Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:45:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 88-89 một thời để nhớ  (Đọc 84916 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
C2D1E4
Thành viên
*
Bài viết: 138


Phnom Malai 1979


« Trả lời #120 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 05:17:17 pm »

Chào bác chiensivodanh ! Ở Miên cũng có câu " Campuchia đi dễ khó về" không biết ở các đơn vị khác ra sao chớ ở đơn vị tôi những anh có "vàng" thường "Ngọp" sớm, ví dụ như hồi năm 82 chiến dịch Nam Sấp có ba người cùng quê lính bb thuộc C2D1E4 MT 479, trong đó có một B trưởng tên là Kỳ một người tên là Tiến còn một người tên gì đó mà tôi quên mất rồi, ra dân buôn bán thứ gì không biết mà lại có vàng, khi đơn vị nhận nhiệm vụ hành quân đi thì cả ba bỏ trốn nhưng vì bị mọi người nói quá kể cả dân cũng nói khiến cả ba tự ái đi vào, khi trận chiến nổ ra loạt đạn đầu đã nghe tiếng lính bb thảng thốt kêu lên " anh Kỳ chết rồi" một viên đạn xé toạc rễ cây gim vào trong đầu, kế đến là đc Tiến bị cối rơi cấp tập trên đầu cũng " Ngọp" luôn thời kỳ đó chúng tôi cũng không nghỉ những món đồ ở Miên còn được gọi là đồ cổ như hiện nay, chỉ có những cái đầu Phật ba mặt bằng đá rất đẹp, nhưng vì lính thường hành quân đi đánh nhau nên những món đó quá nặng so với lính...
Thân chào.

    Ủa chuyện nầy có thật không vậy sao mình không biết nhỉ,còn TIẾN làm gì có tên ở thời điểm nầy,chỉ có anh TIẾN lính 72 anh nuôi ở Thanh Hóa về chính sách khi đơn vị chuẩn bị truy quét Cao Mê Lai cuối năm 79.....
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #121 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 05:26:51 pm »

Chào các anh , như các anh đã biết làm lính lúc nào cũng vậy nhưng tôi nói đây là lúc còn tại ngũ chứ ai mà chẳng hoàn thành nghĩa vụ mà không được về .
Mất mát ở chiến trường là vậy nhưng ở vào hoàn cảnh của tôi lúc ấy ai mà không nghĩ , cá nhân và gia đình sự lự chọn nào hoàn hảo đây , thà như các anh xong nghĩa vụ QT ở K xong rồi về nó rất thanh thản nhưng ngược lại nó rất khó cho chúng tôi những người chưa thi hành xong nghĩa vụ của mình .
Tôi giả thử chiến tranh xảy ra trên đất VN thì quá dễ , anh có thể chọn ở lại chiến đấu hoặc về nhà sống chui lủi , nhưng đây là đất K và xong cuộc chiến trở về đất mẹ VN vẫn màu áo lính nhưng tiếc rằng mọi người không hiểu và cuộc sống vẫn cứ thử thách nghiệt ngã đối với người lính chúng tôi
 

CCB tiếng là sang trước nhưng lại "ganh tị" với các bạn Sydinh6316 và Haanh đi sau được lãnh trọn vòng hoa chiến thắng rồi còn gì. Năm 1978, khi bọn mình rời khỏi Sa Mát người dân lo lắng lắm, có người đã khóc, các anh lại bỏ xóm làng không lo bảo vệ dân rồi ... Khi tiến vào các thành phố cuả K. như Kampong Chàm, Kampong Thơm, Siêm Riệp ... năm 1979, người dân K. cứ lấm lét nhìn trơ mắt đoàn bộ đội đi qua như những kẻ mất hồn, chả ai buồn vẫy tay hay nở một nụ cười chào đón nào cả, họ cứ lầm lũi mạnh ai về nhà nấy, bộ đội cứ tuyến trước mà tiến, người dân cứ phiá sau mà đi, chả ai giao lưu với ai (mà có biết tiếng biết tăm gì đâu mà giao với lưu). Nói chi đến vòng hoa, bánh trái, biểu ngữ, cờ trống ... chả có gì hết. Sydinh và haanh khi về trong tinh thần hoàn thành nghiã vụ quốc tế, cả người dân K. và người dân Việt làm dàn chào 2 bên đường, nhất là biên giới và các thành phố lớn dân chúng ra chào đón tiễn đưa mừng mừng tủi tủi. Thời yta262 khi rút về chỉ cần biết không còn dính đến cái chiến tranh kỳ lạ bên K. nữa,  tạm thời chỉ biết thân mình còn cái gáo và đủ 4 gọng "thoát" về mừng nhiêu đó cái đã. Khi bước chân qua biên giới Việt - Cam lòng ai cũng bồi hồi khó tả, thở phào nhẹ nhõm, quê hương cuả mình đây rồi, thế là thoát một cửa tử, nghiã trang bớt một liệt sĩ, xã hội bớt một thương binh, phần em đã xong bổn phận với campuchia rồi nhé, không đòi nữa nhé, còn lại để em tiếp tục cuộc đời dở dang còn lại cuả mình ...
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2013, 06:08:50 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #122 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 05:56:14 pm »

Bạn C2D1E4 nó ngay C2 của bạn mà bạn không biết thật sao?? Bạn liên hệ với Phượng văn thư xem nhé Kỳ, Tiến, Thịnh quê Hải Hưng lính 78 cùng quê của anh Thi, anh Bình, anh Huy lính DK.
Logged
Ampil E689
Thành viên
*
Bài viết: 130


« Trả lời #123 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 10:23:55 pm »

    Thời gian kinh tế còn bao cấp , mà xin việc đúng là phải nhất thân nhì thế mới mong có được chổ làm , nhiều khi xin mấy ông củng đòi thẳng , mà lính nghèo thấy bu tiền đâu mà chung ,đi học lại thì không có điều kiện , phường cho làm bảo vệ chợ tháng 20đồng (năm 85)thì làm sao sống , rồi đi đuổi nhửng người buôn gánh bán bưng nghèo khổ như mình không đành ,nghĩ không làm ... bươn chải đủ nghề bốc vác , xích lô ,phụ hồ... hơn một năm mới đủ tiên để xin một chổ làm trong xí nghiệp dệt ...mà củng đâu có yên , làm là phải có phe cánh , mà lính thì có chịu luồn cúi đâu ...thế là văng ra ngoái Cheesy Grin
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #124 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 08:17:44 am »

    Thời gian kinh tế còn bao cấp , mà xin việc đúng là phải nhất thân nhì thế mới mong có được chổ làm , nhiều khi xin mấy ông củng đòi thẳng , mà lính nghèo thấy bu tiền đâu mà chung ,đi học lại thì không có điều kiện , phường cho làm bảo vệ chợ tháng 20đồng (năm 85)thì làm sao sống , rồi đi đuổi nhửng người buôn gánh bán bưng nghèo khổ như mình không đành ,nghĩ không làm ... bươn chải đủ nghề bốc vác , xích lô ,phụ hồ... hơn một năm mới đủ tiên để xin một chổ làm trong xí nghiệp dệt ...mà củng đâu có yên , làm là phải có phe cánh , mà lính thì có chịu luồn cúi đâu ...thế là văng ra ngoái Cheesy Grin


Chào ông anh! Ông anh cũng nhớ thời bao cấp. Ờ!..thì thời bao cấp là thế đó,nhớ đến nó để làm gì,quên nó đi. Nhớ những chuyện,những kỷ niệm vui buồn thời quân ngũ,gian nan nhưng đầy tự hào.
Tôi cũng như ông anh! Một thời khoác chiếc áo lính,nay về bán vé số đây. Chả nuối tiếc cũng không phải đợi ông nhà Nước nhớ tới,đơn giản lắm Cầm súng bảo vệ nhân dân ruột thịt của mình. Đất nước Việt Nam này nhiều nhiều lắm những người cầm súng bảo vệ đất Nước. Nên chăng! Chúng ta xem đó là một sự đóng góp "bắt buộc" của mỗi người con của Việt Nam! Nên chăng?
Logged
Ampil E689
Thành viên
*
Bài viết: 130


« Trả lời #125 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 09:21:06 pm »

Hi..Hi chào bạn Chiecxetang vậy mà ở E4 MT479 cũng có lính lái tăng buổi chiều thử xe xong vọt xe đem đi bán cho địch, bị phát hiện và theo dõi, trên cho hai chiếc chạy theo đón bắt, không biết anh lính lái tăng đó được nhận huy chương gì nữa?? hi..hi

     Xảy ra thời gian nào vậy anh ?? sao không nghe đài BBC chân đất của lính  lúc đó loan báo  Cheesy
Logged
Ampil E689
Thành viên
*
Bài viết: 130


« Trả lời #126 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 09:47:04 pm »

he he chào bác LIEUDK. không dám đâu, gởi vào vựa ve chai có mà ra tòa án binh mất, tôi ngại ở tù lắm. phải trỡ lại chiến trường
K thôi...xa mã còn người còn xa mã cháy người cháy theo xa, xin chào bác.

Chào bác chiecxetang !

Bọn bạn học cùng lứa với tôi , nó phải đi bộ đội những năm 79-80 . Có đứa được biên chế vào làm lính xe tăng . Một thời gian sau gặp lại ,anh ta khoe rối rít rằng qua Miên CŨNG KIẾM ĐƯỢC kha khá đồ cổ nhờ vào việc đút nhét vào xe .

Những năm ấy đứa nào cũng đói và rách ,Gặp bạn là đãi nhậu xả láng . (Nhà nó ở ngay xa lộ ,chỗ xi măng Hà tiên-Thủ đức nè ) Hy vọng bác cũng gặp may .

   Thường đánh xong chiến dịch nào đó , nói thu đồ cổ là mấy ông xe tăng , vận tãi là hốt nhiều nhất , Lúc đánh xong chiến dịch mùa khô 83 , thu đồ cổ có giá là cái bàn xay bào nước đá làm sinh tố / 4 chỉ vàng ở chợ Th'mopour , nhưng đi hành quân đánh tiếp phải bỏ lại , mấy ông xe tải lấy liền cười khà khà quăng lại cho ae mấy gói Samit hút đở buồn
   Năm 85 đánh chiếm cứ Sonsan , quần áo para , thuốc uống ....nhiều lắm , mấy ông xe tăng MT với F lấy nhét vô xe quá trời , Đến lúc Sếp Ba Đối kêu tăng mấy trái pháo trấn áp bên Thái thì không chiếc nào bắn được , lúc này mới vở lẻ F kỷ luật cả đám .Nói chung đồ cổ nào bộ binh vác không nổi vứt bỏ lại , là mấy anh xe thu chở hết
  
Logged
C2D1E4
Thành viên
*
Bài viết: 138


Phnom Malai 1979


« Trả lời #127 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 10:03:01 pm »

Hi..Hi chào bạn Chiecxetang vậy mà ở E4 MT479 cũng có lính lái tăng buổi chiều thử xe xong vọt xe đem đi bán cho địch, bị phát hiện và theo dõi, trên cho hai chiếc chạy theo đón bắt, không biết anh lính lái tăng đó được nhận huy chương gì nữa?? hi..hi

     Xảy ra thời gian nào vậy anh ?? sao không nghe đài BBC chân đất của lính  lúc đó loan báo  Cheesy


      LieuDK ơi ! việc nầy xem lại nha,chứ DKZ không bắn vu vơ được đâu.Hôm nay mới xem thấy tin giựt gân nầy trên 88 - 89 một thời....có chính xác không vậy bạn.
Logged
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #128 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2013, 10:28:51 pm »

  Bạn C2D1E4 ơi ! Nói thật bạn đừng buồn nha, thời còn ở poipet mình thấy bạn lo thân dữ quá bạn sợ 3 Đạo hay bạn đang phấn đấu mà chỉ trực chiến 100% trong nhà mãi thậm chí rủ bạn đi nhậu mà bạn còn không dám đi nữa là, tại bạn ở nhà hoài nên bạn không biết đó thôi ! chớ việc đó xảy ra năm 80-81 khi mình bị lên cơn sốt rét phải nằm viện k23 năm tháng, năm tháng nằm viện hết ra chợ chơi lại vào vệ binh E chơi, thì việc xảy ra mà mình không biết sao ?? mình ngay thẳng lắm có nói có không đặc điều vì trên trang mạng này đâu phải chỉ một mình là lính đâu và cũng đâu phải chỉ có một mính mình là đơn vị D1E4 đâu ??hi..hi..hi..
Logged
MYDEND25
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 408


người bạn năm xưa


« Trả lời #129 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2013, 08:36:24 am »

 Bạn C2D1E4 ơi !?? mình ngay thẳng lắm có nói có không đặc điều vì trên trang mạng này đâu phải chỉ một mình là lính đâu và cũng đâu phải chỉ có một mính mình là đơn vị D1E4 đâu ??hi..hi..hi..

Chào Liệu-  bạn c2d1E4 góp ý đúng đó , trên trang mạng có 1 rừng F5 đang xem đấy , đừng nói những gì mà mình chưa thấy, DKZ đừng bắn vu vơ từ đông sang tây nữa  Grin   chào bạn cùng thời .
Logged

Chiến trường xưa
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM