Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:54:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 88-89 một thời để nhớ  (Đọc 85409 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
C2D1E4
Thành viên
*
Bài viết: 138


Phnom Malai 1979


« Trả lời #20 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2013, 09:44:29 am »

    sydinh6316 ! cứ hành quân tiếp chặng đường " 88-89 một thời để nhớ " và không bao giờ quên được những hình ảnh người lính tân binh đầu tiên bước vào cuộc chiến mới đầy gian nan,hy sinh,từ đó học hỏi đươc những kinh nghiệm quí báu của những bậc tiền bối và đàn anh đi trước trong chiến đấu đã truyền lại cho chúng ta khi đặt chân sang đất K làm nghĩa vụ quốc tế cao cả nầy.Mong sydinh6316 tiếp tục và chia sẽ thêm về "88-89 một thời để nhớ" cho phần sinh động thêm.
                                              Chào sydinh6316
Logged
sydinh6316
Thành viên
*
Bài viết: 102


« Trả lời #21 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2013, 12:57:42 pm »

Cám ơn các anh đã ủng hộ , xin lỗi haanh và mong thông cảm , ở đơn vị tôi các anh đi trước rất thương đàn em đi sau nhưng quân số mỏng quá nên chúng tôi mới phải tác chiến sớm , lúc này đơn vị B thông tin của tôi còn khoảng 8 anh lính 86 và 3 anh lính 87 mong các anh hiểu cho đời lính chiến , cám ơn nhiều .
Tôi xin tiếp tục câu chuyện , tháng 4/89 những đợt hành quân nhiều hơn khắp vùng svaichek qua samrong ngược về poraymon qua ampin , candon , bantie,thomay , thmapuoc sang andongbo về núi cườm có khi gần đến Chúp , và mỗi đợt hành quân như thế chủ yếu là chặn địch từ thailand sang và từ nội địa qua thailand , truy quét tàn quân và giúp bạn củng cố đội hình .
Nói như vậy chứ cũng có nhiều hy sinh mất mát , đồng hương tôi tên Quân là TT của E đã hy sinh (Quân quê ở suối đá , H.Dương Minh Châu , TN) trong hành trang để lại có lá thư em gái Quân gửi cho anh trai hẹn ngày gặp lại và dự đám cưới của em gái mình nhưng Quân đã ra đi không trở lại .
Và tin vui đã đến với chúng tôi nói là vui vì đã trả được thù cho K13 , D9 . Số là trong đợt hành quân cấp E hướng bantie,thmay D9 đã phục kích và đánh tan một đơn vị địch ở hồ cabaycaba và tiêu diệt được khoảng 20 chục tên địch thuộc phái para với sự hổ trợ của D7 và D8 . D8 của tôi được lệnh của E tiếp tục ở lại phục kích không cho địch lấy xác đồng bọn , tôi xin phép vì công chuyện hẹn gặp lại sau , xin cám ơn .
Logged
concopxamcuamiendong
Thành viên
*
Bài viết: 134


cọp lìa rừng, cọp về thành phố


« Trả lời #22 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2013, 08:21:30 pm »

  xin chào suydinh thời gian sau nầy cuộc chiến ác LIỆt Lắm hả bác hãy hành quân tiếp để các ccb theo dõi vì những năm đó mình đả ra quân rồi chào bác
Logged
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #23 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2013, 09:38:01 am »


     Chào Sydinh 6316 thực tế bọn mình ra quân 83, nhưng muốn biết và tìm hiểu thêm tin tức nóng bỏng của những anh em đồng đội tiếp bước đi
    sau, của những năm tiếp đó, có học hỏi được kinh nghiệm của những đồng đội đi trước không? hay phát huy được những tài năng mới,
    Mời bạn nổ súng tiếp nhé !
Logged
sydinh6316
Thành viên
*
Bài viết: 102


« Trả lời #24 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2013, 04:34:08 pm »

Cám ơn lieuDK và copxamcuamiendong , các bác có thể cho tôi biết các bác thuộc ĐV nào không , nói chung đời lính nhiều gian khổ và thời gian nào có những khổ cực của thời gian đó , còn nói về kinh nghiệm đương nhiên là phải học hỏi đàn anh đi trước và phát huy những thành quả của lớp trước để lại và tôi rất tôn trọng những đàn anh đi trước .
Xin hỏi anh Phamvanminh chút xíu , cứ E8 đóng quân ở bantie,thmay hay bantie,sima vì đã lâu nên tôi có thể lẫn lộn xin cám ơn anh .
Sang tháng 5/89 phải nói là thành công rực rỡ đối với Q16 , liên tiếp truy quét và giúp bạn củng cố đội hình chuẩn bị cho quân tình nguyện VN về nước , và trong lần truy quét phía đông thmapuoc hướng andongbo ,núi cườm D8 đã lọt vào đội hình của địch , vì là đêm tối địch bố trí hình vòng cung với 3 lớp như vậy và trinh sát của ta đã cắt ngang đi vào địa hình của địch mà ta không biết , khi trinh sát nổ súng theo bản năng tất cả dạt sang bên phải vì địa hình nhiều gò mối và gốc cây thì phát hiện địch đang nằm đó phải nói là tất cả đều rối loạn địch bỏ chạy vì sợ ta đông còn ta thì không dám nổ súng vì sợ bắn lầm phải quân ta , và từ đó tới sáng chúng tôi đụng địch liên tục và sau cùng được lệnh của E là án binh bất động chờ sáng , tới sáng cũng đụng phải 1 tốp địch đi lạc đường . Trận này D8 thu được khoảng mười mấy súng AK47 bá xếp và riêng tôi là lính thông tin cũng thu được 1 khẩu AK47 bá xếp , được tuyên dương và sử dụng cây AK đó cho tới khi về nước . Tôi rất biết ơn các anh Hiển B trưởng ở Q8 lính 85 , anh nghĩa Q8 , anh Long và anh 1 số anh nữa ở Q11 lính 86 , đã hơn 25 năm tôi chứ gặp các anh ấy hy vọng các anh sẽ đọc những trang này và thông tin cho tôi . Nếu các anh có thông tin gì về các anh ấy xin báo chôi , cám ơn đã đọc hẹn lần sau tôi sẽ kể cho các anh nghe vì sao trung đoàn trưởng Q16 là anh Nhâm hy sinh .
Logged
Ho MiGia
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #25 vào lúc: 01 Tháng Tám, 2013, 06:15:04 pm »

   Chào mừng Sydinh đường ra trận mùa này đẹp lắm. Thật tình mà nói Migia tôi cứ nghĩ chiến trường K chỉ ác liệt ở biên giới VN- CPC với Bờ tường ủi, Nam chóp, Ngã ba trâu chết, cầu Sài Gòn... còn sau khi giải phóng Nông phênh rồi thì mình chỉ truy quét là chủ yếu, lính mình chỉ hành quân vất vả, thiếu nước, thiếu rau xanh thôi. Anh em mình chỉ hy sinh do vấp mìn và sốt rét nhiều nhất là ở khu vực Bát Tam Băng giáp biên giới Thái Lan.
   Năm 1980 Migia ở căn cứ Vườn Cam cách U-đông về phía tây khoảng 40.50 km đến thăm mấy thằng bạn nằm C23 quân y của e141 thấy chúng nó sốt rét người xanh như tàu lá, chống gậy lụ khụ như ông cụ 80 đi không vững, thèm ăn của chua, muốn lấy mấy quả chanh trên cây mà không có cách nào lấy được, thương, thương quá đi thôi, hình ảnh ấy cứ ám ảnh mình mãi.
   Nào ngờ 88-89 cuộc chiến vẫn còn tiếp diễn và ác liệt đến thế. Ai không biết cứ tưởng lính ta chỉ "chiến đấu" với Smit, bột ngọt, dép tông, vải vóc và đồng hồ... oan cho các bạn quá phải không? Những địa danh khó phát âm, khó viết vậy mà bạn cũng nhớ được, xin bái phục.
   Bạn đến cũng đột ngột, ra đi cũng đột ngột không kém, là lính trinh sát chắc? Tiếp tục đi bạn nhé, chào bạn.
Logged
sydinh6316
Thành viên
*
Bài viết: 102


« Trả lời #26 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2013, 11:03:33 am »

Xin cám ơn ho migia , cuộc chiến ở Kampuchia phải nói là khốc liệt không biết các anh đi trước thế nào nhưng đối với tôi nó không dễ dàng gì dù thời gian ở chiến trường K bằng 1/2 của các anh , cũng hành quân vất vả (vì mình chỉ hành quân bằng đường bộ) thiếu nước và bệnh tật , tư tưởng luôn dao động nhưng bù lại có tình thương yêu của đồng chí đồng đội dù ở VN mỗi người mỗi nơi . Chứ không như bây giờ xin lỗi hình như không có những chuyện như vậy dù mình đang sống trên quê hương đất nước mình , nên những kỷ niệm đó , ký ức đó không bao giờ phai dù cuộc chiến đã đi qua 1/4 thế kỷ .
Nhiều lúc nghĩ cũng buồn và tiêu cực nhưng nghĩ lại những năm tháng hào hùng đó nên cũng nguôi ngoai phần nào , các anh đã mở ra trang web này để chia sẻ và thông tin cho nhau và thế hệ sau biết những trang sử hào hùng của lớp đi trước , xin chân thành cám ơn các anh là quản trị mạng đã tạo điều kiện cho mọi người lính trên khắp đất nước VN được hiểu rõ và quan tâm đến nhau nhiều hơn . Xin hẹn lần sau .
Logged
concopxamcuamiendong
Thành viên
*
Bài viết: 134


cọp lìa rừng, cọp về thành phố


« Trả lời #27 vào lúc: 02 Tháng Tám, 2013, 10:02:00 pm »

 xin chào bác sydinh.tôi là lính nhập ngủ 5 3 1984 vào đơn vị c3 d1 E55 CƠ ĐỘNG cho toàn tiến mặt trận cpc đơn vị đóng Quân tại caolanh tham gia chiến dịch bantatum .và mình còn mấy anh em bạn nhập ngủ 86 lính Q11 VÀO Q16 K19 tên chương và thằng đạt thông tin d7 thương binh  
                                                                   xin chào                                                                                                
Logged
Ho MiGia
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #28 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2013, 09:41:31 am »

   e... hèm, giải lao chút các bác ơi. Đánh nhau, giết nhau nhiều quá rồi nghỉ chút cho đỡ mệt đi. Để thư giãn chúng ta đi "Tắm " nhé.
Những năm chiến đấu trên chiến trường K người lính tình nguyện Việt Nam luôn phải đối mặt với những gan nan vất vả, đói, rét, khát, thiếu thốn tình cảm...nhưng dù bất cứ trong hoàn cảnh nào họ cũng biết vượt lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao cho dù đầu rơi, máu chảy. Ngày chúng tôi đóng quân tại khu vực ngã ba Âm-leng Comtop Việt Nam thường hay tắm với các thiếu nữ CPC trên một con suối tất nhiên là cách nhau vài chục mét. Cánh nam nhi cũng chơi đẹp nhường cho các nàng khu vực có nhiều tảng đá to, xà bông ca may, sữa tắm, dầu gội đầu Thái ngát thơm của các ả cũng phần nào bớt đi mặc cảm tấm thân trắng nõn như " Than kíp lê Quảng Ninh" song vẫn làm nao lòng những người lính trẻ. Mới đầu các chú đội còn giữ khoảng cách vừa phải tuy nhiên sau các cuộc nô đùa các chú cũng áp sát mục tiêu. những câu hỏi "ngây ngô" đùa bỡn cũng làm không khí nhộn nhịp hẳn lên. Tuy nhiên "các chàng ngự lâm" cứ phải dầm mình dưới nước hoặc có đứng lên thì cứ phải  đi khom như hồi huấn luyện tân binh ấy vì đau bụng đột xuất do 'Đội vải đi chợ bán. khi thay đồ thì thôi rồi các nàng tiên thì có cái khăn rằn quấn từ cổ đến gối mặc sức cởi bỏ có trời mà thấy, còn cánh lính mình cứ tìm lùm cây lúp xúp nào đó mà thao tác cho nhanh. Rút kinh nhiệm lần sau các nàng nhiều khi tắm xong "chiếm lĩnh trận địa "  giả vờ ngồi phơi tóc, chải đầu, có hôm chúng tôi đành về nhà thay quần áo vậy. Nhưng lính mình ứng phó cũng rất nhanh chỉ dính một, hai lần, lần sau rút kinh nghiêm cũng sắm cho mình chiếc khăn vậy là hòa 1-1. Và rồi một buổi trưa thằng bạn mình đi tắm một mình gặp bóng hồng cũng đang " Mút tức" thì gì đến sẽ phải đến. Khi nàng có bầu Lục Thum vào bắt đền đơn vị yêu cầu tập hợp chiến sỹ lại cho nàng nhận mặt "người thương" Song bạn mình dũng cảm đứng ra nhận là "ba" đứa trẻ (hắn hộ khẩu nội thành sài Gòn nhé). Đơn vị phải "Đền" 150kg gạo.Tính ra giá bây giờ khoảng gần 2 tr các bác nhỉ? so với Đồ Sơn, Cần Thơ thì có lẽ hơi mắc nhưng so với thành phố HCM và Hà Nội thì sau hơn ba mươi năm vần giữ "bình ổn giá" các bạn ạ, được cái hương đồng gió nội.
   Thôi nhé tiếp tục chiến đấu đi các bạn ơi Migia chờ tin chiến thắng.
Logged
sydinh6316
Thành viên
*
Bài viết: 102


« Trả lời #29 vào lúc: 04 Tháng Tám, 2013, 11:35:27 am »

Xin tiếp lời chúng tôi không được hân hạnh như Homigia đâu , thứ nhất là không đóng quân gần phum , thứ hai là có ra phum chơi thì cũng phải ý thức chứ được như homigia là nhất rồi , lúc này là thời kỳ cuối của cuộc chiến nên kỷ luật cao lắm lơ mơ là về K39 ngay nếu nặng hơn thì đi Bùi Gia Mập .
Nói vậy thôi chứ đơn vị tôi cũng có anh Thạch Rưng người khơme lính 85 quê ở trà vinh cũng lấy vợ người serolo,o , lúc rút quân 89 tôi có gặp anh tại phum doinoi , không biết giờ này anh ấy ra sao rồi , tôi mong có ngày sang K và ghé thăm anh ấy .
Sang tháng 6,7/89 mọi cuộc chuẩn bị cho rút quân sắp hoàn tất , lẽ đương nhiên là vẫn hành quân , nhưng tâm lý đè nặng lắm có ai ở trong tâm trạng này mới biết , tư tưởng dao động dữ dội , nói hơi quá hình như tất cả từ quan cho tới lính đều như vậy , sắp về nước rồi ai lại không lo nhưng lệnh của trên ai dám chống nên tất cả đều thi hành với 1 chừng mực nhất định .
Q16 khi rút quân năm 89 thì được báo là nằm trong đội hình SD5 đóng ở trảng lớn TN chúng tôi rất mừng vì mình quê TN ,nhưng đến ngày rút khoảng nửa tháng thì lại được báo là về Đồng Nai , sau này mới biết là QK7 hoán đổi Q16 cho E55 cho sd5 và sau này nhiều rắc rối cho những người lính Q16 , cụ thể là QĐ62 (các anh có thể tham khảo tại trang cổng doanh trại , mục QĐ62 vui hay buồn)
Tôi xin chia sẻ để các anh rõ và tôi xin tạm dừng vì công việc và sẽ tiếp tục với vấn đề hy sinh của E trưởng Q16 Nguyễn Ngọc Nhâm vào lần sau , xin cám ơn .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM