Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 10:17:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người lính Việt thời thế chiến 1  (Đọc 230086 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #160 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2013, 11:49:27 am »

5. Tại phòng tuyến Man-nơ năm 1916
Một con suối bên cạch doanh trại đóng quân của các binh sỹ Việt Nam. Các chiến binh đang tắm gội.
Khi còn ở đất nước quê hương họ, sống dọc theo các bờ biển hoặc là trong những làng mạc cạnh bên nhiều dòng sông và những con suối phụ lưu cắt ngang xứ Bắc Kỳ và Trung Kỳ, các tiểu đoàn lính và các tiểu đội lính thợ Annam tại Pháp đang tỉ mỉ trong việc làm vệ sinh cá nhân. Hình ảnh các nhóm đông binh sĩ trong thời gian nghỉ thường xuyên tụ tập dọc bên các con suối gần trại của họ để tắm giặt, đã tạo thành một nét đặc trưng tại những vùng xung quanh trại. Ngăn nắp và làm việc chăm chỉ như một quy tắc, những người lính Annam tại Pháp, ngoài việc làm lính chiến đấu ngoài mặt trận và trong các chiến hào—họ đã qua “trận thử lửa” tại Verdun—họ còn được dùng làm thợ mộc trong trại, công nhân sản xuất đạn dược, và những người trồng rau—như chúng tôi đã có hình minh họa trước đây.
‘Ảnh chính thức của VP Báo chí, do Central Press cung cấp’



Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #161 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2013, 11:49:55 am »

6.Nấu ăn trong tại nơi đóng trú ngày 26/07/1916.
Lính Việt Nam đã thay mũ kiểu: ‘chao đèn’ sang mũ của Biệt kích.
Như đã được nói đến ở trang trước, binh sĩ thuộc địa Pháp từ xứ Annam, thuộc Đông Dương, sau khi đến Pháp, đã vứt bỏ chiếc nón bản xứ của họ trông giống như một cái “chóa đèn” và đã nhận được những chiếc mũ mới kiểu như mũ Tam O'Shanter của lính Biệt kích Núi (Chasseurs Alpins) của Pháp . Một số lính Annam đang đội những chiếc mũ này trong các hình trên, và các hình này xem thật thú vị vì nó cho thấy tầm vóc thể trạng của những người lính, và những cách thức sắp xếp ở trại của họ về mặt nấu nướng và các bữa ăn. Người ta có thể nhận thấy họ sử dụng muỗng nĩa thông thường của người Âu. Gương mặt họ tạo một ấn tượng vui vẻ và dễ ghép vào khuôn phép kỷ luật. Cũng như trường hợp của hai trang trước, các bức ảnh này được chụp tại Trại Gallieni, St. Raphael.

7.  ‘Lính thủy đánh bộ Việt Nam / Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ trong quân đội Đồng Minh. Ảnh chụp đặc tả ‘Trang bị’ và ‘Các bữa ăn’.
Bức ảnh phía trên cho thấy trang bị gọn gàng và kỹ lưỡng của các binh sĩ Annam, những người được đưa từ vùng Viễn Đông qua chiến đấu cho nước Pháp trên đất Pháp. Bức ảnh cho thấy họ đã được cung cấp mũ sắt của Pháp, và cả áo khoác không thấm nước. Trong bức ảnh phía dưới, một số lính đang dùng bữa, mà nhìn hình thì họ đang thích thú rõ rệt. Cũng giống như các binh sĩ bản xứ của chúng ta [nước Anh] tại Ấn Độ và Phi Châu, những người lính Annam được chỉ huy bởi các sĩ quan người Âu. Họ là người thuộc chủng tộc Mông Cổ, mặc dù có chút khác biệt với người Trung Hoa. Thực phẩm của họ bao gồm chủ yếu là gạo, với những lượng nhập khẩu từ Trung Hoa và xứ Nam Kỳ. Nước này đã trở thành một xứ bảo hộ của Pháp vào năn 1884.
‘Ảnh chính thức của VP Báo chí, do Central Press cung cấp’

Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #162 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2013, 11:50:37 am »

8. Tập hợp để kiểm tra:  ‘Lính thủy đánh bộ Việt Nam / Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ đội mũ sắt ‘Chống Mảnh’ kiểu mới.

Tất cả các xứ thuộc địa hải ngoại của Pháp đều cung ứng những đơn vị để phục vụ tại Âu châu. Những người Annam từ vùng Viễn Đông, các tiểu đoàn của họ phục vụ tại Bắc Kỳ và Trung Kỳ, được thấy trong những bức ảnh này. Trong ảnh phía trên, lính bộ binh đang được kiểm tra sau khi những chiếc nón bản xứ bằng tre được thay bằng các mũ sắt. Trong hình dưới, một sĩ quan đang kiểm tra độ vừa vặn của chiếc mũ...
‘Ảnh chính thức của VP Báo chí, do Central Press cung cấp’


Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #163 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2013, 01:17:45 pm »

Phi công Cấch mạng đầu tiên là Cụ Lê Hồng Phong người Hưng Nguyên xứ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Cái đó đúng rồi.

Còn phi công người Việt đầu tiên là người xứ Nam Kỳ (vào làng tây), con điền chủ ở Chợ Lớn Đỗ Hữu Phương, ông là Đỗ Hữu Vị. Ngôi trường Phan Đình Phùng ở phố Cửa Bắc Hà Nội hồi tây gọi là trường Đỗ Hữu Vị. Trong Thế chiến 1 ông phục vụ trong không quân Pháp, là phi công cường kích theo cách gọi bây giờ, trước đó ông phục vụ trong 1 phi đội ở mặt trận Maroc-Algerie năm 1912-1913. Thế chiến 1 ông là biên đội phó 1 biên đội phóng pháo trên mặt trận Pháp-Đức, từng ném bom xuống Karlsruhe, Ludwigshafen.


Đỗ Hữu Vị


Đỗ Hữu Vị thứ 2 từ trái sang

Đỗ Hữu Vị từng bị rơi 1 lần (sau khi công kích trên đường về bị gió lốc) năm 1915, sau đó KQ không nhận về nữa do bị thương không đủ sức khỏe lái máy bay, ông trở về bộ binh, trung đoàn lê dương 1, cấp đại úy, chỉ huy đại đội 7 trung đoàn này tham chiến tại mặt trận sông Somme, trong cuộc "chiến tranh chiến hào" nổi tiếng của Thế chiến 1. Hy sinh vì trúng nhiều viên đạn trong một trận xung phong ở vị trí dẫn đầu hồi 16h ngày 9 tháng 7 năm 1916. Trên mộ ông người Pháp viết thế này:
             Capitaine-aviateur Do-Huu  
             Mort au Champ d'Honneur  
             Pour son pays d'Annam  
             Pour sa patrie, la France.  

Trả lời những người bạn trách ông sao hăng thế, ông trả lời: « Il me faut être doublement courageux, car je suis à la fois Français et Annamite."   ("Tôi phải dũng cảm gấp đôi, vì tôi vừa là người An-nam, vừa là người Pháp").
Hay nói theo bài hát thời tây là "Tôi có 2 mối tình, quê hương tôi và Paris" như dưới đây:

J'ai Deux Amours

On dit qu'au-delà des mers,
Là-bas sous le ciel clair,
Il existe une cité, au séjour enchanté.
Et sous les grands arbres noirs,
Chaque soir,
Vers elle s'en va tout mon espoir.

J'ai deux amours
Mon pays et Paris.
Par eux toujours,
Mon coeur est ravi.

Manhattan est belle,
Mais à quoi bon le nier :
Ce qui m'ensorcelle, c'est Paris,
c'est Paris tout entier.
Le voir un jour,
c'est mon rêve joli.
J'ai deux amours,
Mon pays et Paris.

Manhattan est belle,
Mais à quoi bon le nier :
Ce qui m'ensorcelle, c'est Paris,
c'est Paris tout entier.
Le voir un jour,
c'est mon rêve joli.
J'ai deux amours,
Mon pays et Paris.

Bài này trong "Số Đỏ" được bà Phó Đoan hát xuyên tạc là "J'ai deux amours, mon amant et mon mari" (Dè đơ da múa mồng ná măng mồng ma rí, nghĩa là - em có 2 mối tình, chồng em và thằng nhân ngãi của em). Grin

Hãy nghe bài này trên youtube qua giọng hát của Madeleine Peyroux:
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=3GZRTm9-tz0" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=3GZRTm9-tz0</a>

Ảnh Đỗ Hữu Vị (1881-1916) trên máy bay Blériot:


Ảnh có chữ ký của thân chủ tặng một ai đó:


Nói cho chính xác hơn thì Đỗ Hữu Vị có thể từng là phi đoàn phó (commandant adjoint d' un groupe de bombardement) vì từ năm 1949 KQ Pháp dùng từ escadron thay cho group. Khi Thế chiến 1 nổ ra năm 1914 ông đang ở Việt Nam và đã xung phong quay về Pháp, ra mặt trận. Do chiến đấu ở Maroc đầu tiên, hiện tại ở thủ đô Casablanca của Maroc có một con phố mang tên ông.

Đỗ Hữu Vị từng tốt nghiệp võ bị Saint-Cyr (nhập trường năm 1904), sau khi học tại các trường trung học lớn của Paris như  lycée Janson-de-Sailly và Louis le Grand. Sau khi ra trường ông là thiếu úy và đi đánh nhau ở Maroc từ 1907. Ông theo sát đoàn khai thác hàng không Bleriot bay qua biển Manche và từ đó thích nghề bay. Ngày 10 tháng 12 năm 1910, ông vào trường phi công quân sự và sau 11 tháng tốt nghiệp trung úy-phi công với bằng số N°649 do CLB Hàng không nước Pháp cấp (l’Aéroclub de France).

Ảnh thẻ chuẩn bị cho trường Louis Le Grand (tương tự như một trường dự bị đại học của nước Pháp):


Đây là sổ trực ban tác chiến có tên Đỗ Hữu Vị của phi đội 101 quý 4 năm 1914:


Phi đội 102, quý 1 năm 1915:


Hình Đỗ Hữu Vị trên 1 con tem Đông Dương thời tây:


Ngày Đỗ Hữu Vị rơi máy bay năm 1915 là một ngày có gió lớn, không nghe lời khuyên của mọi người, ông cứ hăng hái xuất kích, oanh tạc xong quay về thì gió lớn quá và máy bay lật nhào xuống đất. Không còn sức khỏe để lái, thì ông làm quan sát viên trên máy bay của nhóm phóng pháo. Rồi không quân cũng không cho phép ông cất cánh nữa nên ông quay về bộ binh. Năm 1921, anh cả của ông là một sỹ quan Pháp colonel Đỗ Hữu Chấn đưa hài cốt ông về quê chôn ở nghĩa trang gia đình gần Chợ Lớn (Bois du Phu).
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2013, 11:21:23 pm gửi bởi qtdc » Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #164 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2013, 01:59:11 pm »

Phi công Cấch mạng đầu tiên là Cụ Lê Hồng Phong người Hưng Nguyên xứ Xô Viết Nghệ Tĩnh. Cái đó đúng rồi.

Còn phi công người Việt đầu tiên là người xứ Nam Kỳ (vào làng tây), con điền chủ ở Chợ Lớn Đỗ Hữu Phương, ông là Đỗ Hữu Vị. Ngôi trường Phan Đình Phùng ở phố Cửa Bắc Hà Nội hồi tây gọi là trường Đỗ Hữu Vị. Trong Thế chiến 1 ông phục vụ trong không quân Pháp, là phi công cường kích theo cách gọi bây giờ, trước đó ông phục vụ trong 1 phi đội ở mặt trận Maroc-Algerie năm 1912-1913. Thế chiến 1 ông là biên đội phó 1 biên đội phóng pháo trên mặt trận Pháp-Đức, từng ném bom xuống Karlsruhe, Ludwigshafen.

..........

Đỗ Hữu Vị từng bị rơi 1 lần (sau khi công kích trên đường về bị gió lốc) năm 1915, sau đó KQ không nhận về nữa do bị thương không đủ sức khỏe lái máy bay, ông trở về bộ binh, trung đoàn lê dương 1, cấp đại úy, chỉ huy đại đội 7 trung đoàn này tham chiến tại mặt trận sông Somme, trong cuộc "chiến tranh chién hào" nổi tiếng của Thế chiến 1. Hy sinh vì trúng nhiều viên đạn trong một trận xung phong ở vị trí dẫn đầu hồi 16h ngày 9 tháng 7 năm 1916. ..........

Càng ngày, càng có nhiều tư liệu hay.
Tuyệt  Grin.

Mấy ngày nghỉ lễ, baoleo tôi ở nhà, không có máy tính, nên hôm nay đã tranh thủ 'bốt' lên với năng suất gấp 4  Grin đê bù mấy ngày vắng mặt  Wink
Chúc các bác nghỉ lễ vui.
Mong các bác, đặc biệt là bác qtdc, bác Trâu, 'canh miếu' hộ và cung cấp tiếp các vũ khí khủng nhé.
Cảm ơn các bác.
 
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #165 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2013, 05:22:34 pm »

Trích dẫn
Capitaine-aviateur Do-Huu  
             Mort au Champ d'Honneur  
             Pour son pays d'Annam  
             Pour sa patrie, la France.  
Bia mộ ông Đỗ Hữu Vị có lời đề:
Đại úy phi công Đỗ Hữu
Ngã xuống giữa trận tiền
Vì xứ sở An Nam
Vì nước mẹ Đại Pháp


///


Cuộc chiến 1914 - 1917: Lính tập Đông Dương - đội quân nhạc và bát âm


Cuộc chiến 1914 - 1917: Lính tập Đông Dương - đội quân nhạc và bát âm trong quân trường

Ngày trước bác Baoleo giải ngũ về làng Kim Liên cũng phải đeo tới lon Quan Tư rồi ấy nhỉ Wink
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #166 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2013, 06:01:25 pm »

Phải nói các cụ nhà mình mặc áo Nã phá luân, đội bê rê, đi ghệt, thổi kèn sắt của tây giữa kinh đô Ánh Sáng trông oách thật. Xem ảnh cũ lại nhớ đến Cụ này, Cụ cũng lính tập đấy, nhưng mà tài hoa lắm, đố các bác biết là ai, đây là ảnh Cụ chụp với con gái:
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Tám, 2013, 07:13:27 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #167 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2013, 07:34:33 pm »

Nào, chào mừng Cụ Nguyễn Văn Lập đã trở thành AHLLVT QDND Việt Nam. Có công của các cụ lính tập người Việt chúng ta đã sang tận Hy Lạp chiến đấu vì nhân dân Hy Lạp trong Thế chiến 1 ở mặt trận Salonique nhé:



http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tin-tuc-su-kien/item/21102102-.html
Logged
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #168 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2013, 07:57:50 pm »

Nào, chào mừng Cụ Nguyễn Văn Lập đã trở thành AHLLVT QDND Việt Nam. Có công của các cụ lính tập người Việt chúng ta đã sang tận Hy Lạp chiến đấu vì nhân dân Hy Lạp trong Thế chiến 1 ở mặt trận Salonique nhé:

 Bác qtdc@ xem lại cho chứ các Cụ An Nam nhà ta tham gia Thế chiến thứ nhất thì ít nhất bây giờ cũng phải là 11x tuổi trở lên ấy chứ nhỉ?

 Nhà BY cũng có Cụ lính thợ nhưng lại ở Thế chiến thứ 2 và Cụ cũng "khuất" hơn 2 năm nay rồi. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
HaHoi
Thành viên
*
Bài viết: 513


« Trả lời #169 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2013, 08:43:14 pm »

Phải nói các cụ nhà mình mặc áo Nã phá luân, đội bê rê, đi ghệt, thổi kèn sắt của tây giữa kinh đô Ánh Sáng trông oách thật. Xem ảnh cũ lại nhớ đến Cụ này, Cụ cũng lính tập đấy, nhưng mà tài hoa lắm, đố các bác biết là ai, đây là ảnh Cụ chụp với con gái:

Con gái cụ Đinh Ngọc Liễn đẹp quá bác qtdc nhỉ .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM