Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 11:34:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người lính Việt thời thế chiến 1  (Đọc 229543 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vietkieu_cuuquocquan
Thành viên
*
Bài viết: 332



« Trả lời #580 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2014, 07:40:53 am »

Tầu lá chuối- ảnh hưởng tới hòa bình thế giới.


He he. Grin
Chính vì hiểu, và đã được quán triệt, nên ngay từ thời Cát tó, cứ mỗi bụi chuối, ban chỉ huy đại đội, lại phải cắt cử ra 1 tổ tam tam để bảo vệ.
Không tin ư, các bác cứ nom hình sẽ biết. ;

Tặng sếp ảnh màu hiếm hoi
tổ tam tam - khố đỏ


đại đội


Logged

ngày căm thù 21 tháng 3 năm 1946
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #581 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2014, 03:31:12 pm »

Cuối năm 1915, phe Đồng minh gặp khó khăn ở mặt trận phía Tây. Nhằm giảm áp lực của quân Đức đang đè nặng nơi này, bộ chỉ huy quân Đồng minh quyết định mở mặt trận phía Đông (Salonika). Trong chiến dịch này, ngoài lực lượng Pháp, có rất nhiều binh lính sắc tộc khác nhau. Trong đó, đương nhiên có các cụ lính Việt rồi.

De gauche à droite : un soldat indochinois, français, sénégalais, anglais, russe, italien, serbe, grec et indien.
Từ trái sang phải: Lần lượt từng người lính Việt, Pháp, Senegal, Anh, Nga, Ý, Serbia, Hy Lạp và Ấn Độ.



Vị trí tập kết tập kết của Tiểu đoàn 1 lính Việt là Florina (Macedonia). Vậy nên Tiểu đoàn hành quân qua ngả Koritza của nước Albani, giữa mùa Đông tuyết giá xứ Âu. Phải nói đi khiếp thật. Nhìn ảnh này mới hiểu vì sao bác BY “thách” các cụ đi xéo lấm (chân đất) khi mùa tuyết rơi. Grin

Occupation de la ville de Koritza (24-27 janvier 1917). Indochinois dans une rue de Koritza
Đồn trú ở thành phố Koriza (24-27 tháng 1 1917). Những người lính Việt trên đường phố Koriza


Sur la route de Koritza à Florina (janvier 1917). Le village. Au 1er plan, poste de tirailleurs indochinois.
Trên đường từ Koritza đến Florina (tháng 1 năm 1917). Những người lính Việt dừng chân ở 1 ngôi làng.


Dans la boucle de la Cerna (mars 1917) Annamite
Lính Việt tại điểm gác, mặt trận phía Đông (tháng 3-1917)



« Sửa lần cuối: 12 Tháng Giêng, 2014, 06:33:10 pm gửi bởi tuanb5 » Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #582 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2014, 02:00:04 pm »

Nào, tiếp tục hành quân tới mặt trận phía Đông, đến với Florina cùng các cụ lính Việt trong Thế chiến 1. Grin

Florina là 1 Thị trấn nhỏ nằm ở Tây-Bắc Macedonia. Năm 1912 nó đã trở thành một phần của Hy Lạp sau chiến tranh Balkan đầu tiên. Khi Thế chiến nổ ra, Bungaria xâm chiếm vùng đất này.
Và bây giờ, Vùng Florina đang thuộc quyền kiểm soát của các cụ lính Việt. Grin

Dans le secteur de Florina (février 1917). Types d'Annamites
Những người lính Việt trong địa hạt Florina (tháng 2-1917)




Những đoàn xe Cam nhông của Tổng cục hậu cần chở hàng hóa, khí cụ đến Florina. Đương nhiên trong đó không thể thiếu gạo, nước mắm, trầu cau, thuốc lào Vĩnh Bảo... Grin

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #583 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2014, 11:08:28 am »

Đáng lẽ viết tiếp về việc huấn luyện của các cụ Lính Việt thời Cát tó, trong doanh trại tại thủ đô lính Xanh-ra-pha-en, nhưng nhân bác tuanb5 có nhời về búi tóc của các cụ, cũng như việc trang bịcủa các cụ, khi thực hiện Điều lệ canh phòng, của Cục Quân huấn-Bộ Tổng Tham mưu  Grin
Baoleo tôi quyết cho các cụ nghỉ giải lao giữa giờ luyện tập tý chút  Grin

Đây, tụi Tai-lông nó biên chuyện về búi tóc các cụ, dư lày:
- Ô LA LA, An Nam thủy binh bộ chiến lữ đoàn, có cả đàn bà cơ à  Grin
(Đây là nhời của đôi trai gái-khi đị dự Hội chợ kích cầu hàng tiêu dùng Mạc xây, năm 1895  Grin




Còn trang bị của các cụ, khi đứng bảo vệ mục tiêu, là đúng chuẩn 'tiền Na-to'  Grin

Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #584 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2014, 01:16:06 pm »

...
Tặng sếp ảnh màu hiếm hoi
...
Ảnh đen trắng tô màu hết đấy!  Wink
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #585 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2014, 01:34:17 am »


Còn trang bị của các cụ, khi đứng bảo vệ mục tiêu, là đúng chuẩn 'tiền Na-to'  Grin


Vâng! Thưa với bác baoleo, ở quân trường quả đúng thế thực! Grin Nhưng ở giữa trận tiền mặt trận phía Đông (Salonika), thời các cụ lính Việt nhà ta đã hội nhập chính thức NATO rùi ạ. Grin

Dans le secteur de Kozani (septembre 1916). Soldats français, serbes et annamites fraternisant
Trong vùng Kozani (tháng 9 năm 1916). Những người lính Pháp, Serbia và An Nam



Thậm chí nhiều khi bằng kinh nghiệm vững vàng. Dẫn dắt khéo léo của người lính Việt, đoàn binh đa Quốc gia theo sau cứ thế tiến bước. Grin

Le ravitaillement entre Veria et Kozani (septembre 1916). Dans le village : Soldat annamite conduisant un attelage de boeufs
Tiếp nhiên liệu giữa Veria và Kozani (Tháng 9 năm 1916). Trong làng: người lính An Nam điều khiển xe bò kéo.

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #586 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2014, 08:19:52 am »

Cảm ơn các bác tiếp tục đăng bài, để làm sáng tỏ đời lính chiến hào hùng của các cụ thời Cát-tó.
Nào, tiếp các hình ảnh ở quân trường, tại thủ đô lính Xanh-ra-pha-en nào.

3/ sau khi đã thạo 'trườn' và bò. Dĩ nhiên là các cụ phải tập 'đi khom'. Từ đi khom thấp, đến đi khom cao  Grin



4/ Còn khi đã thạo cả trườn' ,'bò' và 'đi khom' rùi, dĩ nhiên là các cụ phải đi thẳng.
Mà đã là lính, 'đi thẳng' nghĩa là long trời-đất lở, là 'xung pho o o o ong'  Grin

Logged
Đức Cường
Thành viên
*
Bài viết: 607



« Trả lời #587 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2014, 10:54:56 pm »

Xem các cụ lính An Nam ngày xưa phải gi nhận các cụ chinh chiến xa thật . Lính ta thời nay chỉ đến Lào và căm pu chia là xa nhất . Có lẽ phải chờ khi nào gia nhập đội quân giữ hòa bình của liên hiệp quốc thì may ra lính ta mới có cơ hội được viễn chinh như các cụ.Thời đại chiến thế giới lần thứ nhất lính các cụ đã đi dày da, xem kỹ nó rất tốt , bó lên tận gần gối . Lính ta bao giờ được trang bị như các cụ nhỉ ? ( Hiện nay quân trang phát : sỹ quan đi dày da , lính đi dày vải )
Logged

Mời các đồng chí và các bạn đón đọc blog:
http://blogtiengviet.net/Hoilinh77NghiLoc/
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #588 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2014, 01:00:35 am »

Xem các cụ lính An Nam ngày xưa phải gi nhận các cụ chinh chiến xa thật . Lính ta thời nay chỉ đến Lào và căm pu chia là xa nhất . Có lẽ phải chờ khi nào gia nhập đội quân giữ hòa bình của liên hiệp quốc thì may ra lính ta mới có cơ hội được viễn chinh như các cụ.Thời đại chiến thế giới lần thứ nhất lính các cụ đã đi dày da, xem kỹ nó rất tốt , bó lên tận gần gối . Lính ta bao giờ được trang bị như các cụ nhỉ ? ( Hiện nay quân trang phát : sỹ quan đi dày da , lính đi dày vải )

Chào bác Đức Cường, người cựu binh đã có thời chinh chiến ở xứ Tây...Nam. Grin

Không biết giày vải cấp cho lính bây giờ, chất lượng có tốt không hả bác? Nhớ giày vải thời trước tệ lắm, đi rừng 3 buổi đã há ra như mõm lợn đến bữa í. Grin

Một số hình ảnh các cụ lính Việt ở xứ Tây dương.






Ờ, mà sao nhiều cụ có đài thu thanh Ô-Ri-Ông-Tông, giống trên Tiểu đoàn bộ thế nhỉ? Grin
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Giêng, 2014, 01:09:50 am gửi bởi tuanb5 » Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #589 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2014, 07:58:18 am »

@ Bác Đức Cường: Đúng là các cụ Lính Việt ngày xưa chinh chiến xa thật. Các cụ còn sang tận Si-bê-ri xứ Nga-la-tư cơ đấy  Grin

Nào, muốn đi đâu thì đi, cứ phải 'thao trường đổ mồ hôi - chiến trường bớt đổ máu' cái đã. Ngay từ thời Cát tó, các cụ lính đã rất quán triệt khẩu hiệu của Tổng cục Chính trị  Grin

5. Các cụ tập bài dàn đội hình hàng ngang tại quân trường Xanh-ra-pha-en năm 1916




6. Tập đội ngũ bao giờ cũng là món 'khoai' nhất trong đời lính  Undecided Undecided. Các cụ tập đi đều trong quân trường Xanh-ra-pha-en năm 1916



7. Còn cái món này thì hơi lạ, chẳng nhẽ đây là bài: co cụm tránh pháo kích  Huh.
Các cụ tại quân trường Xanh-ra-pha-en năm 1916

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM