Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:25:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đừng bắt anh làm hươu cao cổ...(phần 6)  (Đọc 192906 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #440 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2014, 08:31:32 am »

"Muốn khôn đi lính, muốn tính đi buôn" hay "Trai khôn tìm vợ chợ đông, gái khôn tìm chồng ở chốn ba quân", ... trong các vế câu ca dao tục ngữ đó, CCB được xếp vào hạng top, hạng "quí hiếm" trong bình quân của xã hội, xứng đáng được chọn lựa, trân trọng, đó là sự nhận xét, đánh giá chân thực trong dân gian (nói chung, riêng tui chắc là trường hợp ngoại lệ - lúc đi kiếm vợ cực quá trời Grin).
Trong thực tế thì, nhìn các CCB gần gần xung quanh, có vẽ ngược với ca dao tục ngữ, chỉ một số ít là được trên trung bình, đa số còn lại thì "khiêm tốn" mọi mặt, có phải do "đụng" với câu tục ngữ khác "non sông dễ đổi, bản chất khó dời", cái số vậy nên không cải số được??
Lúc gần "mãn nhiệm kỳ" quân tình nguyện, nhiều anh em được gợi ý lên sĩ quan, 4 năm lăn lộn trần ai cộng với trường lớp bài bản, trở về là quánh ngon luôn, nhưng chỉ rất ít chịu đi lên, hầu hết đều muốn "đi xuống", quay về với cái số trời định, không muốn tiếp tục nhiệm kỳ, hoặc lố nhiệm kỳ chút nào.
Logged
Docmoc
Thành viên
*
Bài viết: 77


« Trả lời #441 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2014, 10:29:32 am »

Bác c16 lại viết nhảy cóc rùi . Mới viết coi như xong cái vụ " truy quét " ếch , chưa kể nốt vụ " xử lý hậu quả " , bác nhảy tót sang chuyện khác luôn là sao ?
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #442 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2014, 02:30:12 pm »

Tui đâu gây ra hậu quả đâu mà đòi xử lý tui bác. Grin
Trở lại xử tiếp mấy con ếch, trừ 4 bàn chưn và từ 2 con mắt trở lên, phần còn lại đều có thể chuyển hóa thành năng lượng cho chú đội dẽo dai đánh giặc. Hồi nhỏ, nhà làm ếch tụi con nít thường được phần mấy miếng da, lấy bịt miệng lon sữa bò làm trống chơi, hoặc không thì quăng cái vèo, miếng da dính lên cành cây bám chặt khô cứng trên đó thiệt lâu, tưởng không ăn được, vô bộ đội được "dạy" ăn món da ếch, cũng khá ngon, giòn giòn.
Cách chế biến ếch thường nhứt là xào với củ chuối và kho mặn với chi cà ry (xả) vì dễ kiếm, muốn xào ngó sen phải được ở gần ao hồ lớn, chứ nhỏ nhỏ không đủ ăn, mấy chú đội quần chừng nửa tiếng là nổi gốc không còn 1 cọng, làm gì có ngó để bứt Grin, hoặc làm các món khác phải có gia vị phù hợp, con này mà luộc khan chắc không ai rớ nổi.
Dân CPC ít ăn thịt ếch vì gớm các thức trong bao tử của nó, nó ăn quá tạp luôn, nhưng bao tử ếch nặn sạch, bóp muối kỹ trở thành món ngon, theo tui thấy còn ngon hơn thịt của nó.
Xin củ chuối của dân xào thì phải "lại quả" mờ chan túi (chén nhỏ) thành phẩm, tuy gớm nhưng chắc thấy bộ đội ăn ếch mà đẹp trai, trắng trẻo nên họ nhắm mắt thử coi có phép mầu nào xảy ra, được ít lần có vẽ văn hóa ẩm thực đã được giao lưu trọn vẹn.
Logged
Docmoc
Thành viên
*
Bài viết: 77


« Trả lời #443 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2014, 05:53:49 pm »

Vậy là phải viết là "xử lý chiến quả " mới đúng . Vậy là bác có một thời xài sang rồi đó . Em hồi đó chỉ năm thì mười họa mới bắt được ếch . Chỉ có tôm , cua , cá ... Thỉnh thoảng buổi tối cũng đi " truy quét " nhái thôi . Nhà ở gần sông , đợt nước lên đầu mùa thì bãi sông bị ngập nước . Nhái dồn lên bờ đê , nhiều như châu chấu vậy . Đem về lột da chặt đầu , chỉ lấy từ hai chân trước xuống để chế biến . Phần còn lại là của mấy chú tai to mõm dài . Những người chuyên đi bắt ếch thì em chỉ thấy họ mang theo giỏ . Như vậy là các bác đã có một thời " Nhất dạ đế vương " .
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #444 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2014, 09:13:08 pm »

Đúng là nhất dạ đế vương, bởi vậy mới làm tui mê mẩn, mụ mị.
Vào mùa mưa bên đó cũng đỡ khổ lắm, ngoài động vật thủy cư, lưỡng cư ra, rau trái: rau dền, rau muống, bù ngót, mướp, ... mọc dại lềnh khênh, mặc sức mà đế vương.
Nhưng cũng cần nói thêm vế sau là "ngàn dạ thê lương", nói chung là thiếu đói. Mang danh là quân tình nguyện đi làm nhiệm vụ quốc tế mà thiếu thốn đủ thứ, từ nhu yếu phẩm, xà bông bột ngọt, thuốc rê, quần áo, ... Nhiều khi thấy bộ đội mình đi mót những ngọn rau cùn về cải thiện bữa ăn chỉ có muối, người dân họ chắc cũng hơi khó hiểu về đội quân hùng mạnh đang giúp đỡ đất nước họ.
Việt Nam mình cũng khổ, hết Pháp tới Mỹ, vừa thoát 21 năm quánh Mỹ lại bị thằng bành trướng o ép, phận nghèo lại phải 1 mình cưu mang anh sắp chết, làm cho nghèo càng nghèo thêm, đã vậy khi gượng sức lại được rồi thì bắt đầu nghi ngờ ân nhân của mình.
Bác thấy thê lương không, nhưng kể nghe thì kể chuyện đế vương, chớ kể chuyện thê lương, lớp trẻ sau này nghe, chúng hãi, rủi CPC có chuyện nữa, chúng không qua giúp bạn nữa thì bạn tiêu. Grin
Logged
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #445 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2014, 03:25:50 pm »

CPC cái gì không có thì nhứt định không có 1, còn đã có thì hằng hà sa số: mùa khô muốn kiếm được 1 giọt nước đỏ con mắt, tới chứng trời mưa thì quá nhiều nước, trên trời, dưới ... nước đều đầy nước; Mùa khô kiếm 1 lá rau không có, tới mùa mưa thì muốn gì có nấy, tôm cá nhiều tới nổi chỉ xỉa gắp miếng phi lê, còn mớ thịt dính theo xương cá không thèm để ý tới (Nhắc tới tôm mới nhớ, hình như khang lơ Xiêm Riệp không có tôm, lặn lội ao đìa cũng nhiều nhưng tui không nhớ mình bắt được con tôm nào); Khi thì khói thuốc Samit, Golden city mù phum, khi thì kiếm cái đót thuộc rê không có Grin; ...
Do tính chất triệt để như vậy thành ra "đế vương" mới "cùng với thê lương một vần", nhưng "nhất dạ" được đổi với "ngàn ngày" nên mới cực, một đổi một thì giống bình thường, đâu có gì để "ca" Grin Grin.
Tui kể phục vụ các bác chuyện "đế vương" cái rẫy bắp ở Trach Pốt.
Cách mấy bữa trước, khi anh Liệu dẫn đám lậu sậu tụi tui từ Damdeck vô bờ đập Trach Pôt lấy tử sĩ của C2 bị mìn hy sinh ở đây, thì phum ngay bờ đập còn dân ở, tới chừng tiểu đoàn giao C4 và đám lậu sậu vô chốt bờ đập thì dân bỏ nhà đi đâu mất hết, để lại nhà cửa ruộng vườn với mấy ... trái mìn chỏng chơ.
Ngoài chuối, dừa, mảng cầu (na), ... còn có nguyên một rẫy bắp tới kỳ thu hoạch, thiệt là có lộc ăn. Vậy là cơm ngày 3 bữa "rau bình bịch" còn được thêm bữa bắp nấu (ai muốn nướng thì tự nướng).
Nói vậy nhưng không phải đơn giản, nguyên B tụi tụi phải chiến đấu liên tục với bọn kéc, tụi giặc trời này lẹ lắm, nó "cạp" bắp lẹ hơn mình nhiều, "quân số" đông lại không cần nấu nướng, nên chỉ 1 phút 30 giây là "vượt lên chính mình" liền, nên  phải thiệt khẩn trương, có ngày phải ... nấu tới 2 nồi mới kịp tụi nó.
Ngồi nhớ lại mấy nồi bắp nấu bận đó còn thèm, ngon ngọt làm sao, bắp hái vô, tước sơ vài bẹ vỏ, bỏ hết vô nồi tươi chong, râu ria xồm xoàm, cạp hết những dãy hột mềm ngọt còn được khuyến mãi thêm mấy chén nước râu bắp, ái chà! như tiên trên đời, có lẽ nhờ thông tiểu. lợi mật đợt đó mà sau này nhậu quá trời nhưng lá gan còn nguyên. Grin Grin
Người và kéc thi đua ăn hết đám bắp xong, "có người" mới nhớ lại là lúc vô kiếm bắp để bẻ thì quên tuốt chuyện mìn, kiếm mải mê, cũng may là "dân" không gài trong rẫy bắp của mình.
Logged
Docmoc
Thành viên
*
Bài viết: 77


« Trả lời #446 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2014, 09:28:52 pm »

Vậy là những người dân đó ... ? Thời đó ở trong nước cũng đói lắm . Ăn độn đủ kiểu . Chỉ có rau thì tự trồng , dễ chăm . Không rau thì có các loại củ quả . Các bác ở bển thì lại mệt với mùa khô . Mùa đó chắc mấy cây chuối quanh khu vực đóng quân ... khó lòng sống nổi ?
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #447 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2014, 12:17:36 pm »

Chuyện bác kể thiệt không đó bác ? Em là sợ ma lắm đó . Có lần em nghe có người kể chuyện ma mà hết hồn , chui lên giường ngủ thẳng . Chuyện rằng : có anh chạy xe ôm tối . Hôm đó , đang chạy xe không trên đường thì gặp một cô gái trẻ vẫy xe lại . Cổ kêu ảnh chở cổ về nhà . Đến cổng nhà cổ , cổ bảo anh xe chờ ngoài cổng , cổ vào nhà lấy tiền trả tiền xe . Nhưng cổ đi vào mà không thấy đi ra . Sốt ruột quá , anh xe ôm đi vào nhà để hỏi . Nhưng không thấy cô gái ấy , mà thấy ảnh cô trên ban thờ . Gia đình ấy cho biết : cô mới mất vì tai nạn ít hôm . Chỗ mà anh xe ôm gặp cô cũng chính là chỗ cô gặp nạn .


Chào bác Docmoc Grin! Câu chuyện ma bác Docmoc vừa kể,do ai đó kể lại cho bác nghe. Với tôi(cũng thuộc dạng sợ ma Grin) nghe câu chuyện của bác kể,tôi có cái cảm giác như ai đó muốn nhát ma "người nghe".
Những CCB từng đánh nhau trên khắp các chiến trường,với họ..xác chết,thương tật đủ kiểu,đôi khi họ còn cận kề với xác chết trong một vài ngày cũng là chuyện bình thường của người lính. Nhưng người ngoài,và bác cũng thế nếu thấy cảnh lính tử trận ngoài chiến trường bác cũng không dám nhìn. Thương tử trên chiến trường đa số "khó nhìn" ngoại trừ một số ích là "ngọt ngào" ra đi còn nguyên vẹn.

Câu chuyện ai đó kể cho bác nghe,theo cảm nhận của tôi nghe có vẻ liêu trai quá,không biết cảm nhận của bác giống tôi không Grin?

Hầu bác một chuyện nhé! (Câu chuyện của bác xe ôm kể lại) cũng có bác xe ôm,vài ba bữa tối chở một khách là nữ về nhà,chở riết đâm "quen hơi" rồi đến một lúc nào đó người nữ kia..cũng bén hơi anh xe ôm,khỏi nói từ đó về sau bác ta tự nguyện không còn lấy tiền cho mỗi cuốc xe ôm như mọi khi. Về sau cứ mỗi lần đưa cô ta về,bác xe ôm điều xin cô ta một nụ hôn Grin,đáp lại cô ta cũng tặng thêm cho bác xe ôm một nụ hôn trên cổ(vì sao thì bác xe ôm không nói). Thời gian cứ trôi đi như thế,rồi một hôm bác xe ôm không thấy bóng dáng "người xưa" đi xe ôm,một ngày rồi lại hai ba ngày,bác xe ôm nóng ruột tìm đến nhà,(nhà cô ta gần một cái Đình) hỏi thăm,lạ một điều mọi người trong xóm đó điều khẳng định trong xóm đó không có ai với độ tuổi,vóc dáng đó như bác xe ôm đã mô tả,đến nước này bác xe ôm cũng không hiểu nổi,liệu đó có phải là ma hay không.
Tôi mới nói bác xe ôm ơi,chuyện bác kể cho tôi nghe là thuộc dạng liêu trai chí dị đó bác à,thời nầy không có đâu bác ạ Grin.
Logged
Docmoc
Thành viên
*
Bài viết: 77


« Trả lời #448 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2014, 08:49:06 pm »

Đúng đó bác . Chuyện em kể thuần về tâm linh , cũng đủ sức dọa một số người nhát . Nhưng chuyện của bác có khác hơn . Chuyện đó cũng có thể xảy ra ngoài đời . Vị khách nữ đó có thể là thuê nhà ở đó , hoặc có bồ , hoặc ... đi ... làm ăn ... vân vân . Hoặc lý do gì đó khác nữa . Nhưng đọc chuyện bác kể , thật sự em có cảm giác là bác xe ôm đó " sáng tác " ra câu chuyện đó vậy . Còn như các bác , thấy tận mắt " sản phẩm " của bom đạn , của chiến tranh , phải có thần kinh thép , hoặc phải đem tôi lại , mới có thể chịu được . Nhưng cũng chỉ đến một mức độ nào đấy là đến giới hạn . Thế mới biết , những  chuyện đào ngũ , bể trận là do đâu  . Không hẳn là họ đều sợ gian khổ , sợ chết . Những cảnh đó thật sự là gây ấn tượng rất mạnh .
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #449 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2014, 04:33:31 pm »

Đúng đó bác . Chuyện em kể thuần về tâm linh , cũng đủ sức dọa một số người nhát . Nhưng chuyện của bác có khác hơn . Chuyện đó cũng có thể xảy ra ngoài đời . Vị khách nữ đó có thể là thuê nhà ở đó , hoặc có bồ , hoặc ... đi ... làm ăn ... vân vân . Hoặc lý do gì đó khác nữa . Nhưng đọc chuyện bác kể , thật sự em có cảm giác là bác xe ôm đó " sáng tác " ra câu chuyện đó vậy . Còn như các bác , thấy tận mắt " sản phẩm " của bom đạn , của chiến tranh , phải có thần kinh thép , hoặc phải đem tôi lại , mới có thể chịu được . Nhưng cũng chỉ đến một mức độ nào đấy là đến giới hạn . Thế mới biết , những  chuyện đào ngũ , bể trận là do đâu  . Không hẳn là họ đều sợ gian khổ , sợ chết . Những cảnh đó thật sự là gây ấn tượng rất mạnh .



Bác Docmoc này!ngẫm nghĩ bác nhận định câu chuyện cũng có một chút chí lý. Nhưng khổ nỗi bác xe ôm đó cứ thề chết thề sống rằng câu chuyện mà bác vừa kể cho tôi nghe hoàn toàn là chuyện có thật. Mới đây,tôi có đem những nhận định của bác Docmoc "tham khảo' cùng bác xe ôm,bác ta trợn tròn đôi mắt và bảo..tôi không hề bịa chuyện,bác ta còn bảo với tôi:bác đã nghe và xem ma Cây trên truyền hình rồi chứ gì?. Vậy bác có nghe chuyện ma điện thoại lần nào chưa?,đến nước nầy tôi chỉ phá ra mà cười muốn bể bụng vì câu hỏi của bác xe ôm Cheesy Cheesy.
Bác ta nói với tôi bằng giọng nói có vẽ thật thà,từ chuyện cô gái đi xe ôm bỗng nhiên mất tích kì lạ(theo như lời bác ta) thì tiếp đến bác ta nhận hàng loạt những cuộc gọi đến không trả lời Huh,tôi liền cắt lời bác xe ôm,tôi nói thì có gì lạ đâu,đó chỉ là những cuộc gọi đến để phá,hoặc quấy rối thôi mà,đâu phải chỉ một mình bác bị. Bác ta liền nói,vậy anh lí giải dùm tôi có ai gọi phá hay quấy rối mà để suốt 24 giờ mà không tắt máy không?. Hề.hề..đến nước nầy thì tôi cũng đành chịu,không thể trả lời được câu hỏi của bác xe ôm,nên đành làm thinh không thể tranh cãi về câu chuyện "ma điện thoại" của bác xe ôm Grin.

Bàn tay có ngón ngắn ngón dài,trong Quân Đội cũng thế thôi,cũng có người gan dạ,người nhút nhát,nhưng đảm bảo với bác Docmoc những người nhút nhát chỉ một số ít thôi bác ạ! Trong Quân Đội có câu: tư tưởng chưa thông thì bình tong cũng đeo không nỗi,câu nói đó rất chính xác. Giầy dép điều có số,những người lính đã hoàn thành nhiệm vụ điều tin vào cái số mạng bác ạ,vắn số thì ở đâu cũng chết,còn chưa tới số dù đạn vãi như mưa thì cũng bình an vô sự Grin.

Không hẳn phải có thần kinh thép mới chịu được,nhưng tôi lại,như bác nói thì có vẻ đúng hơn,nhưng với tôi thì là "cái quen" quen thấy quen nhìn,quen gian khổ tạo cho người lính không sợ hãi khi đối diện.
Như tôi và anh em lính Pháo,có bao giờ dám vỗ ngực là lì,khi lâm trận chơi tay đôi với địch không chại. Từ khi là lính Pháo có đánh bb lần nào  Grin,nhưng sợ quá độ mà bỏ chạy như ý bác nói thì với anh em tôi thì chưa,dù đã một lần lính Pháo đã đối diện một C đánh mười mấy em khi không có cán bộ chỉ huy trong thời điểm đó. Và đó cũng là trận đụng độ trực diện lần đầu tiên trong đời lính của tôi Grin,nhưng có "quá độ" để bể trận đâu bác Docmoc,theo tôi bể trận chưa hẳn là "quá độ".
Chúc bác vui vẻ lạc quan trong cuộc sống,ích bị nhức mỏi trong tuổi già Grin.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM