Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:21:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 88-89 một thời để nhớ  (Đọc 84933 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #110 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 10:08:08 am »

Chào bạn chiecxetang còn một mình một mã sao không chạy thẳng về Bảo Tàng Thành Phố gởi hoặc bí quá gởi về vựa ve chai luôn cho khỏe??.hi..hi.hi
Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #111 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 01:49:50 pm »

  Tôi nghĩ sống và trở về đã là may mắn lắm rồi. Thời ấy khó khăn trăm bề, ai cũng phải lo cái ăn, lo tồn tại. Còn nhớ hồi đó còn có câu : "....Đầu đường trung tá vá xe, cuối đường đại tá bán chè đỗ đen...."  Lính trơn như anh em mình  khó khăn khôn cùng. Ấy thế mà bọn làng tôi, nhập ngũ cùng đợt, vào K  thì đủ, khi được ra, không phải đánh đấm gì nữa, chỉ ở Bắc thái vài tháng là hơn nửa vứt ba lô lại, về quê cày cuốc với U kiếm sống, không cần gì hết.

May mắn còn sống trở về chỉ là một cách nói để an ủi thôi, chứ anh em CCB bên K. cũng có nhiều cái may mắn hạnh phúc hơn nữa đó chứ. Dù sao đi nữa cũng được đứng trong hàng ngũ đội quân chính nghiã, đội quân nhà Phật, nếu lỡ các bác là đội quân thua trận vô chính nghiã như Pốt chả hạn thì sao, giờ lại còn bị dân chúng K. khinh rẻ, ruồng rẫy và còn bị toà án quốc tế truy lùng tội diệt chủng nữa chứ. Họ cũng cầm súng theo lệnh cấp trên, bảo tiêu diệt thì tiêu diệt, thấy sợ quá thì bỏ chạy đầu hàng, còn gan thì cũng cứ thế mà đánh để chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc mình chứ. Các bác có biết rằng đa số cựu binh Pôn Pốt đã gia nhập hàng ngũ kháng chiến từ năm 1970-1975 là theo tiếng gọi cuả chính nghiã, theo hịch Cần Vương bảo vệ vị vua Sihanouk mà họ kính yêu như cha? Ngay cả nước mình cũng có các bác cựu quân nhân thương phế binh VNCH đấy thì sao?

Cách đây không lâu, không biết các bác còn nhớ không, sự hiện diện cuả QĐNDVN ở Campuchia đã bị cả thế giới tự do (trừ Ấn Độ) và một vài nước XHCN như TQ, Albany, Rumany và nhất là các nước Đông Nam Á lên án tẩy chay Việt Nam, ủng hộ Pôn Pốt. Chỉ tới năm 1989 khi quân ta rút hết về, Pôn Pốt lăm le trở lại nắm chính quyền và khủng bố dân K. tiếp, Pôn Pốt chả thèm hợp tác với ai cả tính chiếm chính quyền một mình hắn, rồi năm 1998 khi Pôn Pốt mất, đồ tể Tà Mốc lên thay thì vẫn điên cuồng như vậy, lúc đó cả thế giới mới sáng con mắt ra cho tới nay. Bây giờ thì ngoài ông bạn TQ ra, thì 100% các quốc gia khi trước lên án VN đều đã công nhận những năm đó VN mình làm điều phải, đã chiếm đóng Campuchia lâu dài để không cho Pôn Pốt trở lại nắm chính quyền. Các bác CCB K. bây giờ được tha hồ phát biểu rồi còn lại than thở chính sách chính vở này nọ không đầy đủ. Chứ nhỡ như năm đó kháng chiến quân Pôn Pốt, Son Sann và Sihanouk nó mạnh hơn chính nghiã hơn, rồi quân ta bị lưỡng đầu thọ địch phải bỏ K. rút về bảo vệ biên giới phiá Bắc, hoặc chịu không nổi chi phí chiến tranh như trường hợp Liên Xô rút khỏi A Phú Hãn năm 1989 thì sao? Thì giờ các bác CCB bên K. có mà hân hạnh đeo huy chương vì nghiã vụ quốc tế cao cả sao, các bác còn tự hào năm nào cũng rủ nhau về thăm chiến trường xưa sao, còn dám tìm tới gặp dân chúng nơi chiến trường xưa, còn hào hứng tụ họp nhắc chiến công chúc mừng này nọ, các bác còn dám kể cho thế hệ con cháu về sau nghe là đã sang K. làm nghiã vụ quốc tế, đánh chiến dịch này căn cứ nọ, cứu một dân tộc đang trên bờ vực thẳm ... Hay là các bác nhẫn nhịn tự an ủi vỗ về như các bác cựu quân nhân VNCH, cựu binh Pôn Pốt ... Hì hì, các bác CCB chỉ biết có mùi rượu mừng chứ đâu có biết mùi rượu đắng rượu tủi nó ra làm sao, các bác hạnh phúc hơn cả ngàn lần những người lính chế độ khác rồi mà chưa thấy đó chứ. Nhìn lên không bằng ai, nhưng nhìn xuống cũng ít ai bằng mình đó các bác nhé. Vui lên đi chứ  Grin.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Chín, 2013, 05:35:47 pm gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
chiecxetang
Thành viên
*
Bài viết: 298


« Trả lời #112 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 10:09:17 am »

he he chào bác LIEUDK. không dám đâu, gởi vào vựa ve chai có mà ra tòa án binh mất, tôi ngại ở tù lắm. phải trỡ lại chiến trường
K thôi...xa mã còn người còn xa mã cháy người cháy theo xa, xin chào bác.
Logged
chiecxetang
Thành viên
*
Bài viết: 298


« Trả lời #113 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 10:10:46 am »

he he chào bác LIEUDK. không dám đâu, gởi vào vựa ve chai có mà ra tòa án binh mất, tôi ngại ở tù lắm. phải trỡ lại chiến trường
K thôi...xa mã còn người còn xa mã cháy người cháy theo xa, xin chào bác.
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #114 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 11:07:24 am »

he he chào bác LIEUDK. không dám đâu, gởi vào vựa ve chai có mà ra tòa án binh mất, tôi ngại ở tù lắm. phải trỡ lại chiến trường
K thôi...xa mã còn người còn xa mã cháy người cháy theo xa, xin chào bác.

Chào bác chiecxetang !

Bọn bạn học cùng lứa với tôi , nó phải đi bộ đội những năm 79-80 . Có đứa được biên chế vào làm lính xe tăng . Một thời gian sau gặp lại ,anh ta khoe rối rít rằng qua Miên CŨNG KIẾM ĐƯỢC kha khá đồ cổ nhờ vào việc đút nhét vào xe .

Những năm ấy đứa nào cũng đói và rách ,Gặp bạn là đãi nhậu xả láng . (Nhà nó ở ngay xa lộ ,chỗ xi măng Hà tiên-Thủ đức nè ) Hy vọng bác cũng gặp may .
Logged

sydinh6316
Thành viên
*
Bài viết: 102


« Trả lời #115 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 12:37:13 pm »

Chào các anh , như các anh đã biết làm lính lúc nào cũng vậy nhưng tôi nói đây là lúc còn tại ngũ chứ ai mà chẳng hoàn thành nghĩa vụ mà không được về .
Mất mát ở chiến trường là vậy nhưng ở vào hoàn cảnh của tôi lúc ấy ai mà không nghĩ , cá nhân và gia đình sự lự chọn nào hoàn hảo đây , thà như các anh xong nghĩa vụ QT ở K xong rồi về nó rất thanh thản nhưng ngược lại nó rất khó cho chúng tôi những người chưa thi hành xong nghĩa vụ của mình .
Tôi giả thử chiến tranh xảy ra trên đất VN thì quá dễ , anh có thể chọn ở lại chiến đấu hoặc về nhà sống chui lủi , nhưng đây là đất K và xong cuộc chiến trở về đất mẹ VN vẫn màu áo lính nhưng tiếc rằng mọi người không hiểu và cuộc sống vẫn cứ thử thách nghiệt ngã đối với người lính chúng tôi
 
Logged
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #116 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 02:08:30 pm »

Hi..Hi chào bạn Chiecxetang vậy mà ở E4 MT479 cũng có lính lái tăng buổi chiều thử xe xong vọt xe đem đi bán cho địch, bị phát hiện và theo dõi, trên cho hai chiếc chạy theo đón bắt, không biết anh lính lái tăng đó được nhận huy chương gì nữa?? hi..hi
Logged
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #117 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 02:34:21 pm »

Chào bạn Sydinh tôi nghỉ thanh niên chúng ta dù thời gian nào, hoàn cảnh nào đi nữa thì mình cũng phải sáng tạo một công việc gì đó, hay một thú vui nào đó cùng bạn bè, nó sẽ quên đi những tháng ngày dài,lúc đó chính sách đã có rồi chỉ còn chờ đợi thời gian nữa thôi, bạn cứ mong muốn làm người hùng bên chiến trường k làm chi, tôi không biết bạn đã đánh bao nhiêu trận lớn ở bên k rồi ?? nói thật với bạn đụng phải trận lớn ác liệt có người phải tè ra quần luôn đó, tôi nghỉ những cuộc hành quân đi đánh nhau mang vác nặng con người lúc đó bỏ ra hơn 80/90 sức lực chỉ còn một ít đễ mà thở nữa thôi hi..hi..hi. Không lẽ khi trở về bên Đất Mẹ bạn không có những kỹ niệm vui buồn nào sao ??  Hãy kể cho anh em biết với..
 Chào bạn.
Logged
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #118 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 03:08:13 pm »

Chào bác chiensivodanh ! Ở Miên cũng có câu " Campuchia đi dễ khó về" không biết ở các đơn vị khác ra sao chớ ở đơn vị tôi những anh có "vàng" thường "Ngọp" sớm, ví dụ như hồi năm 82 chiến dịch Nam Sấp có ba người cùng quê lính bb thuộc C2D1E4 MT 479, trong đó có một B trưởng tên là Kỳ một người tên là Tiến còn một người tên gì đó mà tôi quên mất rồi, ra dân buôn bán thứ gì không biết mà lại có vàng, khi đơn vị nhận nhiệm vụ hành quân đi thì cả ba bỏ trốn nhưng vì bị mọi người nói quá kể cả dân cũng nói khiến cả ba tự ái đi vào, khi trận chiến nổ ra loạt đạn đầu đã nghe tiếng lính bb thảng thốt kêu lên " anh Kỳ chết rồi" một viên đạn xé toạc rễ cây gim vào trong đầu, kế đến là đc Tiến bị cối rơi cấp tập trên đầu cũng " Ngọp" luôn thời kỳ đó chúng tôi cũng không nghỉ những món đồ ở Miên còn được gọi là đồ cổ như hiện nay, chỉ có những cái đầu Phật ba mặt bằng đá rất đẹp, nhưng vì lính thường hành quân đi đánh nhau nên những món đó quá nặng so với lính...
Thân chào.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2013, 03:16:42 pm gửi bởi LieuDK » Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #119 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2013, 05:03:31 pm »

Chào bác chiensivodanh ! Ở Miên cũng có câu .................................

Nói nhiều sự thật ra đây sợ các bác sẽ nhức đầu . Nhưng nay cuộc chiến đã lùi sâu về quá khứ khoảng 30 năm rồi -hết thời hiệu truy cứu rồi nên bật mý đôi chút .

Bình thường người lính bộ binh khó có điều kiện giữ được đồ cổ vì nhiều lý do khác nhau . Nhưng ở những bộ phận khác như lính lái xe vận tải .....vv... Thì việc vận chuyển ,chia chác ,gửi gắm là điều rất dễ dàng .

Lấy một ví dụ cụ thể :

Tôi có quen một người là lính lái xe chuyên chở tử sĩ (xác chết) từ K về VN những năm chiến sự .  Đơn vị quân dội này đóng trên đường Ngô Quyền Q5 .tp HCM.

anh ta mần ăn ra răng tôi không nói , nhưng sau vài năm anh ta có nhiều của chìm , cho dù anh ấy là sĩ quan cấp úy đương chức nhưng cố giẫy ra khỏi quân đội (phục viên) . Anh quê ở bắc nhưng khi ra quân chỉ về quê cưới một cô gái xinh nhất làng ,sau đó dẫn vợ vào tỉnh Bình phước bây giờ ,mua mấy mẫu đất để làm rẫy và xây nhà ở . LÀM RÃY CHỈ LÀ PHỤ  sẵn vốn trong tay anh ta đứng ra thu mua gom ,hạt tiêu ,điều và cafe trong dân sau đó bán lại ... Việc làm ăn mỗi ngày mỗi khá TỪ NHỮNG NĂM 1980 cho đến nay anh ta vẫn sống nhăn răng vợ con đều thành đạt Thuộc hàng có máu mặt tại tỉnh .

Phải chăng là phần số của mỗi con người .?

Đó là trường hợp lính đánh K . còn nhiều trường hợp nữa là lính đánh Mỹ còn hấp dẫn hơn trong việc làm ăn khá giả .
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM