Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 04:23:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Người lính Việt thời thế chiến 1  (Đọc 229949 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #130 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 07:44:59 am »

Bác Baoleo chắc bị bác gái *phạt* hay sao mà post bài chậm và thưa thế ạ!? Đề nghị bác đẩy nhanh tiến độ với ạ!

Mình bận kiếm cân gạo xấu, sắm bìa đậu phụ nên ko vào được trang thôi.
Các vụ khác, thì ngư lôi và tên lửa đã niêm phong cất kho lâu roài, bác ơi.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #131 vào lúc: 23 Tháng Tám, 2013, 07:46:40 am »

Tiếp tục hành quân trên đất Tây Âu với các cụ lính Việt thời thế chiến 1  Grin

Nhiều bác trong quansuvn.net cũng đã nêu nhận xét: hình như tụi ‘Tai-lông’ tuyển các cụ nhà ta rất ngặt nghèo, nên nom hình thể các cụ lính nhà ta thời 191x, to cao chẳng kém gì tụi Tai-lông nguyên gốc.
Dường như đúng như thế, để tuyển được các cụ nhà ta nhập ngũ, tụi ‘Tai-lông’ rất chịu khó đầu tư cho công tác tuyên truyền-cổ động.
Xin mời các bác tham khảo một số tấm hình, minh họa cho công tác tuyên truyền-chính trị của tụi  ‘Tai-lông’.

1. Tờ rơi quảng cáo đời lính oai hùng, để tuyển mộ các cụ ở Bắc Bộ



2. Tờ quảng cáo về đời sống sinh hoạt hàng ngày, của các cụ lính người Nam Bộ, trong một doanh trại ở thành Mác-xây.




3. Một con tem bưu chính, đặc tả 2 cụ lính viễn chinh nơi xa xôi




Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #132 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2013, 09:02:09 am »

Hình ảnh của các cụ lính Việt trên chiến hào thời thế chiến 1 là khá hiếm.
Sau đây là một số ảnh của các cụ lính tại chiến hào mặt trận.
Các ảnh này được chụp vào mùa đông-năm 1916, tại mặt trận sông Man-nơ.
Có ảnh đã trùng với ảnh một số bác đã đưa lên trước, nhưng baoleo xin ‘bốt’ để liền mạch câu chuyện.

1. Các cụ trong quân phục mùa đông. Lưu ý là quân hiệu trên mũ sắt của các cụ, có hình mỏ neo. Đây là dấu hiệu cho thấy, các cụ thuộc: ‘ Lữ đoàn lính thủy đánh bộ Việt Nam’. Hay dịch sát nghĩa theo các bác góp ý là: các cụ thuộc ‘An Nam thủy binh bộ chiến lữ đoàn’. Hi
Nhiều cụ có gắn huy chương trên ngực.
Nhiều khả năng, sau đợt sơ kết chiến dịch sông Man-nơ, phóng viên nhiếp ảnh đến ghi hình các quân nhân ‘điển hình-tiên tiến’ để đưa về đăng trong tờ: ‘Tin chiến sỹ’ của sư đoàn. Hi



2. Tranh thủ thời gian giữa 2 đợt pháo kích, các cụ đang củng cố lại hầm hào – công sự chiến đấu.
Thế chiến 1, có 2 vũ khí lên ngôi thần thánh. Đó là pháo binh và xẻng bộ binh.
Các bác có thể thấy, tấm tôn gia cố trên đỉnh nóc hầm, bị lỗ chỗ mảnh đạn.
Tuy ác liệt, nhưng các cụ vẫn rất tươi cười, có cụ còn giơ khoe hộp đồ hộp, chiến lợi phẩm thu được của tụi Đức tặc.
Cái tứ của tấm hình này, là do thằng phóng viên ‘Tai-lông’, ăn cóp cái tứ của nghệ sỹ nhiếp ảnh Đoàn Công Tính, khi chụp các chiến sỹ QGP tại thành cổ Quảng Trị năm 1972. hi.



Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #133 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2013, 11:18:25 pm »

Đánh nhau rồi cũng phải có lúc tạm nghĩ dưỡng quân. Dưỡng quân thì xem văn công. Văn công thì đầu thế kỷ 20 xem gì ngoài xem tuồng, chèo, cải lương đây:
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #134 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2013, 01:32:57 am »

Đây là một bản đồ cũ của Pháp, có địa danh nơi thành lập (Sept Pagodes) tiểu đoàn 7 lính thuộc địa Đông Dương ngày 16 tháng 2 năm 1916. sau đó từ Hải Phòng sang Mạc-xây tham gia Thế chiến 1.
Logged
baoleo
Moderator
*
Bài viết: 1500


« Trả lời #135 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2013, 08:07:28 am »

Cảm ơn bác qtdc, các hình ảnh của bác, tôi hoàn toàn không có trong kho tư liệu.
Như vậy có thể nói, có ít nhất 2 nguồn tư liệu khác nhau  Grin
Mong bác cùng tiếp tục chia lửa, yểm hộ cho baoleo tiếp tục hành quân nhé.
 Nào tiếp tục hành quân  Grin

3. Các cụ nghỉ ngơi bên cạnh bậc tam cấp xuất phát xung phong của chiến hào.
Có mấy thằng ‘Tai-lông’ đứng gần các cụ nhà ta.
Nom chừng, tụi ‘Tai-lông’ có vẻ bé con, so với các cụ nhà mình.



4. Như vậy, trang bị của các cụ thuộc: ‘ Lữ đoàn lính thủy đánh bộ Việt Nam’, khi tác chiến ở Tây Âu, do Cục Đối ngoại  Grin cấp phát, là hơn hẳn các cụ cùng binh chủng, nhưng tác chiến tại nội địa.
Mời các bác so sánh, trang bị của các cụ, thuộc một đại đội bộ binh, đang tập kết chuẩn bị hành quân tại nội địa, với trang bị của các cụ ở Hải ngoại, trong các hình đã ‘bốt’.



5. Trang bị vũ khí của các cụ thời thế chiến 1, không chỉ có khẩu Lơ-ben phát một. Mà đã có cả khẩu thượng liên 13ly2. Tongue
Loại thượng liên 13ly2 này, cho đến tận năm 1949, khi các cụ Việt Minh công đồn Đại Bục, Đại Phác, nó vẫn là loại hỏa lực chủ công-khủng khiếp.
Cụ Nguyễn Tuân, trong tùy bút của mình về trận trên, đã tả khẩu 13ly2 thế này:
‘Nó có ghế ngồi như yên xe đạp, lại có cả tay cầm như tay ngai của ghi-đông, ngồi chắc chắn như bàn thạch, bắn thì thích phải biết. Hị hị’ Wink
Đưa một cái ảnh có khẩu thượng liên 13ly2, để các bác tham khảo.



Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #136 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2013, 08:14:05 am »

Cái ảnh súng máy của bác rất hay. Trong Thế chiến 2 rút kinh nghiệm Thế chiến 1, Pháp lập hẳn một đơn vị súng máy An-nam, tham gia vào lực lượng "Nước Pháp tự do". Chứng tỏ các cụ xạ kích tốt.
Logged
OldBuff
Moderator
*
Bài viết: 3053


Vì nhân dân quên mình


« Trả lời #137 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2013, 07:31:38 pm »

Các bác xem lính tập xứ nào to con nhất trong Đông dương thuộc Pháp nhé Wink
Logged

Thượng tôn công lý - Chế áp cường quyền
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #138 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2013, 07:40:22 pm »

Úi chà, bác Buff có bộ sưu tập quý quá mà bây giờ mới ló ra. Tôi thì nghĩ chắc chung bán đảo Đông Dương thì tầm vóc cũng na ná nhau thôi.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #139 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2013, 01:51:53 am »

Theo colonel Maurice Rives: Ba người lính hải quân Nam Kỳ hy sinh ngày 27 (hay 28?) tháng 10 năm 1914 tại hải chiến Penang cho "mẫu quốc" trong Thế chiến 1 trở thành những người lính Việt đầu tiên (cũng là 3 người lính Đông Dương đầu tiên) chết trận trong Thế chiến 1 (tài liệu Pháp trước kia gọi à Grande guerre (Ghe Bự), vì không ai biết sẽ còn Thế chiến 2 chết nhiều người hơn nữa). Họ là thủy thủ Nguyen Van Co, thợ máy học việc Da Van Cu và Phan Van Phi. Rất tiếc chưa tìm thấy hình của họ.

Nơi họ phục vụ: tàu khu trục "Mousquet". Trên tàu có khoảng 1 tá lính hải quân Nam Kỳ. Ảnh tàu dưới đây:



Kẻ hạ thủ họ là một con tàu Đức rất nổi tiếng trong Thế chiến 1: tàu tuần dương hạng nhẹ SMS "Emden" (ảnh dưới):


Cùng chung số phận với tàu Pháp là tàu tuần dương Nga "Ngọc Trai". Các thủy thủ "Mousquet" sống sót được tàu Đức vớt lên. Trong đó có cả các cụ lính Việt, số phận họ sau ra sao chưa rõ.

Dướ đây là sơ đồ trận đánh trích từ sách Đức:


Một bản đồ nữa:
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Tám, 2013, 02:03:29 am gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM