Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:36:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người lính Việt thời thế chiến 1  (Đọc 230014 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #140 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2013, 08:55:16 am »

Theo colonel Maurice Rives: Ba người lính hải quân Nam Kỳ hy sinh ngày 27 (hay 28?) tháng 10 năm 1914 tại hải chiến Penang cho "mẫu quốc" trong Thế chiến 1 trở thành những người lính Việt đầu tiên (cũng là 3 người lính Đông Dương đầu tiên) chết trận trong Thế chiến 1 .................

Vẫn đang còn rất nhiều tư liệu ảnh về các cụ lính Việt thời thế chiến 1, ảnh ở mặt trận, ảnh các cụ hoành tráng duyệt binh, v.v….
Nhưng nhân bài của bác qtdc, tạm lắng lại một chút với sê-ri ảnh này:

Chiến tranh là tổn thất, là hy sinh.
Trong thế chiến chiến 1, trong số hàng vạn các cụ chiến binh Việt, viễn chinh trên các nẻo đường Tây Âu, đã có hàng nghìn các cụ chiến binh Việt:
Anh nằm xuống
Sau một lần đã đến đây
Đã vui chơi trong cuộc đời nầy
Đã bay cao trong vòm trời đầy
Rồi nằm xuống…..


Sau đây, là một sê-ri ảnh về:

Nơi anh ngủ vùi,
Mùa mưa tới
Trong nghĩa trang này
Chỉ có loài chim
thôi!


1. Lương Châu Từ
Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi
Tuý ngoạ sa trường quân mạc tiếu
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi
 
Dịch nghĩa
Rượu bồ đào cùng với chén lưu ly
Muốn uống nhưng tỳ bà đã giục lên ngựa
Say khướt nằm ở sa trường, bác chớ cười
Xưa nay chinh chiến mấy ai trở về.


BÀI HÁT LƯƠNG CHÂU

Rượu đào chén ngọc sáng choang,
trên yên sắp uống đã vang tiếng tỳ
Sau lăn bãi cát hề chi
Những người ra trận mấy khi lại về
(Ngô Tất Tố)
 
 Dịch thơ
Bồ đào rượu ngát chén lưu ly
Toan nhắp tỳ bà đã giục đi
Say khướt sa trường anh chớ mỉa
Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
(Trần Quang Trân)



2. Ngày 9-6-1920 Lễ khánh thành Đền kỷ niệm Đông Dương tại vườn thuộc địa Nogent. Ông Xa-rô, toàn quyền Đông Dương, tham gia lễ khánh thành Đền kỷ niệm chiến sỹ Việt trận vong trong thế chiến 1.



3. Rước chiếu của Vua An Nam vào trong Đền kỷ niệm Đông Dương tại vườn thuộc địa Nogent, trong ngày lễ khánh thành Đền kỷ niệm chiến sỹ Việt trận vong trong thế chiến 1- 09/06/1920.



4. Sau này, khi nước Việt Nam giành được Độc Lâp, vào ngày 3 tháng 7 năm 1946, Hồ Chủ tịch – Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, cũng đã đến Đền kỷ niệm Đông Dương tại vườn hoa Nogent, để đặt vòng hoa, tưởng, nhớ những người lính Việt, đã ngã xuống trên các nẻo đường chinh biên Tây Âu xa xôi.




Logged
lixeta
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1531


« Trả lời #141 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2013, 09:53:40 am »

Híc!
Sau này các bác nhà ta đi Pháp như đi chợ nhưng hình như chẳng ai biết đến cái đền này Undecided
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #142 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2013, 01:08:18 pm »

Híc!
Sau này các bác nhà ta đi Pháp như đi chợ nhưng hình như chẳng ai biết đến cái đền này Undecided
Nói chuyện này thì lại liên quan đến chuyện chính trị thôi bác lixeta ạ. Cụ Hồ là bậc thầy về chính trị mà.
Còn nhìn lại từ đầu thì những người đầu tiên đi lính cho Pháp là để đánh ta chứ chưa phải đánh Đức Ý Nhật Xiêm La gì cả. Bọn Pháp cũng là bậc thầy, là cáo già về chuyện lợi dụng mâu thuẫn chia rẽ dân tộc để người Việt nện người Việt. Ví dụ trong trang dưới mà topic đã từng post lên:



Ảnh đầu tiên trong trang được các bạn bên saigonvechai.com post là ảnh toán lính pạc-ti-dăng người Mán đã tham gia cùng quân Pháp đánh Đề Thám thời 1909-1910 và lập thành các làng chiến đấu theo Pháp. Họ được trang bị súng mút-cơ-tông Gras kiểu 1874.
Ảnh dưới là ảnh con của lính hay còn gọi là các chú lính con thiếu sinh quân.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #143 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2013, 02:34:52 pm »

Híc!
Sau này các bác nhà ta đi Pháp như đi chợ nhưng hình như chẳng ai biết đến cái đền này Undecided
Nói chuyện này thì lại liên quan đến chuyện chính trị thôi bác lixeta ạ. Cụ Hồ là bậc thầy về chính trị mà.
Còn nhìn lại từ đầu thì những người đầu tiên đi lính cho Pháp là để đánh ta chứ chưa phải đánh Đức Ý Nhật Xiêm La gì cả. Bọn Pháp cũng là bậc thầy, là cáo già về chuyện lợi dụng mâu thuẫn chia rẽ dân tộc để người Việt nện người Việt. ....

@ bác Lixeta:
Tại các cụ lính Việt đó. hy sinh khi chưa được 'Kết nạp'  Angry
Thế mới biết, sự vĩ đại trong nhân cách của Bác.
Bác đã dùng cả những người là quan chức của chế độ cũ, để làm cán bộ Cách mạng. Bác cũng thấy buồn, trước những người lính Việt ngã xuống nơi xa xôi.
Còn các đồng chí X, thì luôn quan niệm: chỉ những người của 'Đoàn thể' mới đáng giá. Vậy nên các đồng chí X mới có những việc z z z như hôm nay.  Sad

@ bác qtdc: Tôi thấy ta nên đặt sự việc vào từng hoàn cảnh cụ thể. Các cụ lính Việt, trong thế chiến 1 là thuộc phe Đồng Minh, oánh tụi Đức tặc. Phe Đồng Minh ấy, chính sử của ta, cũng cho rằng là tốt hơn phe kia mà bác.  Wink
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #144 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2013, 03:55:25 pm »

Nhất trí với bác baoleo. Ý tôi muốn nói cái sự ban đầu mà thôi. Bản thân sách Pháp nói về điều đó.
Ngoài ra tôi muốn nói đến cái giỏi của Cụ Hồ, Lúc đó (năm 45-46), giải tán ĐCS, đại đoàn kết toàn dân tộc, kêu gọi kiều bào về nước xây dựng quốc gia, thương lượng với Chính phủ Pháp để ngăn chiến tranh, giữ hòa bình đến phút chót. Thế mà kiều bào Việt tại Pháp một số lớn là lính Việt qua cả 2 Thế chiến và gia đình. Không đến đó thì đến đâu. Không đến đó thì làm sao kêu gọi được những Trần Hữu Tước, Trần Đại Nghĩa v.v... về nước tham gia xây dựng và tích cực chuẩn bị cho kháng chiến.
Logged
yuk56
Thành viên
*
Bài viết: 68


« Trả lời #145 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2013, 08:31:15 pm »

http://www.memoiredeshommes.sga.defense.gouv.fr/spip.php?page=base_recherche&_Base=MPF1418&_Action=1&lang=en&_lg=en
Các  bác nào có người thân hy sinh trong Đệ Nhứt Thế Chiến thheo đương link này , chỉ̉ cần đánh  họ  [surname] là biết được ngày hy sinh
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #146 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2013, 10:52:38 pm »

Theo tài liệu của Pháp:

Mặc dù lính Việt đã tham gia với Pháp đánh thành của triều đình Tự Đức, dẹp nghĩa quân chống Pháp suốt từ Nam ra Trung ra Bắc, nhưng không phải đã lấy được sự tin cậy hoàn toàn của chính quyền Pháp.

Cho đến đầu năm 1915 lính Việt ở Pháp cũng chưa tham gia trực tiếp vào chiến trận. Nhưng mùa xuân 1915 tổn thất về người của Pháp đã rất lớn. Một ủy ban quân sự đề nghị tuyển 10 vạn người từ Đông Dương. Để tránh gièm pha Toàn quyền Đông Dương tạm thời đã gửi 1 báo cáo về Paris, báo cáo này khảo sát giai đoạn 1909-1914 và chứng mình trong giai đoạn này không có cuộc bạo động dân tộc chủ nghĩa nào trong các đơn vị bản địa.

Tháng 1 năm 1915, bộ trưởng Thuộc địa Domergue viết cho bộ trưởng Chiến tranh: "le loyalisme des sujets de l'Union serait renforcé si nous les admettions à concourir aux opérations de guerre menées actuellement », nghĩa là - nếu cho các chủ thể của Liên hiệp Pháp cùng tham gia cạnh tranh trong các hoạt động của cuộc chiến tranh đang diễn ra, sự trung thành của các chủ thể ấy với Liên hiệp sẽ được củng cố. Vả laị Paris đã yêu cầu gửi thợ cơ khí và thợ sơn sang Pháp gia công cánh máy bay. Nhóm thợ này đến Pau ngày 28 tháng 3 năm 1915. Cuối cùng thì ngày 7 tháng 10 năm 1915, 1 bức điện cho phép lính Đông Dương tham gia vào cuộc xung đột.

Từ 1915 đến 1918 có 43.430 người từ Đông Dương được gửi sang các mặt trận ở Pháp và phương Đông. Họ tạo thành 4 tiểu đoàn lính chiến và 15 tiểu đoàn lính hậu cần. Trong số đó có 9.019 y tá, 5.339 công nhân viên văn phòng. Tương tự như vậy có 48.981 lao công dân sự công nhân lành nghề ( OS ) hoặc không nghề chuyên môn (ONS ) gửi đến 129 tổ chức của chính quốc. Nguồn gốc của 93.411 con người trên như sau: 24 % Bắc Kỳ, 32%  Trung Kỳ, 22% Nam Kỳ, 22% Căm-Bốt.

Ảnh dưới là lính thợ người Việt làm trái phá tại xưởng vũ khí của Pháp:
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #147 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 01:23:35 am »

Khi tham chiến các đơn vị lính Việt đánh nhau thế nào và giữa các trận đánh họ sinh hoạt ra sao, cũng từ tài liệu Pháp:

Tiểu đoàn lính thuộc địa Đông Dương số 7 (7 BTI) gia nhập khu chiến tháng Tư năm 1917. Các đơn vị cơ bản của nó được phân tán về các trung đoàn BB 54 , 67 và 350 của sư đoàn BB 12 Lục quân Pháp. Họ tham gia vào trận chiến Aisne năm 1917 ở phía bắc làng Soupir. Trong ba ngày, báo cáo cho thấy 21 người hy sinh, 95 người bị thương và 67 người mất tích. Trong quá trình chiến đấu, lính tập Ngo Dinh Phu hạ được 2 địch thủ và bắt được 16 kẻ thù mà anh ta tự hào dẫn giải về cho viên đại úy của mình. Sau đó, tiểu đoàn chiếm lĩnh các trận địa tại Vosges và trong khu vực Reims; khi ký hiệp định đình chiến họ ở gần Gerardmer. Trong hai năm, những người lính của tiểu đoàn thuộc địa Đông Dương số 7 nhận được 97 mề-đay Thập tự Chiến (Croix de Guerre). Ngày 22 tháng 11 năm 1919, đơn vị trang nghiêm tiến vào Strasbourg cùng với các đội quân của tướng Gouraud.

Trong các trận chiến đẫm máu, các đơn vị Đông Dương thường chẳng bao giờ bị một lời chê trách nào. Họ đã nhận 12 huân chương quân công và 555 huy chương Croix de Guerre. Những người lính này nổi bật ở những phẩm chất của kẻ săn mồi và ý thức tổ chức vốn có của người châu Á. Người ta đánh giá họ "bình thản dưới làn đạn trái phá, nghiêm túc, lạnh lùng, thần kinh vững vàng". Trong năm 1917, sĩ quan chỉ huy một đơn vị thuộc trung đoàn bộ binh 67 đã viết về họ : "Họ thực sự rất cừ, luôn luôn đi hàng đầu". Cùng năm đó, một viên tướng mô tả "lính thuộc địa Đông Dương ở trong các chiến hào và các hầm trú ẩn bận rộn trong lúc nghỉ ngơi. Tại đó họ viết thư về cho gia đình hoặc đọc những cuốn sách chữ Tàu với một sự bình thản như thể họ đang ở cạnh một con kênh thanh bình".
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #148 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 08:16:12 am »

Rất cảm ơn các tư liệu của các bác, đặc biệt của bác qtdc-> những tư liệu làm cho ta thấy tự hào về người lính chiến Việt tại thế chiến 1.  Wink
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #149 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 08:18:23 am »

Tiếp nào  Grin

Sau đây là loạt ảnh được trích ra từ tờ tạp chí ‘Tin Sư đoàn’  Grin  Wink
Nếu dịch sát nghĩa, thì đây là: ‘Ảnh chính thức của VP Báo chí, do Central Press cung cấp’

 Xin chú ý:
Những lời chú thích trong các tấm hình, là những lời chú thích  của tờ ‘Tin Sư đoàn’ hồi năm 1916. Nên có những đoạn không phù hợp với nhận thức chính trị ngày nay.
Tuy nhiên, để đưa trung thực tư liệu tham khảo, baoleo ko chỉnh sửa.
Xin bạn đọc lưu ý để giữ vững quan điểm.



1. Ảnh chụp ngày 21/06/1916 với tựa đề:
 Từ đất nước Việt Nam xa xôi đến với chiến trường Tây Âu:
Đây là hình ảnh của 1 tiểu đoàn ‘Lính thủy đánh bộ Việt Nam / Thủy binh bộ chiến An Nam Lữ đoàn’ và 1 đơn vị Quân Y Việt Nam.

Vào những lúc bình thường, những binh sĩ trong hình trên là lính bô binh của một trung đoàn Annam của trại quân Nam Kỳ. Họ đã có mặt tại Âu châu hồi gần đây, để tham gia cùng với các binh đoàn thuộc địa khác, đến từ các thuộc địa vùng Bắc Phi và nơi khác của Pháp, là những người đang chiến đấu chống quân Đức tặc.
Tiểu đoàn quân trong ảnh này là một tiểu đoàn đã gia nhập quân Đồng minh tại một trại nào đó. Những binh sĩ Annam khác, như báo chí đã loan báo, đã duyệt binh qua Paris ngày hôm kia, “được trang bị hoàn hảo và lập thành các đại đội chính quy.” Chiếc nón mà những người lính đang đội được làm bằng thanh tre, phủ bên trên bằng vải kaki xám.
Hình dưới cho thấy một đơn vị tải thương Hồng Thập Tự của lính Annam.


 
2. Tại Xa-lô-ni-ca ngày 11/10/1916.

Giao tranh tại Mác-xê-đô-ni-a. Đội Quân Y  người Việt đang làm nhiệm vụ tại Trạm Quân Y dã chiến tiền phương. Tháng 9 năm 1916.


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM