Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:52:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 88-89 một thời để nhớ  (Đọc 84914 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sydinh6316
Thành viên
*
Bài viết: 102


« Trả lời #100 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2013, 10:54:26 am »

Tôi xin kể tiếp câu chuyện , sau khi về nước ổn định và sáp nhập vào BCHQS tỉnh Đồng Nai , chúng tôi được đưa về Bà Rịa và núi Thị Vải (lúc đó là tỉnh Đồng Nai) đóng quân , so với lúc ở K thì khó khăn hơn nhiều chỉ khác là không hành quân và không lo chiến đấu , lúc này tôi được chuyển về cơ quan tham mưu E , đang là lúc khởi đầu cho các đơn vị mới về nước , doanh trại thì tạm bợ chứ không khang trang đẹp như bây giờ , chế độ thì bị bớt đi không còn tiêu chuẩn như ở K nữa , nói thật là tôi rất xao động vì nhiều thứ nó chi phối tôi , vì lúc này phải lo đủ thứ từ cá nhân của mình cho tới hoàn cảnh gia đình , như các anh biết lúc đó khó khăn về kinh tế và sức ép từ nhiều phía nên có 1 số anh em đã bỏ ngũ trốn về quê mà quê Tây Ninh của tôi các anh thấy bao nhiêu năm có phát triển hay thay đổi gì đâu , nói chung là tư tưởng không ổn định .
Sáp nhập mình là lính địa phương nên chế độ cũng không bằng quân chủ lực , lúc này tôi thấy ở bên K có lẽ thanh thản hơn dù mình phải đối đầu với hiểm nguy
có lẽ tôi nói hơi quá nhưng có trải qua rồi mới thấm thía cuộc đời .
Cám ơn các anh đã xem và chia sẻ , tôi bận hẹn lần sau .
Logged
Ampil E689
Thành viên
*
Bài viết: 130


« Trả lời #101 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2013, 02:31:46 pm »

   Thời gian mình bước chân rời chiến trường  về với gia đình và củng bắt đầu làm quen với cuộc sống mới , nhưng thật tình thời gian đầu rất buồn và mất phương hướng cho cuộc sống , lúc đi NVQS thì địa phương hứa đủ điều , nhưng lúc về thì không ai quan tâm tới , xin việc làm thì không có thủ tục "đầu tiên " ,kinh tế lúc đó còn bao cấp khó khăn , chán nản quá  trong đám lính tụi mình kéo lên tư lệnh thành phố xin đi qua K trở về đvị củ , vì nghĩ bên đó còn có ae đồng đội và cuộc sống của lính vẩn hay hơn , nói như vậy chứ sếp nào cho đi và mấy sếp hứa giới thiệu cho việc làm
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #102 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2013, 11:55:39 pm »

... lúc này tôi thấy ở bên K có lẽ thanh thản hơn dù mình phải đối đầu với hiểm nguy có lẽ tôi nói hơi quá nhưng có trải qua rồi mới thấm thía cuộc đời .
   ... nhưng thật tình thời gian đầu rất buồn và mất phương hướng cho cuộc sống , lúc đi NVQS thì địa phương hứa đủ điều , nhưng lúc về thì không ai quan tâm tới , xin việc làm thì không có thủ tục "đầu tiên " ,kinh tế lúc đó còn bao cấp khó khăn , chán nản quá  trong đám lính tụi mình kéo lên tư lệnh thành phố xin đi qua K trở về đvị củ

 Khác các bạn, chúng tôi thì khoác ba lô ra về không cần ngoái cổ nhìn lại. Mặc dù vẫn luôn nhớ về chiến trường và anh em đồng đội khác còn tại ngũ. Cũng không sợ phải chiến đấu, song có lẽ chúng tôi tự cho rằng: Với mình như vậy là quá đủ. Grin

 Với chúng tôi thì khi trở về cuộc sống đời thường, cho dù lúc đó khó khăn vô cùng, nhưng được trở về cuộc sống xã hội vẫn hơn, tự do đi lại, tự do sinh hoạt hay học hành theo ý mình và cũng tự do tìm kế sinh nhai để tồn tại. Cũng tự thấy, đó mới thật sự là cuộc đời của mình. Môi trường QD có thể vô lo vô nghĩ về cuộc sống sinh hoạt đời thường, nhưng không phải ai cũng thích cuộc sống thụ động đó. Vẫn biết mỗi người mỗi quan điểm và lựa chọn cho mình con đường đi, không ai giống ai cả. Nhưng sau này khi chiến tranh kết thúc thì kể cả những SQ sơ, trung cấp, trưởng thành từ chiến đấu đi lên cũng về đuổi gà cho "gấu" hết, số rất ít đủ điều kiện được tiếp tục ở lại phục vụ QD lâu dài, không ít người lỡ dở cuộc đời khi tuổi đời đã cứng, kinh nghiệm cuộc sống xã hội thì A B C, kinh nghiệm súng đạn, chinh chiến ở thời hòa bình thì "cùng mình" và lúc đó thì cái "vốn sống" ấy lại không kiếm cơm được. Vì thế, các bạn cho dù có "hụt hẫng" ở thời gian đầu sau phục viên, xuất ngũ thì cũng vẫn hơn nhiều. Thôi, đừng tiếc chiến trường làm gì, làm tròn cái phận nam nhi thời loạn của mình cũng là đủ lắm rồi. Về thôi, về cho thầy bu khỏi mong. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #103 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2013, 10:09:01 am »

   Tôi nghĩ sống và trở về đã là may mắn lắm rồi. Thời ấy khó khăn trăm bề, ai cũng phải lo cái ăn, lo tồn tại. Còn nhớ hồi đó còn có câu : "....Đầu đường trung tá vá xe, cuối đường đại tá bán chè đỗ đen...."  Lính trơn như anh em mình  khó khăn khôn cùng. Ấy thế mà bọn làng tôi, nhập ngũ cùng đợt, vào K  thì đủ, khi được ra, không phải đánh đấm gì nữa, chỉ ở Bắc thái vài tháng là hơn nửa vứt ba lô lại, về quê cày cuốc với U kiếm sống, không cần gì hết.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #104 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2013, 02:34:55 pm »

hehe em về nhà cũng bị khủng hoảng tinh thần mấy tháng mới hòa nhập được với cộng đồng . Đang ở nơi ngày nào không nghe súng nổ ăn cơm không ngon về nhà tự nhiên thấy yên lặng quá , nhớ đơn vị , nhớ anh em , thèm mùi khói súng . Không có việc làm , ăn bám gia đình , bạn bè không ai rảnh chơi với mình , chỉ muốn xách ba lô trở qua K nhưng còn ai ở đó đâu mà sang ? Lúc đó mới hiểu tại sao có những ông được ra quân vài tháng lại lộn sang đơn vị ở cùng anh em  Grin May mình còn trẻ còn đi học được chỉ tội cho mấy ông SQ già chưa được hưởng lương hưu , về quê không có ruộng mà cày lấy gì nuôi vợ nuôi con ? Nghĩ mà chua chát cho thân phận anh lính làm nghĩa vụ quốc tế lúc đấy .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #105 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2013, 06:15:02 pm »

 Tôi được cái khi trở về gia đình không cho làm gì cả, để bù đắp cho những năm tháng vất vã chỉ ăn và đi chơi giao lưu cùng bạn bè,tôi cũng hăm hở làm đơn để xin việc chứ không chịu ngồi ăn bám mãi , cho dù sống ở môi trường k bốn năm mình cũng dần quen lao động và lao động cho nên ngồi không cũng chán, mấy đứa bạn lúc ở k thì xông xáo mạnh mẽ linh hoạt mọi tình huống, vậy mà giờ nhìn chúng ngơ ngáo sao ấy cứ làm như Đất Mẹ xa lạ lắm vậy, rất kiệm lời ăn tiếng nói, nhà đãi tiệc lúc ăn cũng ngại gắp đến uống cũng đợi mời rõ chán.
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #106 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2013, 06:19:27 pm »

xin chào.loc85c5 mình nhớ đầu năm 86 thôi, là mùa khô tháng 2 hay 3, đã 27 năm trôi qua thời gian trôi nhanh quá .
lần rút quân nầy cũa MT.979 QK9, theo yêu cầu cũa quốc tế,giải trừ quân bị,có sự giám xác cũa quốc tế,báo chí nước ngoài quay phim  chụp hình đùng đùng . chào bạn



    Chào bác @chiecxetang  Grin . Ở đâu thì loc85c5 tôi không biết,nhưng đơn vị chúng tôi vào thời điểm như bác nói rút quân, thì chúng tôi không nghe nói đến. Chắc có lẽ bác lẩn lộn chăng? Bởi vì loc85c5 nhà tôi hiện diện mãi tận tháng 7 năm 1986 mới bước chân lên xe giả từ mãnh đất đầy nóng bỏng Campuchia. Chưa nghe nói đến rút quân tình nguyện. Tôi chỉ thắc mắc một tí, ngoài ra tôi không có ý khác,thân chào bác chiecxetang@  Grin.
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #107 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2013, 11:49:52 pm »

Tôi được cái khi trở về gia đình không cho làm gì cả, để bù đắp cho những năm tháng vất vã chỉ ăn và đi chơi giao lưu cùng bạn bè,tôi cũng hăm hở làm đơn để xin việc chứ không chịu ngồi ăn bám mãi , cho dù sống ở môi trường k bốn năm mình cũng dần quen lao động và lao động cho nên ngồi không cũng chán, mấy đứa bạn lúc ở k thì xông xáo mạnh mẽ linh hoạt mọi tình huống, vậy mà giờ nhìn chúng ngơ ngáo sao ấy cứ làm như Đất Mẹ xa lạ lắm vậy, rất kiệm lời ăn tiếng nói, nhà đãi tiệc lúc ăn cũng ngại gắp đến uống cũng đợi mời rõ chán.

hehe bác về trước còn  dễ xin việc làm , rồi còn chính sách hậu phương quân đội . Bọn em về sau cùng mơ ước 1 chân bảo vệ đỏ con mắt cũng không ra . Quận Đoàn tốt bụng giới thiệu cho đi làm bốc vác mà thằng chủ nó còn lên giọng ban ơn anh em ghét bỏ về hết . Cũng may rồi đâu cũng vào đấy thằng bán bánh tiêu về nhà tiếp tục bán bánh tiêu , lơ xe về lại lơ xe , thằng nào nhà khá giả thì đạp xích lô hoặc ngồi lề đường vá xe . Những người xung quanh cùng lắm chỉ biết thằng này mới đi lính bên k về chứ họ đâu biết chỉ cách vài tháng chúng nó còn bắn giết ầm ầm bên k , máu tụi nó vẫn đổ vì sự bình yên của họ . Vì vậy mặc cảm, tự ti , thấy lạc lõng xa lạ nơi quê nhà là lẽ đương nhiên .
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #108 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 06:26:21 am »

 Chào bác haanh thời nào cũng vậy người ta thường nói "nhất thân nhì thế"quen biết nhiều cũng đỡ, tôi gởi đơn vô nhà máy họ nhận ngay nhưng tôi hỏi vào đây làm gì ? họ trả lời các anh đi lính về đã quen súng đạn nên làm bảo vệ, mình đã giã từ vũ khí rồi mà còn cầm súng gì nữa, thôi thôi cho xin lại hồ sơ, các nơi khác cũng vậy không phù hợp với nguyện vọng của mình về nhà lại ăn chơi và cưới vợ luôn. hi..hi
Logged
chiecxetang
Thành viên
*
Bài viết: 298


« Trả lời #109 vào lúc: 29 Tháng Chín, 2013, 09:47:16 am »

he he chào bác loc85c5. năm 86 MT.979 QK9 có rút quân, lúc bấy giò E26 tăng thiết giáp,trong đó D8 cũa tôi làm nhiệm vụ rút quân này,cuộc rút nầy có cả xe tăng,pháo binh,bộ binh,trên trời có máy bay trực thăng yễm trợ,khi đoàn rút quân đến cữa khẩu tịnh biên,tỉnh AN GIANG.dừng lại làm lễ,làm lễ xong đoàn quân tiến sâu vào nội địa,còn nhóm thiết giáp cũa chúng tôi chạy theo
khoãn chừng 2 cây số dừng lại...mấy ngày sau đó chúng tôi hành quân trỡ lại đất k trong lòng mõi ngưòi mang nổi buồn vô hạn.
buồn lại buồn thêm,khi đi làm nhiệm vụ thì mỗi xe 5 anh em trên chiếc xe tăng .khi trỡ lại đất K trên xe thì còn lại 2-3 người các bác pháo thủ quê ỡ gần đó thì đào ngũ về thăm nhà hết trơn.chẳn hạn như xe tôi còn lại 1 mình tôi,một mình 1 mã buồn không thể tả,xin chào bác.

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM