Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:16:54 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những câu chuyện đời thường ngắn...ngắn !  (Đọc 83607 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #110 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 11:27:20 am »


                   Đồng ý với ý kiến của Hahoi ,cậu này khi sinh ra chắc là ông bố đưa vào tay trái quyển sách ,bà mẹ trao vào tay phải cây bút .Còn bà mụ thì dơ cái mui rùa ...mài mực vào bụng hay sao ấy nên viết văn HAY ,hết tình ái rồi giờ lại oánh nhau cứ như thật .
            Thôi lính quân y làm đơn xin vào hội nhà văn VN đi ,cứ mài giấy thì tiền cũng.  tiêu tẹt ,rượu ngô uống tì tì cả ngày . Grin

   Hi hi. ..em tưởng nhà văn nghèo lắm chứ bác Huong 76. Chỉ giàu tình...cảm thôi. Cái đó thì hơi chán !  Grin

  Bác nói còn thiếu, bà mụ khi đỡ em ra một tay cầm..cái ảnh cô gái xinh ơi là xinh dí vào mặt. Thấy em cười toe toét nói" Thằng này mới nứt mắt ra đã thích gái rồi ...! "  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
laoshan1234
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1474



« Trả lời #111 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 02:34:58 pm »

   Nghe khuyến cáo ở bên kia (topic Hà giang),mình vòng sang.Chà,những câu chuyện đời thường ngăn ngắn,gần gũi và rất đời thường ,từ:Cô gái đeo kính,Hoa trên núi,Phượng và nay là đề tài chiến tranh của một người lính chưa từng qua chiến tranh viết:Tiếng quê.Những câu chuyện của người miền núi viết về đề tài miền núi,người lính viết về chiên tranh rất thực tế,sinh động,đầy tính nhân văn.Hay quá,tôi đọc liền mạch hơn 10 trang của chủ đề và cũng đồng tình với các bạn đọc về những lời khen đề tặng cũng như bao lời khuyến khích tác giả...

  Mong rằng:Linh quany hãy viết nhiều hơn nữa để diễn đàn của chúng ta phong phú hơn,và cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn ,qua những câu chuyện mà bạn viết.Chúc sức khỏe để đều tay phím !
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #112 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 03:02:12 pm »

TIẾNG QUÊ! ( Tiếp theo )

   Ông Tiến có vẻ xởi lởi hẳn lên khi biết trong đoàn chúng tôi cũng có vài người từng khoác áo lính, là những thế hệ đàn em đàn cháu cũng từng có thời gian đóng quân trên BGPB, nơi mà ông đã để lại một phần xương máu của mình trong cuộc chiến chống quân bành trướng.

   - Các chú làm ngay gần đây thì ở luôn đây đi cho tiện, khỏi phải lán bạt ngoài bờ sông làm gì không tốt cho sức khỏe. Tôi ở có một mình, nhà thì rộng...

   Chúng tôi cám ơn ông rồi cùng nhau thu xếp chỗ ở. Trưởng nhóm nói với tôi :

   - Thế này nhé ! Bây giờ ông đi vào ủy ban xã làm việc giấy tờ thủ tục với ban ngành nào thì cứ đi đi. Còn bọn tôi ở đây triển khai đo đạc luôn, chiều ông về tạt qua chợ xem có gì mua hộ mang ra đây uống rượu cho vui.

    Buổi tối hôm đó khi chúng tôi ngồi ăn cơm với nhau. Ông Tiến từ chối không uống được rượu với lý do sức khỏe không được tốt. Kể từ khi phục viên về địa phương, với chứng nhận thương tật tới tám mươi phần trăm, ông rất vất vả khi trái gió trở trời những vết thương cũ tái phát đau đớn..

   - Sao cháu thấy chú vẫn chèo đò được đấy thôi ạ! Một anh chàng trẻ tuổi cắt ngang câu chuyện của ông.

   - Tôi chèo đò vì nhà tôi có con thuyền này từ ngày xưa, giờ ở đây người qua lại cũng ít lắm! chủ yếu họ thi thoảng đi lại hai bên bờ thăm bà con, có ngày chẳng có ai.

   Thì ra thế, ông cũng chỉ vì niềm vui phục vụ mọi người là chính, với phụ cấp chế độ cùng mảnh đất màu mỡ trồng ít hoa màu bên bờ sông này ông cũng đủ trang trải cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày,  ốm đau đã có bảo hiểm y tế, ngoài ra còn được đi điều dưỡng định kỳ theo tiêu chuẩn.

   Ông cũng chỉ dám chở người ta qua sông những hôm thời tiết đẹp như hôm nay, còn hôm nào trời mưa to gió lớn ai có đến nhờ thì ông cũng chịu, bảo người ta có biết chèo thì cứ xuống lấy thuyền mà đi. Có buổi tối mưa bão ông đang ngồi đau nhức hết người thì bên kia có người gọi, nói sang không đi được đâu, một lúc nhìn lại vẫn thấy người đó đang đứng bờ sông. Nghĩ tội quá! chắc người ta có việc gấp ông lại uống thêm viên thuốc giảm đau rồi chống con thuyền sang, nào ngờ đến giữa dòng chân tay như co rút lại khiến người khách xanh mắt, cả chủ lẫn khách loay hoay mãi mới đưa con thuyền vào đến bờ.

   Chính vì chuyến đò này như là một định mệnh khiến ông thêm một vết thương chém vào lòng, nó làm ông đôi khi đau đớn hơn cả những vết thương do bom đạn gây ra.

   ***

   Sáng hôm sau tôi từ biệt mọi người ra về. Nhiệm vụ của tôi chỉ đi  xin giấy tờ, dấu má đã xong. Ông đưa tôi một đoạn đò ngắn xuống cái khúc sông phía dưới, ở đó lên tới đường ô tô ngay không phải đi bộ một quãng dài như trên bến trên.

   Nhìn con đò ngang chống ra xa dần và người cựu chiến binh già đang gò lưng chống con sào đi ngựợc dòng nước xiết. Trong đầu tôi lại hiện lên những lời câu chuyện mà tối hôm qua bên ấm chè xanh đặc sánh ông kể cho chúng tôi nghe. Những câu chuyện thời hậu chiến như khắc vào lòng các chàng thanh niên trẻ chưa từng nếm trải mùi chiến tranh một ấn tượng khó phai mờ, dù năm tháng đã dần trôi qua, bụi thời gian đã phủ lên cuộc chiến khiến bị lãng quên cũng nhiều.

   ***


« Sửa lần cuối: 09 Tháng Bảy, 2013, 11:31:19 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #113 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 04:02:40 pm »

 
  Mong rằng:Linh quany hãy viết nhiều hơn nữa để diễn đàn của chúng ta phong phú hơn,và cuộc sống có nhiều ý nghĩa hơn ,qua những câu chuyện mà bạn viết.Chúc sức khỏe để đều tay phím !

   Cám ơn bác Laoshan. Mong những câu chuyện em viết còn vụng về trên đây có thêm sự đồng hành của bác như đã từng chung một chiến thuyền Đời "bộ đội " bác nhé !  Grin
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #114 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 05:16:49 pm »

TIẾNG QUÊ! ( Tiếp theo )


   Bệnh viện quân y 93 - Vĩnh tuy - Hà Tuyên...

   Từng dãy nhà lá nối liền nhau nằm trên các ngọn đồi đang chìm trong sương sớm. Xung quanh  có vẻ như dân vẫn chưa có nhà nào thức giấc, ngược lại với sự tấp nập của mọi người trong viện, những chiếc xe hồng thập tự sơn màu xanh đậm đeo biển số quân đội  lẫn với một số xe dân sự đang đỗ thành hàng trước cái sân phòng khám, các băng ca liên tục đưa ra vận chuyển thương binh từ trên thùng xe xuống vào trong nhà, mọi y tá, hộ lý chạy như con thoi, ý ới theo chỉ lệnh của bác sĩ chuyển và phân loại từng thương binh theo nặng nhẹ khác nhau vào từng chỗ.

   Thương binh từ các nơi từ hôm qua đưa về đây ùn ùn. Những trận đánh nổ ra trên một số tuyến biên giới khiến số người thương tử tăng chóng mặt, những ai được đưa về đây chủ yếu là bị tương đối nặng, họ được cấp cứu, điều trị tại chỗ hoặc chuyển tiếp về các bệnh viện quân y tuyến sau trong trường hợp ở đây không xử lý được .

   Trước phòng mổ cấp cứu, một người đàn ông đứng đứng tuổi mặc bộ quân phục sĩ quan đeo cấp hàm đại úy đang đi lại lại dáng vẻ sốt ruột. Sáng sớm nay anh theo xe đưa một người thuộc đơn vị chuyển từ chốt về thẳng đây, không qua tuyến bệnh xá của sư đoàn. Người đang nằm trong kia chắc là một chỉ huy hay người thân quen nên đích thân anh phải đưa đi và chờ như này.

   Cánh cửa phòng vừa mở, một bác sĩ  đeo kính, mặc chiếc áo blu vương lấm tấm mấy giọt máu còn đỏ tươi trên ngực bước ra, anh liền ào tới " Bác sĩ ! Liệu thằng Tiến có qua khỏi không? " Vị bác sĩ đứng lại " Tiến nào? " .

  - Cái thằng bị mảnh lựu đạn băm nát hết người ấy !  Vẫn cách nói ngắn gọn theo kiểu nhà binh.

   - Anh vào đây đã, bác sỹ quân y ngoắc tay người sĩ quan đi theo anh tới gian nhà cuối hành lang. Ngồi xuống thở dài mệt mỏi anh nói :

  - Từ đêm hôm qua tới giờ chúng tôi liên tục phải mổ, gắp mệt quá! Trên đó chắc đánh nhau dữ dội mới thế phải không? Bác sĩ hỏi xong chợt nhớ ra : À còn trường hợp người thương binh của anh , tôi thấy hơi ngạc nhiên đấy, anh ta bị mảnh bắn khắp quanh đằng trước, ổ bụng gần như thủng toang ra mà vẫn sống. Những ca như này đưa về đến đây còn thoi thóp là hiếm !

   Người sĩ quan ngập ngừng một lúc : Vậy anh ta có qua được không?

  - Hiện tại vẫn hôn mê sâu, cần một loại kháng sinh rất mạnh đặc trị để dùng cho anh ta, nhưng có khi phải chuyển về tuyến sau thôi đồng chí ạ. Rất không may là loại thuốc này cực đắt, nó chỉ dùng cho lãnh đạo cấp cao, như chúng tôi đây chỉ dự trữ một vài cơ số khi cần thiết lắm mới có lệnh mở bảo quản ra xử dụng.

  -  Tôi không cần biết thuốc men các anh phân loại dùng cho những ai cả! Đây là chiến sĩ của tôi, tôi là tiểu đoàn trưởng của nó. Anh có biết ngày hôm qua trung đội nó đã chiến đấu đến người cuối cùng, còn mình nó khi bị bao vây nổ lựu đạn tự sát không? Đại úy giọng càng ngày càng gằn thêm.

  - Bình tĩnh đi đồng chí tiểu đoàn trưởng, ở đây ca nào cũng nặng, thông cảm cho chúng tôi, đó là quy định !

   - Vậy cho tôi gặp trưởng viện! Nếu chờ về đến tuyến sau nó chết mất! Giọng anh gần như quát lên.

   - Tôi chính là người phụ trách cái bệnh viện này. Bác sĩ vẫn lạnh lùng

   - Vậy tôi xin bác sĩ ! Người chỉ huy hạ giọng gần như năn nỉ. Bác sĩ có biết chúng tôi trên chốt nếu bây giờ chiến đấu nghĩ chẳng may bị thương như người đồng đội kia mà về đến đây không được cứu chữa, phải chết vì mấy loại thuốc kia đang dành cho ai đó mà chẳng biết những người đó có bị sao, phải cần đến nó bao giờ không thì thế nào !

  Anh hạ giọng trầm thêm : Một lần nữa tôi xin đồng chí ! Nếu không có cái sự dũng cảm chiến đấu của những người trên cái chốt người thương binh này thì có lẽ tuyến phòng ngự của chúng tôi đã bị thủng, chưa chắc đến bây giờ tiểu đoàn tôi cũng còn ai đâu. Đích thân tôi phải đưa anh ta về như một sự biết ơn đơn vị anh ta đã làm lên cái kỳ tích đó. Một trung đội thiếu đánh nhau với cả tiểu đoàn địch có sự yểm trợ của rất nhiều loại hỏa lực mạnh cả một ngày trời, cầm chân chúng để các đơn vị tuyến sau có thời gian chuẩn bị....

   Người bác sĩ trầm ngâm một lúc, anh lặng lẽ gỡ cặp mắt kính ra lấy khăn mù xoa lau lau. Có cái gì đó nghẹn nghẹn nơi cổ họng, nó xông lên làm mờ đôi mắt kính anh đang đeo. Từ ngày ra trường được điều về cái bệnh viện thuộc Quân khu 2 này, anh chứng kiến nhiều đồng đội ra đi ngay trên tay mình vì vết thương quá nặng. Nhưng đây là lần đâu tiên anh thấy khó xử nhất khi nghe yêu cầu của một người lính tuyến đầu. Đáng lẽ mình không nên nói ra điều này, trách nhiệm rất lớn khi cấp trên biết được chứ chẳng chơi.

   - Thôi! tôi quyết định phá niêm bảo quản dùng cho người thương binh này. Tôi chịu trách nhiệm! Anh nói dứt khoát với người đối diện như với cả anh.

  - Vâng, cám ơn bác sĩ nhiều. Người tiểu đoàn trưởng từ lúc nãy chăm chú theo dõi nét mặt của ông bác sĩ nghe thấy vậy vui mừng gần như reo lên.

   - Dù sao thì chúng tôi vẫn chuyển cậu ấy về tuyến sau, với vết thương này chỉ có bệnh viện 108 may ra mới xử lý nổi, giữ được tính mạng cho anh ấy! Đồng chí cứ yên tâm về chỉ huy đơn vị đi. Tôi đi làm ngay đây !

   - À này, đồng chí cho tôi hỏi, thế những thương binh còn lại đâu, chẳng lẽ đơn vị đó còn một người thôi sao? Bác sĩ hỏi thêm khi đại úy bước ra cửa khiến anh quay lại nghẹn ngào :

  - Có, còn vài thương binh nữa, nhưng tối hôm đó chúng tôi cùng đặc công lên tới nơi chiếm lại chốt thì thấy chúng dùng thủ pháo ném vào hầm giết chết hết mọi người rồi....chúng tôi...đến muộn quá !

   ***
  



« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2013, 07:48:09 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #115 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 07:47:20 pm »

TIẾNG QUÊ! ( Tiếp theo )


   Nghĩa trang liệt sĩ Vị xuyên, một buổi chiều đông lạnh lẽo....

   Người đàn ông mặc bộ quân phục cũ kỹ đi thẩn thơ giữa các hàng mộ. Anh lúi húi tìm kiếm người quen trên các hàng chữ khắc tên bia mộ, cứ mỗi lần tìm ra ai đó anh lại ngồi xuống thắp nén hương, châm điếu thuốc vào bên cạnh và thì thầm nói điều gì đó...

   Đến một ngôi mộ, khi nhìn thấy hàng chứ tên tuổi quê quán của người liệt sĩ anh thụp xuống khấn rưng rưng " Hòa ơi! thế là tao tìm thấy mày rồi! tao đốt cho mày điếu thuốc đây! sao lại có sự trùng lặp thế, vẫn điếu thứ 21, anh em mình hút chung nhé! " làn khói thuốc thoang thoảng bay lên, quện với làn khói nhang thành một dải xanh đục cuốn vào nhau, bay lơ lửng trên ngôi mộ có ngôi sao vàng năm cánh còn tươi rói.

   Tiến vừa xin về được một thời gian. Nghỉ ngơi vài ngày anh vội vã lên đây ngay khi nghe tin các liệt sĩ được quy tập về nghĩa trang mới này, trong đó cả những người hy sinh trong trung đoàn anh. Mấy năm trời vật vã khắp các bệnh viện, làm đi làm lại các vết thương rồi đi trại điều dưỡng thương binh nặng Bắc Ninh, đôi lúc chán nản tưởng chừng như đã buông xuôi hẳn nhưng mỗi lần nhìn các đồng đội khác bị nặng hơn, có người bị mất hết những bộ phận quan trọng trên cơ thể. Anh thấy mình còn may , " giàu hai con mắt khó hai bàn tay " mình vẫn còn đủ tay lẫn mắt, vẫn còn tốt chán! Anh xin ra khỏi trại điều dưỡng về quê.

   Đứng bên bờ sông gió thổi lồng lộng, nhìn ngắm những con thuyền xuôi ngược và nhiều ngôi nhà mọc lên khang trang hai bên bờ anh thấy quê hương đã đổi khác. Lúc anh đi nó còn nghèo lắm! cái ngã ba sông vắng teo giờ thay da đổi thịt nhiêu rồi.

   Một điều làm anh buồn hẳn đi là người con gái năm xưa cũng đã lên thuyền sang ngang. Cô không chờ đợi được người thương binh nặng chưa biết lúc nào có thể trở lại với cuộc sống đời thường, sau lần thăm anh cuối cùng cô nghẹn ngào xin lỗi người mình từng thương yêu đợi chờ. Con gái có thì và cuộc sống của cô, gia đình của cô cũng đã quá vất vả . Nghe xong anh chỉ mỉm cười gật đầu " Anh cũng muốn nói với em điều này từ lâu, thôi em đừng nghĩ ngợi gì nữa ! " Lau giọt nước mắt người con gái quay mặt lần lần bước đi như sợ tiếng chân của cô mạnh quá dội vào lòng anh khiến đau thêm.

   Người cha già ngước đôi mắt mờ đục nhìn anh " Tiến đã về đấy hả con? thôi tắm rửa rồi vào ăn cơm đi, em nó nấu rồi đấy ! " Ông chỉ nói có vậy, từ khi người bạn đời của ông về bên kia núi ông trầm lặng hẳn, ngày ngày chỉ ra ngồi cửa ngóng ra sông mong chờ  con trai duy nhất đang giành giật với những vết thương cho sự sống của mình về. Cô em gái trong bếp lao ra ôm chặt anh trai mừng rỡ, hai vợ chồng cô cũng vừa từ mạn ngược xuôi về khi nghe tin anh xuất viện.

   Nghĩ tới người em gái Tiến lại gục xuống nấm mộ " Tao vẫn nhớ trước khi vào trận mày xin tao khi ra quân cho về cùng quê thăm em gái, nó đã có chồng con còn mày thì nằm đây. Hòa ơi ! "

   ***
 
Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #116 vào lúc: 09 Tháng Bảy, 2013, 10:58:51 pm »

TIẾNG QUÊ! ( Tiếp theo )

   Cha của Tiến đã qua đời, trước lúc mất ông nắm tay Tiến nói trong hơi thở đứt quãng " Con...là...con ..trai...độc ...đinh...cả...họ....,..vợ...vợ " xong ông ra đi. Tuy không nghe rõ mấy câu cuối nhưng Tiến hiểu nỗi lòng của cha, trước khi nhắm mắt xuôi tay ông vẫn đau đáu nỗi lo về chuyện gia đình của anh.

   Khi đám tang của cha xong xuôi, mồ yên mả đẹp anh nhận ra căn nhà tự dưng trống vắng hẳn đi. Ngày trước cha anh còn sống tuy bị bệnh, có lúc không nói được nhưng dù sao có hai cha con cũng đỡ buồn. Nhất là những đêm mưa gió, cái ngã ba sông này càng lặng ngắt, một mình ngôi nhà trên đồi nằm nghe gió hú qua cái trái nhà anh mới thấm thía sự cô đơn của người đàn ông độc thân.

   ***

  Nhìn vào cái gương anh giật mình khi thấy một gương mặt méo mó đang nhìn lại chằm chằm, anh thấy sợ chính cái gương mặt của mình khi nó nghiêng nghiêng thấy vết sẹo to tướng làm kéo lệch cả một bên gò má. Mới gần bốn mươi tuổi mà anh nhìn như ông lão sáu mươi, mái tóc đã lốm đốm bạc từ lúc nào, những vết nhăn in hằn trên khuôn mặt biến dạng vì chiến tranh. Thở dài anh cất cái gương đi, có lẽ chả bao giờ dùng đến nó nữa, dù có đi họp hành xóm làng hay hội cựu chiến binh cần phải chải chuốt tý, nhìn chỉ tổ chán thêm. Khổ nỗi nhà anh lại gần sông, mỗi khi xuống sông múc nước tưới cho đám rau ở cái bãi dưới đó dù muốn dù không vẫn phải cúi mặt xuống, vẫn nhìn thấy khuôn mặt ông lão đang méo mó thêm vì những làn nước lăn tăn, bực bội anh khỏa mạnh cái thùng cho nó tan đi hình bóng không mấy vui vẻ kia...

   Cha anh ngoài để lại cho anh ngoài căn nhà còn một mảnh đất vườn khá rộng. Mùa nào thức ấy, đủ các loại ngô mía khoai sắn, mỗi thứ một ít, chủ yếu là nuôi mấy con lợn gà và bán đi khi cần khoản tiền nào đó chi tiêu quá cái món anh vẫn lĩnh hàng tháng từ cơ quan nhà nước trả theo chế độ.

   Công việc vườn tược mãi kể ra cũng buồn, anh tìm chiếc thuyền cũ của cha hì hục sửa lại, nó vẫn còn dùng tốt, chỉ vá mấy lỗ thủng lại băng băng ra sông hóng gió, thi thoảng mang cái cần câu ra thả rồi úp cái nón lên mặt ngủ, cá đớp mồi thì dậy kéo lên .

   Những người bà con, hàng xóm cùng đưá em gái đôi khi gặp vẫn nhắc anh tìm người phụ nữ nào đó xây dựng hạnh phúc đi, anh chỉ cười " Mình bây giờ nom thế này và cũng già rồi, ai lấy ! " rồi nở nụ cười meo méo. " Thôi thì trẻ không tới thì tìm người nào có hoàn cảnh...lỡ lỡ cũng được, chấp nhận cạp mới rổ cũ. còn hơn như này ở một mình đêm hôm gió máy trở trời lấy ai chăm sóc!",  nụ cười của anh như méo thêm. Họ thấy thế mãi cũng chán, dần dần gặp anh không nhắc lại chuyện này nữa.

   ***

   Tự dưng anh có thêm một cái nghề. Nghề chèo đò! chỉ vì người ta thấy anh có cái thuyền cho nên thỉnh thoảng nhờ chở sang bên kia sông, mới đầu họ đưa tiền anh không lấy. Thôi  ! hộ nhau thôi mà nhưng người ta cứ coi anh là ông lái đò, chỗ nhà anh xuống thành bến và mỗi lần gọi đi lại dúi cho anh bắt nhận. Ừ thôi thì làm cho vui, ai trả bao nhiêu thì trả, không trả cũng được.

   Không biết có phải do anh về nhà không khí trong lành, thoáng đãng cùng nhiều việc khuây khỏa hay không mà dạo này ai gặp cũng khen anh bắt đầu có da có thịt. Anh cũng cảm thấy mình khỏe lên chút thật, có bữa chèo liền tù tì mấy lượt khách qua lại vẫn chưa thấy mệt lắm.

   Nhớ lại hồi trước còn tuổi thanh niên khi chưa bị thương anh có sức vóc cũng thuộc hệ nhất nhì đơn vị. Mỗi lần hành quân đi trên dãy Tây côn Lĩnh ba lô súng đạn lỉnh kỉnh nặng trĩu vai nhưng vẫn sẵn sàng mang vác đỡ chút cho giúp đồng đội nào mệt quá. Có lần anh em thách anh thò lưng vào cõng hẳn một khẩu 12 ly 7 giá sẵn thế mà anh cũng chạy đi được cả chục bước khiến mọi người phục lăn.

   Nghề chèo đò của anh ngày càng có giá khi đến mùa làm mật mía. Khu vực này trồng nhiều mía cho nên các lò kéo mật cũng phát triển, họ thuê anh chở liên tục, số tiền anh kiếm được cũng kha khá. Có một bà buôn dưới xuôi lên dáng phây phây còn đề nghị anh chỉ chuyên chở cho bà ta, công cao hơn người khác. Công xá cao thấp anh không quan tâm nhưng thấy bà ấy nài nỉ nhiều quá cũng thấy động lòng. Thôi thì cứ mỗi ngày một chuyến xong nghỉ cho khỏe .

   Bà buôn mật này lại không chở từ bên này sang bên kia sông mà từ bến xuống thẳng cách đó hơn cây số, dưới đó có xe chờ sẵn, thuyền đến bốc hàng lên đi ngay. Đúng là buôn to! tiền công cứ hai ba ngày đến nhà trả một lần, rất sòng phẳng và rộng rãi, đôi khi còn mang cho anh cái gì đó gọi là chút quà dù nhà anh không có trẻ con.

   Chỉ có điều bà ta nhiều lúc làm anh rất khó xử, ai đời trước mặt người đàn ông đang chèo thuyền, bà ngồi đầu mũi xắn gấu quần lên rõ cao, lộ cả hai cái đùi trắng phốp pháp, đã thế mặc cái áo khóet hẳn miếng vuông vuông to tướng ở ngực lại còn hay cúi xuống! Ối giời ơi !  Một lần đến trả tiền ban tối bà ấy còn nửa đùa nửa thật hay là cho anh " ấy" một cái rồi trừ vào tiền công nhé khiến anh như bị ai đánh, cũng nửa đùa nửa thật nói lại sợ bà giận " bị lựu đạn nổ nó văng đúng vào chỗ  đó rồi còn làm ăn được gì nữa !" Bà ta nguýt một tiếng vừa dài vừa sắc như dao cắt " Rõ là....phí của ! ".

   Một thời gian sau hết mùa mật, người đàn bà ấy cũng đi đâu mất. Để lại cái hẹn : Sang năm em lên anh lại chở hàng riêng cho em đấy !

   ***

  
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Bảy, 2013, 11:15:09 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #117 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2013, 09:32:21 am »

TIẾNG QUÊ! ( Tiếp theo )


   Tôi lại có chuyến công tác đi qua cái ngã ba sông ấy.  Tiện thể ghé vào thăm ông Tiến. Gặp tôi ông vui lắm " chú vẫn nhớ tới tôi à ! quý quá ! hôm nay đi đâu thì đi nhưng phải ở lại ăn cơm và nói chuyện với tôi một tối đấy ! Có gì cứ đưa điện thoại tôi nói chuyện với cô ấy và các cháu dưới nhà xin phép cho ! " .

   Khi làm việc xong với Ban quản lý của xã, mấy anh em giữ tôi lại " Chẳng mấy khi ông lên đây. Ngoài kia có quán thịt chó mới mở ngon lắm! anh em mình ra làm tý mừng cái công trình hoàn thành nhé ! " Nhớ tới ông Tiến tôi từ chối " Thôi! để khi khác sếp em lên đi cả thể các bác ạ, em có hẹn với người bà con về ăn cơm rồi".

   Bữa tối hôm ấy ông thịt con gà đãi tôi, khi ngồi xuống mâm chợt ông à lên một tiếng rồi đến mở cánh tủ lấy một chai rượu màu đùng đục " Bác không được phép uống rượu được cơ mà? " tôi ngạc nhiên hỏi, sao hôm nay ông già này máu thế !

   - Không sao đâu chú! đây là rượu thuốc, tôi ngâm với các loại cao lá cây, thi thoảng cũng nhấp một chút cho đỡ đau người. Có hai anh em tôi mới mang ra đấy!

   Ông liên tục rót rượu cho tôi, giục ăn rồi gắp thịt gà đầy cả bát. Thấy tôi nói sao bác không ăn đi ông cười khà khà " Chú là thanh niên phải ăn mạnh vào, nói thật ngày xưa tôi ăn khỏe lắm, cứ gọi là thủng nồi trôi rế, thế mới có sức chứ, bây giờ cái dạ dày nó bị mảnh xuyên vào mổ mấy lần ăn không được nữa! " Rồi ông ngồi nhìn tôi ăn uống một cách trìu mến, cứ như tôi là một người lính đàn em trong đơn vị của ông ngày xưa ấy !

  Khi ngà ngà, tôi buột miệng hỏi :

  - Bây giờ em mới dám hỏi bác, thế câu chuyện về bà bán mật thế nào rồi, từ hồi ấy có lên thăm và đòi bác " ấy " nữa không ?

   - Bà ấy mất hút từ đó rồi, nghe nói về quê buôn cái gì đó bị thua lỗ phải trốn nợ, nghĩ cũng khổ cho một người đàn bà giỏi giang, xuôi ngược làm ăn, thế mà...

  - Vậy còn bà nào nữa không bác ! hôm nọ em nghe mang máng còn chuyện " đò ơi " cơ mà !

  Ông Tiếng đứng dậy đi pha ấm nước, chờ tôi dọn dẹp xong xuôi lên ông rót chén nước chè xanh đưa cho tôi rồi thủng thẳng kể tiếp về câu chuyện vết thương lòng lần thứ hai của ông...

   ***
  

« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2013, 11:51:15 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #118 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2013, 10:21:28 am »

TIẾNG QUÊ! ( Tiếp theo )


   ..Đò ơi ! chỉ mình tôi thôi, đêm nay nghe tiếng gọi đò, giật mình, ngỡ tiếng em về, bến quê tôi đợi tôi chờ, đò ơi ! đưa tôi qua sông nào....

   Năm tháng trôi dần đi. Anh Tiến gần bốn mươi tuổi năm nào nay đã thành ông Tiến gần năm mươi tuổi ...

   Những vết thương lại tái phát lên, đã làm ông vài lần phải nhập viện vì đau đớn.

   Con đò cũng đã cũ kỹ, già nua đi như người chủ của nó, nhưng ngày đêm vẫn theo ông băng qua sóng nước đưa người sang sông. chỉ có điều nó cũng được nghỉ ngơi nhiều hơn mỗi khi ông chủ trái gió trwor trời lại đau nằm bẹp một chỗ.

   Kể từ khi khúc sông trên có thêm một cái cầu, mọi con đường vận chuyển đều dồn về hướng đó, nó thông qua đường nhựa về thành phố. Hàng ngày từng đoàn xe kìn kìn nặng kín đi về xuôi, mang theo các loại nông sản và nỗi nhớ của vài cô gái về những anh chàng xây cầu. Cái bến này vắng hẳn đi.

   Nhung vẫn còn có người có nhu cầu phải sang bờ bên kia, họ vẫn qua lại nhờ ông chở, trừ những khi ốm còn đâu ông vẫn nhiệt tình với mọi người hàng xóm.

  Một đêm mưa to gió lớn, phía bên bờ bên kia loáng thoáng có tiếng gọi " Đò ơi ! ". Lúc này ông đang ngồi chống chọi với những vết đau tuy nghe không rõ có phải không vì tiếng gió thổi ù ù. Ngó ra cửa sổ thấy bờ sông phía đó trong ánh chớp có một bóng người trùm áo mưa đang đứng trên bãi cát. Ông gọi to " Đò nghỉ rồi bác ơi! giờ này không qua sông đâu, nguy hiểm lắm!".

  Bóng người cứ đứng đó, định kệ đi ngủ nhưng thấy trong lòng áy náy, nhỡ ai đó có việc gì gấp thì sao! Nghĩ thế ông uống thêm viên thuốc giảm đau rồi khoác cái áo mưa xuống bến cởi dây neo chèo sang bờ bên kia. Mùa này nước bắt đầu cạn không còn hung dữ nữa nhưng cũng chật vật lắm con thuyền mới cập bến chỗ người khách đang đứng co ro chờ.

  Ra đến giữa dòng, chợt ông thấy đau buốt khắp nơi, chân tay co rúm lại như bị chuột rút. Thôi chết! mình bị sao thế này! Nghĩ thế nhưng ông vẫn cắn răng chèo thật lực chỉ mong sang đến bến nhà còn đâu tính sau. Không ngờ cơn đau nổi dữ dội làm ông ngã vật xuống, con thuyền mất lái dập dềnh xoay ngang. Người khách hốt hoảng lay lay ông, trong tiếng mưa ông lờ lờ như giọng phụ nữ " Bác ơi ! bác! dậy đi ! .." . Nén cơn đau ông vùng dậy cầm con sào, ra hiệu cho người kia chèo còn ông cố chống. Khi tới bờ gần như ông ngất xỉu khi đặt chân lên bờ cát.

   Trong ánh đèn, đôi mắt còn nhìn thấy nửa tỏ nửa tối của ông vẫn kịp nhìn thấy gương mặt người khách, một người đàn bà không còn trẻ, mái tóc bết những nước mưa đang nhỏ tong tong vào mặt ông. Cô ấy đã đưa ông lên nhà và đặt ông vào giường xoa dầu gió, mùi dầu gió ấm áp xực lên thật dễ chịu. Ông thiếp dần đi trong cơn đau vẫn còn hơi nhức nhối và hương bạc hà thoang thoảng xung quanh...

   ***
  

  

  
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2013, 03:04:21 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #119 vào lúc: 10 Tháng Bảy, 2013, 11:45:04 am »

TIẾNG QUÊ! ( Tiếp theo )

 
   Trong cơn mơ màng, ông thấy như đang trở về trận địa xưa. Mình đang đứng trong chiến hào đây mà, nhìn rõ mặt thằng lính Trung quốc có gương mặt rậm rì râu, đôi mắt một mí nhìn như sưng húp dưới cái vành mũ sắt cũng cùm cụp đang bò lom khom lên trước mũi súng. Trả thù cho anh em này! ông siết một loạt đạn, tên lính biến mất, nó đi đâu rồi nhỉ? a ! đã văng xuống sườn núi rồi ! mày cứ nằm đấy chờ tý khác có đồng bọn xuống nằm cùng con nhé !

   Trời! Phát ! sao lại bị thế này, ông thảng thốt kêu lên. Người lính cối bị một quả cối nổ sát người, bụng vỡ toang hoác, vài khúc ruột xổ ra lẫn cùng đám đất đen sạm vì khói thuốc. Góc hào đằng kia một người lính đang ngồi dựa vào vách, trên đầu anh máu chảy xuống che phủ hết cả mặt, chiếc mũ cối rách tung nằm nghiêng cạnh chân, khẩu trung liên văng lên mép hào còn bốc khói nghi ngút. Những quả đạn cối  nổ toác toác tung đám bụi khắp nơi lên, làn đạn nhọn vẫn dầy đặc réo rin rít quanh người...

  ...mấy thằng lính sơn cước áo đen đang quây quanh ông và Hòa, chúng ghì chặt quá làm ông không vùng vẫy được. Hình như ông vừa kêu Hòa rút chốt, cậu y tá trong tay vẫn lăm lăm quả lựu đạn lúc gạt xác thằng bị ông cho một cái báng súng vào gáy đứng dậy vẫn chưa kịp ném. Hai thằng lính đang xiết cậu ta không kịp vồ lấy quả lựu đạn thì một tiếng bép vang lên, mặt chúng thất kinh định buông cậu ra nhưng không kịp nữa. Có vẻ như những giây cuối cùng Hòa không muốn ông chết, cậu gập người lại giấu quả lựu đạn vào bụng. Một ánh sáng lòe lên cùng tiếng nổ đinh tai nhức óc...

   - Này, dậy đi ! anh mơ gì mà kêu khiếp thế !

  Mở mắt ra nhìn thấy Ngoan, người phụ nữ hôm nọ do duyên tình cờ đưa đẩy gặp ông ở bến đò đang nằm bên cạnh thò tay sang đập đập vào người. Phù ! tự dưng anh mơ lại thấy cảnh đánh nhau ngày xưa khiếp quá !

  - Uống cốc nước lạnh cho tỉnh đi anh, khổ quá ! dạo này đêm nào anh cũng mơ kêu thấy rợn cả người !

  Uống cốc nước người đàn bà đưa cho, cái lạnh như vào tâm can lên đến tận trí não, tỉnh thật ! thôi em đi ngủ đi, anh ra kia nằm nhé, không tý ngủ say lại mơ em mất giấc! Một bàn tay dịu dàng kéo anh lại " Không cần đâu, em nói thế thôi nhưng em quen rồi, những chuyện hay kể, anh nhớ về đồng đội làm em cũng thấy thương lắm ! "

   ***

   Nhiều lúc ông cũng thầm cảm ơn trời Phật mặc dù ông không có một chút niềm tin tâm linh nào. Rằng trời đã mang đến cho ông một người bạn bên cạnh trong lúc xế chiều. Ngoan, tên người phụ nữ ấy đúng như cái tính của cô vẫn luôn bên ông an ủi, chăm sóc mỗi khi ông mệt, mà dạo này cơm mệt của ông lại tăng nhiều hơn, mỗi khi đến ngày kỷ niệm hay giỗ các anh em ngã xuống các căn bệnh ăn theo vết thương đường như nó cũng bùng phát nên đồng loạt làm ông không lúc nào nguôi ngoai nhớ về đồng đội.

  Cuộc đời của người bạn mới ông cũng long đong lắm! cô đã có một đời chống và đưá con, sau khi sống với nhau thời gian anh này đổ đốn, sinh ra tội cờ bạc, suốt ngày không chịu làm gì chỉ ngồi lì bên mấy cái chiếu. Của nả đôi vợ chồng trẻ cứ đội nón ra đi theo cơn say máu của anh ta. Nhiều khi thua nhiều quá cay cú về thấy chẳng có gì bán được đi gỡ bạc lại chút lên đầu cô vợ trẻ cũng đưá con thơ dại. Ngoan chỉ biết cúi đầu chịu những trận đòn và những lời đay nghiến giận cá chém thớt của người chồng đồi bại kia.

  Cái gì đến rồi cũng phải đến. Một hôm ngồi sới chẳng biết chơi sạch bẩn ra sao anh chồng rút con dao chém luôn vào người bạn đang cùng chơi, vứt vội con dao không kịp nhìn nạn nhân thế nào chuồn một mạch, chắc hẳn đã đi phương trời nào đó xa lắm. Lâu  không thấy tin tức anh ta Ngoan đành gạt nước mắt đem con về nhà ngoại gửi rồi cô bôn ba lên đây đi làm thuê làm mướn kiếm sống, trong một lần về thăm con lên muộn cô gọi đò của ông.

  Nhìn người phụ nữ tuổi mới hơn ba mươi chút mà nhan sắc đã chớm tàn tạ, ông thấy se lòng. Nghe xong câu chuyện ông nói nếu cần gì thì cứ ra đây, giúp đựợc cái gì ông giúp! từ đó cô thi thoảng ra nhà, lúc thì nấu cho ông bữa cơm, giặt bộ quần áo hay ngồi xoa những vết thương cho ông, mỗi khi chạm vào các vết sẹo nham nhở, xù xì trên người đàn ông độc thân, cô rơm rớm nước mắt. Cuộc đời của anh sao cũng khổ thế !

  Người ta bắt đầu để ý và xì xào chuyện của Ngoan, nhưng những lời bàn tán đều có thiện ý. Quanh đó ai cũng hiểu hoàn cảnh của ông và họ thầm mong ông có một hạnh phúc cũng như Ngoan có một chốn đi về hẳn hoi. Hai người dần thấy gần gũi nhau lúc nào không biết, hôm nào Ngoan không tới là ông thấy buồn, cô cũng vậy, cứ hết việc là chỉ ra nhà ông. Một lần ngồi nói chuyện ông đánh bạo nhìn vào mắt cô nói " Ngoan này! chúng ta đều có một cảnh ngộ gần như tương đồng với nhau, tôi không úp mở gì mà nói luôn nhé! hay...Ngoan về ở với tôi đi..."

  Người phụ nữ như đang đến tuổi hồi xuân, gương mặt cô nhìn trẻ lại trông thấy, các vết tủi hờn trên gương mặt như được xóa dần. Hai con người lỡ làng này đang tính một ngày nào đó Ngoan về quê làm nốt thủ tục dứt khoát với quãng đời trước và đón con lên " Đúng là tậu trâu được cả nghé ! mình cũng già rồi ! có đưá trẻ càng thêm vui " Ông tràn trề niềm vui và hy vọng như vậy....


   ***


« Sửa lần cuối: 10 Tháng Bảy, 2013, 03:06:04 pm gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM