Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:41:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những bài viết sưu tầm.  (Đọc 15519 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
khampha66866
Thành viên
*
Bài viết: 21


« vào lúc: 21 Tháng Bảy, 2013, 03:53:41 pm »

Sủng Là, một sớm tinh khôi

Sủng Là (huyện Đồng Văn, Hà Giang) được nhiều người biết và tìm đến qua bộ phim “Chuyện của Pao”. Từ một “ốc đảo” lọt thỏm trong thung lũng nằm gọn trong quần thể Cao nguyên đá Đồng Văn, Sủng Là đã trở thành một “đóa hồng” trong tim không ít kẻ xê dịch.

Địa danh này nằm trên tuyến đường quốc lộ 4C nối thành phố Hà Giang với thị trấn Đồng Văn, cách nơi địa đầu Tổ quốc chỉ chừng 20km. Có lẽ cũng vì lý do ấy mà chúng tôi đã nghỉ đêm lại nơi đây để sáng hôm sau được lắng mình trong hơi sương sớm. Dưới bóng của ngôi nhà thơm mùi gỗ sa mộc, bên ánh lửa hồng, thưởng thức bát rượu ngô mềm môi do chính tay ông lão chủ nhà cất từ năm ngoái rồi cẩn thận hạ thổ dưới gốc đào già, chúng tôi cứ ngỡ mình đang sống trong chốn phiêu linh của một kẻ ẩn dật nơi sơn cước.

Buổi sớm chủ nhật, chúng tôi theo sau những  chiếc váy sặc sỡ như những cánh bướm đang khoe sắc của phụ nữ Mông xuống chợ. Xa xa vắt vẻo trên những con đường mòn ven dải núi đá tai mèo là những cô gái, chàng trai xúng xính trong bộ trang phục đẹp nhất của mình dắt theo con ngựa thồ vừa đi vừa phát ra tiếng lục lạc nghe vui tai.  Họ vừa đi vừa ngân nga khúc dân ca, ẩn hiện trong lớp sương mờ mát lạnh của buổi sớm mai thật chẳng khác gì những tiên đồng ngọc nữ nơi rẻo cao.
Sủng Là làm rung động trái tim không ít người yêu du lịch
Sủng Là là bối cảnh cho bộ phim “Chuyện của Pao”, bởi thế khi đến đây người ta thường nhớ đến một cô Pao giữa những cánh đồng hoa cải vàng. Còn trong miền ký ức chúng tôi, suốt bốn mùa xuân- hạ- thu- đông ngao du, nơi đây lại là một Sủng Là của những sớm mai rất hồng. Ấy là màu hồng của những gốc đào già bên góc cổng nhà bung nở khi Tết đến xuân về, màu của những đóa hồng hàm tiếu, đóa tầm xuân quấn lấy những thân sa mộc mà tỏa sắc dưới nắng hè và không thể không kể đến màu hồng của những ruộng tam giác mạch khi đã vào thu.

Tam giác mạch, thứ đại mạch từng cứu sống những người Lô Lô, người Mông, người Hoa sinh sống trên suốt một dải đất Hà Giang, Cao Bằng vào những ngày giáp hạt xưa kia nay bỗng trở thành nét thơ trong lòng bao du khách. Thường thì tam giác mạch được trồng sau mỗi vụ ngô trên những thửa ruộng bậc thang vắt vẻo nơi lưng trời. Nhưng ở Sủng Là ngay cả đá cũng trổ hoa. Ngày ngày những con người cần mẫn địu từng gùi đất lên những vạt núi sắc lẻm, một nhúm đất xen vào mỏm đá là đã trỉa được một cây ngô và khi ngô đã đầy bồ cũng là lúc tam giác mạch nhuốm hồng từng kẽ đá như vô tình tạo nên bức tranh tuyệt mỹ nhuốm một sắc hồng nơi đá núi xám lạnh.

Rời Sủng Là trong buổi sớm tinh khôi, trái tim trần trụi của những kẻ phố thị chúng tôi tự lúc nào đã ngập một sắc hồng đầy những yêu thương dành cho mảnh đất địa đầu Tổ quốc và ở một ngã rẽ nào đó đang vang lên tiếng khèn môi đầy tươi tắn bên bờ rào đá.
Theo Tuấn Linh (Du lịch bốn phương)
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Chín, 2013, 05:53:37 pm gửi bởi VMH » Logged
khampha66866
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #1 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2013, 11:25:16 pm »

Đây là một bộ sưu tập nghệ thuật sinh động được vẽ trên những cây thông nằm ​​trong khu dự trữ sinh khí quyển của cửa sông Urdaibai thuộc bán đảo Monterey của Tây Ban nha.

Vào năm 1984, nhà điêu khắc kiêm họa sĩ nổi tiếng Agustín Ibarrola đã chọn cánh rừng trong thung lũng Oma của Tây Ban Nha để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật sơn dầu độc đáo, bằng cách sử dụng những cây thông xung quanh cánh rừng làm nền cho bức tranh của mình.

Một sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và nghệ thuật, họa sĩ đã biến cánh rừng thông đơn sơ mộc mạc thành một tác phẩm nghệ thuật đẹp mê hoặc được biết đến với cái tên “Bosque Animado”có nghĩa là “khu rừng sống động". Bên cạnh cái tên chính thức này, người ta còn gọi khu rừng với cái tên là “khu rừng mê hoặc”.

Ibarrola vẽ thiết kế trên một cụm gồm nhiều cây xanh, tạo ra một hiệu ứng phân đoạn, khiến cho hình ảnh thay đổi nếu như vị trí của người quan sát bị thay đổi. Họa tiết phổ biến ở cánh rừng này là mắt, cầu vồng, hình người bên cạnh đó còn có những dạng hình học và thiết kế trừu tượng nổi bật khác. Với gam màu nóng, chói sáng hoàn toàn tương phản với tông màu đất tự nhiên bao quanh cánh rừng. Khi bước vào khu rừng, đi dạo xung quanh khiến người ta không khỏi liên tưởng đến cảnh bị lạc vào xứ sở thần tiên trong một câu truyện cổ tích. Qua tác phẩm này tác giả muốn nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa thiên nhiên con người.
Đây là một không gian mở cho phép du khách mặc sức tưởng tượng, nơi mà nghệ thuật và thiên nhiên hòa quyện vào nhau. Một cuộc dạo bộ trong rừng thông, bạn sẽ hiểu lý do tại sao mà nó được gọi là "khu rừng mê hoặc". Tùy thuộc vào con đường bạn chọn hoặc hướng mà bạn nhìn, bằng cách kết hợp của bóng và một nhóm cây chúng sẽ cho ra một hình dạng cụ thể đẹp mắt.

Để xa tiếng ồn, xa trung tâm thành phố Biscay, người ta thường tìm đến khu rừng yên tĩnh này để thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và để giải phóng trí tưởng tượng của mình. Bên cạnh vẻ đẹp của khu rừng nghệ thuật này, du khách còn có thể khám phá thêm khu vực dự trữ sinh quyển của cửa sông Urdaibai, chỉ cách khu vực rừng nghệ thuật 3km. Nơi đây có hang động Santimaminẽ, lại một lần nữa du khách có thể thưởng thức nghệ thuật trên đá với hàng trăm bức tranh của những nhân vật trong phim hoạt hình độc đáo. Người ta cũng có thể truy cập vào địa điểm khảo cổ ngay ở lối vào hang động, nơi đây trưng bày một phần nghệ thuật khắc trên trên đá. Đó là những bức tranh hang động có niên đại từ khoảng 37.000 năm trước công nguyên. Ngày nay, Bosque Animado nằm trong khu vực dự trữ sinh quyển của cửa sông Urdaibai và khu vực này được UNESCO chính thức công nhận là di sản thế giới.

Đây là một khu vực phong phú cho những lựa chọn, một cuộc hành trình từ nội địa ra đến cửa sông Urdaibai, khu vực dự trữ sinh quyển này sẽ cung cấp cho du khách những chuyến tham quan ngoạn mục. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của vách đá, dạo bước trên những bãi cát dài tại cửa sông, bơi, lặn biển hay lướt sóng trên những bãi biển đẹp như Laga hay Laida.

Vẻ đẹp của khu rừng sống động qua một số ảnh:
Theo Tuệ Tâm (Infonet.vn)
Logged
khampha66866
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #2 vào lúc: 12 Tháng Tám, 2013, 11:42:29 pm »

Chỉ một lần đặt chân tới ngôi làng Aci Trezza, đền Phnom Bakheng hay đảo Maui, du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng những cảnh chiều tà đẹp nhất trên thế giới.
Cầu U Bein, thành phố Mandalay, Myanmar: U Bein là cây cầu gỗ tếch lâu đời nhất trên thế giới với chiều dài 1,2 km bắc ngang qua hồ Taungthaman ở Amarapura, cố đô cũ của Myanma (Ảnh: Getty Images)
Khu bảo tồn Maasai Mara, Kenya: Thời điểm thích hợp nhất để ngắm cảnh hoàng hôn tại khu bảo tồn Maasai Mara là từ tháng 7 đến tháng 10. Đó là lúc bắt đầu cuộc di cư hàng năm của ngựa vằn, linh dương cùng nhiều loài thú hoang dã khác khi chúng rời khỏi khu bảo tồn Serengeti để tới Maasai Mara (Ảnh: AFP/Getty Images)
Công viên Quốc gia Uluru - Kata Tjuta, tiểu bang Northern Territory, Australia: Kata Tjuta là một quần thể 36 đụn đá khổng lồ nằm rải rác trên một diện tích hơn 36 km. Còn Uluru (hay còn gọi là núi đá Ayers) là tên một ngọn núi sa thạch khổng lồ cao 348m dài khoảng 5 km với chu vi chân núi khoảng 9.4km. Đặc biệt, núi đá Uluru còn có khả năng thay đổi màu sắc dưới ánh mặt trời do có kết cấu là đá sa thạch (Ảnh: Flickr)
Làng Aci Trezza, thành phố Catania, Italy: Aci Trezza là tên một làng chài nằm bên bờ biển phía đông của đảo Sicily. Nằm cách thành phố Catania khoàng 10 km, du khách có thể đi xe bus hoặc tàu hỏa ra Aci Trezza để thưởng thức vẻ đẹp thơ mộng của một trong những địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới (Ảnh: Flickr)
Hẻm núi Grand Canyon, bang Arizona, Mỹ: Grand Canyon là tên một hẻm núi lớn dài 445 km, rộng 29 km nằm giữa Công viên Quốc gia Grand Canyon, bang Arizona, Mỹ. Mỗi năm, khu vực này lại thu hút hàng triệu du khách tới tham quan với hi vọng được một lần chiêm ngưỡng cảnh mặt trời lặn tuyệt đẹp trên những dãy núi đá có một không hai (Ảnh: Flickr)
Dubai, các tiểu vương quốc Ả Rập: Một trong những trải nghiệm lý thú nhất đối với du khách khi đến với Dubai là được chiêm ngưỡng cảnh mặt trời lặn trên lưng lạc đà. Việc ngắm nhìn những đụn cát xa ngút tầm mắt và bầu trời xanh rộng lớn trên lưng lạc đà đã tạo nên nét đặc trưng riêng của thành phố Trung Đông (Ảnh: AFP/Getty Images)
Tây Hồ, Hàng Châu,Trung Quốc: Nhắc đến Hàng Châu là phải nhắc đến Tây Hồ, một trong những thắng cảnh đẹp nhất tại đây. Tại đây, du khách có thể ngắm cảnh mặt trời lặn một cách yên bình trên Chùa Lôi Phong, ngôi chùa cổ nổi tiếng được xây dựng vào năm 975. Mặc dù bị sập vào năm 1924 và được xây mới với tám tầng hình bát giác vào năm 2002 (Ảnh: AFP/Getty Images)
Núi Guanshan, Kenting, Đài Loan: Núi Guanshan là một ngọn núi nằm trong Công viên quốc gia Kenting, phía Nam Đài Loan. Ngọn núi này luôn được đánh giá là một trong những địa điểm lý tưởng nhất để có được cái nhìn toàn cảnh bán đảo Henchun, đồng thời cũng là điểm đến quen thuộc của những du khách muốn có một buổi chiều ngắm hoàng hôn lãng mạn (Ảnh: Flickr) - binh ngam ruou
Ngôi làng Oia, Santorini, Hy Lạp: Nằm trong danh sách những điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất thế giới, ngôi làng Oia trên đảo Santorini là nơi những du khách yêu thiên nhiên luôn tìm đến bởi sự tĩnh lặng, huyền ảo của vùng biển Aegean đem lại mỗi chiều hoàng hôn (Ảnh: CNN)
Đền Phnom Bakheng, Angkor, Cambodia: Nằm giữa 2 ngôi đền nổi tiếng Angkor Wat và Angkor Thom, đền Phnom Bakheng được du khách biết đến bởi phong cách mặt trời lặn đặc trưng Campuchia. Do ngôi đền Ấn Độ giáo này được xây dựng trên đỉnh một ngọn đồi vào cuối thế kỉ 19, du khách có thể thuê 1 chú voi để lên đồi và chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của ngôi đền Angkor Wat (Ảnh: Flickr)
Đảo Maui, Hawaii: Hình ảnh những bãi cát trắng trải dài ven biển cùng với tiếng sóng vỗ rì rào trong ánh chiều tà chính là điều mà những du khách đến với đảo Maui, Hawaii, cảm nhận được. Tại đây, không có gì thú vị hơn việc ngồi trong quán bar, nhâm nhi một ly cocktail hoa quả và cùng những người thân ngắm cảnh hoàng hôn (Ảnh: CNN) - binh ngam ruou
Đảo Phục Sinh, Chile: Nằm ở tận cùng phía đông đảo Phục Sinh, những bức tượng đá bí ẩn (tên bản địa là Moai) của nền văn hóa Rapa Nui luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt đối với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp. Chính sự thần bí đó đã đem đến những khoảnh khắc vĩnh cửu khi du khách được ngắm cảnh chiều tà tại đây (Ảnh: Getty Images) - binh ngam ruou.
Theo Tuấn Linh (radiovietnam.vn/CNN)
Logged
khampha66866
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #3 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2013, 01:53:57 am »

Con đường Nyhavn nằm ven kênh đào Nytory ở Copenhagen của Đan Mạch cũng là một thương cảng sầm uất từ hơn 300 năm trước, là điểm đến của giới hải hành khắp Châu Âu và thế giới. Ngày nay, cảng thị ấy vẫn nguyên vẹn sức quyến rũ, đẹp như một mảng tranh khổng lồ nhờ sự phối hợp của kiến trúc cổ và màu sắc đương đại, trở thành một điểm đến thú vị và độc đáo nhất trong số các thương cảng cổ ở Copenhagen.

Cảng của các nhà buôn – chính là dịch nghĩa từ Copenhagen – thủ đô của Đan Mạch, một đô thị ven biển hình thành từ 1167. Và trong số tất cả các “cảng của các nhà buôn”, Nyhavn – nghĩa là “cảng mới” (new harbour), được chú ý nhiều nhất từ ngay khi vua Frederik V cho xây dựng kênh đào Nytory (1670 – 1673) để hình thành nên Nyhavn. Có nhiều lý do khiến Nyhavn nổi tiếng, về mặt giao thông nó là kênh đào nối từ biển đến quảng trường nhà vua (Kongens Nytorv), về mặt lịch sử nó do những tù nhân trong chiến tranh với nước láng giềng Thuỵ Điển (1658 – 1660) đào nên, về mặt văn hoá nó gắn liền với tên tuổi của đại văn hào Hans Christian Andersen – cha đẻ của “chú lính chì dũng cảm”, “nàng tiên cá”, “ngôi nhà cổ”, “cô bé bán diêm”… từng có trên 20 năm sống ở Nyhavn, và Nyhavn cũng là con đường chơi bời khét tiếng nhất Đan Mạch của giới thuỷ thủ sau những hải trình dài lênh đênh. Tất cả những lý do ấy là của ngày xưa, còn bây giờ, chính vẻ đẹp kiến trúc của con phố này mới là sức hấp dẫn khách du lịch tìm đến Nyhavn.
Các lớp sơn khác nhau đã đem lại cho kiến trúc nhà cổ ở Nyhavn một diện mạo mới
Dọc đường di sản

Ở Copenhagen có hai địa điểm du lịch nổi tiếng nhất, nếu công viên Tivoli được nghĩ đến ngay đầu tiên, thì vị trí thứ hai sẽ dành ngay cho con đường Nyhavn, bởi vì sao? Vì nó được mệnh danh là con đường di sản, vì nó quá đẹp, đẹp từ kiến trúc nằm đôi bờ kênh, đẹp từ những con tàu cổ đang neo đậu, đẹp từ hằng hà sa số những quán bar, quán rượu, nhà hàng, quán càphê trải dài suốt con đường. Chỉ có điều, những trải nghiệm ở Nyhavn thì không bao giờ được đóng dấu độc nhất vô nhị, bởi mỗi ngày, con đường này đón cả ngàn khách du lịch từ khắp thế giới.

Dài chưa đến 500m, nhưng có quá nhiều thứ để miêu tả về Nyhavn. Bờ bắc của kênh đào là các ngôi nhà đủ màu sắc sặc sỡ nằm liền kề nhau, khoác lên mình tấm áo sắc màu đương đại, gây chú ý mạnh và rất… ăn ảnh như vàng, xanh, đào, nâu, hồng phấn, tương phản với vẻ đẹp ấy là những con tàu gỗ cổ xưa đang neo đậu dưới bến nước, tạo cảm giác như đi ngược thời gian trở về thời kỳ hàng hải nhộn nhịp tàu buôn ra vào cảng Nyhavn những năm 1780 – 1810. Bờ nam của kênh đào là những dinh thự khổng lồ, được mệnh danh là nơi cư ngụ của người giàu có như dinh thự Charlottenborg, các căn hộ cao cấp, với vẻ ngoài im lìm nhuốm một màu cổ kính với thời gian.

Nhìn vào chi tiết hơn, các kiến trúc ở Nyhavn hầu hết được xây dựng từ thế kỷ 18 – 19, cổ nhất là nhà số 9 đang giữ ngôi vị là nhà cao tuổi nhất, xây dựng từ năm 1681. Nhưng nổi tiếng và gây chú ý hơn cả là những ngôi nhà mà đại văn hào Hans Christian Andersen từng cư ngụ. Lịch sử con đường ghi lại rằng, từ 1834 – 1838, Andersen sống ở nhà số 20, từ 1845 – 1864, ông sống ở nhà 67, và ngôi nhà 18 được Andersen sống từ 1871 đến cuối đời (1875).

Đi dọc theo Nyhavn từ hướng biển vào đất liền, cuối đường sẽ thấy ngay một mỏ neo lớn, đấy chính là đài tưởng niệm mỏ neo (Mindeankeret), nhằm tưởng nhớ công lao của những lính chiến hải quân và không quân Đan Mạch hy sinh trong chiến tranh thế giới II, và cũng là điểm kết thúc những nét đẹp từ kiến trúc và màu sắc từ các ngôi nhà trên con phố Nyhavn.
Nyhavn được mệnh danh là con đường quán xá dài nhất Bắc Âu
Vô tư ở Nyhavn

Ở Đan Mạch, nếu con đường nào được chụp hình nhiều nhất, in trên các tấm bưu thiếp nhiều nhất, và gợi nhớ khách du lịch nhiều nhất, câu trả lời chính là Nyhavn – con đường mệnh danh là có nhiều quán bar nhất ở vùng Bắc Âu. Dân du lịch đến Copenhagen hay bông đùa, nếu ở xứ này bạn bè đi cùng mà lạc nhau, nơi nên nghĩ đến chính là con đường Nyhavn, bởi kiểu gì mọi người rồi cũng sẽ hội tụ về Nyhavn bởi vẻ đẹp và những sức quyến rũ đầy hấp dẫn vốn có của nó.

Người Đan Mạch có từ hygge – nghĩa đại ý là thư giãn và rũ bỏ mọi phiền muộn trong cuộc sống, ngắn gọn hơn có thể hiểu nôm na là “vô tư đi”, và nếu đến Nyhavn, muốn vô tư nhất thì cứ ghé vào không gian một quán bia gọi một ly bia tươi tại những điểm nên đến như nhà số 17 (Tattoo shop), hoặc toà nhà đỏ (Red building) số 20, nơi văn hào Andersen từng cư ngụ và viết những tác phẩm nổi tiếng.

Nếu binh ngam ruou chỉ nói về bia, Nyhavn đủ những thứ từ tên gọi quen thuộc như Carlsberg, Guld, Kilkenny, Guinness, đến Jacobsen Brown Ale, Tuborg, Somersby, Staropramen, cả những loại bia lạ lẫm như Leffe Brune, Hoegaarden… đều có đủ, nhưng điểm gây ấn tượng mạnh hơn chính là không gian nội thất của các quán xá. Vẻ ngoài kiến trúc các quán bia rượu trông long lanh với manh áo màu sắc, còn bên trong lại rất đầm ấm, với lối trang trí cổ điển, tông màu trầm, rất quý phái, hình thành một đặc sản tại Nyhavn

Với vị trí toạ lạc ở khoảng giữa của bờ bắc, quán bia số 17 là điểm đến quen thuộc mà ông bạn Toby tôi quen ở Đan Mạch giới thiệu nên đến, chẳng phải vì đấy là nơi hẹn hò của Toby với bạn gái ngày xưa, mà bởi không gian nội thất của số 17 cực đẹp và sang trọng, lại có vị trí sắp đặt ghế ngồi cao hơn mặt đường, nên từ không gian quán có thể nhìn ra dòng kênh ngắm dòng người qua lại và những chiếc thuyền gỗ cổ xưa đang neo đậu bên bến.

Bất kể mùa nào trong năm, dù ngày nắng hay mưa, khô hanh hay gió tuyết, Nyhavn vẫn giữ một nét đẹp quyến rũ. Cũng là những khối nhà liên kế, với kiến trúc cổ từ thế kỷ 17 – 18, nhưng với vài nét chấm phá với lớp sơn của phần mặt tiền, đã thay đổi toàn diện gương mặt của Nyhavn, kết hợp cùng cổ xưa của bến thuyền, sự đầm ấm trong từng không gian quán xá, đã biến Nyhavn trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn và kỳ thú nhất ở thủ đô Copenhagen - binh ngam ruou.
Những con thuyền gỗ cổ xưa là một vẻ đẹp độc đáo khác ở bờ nam Nyhavn. Sự tương phản giữa cổ kính và hiện đại, màu sắc và kiến trúc ở Nyhavn
Mỗi không gian ngoại thất của các quán ở Nyhavn là một sự sắp đặt đẹp mắt  - binh ngam ruou
Theo Nguyễn Đình (Sài Gòn tiếp thị)
Logged
khampha66866
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #4 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2013, 12:15:18 am »

Những ngôi nhà nhỏ nằm trên thảo nguyên xanh ngát đến tận chân trời, những cánh đồng hoa dại đủ màu sắc trải dài qua các đồi cỏ dệt nên bức tranh tuyệt đẹp trên con đường tơ lụa từ Osh lên Bishkes của Kyrgyzstan.

Cứ đủ bốn người là taxi rời Osh để đến Bishkes. Tôi trở thành người Việt Nam “trầm lặng” trong những ngày ở Kyrgyzstan bởi cái vốn tiếng Nga từ thời xa xưa chẳng nhớ nổi một câu. Tôi chỉ biết lấy giấy vẽ và dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn đạt những gì mình muốn nói. Cũng rất may, hồi lâu có người hiểu ra!

Osh – thành phố của vị trà đen

Osh là thành phố lớn thứ nhì của Kyrgyzstan, nằm trong thung lũng Ferghana màu mỡ. Ẩn thoáng trong những hàng cây phủ xanh các con phố là những chung cư được xây cất theo kiến trúc Xô Viết của những năm 1980. Osh là điểm tập trung lớn trên con đường tơ lụa về phía nam của Kyrgyzstan. Ngày nay, Osh lại không nhộn nhịp như quá khứ từng có mà yên bình trên từng con phố và cũng là thành phố giàu văn hoá nhất của Kyrgyzstan, bởi nơi đây từng là kinh đô của vương triều Kurmanjan Datka hùng mạnh.
Cung đường tơ lụa Osh-Bishkes ngày nay
Người Osh ung dung nhàn nhã. Buổi sáng với một bát súp sườn trừu nấu khoai tây và xé nhỏ ổ bánh mì tròn bỏ vào súp, người ta vừa ăn vừa chuyện trò rôm rả. Trà đen là nước uống “tinh thần” không thể thiếu của người Osh. Được nhập từ Ấn Độ, khi pha ra nước có màu vàng đậm pha lẫn chút sắc đen nên người Osh hay gọi là trà đen. Khi uống, người Osh sử dụng bát nhỏ bằng bát ăn cơm, thêm chút đường vào trà nóng, uống trước và sau các bữa ăn chính. Đôi khi, bát nước trà đen được sử dụng như là bát súp trong các bữa ăn. Xé nhỏ bánh mì và chấm vào trà là thói quen của người Osh. Trà có hương thơm nhẹ, một chút vị nhẩn trên đầu lưỡi và vị ngọt. Cùng với hương thơm của bánh mì, chúng hoà quyện làm cho hương vị lạ lẫm khó quên.

Bàn ăn trong các quán ăn  binh ngam ruou ở Osh trông giống như một giường ngủ nhỏ. Những tấm thảm đầy màu sắc văn hoá Trung Á được lót trên giường. Bàn để thức ăn nhô cao ở giữa và cứ bốn người ngồi xếp bằng vào một bàn. Bánh mì là lương thực chính của người Osh, trên bàn ăn, rổ bánh mì tròn luôn đập vào mắt tôi. Người Osh lại không vuốt mặt bằng hai tay từ trán xuống đến miệng sau bữa ăn như là sự tạ ơn Thánh Allah đã cho họ một bữa ăn như người ở phương Bắc.

Cung đường tơ lụa ngày nay ở Kyrgyzstan

Osh đang những ngày mùa xuân nắng ấm. Những hình ảnh ghi lại cũng không nói lên hết được vẻ đẹp của cung đường tơ lụa ngày nay. Từ những đồi cỏ xanh biếc phủ lấm tấm hoa dại đủ sắc màu, cho đến những dòng suối xanh màu ngọc bích róc rách chảy qua những ngọn núi phủ đầy tuyết trắng; rồi những cây hoa mơ, hoa mận nở trắng xoá một góc trời… Vì phải chạy đúng tài cho kịp chuyến tiếp theo, anh Azamat không thể dành nhiều thời gian  binh ngam ruou ghé nhiều nơi cho tôi ghi hình ảnh. Thôi thì, cứ xếp những góc tuyệt đẹp của thiên nhiên qua ô cửa xe vào trong ký ức.
Hoa puppy dại nở rộ thành từng vạt trên cung đường tơ lụa mùa xuân
Không còn đoàn người với ngựa hay lạc đà rong ruổi cùng túi hàng gồ ghề trên lưng, con đường tơ lụa ngày nay là mạch huyết quản nối liền hai thành phố lớn nhất bằng những chú ngựa sắt. Cũng không còn hình ảnh đoàn người lặn ngụp giữa các ngõ hẹp trong lòng núi đá hay vượt đèo dốc qua những ngọn núi cao, chỉ còn lại những con đường phẳng lỳ, đồi dốc quanh co liên tục cùng những hầm chui qua núi. Cũng giống như ngày xưa, con đường tơ lụa ngày nay binh ngam ruou chỉ được sử dụng từ mùa xuân cho đến giữa mùa thu, bởi tuyết đã đóng phủ tất cả các con đường vào mùa đông.

Cũng không còn hình ảnh của đoàn người nộp mãi lộ khi qua vùng đất mới, mà thay vào đó là những anh công an liên tục xét xe và bắn tốc độ trên đường. Chỉ còn lại hình ảnh của những em bé địa phương vẫy tay chào bán các loại rau củ được trồng từ các trang trại gần đó cho những đoàn xe lướt qua, như tái hiện hình ảnh đoàn người trao đổi mua bán “đặc sản” với người địa phương trong quá khứ. Con đường tơ lụa mãi mãi sẽ là ký ức.

Quá khứ là nền tảng cho tương lai và mọi thứ đều thay đổi theo thời gian. Chỉ mười tiếng trên một trong những cung đường tơ lụa huyền thoại, trong tôi có nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.
Theo Nguyễn Chí Linh (Sài Gòn tiếp thị)
Logged
khampha66866
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #5 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2013, 11:50:50 pm »

Với kiến trúc tuyệt đẹp, những pho tượng Phật ngọc, Phật vàng khổng lồ, Wat Arun , Wat Pho, Wat Phra Kaew , Wat Mahathat… là những ngôi chùa bạn không nên bỏ qua khi đến Bangkok.

Wat Arun
Wat Arun có tên tiếng Việt Chùa Bình Minh nằm trên bờ tây sông Chao Phraya, Thonburi, là một trong những biểu tượng du lịch của Bangkok với kiến trúc Thái Lan đậm nét. Chùa được xây bằng gạch và được phủ bên ngoài bằng sứ Trung Quốc nhiều màu sắc.

Đặc biệt, khi đứng tại ban công cao nhất của chùa, bạn có thể nhìn thấy toàn cảnh sông Chao Phraya và Bangkok từ cầu Rama I đến Hoàng cung.

Mở cửa hàng ngày: 8h30 - 17h00; vé vào cổng: 50baht.

Wat Phra Kaew
Pho tượng Phật ngọc lục bảo nổi tiếng của chùa và của Thái Lan
Wat Phra Kaew hay chùa Phật Ngọc được xem là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất ở Thái Lan. Chùa tọa lạc bên trong khuôn viên của Đại Cung và là nơi tổ chức những buổi lễ quan trọng của quốc gia.

Ngoài vị trí đắc địa, kiến trúc tuyệt đẹp, chùa ghi dấu với pho tượng Phật ngọc lục bảo, một trong những biểu tượng thiêng liêng nhất của Thái Lan.

Mở cửa hàng ngày 8h30 - 15h30; vé vào cổng: 30 baht.

Wat Pho
Toàn bộ thân tượng được phủ vàng và chân là 108 cảnh điềm lành theo phong cát Trung Hoa và Ấn Độ
Với diện tích 80.000m2, Wat Pho là ngôi chùa lớn nhất Bangkok. Chùa sở hữu hơn một ngàn ảnh Phật, cùng bức tượng Đức Phật ngồi tựa dài 46m và cao 15m. Toàn thân tượng được bọc vàng và ngọc mẫu trên mắt. Đặc biêt, trên bàn chân tượng trang trí 108 cảnh điềm lành theo phong các Trung Hoa và Ấn Độ.

Trong khuôn viên của chùa có một trường dạy massage chuyên cung cấp nhân viên massage cho cả nước, vì thế sau khi dạo một vòng chùa, bạn đừng quên thư giãn với một suất massage Thái - binh ngam ruou

Giờ mở cửa: 08h00 - 17h00; vé vào cổng: 50 baht.

Wat Benchamabophit Dusitvanaram
Bộ sưu tập tượng Phật bằng đồng ấn tượng của chùa
Wat Benchamabophit Dusitvanaram có tên tiếng Việt là Chùa Cẩm Thạch, tọa lạc ở quận Dusit của Bangkok. Khác với những ngôi chùa mang đậm kiến trúc Thái Lan khác, chùa Cẩm Thạch có sự pha trộn của kiến trúc giáo hội châu Âu với những cửa sổ lắp kính màu.

Điểm nhấn thu hút du khách của chùa là bộ sưu tập đặc biệt các tượng Phật bằng đồng - binh ngam ruou

Giờ mở cửa: 8h30 - 17h30.

Wat Mahathat
Khuôn mặt Phật hiện ra giữa rễ cây
Wat Mahathat là một trong sáu ngôi chùa thuộc hoàng gia Thái được xây dựng vào thời Ayutthaya. Khi Bangkok trở thành Thủ đô, Mahathat được sử dụng như là một ngôi đền cho các nghi lễ Hoàng gia.

Điều thú vị nhất khi tới Wat Mahathat là ở đó có một đầu tượng Phật với khuôn mặt đẹp hiện ra trong chùm rễ cây ôm trọn, tạo thành một bức tranh sống động và lạ kỳ - binh ngam ruou

Giờ mở cửa: 9h - 17h.

Wat Saket
Wat Saket có tên đầy đủ là Wat Saket Ratcha Wora Maha Wihan, tên tiếng Việt là chùa Núi Vàng. Tên gọi này xuất phát từ chóp đỉnh màu vàng với một Bảo tháp bóng vàng cao 58m là nơi cất giữ xá lợi Phật.

Chùa được xây dựng bởi vua Rama I. Vào cuối thế kỷ thứ 18, ngôi chùa dùng làm nơi để hỏa táng của Thủ đô. Trong 100 năm sau, ngôi chùa trở thành nơi dung chứa 60.000 nạn nhân bị bịnh dịch hạch.

Giờ mở cửa: 9h – 17h; Miễn phí vé vào cổng.

Wat Traimit
Wat Traimit, tên tiếng Việt là Chùa Phật Vàng. Wat Traimit còn nổi tiếng với pho tượng Phật bằng vàng nguyên khối lớn nhất và đẹp nhất thế giới. Tượng Phật bằng vàng khổng lồ này cao 3 thước và nặng 5.5 tấn.

Thời điểm lý tưởng nhất để du khách đến tham quan chùa là vào sáng sớm. Chùa Phật Vàng là một trong số ít ngôi chùa ở Bangkok cho phép du khách được đến gần một kiệt tác Phật quan trọng này.

Giờ mở cửa: 9h – 17h; Vé vào cửa: 40 baht.
Theo An Huỳnh (infonet.vn)
Logged
khampha66866
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #6 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2013, 11:48:46 am »

Bạn từng yêu thích bộ phim hoạt hình “Madagascar” với những con thú vui nhộn? Đừng bỏ lỡ chuyến du lịch bằng hình ảnh tới đất nước xinh đẹp Madagascar ẩn chứa nhiều điều thú vị...
90% thực vật và động vật sinh sống và phát triển trên đảo Madagascar không thể tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác. Có tới hơn 70 loài vượn cáo bao gồm cả loài Sifaka gần như đã tuyệt chủng sống tại đây. Chính phủ đã dành tới hơn 3,7 triệu hecta đất cho việc bảo tồn các loài này (Ảnh: Hermann Erber/Photo Library)
Người phụ nữ bán chuối và bánh mỳ ở vùng cao nguyên trung tâm Malagasy Vendor (Ảnh: Giuseppe Fallica, My Shot)
Loài cây Baobab có cành nhánh thưa thớt với phần ngọn trông giống bộ rễ có biệt danh là “cây lộn ngược”. Những “cỗ máy khổng lồ” thân trơn này có thể đạt chiều cao tới 24 mét và đường kính lên tới 3 mét. Những con đường cây Baobab tại khu vực Menabe ở Madagascar là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất của hòn đảo (Ảnh: Jeremy Horner/Getty Images)
Màu đỏ rực rỡ của chim Fody ở Madagascar xuất hiện ở tất cả mọi nơi trên đất nước này. Tuy có ngoại hình rất đáng yêu nhưng loài chim Fody khá phàm ăn và thường phá hoại mùa màng. Vì đó, những người nông dân trồng lúa ở Madagascar rất khó chịu và thường cố gắng tìm cách xua đuổi, tiêu diệt loài chim này (Ảnh: Zoltan Kovacs, My Shot)
Đảo Nosy Be: Nosy Be theo tiếng Malagasy có nghĩa “Đảo Lớn” là hòn đảo lớn nhất Madagascar. Hòn đảo nằm cách ngoài khơi đất nước này khoảng 8 km về phía Tây Bắc với nhiều rừng rậm, núi lửa và các rặng san hô rực rỡ với mặt nước biển màu xanh ngọc lấp lánh. Đỏa Nosy Be là điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Madagascar (Ảnh: Giuseppe Fallica, My Shot)
Khách du lịch nổi tiếng người Ireland – Dervla Murphy đã từng nói: “Ngoài những người Tây Tạng, tôi chưa bao giờ gặp những người bản địa nào đáng mến như người Malagasy”. Cô bé trong hình đang vui vẻ đi cùng gia đình ở St. Luce – một làng đánh cá ở phía Đông Nam Madagascar (Ảnh: Angie Rowe, My Shot)
Sự nhộn nhịp của khu chợ bận rộn ở Antananarivo – thủ đô Madagascar không ngăn một em bé Malagasy khỏi giấc ngủ trưa yên lành. Antananarivo có nghĩa là "Thành phố của ngàn chiến binh" trong tiếng Malagasy, là nơi sinh sống của gần hai triệu chiến binh/20 triệu dân của Madagascar (Ảnh: Peter Velter, My Shot)
Những tảng đá cắt lát nằm trên sa mạc phía Nam của Madagascar. Tại miền Bắc thì có rừng mưa nhiết đới và trung tâm của đất nước là cao nguyên (Ảnh: Giuseppe Fallica, My Shot)
Tắc kè hoa: Gần 103 loài tắc kè trên thế giới được tìm thấy sinh sống và phát triển ở Madagascar. Những loài bò sát độc đáo này có đôi chân gọng kìm, 2 mắt có khả năng quan sát độc lập và chiếc lưỡi dài linh hoạt . Ngoài ra, chúng còn có thể thay đổi màu sắc cơ thế để đáp ứng như cầu ngụy trang (Ảnh: Giovanni Bludzin, My Shot)
Loài tắc kè đuôi lá (hay còn gọi là tắc kè tàng hình) là loài sinh vật sống về đêm và có khả năng ngụy trang “siêu đẳng”. Nó có thể làm mình hoàn toàn biến mất trên một thân cây chờ bóng tối và săn binh ngam ruou bắt côn trùng để ăn (Ảnh: Quinton Robinson, My Shot)
Dãy đá vôi khổng lồ Tsingy: Theo tiếng Malagasy, Tsingy có nghĩa là “Nơi không thể đi chân đất”, và chính xác nếu muốn di chuyển qua những mỏm đá này bạn cần trang bị giày và găng tay thật dày vì chúng rất sắc bén. Dãy đá này binh ngam ruou được quản lý rất chặt chẽ và chỉ những nhà khoa học mới có thể tiếp cận sâu bên trong nên rừng đá gần như vẫn được giữ nguyên trạng. (Ảnh: Stephen Alvarez/National Geographic)
Nhà thờ Ambozontany cao vượt lên thủ phủ của Fianarantsoa. Đây là thành phố nằm ở vùng cao nguyên trung tâm cách Thủ đô Antananarivo khoảng 290 km về phía Nam, là trung tâm sản xuất binh ngam ruou rượu vang và trà của Madagascar (Ảnh: Franck Guiziou/Hemis.fr/Aurora Photos)
Theo Khánh Chi (Radiovietnam.vn/National Geographic)
Logged
khampha66866
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #7 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2013, 12:53:55 pm »

Sau gần 2 thế kỷ được vua Minh Mạng ban cho, lần đầu tiên "Quả Tim Lửa" từ chùa Tam Thai (khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) hạ sơn để tham gia cuộc triển lãm "Tinh hoa cổ vật Phật giáo" do Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức nhân mùa lễ Vu Lan!

Lần đầu tiên tổ chức

Chiều 15/8, Phó Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Huỳnh Đình Quốc Thiện cho hay, trong 1 tháng kể từ ngày 16/8, tại bảo tàng này diễn ra cuộc triển lãm "Tinh hoa cổ vật Phật giáo". Triển lãm sẽ giới thiệu hơn 80 cổ vật là các tuyệt tác được chọn lọc trong hàng nghìn cổ vật đang lưu giữ tại nhiều bộ sưu tập ở các chùa và các nhà sưu tập tư nhân nổi tiếng trên địa bàn.
Phó Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Huỳnh Đình Quốc Thiện giới thiệu các cổ vật được trưng bày tại triển lãm "Tinh hoa cổ vật Phật giáo" (Ảnh: HC)
Đây cũng là lần đầu tiên cổ vật đặc trưng, có giá trị đặc sắc của di sản văn hóa Phật giáo hiện lưu giữ tại Đà Nẵng được đưa ra giới thiệu rộng rãi với công chúng trong một cuộc triển lãm chính thức nhằm tôn vinh, giữ gìn và phát huy giá trị của di sản văn hoá trên địa bàn TP. Các cổ vật đưa ra trưng bày lần này có giá trị lịch sử, khoa học và tính thẩm mỹ rất cao, gồm: tranh vẽ, tượng Phật, mộc bản kinh Phật, đồ thờ cúng, nhạc khí… có niên đại từ thế kỷ VII đến đầu thế kỷ XX.
Tượng "Phật Quan Âm thiên thủ thiên nhãn" bằng chất liệu gỗ của Việt Nam có niên đại từ thế kỷ 16 - 17 được đưa đến từ chùa Quán Thế Âm (Ngũ Hành Sơn)
Theo Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, ông Hà Phước Mai, di sản văn hoá Phật giáo chiếm vị trí quan trọng trong kho tàng di sản văn hoá độc đáo của dân tộc Việt Nam. Chính vì vậy, trong đợt đầu tiên Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhân "bảo vật quốc gia" vào tháng 10/2012, trong số 30 bảo vật quốc gia được công nhận đã có 6 bảo vật thuộc di sản văn hoá Phật giáo.
Tượng "Đức Thích Ca nhập niết bàn" bằng chất liệu gỗ có niên đại từ thế kỷ VIII của Thượng toạ Thích Huệ Vinh (chùa Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn)
Cuộc triển lãm "Tinh hoa cổ vật Phật giáo", theo ông Hà Phước Mai, nhận được sự phối hợp, giúp đỡ nhiệt tình của Ban trị sự Thành Hội Phật giáo Đà Nẵng, các vị trụ trì các chùa trên địa bàn TP và đặc biệt là các nhà sư đam mê sưu tầm cổ vật. Từ đó, Bảo tàng Đà Nẵng đã chọn lựa được nhiều hiện vật độc đáo, có giá trị nhiều mặt về văn hoá, lịch sử để đưa về trưng bày trong cuộc triển lãm này.

Nhiều cổ vật Phật giáo độc đáo và hết sức quý hiếm

Tại chùa Quán Thế Âm (Ngũ Hành Sơn), bộ sưu tập của Thượng toạ Thích Huệ Vinh đóng góp 13 hiện vật, trong đó có nhiều cổ vật độc đáo như tượng "Phật Quán Thế Âm" chất liệu đồng có niên đại từ thế kỷ 7 - 8; tượng "Đức Thích Ca nhập niết bàn" hay tác phẩm điêu khắc gỗ tinh xảo ở pho tượng "Quan Âm nghìn mắt nghìn tay". Chùa Linh Ứng giới thiệu bộ tượng "Thập Bát la Hán" bằng chất liệu đá Non Nước xưa với tay nghề điêu luyện của nghệ nhân làng đá Ngũ Hành Sơn.

"Phong phú nhất là bộ sưu tập của Thượng toạ Thích Từ Nghiêm (chùa Phổ Đà). Ngoài nhiệm vụ Phật sự, thầy đã bỏ nhiều công sức sưu tầm cổ vật, góp phần giữ gìn, tôn vinh di sản văn hoá của đất nước. Đáng trân trọng hơn nữa là thầy cũng đã phát tâm tặng nhiều cổ vật quý cho Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là lần thứ hai thầy tham gia triển lãm cổ vật ở bảo tàng chúng tôi với 14 cổ vật, hầu hết là tượng Phật, Bồ Tát điêu khắc gỗ có niên đại rất sớm và rất quý hiếm!" - ông Hà Phước Mai cho hay.
Bộ sưu tập của Thượng toạ Thích Từ Nghiêm và chùa Phổ Đà
Bên cạnh đó, chùa An Long (hay còn gọi là chùa Long Thủ, nơi có bia đá được công nhân Di sản Văn hoá quốc gia, dựng ngày 1/4 năm Thịnh Đức thứ 5, đời vua Lê Thần Tông (1657), mang ý nghĩa là chứng cứ quan trọng đối với lịch sử Đà Nẵng và là một trong những bia đá cổ nhất còn lại ở Đà Nẵng hiện nay) đưa đến cuộc triển lãm "Tinh hoa cổ vật Phật giáo" một chiếc chuông đồng lớn, có niên đại từ thế kỷ 18, trên đó chạm khắc nhiều hoạ tiết, minh văn rất có giá trị.

Và ông Hà Phước Mai hào hứng cho biết: "Độc đáo hơn nữa là một hiện vật từ Tam Thai Quốc Tự ở danh thắng Ngũ Hành Sơn. Đó là "Quả Tim Lửa" bằng đồng, quý hiếm, linh thiêng mà cách đây 178 năm, vua Minh Mạng ban cho sau khi chùa được xây dựng lại. Trên đó có thủ bút minh văn của vị vua được cho là anh minh nhất triều Nguyễn. Khi tiễn chúng tôi cung thỉnh hiện vật về bảo tàng, Thượng toạ Thích Huệ Mãn trụ trì chùa Tam Thai nói vui: "Sau gần 2 thế kỷ, đây là lần đầu tiên "Quả Tim Lửa" hạ sơn!" - nam linh chi.
Chiếc chuông đồng có niên đại từ thế kỷ 18, trên đó chạm khắc nhiều hoạ tiết, minh văn rất có giá trị được đưa đến từ chùa An Long
Chuyện về "Quả Tim Lửa"

Qua tìm hiểu thêm, chúng tôi được biết, "Quả Tim Lửa" là một phiến đồng hình chiếc lá bồ đề, chiều rộng nhất 45cm, chiều hẹp nhất 35cm, chung quanh có hình tượng tia lửa đang cháy nên được gọi là “quả tim lửa”, hiện đặt ở Nhà Tổ phía sau chánh điện chùa Tam Thai, nơi thờ cúng chư vị trụ trì của nhà chùa đã viên tịch.

Tương truyền, trong một lần thất trận, chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long sau này) chạy ra biển gặp một hòn đảo, nguyện được nước ngọt thì sẽ tạ ơn Trời Phật. Nước ngọt tuôn ra, thoát chết, mọi người tìm vào đất liền thì gặp giữa cảnh núi non u tịch một thiền sư đang thuyết giảng trong động. Chúa phát nguyện, nếu thắng Tây Sơn sẽ về lập cảnh chùa. Về sau, khi phục quốc xong, vua Gia Long mải lo việc triều chính nên di ngôn cho vua Minh Mạng lo hoàn thành đại nguyện - keo sam han quoc
Tam Thai Quốc Tự ở khu danh thắng Ngũ Hành Sơn
Năm Minh Mạng thứ sáu (1825), vua cho xây dựng lại chùa Tam Thai, cho quan dân đưa vật liệu lên xây chùa, biến cảnh hoang vu thành nơi phát triển đạo Phật. Chuyện này, dân gian còn nhắc: "Gia Long phát nguyện, Minh Mạng lập chùa". Khi hoàn nguyện, khánh thành chùa, vua Minh Mạng ban một tấm biển ghi (phiên âm theo nguyên văn Hán tự): “Ngự chế Tam Thai tự, Minh Mạng lục niên phụng tạo”. (Tạm dịch: Ngự chế chùa Tam Thai, lập năm Minh Mạng thứ sáu).

Kèm theo đó là “quả tim lửa” bằng đồng. Mặt trước ghi: “Ngã Như Lai dĩ pháp vương ngự thế, hoằng tế nhân thiên biến hiện thập phương hư không thường trú, tác thập đại công đức nhi viêm phương độc hậu yên”. (tạm dịch: Đức Như Lai của ta đã cai quản thế gian này bằng pháp môn vô thượng, rộng lòng tế độ cho trời người, thoắt ẩn thoắt hiện khắp mười phương hư không thường trú, tạo ra mười công đức lớn mà không chỉ riêng nước Nam ta chịu ân huệ sâu dày này). Mặt sau ghi: “Minh Mạng lục niên kiết nhật tạo” (tạm dịch: Làm vào ngày tốt năm Minh Mạng thứ sáu) - binh ngam ruou.
"Quả Tim Lửa" do vua Minh Mạng ban cho chùa Tam Thai lần đầu tiên hạ sơn tham gia cuộc triển lãm "Tinh hoa cổ vật Phật giáo"
Thừa khả năng xây dựng được cả một Bảo tàng Phật giáo?

Bên cạnh đó, Phó Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Huỳnh Đình Quốc Thiện còn cho biết, ngoài các cổ vật từ các chùa trên địa bàn TP thì từ Tổ Đình Phước Lâm - ngôi chùa cổ xưa nhất của Di sản Văn hoá thế giới đô thị cổ Hội An (Quảng Nam), Thượng toạ Thích Hạnh Hoa cũng hoan hỉ đóng góp cho cuộc triển lãm "Tinh hoa cổ vật Phật giáo" một tượng Phật bằng chất liệu đá được cho là có niên đại từ thế kỷ thứ 7 - 8.

Cũng ở ngôi chùa cổ này, theo ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, còn lưu giữ hàng trăm bản khắc gỗ cổ để in kinh kệ, tranh thờ cúng mà trong thời đại điện tử, tin học ngày nay hầu như không còn tìm thấy. Hơn chục bản in khắc gỗ đó cũng được chọn trưng bày tại cuộc triển lãm này - binh ngam ruou.
Theo Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Hà Phước Mai, sưu tập di sản văn hoá Phật giáo ở Đà Nẵng thừa khả năng xây dựng được cả một Bảo tàng Phật giáo độc đáo và hấp dẫn!
Tuy vậy, Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng Hà Phước Mai vẫn cảm thấy tiếc: "Vì hạn hẹp về không gian trưng bày và thời gian chuẩn bị nên chúng tôi chỉ có thể đưa về triển lãm một phần nhỏ trong các bộ sưu tập đồ sộ ở các chùa trên địa bàn TP. Trong đợt điền dã khảo sát cùng với Bảo tàng Đà Nẵng, các chuyên gia hàng đầu về di sản văn hoá ở TƯ đánh giá rằng sưu tập di sản văn hoá Phật giáo ở Đà Nẵng thừa khả năng xây dựng được cả một Bảo tàng Phật giáo độc đáo và hấp dẫn để khách thập phương chiêm ngưỡng!" - binh ngam ruou

Theo ông Hà Phước Mai, đó là việc lớn và cần thiết nhằm giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hoá, góp phần phát triển du lịch của TP Đà Nẵng. Trước mắt, Bảo tàng Đà nẵng sẽ xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo TP, mời Hội đồng thẩm định cổ vật quốc gia xét chọn một số cổ vật Phật giáo trình Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia!
Theo HẢI CHÂU (Infonet.vn)
Logged
khampha66866
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #8 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2013, 03:06:43 pm »

Gác lại công việc thường ngày, gác lại những hồ sơ và đống giấy tờ còn dang dở, tôi lại xách balo và lên đường. Chặng đường này khá xa, Quảng Trị cách Hà Nội 582 km. 12h mới đặt chân đến vùng đất của miền Trung, của ánh nắng chói chang, của những cơn gió Lào khô rát, của bầu trời trong xanh cao vời vời, và của những trái tim đã mãi mãi nằm lại nơi này.

Sau 03 ngày ngắn ngủi ở Quảng Trị, được hưởng những gì gọi là đặc sản của mảnh đất miền Trung nổi tiếng khắc nghiệt, xin đem về Hà Nội một ít nắng, một ít gió của vùng đất khói lửa một thời.
Tượng đài chính tại Nghĩa trang Đường 9. Nghĩa trang Đường 9 rộng khoảng chừng 15ha, với 10.700 mộ liệt sỹ, nằm cách thành phố Đông Hà khoảng 4km.
Hoa đại điểm xuyết trên nền trời xanh thẳm binh ngam ruou
Nghĩa trang Trường Sơn nằm trên đường mòn Hồ Chi Minh, cách Thành phố Đông Hà khoảng 13km về phía Tây Bắc, là nơi an nghỉ của 10.200 liệt sĩ.
Đường đến Địa đạo Vịnh Mốc
Thành cổ Quảng Trị - binh ngam ruou
Vĩ tuyến 17 - binh ngam ruou
Bãi biển Cửa Việt trong chiều tà
Một góc Cửa Tùng khi hoàng hôn xuống
Bình minh sau cơn mưa - sinh ly nam
Thu Trang (Khampha.vn)
Logged
khampha66866
Thành viên
*
Bài viết: 21


« Trả lời #9 vào lúc: 19 Tháng Tám, 2013, 05:07:06 pm »

Villa Epecúen là một làng du lịch nằm gần thành phố cảng Buenos Aires của Argentina. Bây giờ làng bị bỏ rơi và tàn tích được tìm thấy trên bờ biển phía đông của đầm phá Epecúen, cách thành phố Carhúe khoảng 7 km về phía bắc.

Vào cuối thế kỷ XIX, những cư dân đầu tiên bắt đầu tìm đến với Villa Epecúen và dựng lều trên bờ phía đông của đầm phá Epecúen. Từ đó Villa Epecuen được chuyển đổi từ một ngôi làng miền núi buồn tẻ, đơn độc thành một khu du lịch nhộn nhịp. Ngôi làng cũng sớm thành lập một tuyến đường sắt kết nối với bến cảng Buenos Aires, vì vậy mà du khách viếng thăm thị trấn nhiều hơn.

Khách du lịch từ khu vực Nam Mỹ và trên thế giới đã đổ xô đến với Villa Epecúen, vào những năm 1960 có 25 nghìn lượt khách viếng thăm mỗi năm. Họ đến đây để được ngâm trong mình trong làn nước muối của đầm phá Epecúen. Đầm phá này có nồng độ muối rất cao chỉ đứng thứ hai sau biển Chết và cao gấp 10 lần so với những đại dương. Sức mạnh chữa bệnh của đầm phá Epecúen là nổi tiếng trong nhiều thế kỉ qua. Người ta nói rằng đầm phá Epecúen có thể chữa bệnh trầm cảm, thấp khớp, ngoài da, thiếu máu thậm chí điều trị cả bệnh tiểu đường.
Nhưng trong khoảng thời gian này, điều kiện thời tiết trong khu vực bắt đầu thay đổi lạ thường, khiến những cơn mưa cứ trút xuống liên tiếp trên những ngọn đồi xung quanh và kéo dài trong nhiều năm liền làm cho đầm phá Epecúen bắt đầu dâng lên cao. Vào ngày 10/11/1985 khối lượng nước tích trữ quá khổng lồ đã phá vỡ con đập gần đó, kế tiếp phá vỡ các tuyến đê bảo vệ thị trấn khiến nước tràn ngập hết các tuyến phố từ 1,2m rồi dâng cao đến 10m. Vào năm 1993 thì nhấn chìm tất cả và thị trấn đã hoàn toàn bị bỏ rơi. Hơn 1.500 cư dân phải sơ tán đến những vùng khác trên khắp đất nước Argentina để sinh sống. Từ một khu đô thị sầm uất biến thành một bãi tha hoang từ đó.

Vào thời điểm xảy ra thảm họa, có tới 280 doanh nghiệp trong thị trấn Villa Epecúen bao gồm nhà nghỉ, khách sạn, và mỗi doanh nghiệp như vậy có đến 25.000 du khách viếng thăm đều đặn từ tháng 11 đến tháng 3 kể từ những năm 1950 đến những năm 1970.

Mãi cho đến năm 2009, thời tiết ẩm ướt đảo ngược và nước bắt đầu rút, ngôi làng du lịch Villa Epecuen mới tái xuất hiện sau 25 năm bị nhấn chìm trong biển nước mênh mông. Không bị phá hủy hoàn toàn, ngôi làng du lịch vẫn còn lại nhiều dấu tích của những tòa nhà, những con phố và những hàng cây bị lột trần khi ngập nước. Trông vào hàng cây giống bị đốt cháy hơn là bị chết chìm, vì bộ rễ khô nhô ra và thắt nút trồi lên mặt đất mà đặt biệt là vẫn còn giữ nguyên vị trí không bị xê dịch. Thêm vào đó là rải rác trên những con đường vẫn còn lại dấu tích vật dụng của khách du lịch bỏ lại như những cái chai cô ca cô la, ly, đĩa và cả những biển báo trên đường. Nhìn vào tàn tích không thấy dấu hiệu gì của sự cuốn trôi.

Tuy cơn đại hồng thủy đã đi qua, nhưng không ai dám quay trở lại thị trấn, ngoại trừ ông Pablo Novak, 81 tuổi hiện là cư dân duy nhất của Villa Epecúen. Vào năm 2011 nhiếp ảnh gia AFP Juan Mabromata đến thăm tàn tích Villa Epecuen, gặp gỡ cư dân duy nhất của thị trấn và đã chụp lại những bức ảnh hiện tại của ngôi làng du lịch.
Cư dân duy nhất của thị trấn Ville Epecúen quay trở về sau 25 năm
Ngày nay,binh ngam ruou không có nhiều người dân ở thành phố cảng Buenos Aires biết về ngôi làng du lịch Villa Epecúen, mặc dù hình ảnh về thị trấn vẫn được sử dụng trong một vài video âm nhạc và xuất hiện thường xuyên trên các trang tin tức. Thị trấn hoang tàn sau khi bị nhấm chìm trong biển nước giờ hiện ra vẫn đẹp nhưng có một điều gì đó đáng sợ bởi sự hoang vắng không người ở đã khiến cho nhiều vien linh chi người ngại viếng thăm.

Những bộ lạc từng sống trong khu vực đầm phá trước đây cũng có một truyền thuyết ám ảnh về đầm phá, phù hợp với hiện trạng đáng buồn mà ngôi làng du lịch đã hứng chịu. Họ kể rằng tên hồ xuất phát từ một đứa trẻ mồ côi được cứu thoát từ một đám cháy rừng và được gọi tên là “Epecúen” có nghĩa là “gần như bị cháy”. Sau này lớn lên cậu bé trở thành một chiến binh hung tàn. Một ngày kia cậu ta bắt cóc con gái của tộc trưởng đối địch với mình. Tên cô gái là Tripantu có nghĩa là “mùa xuân”. Sau đó cô gái và Epecúen yêu nhau, nhưng chỉ được một thời gian ngắn thì Epecúen tiếp tục bắt cóc một cô gái khác và cũng nảy sinh tình cảm với cô gái này mà anh ta phản bội tình yêu của Tripantu, khiến cô đau lòng và khóc rất nhiều, nước mắt của cô đã tạo thành một hồ muối khổng lồ đã khiến chobinh ngam ruou Epecúen và cô người yêu mới chết đuối. Theo truyền thuyết thì đây là nguồn gốc của đầm phá Epecúen.

Những bức ảnh về tàn tích Villa Epecúen được nhiếp ảnh gia AFP Juan Mabromata chụp vào năm 2011:
Người đàn ông đang so sánh bức ảnh về thị trấn được chụp năm 1970 với quang cảnh hiện tại của thị trấn binh ngam ruou .
Theo Tuệ Tâm (Infonet.vn)
Logged
Trang: 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM