Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:40:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đừng bắt anh làm hươu cao cổ...(phần 6)  (Đọc 192630 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #50 vào lúc: 09 Tháng Tám, 2013, 11:13:00 pm »

Ớ a é he, còn đây, lâu quá mới ghé chơi hem, kỳ này vô chuồng bắn AK thôi sao, không thụt 85 cho hươu chạy tán loạn thử coi.
Bác Loc85c5 không thấy tui kể là ngủ nửa mắt sao, làm gì dám ngủ trọn con mắt trong hoàn cảnh 1 mình 1 chợ đó. Tui ngủ tỉnh lắm chớ không phải như bác, ôm súng ngủ bị bóng đè la mớ bắn tùm lum. Bữa đó và một số lần khác, tui phải ôm súng trên bụng ngủ, giấc ngủ không thẳng được, nằm 1 chút bị súng đè nặng hoặc thước ngắm, tay cò, ... cấn vô xương phải thức giấc chập chờn, không thể mơ thấy Pôn-pốt hay người yêu gì để mà bắn tùm lum được. Grin Grin
Logged
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #51 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2013, 09:23:26 am »

Những câu chuyện bên lề
Thị xã Kompongcham nhìn cũng bình thường như bao thị xã khác ở K.
...
Lúc đó vào khoảng tháng 4, bắt đầu có những cơn mưa đầu mùa. Không biết có ai đã từng chứng kiến những đàn cá trắng phao lớn cỡ 2, 3 ngón tay nhảy vượt lên khỏi mặt sông giỡn mưa, tạo ra những âm thanh rào rào (mình không biết là loại cá gì, sau này về Việt Nam hỏi ông già vợ của mình vốn là dân miền tây thì ổng nói có lẽ là cá linh).
...
Ở bên mình mùa cá linh là mùa nước nổi, khoảng tháng 10, không lẽ 2 xứ gần nhau mà lệch mùa các linh xa vậy? Cá lớn cỡ 2 -3 ngón tay sợ không phải cá linh bác Kontop à, cá linh nấu canh chua với bông sua đũa là đặc sản mùa nước nổi đó, ăn một lần là nhớ "miệt thứ" hoài luôn.
Kongpongcham, có lần tui xin đơn vị cho đi thăm mấy người quen ở cơ quan cũ, đang tháp tùng phái đoàn dân chính đảng địa phương, qua CPC thăm hỏi các đơn vị bộ đội chiến đấu, ở chơi được 1 đêm, hôm sau tiễn đoàn tới bến phà Kongphongcham qua sông về nước, tui một mình một súng ở lại bãi sông, nhìn theo phái đoàn lòng buồn da diết, đứng vẫy tay chào kẻ ở người về, dưới phà mọi người cũng quơ tay chào nồng nhiệt.
Ngặt nỗi phà đi chậm quá, vẫy mỏi tay mà chiếc phà vẫn chưa đi được bao xa, tự nhiên người thấy hơi trơ, không lẽ cớ quơ quơ tay hoài như thả diều, giống như cảnh thợ chụp hình bắt mình cười hoài mà không chịu bấm máy vậy, làm nụ cười bị lệch thành mếu và cũng khó xử cho người dưới phà nữa, tui bèn quay ngược lại, đi vô bờ, mặc ai muốn nói mình khô khan vô tình đành chịu.
Tối đó tui treo võng ngủ lại khu bến phà, cũng 1 mình 1 súng, ôm súng vô bụng mà ngủ, giấc ngủ nửa mắt chập chờn, sáng hôm sau kiếm xe lôi có giang trở về đơn vị chiến đấu tiếp, dù sao cũng giảm 1 chút nỗi nhớ nhà.
Một chút gọi là kỷ niệm Kongpongcham. Smiley
Các bác à.
ĐK tui gốc dân cày đường nhưa cũng không biết nhiều về mùa cá, mùa sông nước. Nhưng nhờ thời gian đóng quân biển hồ mươi tháng nên tui cũng tham gia cùng mấy bác về mùa nước nỗi cho vui. Ở biển hồ khoảng tháng 8, 9 là nước lên rùi, nước từ vùng trủng biển hồ dâng tràng vào những cánh rừng xung quanh, nước lên đến đọt cây cao bảy tám thước, tháng mười nước bình lại và từ từ rút xuống chảy theo giòng Mekong về VN.

Mua nước nổi ở biển hồ KPC cá linh rất nhiều không phải chài lưới gì hết, cứ tối đến chèo xuồng đi trên xuồng thắp sáng một hai ngọn đèn neon điện một chiều, chèo thuyền đến đâu cá nhảy lên xuông tới đó đầy xuồng chèo về thôi...Cá linh nấu canh chua bông điên điển hay su đủa thì ngon tuyệt cú mèo nhưng ăn vừa thôi chứ ăn nhiều quá lúc ấy còn trai trẻ các bác lại phải về "Củ Chi đổ bánh đa" nữa thì phiền lắm...nhất là sợ bác C16 nhà ta thôi...hì...hì..

Ở biển hồ mùa nước nổi người dân đi vớt cá linh về làm bohooc, bohooc làm bằng cá linh thì trắng và ngon lắm tụi này ăn riết rồi giềng luôn.
Cá linh vớt về họ lắt thịt hai bên hông, đầu xương, ruột bỏ phơi qua một nắng bỏ vào khạp gổ cứ lớp cá, lớp muối ủ lại một trăm ngày chở đi Phnom pênh, SiemRemp tiêu thụ 
Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #52 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2013, 10:15:49 am »

Làm gì tới "đổ bánh đa" lận bác DK, nhắc mà thèm cái thuở oanh liệt, nay còn đâu.
Tui cancel cái mùa nước nổi, theo ý bác DK đúng hơn, tháng 8, tháng 9.
Nhắc tới cá ở CPC, không biết trên thế giới này có ở đâu cá nhiều bằng, nhiều lúc phải vẹt cá ra để múc nước mà xài Smiley, có cái vũng nước, tát đi tát lại vẫn có cá cho bộ đội cải thiện, giống như tối ngủ, cá lén bò vô vũng đó vậy.
Về món mắm bò hóc, nói thiệt, 4 năm ở bển nhưng sao tui chưa "chấp nhận" món bò hóc, có ăn để thử và ráng cho có chất tanh vô người, còn nói ngon thì chưa "cảm" được, chắc do vị giác "bảo thủ" quá, bởi vậy cả đời chỉ biết cơm, cơm nóng, cơm nguội, cơm chiên, .... thôi Grin Grin.
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #53 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2013, 10:16:53 am »

Xin lỗi gởi nhầm, bác chủ xóa giùm
C16
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2013, 10:25:51 am »

Nghe bác DK1278 kể chuyện biển Hồ mùa nước nổi mà thèm quá. Tôi đang nuôi ý định đầu tháng 10 này về Tonle Sap ghé thăm hồ Barai đây. Chờ xem tình hình ở bển thế nào. Yên thì đi. Loạn nằm nhà.
Logged
kontop
Thành viên
*
Bài viết: 54


« Trả lời #55 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2013, 11:06:13 am »

Những câu chuyện bên lề
Cùng bác C16 bác DK
Cảnh cá giỡn nước mưa ở sông Mekong nhìn ngoạn mục lắm, không biết bây giờ khai thác nguồn lợi tự nhiên không bền vững, rồi huỷ hoại môi trường, con người có còn được nhìn những cảnh này không?!!! Mình thật sự không biết nó là loại cá gì, khi tả lại thì ông già vợ trả lời mà cũng không chắc lắm, nên ổng dùng từ "có lẽ". Biển hồ (Theo Wiki): "Vào mùa khô từ Tháng Mười Một đến Tháng Năm hồ khá hẹp và nông, tầm sâu chỉ khoảng 1 m với diện tích 10.000 km². Vào mùa mưa bắt đầu từ Tháng Sáu, thay vì sông Tonle Sap rút nước từ hồ ra sông Mê Kông thì sông chảy ngược dòng, tiếp nước vào hồ khiến mực nước hồ dâng cao và tăng diện tích hồ thành 16.000 km². Với lượng nước đó, hồ có thể sâu đến 9 m, làm ngập lụt đồng ruộng và cây rừng trong khu vực. Vùng ngập nước biến thành nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loài cá nước ngọt. Đến Tháng Mười thì nước lại rút xuống theo sông Tonle Sap ra sông Mê Kông". Như vậy mùa cá trên sông Mekong và mùa cá ở Biển hồ có thể chênh lệch nhau về thời gian. Nói chuyện về cá sông Mekong, hồi đó mình từng được ăn một loại cá bề ngang như con heo, chiều dài trên 1m5, có vảy bạc, đuôi và môi đỏ, mùi vị thì chỉ có thể tả bằng câu đơn giản và chính xác nhất là "đặc sản tiến vua". Loại cá này người dân đánh bắt bằng cách đặt lờ (hay là lợp?) dọc mé sông. Địa điểm đặt chỗ nào để có thể có cá và thời điểm nào trong năm thì mình không biết (tiếng K. lúc đó chỉ bập bẹ vài từ xã giao với trao đổi, xin xỏ thực phẩm). Cái lờ này to lắm, đường kính khoảng 1m5, dài trên 2m5, đan bằng tre, nhìn khủng lắm. Mình nghĩ đây là loại cá hiếm vì mình chỉ thấy họ bắt được cá có vài lần.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2013, 11:14:25 am gửi bởi kontop » Logged
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #56 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2013, 09:04:50 pm »

Nghe bác DK1278 kể chuyện biển Hồ mùa nước nổi mà thèm quá. Tôi đang nuôi ý định đầu tháng 10 này về Tonle Sap ghé thăm hồ Barai đây. Chờ xem tình hình ở bển thế nào. Yên thì đi. Loạn nằm nhà.

Chào bác H3 Hùng.
Bác vừa mới đi về lại dự tính một chuyến tiếp nữa... cũng giống tâm trạng các bác trong đoàn tui vừa rồi xe về qua khỏi cửa khẩu MộcBài chưa về đến nhà, chân chưa xuống xe đã có bác hỏi lần sau còn đi nữa không?..? nhớ rủ nhé....kỷ niệm chiến trường xưa là vậy đó...đi một lần chưa đủ, chưa đã hẹn nhau đi tiếp, người đi rồi, kể người chưa đi, người đi trước hướng dẫn người đi sau cứ thế cùng nhau đi, cùng nhau đi ôn lại nghe cho đã chứ...

Như bác dự tính đi trong thời gian tới khoảng tháng mười theo ĐK tui thấy chưa ổn tình hình chính trị qua cuộc bầu cử còn phức tạp, chưa ổn định, nhiều nguồn thông tin thấy tình hình vẫn còn phức tạp (có những phẩn tử phát ngôn còn quá khích, lợi dụng lịch sử để trục lợi...) phải chờ thêm một thời gian nữa bác H3 à.

Sang K tháng mười như bác dự kiến cũng hay vào mùa nước nổi, sông ngòi, biển hồ lên cao thấy được cảnh trù phú ruộng đồng xanh mượt, biển nước bao la. Nhưng theo ĐK tui được biết thông tin từ những ba con sinh sống nơi biển hồ họ nói: biển hồ, sông nước KPC sau bao năm nguồn thuỷ sản cũng cạn kiệt, người dân phải nuôi trồng thuỷ sản bằng nhà bè như bên VN không còn thời kỳ dạt cá ra để múc nước như xưa...

ĐK tui lại thích trở lại chiến trường thời gian đầu mua khô tháng mười một, tháng mười hai trời mát, xe xe lạnh là hay nhất, giao thông thuận tiện vào những vùng sâu, vùng xa nơi đóng quân ngày xưa, nơi có đồng đội mình cùng nhau chia lửa, nơi có đồng đội mình nằm xuống. Và  về những mùa khô giáp tết thưởng thức được hương vị một ngụm nước thốt nốt ngọt lịm, hay một buôn thốt nốt chua mát lạnh buổi ban mai mà ngày xưa đám lính mình hay trèo lên trộm phá...
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tám, 2013, 09:10:12 pm gửi bởi DK1278 » Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
xuan_thang
Thành viên
*
Bài viết: 121


sống và khát vọng


« Trả lời #57 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2013, 09:34:19 pm »

 Xe củA C19 và F5 ghé ĐĂM-ĐEK,thăm bà mẹ nuôi của DK1278 .
http://www.youtube.com/watch?v=pBYbOiRKvtE

Trẻ em ở BIỂN-HỒ .

Tuổi thơ thật dể thương

Tình cờ gặp đám cưới trên đường.
Logged

Giữa khu rừng ngàn năm âm u nơi biên cương chùa tháp .Cùng chia cho nhau bao hiểm nguy gian khó giữa cơn mưa rừng, lưng tựa vách chiến hào.
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #58 vào lúc: 10 Tháng Tám, 2013, 10:50:56 pm »

Bác DK nói tiếng K cũng rột rẹt dữ hén, không thấy ra dấu nhiều, đi tới đâu cũng có má nuôi, chị nuôi hết , lò o ná boòng.
Hình mấy đứa "cháu nội" dễ cưng quá, hồi trước mà ham vui thì giờ cháu nội tui lớn hơn mấy đứa nhỏ này mấy tuổi. Grin Grin
Logged
DK1278
Thành viên
*
Bài viết: 422


Chiến binh chùa tháp


« Trả lời #59 vào lúc: 11 Tháng Tám, 2013, 09:27:23 am »

Bác DK nói tiếng K cũng rột rẹt dữ hén, không thấy ra dấu nhiều, đi tới đâu cũng có má nuôi, chị nuôi hết , lò o ná boòng.
Hình mấy đứa "cháu nội" dễ cưng quá, hồi trước mà ham vui thì giờ cháu nội tui lớn hơn mấy đứa nhỏ này mấy tuổi. Grin Grin

Ngày xưa thời chiến tranh dân trong phum sống hai, ba mặt ai mà biết được...?...? khi đó có má nuôi, em nuôi, chị nuôi càng nhiều càng tốt bác à! cũng có nhiều cái lợi: thứ nhất được dân che, chở, giúp mình giữ được đôi chân, cái gáo để đội nón; thứ hai có chổ tựa vững chắt những khi lương thực, thực phẩm trong đơn vị eo hẹp; Thứ ba ít phải đi "rô xi.... thơ bạp chi chun" bác à... Grin... Grin...

Để có được như vậy bộ đội ta ở đâu, điều kiện hoàn cảnh nào cũng phải "cùng ăn, cùng ở, cùng làm với dân" thì mới có chuyện "đi dân nhớ ở dân thương" chứ các bác.. Grin... Grin...
Logged

Nhắn tìm đồng đội C19 - E740- 7705: Phạm văn Đông lính 78 Hải Hưng, Nguyễn văn Thành lính 78 Phú Khánh
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM