàn có chủ quyền và có quyền tự hào về vùng Đất này.
Việc đòi đất hay mối hận mất đất của người khác chỉ là việc làm tự huyễn hoặc và rất sai trái mà thôi!
Logged
thangbs
Thành viên
*
Bài viết: 35


« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2013, 09:34:24 pm »

Đế quốc Khmer (802-1432)

Đế quốc Khmer hay Đế quốc Cao Miên là một cựu đế quốc rộng lớn nhất Đông Nam Á (với diện tích lên đến 1 triệu km², gấp 3 lần Việt Nam hiện nay) đóng trên phần lãnh thổ hiện nay thuộc Campuchia. Đế quốc Khmer, tách ra từ Vương quốc Chân Lạp, đã từng cai trị và có phần đất phiên thuộc mà ngày nay thuộc lãnh thổ của các quốc gia: Lào, Thái Lan và miền nam Việt Nam.

 Xét về nghĩa nào đó, Đế chế Khmer được xét là một trong 10 đế chế tồn tại lâu nhất trong lịch sử, và người Campuchia hoàn toàn có thể tự hào là một trong số rất ít dân tộc có chữ viết, có văn hóa, tôn giáo và truyền thống lâu đời sánh ngang với các dân tộc bất diệt như người Hán, người Do Thái…

     Lịch sử của Angkor với vai trò là trung tâm của đế quốc Khmer lịch sử cũng là lịch sử Khmer từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 15. Từ đế quốc Khmer và cũng từ khu vực Angkor - không có một ghi chép bằng văn bản nào còn sót lại đến ngày này mà chỉ có những văn bản được khắc chạm trên đá.

     Thời kì của Vương quốc Khmer bắt đầu từ khoảng những năm đầu thế kỉ thứ 9, khi Vua Jayavarman II tuyên bố nền độc lập cho vùng đất Kambujadesa (Campuchia ngày nay), tách khỏi Java và đặt thủ đô tại Hariharalaya ở phái Nam Biển Hồ. Bằng những biện pháp chính trị, kinh tế, quân sự; Vua Jayavarman II đã thống nhất được một vùng đất đai khá rộng lớn, phía bắc giáp Trung Quốc, phía Đông giáp vương quốcChampa (nay thuộc miền trung Việt Nam) và phía nam giáp biển. Jayavarman II mất năm 834.

     Indravarman I, vị vua thứ tư của Đế quốc Khmer, là tác giả của các chương trình xây dựng lớn, bao gồm hệ thống thủy lợi và các đền đài, nhờ vào của cải giành được thông qua mậu dịch và nông nghiệp. Công trình đầu tiên là đền Preah Ko và các công trình thủy lợi.

     Con Indravarman I là Yasovarman I (trị vì từ 889 - 915), là người thiết lập một kinh đô mới Yasodharapura - thành phố đầu tiên của Angkor. Ngôi đền trung tâm của thành phố được xây ở Phnom Bakheng. Dưới triều Yasovarman I công trình Đông Baray cũng được tạo dựng, đây là công trình hồ chứa nước có kích thước 7,5 x 1,8 km.

     Vào đầu thế kỷ 10, sau khi Yasovarman I qua đời, đế quốc Khmer lập tức bị chia rẽ. Vua Harshavarman I và Ishanavarman II (em của Harshavarman I) phải vất vả giữ ngôi báu trước sự tranh giành của người chú - Jayavarman IV. Người chú bị đánh lui khỏi Angkor và đã thiết lập một kinh đô mới ở Koh Ker, cách Angkor khoảng 100 km. Sau khi Ishanavarman II qua đời, Jayavarman IV lên làm vua.

     Con của Jayavarman IV là Harshavarman II nối ngôi cha được 3 năm thì bị em họ là Rajendravarman II cướp ngôi.
Logged
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM