Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:13:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân  (Đọc 49260 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #20 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:37:45 am »

61. ĐỘI 5 BIỆT ĐỘNG
NỘI THÀNH SÀI GÒN


Từ một tổ trinh sát quân báo có 2 người đã tích cực xây dựng cơ sở, phát triển thành đội biệt động gồm 21 người. Đội 5 biệt động là đơn vị chiến đấu giỏi, hiệu suất cao, luôn đảm nhiệm những trận đánh vào cơ quan đầu não cả Mỹ lẫn ngụy như tòa đại sứ Mỹ, dinh “Độc lập”, tổng nha cảnh sát, khách sạn Mê-trô-pôn, v.v... diệt nhiều sinh lực quan trọng của địch, có tiếng vang lớn trong nước và ngoài nước.
Hơn 4 năm hoạt động, đội đã xây dựng được nhiều cơ sở, giết và làm bị thương 1.153 tên địch (có 650 Mỹ, chư hầu) hầu hết là sĩ quan, giặc lái máy bay, nhân viên kỹ thuật và bọn ác ôn. .

Xây dựng đội vững mạnh toàn diện, dũng cảm, trung kiên, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Đội đã được tặng thưởng 9 Huân chương các loại.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đội 5 biệt động nội thành Sài Gòn được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miển Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





62. ĐỘI 1 ĐẶC CÔNG
ĐOÀN 126 BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN


Đội 1 hoạt động ở Cửa Việt, Đông Hà từ tháng 12 năm 1966 đến năm 1969. Tuy có rất nhiều khó khăn, địch ra sức lùng sục, càn quét, nhưng cán bộ, chiến sĩ trong đội đã quyết tâm, bám đất bám dân xây dựng được cơ sở để nắm tình hình địch.

Trong nhiệm vụ đánh tàu, mặc dù địch canh gác nghiêm ngặt: rải mìn ở hai mép nước dọc sông, tàu tuần tiễu thường xuyên đi lại, đèn pha chiếu sáng và ném lựu đạn, bắn tiểu liên xuống nước... đội vẫn ra vào bến hàng trăm lấn để điểu tra nắm địch. Từ tháng 4 năm 1967 đến tháng 9 năm 1968, đội đã đánh chìm, đánh hỏng 39 chiếc tầu, (gồm 7 tàu LST loại trọng tải 5.000 tấn, 20 tấu LCU trọng tải từ 370 đến 400 tấn, 7 tàu LCK trọng tải 70 tấn, 1 tầu cuốc, 1 tầu LĐO trọng tải 1.500 tấn, 3 tầu tuấn tiễu, đánh bị thương 2 chiếc khác, diệt hàng trăm tên Mỹ trên tàu, phá hủy hàng vạn tấn vũ khí, lương thực.

Đội đã được tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đội 1 đặc công được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





63. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ TRIỆU ÁI
HUYỆN TRIỆU PHONG, TỈNH QUẢNG TRỊ


Xã Triệu Ái nằm giữa Đông Hà và thị xã Quảng Trị, trong xã có sân bay Ái Tử. Địch ra sức càn quét, khủng bố. Toàn xã đã dũng cảm bám đất, giữ vững cơ sở, liên tục tấn công địch bằng quân sự, chính trị, binh vận, giành quyền làm chủ, đưa phong trào quần chúng lên mạnh.
Từ năm 1966 đến năm 1968, dân quân du kích xã Triệu Ái đã đánh 223 trận, diệt 721 tên địch (có 211 Mỹ), phá hủy 9 xe quân sự, thu 6 súng.

Nhân dân xã đã hơn 500 lần đấu tranh tháng lợi chống địch triệt phá làng mạc, giết người, cướp của, dồn đân...

Toàn xã đã bổ sung cho quân đội hàng trăm thanh niên.

Ngày 20 tháng 12 nảm 1969. xã Triệu Ái, đươc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #21 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:39:55 am »

64. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ HẢI THƯỢNG
HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ


Xã Hải Thượng nằm sát thị xã Quảng Trị và căn cứ La Vang, là một trong những trọng điểm bình định của địch. Chúng tăng cường đóng chốt, đánh phá ác liệt, tàn sát rất dã man.

Toàn xã đã dũng cảm bám đất, liên tục tấn công địch về quân sự, chính trị và binh vận. Từ cụ già đến thiếu nhi đều tham gia canh gác và điều tra nắm tình hình địch, sáng tạo nhiều cách đánh linh hoạt.

Trong năm 1968, dân quân du kích đã đánh 90 trận, diệt 215 tên địch (có 27 Mỹ), 15 ác ôn, làm bị thương 21 tên khác, phá hủy 8 xe quân sự (có 2 xe M.113) và 102 ống dẫn dầu.

Nhân dân xã Hải Thượng đã 60 lần đấu tranh chính trị với địch. Có lần vận động được cả lính ngụy tham gia đưa phong trào quần chúng nổi dậy đều khắp, mạnh mẽ. Toàn xã đã bổ sung cho quân đội hàng trăm thanh niên, huy động hàng nghìn ngày công phục vụ chiến đấu, đóng góp hàng trăm tấn gạo, hàng chục vạn đổng cho cách mạng, và đã hết lòng bảo vệ và nuôi dưỡng thương binh.

Xã Hải Thượng là lá cờ đầu của tỉnh Quảng Trị.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, xã Hải Thượng được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





65. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ MỸ THỦY
HUYỆN HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN


Xã Mỹ Thủy nằm bên đường số 1 sát căn cứ Phú Bài. Trong xã có 2 vị trí và có từ 2 đến 7 đoàn bình định, chúng thường xuyên khủng bố, tàn sát nhân dân. Toàn xã đã dũng cảm bám đất, bám dân, liên tục tấn công địch bằng quân sự, chính trị, binh vận. Đánh địch cả ngày lẫn đêm, đánh ở trong xã, ở trước đồn địch, trên đường vào thành phố Huế... Tổng cộng từ 1964 đến năm 1969 dân quân du kích đã đánh 1189 trận, diệt 2555 tên (có 1413 Mỹ, nhiều tên ác ôn), phá hủy 76 xe các loại, 3.000 ống dẫn dầu. Riêng năm 1968, dân quân du kích xã Mỹ Thủy đánh 465 trận, diệt 1.260 tên (có 1.060 Mỹ, 50 tên ác ôn), phá hủy 28 xe quân sự, 1.350 ống dẫn dầu, thu 2.800 quả lựu đạn.
Xã Mỹ Thủy đã phát động được phong trào toàn dân đánh giặc, đẩy mạnh diệt trừ ác ôn, chống phòng vệ dân sự, chống lập ngụy quyền.

Toàn xã đã bổ sung cho quân giải phóng 455 ngưòi. Huy động 12.500 ngày công phục vụ chiến đấu.

Xã là bàn đạp vững chắc cho các lực lượng vũ trang vào hoạt động ở Huế.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, xã Mỹ Thủy được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





66. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ PHÚ THẠNH
HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN


Từ tháng 5 năm 1968 đến cuối năm 1969 địch đã hàng trăm lần càn quét xã Phú Thạnh. Có lần chúng huy động hàng trung đoàn đánh phá rất ác liệt vào xã. Toàn xã đã dũng cảm bám đất, giữ vững cơ sở, liên tục tấn công địch bằng quân sự, chính trị, binh vận. Từ cụ già đến thiếu nhi đều tham gia đánh địch. Địch vào bao nhiêu cũng đánh, có vũ khí gì sử dụng vũ khí đó. Riêng lực lượng dân quân du kích đã đánh 722 trận, diệt 1038 tên (có 345 Mỹ) trong đó có 488 tên chết vì chông, mìn tự tạo, bắn rơi 3 máy bay, bắn chìm 2 thuyền chiến đấu, phá hủy 6 xe quân sự (có 4 xe M.113), bắt sống 4 tên ngụy.

Toàn xã đã bổ sung hàng trăm thanh niên cho quân đội. Nhân dân tích cực đào hầm bí mật cất giấu thương binh, đóng góp gạo, trâu bò, lợn gà nuôi bộ đội. Có tháng nuôi 300 thương binh trong xã.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, xã Phú Thạnh được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #22 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:41:32 am »

67. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ SƠN MỸ
HUYỆN SƠN TỊNH, TỈNH QUẢNG NGÃI


Xã Sơn Mỹ có 8.400 dân, bị địch khủng bố tàn sát ác liệt. 2 năm 1967, 1968 trong xã có 4.500 người dân bị bắt, 825 người bị giặc Mỹ tàn sát.

Dân quân du kích xã có 60 người, đã liên tục đánh địch bằng quân sự, chính trị, binh vận, vận dụng nhiều cách đánh linh hoạt: tập kích, phục kích, chống càn...

Từ năm 1967 đến tháng 6 năm 1969, dân quân du kích đã đánh 93 trận, diệt 1498 địch (có 198 Mỹ, 12 Nam Triêu Tiên) trong đó có 4 đại úy, 12 trung úy; bắn rơi 4 máy bay lên thẳng, phá hủy 6 xe M.113, 3 tàu xuồng chiến đấu, thu 48 súng. Hỗ trợ tốt cho phong trào đấu tranh của địa phương.

Toàn xã đã bổ sung cho quân đội 178 người.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Dân quân du kích xã Sơn Mỹ được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





68. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ PHƯỚC TRUNG
HUYỆN BẮC ÁI. TỈNH NINH THUẬN


Xã Phước Trung thuộc vùng rừng núi Bắc Ái đã được giải phóng, nằm đối diện sân bay Thành Sơn. Từ năm 1965 đến cuối năm 1969, địch thường xuyên càn quét, đánh phá rất ác liệt vào xã.

Dân quân du kích đã bám đất bám dân, liên tục chiến đấu, kết hợp chặt chẽ tiến công quân sự, chính trị, binh vận, lập vành đai diệt Mỹ xung quanh sân bay Thành Sơn, diệt nhiều quân địch, bắn rơi nhiều máy bay. Từ năm 1967 đến tháng 3 năm 1969, dân quân du kích đã đánh 215 trận (có 77 trận chống càn) diệt 276 tên địch, bắn rơi 34 máy bay các loại (có 5 phản lực).

Trong xã đã phát động được phong trào toàn dân đánh giặc, có 33% dân số vào dân quân du kích. Năm 1968, xã xây dựng được một tuyến chông dài 3km, rộng 2km, đào hàng trăm hầm bắn máy bay, huy động 20% dân số phục vụ chiến đấu.

Dân quân du kích xã đã lập thành tích xuất sắc về mọi mặt, tạo điều kiện tốt cho chủ lực đánh sân bay Thành Sơn.

Dân quân du kích xã là ngọn cờ đầu về phong trào du kích chiến tranh trong toàn khu, đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Dân quân du kích xã Phước Trung được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





69. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ HÒA HẢI
HUYỆN HÒA VANG TỈNH QUẢNG NAM


Dân quân du kích xã Hòa Hải có 300 người.

Từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 6 năm 1969, xã Hòa Hải thường xuyên có khoảng 3.000 lính Mỹ đóng ở 8 cứ điểm trong xã. Chúng lùng sục hàng ngày và đã bắn 128.000 quả đạn pháo cối vào các thôn, đốt phá 438 nóc nhà. Hơn 500 gia đình có người bị giết, gần 2.000 chị em phụ nữ bị đánh đập tra tấn.

Dân quân du kích xã Hòa Hải đã bám đất, bám dân, liên tục đánh địch. Từ năm 1967 đến tháng 3 năm 1969 đã đánh 200 trận, diệt 1961 tên gồm 1287 Mỹ và 674 ngụy, trong đó có 40 sĩ quan, 75 hạ sĩ quan và nhân viên kỹ thuật; diệt gọn 2 trung đội; phá hủy 70 xe quân sự, bắn rơi và phá hủy 15 máy bay, một kho đạn, một kho xăng. Tổ chức được 5 cuộc binh biến và khởi nghĩa của binh sĩ ngụy, làm tan rã một trung đội ngụy.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969. xã Hòa Hải được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #23 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:43:20 am »

70. TIỂU ĐOÀN 24 CAO XẠ
SƯ ĐOÀN 1


Tiểu đoàn 24 đã chiến đấu ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Đơn vị đánh giỏi các hình thức chiến thuật đánh phục kích trận địa, vây ép...

Từ tháng 1 năm 1968 đến tháng 4 năm 1969 tiểu đoàn đánh 116 trận, bắn rơi 284 máy bay các loại. (Trong đó diệt được tên tướng Trương Quang Ân và 9 sĩ quan Mỹ đi trên một chiếc máy bay), phối hợp với bộ binh đánh 6 trận, diệt 128 tên Mỹ, thu 7 súng.

Tiểu đoàn là ngọn cờ đầu trong các đơn vị cao xạ, được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng, được tặng thưởng: 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 24 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





71. TRUNG ĐOÀN 921 KHÔNG QUÂN
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Trung đoàn 921 được thành lập tháng 2 năm 1964. Từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 9 năm 1969, Trung đoàn chiến đấu bảo vệ miền Bắc, chống cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của giặc Mỹ. Trung đoàn có quyết tâm cao, trong chiến đấu bình tĩnh, sáng tạo nhiều cách đánh linh hoạt, luôn luôn giành thế chủ động, đã bắn 302 quả đạn tên lửa hạ 117 máy bay Mỹ gồm nhiều chủng loại (có 42 chiếc F105, 33 chiếc M4, 27 máy bay không người lái, 4 chiếc F8, 3 chiếc F101, 2 chiếc AD6, 2 chiếc RB66, 1 chiếc F102, 1 chiếc AD5, 1 chiếc RF4C, 1 chiếc A4). Có nhiều trận đánh táo bạo; đã đánh được địch bay theo một đội hình dài hoặc đánh địch ở độ cao 200m là độ cao nguy hiểm đối với MIG21.

Trung đoàn kết hợp tốt chiến đấu và xây dựng (đã tự lắp ráp được 153 máy bay, sửa chữa 178 lần chiếc), phát huy 39 sáng kiến (như làm được máy đơn giản tự kiểm tra chất lượng tên lửa để khỏi phải đưa ra nước ngoài). Đội ngũ cán bộ luôn được nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy quản lý và tăng về số lượng (669 cán bộ được đề bạt và bổ sung cho các đơn vị bạn).

Trung đoàn được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, có 5 đồng chí phi công và 2 đại đội máy bay đã được tặng danh hiệu Anh hùng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Trung đoàn 921 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





72. TIỂU ĐOÀN 7 PHÁO CAO XẠ 37 LY
TRUNG ĐOÀN 284, SƯ ĐOÀN 367,
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN

Từ năm 1965 đến tháng 9 năm 1969, tiểu đoàn 7 chiến đấu ở chiến trường Lào và các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình là các tỉnh bị đánh phá ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ. Đơn vị đã cơ động trên nhiều địa hình rừng núi hiểm trở, đường xấu, yêu cầu chiến đấu lại khẩn trương, bảo đảm hậu cần khó khăn... nhưng cán bộ chiến sĩ đã thể hiện quyết tâm cao, khắc phục khó khăn, gian khổ, sẵn sàng đánh địch trong mọi tình huống. Bất kể địch đánh ban ngày, ban đêm, ở độ cao nào, hướng nào và số lượng bao nhiêu với các thủ đoạn tinh vi xảo quyệt đến đâu, đơn vị đều nổ súng được kịp thời. Hơn 4 năm chiến đấu, tiểu đoàn đã bắn rơi 67 máy bay Mỹ. Ngày 7 tháng 4 năm 1965 ở Thượng Lào tiểu đoàn bắn rơi 2 máy bay B57. Ngày 19 tháng 4 năm 1966, đơn vị đã bắn rơi 5 máy bay địch (1 chiếc B57, 1 chiếc F105 và 3 chiếc L19), phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 1 chiếc F105 khác. Trận ngày 3 tháng 5 năm 1969, ở đường 12, chỉ bằng 1 viên đạn, đơn vị đã hạ một chiếc F4.

Tiểu đoàn luôn chú trọng xây dựng đơn vị trưởng thành mọi mặt, huấn luyện đạt loại giỏi, sử dụng bảo quản vũ khí trang bị tốt, đã phấn đấu tự sửa chữa hàng trăm lần xe hỏng.

Đơn vị đã được tặng thưởng 5 Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 7 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #24 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:45:33 am »

73. TIỂU ĐOÀN 14 PHÁO CAO XẠ
BINH TRẠM 31 - BỘ TƯ LỆNH 559


Tiểu đoàn 14 thành lập tháng 4 năm 1965, từ đó đến tháng 9 năm 1969, đơn vị chiến đấu trên tuyến đường dài 200km từ đèo Mụ Giạ đến Lùm Bùm, bảo vệ các mục tiêu Na Tông, Pooc Pa Năng, Xiêng Phan là những nơi địch thường xuyên đánh ác liệt, không cho ta vận chuyển chi viện từ Bắc vào Nam. Tiểu đoàn đã bị máy bay địch đánh trúng trận địa nhiều lần. Nhưng cán bộ, chiến sĩ đơn vị vẫn giữ vững ý chí, lúc cơ động, lúc chốt trên trọng điểm, bất kỳ lúc nào cũng đánh địch kịp thời (một khẩu đội, một trung đội cũng nổ súng). Tiểu đoàn đã bắn rơi 73 máy bay Mỹ, hạn chế nhiều thiệt hại cho các đoàn xe và các đơn vị công binh làm nhiệm vụ. Ngày 1 tháng 12 năm 1967, địch cho 120 lần chiếc máy bay tập trung đánh trọng điểm Na Tông, đơn vị đã chiến đấu liên tục 3 tiếng đồng hồ bắn rơi tại chỗ 4 chiếc. Ngày 23 tháng 4 năm 1968, đơn vị diệt gọn 1 tốp 2 chiếc AD6. Trận ngày 4 tháng 2 năm 1969, đơn vị bắn rơi tại chỗ 2 chiếc khiến địch hoảng sợ bỏ chạy.

Tiểu đoàn đã gây lòng tin tưởng cho các đơn vị phòng không vào việc sử dụng pháo cũ, tầm thấp (các loại 37 ly; 14,5 ly; 12,7 ly) vẫn bắn rơi nhiều máy bay hiện đại của Mỹ.

Kết hợp tốt chiến đấu và xây dựng, tiểu đoàn đã đào tạo được 125 cán bộ từ trung đội đến đại đội và bổ sung cho các đơn vị bạn hơn 100 cán bộ tiểu đội.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng nhì; 4 Huân chương Chiến công các hạng; các đại đội được tặng thưởng 29 Huân chương Chiến công, 100% cán bộ chiến sĩ đã được khen thưởng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 14 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





74. TIỂU ĐOÀN 33 CÔNG BINH
BINH TRẠM 32, BỘ TƯ LỆNH 559


Tiểu đoàn 33 được thành lập tháng 5 năm 1967, từ đó đến tháng 9 năm 1969, đơn vị làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông đoạn đường 50km trên đường 20 nơi có nhiều trọng điểm đánh phá của địch như cua chữ A, Tà Lê, Phu La Nhích... Nhiều đoạn dốc cao, vực thẳm, quanh co địch lại liên tục đánh phá..., có tháng chúng đánh 673 lần, có ngày đánh 30 - 40 lần với nhiều loại bom xen kẽ nhau... Cán bộ chiến sĩ trong tiểu đoàn đã nêu cao quyết tâm vượt qua khó khăn ác liệt, ngày đêm bám đường, lao động khẩn trương liên tục. Mỗi ngày làm việc trên 10 giờ đồng hồ ; có tháng phải bám đường liền trong 30 đêm, mỗi đêm 10, 12 giờ không nghỉ. Có trường hợp chưa xác định được địch ném bom chậm nổ hay bom bị câm nhưng do yêu cầu công việc gấp nên anh em vẫn không rời vị trí. Trong đơn vị, mọi người đều xung phong nhận việc khó khăn nguy hiểm, đều biết cách tháo, phá các loại bom. Đơn vị đã tháo, phá được trên một vạn quả bom, mìn các loại (trong đó có 930 quả bom từ trường), san lấp khối lượng lớn đất đá bằng công cụ thô sơ cầm tay. (Bình quân đầu người đào, lấp gần 600 mét khối trong 2 năm 4 tháng). Cán bộ chiến sĩ trong đơn vị luôn sẵn sàng xông vào nơi nguy hiểm cứu chữa xe bị nạn, đã cứu được 80 xe, 58 tấn hàng.

Tiểu đoàn đã xây dựng đơn vị xuất sắc mọi mặt, được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 33 công binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





75. TIỂU ĐOÀN 101 Ô TÔ VẬN TẢI
BINH TRẠM 31, BỘ TƯ LỆNH 559


Tiểu đoàn 101 được thành lập tháng 7 năm 1966, từ đó đến cuối năm 1969 đơn vị làm nhiệm vụ vận chuyển trên đường 128, 129 đều là đường hẹp, dốc nhiều, cua ngoặt gấp, đường trơn lầy, sụt lở... máy bay địch lại liên tục đánh phá, ác liệt nhất là các trọng điểm Xiêng Phan, Pooc Pa Năng, cây số 16, 25, 28 trên đường số 128. Tiểu đoàn đã bị máy bay địch đánh hơn 1500 lần nhưng cán bộ, chiến sĩ vẫn bình tĩnh, linh hoạt xử trí cứu được xe và hàng. Có lần địch đánh đúng xe đạn, các đồng chí lái xe vẫn bình tĩnh đẩy hòm đạn đang cháy khỏi xe rồi đưa xe đến khu vực an toàn. Có lần 1 xe xăng ở bãi bị dính đạn bốc cháy, anh em đã nhanh chóng cứu được các xe khác khỏi bị cháy lan sang. Lần khác một đoàn 12 chiếc tới trọng điểm Xiêng Phan còn có nhiều bom chưa nổ, nhưng vì yêu cầu gấp nên cả đoàn vẫn kiên quyết vượt qua. Bom nổ, có đồng chí bị ngất, tỉnh dậy lại tiếp tục lái xe tới đích an toàn.

Đặc biệt, bước vào mùa khô năm 1969, hầu hết các xe đều đạt mức 200% (quy định 2 đêm 1 chuyến, chỉ đi mỗi đêm 1 chuyến). Hàng đưa tới nơi đều bảo đảm tốt về số lượng và chất lượng. Suốt một thời gian dài đơn vị không để một xe nào bị đổ, bị rệ mà không được cứu. Tiểu đoàn còn nêu cao tinh thần tự lực cánh sinh, tự tạo được nhiều phụ tùng thay thế, tự sửa chữa vừa và lớn bằng nhiều cách sáng tạo (như gom phụ tùng của các xe bị đánh để thay thế), đảm bảo đầu xe hoạt động tăng từ 10 đến 15%. Tuy cơ động nhiều đơn vị vẫn cố gắng trồng hàng vạn gốc sắn và chăn nuôi thu 4 tấn thịt bù đắp thiếu hụt khẩu phần, bảo đảm sức khỏe cho đơn vị.

Tiểu đoàn được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công và 7 Huân chương Chiến công.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 101 ô tô vận tải được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #25 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:47:51 am »

76. TIỂU ĐOÀN 73 TÊN LỬA
TRUNG ĐOÀN 285, SƯ ĐOÀN 363
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Tiểu đoàn 73 tên lửa được thành lập tháng 9 năm 1965, huấn luyện gấp trong 3 tháng rồi ra quân chiến đấu ở các khu vực Quảng Ninh, Hải Hưng, Bắc Thái, Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An. Tiểu đoàn có quyết tâm cao, vượt qua khó khăn ác liệt, chiến đấu mưu trí dũng cảm, đạt hiệu suất cao, đã bắn rơi 36 máy bay Mỹ trong nhiều tình huống phức tạp, bảo vệ được các mục tiêu quan trọng. Quá trình chiến đấu, tiểu đoàn đã nghiên cứu xác định được 21 đường bay chiến thuật của địch để tìm ra cách đánh hiệu quả, góp được nhiều kinh nghiệm hay cho trung đoàn và đã được nêu thành bài học cho các tiểu đoàn tên lửa trong toàn quân chủng vận dụng được tốt, bắn rơi nhiều máy bay. Thời gian chiến đấu bảo vệ thành phố Hải Phòng năm 1967, tiểu đoàn đã đạt hiệu suất chiến đấu cao: đánh 9 trận, bắn rơi 7 máy bay bằng 16 quả đạn. Trận ngày 31 tháng 8 năm 1967, trong khi đang bị máy bay địch đánh vào trận địa, đơn vị vẫn bình tĩnh bám sát tốp máy bay khác, dùng 2 quả đạn hạ 2 chiếc, bẻ gãy mũi tiến công của địch.

Tiểu đoàn kết hợp chiến đấu và xây dựng, càng đánh càng trưởng thành vững chắc, trong 4 năm đã phát triển được 123 Đảng viên, đào tạo được 44 cán bộ từ trung đội đến tiểu đoàn, đơn vị đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm.

Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 3 Huân chương Chiến công hạng nhất và nhì.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 73 tên lửa được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





77. TIỂU ĐOÀN 4 BỘ BINH
QUÂN KHU TÂY BẮC


Tiểu đoàn 4 được thành lập năm 1949. Từ tháng 4 năm 1964 đến tháng 9 năm 1969, đơn vị hoạt động ở chiến trường miền Tây (Lào) rất gian khổ và phức tạp. Đơn vị có quyết tâm nêu cao tinh thần quốc tế, khắc phục mọi khó khăn gian khổ để giúp bạn một cách cơ bản, lâu dài. Cán bộ, chiến sĩ đã tích cực học tiếng địa phương (đơn vị đã có 75% quân số nói được tiếng phổ thông của Lào, nhiều đồng chí nói được cả 3 thứ tiếng Lào Sủng, Lào Thơng, Lào Lùm). Cán bộ chiến sĩ vào rừng tìm dân, kiên trì tuyên truyền vận động, xây dựng cơ sở ở 347 bản thuộc 2 tỉnh Mường Sài và Xiêng Khoảng (mỗi bản đễu có chính quyền, đoàn thể quần chúng, dân quân du kích). Ngoài ra đơn vị còn trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật canh tác, dạy chữ cho nhân dân.

Trong hoạt động quân sự, tiểu đoàn kết hợp chặt chẽ tác chiến với binh vận. Đơn vị đã đánh 330 trận lớn nhỏ, phá được nhiều vị trí địch, giải phóng vùng đất đai rộng lớn, loại khỏi vòng chiến đấu 3426 tên địch (trong đó bắt và gọi hàng 2009), thu 2483 súng các loại, 367 quả mìn, gần 40 tấn đạn, 200 máy thông tin và máy thu VTĐ phá hủy 1 máy bay lên thẳng. Đặc biệt trong 5 ngày tháng giêng năm 1968, tiểu đoàn đã tích cực truy quét bắát được 391 tên, diệt 12 tên, thu 284 súng và nhiều đạn dược. Đơn vị cũng tích cực vận động nhân dân bạn đi gọi chồng con trở về.

Tiểu đoàn chú trọng xây dựng nội bộ trưởng thành mọi mặt, đã đào tạo được hơn 100 cán bộ từ trung đội đến tiểu đoàn, phát triển được hơn 300 đảng viên. Đơn vị đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công (hạng nhất và nhì).

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 4 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





78. ĐOÀN 126
BỘ TƯ LỆNH HẢI QUÂN


Đoàn 126 được thành lập tháng 8 năm 1966. Từ đó đến tháng 11 năm 1969, đơn vị chiến đấu ở vùng Cửa Việt, Đông Hà (Quảng Trị). Cảng Cửa Việt là căn cứ lớn, quan trọng của Mỹ - ngụy được bảo vệ rất cẩn mật. Cán bộ chiến sĩ đoàn 126 có quyết tâm rất cao, khắc phục khó khăn, tìm ra chỗ hở và quy luật hoạt động của địch nên vẫn ra vào cảng hàng trăm lần. Nhiều đồng chí đã ngâm mình dưới nước 5, 6 tiếng đồng hồ, có khi 7, 8 tiếng để nghiên cứu cách đánh. Trong 3 năm đơn vị đã đánh 93 trận, phá hủy 147 tàu chiến các loại, 4 xe lội nước, diệt 1370 tên Mỹ, hạn chế phần lớn tác dụng của chúng ở vùng biển Bắc, Nam vĩ tuyến 17. Đêm 19 tháng 1 năm 1968 đơn vị đã đánh chìm 15 tàu, làm tê liệt giao thông địch trong 3 ngày. Có lần 1 phân đội nhỏ đã mưu trí luồn sâu vào cảng đánh chìm 4 tàu có tổng trọng tải 16.900 tấn. Ngày 8 tháng 9 năm 1969, 4 đồng chí đã tìm cách đặt thuốc nổ đánh chìm tại chỗ tàu 15.000 tấn của địch.

Đoàn 126 là nơi khai sinh của chiến thuật “đặc công nước” dùng lực lượng nhỏ đánh tàu địch với hiệu suất rất cao. Đơn vị đã xây dựng được 10 đội có trình độ kỹ thuật chiến thuật cao để cung cấp cho chiến trường.

Đoàn 126 đã kết hợp tốt chiến đấu và xây dựng, đào tạo được 157 cán bộ các cấp từ tiểu đội đến tiểu đoàn. 100% cán bộ, chiến sĩ lập chiến công được khen thưởng, 50% được tặng thưởng Huân chương. Tiểu đoàn đã được tặng cờ “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, 3 Huân chương Quân công (hạng nhì và ba).

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đoàn 126 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #26 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:49:39 am »

79. ĐẠI ĐỘI 6 SÚNG 12,7 LY
TIỂU ĐOÀN 75, QUÂN KHU 4


Đại đội 6 được thành lập năm 1966. Từ tháng 4 năm 1966 đến tháng 8 năm 1969, đại đội chiến đấu ở Vĩnh Linh và bắc đường số 9. Khi kết hợp với pháo cao xạ, khi phối hợp với bộ binh bắn các loại máy bay phản lực, máy bay tầm thấp của địch. Mặc dù phải cơ động lien tục bằng mang vác, lại luôn thiếu thốn về lương thực thực phầm, chiến đấu rất khẩn trương... đơn vị đã nêu cao quvết tâm, tích cực tiến công địch, tìm được nhiều cách đánh có hiệu quả. Đại đội đã đánh 262 trận, bắn rơi 97 máy bay Mỹ, trong đó có 24 chiếc rơi tại chỗ, diệt 205 tên Mỹ và ngụy. Nhiều trận máy bay địch bắn phá trúng trận địa, cán bộ chiến sĩ vẫn bình tĩnh củng cố công sự, dập lửa và kiên trì chờ địch đến thật gần mới nổ súng. Đặc biệt trận điểm cao 571 bằng 60 viên đạn đơn vị đã hạ được 2 máy bay H21.

Đại đội luôn chú trọng xây dựng đơn vị trưởng thành mọi mặt, chấp hành tốt các mệnh lệnh, quy định; nội bộ đoàn kết tốt, đã kết nạp được 83 đảng viên mới, đào tạo 46 cán bộ từ tiểu đội trở lên, 100% cán bộ chiến sĩ được khen thưởng.

Đại đội được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 10 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 6 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





80. ĐẠI ĐỘI 4 PHÁO CAO XẠ 57 LY
TRUNG ĐOÀN 228, QUÂN KHU HỮU NGẠN


Từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 10 năm 1968, Đại đội 4 chiến đấu ở khu vực cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Trận địa đơn vị đặt cách cầu hơn 500 mét, thường xuyên bị địch đánh phá ác liệt. Nhiều lần địch đánh trúng trận địa, người bị thương, pháo bị vùi, bị hỏng... cán bộ chiến sĩ vẫn kiên quyết khắc phục khó khăn, tiếp tục chiến đấu. Đơn vị luôn luôn sẵn sàng, không kể ngày đêm, bất cứ lúc nào máy bav địch đến bắn phá đơn vị đễu nổ súng kịp thời. Đại đội 4 đã góp phần tích cực cùng các đơn vị trong cụm pháo đầu cầu Hàm Rồng bắn rơi 62 máy bay Mỹ, bảo vệ được mục tiêu quan trọng trên tuyến đường số 1 vận chuyển ra tiền tuyến.

Trong điều kiện chiến đấu hết sức khẩn trương, đại đội vẫn tranh thủ thời gian huấn luyện đạt loại giỏi. Ngoài ra đơn vị còn hướng dẫn được 30 dân quân thao tác pháo thành thạo để thay thế pháo thủ khi cần thiết.

Việc xây dựng nội bộ được chú trọng, đơn vị đã đào tạo hơn 20 cán bộ từ tiểu đội trở lên. Nội bộ đoàn kết tốt, kỷ luật nghiêm, 4 năm liền là “Đơn vị Quyết thắng”, đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công hạng nhất và hạng ba.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 4 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





81. ĐẠI ĐỘI 4 PHÁO CAO XẠ 37 LY
BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH THÁI BÌNH


Đại đội 4 được thành lập tháng 6 năm 1966. Từ tháng 6 năm 1966 đến tháng 3 năm 1968, đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ Cống Lân (thuộc huyện Tiền Hải) là một công trình thủy lợi quan trọng điều tiết nước canh tác cho vùng lúa các huyện của tỉnh Thái Bình. Cán bộ, chiến sĩ trong đại đội có quyết tâm cao, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu, lần nào máy bay địch đến cũng bị đơn vị phát hiện, chặn đánh. Đơn vị đã bắn rơi 6 máy bay (gồm 1 F8U, 1 F4H, 2 A4D, 2 máy bay không người lái), bắn bị thương 16 chiếc, phối hợp với dân quân du kích bắn rơi 2 chiếc khác. Trận ngày 4 tháng 1 năm 1967, đại đội đã mưu trí, dũng cảm chiến đấu với 48 lần chiếc máy bay địch, chớp đúng thời cơ nổ súng, bắn rơi 2 chiếc, bảo vệ Cống Lân an toàn.

Đại đội luôn kết hợp chiến đấu và xây dựng đơn vị trưởng thành mọi mặt, đào tạo được 177 cán bộ từ tiểu đội đến đại đội bổ sung cho chiến trường 189 cán bộ chiến sĩ. Đơn vị còn hướng dẫn cho 180 dân quân sử dụng thành thạo súng pháo được trang bị.

Đại đội 3 năm liền đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng” được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 Huân chương Chiến công (hạng nhì và hạng ba).

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 4 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #27 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:51:39 am »

82. ĐẠI ĐỘI 2 CÔNG BINH
TIỂU ĐOÀN 27, QUÂN KHU 4


Đại đội 2 được thành lập năm 1961. Từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1968, đơn vị làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông ở 22 vị trí quan trọng thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình. Đơn vị đã có quyết tâm cao, dù phải chịu hi sinh gian khổ thế nào cũng kiên quyết bám đường, bám bến, theo dõi từng quả bom rơi, khi máy bay ngừng hoạt động là nhanh chóng sửa đường phá bom, bảo đảm cho xe qua. Tính chung gần 3 năm, đại đội đã phục vụ trực tiếp 686 đêm. 78 ngày trên các trọng điểm; phá tháo được 1250 quả bom bi, 625 bom nổ ngay, 528 bom từ trường, bảo đảm cho 69.921 lượt chiếc xe ôtô qua sông an toàn. Đặc biệt là thời gian từ tháng 3 năm 1968 đến tháng 6 năm 1968, đơn vị bảo đảm giao thông bến phà Linh Cảm nơi máy bay địch đánh rất ác liệt, mỗi ngày hàng trâm lần chiếc đánh phá từ 5 đến 20 lần. Cán bộ, chiến sĩ đã phải làm việc thường xuyên 13 - 14 giờ một ngày, không lần nào để tắc đường quá giờ quy định. Đơn vị còn tranh thủ đào được 200 hầm xe, 1800 hố cá nhân, hơn 600 mét hào giao thông ở những nơi công tác để dành cho xe và người qua lại được an toàn.

Đại đội kết hợp chặt chẽ chiến đấu và xây dựng đơn vị trưởng thành mọi mặt, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ chiến sĩ được nâng cao, mọi người đều biết cách tháo phá từ 3 loại bom trở lên. Ngoài ra đơn vị còn huấn luyện phá bom cho 1240 dân quân du kích ở địa phương, đào tạo được 124 cán bộ từ tiểu đội đến đại đội, 100% cán bộ chiến sĩ đại đội được khen thưởng. Đại đội bốn năm liền đạt danh hiệu “Đơn vị Quyết thắng”, được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 2 công binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





83. ĐẠI ĐỘI 1 CÔNG BINH
TIỂU ĐOÀN 1. TRUNG ĐOÀN 7. BỘ TƯ LỆNH CÔNG BINH


Đại đội 1 công binh được thành lập tháng 2 năm 1965. Từ năm 1966 đến tháng 6 nám 1968, đơn vị được giao các nhiệm vụ làm đường, bảo đảm giao thông ở bắc Lào, bảo đảm chiến đấu ở mặt trận Khe Sanh. Cán bộ, chiến sĩ đơn vị đã nêu cao ý chí quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, ác liệt để hoàn thành nhiệm vụ. Khi làm đường, thường xuyên tăng giờ công, ngày công, tăng năng suất (10 giờ/một ngày; 320 ngày/một năm; năng suất đạt 200%). Đơn vị còn tuần tra lùng sục diệt hơn 40 tên phỉ, bắn rơi 2 máy bay AD6, bắn bị thương 1 máy bay T28, thu nhiều súng đạn. Khi bảo đảm chiến đấu, đơn vị không quản ngày đêm, hễ có bom mìn là phá gỡ ngay, bảo đảm thông đường suốt thời gian chiến dịch. Đặc biệt trong trận đánh vị trí Huội San ngày 23 tháng 1 năm 1968, mặc dù địch dội bom bắn phá cày nát mặt đường đơn vị vẫn mở được gần 5km đường, phá gỡ 7 bãi mìn bảo đảm cho bộ binh và xe tăng ta xung phong được nhanh chóng. Đơn vị còn chủ động phối hợp chiến đấu với bộ binh và xe tăng chiến đấu diệt địch trong vị trí, góp phần quan trọng cho trận đánh thắng lợi.

Đại đội chú trọng xây dựng toàn diện, được đánh giá là đơn vị xuất sắc nhất trung đoàn. Đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 1 công binh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





84. ĐẠI ĐỘI 11 PHÁO BINH
TIỂU ĐOÀN 2, TRUNG ĐOÀN 84, QUÂN KHU 4


Đại đội 11 pháo binh được thành lập tháng 5 năm 1965. Từ cuối năm 1966 đến tháng 9 năm 1969, đơn vị chiến đấu ở đường 9, nơi ta và địch giành giật quyết liệt. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đã nêu cao ý chi quyết tâm khắc phục khó khăn, gian khổ. luôn luôn sẵn sàng, bất kỳ lúc nào có lệnh là nổ súng được ngay. Đại đội đánh độc lập, đánh trong đội hình tiểu đoàn, đánh chi viện cho bộ binh... đều giỏi. Đơn vị đã đánh 130 trận, diệt 2537 tên địch (hầu hết là quân Mỹ thuộc sư đoàn 3 lính thủy đánh bộ), phá hủy hơn 70 xe quân sự, 8 khẩu pháo 105 và 175 ly, 6 máy bay lên thẳng, 12 kho vũ khí, lương thực, xăng dầu, 31 nhà lính, 3 trạm rađa. Trong chiến đấu, nhiều lần máy bay, pháo binh địch đánh vào trận địa của đơn vị nhưng do phòng tránh tốt nên đơn vị ít tổn thất về người và vũ khí. Nhiều trận, đại đội 11 đã mưu trí dũng cảm chiến đấu đạt hiệu quả rất cao như trận ngày 14 tháng 5 năm 1968, do phán đoán đúng tình hình, chớp thời cơ nổ súng kịp thời chính xác, đã diệt gần 400 tên Mỹ đổ bộ xuống điểm cao 88. Trận ngày 18 tháng 6 năm 1968, địch cho pháo bắn ác liệt rồi dùng lực lượng đông gấp bội đánh vào trận địa, cán bộ, chiến sĩ đã bình tĩnh chờ địch vào gần mới nã đạn cối diệt hơn 100 tên Mỹ làm rối loạn đội hình chúng. Trong thời gian 25 ngày (tháng 6 năm 1969) đơn vị độc lập đánh địch ở vùng Sa Mưu, diệt 428 tên Mỹ, phá hủy 4 máy bay lên thẳng, 49 xe quân sự, 1 pháo 175 ly (vua chiến trường), 1 rađa, 11 kho tàng các loại...

Đại đội kết hợp tốt chiến đấu và xây dựng, đơn vị trưởng thành nhanh chóng mọi mặt.

Đại đội có 100% quân số được khen thưởng, 4 năm liền là “Đơn vị Quyết thắng”, được tặng thưởng 10 Huân chương Chiến công các hạng.
Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 11 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
Quocngoaicu
Thành viên
*
Bài viết: 373



« Trả lời #28 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2013, 09:53:24 pm »

Sư đoàn 1, Anh hùng LLVT nhân dân, ngày 15-10-2013

QĐND - Ngày 15-10, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ trao danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân - phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, tặng Sư đoàn 1, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam. Dự buổi lễ có: Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng...  cùng đại biểu các tướng lĩnh, sĩ quan, cựu chiến binh thuộc Sư đoàn 1, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam.



Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Sư đoàn 1 thuộc Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam là đơn vị chủ lực đầu tiên có mặt tại chiến trường Tây Nguyên. Sư đoàn đã liên tục lập công, chiến thắng giòn giã, tiêu diệt nhiều sinh lực địch. Trong 9 năm (1965-1974) vừa xây dựng, vừa chiến đấu trên các chiến trường, từ Mặt trận Tây Nguyên đến Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và trên đất bạn Cam-pu-chia, Sư đoàn đã tham gia nhiều chiến dịch lớn, trong đó có Chiến dịch Plây-me; đánh 2.974 trận, tiêu diệt gần 92.000 tên địch, bắt sống 8.314 tên; bắn rơi, bắn cháy 1.231 máy bay, phá hủy gần 3.648 xe các loại, 38 kho đạn và xăng dầu; thu nhiều vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch, góp phần cùng với quân và dân cả nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Hầu hết các đơn vị trực thuộc Sư đoàn đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #29 vào lúc: 26 Tháng Bảy, 2014, 06:47:17 am »

85. ĐẠI ĐỘI 1 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 47, TRUNG ĐOÀN 27, QUÂN KHU 4


Đại đội 1 bộ binh được thành lập tháng 12 năm 1947. Từ tháng 6 năm 1966 đến tháng 6 năm 1969, đơn vị chiến đấu ở đường số 9. Cán bộ, chiến sĩ đã nêu cao ý chí quyết tâm vượt qua bom đạn ác liệt và khắc phục mọi khó khăn do khí hậu khắc nghiệt, đời sống thiếu thốn, chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, hiệp đồng chặt chẽ. Tính chung, đại đội đã đánh 27 trận, diệt 1.411 tên địch (468 Mỹ và 943 ngụy) diệt gọn 1 đại đội Mỹ, 2 đại đội và 4 trung đội ngụy, diệt 20 xe tãng, bắn rơi 1 máy bay thu nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh.

Đơn vị đã đánh nhiều trận đạt hiệu suất cao. Ngày 11 tháng 7 năm 1967, tại Lai An (sát quận lỵ Gio Linh), chỉ trong 10 phút chiến đấu đơn vị đã diệt gọn cả 1 đại đội ngụy và bắt 6 tên (có tên đại đội trưởng). Trận ngày 5 tháng 5 năm 1968, đại đội đã vượt qua bom đạn, nhanh chóng tiếp cận địch, kịp thời chi viện cho đơn vị bạn diệt gọn 1 đại đội Mỹ. Trận đánh (ngày 7 tháng 6 năm 1969) ở Hà Thượng, đại đội đã vùi mình dưới đất chịu nắng, đói khát suốt 4 ngày chờ 1 đại đội ngụy lọt vào trận địa, nhanh chóng diệt 94 tên, bắt 8 tên, phóng thích 20 tên.

Đại đội 1 được Quân khu công nhận là đơn vị xuất sắc toàn diện “Chiến đấu giỏi, Xây dựng tốt”, đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 lần là “Đơn vị anh dũng diệt Mỹ”, 2 lần là “Đơn vị Quyết thắng”, 100% cán bộ chiến sĩ được khen thưởng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 1 được Chủ tịch nưóc Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






86. ĐẠI ĐỘI 643 BỘ BINH
BINH TRẠM 42, BỘ TƯ LỆNH 559


Đại đội 643 được thành lập tháng 4 năm 1964. Từ tháng 4 năm 1964 đến tháng 8 năm 1969, đơn vị làm nhiệm vụ bảo vệ hành lang đường mòn Hồ Chí Minh. Đơn vị đã qua nhiều binh trạm, hoạt động nhỏ lẻ, các tiểu đội, trung đội cách xa nhau hàng chục cây số, cuộc sống rất căng thẳng, khó khăn, gian khổ. Cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đều có quyết tâm cao, vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Mỗi khi phát hiện có biệt kích, thám báo lọt vào đường dây là anh em tích cực khôn khéo, ráo riết truy lùng bằng được. Khi có quân địch đổ bộ đường không, cán bộ chiến sĩ đã nhanh chóng tiếp cận, kiên quyết tiêu diệt gọn. Tính chung từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 8 năm 1969, đơn vị đã đánh 83 trận, tiêu diệt 665 tên địch (có 319 tên Mỹ) bắn rơi 23 máy bay các loại (phần lớn là máy bay lên thẳng).

Đặc biệt mùa khô năm 1968 - 1969, đại đội đã chủ động đánh quân Mỹ nống ra vùng Cô Ca Va, diệt 334 tên, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng, thu 1 máy thông tin và nhiều vũ khí, đồ dùng quân sự của địch.

Được giao thêm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa, làm đường, làm kho... đơn vị đã tích cực hoàn thành vượt mức quy định. Cán bộ chiến sĩ đã xây dựng địa bàn cơ sở, nắm địch ở 5 xã thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên.

Đại đội 643 là đơn vị 5 năm liền đạt danh hiệu Đơn vị Quyết thắng, đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 6 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 643 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





87. ĐẠI ĐỘI 12 RA-ĐA
TRUNG ĐOÀN 290, BINH CHỦNG RA-ĐA.
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Từ đầu năm 1965 đến tháng 10 năm 1969, đại đội 12 độc lập phục vụ chiến đấu trên các địa bàn Lộc Đại, Chánh Hòa, Quán Hầu, Dốc Sỏi, Thác Cóc, Hạ Cờ (Quảng Binh), Mũi Lay, Hướng Lập (Vĩnh Linh), điểm cao 530, núi Ba Rền (bắc đường 9) nơi địch thường xuyên đánh phá rất ác liệt hòng ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam. Máy bay địch đánh phá trận địa 31 lần, ném hàng trăm quả bom các loại, bắn hàng ngàn quả đạn pháo,song cán bộ chiến sĩ trong đơn vị đã động viên nhau vượt qua khổ khăn ác liệt, kiên quyết hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đại đội luôn cảnh giác đã phát hiện 128.780 tốp máy bay (có 327 tốp B52) trong nhiều tình huống phức tạp (mây mù, nhiễu dày, máy bay bay rất thấp...), 108.350 tốp được báo lên trên đạt 4 yêu cầu: “xa, nhanh, đúng, đủ” ở mức độ giỏi, góp phần phục vụ đắc lực các đơn vị phòng không không quân thuộc Quân khu 4 chiến đấu tốt. Bộ phận hỏa lực của đại đội đã bắn rơi 6 máy bay địch, bảo đảm an toàn về người, vũ khí, khí tài.

Đại đội 4 năm liền là “Đơn vị Quyết thắng”, được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì và 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 22 tháng 12 năm 1969, Đại đội 12 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM