Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:46:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người lính Việt thời thế chiến 1  (Đọc 229925 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #450 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2013, 07:51:38 pm »

Tiếp trận đánh ở Xôm  Grin

06. Ngày 1/7/1916 là ngày đẫm máu nhất trong lịch sử quân đội Anh. Bởi lẽ, trận Somme bắt đầu lúc 7h30 ngày hôm đó và đến sáng hôm sau có tới 19.240 binh sĩ Anh tử trận. Chính vì vậy, nó trở thành ngày tồi tệ nhất trong lịch sử nước Anh.


Theo bài của bác baoleo. Trước khi xảy ra trận chiến, quân đội Đức nắm quyền kiểm soát khu vực này. Năm 1916, quân đội Anh tấn công các đơn vị quân sự của Đức nhằm phá vỡ tuyến phòng thủ của quân Đức dọc sông Somme . Như vậy, quân Anh chủ động tấn công quân Đức, không biết thế trận ra sao mà chỉ trong có 1 ngày quân Anh thiệt hại nặng đến vậy. Huh Các bác có biết vì sao không ạ, vì tổ chức của Anh kém cỏi hay hỏa lực của Đức ở Somme quá mạnh mẽ?

Trở lại với những người lính Việt. Grin

Với những chiến hữu.





Cổng 1 doanh trại.


Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #451 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2013, 09:28:59 pm »

Đánh nhau trên đồng bằng, dàn trận ra, người tham gia nhiều (đến mấy tập đoàn quân), trái phá thì to như mấy cái ảnh bác post lên, thế thì chết nhiều là phải thôi bác tuanb5 ơi. Con số thương và vong của ngày 1 tháng 7 năm 1916 của quân Anh là 58 ngàn người, số vong như thế là khoảng 1 phân 3.

Vậy nên không phải vô lý mà nhà chức trách Pháp làm ngơ cho các cụ lính Việt làm thêm việc phục hồi dân số cho chính quốc.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2013, 09:34:20 pm gửi bởi qtdc » Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #452 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2013, 11:49:12 pm »


Đúng đó bác qtdc ạ. Bởi thế tôi rất chia sẻ với lời bào chữa của cụ Hạ sĩ quan Bắc Kỳ, về việc các cụ lính An Nam giúp nước Pháp phục hồi dân số. Grin

Nhưng thực sự tôi vẫn băn khoăn về số thương vong của quân Anh ở trận 1-7-1916. Có tài liệu nào nói Đức sử dụng vũ khí Hóa học không bác? Hoặc có vấn đề sai lầm nào đó thuộc về quân Anh?. Bởi cũng ngày hôm đó, quân Đức thương vong 12 000. Quân Pháp 2 000, trong khi quân Anh quãng 58 000. Shocked
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #453 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 12:06:32 am »

Không thấy nói đến vũ khí hóa học mà chỉ thấy nói đến pháo và súng máy Đức kinh hoàng lắm. Tổn thất lấy theo sách "Peter I. Bosco, Antoinette Bosco, World War I". Nhiều trung đoàn Anh mất 90 phần trăm quân trở lên. Rất khó tin phải không bác tuanb5. Mấy quả mìn của họ còn đến mấy chục tấn thuốc nổ, hơn quả mìn ở đối A1 đến mấy chục lần nhưng chẳng làm gì được hầm ngầm của người Đức.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #454 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 12:37:24 am »

Cũng tại Somme, quân Anh trình làng thứ vũ khí lạ lùng: Xe Tăng.

Nhưng quân Đức vượt trội quân Anh về vũ khí trợ chiến. Đặc biệt là súng cối. Trước khi WW1 nổ ra giới quân sự Đức hết sức lưu tâm về loại vũ khí lợi hại này. Họ chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Trong khi Anh không hề có sự quan tâm cần thiết. Ngay trong cuộc chiến tranh Nam Phi 1899-1902, quân Anh không hề sử dụng nó.
Cho đến cuối năm 1915, chính phủ mới của Anh mới nghiêm túc nhìn nhận lại thứ vũ khí nhiều ưu việt này.

Về con số quân Anh thương vong ngày 1-7-1916, lịch sử đã ghi nhận vậy thì tôi cũng tin thôi. Nhưng con số ấy đã thật sự vượt quá sự ước đoán cá nhân.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #455 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 08:55:38 am »

@ các bác: trận chiến ở Xôm là một trong những trận đánh kinh hoàng nhất thời Cát-tó, xét trên góc độ thương vong.
Và cũng chính ở đó, các cụ lính nhà ta thuộc 'An nam thủy binh bộ chiến lữ đoàn' đã tham dự.
 Nói về trận này, để thấy rằng: các cụ lính Việt ta, cũng giống như cánh lính ta thời bây giờ, đều đã từng can dự vào đủ mọi trận đánh ác liệt, nhưng đều là ta thắng  Grin. Nay thì 'đồi thịt băm', Quảng Trị 72, Cao Lộc 79, Lão Sơn 84-88, Nông Pênh 79. Trước đấy thì Xôm, thì Man Nơ.
Nói chung, lính Viẹt ta chả ngại qoái giề mấy cái cối xay ấy.
Nào, tiếp trận Xôm.

07. Tù nhân Đức giúp đỡ binh sĩ Anh vận chuyển những người bị thương quay về chiến hào sau khi xảy ra cuộc tấn công gần Ginchy nằm trong trận chiến Somme. Cuộc chiến đẫm máu này đã cướp đi sinh mạng của 420.000 binh lính Anh.



Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #456 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2013, 06:37:47 pm »

Tiểu đoàn 7 bộ binh




Quân Pháp tấn công ở  Chemin des Dames

Ngày 16-4-1917, Bộ chỉ huy Pháp mở màn trận chiến Chemin des Dame, hòng đánh bật quân Đức ra khỏi vị trí phòng thủ. Đây là trận đánh mang lại thảm họa cho quân Pháp, bởi quân Đức với tổ chức trận địa hoàn hảo đã bẻ gãy mọi sự cố gắng tấn công của đối phương.
Quân Pháp ở trận này, thành phần lính thuộc địa có các cụ lính Việt trong đội hình Tiểu đoàn 7 bộ binh và lính Sê nê gan trong đội hình Sư đoàn 10.

Dưới sự chỉ huy của tướng Charles Mangin, cánh quân thuộc địa vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân đội Đức. Họ tiến công một cách chật vật trong khi súng máy, đại bác của quân Đức đã thảm sát họ. Ngay trong ngày đầu tiên. lính Sê nê gan đã chết 3 000 người. Tiểu đoàn 7 lính Việt trong 3 ngày đầu, thương vong 200 người.

Đến ngày 25-4, quân Pháp bị đẩy lui, với thương vong lên đến 134.000 người (30.000 thiệt mạng). 57 xe tăng bị phá hủy, 64 chiếc khác mắc kẹt trong những vũng lầy.
Trong trận này, cụ lính Việt Ngô Đình Phú đã nổi danh toàn mặt trận khi bắt sống 16 tên Đức tặc. Quá phi thường phải không ạ. Grin

Dưới đây là mộ phần của 1 cụ lính thuộc Tiểu đoàn 7, chết ở Chemin des Dame.



Et notre soldat, DAM Viet Dieu, faisait bien partie du 7eme bataillon des tirailleurs indochinois ( cf sa fiche ), ce qui lui a valu d'aller au Chemin des Dames
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #457 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2013, 12:08:28 am »


Tiểu đoàn 7 bộ binh (Tiếp theo)





Chiến trường Vosges, địa bàn hoạt động quen thuộc của Tiểu đoàn 7.

Vài nét tóm lược quá trình Tiểu đoàn 7 chiến đấu ở Pháp.

Đổ bộ xuống Marseille ngày 05/10/1916, Tiểu đoàn bắt đầu tham chiến trên chiến trường Vosges ngày 15/06/1917. Sau thời gian hoạt động chủ yếu ở La Chapelotte, Moyenmoutier, Pierre Percee, tháng 1 năm 1918 tiểu đoàn giành thắng lợi trên mặt trận Marne. Ngày 26 tháng 8 tiểu đoàn trở lại Remiremont. Ở Baccarat ngày 13 tháng 9, Tiểu đoàn triển khai trong khu vực Vacqueville-Badonviller. Ngày 10 tháng 11 Tiểu đoàn được lệnh chuyển đến Luneville đề phòng khả năng tấn công khu vực rừng Parroy trong trường hợp lệnh đình chiến vi phạm. Ngày 12 Tiểu đoàn trở lại Fontenoy la Joust, sau đó là Nompatelize vào ngày 17 và giành thắng lợi ở thung lũng Alsace. Sau khi trở về từ Vosges vào tháng 1 năm 1919, ngày 17 tháng 2 tiểu đoàn hướng về Marseille, nơi nó lên tầu vào ngày 15 tháng 3 năm 1919.
Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #458 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2013, 07:09:36 am »

Nào, tiếp trận Xôm. Grin

8. Quân đội Anh ra tiền tuyến hỗ trợ một cuộc tấn công của Quân đoàn XIV ở Morval trong trận chiến Somme



Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #459 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2013, 10:52:30 pm »

Nào, tiếp trận Xôm. Grin

8. Quân đội Anh ra tiền tuyến hỗ trợ một cuộc tấn công của Quân đoàn XIV ở Morval trong trận chiến Somme


Mặt trận phía Tây đang hồi quyết liệt, thử xem mặt trận phía Đông các cụ lính Việt "oánh" ra sao? Grin






Salonika hay Thessalonica (tiếng Hy Lạp Thessaloniki), thủ phủ của vùng Macedonia, là thành phố lớn thứ hai ở Hy Lạp, sau Athens. Năm 1915, trong Thế chiến I, một lực lượng lớn quân đội Đồng minh đã thiết lập căn cứ tại Thessaloniki cho các chiến dịch chống Bulgaria thân Đức. Đỉnh điểm là việc thành lập Mặt trận Macedonia, còn được gọi là Mặt trận Salonika. Hai tiểu đoàn lính Việt Nam đã tham chiến tại chiến trường này.

Tháng 11-1916, Tiểu đoàn 1 lính Việt đặt chân lên chiến trường Hy Lạp. Tháng 8-1917 Tiểu đoàn 2 tiếp tục được điều động đến khu vực này. Tại đây,  Họ phải đối mặt với quân đội Áo và Bungari. Đôi khi, họ còn chiến đấu với bọn phỉ Albania nữa.

Chiến tranh chưa biết khi nào kết thúc, ngày hồi hương xa ngái. Một cụ biên thư về cho gia đình kể chuyện chinh Tây. Grin

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM