Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:16:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đơn vị Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân  (Đọc 49261 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #10 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2013, 04:45:06 pm »

31. ĐẠI ĐỘI 21 PHÁO HỖN HỢP
TRUNG ĐOÀN 57 QUÂN KHU 3


Đại đội 21 làm nhiệm vụ bảo vệ đảo Hòn Mê (một đảo rộng 4 km2 về phía Đông - Nam tỉnh Thanh Htía). Từ tháng 3 năm 1965 đến tháng 12 năm 1967 đảo đã bị máy bay tàu chiến địch đánh phá hơn 800 lần (có ngày 5, 6 lần, có đợt địch đánh liên tục 30 ngày đêm) với gần 4000 quả bom phá, bom cháy, 3475 quả bom bi, 10.000 đạn tên lửa và đạn pháo các loại... Đại đội 21 nêu cao quyết tâm vượt qua gian khổ ác liệt, chiến đấu mưu trí dũng cảm, đã bắn rơi 27 máy bay, bắn cháy 2 tàu khu trục Mỹ.

Đơn vị luôn nêu cao tinh thần vì nhân dân phục vụ hễ gặp nhân dân bị nạn trên biển là tích cực cứu hộ, nhường cơm, sẻ áo. Có lần đại đội 21 đã cứu được một đoàn gồm 82 thuyền đánh cá của Trung Quốc đang bị bão và bị máy bay Mỹ đuổi đánh (trong đó có hơn 150 người, 6 người bị thương nặng), được nhân dân bạn rất cảm phục.

Đại đội tranh thủ kết hợp tác chiến và huấn luyện cho toàn thể đơn vị đều đạt loại giỏi về các môn kỹ thuật.

Đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Quân công, hạng nhì và ba, 3 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 21 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





32. ĐẠI ĐỘI 3 KHÔNG QUÂN
TRUNG ĐOÀN 921
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Từ năm 1966 đến 1968, Đại đội 3 sử dụng cả loại máy bay MIG cũ có tính năng tác dụng kém nhiều so với máy bay Mỹ. Đơn vị đã nêu cao ý chí quyết tâm khắc phục khó khăn, chiến đấu dũng cảm mưu trí; chỉ có 7 đồng chí, đã bắn rơi 38 máy bay các loại (gồm F105, F4, RF101, AD6, máy bay không người lái...). Ngày 4 tháng 3 năm 1966, đại đội đã hạ 1 máy bay không người lái ở độ cao 18km (đây là lần đầu tiên không quân ta bắn rơi máy bay địch ở độ cao này); Ngày 9 tháng 10 năm 1967 đơn vị hạ 2 F4D bằng MIG21 cũ. Ngày 7 tháng 11 năm 1967, 2 máy bay ta chiến đấu với 16 máy bay F105 và F4, bằng chiến thuật “đánh nhanh thọc sâu” lần đầu tiên áp dụng ở trung đoàn, đã bắn rơi 1 F105 của địch; Ngày 19 tháng 11 năm 1967, đại đội đã bắn rơi 1 máy bay RB66 chuyên gây nhiễu phá được thủ đoạn gây nhiễu của địch tạo điều kiện cho tên lửa và cao xạ ta hoạt động tốt, góp phần vào chiến thắng chung của Hà Nội bắn rơi 12 máy bay Mỹ.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 3 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





33. ĐẠI ĐỘI 4 KHÔNG QUÂN
TRUNG ĐOÀN 923
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Đơn vị sử dụng máy bay MIG17 chiến đấu với kẻ địch có nhiều loại máy bay hiện đại (máy bay không người lái, F105, F4, AD6, A4D, F8) và luôn đông gấp nhiều lần. Các chiến sĩ lái của đại đội đã mưu trí dũng cảm, phát huy sức mạnh tinh thần, luôn xông thẳng vào đội hình địch, giành thế chủ động tiến công...

Từ năm 1966 đến tháng 6 năm 1968, đại đội 4 đánh 33 trận, bắn rơi 42 máy bay các loại của địch, trong đó có nhiều trận đánh tiêu biểu như: Ngày 12 tháng 6 năm 1966, 2 máy bay của ta đã khéo léo cơ động tránh được 18 quả tên lửa của địch, đồng thời bắn rơi 1 chiếc F8 của chúng. Ngày 21 tháng 6 năm 1966, 12 máy bay địch bay ở nhiều độ cao và nhiều hướng phóng tên lửa về 4 máy bay của ta. 4 máy bay của đại đội 4 bình tĩnh tránh tên lửa và lao vào công kích bắn rơi 2 chiếc F8. Ngày 14 tháng 7 năm 1966, 2 máy bay ta đã dũng cảm xông thẳng vào đội hình 12 máy bay địch, hạ ngay 2 chiếc, bẻ gãy mũi tiến công của chúng định đánh vào Hà Nội. Ngày 19 tháng 4 năm 1967, 4 máy bay ta đã bình tĩnh cơ động tránh hỏa lực địch và bất thần quay lại đối đầu với máy bay địch, nhanh chóng tiếp cận nổ súng bắn rơi 3 chiếc (2 AD6 và 1 F105), bẻ gãy mũi tấn công của địch vào sân bay Hòa Lạc. Ngày 23 tháng 8 năm 1967, 4 máy bay ta đối đầu với hơn 30 máy bay F105 và F4 và mưu trí lừa địch, giành được thế chủ động, bắn rơi 2 chiếc, khiến địch hốt hoảng không đánh được vào Hà Nội.

Đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Quân công hạng ba, 3 Huân chương Chiến công (hạng nhất và hạng nhì).

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 4 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #11 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2013, 04:47:33 pm »

34. ĐẠI ĐỘI 1 ÔTÔ VẬN TẢI
BINH TRẠM 4, QUÂN KHU 4


Đại đội 1 thành lập tháng 12 năm 1954, từ năm 1965 đến tháng 8 năm 1968, đơn vị làm nhiệm vụ vận chuyển trên các tuyến đường 8, 9, 12 và từ nam sông Gianh đến Vĩnh Linh, là những tuyến địch thường xuyên đánh phá. Đơn vị đã nêu cao ý chí quyết tâm vượt  qua bom đạn ác liệt, khắc phục khó khăn về đường xấu xe cũ nát, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Tính trung bình trong đơn vị mỗi người đã lái hơn 300 đêm một năm, có tháng đột xuất đi cả 30 đêm liền, mỗi đêm thường xuyên đi hơn 10 giờ đồng hồ. Có lần phải lái hơn 20 giờ liền trên những đoạn đường ổ gà hoặc trơn lấy, hẹp, cua ngoặt... Trên đường, nhiều lấn gặp địch đánh, người bị thương, xe cháy các chiến sĩ vẫn bình tĩnh lái xe vượt qua khu vực nguy hiểm, dập lửa và đưa xe tới đích an toàn.

Trong gấn 3 năm, đơn vị đã vận chuyển được khối lượng lớn hàng ra tiền tuyến (năm 1966 vận chuyển 361954 tấn/km, vượt quy định 10%; năm 1967 vận chuyển 480212 tấn/km, vượt mức quy định 38%. vượt thời gian 2 tháng). Đại đội còn tiết kiệm được 20.217 lít xăng.

Đại đội rất chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, phần lớn anh em trong đơn vị đều thành thạo bảo dưỡng cấp 1, 2, 3. Nhiều người có thể sửa chữa nhỏ, đã thực hiện “giữ tốt dùng bền” các đầu xe. Mặc dù luôn lưu động trên đường, đơn vị vẫn tranh thủ thưòng xuyên chăn nuôi để cải thiện bữa ăn, bảo đảm 98,8% quân số khỏe.

Đại đội đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 1 ôtô vận tải được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





35. ĐẠI ĐỘI 1 ÔTÔ VẬN TẢI
TIỂU ĐOÀN 52, BINH TRẠM 1, BỘ TƯ LỆNH 559


Từ năm 1965, Đại đội 1 làm nhiệm vụ vận chuyển trên các tuyến đường 9, 12, 20, 128, 129, đường rất xấu, nhiều đèo dốc, hẹp, trơn lầy sụt lở, cua gấp... lại thường xuyên có máy bay địch bắn phá (các trọng điểm như Tà Khống, Lùm Bùm luôn luôn bị địch đánh phá hàng ngày). Đại đội đã hàng trăm lần bị đánh phá nhưng vẫn bình tĩnh dũng cảm cứu xe, cứu hàng, sửa chữa xe hỏng và tiếp tục đưa xe đến đích. Đại đội đã hoàn thành vượt mức kế hoạch vận chuyển hàng năm, giao đủ vũ khí, lương thực cho chiến trường đúng thời gian, chất lượng tốt. Riêng 2 mùa khô 1966 - 1967, 1967 - 1968, đơn vị đã chuyển được gần 10.000 tấn vũ khí lương thực vào chiến trường và đưa gần 1000 thương binh từ chiến trường ra Bắc được an toàn.

Đại đội luôn chăm lo nâng cao trình độ kỹ- thuật lái và bảo quản, sửa chữa xe nên số đầu xe hoạt động thường xuyên vượt mức quy định 10%. Đại đội đã làm tốt công tác nuôi quân phòng bệnh, bảo đảm quân số khỏe 96%.

Đại đội 1 là lá cờ đầu của Đoàn 559, đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba, 3 Huân chương Chiến công hạng nhì và ba.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 1 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.






36. ĐẠI ĐỘI 3 ÔTÔ VẬN TẢI
TIỂU ĐOÀN 878, BINH TRẠM 16, ĐOÀN 500,
TỔNG CỤC HẬU CẦN


Đại đội 3 thành lập tháng 1 năm 1951; từ tháng 11 năm 1964 đến tháng 12 năm 1968 đơn vị làm nhiệm vụ vận chuyển hàng từ Quảng Bình đi Vĩnh Linh. Đại đội đã nêu cao tinh thần quyết tâm vượt qua mọi khó khăn ác liệt để hoàn thành nhiệm vụ. Mặc dù sử dụng các xe phần lớn đã qua chiến dịch Điện Biên Phủ, phải đại tu 1, 2 lần và thường xuyên chạy trên đoạn đường xấu, lại bị máy bay địch đánh ác liệt (riêng năm 1967, đơn vị bị gẩn 300 lấn máy bay địch đánh khi chặn đấu, chặn đuôi, khi trúng giữa đội hình, khi đánh vào bãi đỗ xe...). Trong 4 năm đại đội đã vận chuyển được gần 30.000 tấn vũ khí, lương thực cho chiến trường. Hàng năm đơn vị đều hoàn thành vượt mức kế hoạch 10%, bảo đảm đưa hàng đến nơi đúng thời gian, giao hàng đủ, chất lượng tốt. Đơn vị luôn giữ gìn bảo quản xe tốt, đưa số đầu xe hoạt động tăng 13% so với chỉ tiêu; đại đội luôn bảo đảm quân số 97,8% khỏe và đã đào tạo hơn 30 đồng chí trở thành cán bộ từ tiểu đội tới tiểu đoàn.

Đặc biệt, đại đội 3 luôn nêu cao tinh thần đổng đội, không quản khó khăn nguy hiểm, sẵn sàng giúp đỡ các đơn vị bạn khi xe bị địch đánh hoặc sa lầy. Đại đội đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 3 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #12 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2013, 04:49:28 pm »

37. ĐẠI ĐỘI 2 CÔNG BINH
TIỂU ĐOÀN 1, BỘ TƯ LỆNH 559


Từ tháng 7 năm 1966, Đại đội 2 làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông từ cây số 104 đến cây số 114 trên đường 128. Đoạn đường 10 km có 5 cầu, 1 ngầm và đèo Văng Mu dài 2km, máy bay địch đánh phá hàng ngày. Có ngày địch đánh hơn chục lần. Tổng cộng trong hơn 2 năm địch đã ném xuống con đường do đại đội 2 đảm nhiệm hơn 20.000 quả bom, bắn hơn 4000 loạt đạn tên lửa và pháo. Đại đội đã vượt mọi khó khăn ác liệt, ngày đêm bám đường, làm việc từ 10 đến 12 giờ đồng hồ, làm nhiều tuyến đường vòng tránh, làm cầu giả để lừa địch nhờ đó đã hạn chế nhiều thiệt hại cho các đơn vị vận tải. Đơn vị đã mở rộng mặt đường từ 3 mét đến 7 mét, nâng cấp mặt đường tạo điều kiện tăng tốc độ chạy xe từ 12 km/giờ lên 20 km/giờ. Nhiều lần, để phục vụ yêu cầu gấp, đơn vị đã bình tĩnh dũng cảm sửa đường ngay trong khi máy bay địch đang đánh phá. Đối với các đơn vị vận chuyển trên đường, đại đội 2 luôn hết lòng giúp đỡ, bất kể lúc nào, đã cứu được 20 xe, 80 tấn hàng và đưa 22 thương binh ra khỏi nơi nguy hiểm.

Đại đội đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba; 2 Huân chương Chiến công hạng nhất và 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 2 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





38. ĐẠI ĐỘI 16 CÔNG BINH
BINH TRẠM 16, ĐOÀN 500, TỔNG CỤC HẬU CẦN


Từ tháng 12 năm 1965 đến tháng 10 năm 1968, Đại đội 16 làm nhiệm vụ đảm bảo cho xe ôtô qua bến phà Long Đại (trên đường 15 thuộc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), nơi máy bay địch đánh phá ác liệt hàng ngàn lần, ném hàng vạn tấn bom các loại xuống 2 bên  bến và thả thủy lôi xuống lòng sông. (Từ tháng 12 năm 1967   địch tăng cường đánh phá, có ngày tới 16 lần, thả nhiều bom nổ ngay, chậm nổ, từ trường xen kẽ, cả đơn vị có 54 đồng chí thì 45 đồng chí đã bị thương, có nhiều đồng chí bị thương từ 2 đến 4 lần, có đồng chí 6 lần, vẫn không rời nhiệm vụ). Toàn đơn vị đã nêu cao quyết tâm, dũng cảm bám bến, hoàn thành nhiệm vụ trong bất kỳ tình huống nào. Có lần xe chở đạn pháo bị cháy, máy bay địch đang đánh, đơn vị vẫn xông vào dập lửa cứu đạn khỏi bị nổ, có lần đơn vị đã xông vào khu vực địch đang đánh cứu chữa các đồng chí lái xe... Tuy là đơn vị cầu phà, nhưng hầu hết anh em đểu biết tháo phá bom để thông cầu phà không phải chờ đội phá bom.

Đơn vị đã chú trọng phát huy sáng kiến hợp lý hóa động tác, nâng cao kỹ thuật lái ca nô cho phà cập bến được chính xác nên đã giải phóng xe nhanh. Tính chung mỗi đêm đã bảo đảm cho hơn 80 xe qua lại, có đêm 120 xe, phục vụ đắc lực cho vận chuyển nhiều hàng ra phía trước.
Đại đội đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công các hạng.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Đại đội 16 được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





39. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ VĨNH THỦY
KHU VĨNH LINH, QUÂN KHU 4


Xã Vĩnh Thủy nằm sát bờ Bắc sông Bến Hải, đối diện vùng Mỹ - ngụy tạm chiếm. Từ năm 1965, địch cho máy bay đánh phá gần 6000 lần vào xã (có 48 lần dùng máy bay B52), ném hàng chục vạn quả bom các loại, pháo từ bờ Nam bắn sang hơn 70.000 quả đạn. Dân quân du kích Vĩnh Thủy đã nêu cao ý chí quyết tâm vượt qua bom đạn ác liệt, chiến đấu bảo vệ tính mạng tài sản nhân dân; đã bắn rơi 4 máy bay Mỹ, bắn bị thương 8 chiếc và phối hợp với bộ đội bắn rơi 9 chiếc khác. Các đội cứu sập đã dũng cảm xông vào nơi lửa đạn (kể cả khi máy bay địch đang đánh phá) cứu được 45 người, 50 nhà, 300 tấn lúa trong năm 1967. Sau mỗi đợt máy bay địch đánh, dân quân đều đi kiểm tra tháo phá được 28 quả bom nổ chậm, hơn 300 quả bom bi bảo đảm việc sinh hoạt và sản xuất của nhân dân địa phương. Dân quân xã Vĩnh Thủy đã đóng góp 14.000 ngày công tiếp tế đạn, vận chuyển thương binh, đào đắp trận địa phục vụ bộ đội chiến đấu. Ngoài ra còn đào hàng trăm km giao thông hào từ trong làng ra đồng nối liền 11 xóm trong xã, làm 1.611 hầm chữ A, vận động 100% các gia đình đào hầm ngủ trong nhà để hạn chế thiệt hại về người và của. Đơn vị đã cử trung đội súng cối 82 ly phối hợp chiến đấu với bộ đội ở Mặt trận đường số 9, bắn hơn trăm quả đạn vào đồn Dốc Miếu diệt nhiều địch.

Dân quân đã nêu cao vai trò nòng cốt trong sản xuất, xung phong đảm nhiệm những nơi khó khăn nguy hiểm nhất và vận động nhân dân bám đồng ruộng cấy được 90% diện tích.

Dân quân xã Vĩnh Thủy đã được tặng thưởng 5 Huân chương Chiến công (hạng nhì và 1 Huân chương Chiến công hạng ba).

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Dân quân xã Vĩnh Thủy được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #13 vào lúc: 05 Tháng Bảy, 2013, 04:52:17 pm »

40. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ VÕ NINH
HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNII QUẢNG BÌNH, QUÂN KHU 4


Xã Võ Ninh nằm gần các trọng điểm nổi tiếng ác liệt trên tuyến đường Bắc Nam như phà Quán Hầu, phà Trúc Ly, cầu Khe Dinh Thủy. Từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1968 địch cho máy bay tàu chiến bắn phá xã gần 2000 lần, ném 16.600 quả bom lớn, hàng vạn quả bom bi, 2000 quả rốc két và pháo làm hư hỏng hầu hết nhà cửa của nhân dân (có 50% số nhà bị phá hủy hoàn toàn). Dân quân du kích Võ Ninh đã nêu cao ý chí quyết tâm đánh địch bảo vệ nhân dân, bảo đảm đường giao thông ra phía trước. Tại phà Quán Hấu, phà Trúc Ly, cầu Khe Dinh Thủy, dân quân du kích trực suốt ngày đêm, bình tĩnh dũng cảm chờ địch vào tầm bắn có hiệu quả bắn rơi 4 máy bay địch (3 chiếc rơi tại chỗ, riêng dân quân gái bắn rơi 1 chiếc), cùng các đơn vị bạn phối hợp bắn rơi 5 chiếc khác. Dân quân du kích còn đóng góp 18.000 ngày công tham gia phục vụ bộ đội chiến đấu. Mỗi khi phát hiện đường bị phá hoại, bất kể ngày đêm hoặc máy bay đang hoạt động, anh chị em nhanh chóng sửa chữa, không lần nào để đường tắc quá thời gian quy định. Dân quân du kích Võ Ninh đã đào 35km hào giao thông nối liền các thôn trong xã, làm hơn 2000 hầm chữ A cho nhân dân trú ẩn, thường xuyên tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ an toàn thôn xóm.

Dân quân du kích luôn nêu cao vai trò nòng cốt dẫn đầu trong các phong trào ở địa phương, đã xung phong nhận làm hết diện tích ruộng ở nơi khó khăn nguy hiểm và thâm canh tăng năng suất lúa từ 35 tạ/ha năm 1965 lên 39,5 tạ/ha năm 1966.

Dân quân du kích xã Võ Ninh đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công (hạng nhất và hạng nhì), trung đội dân quân gái của xã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Dân quân du kích xã Võ Ninh được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





41. DÂN QUÂN DU KÍCH XÃ HƯƠNG TRẠCH
HUYỆN HƯƠNG KHÊ, TỈNH HÀ TĨNH - QUÂN KHU 4


Xã Hương Trạch nằm trên tuyến đường vận chuyển Bắc Nam. Từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1968 địch cho máy báy đánh vào xã hơn 600 lấn, ném gần 20.000 quả bom các loại (nổ ngay, chậm nổ, bom lân tinh, bom từ trường...), hàng ngàn đạn pháo, tên lửa... Dân quân du kích xã Hương Trạch đã nêu cao ý chí quyết tâm đánh địch bảo vệ nhân dân và cùng các lực lượng đóng trên địa bàn bảo đảm đường vận chuyển ra tiền tuyến được thông suốt. Đơn vị còn tổ chức các đội trực chiến ngày đêm bám các trọng điểm, bình tĩnh dũng cảm chờ máy bay địch vào tâm hiệu quả, nổ súng bắn rơi 2 máy bay F4, và phối hợp với đơn vị bạn bắn rơi 2 máy bay F105. Đơn vị đã đóng góp 18.250 ngày công kéo pháo, đào đắp trận địa, vận chuyển đạn cho bộ đội, tham gia sửa đường, tháo phá bom, dẫn đường cho xe ra phía trước không kể khố khăn nguy hiểm.

Đối với mọi hoạt động ở địa phương, đơn vị đều phát huy vai trò nòng cốt, gương mẫu: nhận sản xuất ở những nơi địch thường xuyên đánh phá, đào hầm hào cho dân trú ẩn, khai hoang, vệ sinh phòng bệnh v.v...

Vừa chiến đấu, đơn vị vẫn chú trọng huấn luyện, đã đạt loại giỏi, hấu hết các chiến sĩ đội viên đểu thành thạo sử dụng 3 loại súng (súng trường, súng 12,7 ly và đại liên), một số đồng chí có thể thay thế các vị trí của bộ đội pháo cao xạ 37 ly.

Dân quân du kích xã Hương Trạch đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Dân quân du kích xã Hương Trạch đã được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





42. TỰ VỆ PHÀ BẾN THỦY
TỈNH NGHỆ AN, QUÂN KHU 4



Phà Bến Thủy nằm ở quãng sông rộng 500 mét, nước chảy xiết lại có 2 cồn cát. Từ năm 1965 đến tháng 10 năm 1968, phà đã bị máy bay tàu chiến địch bắn phá ác liệt (với hơn 23.000 quả bom các loại, hàng ngàn thủy lôi, hơn 4000 quả đạn pháo). Cán bộ chiến sĩ đã vượt qua mọi khó khăn ác liệt, kiên quyết bám bến, tìm mọi cách bảo đảm phà hoạt động liên tục, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nối liền 2 bờ Bắc - Nam sông Bến Thủy. Nhiều lần đang lái phà thì bị máy bay đánh phá, anh em vẫn bình tĩnh, thông minh xử trí cho phà cập bến an toàn; Có lần phải chở gấp 30 khẩu pháo cao xạ qua sông mà dưới lòng sông còn 12 quả bom chưa nổ, đơn vị đã kiên quyết tự mình tháo phá, đưa được pháo qua sông kịp thời và an toàn. Đơn vị có tổ trực chiến đã phối hợp cùng đơn vị bạn bắn rơi 1 máy bay Mỹ. Đơn vị còn tranh thủ thời gian đào được hàng ngàn mét hào và nhiều hầm để trú ẩn và đi lại cất giấu ngụy trang phà được tốt.

Đơn vị đã đào tạo huấn luyện được 35 đồng chí lái ca nô thành thạo mọi mặt kỹ thuật, nhờ đó mỗi chuyến phà sang sông chỉ mất 7 đến 10 phút, giải phóng xe nhanh. Mỗi đêm trung bình đơn vị bảo đảm được 200 lượt xe qua lại, nhiều đêm đột xuất bảo đảm được gần 500 xe.

Tự vệ phà Bến Thủy đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công (hạng nhất và hạng ba), 1 Huân chương Lao động hạng nhì.

Ngày 18 tháng 6 năm 1969, Tự vệ phà Bến Thủy được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #14 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:24:14 am »

43. TIỂU ĐOÀN 21 PHÁO 130 LY
TRUNG ĐOÀN 204, BỘ TƯ LỆNH PHÁO BINH


Tiểu đoàn 21 chiến đấu ở Đường 9 từ tháng 8 năm 1967 đến tháng 11 năm 1968. Tuy pháo nặng, cơ động khó khăn nhưng bất kỳ lúc nào có lệnh đơn vị đều đi được ngay. Có thời gian 137 ngày đêm tiểu đoàn trụ lại trên một khu vực 1 km vuông, bị địch đánh vào trận địa hàng chục lần, đơn vị vẫn dũng cảm, liên tục đánh trả địch.

Tiểu đoàn đã đánh 470 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 2538 địch (có 1500 Mỹ), bắn cháy và trọng thương 28 tầu (trong đó có 4 tuần dương hạm, 8 khu trục hạm), bắn chìm 12 tầu vận tải và xà lan, phá hủy 26 xe quân sự (có 20 xe tăng), 12 pháo các loại; bắn cháy 6 máy bay lên thẳng và 2 chiếc C.130, phá sập 30 lô cốt, 9 khu nhà, 23 kho xăng dầu, vũ khí. Ngoài ra đơn vị còn hiệp đồng với bộ binh diệt 1350 Mỹ, ngụy, bắn cháy 12 xe tăng. 7 máy bay lên thẳng, 2 xe quân sự...

Là đơn vị mạnh toàn diện, xây dựng, chiến đấu giỏi, 100% cán bộ, chiến sĩ được khen thưởng. Tiểu đoàn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 21 được Chính phủ Cách mạng lâm thòi Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





44. TIỂU ĐOÀN 12 ĐẶC CÔNG
TRUNG ĐOÀN 6, QUÂN KHU TRỊ THIÊN


Xuân 1968 tiểu đoàn 12 đã có công lớn đánh mở cửa thành Huế và dẫn đầu trung đoàn đánh vào Thành Nội. Đơn vị còn cùng với bộ binh diệt 1 đại đội địch ở Đại Nội, phá hủy hơn 60 máy bay ở sân bay Tây Lộc, tiêu diệt nhiều quân địch ở căn cứ Mang Cá.

Năm 1968, tiểu đoàn diệt 1.472 địch (có 1.085 Mỹ) bắt sống 37 tên ngụy, phá hủy 50 xe tăng, 145 xe quân sự khác, trên 60 máy bay.

Đơn vị vận dụng tốt hình thức chiến thuật đánh thắng mọi đối tượng (căn cứ, hậu cứ, sở chỉ huy địch), đánh hợp đồng với bộ binh cũng giỏi.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 12 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





45. TIỂU ĐOÀN 10 ĐẶC CÔNG
QUẢNG TRỊ, QUÂN KHU TRỊ THIÊN


Tiểu đoàn 10 đã vận dụng nhiều hình thức chiến đấu linh hoạt, đánh địch dã ngoại, đánh điểm, đánh hậu cứ đều giỏi. Có nhiều trận đánh xuất sắc diệt gọn đại đội, tiểu đoàn địch, phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh.

Riêng năm 1968, Tiểu đoàn 10 đã đánh 19 trận, diệt 1.409 tên (có 1.354 Mỹ), diệt gọn 2 chi đoàn cơ giới Mỹ ở Tân Lệ và La Vang, phá hủy 99 xe quân sự, 7 pháo 105 ly và 2 cối 106,7 ly, đốt cháy 21 kho xăng dầu.

Đơn vị đã bám chắc địa bàn, vừa tích cực tiêu diệt địch vừa hỗ trợ cho phong trào chiến tranh nhân dân ở địa phương.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 10 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #15 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:28:56 am »

46. TIỂU ĐOÀN 21A ĐẶC CÔNG
THÀNH ĐỘI HUẾ, QUÂN KHU TRỊ THIÊN


Tiểu đoàn 21A hoạt động ở nội ngoại thành Huế từ tháng 7 năm 1967 đến năm 1969. Lúc tập trung, lúc phân tán, đánh nhiều trận tiêu diệt gọn đại đội, tiểu đoàn địch.

Năm 1968, mặc dù có nhiều khó khăn, địch bố trí dầy đặc các con đường vào thành phố Huế, tiểu đoàn vẫn ra vào thành phố đánh 14 trận, diệt 1.453 tên (có 451 Mỹ), bắt sống 16 tên ngụy, diệt gọn 1 trung đoàn thiết giáp (gần Tam Thai), 2 tiểu đoàn công binh; phá hủy 17 khẩu pháo, 20 xe tăng, 18 xe vận tải, bắn rơi 1 máy bay, bắn chìm 3 tầu địch.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 21A đặc công được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





47. TIỂU ĐOÀN 21B ĐẶC CÔNG
THÀNH ĐỘI HUẾ. QUÂN KHU TRỊ THIÊN


Từ một đội đặc công năm 1968 được bổ sung thêm quân số, thành lập tiểu đoàn. Từ đó đến cuối năm 1969, đơn vị hoạt động ở nội ngoại thành Huế, mặc dù có nhiều khó khăn, do địch tăng cường bố phòng kiên cố, càn quét... đơn vị kiên quyết vượt mọi khó khăn liên tục đánh địch dã ngoại, ở trong thành phố. Năm 1968, tiểu đoàn đã đánh 34 trận, diệt 1.970 tên (có 500 Mỹ), bắt sống 27 tên ngụy, diệt gọn 1 tiểu đoàn cảnh sát ở Huế tháng 6 năm 1968, 1 tiểu đoàn vô tuyến viễn thông (tháng 7 năm 1968), 2 đại đội Mỹ, 1 đại đội ngụy, 4 đoàn bình định; phá hủy 17 khẩu pháo, 150 xe quân sự (có 49 xe tãng) bắn rơi 1 máy bay, bắn chìm và cháy 6   tầu chiến.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Tiểu đoàn 21B đặc công được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





48. ĐẠI ĐỘI 11 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 9 TRUNG ĐOÀN 16 VÙNG BẮC GIA ĐỊNH


Từ tháng 10 năm 1964 đến cuối năm 1969, Đại đội 11 đã chiến đấu 60 trận ở Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng vùng ven Sài Gòn, đơn vị thường xuyên đảm nhiệm hướng chủ yếu. Đại đội đánh giỏi các hình thức chiến thuật đã diệt 2110 địch, diệt 8 đại đội, 14 trung đội, bắt sống 38 tù binh ngụy, phá hủy 14 khẩu pháo, 9 súng cối 106,7 ly, 7 vô tuyến điện, 3 kho đạn, 1 kho xãng; bắn cháy 19 xe bọc thép, bắn rơi 8 máy bay. Tính riêng trong Đông - Xuân 1967 và cả năm 1968 đại đội chiến đấu ở chiến trường trọng điểm, đã đánh 40 trận, diệt 1.700 Mỹ, ngụy, diệt gọn 6 đại đội và 8 trung đội.

Đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, chính sách, nhất là chính sách thương binh tử sĩ.

Đại đội đã được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng'' và 7 Huân chương Chiến công Giải phóng các hạng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 11 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #16 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:30:46 am »

49. ĐẠI ĐỘI 2 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 7, TRUNG ĐOÀN 66, SƯ ĐOÀN 304


Từ 20 tháng 1 năm 1968 đến 10 tháng 6 năm 1968 đại đội 2 chiến đấu ở Khe Sanh, đã đánh 5 trận diệt gần 600 địch, phần lớn là Mỹ.
Ngày 8 tháng 4 năm 1968 ở điểm cao 542, địch có 1 tiểu đoàn, tập trung pháo binh và máy bay đánh vào đội hình của đơn vị. Đại đội 2 đã nhanh chóng tiếp cận diệt 150 tên, thu 3 đại liên, 1 khẩu 12,7 ly, đánh lui các đợt phản kích của địch.

Trận ngày 19 tháng 5 năm 1968, ở Tà Cơn, địch cho 3 đại đội và 10 xe tăng nống ra, đại đội đã nhanh chóng tiếp cận, địch hốt hoảng bỏ chạy, cán bộ, chiến sĩ đơn vị đuổi theo vào tận cổng đồn, diệt được 110 Mỹ, 4 xe tăng, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, thu 1 tiểu liên, 3 các-bin, 1 điện đài.

Đại đội đã đào tạo được 26 cán bộ tiểu đội, 15 cán bộ trung đội, 8 cán bộ đại đội. phát triển được 17 đảng viên. Chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, các chính sách. Đại đội đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất.

Ngày 20 tháng 12 nám 1969, Đại đội 2 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





50. ĐẠI ĐỘI 1 SÚNG 12,7 LY
TIỂU ĐOÀN 75, MẶT TRẬN TRỊ THIÊN


Đại đội 1 tham gia chiến đấu ở đường 9 từ tháng 7 năm 1966 đến tháng 8 năm 1969, đã đánh 115 trận. Trong chiến đấu cán bộ,chiến, sĩ đều bình tĩnh, dũng cảm, chờ máy bay địch vào tầm bắn có hiệu quả mới nổ súng. Đơn vị đã hạ 65 máy bay (gồm 1 C130, 16 V10A, 2 F4, 2 L19, 44 máy bay lên thẳng, có 18 chiếc rơi tại chỗ), bắn bị thương 38 chiếc. Đơn vị có trình độ kỹ thuật, chiến thuật giỏi, hiệu suất chiến đấu cao. trung bình 150 viên đạn 12,7 ly hạ 1 máy bay.

Trong chiến đấu đơn vị đã nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, có khi đưa súng lên các điểm cao 500 mét, có khi nhử địch về phía trận địa đơn vị để đánh. Nhiều lần đơn vị chưa kịp xây dựng công sự, máy bay địch đến cán bộ, chiến sĩ vẫn nổ súng bắn rơi máy bay địch.
Trận Tân Lâm, Cà Lu ngày 28 tháng 2 năm 1968, cán bộ chiến sĩ đại đội 1 vừa bắn máy bay vừa bắn bộ binh địch. Kết quả đã hạ 4 chiếc lên thẳng, diệt 51 Mỹ.

Chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ toàn diện, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật chiến trường.

Đại đội đã được tặng thưởng 4 Huân chương Chiến công giải phóng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 1 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





51. ĐẠI ĐỘI 75 BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG
HUYỆN TƯ NGHĨA, TỈNH QUẢNG NGÃI


Từ tháng 9 năm 1965 đến tháng 6 năm 1969 Đại đội 75 hoạt động ở Mộ Đức, Điện Ngọc. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, địch ra sức càn quét đơn vị đã luôn luôn bám đất, bám dân, liên tục đánh địch, bảo vệ nhân dân, bảo vệ phong trào, xây dựng cơ sở, hỗ trợ tốt cho phong trào ở địa phương. Trong năm 1967 và 1968, đại đội 75 đã đánh 105 trận, tiêu diệt 1.783 địch, diệt gọn 2 đại đội, 6 trung đội, 5 đoàn binh định, thu 87 súng các loại. Có trận tháng 6 năm 1967 đại đội đã diệt 140 tên trong số 148 tên địch. Tháng 9 năm 1967, đại đội chỉ còn 35 tay súng vẫn diệt 136 trong số 140 tên ác ôn.

Đại đội 75 là đơn vị khá toàn diện của vùng đồng bằng Quảng Ngải chiến đấu đạt hiệu suất cao, đơn vị ít thương vong.

Đại đội đã được khen thưởng 5 Huân chương Chiến công Giải phóng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 75 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #17 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:32:19 am »

52. ĐẠI ĐỘI 3 SÚNG 12,7 LY
THUỘC TIỂU ĐOÀN 14 SƯ ĐOÀN 2 QUÂN KHU 5


Đại đội 3 đã vận dụng nhiều cách đánh hay: phục kích, đánh lẻ, lên cao đánh xuống, nhử máy bay địch về phía mình để đánh, đánh địch trên không và đánh địch dưới mặt đất.

Từ năm 1966 đến tháng 6 năm 1969, đại đội đã bắn rơi 182 máy bay các loại (gồm 127 HU 1A, 25.CH47, 8 HU1B, 6 OH13, 4 AD6, 2 L19, 1 vận tải, 9 phản lực) loại khỏi vòng chiến đấu 716 Mỹ - ngụy. Có trận đơn vị bắn rơi 15 máy bay địch.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 3 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





53. ĐẠI ĐỘI 1 CÔNG BINH
BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TỈNH QUẢNG ĐÀ


Từ tháng 4 năm 1967 đến ngày 15 tháng 8 năm 1968 đại đội 1 làm nhiệm vụ đánh phá giao thông địch trên đoạn đường số 1 dài 24km. Địa hình phức tạp, địch đóng 6 cứ điểm và nhiều bốt nhỏ xen kẽ tuần tra trên đường thường xuyên. Đơn vị không đủ lương thực, thuốc nổ, ít kinh nghiệm đánh phá giao thông. Nhưng cán bộ, chiến sĩ đã kiên quyết bám đường, đánh địch liên tục ngày đêm, sáng tạo nhiều cách đánh... Tổng cộng đại đội đã đánh 263 trận, diệt 2.495 tên địch, phá hủy và bắn cháy 216 xe quân sự, 34 máy phá mìn, 2 khẩu pháo 105 ly, 2 súng cối, 36 đại liên, 3 máy dò mìn, bắn rơi 3 máy bay, 59 lần đánh sập cầu cống, phá hủy 1080 mét đường làm ngừng trệ giao thông địch trong 77 ngày.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 1 công binh được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





54. ĐẠI ĐỘI 3 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 840, QUÂN KHU 6


Đại đội 3 thành lập tháng 12 năm 1966, trưởng thành nhanh chóng, hiệu suất chiến đấu cao. Từ đầu năm 1967 đến cuối năm 1968, đơn vị đã đánh 33 trận, diệt 2764 địch, diệt gọn 7 đại đội (có 2 đại đội Mỹ), 4 trung đội (có 1 trung đội Mỹ), tiêu hao nặng 8 đại đội (có 1 đại đội Mỹ), bắn cháy 23 xe quân sự (có 13 xe bọc thép), thu 24 súng các loại.

Trận đánh vào thị xã Phan Thiết, Đại đội 3 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, giải quyết dứt điểm mục tiêu, giải phóng nhà lao.

Đại đội 3 đã được tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng. Là lá cờ đầu của Quân khu trong năm 1968.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 3 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #18 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:34:04 am »

55. ĐẠI ĐỘI 7 BỘ BINH
TRUNG ĐOÀN 1 (ĐOÀN BÌNH GIÃ), SƯ ĐOÀN 9


8 năm chiến đấu liên tục ở miền Đông Nam Bộ, Đại đội 7 đánh giỏi, tiêu diệt nhiều địch, đặc biệt là tiêu diệt nhiều đơn vị địch, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Đơn vị đã đánh hơn 100 trận, diệt 4.200 tên (chưa kể số địch bị diệt trong các trận phối hợp), diệt gọn 18 đại đội (có 10 đại đội Mỹ), 29 trung đội (có 13 trung đội Mỹ) và một sở chỉ huy trung đoàn quân ngụy, bắn rơi 10 máy bay, phá hủy 60 xe tãng và bọc thép, thu 312 súng.

Riêng năm 1968 Đại đội 7 đã đánh 18 trận, diệt 1030 tên địch (có 650 Mỹ) diệt gọn 6 đại đội (có 2 đại đội Mỹ), bắn rơi 2 máy bay, phá hủy 16 xe tăng và bọc thép, thu 72 súng.

5 năm liền Đại đội 7 là ngọn cờ đầu của đoàn Bình Giã, là đơn vị vững mạnh toàn diện của Sư đoàn 9, là đại đội chủ lực đầu tiên của miền Đông Nam Bộ, được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng. Đại đội đã được tặng thưởng 5 Huân chương các loại.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 7 được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





56. ĐẠI ĐỘI 3 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 303, TRUNG ĐOÀN 1, TÂY NAM BỘ


Trong 2 năm 1967, 1968, đại đội đã đánh trên 60 trận. Có nhiều trận chống càn với lực lượng địch đông gấp 10 lần. Nhưng cán bộ, chiến sĩ vẫn đánh thắng, lập công lớn. Tổng cộng đại đội đã diệt 2076 tên địch, đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn, diệt gọn 3 đại đội, 1 trung đội, tiêu hao nặng 8 tiểu đoàn khác, bắn rơi, phá hủy 31 máy bay các loại, bắn chìm, bắn hòng 33 tầu, bắn cháy 2 xe M.113.

Là đơn vị bộ binh diệt được nhiều tầu chiến địch, đạt hiệu suất chiến đấu cao nhất so với các đơn vị ở miền Tây Nam Bộ.

Đơn vị chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật, chính sách, nhất là chính sách thương binh tử sĩ.

Đại đội đã được khen thưởng 16 Huân chương, được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 3 bộ binh được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miển Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





57. ĐẠI ĐỘI 6 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 2, TRUNG ĐOÀN 5, SƯ ĐOÀN 5


Trong 2 năm 1967 và 1968, Đại đội 6 đã đánh 25 trận ở miền Đông Nam Bộ, trận nào đơn vị cũng làm nhiệm vụ mũi nhọn, tích cực tấn công địch. Đại đội đã diệt và làm bị thương 2064 địch (có 836 Mỹ, Úc), diệt gọn 4 đại đội (có 1 đại đội Mỹ), bắn cháy 120 xe bọc thép, bắn rơi 1 máy bay, thu 45 súng các loại, 5 máy điện thoại, bắt sống 4 tù binh ngụy. Là đơn vị diệt nhiều xe tăng, xe bọc thép nhất của sư đoàn 5.

Đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, được tặng danh hiệu Đơn vị Thành đồng Quyết thắng.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 6 bộ binh được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #19 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:35:51 am »

58. ĐẠI ĐỘI 211 ĐẶC CÔNG
ĐÔNG NAM BỘ


Đại đội 211 thành lập cuối năm 1967, trưởng thành nhanh chóng, chiến đấu dũng cảm. Đơn vị đã đánh 39 trận, diệt 767 địch, trong đó có 89 Mỹ và hàng trăm tên ngụy quyền cấp tỉnh, bắt sống 15 tên ngụy, diệt 2 đại đội và 11 trung đội, diệt ban chỉ huy trung tâm “phượng hoàng” và ban chỉ huy hành quân tiểu khu Phước Long, diệt 2 đồn (Hiến Phong, An Lương), đánh sập các ty An ninh, Xã hội, Xây dựng nông thôn, Kinh tế tài chính của địch; phá hủy 15 xe quân sự (có 10 xe bọc thép), đốt cháy 6 kho đạn, xăng dầu, quân trang, thu 32 súng các loại.

Đại đội đã được tặng thưởng 2 Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba, 3 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”, là lá cờ đầu của binh chủng đặc công Mặt trận Đông Nam Bộ.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 211 đặc công được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





59. ĐẠI ĐỘI ĐẶC CÔNG NƯỚC
TỈNH BẾN TRE


Hai năm 1967, 1968, đại đội đặc công nước đã đánh 60 trận, đánh chìm và cháy 81 tầu địch, có 65 chiếc bị chìm (trong đó có 2 căn cứ nổi), diệt 3.848 tên địch (có 3.500 Mỹ, chư hầu), phá hủy 3 máy bay, 59 xe quân sự, 1 xưởng sửa chữa, 31 pháo 105 và 155 ly, đốt cháy 1 kho xăng dầu, đánh sập 7 cầu lớn.

Đại đội luôn chú trọng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, đánh đâu thắng đó. Đơn vị được tặng thưởng 10 Huân chương các loại, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội đặc công tỉnh Bến Tre được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.





60. ĐẠI ĐỘI 3 BỘ BINH
TIỂU ĐOÀN 1. TRUNG ĐOÀN 14. SƯ ĐOÀN 7


Đại đội 3 đã đánh 20 trận, diệt 1533 địch (có 929 Mỹ, Úc), diệt gọn 5 đại đội, bắn cháy 1 máy bay lên thẳng, 35 xe tăng và xe bọc thép, phá hủy 5 đại liên, 4 lô cốt, 3 nhà dù, thu 21 súng, 1 máy dò mìn, 3.000 viên đạn, 2 máy ảnh, 1 ống nhòm.

Riêng trong năm 1968, đơn vị đánh 16 trận, diệt 1328 tên địch (có 794 Mỹ), diệt gọn 2 đại đội, bắn rơi 1 máy bay lên thẳng, bắn cháy 33 xe tăng, xe bọc thép, thu 21 súng.

Đại đội 3 là lá cờ đầu của sư đoàn 7 về chấp hành chính sách thương binh tử sĩ (có trận chỉ còn 9 đồng chí vẫn giải quyết hết 28 thương binh tử sĩ) và bảo quản vũ khí tốt (không đồng chí nào bỏ mất vũ khí).

Đại đội là đơn vị khá toàn diện, tiến bộ nhanh trong tổng công kích, đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 2 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, được tặng danh hiệu “Đơn vị Thành đồng Quyết thắng”.

Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đại đội 3 bộ binh được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM