Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 12:20:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người lính Việt thời thế chiến 1  (Đọc 229996 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #410 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2013, 01:15:05 am »


Front de la Marne. Annamites chargeant des douilles d'obus dans un train
(Mặt trận sông Marne. Lính Annam chuyển đạn pháo lên xe lửa):






Au camp tonkinois. Le repas en plein air
(Trại lính Bắc Kỳ. Một bữa ăn ngoài trời)

Cuộc gặp gỡ Đông-Tây: Nồi đồng điếu Đại Nam Quốc và chảo nhôm Phú Lang Sa trong khói lửa Cát Tó. Grin


Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #411 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2013, 12:12:10 am »


Ở bài trước, tuanb5 đã viết về súng cối Ăng Lê, thuộc phe đồng minh với các cụ lính Việt. Bài này sẽ giới thiệu vài nét về súng cối Skoda 305mm của phe Đức tặc, cho nó... công bình. Hehe.

Em nó đây ạ.



Súng cối này được Áo-Hung chế tạo thành công vào năm 1910. Do nặng nề, mỗi khi di chuyển chúng được tháo rời thành 3 phần và có xe kéo riêng. Thời gian lắp ráp 50 phút. Mỗi khẩu cối trong chiến đấu có 15-17 người phục vụ.

Trước Thế chiến 1, chiến thuật phòng ngự pháo đài rất phổ biến ở châu Âu. Để hóa giải nó, nhiều nước đã chế ra các loại pháo, cối có sức công phá mạnh.

Khẩu súng cối Skoda 305mm của Áo-Hung là 1 ví dụ điển hình.
Nó dùng 2 loại đạn, loại đạn 384 kg chuyên  phá hủy pháo đài. Nó có khả năng xuyên phá 2 m bê tông cốt thép đặc biệt. Khi Đức mở màn chiến tranh, họ đã sử dụng loại cối này tham gia phá hủy các pháo đài của Bỉ.
Loại đạn nhẹ hơn, nặng nhõn... 287kg. Loại này có thể tạo ra hố sâu 8m, rộng 8m. Có khả năng giết chết đối phương trong bán kính 400m.
Mỗi giờ, Skoda 305mm bắn được 10-12 phát đạn.
Do sức tàn phá ghê gớm của loại cối này, đến Thế chiến 2, Phát xít Đức vưỡn sử dụng nó. Thế mới kinh.

Dưới đây là cảnh cơ động và số quân biên chế đầy đủ cho khẩu cối Áo-Hung.

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #412 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2013, 12:27:34 am »

 
Annamites employés au perçage des obus

(Lính thợ Annam làm trong xưởng khoan ruột đạn pháo)




Annamites employés à la peinture des obus

(Lính thợ Annam trong xưởng sơn đạn pháo)

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #413 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2013, 01:42:32 pm »

Front de la Marne. Soldats annamites en tranchées 1914-18.
(Mặt trận sông Marne, binh lính An Nam trong các chiến hào).




Trận chạm súng đầu tiên của người lính Việt trong Thế chiến 1.

Tôi được biết, trong Thế chiến 1 người lính Việt  tham chiến trên khắp chiến trường châu Âu, cả mặt trận phía Đông lẫn mặt trận phía Tây. Nhưng vẫn muốn tìm hiểu xem trận đánh đầu tiên của họ  là ở đâu, và khi nào.
Qua tài liệu của  Maurice Rives, sự kiện xa xưa cách đây vừa đúng 97 năm, đã tái hiện được phần nào.

Đó là trận tấn công pháo đài Douaumont , diễn ra đêm 23 rạng ngày 24-10-1916.

Douaumont  nằm ở vùng Lorraine, đông nam nước Pháp. Là pháo đài lớn nhất và cao nhất trong hệ thống phòng thủ gồm 19 pháo đài bảo vệ thành phố Verdun. Do trận đánh lớn hết sức quan trọng, nên  Pháp sử dụng lực lượng tấn công rất mạnh gồm 3 sư đoàn bộ binh và 800 cỗ pháo các loại (trong đó có 2 khẩu đại pháo di chuyển bằng đường ray)

Đây là khẩu đại pháo 370mm di chuyển bằng đường ray.




Trong số lính bộ binh tấn công pháo đài, có các cụ lính Việt trong đội hình tiểu đoàn 6.

Quân Đức phát hiện ra lực lượng tấn công pháo đài. Ngay trong đêm, chúng bắn dữ dội vào đội hình ém quân của các cụ lính Việt. Chỉ huy và 3 lính bộ binh bị giết chết ngay lập tức. Nhưng tất cả vẫn ở nguyên vị trí chờ lệnh công kích.
Sáng hôm sau (24-10-1916) 800 khẩu pháo các cỡ đồng loạt khai hỏa, lợi dụng sương mù, lúc 11h những người lính Việt rời khỏi vị trí, xông xáo lao vào ngóc ngách pháo đài tiêu diệt quân Đức. Và họ đã chiến thắng, khi cùng các cánh quân khác làm chủ pháo đài Douaumont.

Pháo đài trở thành đống đổ nát sau trận chiến ác liệt:




Một báo cáo tối hôm đó cho hay, thiệt hại về phía những người lính Việt là: 13 người thiệt mạng. Có 20 người mất tích (chết mất xác). Bị thương 12 người. Trung sĩ Trần Tài Tạo và xạ thủ Nguyễn Văn Đông được tặng thưởng Huân chương Công Trạng.  Thời gian ngắn sau, trung sĩ Nguyễn Văn Đặng cũng được tặng phần thưởng tương tự, bởi hành động anh dũng đặc biệt: Bị thương vào mắt, nhưng ông từ chối rời khỏi đông đội.

Do bị chiến tranh tàn phá nặng nề, khu vực pháo đài Douaumont được  xây cất thành nghĩa trang Quốc Gia. Ở đây chôn cất hơn 100.000 lính chết trận ở vùng Verdun, của cả 2 bên Pháp-Đức. Dù khi còn sống, họ là kẻ thù của nhau.
Nghĩa trang chính thức khánh thành vào ngày 7 tháng 8 năm 1932.

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #414 vào lúc: 21 Tháng Mười, 2013, 02:04:40 pm »

Cảm ơn bác tuanb5 chia lửa, viết bài, và làm cho topic ngày càng hay và sống động.
Baoleo tôi xin khất thêm vài ngày nữa, để cho lòng mình lắng lại sau những cảm xúc từ ngày 04/10.
Vài ngày nữa, lại xin hành quân tiếp cùng các bác.
Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #415 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2013, 07:13:46 pm »

Tuyển mộ lính thợ để phục vụ quân y viện và các xưởng vũ khí bên Pháp.



Nội dung áp phích ghi rõ: Tiền thưởng lúc đăng lính là 20 đồng bạc; Tiền cấp cho nhà có người đăng lính là mỗi tháng 3 đồng bạc; Ăn lương mỗi ngày độ chừng 3 hào và những lính thợ nào làm việc giỏi, được thưởng thêm.
Được đồ ăn, đồ uống, quần áo, chỗ ở; Được xếp hạng ...; Được danh vọng...

Những điểm tuyển mộ lính là: Tòa đốc lý Hà Nội, Tòa đốc lý Hải Phòng, Tòa Công sứ các tỉnh



Lính thợ An Nam tại 1 xưởng đóng bao bì.

Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #416 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2013, 11:59:59 pm »

  
Angoulême là thành phố thuộc vùng Poitou, Charentes ở miền tây nam nước Pháp.Khu trại Đông Dương của thành phố là nơi cư trú của những người lính thợ An Nam làm việc trong các nhà máy sản xuất thuốc súng thời kì chiến tranh 1914-1918.




Toàn cảnh phía Bắc trại Angouleme.



 

Trong ảnh là Ban lãnh đạo trại




Chỉ huy trưởng và ban chỉ huy trại.




Những phó quản người An Nam.





 Lính thợ tập trung đi làm.




Trong nhà bếp.




Nhà ăn.

(Còn tiếp)


Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #417 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2013, 09:01:18 am »

Xin tái xuất với các bác, bằng việc góp tiếp loạt ảnh về: Súng máy 'cộng đồng', thời ‘Cát tó đít duýt’ , mà các cụ lính Việt ta đã tham gia chinh chiến.

1. Súng máy của lính thủy đánh bộ:




2. Súng máy phòng không của lục quân Úc, nhãn hiệu Lơ-uýt.

Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #418 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2013, 08:11:27 am »

3. Súng máy phòng không của tụi Đức tặc:






4. Súng máy yểm trợ hỏa lực bộ binh của tụi Đức 'tặc'



Logged
tuanb5
Thành viên
*
Bài viết: 610


« Trả lời #419 vào lúc: 05 Tháng Mười Một, 2013, 12:41:07 pm »

3. Súng máy phòng không của tụi Đức tặc:




Như vậy, phe Đồng minh của các cụ lính Việt cũng "chơi bạo": Cóc cần để ý cái  Công ước cấm vũ khí hóa học. Khiến quân Đức phải trang bị bộ đồ phòng độc khi chiến đấu. Grin

Trại Angoulême (Tiếp theo)



Con đường chính bên trong khu trại.




Khu phòng học.




Trong phòng thiết kế.



Logged

Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM