Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:41:06 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Luật sư Phan Anh và nhật ký hội nghị Genève  (Đọc 17637 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 11:51:26 am »

Nhật ký Hội nghị Genève (Từ 10.4.1954 - 24.8.1954) [Kỳ 2] – Tiếp theo.
Tối mùng 1 và mùng 2 đi xem Matxcơva trong ban đêm, huy hoàng, rực rỡ.So với Paris những ngày rực rỡ nhất (như cuộc đón tiếp Nữ hoàng Anh năm 1938) thì đây còn rực rỡ huy hoàng hơn. Công chúng rất đông, nhất là ở Hồng trường.

Có hai điểm đáng chú ý:

Một là, công chúng đơn thuần, không thấy kẻ sang người nghèo. Ai cũng một mức sống (nhìn qua quần áo). Riêng về cách ăn mặc có duyên (có "gu").

Hai là, ai cũng vui tươi, một niềm vui tươi trong sạch, không phải lo lắng cho ngày mai. Tối mùng 2, về nhà đã 11 giờ. Anh Cả có việc gấp, đi đến Bộ Ngoại giao. Mình đoán: “có tin về Hội nghị Genève. Thì quả đúng như thế. Mình và anh Hoan vừa lên giường chợp mắt thì anh Tô gõ cửa vào. Họp anh em và cho anh em biết ngày hôm sau phải lên máy bay đi Genève”.

"13 giờ khởi hành từ Sứ quán, 14 giờ đến sân bay. Có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô, Trưởng ban Đông Nam Á và các Đại sứ Trung Hoa và Triều Tiên ra tiễn. Đó là ngày đầu tiên Phái đoàn ra mắt công khai. Đoàn chia làm hai tốp: tốp đi hôm nay có 12 người (còn tốp sau, ngày mai khởi hành), 12 người chia ngồi hai máy bay. Chiếc đầu có anh Tô, Hoan, Bửu, hai đồng chí Lào và mình. Chiếc máy bay này đặc biệt, có giường nằm, có bàn làm việc. Đặc biệt nhất lại là sự chăm nom săn sóc lúc đi đường, riêng có một đồng chí Liên Xô phụ trách việc này, trông nom mọi việc ăn uống, nghỉ ngơi của những người đi trên máy bay. Đồ ăn, đủ các thứ, toàn là các thức ăn cao cấp. Qua đó, bật lên hai điểm: sự chu đáo, tinh thần quốc tế cao cả của Liên Xô; mức sống cao của Liên Xô (qua những thức ăn, thấy mức sống ấy)."

"21 giờ đến Berlin. Ra đón có: ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, ông đại biểu của Đảng (công nhân thống nhất Đức), ông Thị trưởng Berlin, các đại sứ Liên Xô, Trung Quốc, Triều Tiên và tất cả các nước dân chủ. Trên sân bay hai lá cờ to ở cửa vào, cờ Đông Đức và cờ Việt Nam. Bên cạnh, 8 lá cờ các nước Bạn. Vào khách sạn ở ngay sân bay (khách sạn của Nhà nước).

Ăn tiệc: có 12 người trong Đoàn mình và bên Bạn cũng từng ấy (đó là những người ra đón). Bên Bạn mấy lần nâng cốc chúc rượu.

Ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chủ toạ:

"Chúc phái đoàn thành công, chúc nhân dân Việt Nam thắng lợi, chúc Hồ Chủ tịch mạnh khoẻ". Sau đó, anh Tô chúc nước Đức thắng lợi trong sự nghiệp tranh đấu giành thống nhất và trong công cuộc kiến thiết. Chúc lần thứ hai: mừng anh Đồng khoẻ mạnh. Chúc lần thứ ba: mừng Phan Anh khoẻ mạnh. Chúc lần thứ tư: mừng Đại sứ Liên Xô. Ông đại biểu Đảng: chúc Đảng Lao động. Ông thị trưởng: chúc mừng Đại sứ Trung Quốc. Chén rượu chúc sau cùng là do ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chúc nước Pathét - Lào thắng lợi".

"Qua cuộc đón tiếp này, mình nhận thấy mấy điểm: Một là, tình nồng nhiệt của bạn đối với ta. Cả một sự đoàn kết chiến đấu. Cái đó, mình vốn đã biết. Nhưng, đứng trước mặt tất cả các bạn Đông Đức, các Đại sứ 9 nước, mình càng cảm thấy một cách cụ thể và sâu sắc tình đoàn kết anh em giữa ta và bạn. Hai là, vai trò lãnh đạo của Liên Xô. Sở dĩ có được cuộc đón tiếp này cũng là do tin của Matxcơva báo đi. Anh em biết trước, biết tỉ mỉ có những ai trong Đoàn. Vai trò đó, mình lại thấy biểu lộ một cách cụ thể trong bữa tiệc. Sự săn sóc, sự đằm thắm của ông Đại sứ Liên Xô, trong khi nói chuyện. Nhớ khi anh Tô kể chuyện cà phê Việt Nam phải bỏ hoang vì không có thị trường, thì đồng chí Đại sứ Liên Xô quay về mình:

"Các đồng chí không ngại. Các đồng chí có đồng chí Bộ trưởng Kinh tế trẻ như thế này thì nhất định sẽ phát triển kinh tế, sẽ có Uỷ ban kinh tế, có kế hoạch kinh tế, và nhất định các đồng chí sẽ thắng lợi. Phải không đồng chí Bộ trưởng."

Mình thấy cả một sự ân cần, cả một sự khuyến khích thân mật qua những lời nói hồn nhiên (không có chút gì là tính cách ngoại giao).

Mình cảm thấy cả một nhiệm vụ lớn mà đồng chí đã nhắc cho mình, và cả một tin tưởng vững chắc mà đồng chí đã nhấn mạnh thêm cho mình. Rồi đến khi lên máy bay đi Thuỵ Sĩ, đồng chí Đại sứ Liên Xô lại ra chỗ mình bắt tay, niềm nở, rất chặt. Mình không quên được cái bắt tay ấy. Đó không phải là bắt tay ngoại giao. Đó là bắt tay anh em, khuyến khích nhau làm công việc, để phụng sự một lý tưởng chung".

4/5/1954

"Bay từ Berlin lúc 6 giờ, thì 11 giờ đến Genève. Tầu bay bay qua hồ Leman. Lượn quanh thành phố. Trông ở trên xuống đã thấy phong cảnh đẹp. Lúc sắp xuống, anh em chuẩn bị đối phó với các nhà báo. Nhưng đến nơi thì gặp mọi sự may mắn. Tầu bay vừa đậu thì Đại sứ Liên Xô ở Thuỵ Sĩ lên tận tầu bay dặn dò: Lời tuyên bố có thể đọc hoặc trao bản viết cũng được. Sẽ gặp lại. Như thế là yên tâm. Anh Tô xuống. Đại biểu Chính phủ Thuỵ Sĩ ra chào. Đáp lễ xong, quay ra với anh em nhà, Thủ tướng Chu Ân Lai, Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô, và nhiều Đại sứ khác (đại sứ các nước bạn). Anh em nhà xoay quanh mình, thành ra các nhà báo cũng không có dịp đến gần được".

"Rồi lên xe. Đi trước xe có hai cảnh binh Thuỵ Sĩ đi mô tô dẫn đường. Như thế là từ chỗ đại biểu chính phủ đón, cho đến chỗ bố trí đường, chính phủ Thuỵ Sĩ đã có một thái độ tiếp đón tân khách chính thức. Đó là một điều tất nhiên, vì Đoàn đại biểu mình đã do Hội nghị Ngũ Cường chính thức mời. Nhưng, đó cũng là một thái độ đúng mực của chính phủ địa phương, đã công nhận một thực tế quốc tế. Thế là bước đầu sang một nơi xa lạ (không phải là đất anh em), mà được may mắn. Nhưng cứu cánh sự may mắn ấy cũng là sự tranh đấu chuẩn bị, sự bố trí của nước bạn anh em Liên Xô, Trung Quốc".

"Hôm nay về đây nghỉ ngơi được mấy giờ. Mai lại bắt đầu làm việc nhiều, vì ngày kia Hội nghị sẽ chính thức khai mạc về Đông Dương. Nhanh chóng thế là vì anh em ở nhà đánh mạnh ở Điện Biên Phủ và các nơi. Nhanh chóng thế cũng là nhờ sự tranh đấu ở Hội nghị của các bạn. Một tuần tranh đấu, làm cho hàng ngũ đối phương lung tung. Dulles huênh hoang doạ nạt, nay tiu nghỉu trở về Mỹ không trống, không kèn. Các báo đều đồng thanh nêu sự thất bại của Mỹ, bị cô thế trên trường quốc tế, vì chủ quan, vì huênh hoang. Thậm chí Chủ tịch Đảng Dân chủ Mỹ phê bình Dulles: "Đảng Cộng hoà đã làm ma Dulles ở Genève". Báo Anh viết: "Dulles đáng thương chứ không đáng tức!". Có báo đưa tin: "Có lẽ phen này về, Dulles phải từ chức!". Trong khihàng ngũ đối phương lung tung như thế, thì hàng ngũ ta càng chặt chẽ. Sự tiếpđón chu đáo nói trên đây chứng tỏ vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế đãđược xác định. Nhưng, đáng chú ý nhất là sự nhất trí của ta ở chủ trương tranhthủ hoà bình. Hôm qua, ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đức có nói một câu rấtđáng ghi: "Thắng lợi của các bạn là thắng lợi của chúng tôi". Tình đoàn kết vìchính nghĩa, đó là sức mạnh của ta, một sức mạnh vô địch. Ta nhất định thắng."
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 11:53:37 am »

Nhật ký Hội nghị Genève (Từ 10.4.1954 - 24.8.1954) [Kỳ 2] – Tiếp theo.

5, 6, 7/5/1954

"Mấy hôm nay bận quá. Việc gấp, vì Hội nghị sắp họp. Đáng lẽ Hội nghị họp hôm qua. Đoàn Pháp đã đề nghị như vậy. Sau hoãn lại hôm nay. Nhưng, hôm qua lại được tin chúng xin hoãn lại đến mai, hoặc thứ hai. Việc của Đoàn nhiều, gấp. Nhưng, việc ở nhà cũng thật là khẩn trương và vĩ đại, tình hình Điện Biên Phủ anh em theo dõi hàng ngày, hàng buổi, hồi hộp. Mà không những ta theo dõi, bọn Pháp cũng theo dõi. Nó cũng kết hợp tình hình Điện Biên Phủ với hoạt động ở Hội nghị Genève. Mấy hôm nay, từ đầu tháng, khi Đoàn mình còn ở Matxcơva, đoàn Pháp tỏ vẻ nóng ruột về vấn đề Điện Biên Phủ. Nó muốn đình chiến ở Điện Biên Phủ để cứu vãn tình thế tuyệt vọng. Tối thiểu, nó cũng muốn lấy cớ vận chuyển thương binh, xin mình ngừng bắn để có thì giờ thở, hòng kéo thêm phút sống ngắc ngoải. Vì thế, nó vội vàng trong việc giải quyết vấn đề thành phần Hội nghị. Việc giải quyết vấn đề một cách mau lẹ làm cho nhiều giới ngạc nhiên, cũng vì Điện Biên Phủ. Chúng nóng ruột đưa vấn đề thương binh ra.

Chúng đã thăm dò ý kiến đoàn Liên Xô và đoàn Trung Quốc. Nhưng đời nào người ta lại giải quyết với nó. Cố nhiên là anh em bảo nó phải gặp ta. Mà trực tiếp gặp ta thì khốn khổ cho nó, vì sĩ diện, vì ngại Mỹ, nó không dám. Nó tuyên bố nói dối dư luận là nó muốn gặp ta mà không gặp được. Nhưng, thực sự thì nó có tìm ta đâu. Thế là trong những ngày 5, 6, nó biết tin Điện Biên Phủ nguy khốn đến nơi, nó đề nghị với các bạn Liên Xô và Trung Quốc họp Hội nghị bàn về vấn đề Đông Dương để bàn về vấn đề Điện Biên Phủ cho kịp. Do đó, mà nó đề nghị họp từ hôm qua: 6/5 hoặc chậm là 7/5. Tối hôm qua, Đoàn ta ăn tiệc ở bên đoàn Liên Xô. Đương ăn, Ngoại trưởng Môlôtốp nhận được thư của Eden(1) báo: xin trao đổi ý kiến về cuộc họp về vấn đề Đông Dương - xin hoãn đến thứ bảy 8/5, hoặc thứ hai 10/5. Hơi lạ, sao nóng thế, mà rồi hoãn lại? Khi ăn tiệc xong ra về, mình nói với anh Hoan và anh Tô: có thể ở Điện Biên Phủ có sự thay đổi lớn, thì Bidault(1) mới thay đổi ý kiến như thế. Anh em cho là vì lý do khác: vì chiều 6/5, chính phủ Pháp đã được bỏ phiếu tín nhiệm rồi. Nhưng, mình nghĩ: việc Quốc hội Pháp bỏ phiếu tín nhiệm không có ảnh hưởng gì. Vì, ai cũng đoán là thế nào cũng bỏ phiếu tín nhiệm. Không ai lật đổ chính phủ lúc sắp bước vào một cuộc tranh đấu ngoại giao quan trọng như thế này. Vậy quyết không phải vì lý do ấy mà đoàn Pháp đã thay đổi ý kiến, xin hoãn."

"Sáng hôm nay, nghe tin là tối hôm qua có cuộc đánh mạnh ở Điện Biên Phủ. Rồi chiều nay, hồi 5 giờ, một anh em phòng báo chí vào báo cáo: có nhà báo đến hỏi rằng: "Thủ tướng Pháp vừa tuyên bố Điện Biên Phủ thất thủ. Vậy, ý kiến các ông thế nào?". Một lúc nữa, thì tin các đài đều cho biết là Điện Biên Phủ đã được giải phóng. Đài B.B.C báo: Khu trung tâm đã bị quân ta chiếm tối 6 và ngày 7 thì hết tin tức của Điện Biên Phủ. Anh em vỗ tay ran. Vỗ tay nhiều, lâu. Anh Tô rủ anh em xuống phòng ăn uống rượu mừng. Nâng chén, ai cũng hồi hộp. Anh em đề nghị mình có thơ. Mình nhớ mấy câu đã làm về trận thắng lợi đợt hai. Nay, chữa thêm cho hợp với trận thắng này:

"Ngày xuân con én đưa thoi,
Hôm nay, ta chiếm hết đồi Điện Biên.
Ta thì mừng, Pháp thì điên,
Đấu tranh quân sự, gắn liền ngoại giao."

Anh em vỗ tay ran!Thật là sung sướng. Thật là vĩ đại. Quân ta thật là anh dũng. Lúc này, ở nhà - Bác, anh em như thế nào? Trần Công Tường (vốn thích rượu, vừa ngồi viết văn kiện với mình vừa nói: Chắc ở nhà, thế nào Bác cũng mở một chai Sâm banh!Mình kể lại cho Tường nghe chuyện hôm qua ở bữa tiệc, Ngoại trưởng Môlôtốp nhận được thư của Eden xin hoãn Hội nghị. Tường nói: "Đúng rồi, anh ạ. Vì, Bidault nó biết tin Điện Biên Phủ, nên nó thấy chậm quá rồi. Nó không có hy vọng gì nữa, nên nó không nóng đòi họp sớm nữa". Tường cười nói tiếp: "Thế là chuyện nó biết tin thắng trận của mình trước chúng mình. Nó nắm tình hình nhanh hơnmình". Mình trả lời: "Nó nắmtìnhhình, nhưng mình nắm chính nghĩa". Anh em nhìn nhau, cùng cười. Vừa phải gấp rút chữa văn kiện (bản tuyên bố của đoàn), vừa nghe thêm tin về cuộc thắng trận Điện Biên Phủ. Thật là bận rộn. Thật là sung sướng. Không sao nói hết."

"Chiều tối ăn cơm xong, anh Hoan lại bảo mình: "Anh văn hay chữ tốt, hay làm thơ, thì phải làm việc này: Thảo bứcđiện mừng về nhà trong dịp này". Chữa xong bản văn kiện, mình thảo ngay bức điện. Thảo một mạch, không ngập ngừng, không xoá, không chữa, vì tấm nhiệt tình nó ở trong lòng tuôn ra: gọn gàng, rành rọt. Sự vui sướng hôm nay, đi theo sự vui thú tối qua ở nhà ông Môlôtốp. Có anh Tô, Hoan, Nouhack Keo May(1) và mình đến dự. Có Ngoại trưởng Chu Ân Lai, các Thứ trưởng Ngoại giao trong đoàn Trung Quốc, có tướng Nam Nhật.... Đoàn mình là khách chính."

"Bữa tiệc tối qua vui vẻ, thân mật, nghiêm trang. Khi chúc rượu, Ngoại trưởng Môlôtốp nhớ tên từng người. Tên anh Tô, mình, anh Hoan đã đành, tên các đại biểu Miên, Lào khó nhớ mà ông cũng nhớ. Thật là chu chí!Khi nhận được thư Eden, ông mở ra đọc cho mọi người nghe, và nói: "Bọn tư bản lúng túng về điều gì đây nên nó xin hoãn buổi họp. Nếu nó biết mình họp hôm nay ở đây, thì nó còn lúng túng nữa". Khi ăn xong, ra uống cà phê, ông Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô Kuznetsov hỏi chuyện mình rất nhiều về vấn đề quản lý xuất nhập khẩu. Câu chuyện làm cho mối tình hữu nghị càng thêm thắt chặt. Khi tiệc xong ra về, đến chỗ mắc áo mũ, xẩy ra một chuyện vừa buồn cười, vừa hay, vì mũ giống nhau, áo giống nhau không ai nhận ra mũ, áo của mình, vì áo mũ này đều mới sắm một loạt ở Bắc Kinh. Các đồng chí hỏi nhau, mọi người cả cười tình thân mật càng thêm thân mật. Đoàn khách chính của bữa tiệc hôm nay càng nổi bật lên: nổi bật vì cảnh ngộ kháng chiến gian khổ. Hay quá, cảm động quá!Chỉ có ở trong gia đình anh em với nhau, mới có những sự vui thú, sự cảm động như thế này. Lịch sử ngoại giao có những chuyện như thế này là lần đầu! Đáng nên thơ quá. Ngày hôm nay, tin Điện Biên Phủ cũng đáng nên thơ quá. Sẽ thành thơ!".

"Chiều 8/5, 16 giờ 30, Hội nghị Genève họp, khai mạc về vấn đề Đông Dương. Họp ở Palais des Nations, phòng V.

16 giờ 10 ở nhà ra đi - Xe đoàn ta cắm cờ đỏ sao vàng.

16 giờ 20 đến nơi. Xe vào thẳng trong sân, qua các đường nhỏ trong vườn, rồi đến nơi hội họp. Xuống xe, đã có anh Nguyễn Thanh Hà (thư ký của phái đoàn) ra đón anh em vào buồng riêng để đợi. Buồng này nhìn ra hồ Leman. Trên bờ hồ là vườn của lâu đài Liên hiệp quốc: Cỏ xanh mởn bằng phẳng như nệm. Cây xanh mầu lục non, cắt rất đều. Nước hồ xanh, in da trời. Bên kia bờ hồ, một quả đồi, nhà chồng chất mấy tầng. Sau bóng đồi là bóng núi, núi xanh chàm: Trên sườn núi cao còn những vệt tuyết trắng chưa tan hết dưới ánh nắng xuân.
Anh em đương mải nhìn cảnh hồ (anh Tô, mình, Bửu, Tường, Hoan) thì ông Chu Ân Lai đi qua buồng bắt tay anh em.

Năm phút sau đến giờ họp. Người từ các buồng đi ra phòng họp khá đông. Đến hàng trăm. Qua cửa phòng họp, trình giấy. Vào phòng họp, ai vào bàn nấy, không bắt tay nhau. Có 9 bàn bày thành hình bầu dục, theo thứ tự A, B, C, Cambodge, Etats... Etat Việt Nam(1), France, Laos, République Démocratique du Việt Nam(2), République Populaire de Chine(3), UR.SS(4). Mỗi bàn có ba ghế hàng đầu, hàng sau bốn ghế, còn sau ghế nhỏ. Anh Tô ngồi giữa, mình bên phải, Bửu bên trái. Anh Hoan và Tường và một đồng chí phiên dịch ngồi hàng sau.

Nhìn ra, ngay bên phải, đoàn Trung Quốc: ông Chu Ân Lai, ông Trương Văn Thiên, Vương Gia Tường. Đoàn Liên Xô: ông Môlôtốp... Đó là bạn. Còn đối phương: Đoàn Anh: Eden là trưởng đoàn. Đoàn Mỹ: Bedell Smith. Đoàn Pháp: Bidault. "Chính phủ Việt Nam bù nhìn": Nguyễn Quốc Định, Nguỵ Đắc Khê,... Buổi này, Eden chủ toạ (với kinh nghiệm ngót 30 năm trên trường ngoại giao). Mở đầu, Eden trao lời ngay cho Bidault. Bidault nói, như người say rượu, mình có cảm tưởng là Bidault không tin vào những câu tự mình nói ra. Bidault nói xong đến lượt đoàn ta, cả cử toạ chăm chú. Ai cũng đeo máy nghe vào để nghe, nhưng thất vọng. Anh Tô nói tiếng Việt (đế quốc tưởng ta nói tiếng Pháp), Hoàng Nguyên dịch ra tiếng Pháp. Thế là lần đầu tiên tiếng Việt Nam vang trong Hội nghị quốc tế.

Buổi họp này chia làm hai đoạn: Đoạn thứ nhất - Đoàn Pháp tranh nói trước, trình bày vấn đề Đông Dương và đưa ra đề nghị. Sở dĩ Pháp được nói trước, vì nó đã thoả thuận với đoàn Anh, mà Anh làm Chủ tịch Hội nghị. Còn bên ta yên chí vào là bàn về thành phần Hội nghị, nên khi thấy Pháp đề ngay vấn đề nội dung ra, thì hơi lạ. Đoàn ta cho người sang hỏi ý kiến đoàn bạn (Trung Quốc).

Đoạn thứ hai - Sau khi nghỉ 15 phút, lại họp. Đoàn ta chủ trương cứ đưa vấn đề thành phần ra và chỉ đưa vấn đề ấy thôi. Mặc Pháp đưa vấn đề nội dung ta chưa đưa nội dung vội. Phải chủ động. Vào, anh Tô đưa đề nghị mời đại biểu Khơme và Pathet Lào. Anh Tô nói xong, đến đoàn Mỹ, rồi đoàn Liên Xô, Pháp, Khơme, Trung Quốc, đoàn ta, đoàn Lào. Trong cuộc thảo luận sôi nổi này, vai trò đoàn ta nổi bật lên. Bidault đòi bác đề nghị của đoàn ta và gọi chính phủ Khơme và Pathet Lào là chính phủ ma. Anh Tô trả lời: "Có hai hạng người, tuy còn sống, nhưng cũng là ma, vì họ hết thời rồi (ám chỉ Bidault và chính phủ phản động Pháp, mà vừa đây ở Quốc hội Pháp bị chất vấn, suýt đổ). Và, sở dĩ còn được giữ lại chỉ vì còn có Hội nghị (một chính phủ hưởng án treo). Còn chính phủ kháng chiến Khơme và Lào, có phải là ma không? Chúng tôi còn nhớ, trước kia ở Liên hiệp quốc, đại biểu Pháp cũng gọi chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà là chính phủ ma. Sao các ông phải mang hàng vạn quân đi đánh ma? Và, bị thiệt mạng hàng vạn quân vì ma? Bây giờ, chính phủ ma ấy đã đến đây, ngồi trước mặt các ông. Các ông muốn biết chính phủ Khơme và Pathet Lào là thật hay ma, cứ việc mời họ đến đây". Cả Hội nghị, không những bạn, mà cả đối phương cũng hoan nghênh những câu trả lời đích đáng đó. Nhiều người cười. Eden cũng cười. Cả Bidault tuy mặt xám đi, mà cũng phải cười gượng. Khi ra, ông Môlôtốp, ông Chu Ân Lai, đều ra bắt tay ta, khen ngợi đó là một thắng lợi.

Riêng phần mình, thích quá. Trước khi anh Tô nói, anh em có trao đổi ý kiến: có nên "đập" Bidault không? Mình trả lời: Cứ đập đi, đập thật mạnh. Anh Tô nhắc lại chuyện ma ở Liên hiệp quốc, mình nghe đã muốn cười. Rồi đến khi dịch ra, cử toạ hưởng ứng, mình lại buồn cười hơn. Khi thấy Bidault mặt xạm đi, mình lại càng buồn cười nữa. Lúc ấy trong lòng mình có một tâm lý đặc biệt: Nghĩ đến thắng lợi Điện Biên Phủ, thấm thía những câu đanh thép của anh Tô, mình có cảm giác của người thắng trận.



________________________________________
(2) Mùa gặt.
(1) Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
(1) Ngoại trưởng Anh.
(1) Ngoại trưởng Pháp.
(1) Đại biểu Lào.
(1)Việt Nam (ngụy quyền).
(2)Việt Nam dân chủ cộng hòa.
(3)Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
(4)Liên Xô.
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 11:56:34 am »

Nhật ký Hội nghị Genève (Từ 10.4.1954 - 24.8.1954)[Kỳ 3]

Tối mùng 8/5, đến dự tiệc ở trụ sở phái đoàn Trung Quốc. Vui và thân mật. Vì cùng là người Đông phương với nhau nên món ăn, cách uống rất hợp khẩu vị và thoải mái đặc biệt. Đáng chú ý nhất là ông Chu, rất hoạt động, rất niềm nở, chu đáo. Mỗi một món ăn, ông đều đứng dậy gắp cho khách và luôn luôn chúc rượu, luôn luôn mời mọi người ăn. Mình không uống rượu, không hút thuốc, lại làm mọi người trở lại câu "nhà kinh tế". Tuổi của mình lại có người hỏi nữa (ông Chu). Có lẽ họ tưởng mình còn trẻ".

9/5/1954

"Ở nhà làm việc. Toà đại sứ Tiệp ở Berne có mời đoàn ta đi dự lễ Quốc khánh. Nhưng đoàn bận, chỉ có anh Hoan đi dự".

10, 11/5/1954

"15 giờ ngày 10/5, Hội nghị họp buổi thứ hai.

Ba điểm đáng chú ý:

+ Một là phải giành thế chủ động. Ta tránh được vấn đề thương binh Điện Biên Phủ. Trước kia, khi Điện Biên Phủ chưa giải phóng, còn bị bao vây, Bidault đề cao vấn đề thương binh và gây nên một không khí khẩn trương, lấy cớ nhân đạo, nhưng kỳ thực để hoãn chiến phần nào, và củng cố lại vị trí chiến đấu. Đến khi Điện Biên Phủ bị thất thủ, Bidault bỏ rơi vấn đề thương binh. Hôm 8/5, Bidault không hề đả động đến vấn đề này. Hội nghị báo chí của các đồng chí Trung Quốc đã nêu thái độ ấy của đoàn Pháp. Nay, ta lại chính thức đưa vấn đề ra: thực sự là vì nhân đạo, nếu Pháp không chuyển đi thì hoàn cảnh vật chất của ta, dù cố gắng đến đâu cũng khó chu toàn cho số người bị thương nhiều như thế. Chính ở nhà, phía ta cũng đã đặt vấn đề. Hôm bắt đầu họp Hội nghị, đoàn ta đặt vấn đề ra làm Pháp mất chủ động. Pháp xui bù nhìn đưa vấn đề khác nhưng đã quá chậm.

+ Hai là ảnh hưởng của bản đề nghị của ta đối với các đoàn đại biểu dự Hội nghị làm cho phe đối phương ngạc nhiên, bối rối. Mấy hôm nay, báo chí của đối phương bàn tán: Có lẽ Việt Minh nhân thắng lợi Điện Biên Phủ sẽ đưa ra yêu cầu cao, sẽ lên giọng. Lên giọng kết án thực dân Pháp, can thiệp Mỹ thì có thật, mà cũng phải đợi Điện Biên Phủ mới lên án. Lên án một cách khắt khe nghiêm nghị. Lúc anh Tô đọc, mình nhìn đoàn Pháp, nhất là đoàn Mỹ, mình rất thú vị. Được dịp chửi thẳng vào mặt đối phương mà chúng cứ phải ngồi mà nghe chửi. Còn yêu cầu thì không phải là vấn đề cao thấp, vấn đề là làm sao cho đúng với thực tế. Vì đề nghị của đoàn ta đúng với thực tế, xuất phát từ thực tế, nên khi đưa ra gây được tiếng vang lớn. Hàng ngũ đối phương bối rối.

+ Ba là thái độ của Eden rất khôn ngoan. Nói ít, nhưng nói một cách ráo riết: vừa bênh Mỹ, nhưng cũng đá Mỹ, vừa bênh Pháp nhưng cũng vừa đá Pháp. Đối với mình, Eden lại tỏ vẻ hiểu biết. Thật là một nhà ngoại giao lão luyện!".
"23 giờ 30 phút, mình gặp A.Denis và Gallard - hai người Pháp muốn được gặp phái đoàn ta. Anh Tô cử mình đi gặp. Cảm tưởng: hai anh này, một mặt muốn nhắc lại thái độ bênh vực chủ trương chấm dứt chiến tranh trước đó của họ, một mặt cũng muốn dò biết ý kiến của mình. Nhưng, kết quả ngược lại họ đưa ý kiến của họ cho mình mà không dò được ý kiến mình. Họ thắc mắc bốn điểm: Đảm bảo Quốc tế. Miên - Lào. Địa vị nguỵ quyền, nguỵ quân. Tổng tuyển cử. Những thắc mắc của họ có chỗ có căn cứ (điểm một). Nhưng, cũng có chỗ (những điểm khác) chứng tỏ họ không hiểu gì về vấn đề, tự nghĩ ra thắc mắc viển vông, vô căn cứ".

"Hôm nay 10/5, nhận được thư của anh Hoàng Xuân Hãn từ Rôma gửi sang. Thư rất cảm động. Hỏi thăm mình, hỏi thăm tin Thao mất.Tỏ mối quan tâm đến việc nước. Và tỏ ý "sẵn sàng làm được phần nào công việc, không ngại ngùng gì". Như thế là anh Hoàng Xuân Hãn đã tỏ thái độ. Thật là một điều hay. Mình không lấy làm lạ. Tư cách, tính tình của Hoàng Xuân Hãn mình biết lắm: Không may, xa kháng chiến thành ra thiệt thòi. Nếu sống trong kháng chiến, tất cũng phải thay đổi quan niệm cũ. Nhưng nay, đã đến lúc có dịp để anh bắt tay vào việc. Hễ làm việc nhất định sẽ biến chuyển. Anh Bửu cũng mừng. Anh Tô, biết có thư của anh Hãn gửi cho mình cũng cho là việc hay. Anh Tô đặt với mình vấn đề liên lạc với Hoàng Xuân Hãn và cho rằng những người như Hoàng Xuân Hãn cần phải tranh thủ. Mình vừa viết thư cho Hoàng Xuân Hãn hẹn Hoàng Xuân Hãn sang bên này".

"Ở Genève, ngoài bức thư: một của anh Hoàng Xuân Hãn, còn một của anh Hồ Tá Khanh (một bác sĩ người miền Nam, giữ chức Bộ trưởng Bộ Kinh tế trong chính phủ Trần Trọng Kim, anh Hồ Tá Khanh lúc đó không ở Paris như anh Hoàng Xuân Hãn, mà đang sinh sống tại một thuộc địa của Pháp). Trong thư, anh Hồ Tá Khanh tỏ ý kiến mừng nhân dân ta chiến thắng và hy vọng rằng: đất nước tuy sẽ chia thành hai vùng, nhưng thi đua phát triển kinh tế với nhau sẽ đem lại hạnh phúc cho nhân dân và đất nước."

"Một điều đáng chú ý là thư của anh Hoàng Xuân Hãn viết bằng chữ Nôm, ý là không để cho một người ngoại quốc nào đọc được, kể cả người Trung Quốc".
12/5/1954

"Buổi họp Hội nghị hôm nay, có một việc làm cho mọi người ôm bụng cười. Đó là bức điện của đoàn Campuchia đưa ra để vu cáo quân đội Việt Nam xâm nhập Campuchia và giết hại thường dân, đánh vào một chuyến xe. Ông Môlôtốp chế giễu (chế giễu Bidault) về bức điện này. Cử toạ, kể cả Anh, Mỹ đều cười làm cho Bidault phát khùng. Thái độ Bidault thật là hớ. Hớ lúc đưa bức điện!Đã thế, đến khi cử toạ đều đã cho việc đó là trò đùa rồi, mà Bidault lại phát khùng, thì lại càng hớ nữa! Thế là về thái độ ngoại giao trong lúc thảo luận, Bidault hôm trước bị một vố (anh Tô đập), hôm nay lại bị một vố nữa."

13/5/1954

"Chiều nay, ăn cơm với phái đoàn Triều Tiên. Có một cảm giác đặc biệt: đồng cảnh, đồng tình. Anh em ngang với nhau, nói chuyện thoải mái cởi mở, từ chuyện chính trị đến những chuyện thiên nhiên: chuyện voi, chuyện cọp, chuyện trâu, chuyện rắn…từ 7 giờ đến 11 giờ mà không dứt. Lúc ra về, tưởng còn sớm. Đặc biệt là có những đĩa hát Triều Tiên: nghe như là hát chèo của ta. Các anh em Triều Tiên cố ý đưa những bản hát cổ điển ấy ra để gây cho anh em một mối cảm tình sâu sắc với nền văn hoá dân tộc của một nước đồng văn. Thật là buổi họp ấm cúng".

"Cài răng lược", đó là một danh từ ở nhà đã dùng quen, sang đây càng thấy hình thái đó sâu sắc và phổ biến. Được tin đoàn Việt Nam đến Genève, Đảng Cộng sản Pháp hiệu triệu các đoàn thể nhân dân đến Genève để yêu cầu các phái đoàn, nhất là phái đoàn Pháp phải nỗ lực chấm dứt chiến tranh. Các đoàn thể nhân dân đều đến gặp đoàn ta và tỏ một tấm tình nồng nhiệt ủng hộ đối với nhân dân ta, cũng như cuộc kháng chiến của ta. Có những bà cụ già, những anh công nhân, những chị giáo viên, những anh y sĩ, luật sư, thuộc nhiều tầng lớp, ai ai cũng biểu lộ sự cảm động khi gặp đoàn ta. Hình thái chiến tranh "cài răng lược" không phải chỉ có ở địch hậu, ở nhà, mà hiện đương phát triển trong nước Pháp, trên thế giới. Hai phe: Chính nghĩa, phi nghĩa, nằm trong mỗi nước, mỗi nhà".
14/5/1954

"Hôm nay là buổi họp thứ tư.

Ông Môlôtốp phát biểu ý kiến. Trong bài diễn văn dài 24 trang đánh máy, ông lên án thực dân Pháp và can thiệp Mỹ một cách đích đáng. Ông đưa ra những đề nghị làm cho đối phương lúng túng. Đúng như mình đoán, báo chí hôm nay đều nêu bật điểm ấy lên: chiến thuật đập mạnh, rồi đưa ra những ý kiến xây dựng. Đó là tác phong của người Cách mạng. Nghe Ngoại trưởng Môlôtốp đập Mỹ, Pháp, cũng như khi nghe Ngoại trưởng Chu Ân Lai, mình cảm thấy có một lực lượng hùng hậu ở bên cạnh mình, bên đoàn mình. Việc đó cố nhiên cũng là dĩ nhiên. Ngồi dự họp, mình càng cảm thấy cái quý giá của tình hữu nghị của các nước anh em Liên Xô - Trung Quốc. Hồi tưởng lại mấy năm trước ở Fontainebleau, ngồi tầu bay của Pháp, ở khách sạn của Pháp, bỡ ngỡ một mình trước mặt những người thuộc lực lượng đối phương! Lực lượng của chúng ta nay đã tăng lên, lại thêm lực lượng đồng minh hùng hậu như Liên Xô và Trung Quốc lòng tin vào sự chiến thắng thật vô biên".
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 11:57:51 am »

Nhật ký Hội nghị Genève (Từ 10.4.1954 - 24.8.1954)[Kỳ 3] – Tiếp

14 đến 20/5/1954

"Mấy hôm nay, họp hẹp. Đến bây giờ là được 3 phiên họp. Chiến đấu nhiều kết quả. Giải quyết được vấn đề chương trình nghị sự: Bàn cả vấn đề chính trị và quân sự. Bàn vấn đề quân sự trước. Hai phiên sau, bàn vấn đề: "có nên bàn riêng vấn đề Lào - Campuchia" không? Ý Pháp chủ trương tách riêng, để yêu cầu giải quyết vấn đề Campuchia - Lào bằng cách giản đơn là: Ta rút quân đội khỏi Campuchia, Lào. Cố nhiên đoàn ta không chịu. Đến đó là tắc. Hôm 20/5 nghỉ, để đôi bên gặp riêng".

21/5/1954

"Ngày 21, họp phiên thứ 8, gay go. Lúc đầu khai mạc thì hầu như bế tắc. Cuộc thảo luận kéo dài, không khí chán nản, mỏi mệt. Nhưng, nhờ sự điều khiển của ông Môlôtốp mà đi tới kết quả. Những lúc này, thấy rõ vai trò của người ngoại giao biết nắm thời cơ.Thường thường những sự đồng tình như thế này đều đã quyết định từ trước khi vào thảo luận. Nhưng, có những trường hợp đặc biệt. Lập trường đôi bên đương biến chuyển lại gần nhau. Nếu nắm đúng thời cơ, tiến lên một bước, là tới thắng lợi. Trái lại, nếu bỏ lỡ thời cơ thì lập trường lại xa nhau. Đây, hôm nay, chính là trường hợp này. Lập trường Pháp đương giao động, Mỹ muốn lái đi, Anh thì ngập ngừng. Liên Xô lái mạnh vào, thế là Anh vun vào, Pháp bằng lòng, Mỹ cô thế phải im lặng. Mỹ bực tức. Hôm sau, ra tuyên bố: "Không có gì mới". Pháp, Anh trái lại, công nhận là có một bước tiến bộ."

22/5/1954

"Được nghỉ, cùng anh Tô, Tường đi chơi vườn hoa, bên cạnh hồ Leman. Cảnh hồ đẹp, êm đềm, tươi sáng...".

23/5/1954

"Hôm nay Chủ nhật, dậy sớm, 4 giờ 30… Đương viết thì anh Tô ở phòng bên cạnh đưa sang cho mình cốc sữa. Thật là cảm động. Trong giờ phút này, cả trong nhà, chỉ có hai người thức. Anh Tô biết mình đã dậy. Cốc sữa anh đưa là cả một tấm tình. Hiu quạnh sao được! Có mối tình của bạn bè, của đồng chí. Có nhiệm vụ mà nhân dân giao cho. Có lòng tin cậy mà "nhân dân gửi gắm cho cán bộ", bao nhiêu hình ảnh trong trẻo khác, trên hết là hình ảnh của Bác luôn luôn trước mắt mình, hiu quạnh sao được!".

Đêm 24/5/1954

"Đêm 24: một đêm ghi nhớ. Đêm vui vẻ, gia đình. Gia đình dân chủ ở Genève. Đoàn ta mời đoàn bạn. Nhà ta nhỏ, bàn ghế, đũa bát ít, ít mà hoá vuinhiều. Vui nhiều, vì thân mật, ấm áp. Ấm áp quá, khi nghe ông Môlôtốp nhắc tới Hồ Chủ tịch "mà ai là người yêu hoà bình, yêu chính nghĩa cũng phải quý mến" (lời ông Môlôtốp). Ấm áp quá, khi ông nói với ta một cách hồn nhiên, giản dị, như lời khen ngợi và cũng như kích thích: "Nước Việt Nam bây giờ là tâm điểm của hoàn cầu". Ấm áp quá, khi ông trả lời anh Tô: "Ở Hội nghị Genève, các anh có bạn. Nhưng, ở Hội nghị Fontainebleau, các anh cũng không phải cô đơn đâu. Các anh cũng có bạn. Tuy hoàn cảnh có khác!". Ấm áp quá, khi ông mời mình lại (vì ông cho là mình trẻ nhất trong đoàn) ngồi bên cạnh ông, ở ghế chính giữa. Mình từ chối, nhưng rồi sau cũng phải ngồi. Những lời nói hồn nhiên, nhưng đậm đà tình, nghĩa. Những cử chỉ giản dị, nhưng có tác dụng sâu sắc. Một nhà chính trị quắc thước, một nhà ngoại giao sắc sảo, khiến bọn tư bản nể sợ. Thế mà bên ta, trước mặt ta, là một người anh hiền hậu, từ lời nói, nụ cười, thẩy thẩy đều một tấm tình âu yếm gia đình, đại gia đình của những người con cách mạng, nghĩa là những con người thực là Người. Trong tiệc, ông luôn trêu anhTô: "Kìa anh không ăn à". "Theo lệ, khách của anh có được nói không?". Nóichuyện về rượu bia, ông Chu nói: "Rượu bia ngon, có khi vì nước tốt". Mọingười đồng ý. Một người nhân đó nói: "Rượu cũng thế, có khi vì nước tốt, màrượu tốt". Ông Môlôtốp trả lời một cách hóm hỉnh: "Uống rượu bia, thì còn cảmthấy là có nước, nhưng uống rượu, nhất là rượu mạnh như là rượu đây, thì khôngcó nước nữa".

Sự lanh lợi, hoạt bát, vui tính ấy, ở Hội nghị cũng bật lên. Hôm qua, khi thảo luận bốn điểm của Eden, rút lại chỉ còn một điểm, ông nói: "Bây giờ ta chỉ lấy cái tối thiểu của cái tối thiểu của ông Eden", cả Hội nghị trong không khí đương găng, đều cười ầm lên.

Phái đoàn Trung Quốc đưa máy chiếu bóng sang bên ta chiếu phim cho anh em ta xem."
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 12:00:07 pm »

Nhật ký Hội nghi Genève (Từ 10.4.1954 - 24.8.1954)[Kỳ 4]

"Đêm 25: Đoàn ta tiếp các nhà báo: có tới 300 người. Mình tiếp mệt nhoài.
Về việc tiếp đoàn đại biểu nhân dân Angiêri: Từ Angiêri sang đây thăm các phái đoàn! Một công nhân bốc hàng, một ký giả, một công chức bưu điện, một công nhân hoả xa - trưởng đoàn…".

"Anh em kể tấm nhiệt tình của nhân dân Angiêri đối với Việt Nam: Ngày 8/5 là một ngày say sưa, hơn cả ngày Tết. Anh công nhân bến tầu nói một cách cảm động: Gọi là ngày Tết chưa đủ, phải gọi là ngày "cứ ngồi chơi", để tỏ sự sung sướng của nhân dân khi được tin Điện Biên Phủ. Anh hội viên thành phố nói: Đúng, ngày 8/5 là ngày kỉ niệm một ngày đau thương của nhân dân Angiêri: thực dân Pháp năm 1945 đã giết 45.000 người Angiêri cả đàn bà, trẻ con. Tin Điện Biên Phủ đưa tới đã biến đau thương thành sung sướng. Ai gặp nhau cũng ôm nhau hôn. Công nhân bến tầu dùng một danh từ đặc biệt để tẩy chay tầu Pháp đi Việt Nam: tầu đen. Nhân dân Angiêri yêu quý Hồ Chủ tịch và gọi người là "Shira" (Cha Già). Anh em kể lại sự tàn ác của Pháp trong khi bắt lính: Vào các làng mạc, đánh trống, thổi kèn dụ dỗ những người nghèo khó đi "làm việc". Bắc cân, mỗi "kilô người" trả 1000 Fr!Có những người đi tới kênh đào Suez biết mắc mưu: nó chở sang Đông Dương. Không chịu đi, nhẩy xuống bể. Ra về, anh em tỏ lòng tin tưởng vào thắng lợi của Việt Nam, của người anh em! Cuộc gặp gỡ thật là cảm động".

25, 26/5/1954

"Công việc Hội nghị hai hôm nay tiến một bước khá. Tình hình đối phương biến chuyển, thêm khó khăn. Mỹ mâu thuẫn với Đồng minh, ngày càng bị cô lập. Âm mưu gây chiến, gặp nhiều phản ứng khắp nơi. Ta đoàn kết một lòng, chủ động tiến bước. Càng tiến, càng cảm thấy lực lượng đoàn kết của phe ta, càng cảm rõ lực lượng vô địch của chính nghĩa!Chính nghĩa thẳng đường tiến lên. Phi nghĩa quanh co gian ác, càng phải quanh co bối rối. Không khí trong phái đoàn ta là: vui vẻ, tin tưởng".

30/5/1954

"Mấy hôm nay mình nảy ra ý kiến dùng cách viết thư, tả lại những nét sinh hoạt của Hội nghị. Nội dung của Hội nghị đã có những bản báo cáo riêng và tài liệu riêng gửi về nhà. Tin tức cũng thế. Còn có những cái mà không nằm trong tài liệu chính thức, mà cũng không nằm trong tin tức của bộ phận báo chí tuyên truyền: đó là những nét sinh hoạt trong Hội nghị, ngoài Hội nghị. Những cái cụ thể đượm ý, đượm tình, phải tả bằng ngòi bút nhà văn hơn bằng ngòi bút hành chính. Làm được như thế, cũng là một cách phục vụ: anh em Chính phủ đọc, sẽ cảm thấy một phần nào cái vinh dự, cái sung sướng của người dân Việt Nam trong những ngày vinh quang, như giải phóng Điện Biên Phủ, hoặc trong những lúc sát cánh tranh đấu với các đồng chí bạn, giáng cho phe địch những vố đích đáng, mà ngoài anh em trong Chính phủ, anh em ngoài cũng được đọc...".
"Phái đoàn Trung Quốc mời xem phim" Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, một chuyện tình có một không hai. Một đôi trai gái yêu nhau, mà không toại nguyện, chết - hoá thành đôi bướm liền cánh cùng bay. Trong rừng hoa, đôi bướm kia bỗng hoá người, đôi trai gái chết đi, nay sống lại, lại dắt tay nhau múa lượn, tiến bước trên một con đường mới, đầy ánh sáng huy hoàng.

Chuyện thơ ngây,
Chuyện thần thoại.
Màu sắc lộng lẫy,
Ca nhạc xênh xang,
Ai cũng tấm tắc khen ngợi.

Ghi đến đây mình bỗng nhớ đến một bài báo về ông Chu Ân Lai.Bài báo viết có lộ chi tiết: Sau khi chiếu cuốn phim thứ nhất Lễ Quốc khánh năm 1952, thì đến cuốn phim thứ hai Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài với lời mời: "mời quý ông quý bà thưởng thức bộ phim màu Roméo và Juliet của Trung Quốc. Mọi người háo hức xem và thái độ đều bị cuốn hút bởi bộ phim. Phim đến đoạn "nứt" mộ "hoá bướm" và kết thúc. Đèn bật sáng, khán giả vẫn còn đắm đuối, đồng cảm. Và, phải một lúc sau mới rộ lên tiếng vỗ tay sấm dậy. "Ôi đẹp quá, còn cảm động hơn cả Shakespeare!".

17/6/1954

"Đã lâu không viết nhật ký tâm sự, không phải không có gì đáng viết. Trái lại, nhưng bận quá. Vả lại, đã có nhật ký về công việc: ở quyển riêng.(1) Việc với ý với tình: lẫn lộn, tách thế nào được! Hôm nay, tương đối đỡ bận, viết vài dòng ghi mấy câu cảm xúc... Mấy hôm gần đây, họp xong, hay đi chơi ra ngoài thành phố. Cánh rừng, hoa, cỏ. Mỗi bước đi là một trang ký ức. Người cũ, cảnh cũ hiện ra trước mắt: trên tấm cỏ xanh, điểm trăm màu sắc trên ngọn đồi thoai thoải xuống cánh đồng. Cỏ mơn mởn màu xuân, hình ảnh Thao luôn luôn bên mình. Chạnh buồn nhưng phấn khởi".

25/6/1954

"Hôm nay dọn nhà đến một nơi có vườn rộng, có hồ. Cảnh đẹp. Nhưng cảnh càng đẹp, càng nhớ nhà, "nhớ rừng Việt Bắc, nhớ đồng ruộng trung châu, nhớ cán bộ, nhớ nhân dân vất vả nhưng lành mạnh, cặm cụi nhưng hiên ngang, đương cùng nhau xây dựng một xã hội mới". Đó là đoạn trích trong bức thư mình gửi về nhà, về các anh em trong Chính phủ, trong cơ quan, cho chị Lập, cho anh Ngọc, mà có kết luận bằng mấy câu:

Yêu nhau thêm nhớ lời nhau,
Càng cao ý chí, càng sâu nghĩa tình,
Xa xôi giữ một tấc thành,
Con đường tranh đấu có mình bên ta,
Người đây, lòng vẫn ở nhà
Ngày về hạnh phúc, có ta bên mình.

Ta và mình là anh em ở đây và anh em ở nhà. Ta và mình là một: một đồng bào, một dân tộc, một đồng chí, một lý tưởng. Ta và mình phân công mỗi người một nơi, một việc. Nhưng, ta với mình vẫn là một."

"Mấy hôm gần đây, bận công việc (làm báo cáo tổng kết), bận viết thư về nhà, nên không ghi nhật ký riêng. Nhưng, nhật ký công việc vẫn ghi đều: rút cục chỉ có mình ghi nhật ký công việc, anh em phải mượn. Nhưng, những bức thư viết về, những bài nét sinh hoạt gửi về, đều là những trang viết của tập nhật ký này".
"Tối hôm qua, đi xem buổi múa hát của Đoàn văn nghệ Liên Xô. Trước khi đi, mình không lấy gì làm náo nức lắm. Vì từ trước đến nay, mình vẫn hững hờ với môn nghệ thuật này. Một phần vì mình không thạo, một phần nữa khi ở Paris, mình đi xem các rạp có tiếng, mình đều chán. Nhưng, đến buổi ca vũ này, mình có một cảm xúc rất mới. Đẹp! vui! trẻ! mạnh! Mình xem những điệu múa giản dị và hồn nhiên, những điệu hát trong trẻo, cả giọng cười ngây thơ, đầy nhiệt tình, đầy tin tưởng vào công việc mình làm, vào tấm lòng hăng hái của các em. Hôm nay, mình lại cảm thấy qua những bản ca vũ của Đoàn văn nghệ Liên Xô: buổi ca vũ này đã truyền cho khán giả một nguồn cảm xúc lành mạnh".

7/7/1954

"Mấy hôm gần đây, tin bên nhà, dồn dập tới, các báo đăng trang nhất những tin tức Điện Biên Phủ. Một lần nữa, dư luận (cả dư luận ở Genève) tập trung vào Việt Nam, vào phái đoàn của ta. Thậm chí nhà chức trách ở Genève phải tăng thêm cảnh binh để bảo vệ đoàn ta!Xe ta đi ra, cắm cờ. Thiên hạ nhìn với nét mặt thiện cảm, hoan hỉ. Cảnh binh, chào răm rắp: chào vì lễ nghi ngoại giao, nhưng qua cái chào đó, ta cũng cảm thấy một tấm tình cảm phục. Tờ báo Thuỵ Sĩ (không phải là một tờ tiến bộ), mà khi đăng tin Điện Biên Phủ đã nói rằng: Điện Biên Phủ là một bài học phấn khởi cho những nước nhỏ, như nước Thuỵ Sĩ ta".

"Một tin hay và đến đúng lúc: Quânđội Pháp rút khỏi Vân Đình, nơi để mộ Mẹ, đúng ngày giỗ Mẹ Võ Thị Cưu, mà tin này lại do báo L´ Humanité đăng, báo của phe ta...(8/6/AL). Thật là ăn khớp".
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 12:01:15 pm »

Nhật ký Hội nghi Genève (Từ 10.4.1954 - 24.8.1954)[Kỳ 4] – Tiếp theo

"Hôm nọ, ngày 1/7 kỉ niệm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, đoàn Trung Quốc thết tiệc. Cảm xúc mạnh nhất là khi ngồi nói chuyện với hai nhà quân sự Liên Xô. Sao mà hồn hậu thế. Sao mà đáng yêu thế. Từ lời nói, nụ cười từ nét mặt, cử chỉ, thẩy thẩy đều từ tốn, thản nhiên, chất phác. Cả một tấm gương nhân bản, nhân bản của con người mới, một xã hội mới, xã hội của con người. Xã hội ấy xuất hiện ở Liên Xô, đã xuất hiện ở Trung Quốc, đương xuất hiện ở Việt Nam. Ngày kỉ niệm của Đảng Trung Quốc, ghi ký ức này để càng thấm thía nhiệm vụ của ta, trong việc xây dựng nhân sinh quan mới.

Nhân sinh quan ấy đã xây dựng, đã thể hiện trong những bạn trong Đảng. Nó cũng đã xuất hiện trong nhân dân."

"Hôm nọ, khi anh Hoan về, anh Tạ Quang Bửu nói đùa với mình: "Chúng tôi ai cũng có thư riêng. Còn anh thì viết thư chung, anh viết thư cho tất cả mọi người, và thay mặt cho mọi người". Đúng như thế. Hôm ấy, mình viết thư cho anh em ở nhà, mà thay mặt cho anh em bên này. Nhưng Tạ Quang Bửu chưa biết là mình cũng có thư cho ai. Cho ai, trong bài thơ vịnh Hồng trường ngày 1/5. Không có thư, nhưng có thơ, cho ai, ai? Nghĩa là, cho tất cả mọi người, nhưng cũng là cho một người thân quý, thân quý vì tình cảm gia đình, cảm tình cách mạng. Vậy, đó là một thư riêng. Nhưng, riêng mà hoá chung, vì quý ai đây là quý hình ảnh con người vui tươi, trong sáng của xã hội mới, là quý tinh thần gan góc, mạnh mẽ của thế hệ thanh niên mới.

Yêu quý một cá nhân không đủ, trừ phi cá nhân đó tiêu biểu cho một tập thể rộng rãi. Rất đúng. Yêu quý một cá nhân, vì cá nhân ấy tiêu biểu cho cả một nhân sinh quan mới".

10/7/1954

"Vừa đọc xong quyển Mùa gặt."

11/7/1954

"Đọc Mùa gặt lại có một đoạn lý thú: Valentina, vì ham mê công việc nông trường mà quên mất việc nội trợ. Hai vợ chồng Andrei và Valentina rất yêu nhau, yêu nhau vì tình, yêu nhau vì nết, vì công việc, vì lý tưởng. Nhất là vì hai bên cùng một tinh thần phục vụ rất cao, say mê công việc. Đã nhiều lần, vì nhiệm vụ mà tự nguyện xa cách nhau, không chút ân hận. Nhưng lần này, hai vợ chồng vừa thu xếp được công việc để cùng nhau làm việc một nơi, bõ bao năm xa cách. Nhưng, vừa sum họp được mấy hôm, thì Valetina say mê một công việc mới, xin phép chồng cho đi 15 km. Trong quyết định này, Valetina cũng tự tranh đấu rất nhiều. Chị rất thương chồng, biết mình đi làm xa, nhất định hạnh phúc gia đình bị tổn thất. Đã định từ chối công việc mới, nhưng rút cục ham mê công việc, tích cực làm việc nên đành gác lại hạnh phúc gia đình để thoả chí phụng sự. Andrei vốn là một người rất tích cực, để nhiệm vụ lên trên hết. Đã nhiều lần, chính bản thân Andrei khuyến khích vợ gạt bỏ thắc mắc gia đình. Nhưng lần này, khi Valentina cho chồng biết ý định của mình thì Andrei không đồng ý.

Nhưng, Valentina là người cương quyết, cứ thi hành ý kiến đã định. Một hôm, cách đó ít lâu, Valentina nửa đêm thức dậy, không thấy chồng đâu nhìn sang phòng bếp, có ánh sáng, nàng rón rén lại thấy: Andrei áo quần xộc xệch đương hì hục nhóm lửa, đun nước. "Tội nghiệp quá, vì mình mà chồng mình tội nghiệp thế này". Valentina nhìn chồng, lòng se lại và cảm thấy lầm lỗi của mình. Từ đó Valentina đã bổ khuyết được một điểm thiếu sót, ra sức làm việc, và đồng thời không coi nhẹ nhiệm vụ đối với chồng. Mình đọc đoạn này, nhớ lại Thao trước.

Rất đúng mực… Nhiệm vụ xã hội, nhiệm vụ gia đình không mâu thuẫn, mà còn kết hợp mật thiết. Nhưng, nghĩ đến khuyết điểm của Valentina, thì không thể không thấy khuyết điểm của Andrei. Andrei như thế là chưa gương mẫu. Mình lại nghĩ đến mình. Đối với Thao, mình vốn rất kính trọng quyền tự chủ. Lúc mở hiệu thuốc, lúc viết báo, mình luôn luôn khuyến khích Thao hoạt động riêng, độc lập. Nhưng, trong thờigian kháng chiến, mình có khuyết điểm: không khuyến khích Thao hoạt động.Phải chăng, vì ích kỉ như Andrei? Không. Nhưng chính vì mình, tư tưởngchính trị còn chưa được thấm nhuần, chưa tôi luyện trong hoạt động cách mạngtheo tư tưởng mới. Do đó, mà cũng không truyền sang Thao được sự phấn khởi,sự hăng hái để hoạt động, để chủ động tham gia cách mạng. Tiếc quá, nếu Thaocòn, thì bây giờ khác hẳn. Nhưng, tiếc làm sao được. Hối hận, chi bằng nhìn vàotương lai."

25/7/1954

"Đã lâu, mình không viết nhật ký. Vì bận. Và, cũng vì công việc đều ghi vào "Nhật ký Hội nghị Genève". Sổ Hội nghị vừa hết, Hội nghị bế mạc. Từ hôm nay, trên đường về, lại ghi ký ức vào quyển này.

Hôm qua đến Berlin, buổi trưa nghỉ. Ăn cơm trưa có các ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Mậu dịch đối ngoại đón tiếp. Anh Tô nghỉ, mình thay mặt đoàn ta phát biểu đáp từ.

Hôm nay dự lễ trao bằng tiến sĩ danh dự trường Luật cho ông Chu (tại trường Đại học Hambourg là nơi Karl Marx đã học). Đi xem thành phố, nhất là đến vườn trẻ. Vui, tươi, sáng, đẹp, các em chào đón đoàn. Dâng hoa...".

________________________________________
(1) Nhật ký Hội nghị Genève. Bắt đầu 8/5/54 đến bế mạc 21/7/54.
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 12:03:55 pm »

Nhật ký Hội nghị Genève (Từ 10.4.1954 - 24.8.1954) [Kỳ 5]

26/7/1954

"8 giờ ông Chu lên máy bay. Chủ tịch Grotewohl(1), các ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, và Bộ Mậu dịch đối ngoại ra tiễn.

9 giờ. Đoàn ta rời Berlin. Cũng các ông ấy tiễn đưa. 20 giờ 30 (tức là 4 giờ 30 Matxcơva) đến sân bay Matxcơva. Cảnh trời sáng sủa, nắng ấm. Trông từ máy bay xuống rõ từng mái nhà, từng con đường, từng chiếc thuyền. Cảnh trong trẻo. Người khoan khoái. Đoàn ta xuống sân bay, có ông Môlôtốp, ông Navikôp, Lavrishev và ba công chức ở Bộ Ngoại giao và ba chuyên viên quân sự đến đón. Bên ta có anh Cả, Thương và Cầm cùng ra đón. Anh em trong đoàn về nghỉ ở một biệt thự riêng của chính phủ Liên Xô".

27/7/1954

"Anh Tô, Phan Anh, Hoan, Bửu, Tường kiểm điểm kết quả Hội nghị.

A. Kết quả.

1.Đối với Việt Nam và Campuchia, Lào.

a. Âm mưu của địch (chính là Mỹ).

Một là, kéo dài và mở rộng chiến tranh. Diễn văn 29/3/54 của Dulles.

(Ba nước Đông Dương là nút chai của Đông Nam Á, nếu nút chai ấy nổ, thì cả Đông Nam Á sẽ mất).

+ Việc Pháp xin máy bay Mỹ đánh Điện Biên Phủ. Quân đội và hạm đội Mỹ vào Vịnh Bắc Bộ 24/4/54. Sự do dự của Anh. Sự do dự của Mỹ.

+ Dulles bỏ Hội nghị Genève. Chỉ để lại Smith.

+ Thái độ phá hoại của Smith.

+ Thái độ nước đôi của Bidault.

- Hai là, dùng kế hoà hoãn, tạm ngừng bắn, để:

Cứu thoát quân đội Pháp, đương lâm vào bước đường nguy khốn.
Đợi tuyển cử ở Mỹ xong, sẽ tiếp tục chiến tranh chiếm lấy Đông Dương.

+ Đề cương của Pháp ở Hội nghị.

+ Đề cương của nguỵ.

+ Thái độ của Mỹ.

+ Thái độ của Bidault.

b. Chủ trương của đoàn ta:

- Tranh thủ hoà bình.

- Giữ vững độc lập, thống nhất, dân chủ.

c. Kết quả của Hội nghị:

+ Ta tranh thủ được hoà bình.

+ Vấn đề độc lập, thống nhất, dân chủ ở Việt Nam.

+ Giới tuyến quân sự tạm thời.

+ Thời hạn tổng tuyển cử đã định dứt khoát.

+ Vấn đề rút quân ngoại quốc khỏi Đông Dương.

+ Vấn đề cấm đưa thêm quân đội và vũ khí đạn dược vào Đông Dương.

+ Cấm căn cứ quân sự ngoại quốc đặt tại Đông Dương.

+ Bảo đảm thi hành tự do dân chủ.

+ Campuchia, Lào: độc lập như Việt Nam.

+ Thống nhất, dân chủ, đối với kháng chiến Lào, Campuchia.

2. Kết quả chung trên thế giới.

a. Làm dịu bớt tình hình căng thẳng trên thế giới. Chứng tỏ phương châm dùng thương lượng để giải quyết mọi vấn đề quốc tế là đúng đắn.

Mỹ bị cô lập. Các lực lượng gây chiến trên thế giới bị cô lập, bọn chủ chiến ở
Mỹ bị dư luận đả đảo. Ở Pháp, Bidault và Laniel bị đổ. Ở Việt Nam là Bảo Đại bị lên án.

Liên Xô, Trung Quốc nêu cao ngọn cờ hoà bình: tranh thủ được sự đồng tình của đa số các nước, quan hệ với Anh, quan hệ với Ấn Độ và Đông Nam Á, quan hệ với Đông Dương.

b. Mở đường giải quyết cho những vấn đề quan trọng đương đặt ra.

Vấn đề hoà bình ở Đông Nam Á: phá âm mưu lập căn cứ quân sự và liên minh quân sự Đông Nam Á của Mỹ. Tạo đường cho sự thực hiện chính sách an ninh quốc tế. 5 điểm tuyên bố của ông Chu Ân Lai đối với các nước Đông Nam Á.
Vấn đề hoà bình ở Tây Âu: phá âm mưu lập khối quân sự ở Âu Châu của Mỹ. Mở đường cho sự thực hiện chính sách an ninh tập thể (đề nghị mới của Liên Xô).

Vấn đề mở mang giao dịch giữa Đông và Tây: chú trọng quan hệ mới qua các nước Tây Âu (nhất là Anh), với Trung Quốc.

Vấn đề thống nhất Triều Tiên và thống nhất nước Đức.

B. Nhân tố thắng lợi.

1. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, Campuchia, Lào.

2. Cuộc đấu tranh của nhân dân tiến bộ Pháp.

3. Cuộc tranh đấu của phong trào hoà bình.

4. Chiến lược và sách lược đấu tranh của đoàn ta và các đoàn bạn trong Hội nghị.

- Vai trò của ta: đưa lập trường phải chăng, đúng mực và kiên quyết bảo vệ những quyền lợi căn bản.

- Vai trò của Liên Xô, của Trung Quốc. Sự đoàn kết nhất trí của phía ta.

- Mâu thuẫn trong hàng ngũ đối phương: giữa Mỹ, Anh và Pháp. Giữa các phái trong nội bộ nước Pháp. Giữa Pháp và bọn bù nhìn...".
Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 12:05:27 pm »

Nhật ký Hội nghị Genève (Từ 10.4.1954 - 24.8.1954) [Kỳ 5] – Tiếp theo.

28/7/1954

"Buổi sớm nói chuyện với anh em sinh viên Việt Nam đang học ở Liên Xô.

- 15 giờ tiếp đón ông Chu Ân Lai.

- 16 giờ thăm Hồng trường và vào viếng lăng Lênin, Staline.

- 21 giờ dự chiêu đãi ở Bộ Ngoại giao Liên Xô".

29/7/1954

"Xem triển lãm nông nghiệp. Cuộc triển lãm này đã chuẩn bị mấy năm nay, đến 1/8 sẽ khai mạc. Vì đoàn ta vội về, nên được đặc biệt đi xem trước".

"Trong triển lãm có nhiều kiểu máy tối tân mới để tăng năng suất.

Nhiều giống mới, do các nông trường tạo ra. Khu triển lãm như một thành phố mới dựng lên giữa một khu đất mới rộng mênh mông, mỗi toà nhà là một kiểu kiến trúc dân tộc trong Liên Xô.

Cũng ngày này, đoàn ta dự tiệc chiêu đãi của đại sứ quán Trung Quốc, tham dự có ông Malenkốp, các ông Bộ trưởng và Đại sứ các nước".

30/7/1954

- Tiễn ông Chu Ân Lai về Trung Quốc.

- Tiễn anh Hoan đi Ba Lan.

- Đoàn ta thết tiệc chiêu đãi, tới dự phía Liên Xô có Chủ tịch Malenkốp, Ngoại trưởng Môlôtốp, Thống soái và nhiều vị Bộ trưởng khác. Phía Trung Quốc có ông Trương Văn Thiên. Cùng các vị đại sứ các nước: Ấn Độ, Miến Điện, Nam Dương, Pháp.

Trong buổi tiệc anh Tô chúc: Liên Xô, ông Malenkốp, ông Bulganine, ông Môlôtốp, và các vị trong Đảng và chính phủ Liên Xô.

Chúc Trung Quốc, Mao Chủ tịch và Chu Tổng lý.

Chúc các nước Đông Nam Á.

Chúc Eden và Mendès Franỗe.

Chúc Việt Nam thống nhất và hoà bình thế giới.

Ông Malenkốp chúc nhân dân Việt Nam và Hồ Chủ tịch.

Ông Môlôtốp chúc anh Tô và đoàn Việt Nam".

"Chính phủ và Đảng Cộng sản Liên Xô chú ý đề cao vai trò của Việt Nam. Các vị lãnh tụ đến đủ mặt. Và dành riêng một hôm cho Việt Nam để dự chiêu đãi.

Chủ tịch Malenkốp là con người rất nhẫn nại và giản dị.

Ngoại trưởng Môlôtốp là con người luôn luôn hoạt động. Ông hỏi anh Tô có mời đại sứ Anh không? Ông khuyên nên có lời chúc Eden và Mendès Franỗe. Khi nâng cốc chúc mừng, ông giới hiệu mình (là Phan Anh) với các vị trong chính phủ Liên Xô và chạm cốc.

Mình có nhiệm vụ nói chuyện với Đại sứ Pháp.

Mình gặp các đại sứ các nước dân chủ, và ông Ngân hàng trưởng Ngân hàng Châu Âu (thuộc Ngân hàng Liên Xô) và nói chuyện về giao dịch thương mại. Ông Ngân hàng trưởng muốn đặt vấn đề cụ thể với mình. Mình hẹn khi về nước sẽ viết thư sang về các vấn đề cần thiết.

Khi anh Tô và anh em phái đoàn ta ở khách sạn ra về, dân chúng tụ tập ở cửa hoan hô. Thật là cảm động!

Cuộc chiêu đãi gọn gàng, rất tốt".

31/7/1954

"8 giờ lên máy bay. Các bạn đã đến sẵn để tiễn đưa, cả các ông Môlôtốp, Zorine, Novikov... Ông Trương Văn Thiên, Đại sứ các nước dân chủ. Ông Môlôtốp chúc đoàn ta sức khoẻ. Ông nhắn lời chúc sức khoẻ Bác Hồ và anh Giáp.

Anh Tô tỏ lòng mong đợi Đoàn đại biểu Liên Xô sớm đến thăm Việt Nam. Anh nhắc đến đồng chí Lavrishew(1). Ông Môlôtốp giới thiệu ngay, ông Lavrishew lại gần bắt tay tiễn biệt. Những người bạn cùng dự Hội nghị Genève, là người bạn của Việt Nam - nước tiền đồn dân chủ ở Đông Nam Á.

Anh em đoàn ta lên máy bay rồi, ông Môlôtốp còn theo lên kiểm tra chỗ ngồi và thân mật bắt tay từng người một lần nữa. Cử chỉ của ông Môlôtốp làm cho mọi người rất cảm động. Một phong thái nghiêm chỉnh mà thân mật. Lễ nghi ngoại giao dân chủ thật khác lễ nghi ngoại giao tư bản. Một đằng thì ấm áp, đầy ý nghĩa, đầy tình cảm. Một đằng thì hình thức, lễ mạo suông".

14 giờ đến Svéclốp.

18 giờ đến Ômxcơ - Cách tiếp đón của bạn cũng thân mật giản dị, nói chuyện hồn nhiên, ấm áp, đầy tình, đầy nghĩa. Anh Tô nói một câu đáng ghi nhớ:

"Chúng tôi là em út trong gia đình dân chủ, mà Liên Xô là anh cả". Đồng chí phụ trách ở Ômxcơ: "Liên Xô chỉ là anh cả về kinh nghiệm thôi. Còn Việt Nam là em út thì lại cần được yêu quý đặc biệt". Anh Tô: "Chúng tôi sang đây được săn sóc đầy đủ nên ai cũng lên cân. Nhưng về, sẽ lại sút cân". Đồng chí Ômxcơ: "Sút cân, nhưng lực lượng tăng thêm". Quả vậy, mình đi phen này về, cân tăng đã đành, mà tinh thần tăng gấp bội. Cân cơ thể có thể bị giảm, nhưng cân tinh thần nhất định tăng mãi. Công cuộc kiến thiết đất nước tiến lên, thì vật chất sẽ tăng: nhân dân tăng, cán bộ tăng".

1/8/1954

"Sáng 6 giờ lên máy bay. Chiều đến Iercut, nghỉ ở Iercut, gặp ông Lý Kế Nông(1) phụ trách Công an tình báo".
________________________________________
(1) Chủ tịch Đông Đức.
(1) Đại sứ Liên Xô đầu tiên ở Việt Nam.
(1) Cán bộ Trung Quốc cùng làm việc với Bác ở Hoa Nam những năm 1939 - 1940.

Logged

NTT
Noitraitim
Thành viên
*
Bài viết: 54


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2013, 12:09:01 pm »

Nhật ký Hội nghị Genève (Từ 10.4.1954 - 24.8.1954)[Kỳ cuối]

2/8/1954

"6 giờ 30 lại lên máy bay.

9 giờ 30 đến Oulanbator. Ông Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và các Đại sứ đến chào mừng, đoàn ta lưu lại sân bay một giờ, 10 giờ 30 lại tiếp tục đi.

16 giờ đến Bắc Kinh. Đoàn ta được tiếp đón rất trọng thể. Duyệt bộ đội danh dự. Ông Chu, các vị Bộ trưởng, các nhân vật cao cấp, các Đại sứ, các đại biểu đoàn thể nhân dân. Bốn em thiếu niên đến tặng hoa cho đoàn. Anh Tô đọc lời chào mừng và cảm tạ nhân dân và chính phủ Trung Quốc.

17 giờ 30, đoàn ta đến chào chính phủ Trung Quốc ở nhà khách Chính phủ. Có các ông: Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Quách Mạt Nhược và nhiều vị Bộ trưởng khác. Ông Chu Đức nói: "Thật là thắng lợi lớn!". Anh Tô đáp: "Cũng nhờ sự giúp đỡ của các phái đoàn Liên Xô, Trung Quốc và nhất là Chu Tổng lý". Ông Lưu nói: "Chủ yếu là do nhân dân Việt Nam đã anh dũng đấu tranh trong mấy năm kháng chiến". Anh Tô nói: "Chúng tôi thừa lệnh Hồ Chủ tịch và Chính phủ Việt Nam, sau thắng lợi ở Hội nghị Genève đến tỏ lòng cảm tạ nhân dân và chính phủ Trung Quốc, Mao Chủ tịch". ÔngLưu nói: "Bây giờ cần về củng cố và phát triển kết quả ấy". Anh Tô nói: "Chúng tôi mấy năm nay có tiến bộ về quân sự, chính trị, đó cũng là nhờ kinh nghiệm của Trung Quốc, của các đồng chí cố vấn. Chúng tôi học, nhưng chưa được đầy đủ". Ông Chu Đức nói: "Các anh học nhanh lắm". Ông Lưu nói thêm: "Đúng vậy, không kể những trận đánh ác liệt của quân đội Triều Tiên, bộ đội Việt Nam thắng trận Điện Biên Phủ là một kỳ công mà nhiều đơn vị bộ đội Trung Quốc chưa chắc đã làm được".

Câu chuyện chuyển sang vấn đề giới tuyến và tuyển cử. Ông Chu Ân Lai nói: "Giới tuyến phía Bắc: 13 triệu, phía Nam: 9 triệu. Như thế là so với Triều Tiên, Việt Nam giành được kết quả tốt hơn. Tuyển cử cũng vậy. Định được ngày là một thắng lợi lớn, tuy vẫn còn phải đấu tranh gay go". Ông Lưu nói: "Dĩ nhiên, sự ước mong của chúng ta còn nhiều hơn. Nhưng cũng phải nhìn thấy sự cam chịu thất bại của đế quốc. Nó phải chịu như thế là một thắng lợi lớn của chúng ta".

Câu chuyện đến đúng 18 giờ thì đoàn ta cáo từ ra về.

18 giờ 30, đoàn ta đến sứ quán. Bắt tay anh em (có Lợi, Phương,...). Tiếp ông Đặng Tiểu Bình và một ông nữa...
19 giờ chính phủ Trung Quốc mở tiệc chiêu đãi, có khoảng 400 khách mời. Ông Chu Ân Lai đọc diễn văn chào mừng, trong đó nêu lên tình hữu nghị Việt - Hoa và chủ trương của Trung Quốc tận lực giúp đỡ Việt Nam: củng cố hoà bình, đảm bảo cùng với các nước dự Hội nghị Genève về việc nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định đình chiến.

21 giờ đoàn ta dự dạ hội. Ca, vũ, kịch. Đặc biệt nhất là múa lụa, Kinh kịch hát và Kinh kịch múa và một bài ca vũ dân tộc thiểu số gọi là múa đĩa".

Sau này, mình có được đọc một tài liệu của Trung Quốc, trong đó nói đến Hội nghị Genève 1954, có mấy ý chính mà mình muốn nhắc lại ở đây:

Lần đầu tiên sau ngày thành lập nhà nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa, Trung Quốc tham gia Hội nghị quốc tế Genève. Ông Chu Ân Lai đã rất tích cực vận động thế giới cho sự tham dự của Trung Quốc tại Hội nghị này. Trong cuộc bàn bạc với Liên Xô, ông Chu nói với Khroutchev (Bí thư thứ nhất ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô): "...Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, ba nước chúng tôi được tham dự Hội nghị quốc tế lần này rất có ý nghĩa và sẽ quyết tâm giành thắng lợi". Sau phản ứng hoan hỉ của Khroutchev, ông Chu lại nói tiếp: "Nếu Hội nghị lần này giải quyết được một số vấn đề nào đó thì thật là quý hoá và có ích cho sau này. Các đoàn chúng tôi muốn cố gắng để giành được thắng lợi". Khi ông Môlôtốp nói với ông Chu: "Hội nghị Genève lần này, hai chúng ta sẽ kề vai sát cánh chiến đấu bên nhau, vậy ta hãy cạn cốc vì tình hữu nghị giữa chúng ta", ông Chu cũng đáp lại với đại ý: "Tình hữu nghị chúng ta đã có từ lâu, năm 1928 khi sang Matxcơva dự Đại hội VI của Đảng, chúng tôi đã được gặp đồng chí và nghe đồng chí đọc lời chào mừng. Liên Xô là người anh cả, chúng tôi phải học tập các đồng chí. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tham gia Hội nghị quốc tế, chưa có kinh nghiệm và cả tri thức nữa, nên cần tiếp tục học tập các đồng chí."

3/8/1954

"Buổi sớm, đi thăm Cố cung.

15 giờ, mình nói chuyện với bà con kiều bào ở Đại sứ quán: ngoài nhân viên sứ quán, còn có các học sinh, sinh viên, các đoàn đại biểu trong nước mới sang. Câu chuyện gồm hai phần:

Phần một là nội dung, kết quả và quá trình Hội nghị Genève.

Phần hai là giải đáp câu hỏi.

Việc giải đáp các câu hỏi, mình có nhận xét:

Có một số thắc mắc về tình hình và tiền đồ của miền Nam Việt Nam và ít nhiều thắc mắc về Campuchia. Qua thắc mắc, ta thấy rõ một điểm: Anh em vẫn còn đi vào những khía cạnh vụn vặt (ví dụ: kiểm soát quốc tế có hiệuquả không?, vấn đề hành chính tạm thời như thế nào?,…) mà không nắm nhữngvấn đề căn bản là phải dựa vào nhân dân để đấu tranh cho đến lúc cùng thựchiện hoàn toàn thống nhất, độc lập, dân chủ cho cả Việt Nam, Campuchia và Lào.

19 giờ đến 21 giờ, đoàn ta thết tiệc ở Đại sứ quán, có đủ các vị lãnh đạo trong chính phủ và Đảng Cộng sản Trung Quốc, đại diện ngoại giao cácnước Đông Nam Á, Ấn, Hồi, Diến, Indonêxia.

22 giờ tổ chức dạ hội ở Đại sứ quán. Mình đọc thơ Genève cho anh em nghe. Anh em yêu cầu đọc thêm một số bài thơ nữa, nhưng mình phải để lại một số bài, chưa tiện đọc. Nhận xét: anh em tán thành vấn đề cảm xúc với những lối văn ca dân tộc (Kiều, Chinh phụ) và lối văn giản dị, vui đùa khôi hài, giễu cợt những thói xấu của đế quốc."

4/8/1954

"Đáng lẽ, sớm nay lên đường trở về, nhưng trời mưa (máy bay không bay được). Cả buổi sớm nghỉ, xem chiếu bóng. Buổi trưa ông Vương và ông Phương lại nói chuyện về những vấn đề cấp thiết cần đề cập tới trong tình hình mới, như khôi phục đô thị, kiến thiết cơ sở kinh tế, tiền tệ, xí nghiệp của Pháp, quan hệ kinh tế với Pháp và vấn đề miền Nam. Những vấn đề này cần giải quyết, mình cũng đã có nêu trong bản thảo báo cáo tổng kết Hội nghị.

17 giờ 30: thăm cụ Đinh Trương Dương(1) ở Hoà Bình y viện. Cụ tỉnh táo hỏi chuyện Genève và gửi lời chúc sức khoẻ Hồ Chủ tịch.

18 giờ: tiếp các Đại sứ Ấn Độ, Diến Điện, Nam Dương trong tình cảm thân thiện. Đại sứ Nam Dương nói một câu rất đáng chú ý: "Phải làm thế nào cho mưu mô dùng người Châu Á đánh người Châu Á thất bại". Ông ta trước kia có học ở Pháp, ông ta nói: "Chính phủ Nam Dương muốn đặt đoàn đại diện ngoại giao ở nước ta".

22 giờ lên tầu. Lễ tiễn đưa cũng trọng thể như lễ đón tiếp. Có Chu Tổng lý và các vị trong Chính phủ, các Đại sứ. Chính phủ Trung Quốc bố trí cho ta một đoàn xe đặc biệt, do chính ông Bộ trưởng Bộ Giao thông sắp xếp kế hoạch. Thật là sự chu đáo của nước bạn, không sao tưởng tượng hết được."

5/8/1954

"Buổi trưa đến Tế Nam. Có đoàn đại biểu tỉnh ra đón đoàn ta ở ga xe lửa, trong đó có ông Bí thư Trình Sơn Đông và ông Phó Chủ tịch tỉnh…".

9/8/1954

"Đến Nam Ninh. Ông Chủ tịch Trần và các ông Phó Chủ tịch, ông Vương sư trưởng giao tế xứ, các đại biểu chính quyền, đoàn thể ra đón...".
"Các nhà chức trách tỉnh Quảng Tây đưa đoàn ta tới tận Mục Nam Quan...".

10/8/1954

"6 giờ đến Thái Nguyên, về trụ sở tiếp tân. Có Phan Mỹ, Hoàng Tùng đón tiếp sau đó anh em trong Chính phủ, Quốc hội, Quân đội đến đón mừng".

11/8/1954

"7 giờ 30 phút tổ chức mít tinh. Anh Tô nói chuyện. Các đại biểu Chính phủ (anh Lê Văn Hiến), Quốc hội (anh Tôn Quang Phiệt), Mặt trận (cụ Vũ Xuân Kỷ), Quân đội (anh Hoàng Văn Thái), khu Việt Bắc (anh Chu Văn Tấn) đọc diễn văn chúc mừng".

12/8/1954

"11 giờ gặp và làm việc với anh Hoàng Minh Giám.

17 giờ kể chuyện về Hội nghị Genève với anh em trong cơ quan."

13/8/1954

"14 giờ. Giải đáp thắc mắc cho anh em."

14/8/1954

"Dự cuộc họp Hội đồng Chính phủ.

Có hai việc: Báo cáo tổng kết Hội nghị Genève. Hồ Chủ tịch kết luận. Việc thi hành Hiệp định, chuẩn bị gặp Ban giám sát quốc tế".

24/8/1954

"Hôm nay, bắt đầu một quyển Nhật ký mới, để ghi những ý định mới, những niềm tâm sự mới… Anh Tô giao nhiệm vụ đi thăm đồng bào, bộ đội Khu III, chuẩn bị tiếp quản Hà Nội.

Giao trách nhiệm mới này cho mình, anh Tô hỏi: "Có hứng thú không?". Mình trả lời: "Bất cứ công tác gì đều có hứng thú". Anh Tô cười, cho là mình nói đùa. Nhưng, sự thực mình cảm thấy bất cứ cái gì bây giờ đối với mình cũng có một hứng thú, dầu nó có trở ngại ý định riêng một phần nào".
________________________________________
(1) Người Thanh Hóa, nhà yêu nước tham gia chống Pháp từ trước năm 1945.
Logged

NTT
Trang: « 1 2   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM