Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:41:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92015 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #290 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 04:02:11 pm »

15 tháng 6 năm 1996: Fidel Castro tham gia hội nghị của Liên Hợp Quốc về hòa giải giữa con người được tổ chức ở Istanbul. Trong chuyến bay trở vẻ, ông có dừng lại ở đảo Canary và thăm Tenerife.

27 tháng 6 năm 1996: Tổ chức hàng không dán dụng quốc tế (ICAO), một cơ quan của Liên Hợp Quốc công bố một báo cáo khẳng định hai máy bay Cassena-337 của nhóm Những người anh em đi cứu trợ bị bắn rơi trên vùng lãnh hải quốc tế. Havana khẳng định những máy bay đó bị bắn rơi trong phạm vi 20 dặm lãnh thổ của Cuba.

Tháng 4 - tháng 9 năm 1997: Một loạt các vụ đánh bom và các hành động khác nhằm vào các khách sạn ở Havana và Varadero được các nhóm khủng bố Miami tiến hành. Các khách sạn bị ảnh hưởng là Melia Cohiba, Capri, Nacional, Sol, Palmeras, Triton, Chateau-Miramar và Copacabana. Ở khách sạn Copacabana, Fabio di Celmo, một khách du lịch trẻ người Italia bị thiệt mạng.

10 tháng 9 năm 1997: Bắt Salvadoran Raul Cruz Leon ở Havana. Cruz Leon thú nhận đã tiến hành sáu vụ đánh bom và khai rằng những người lưu vong ở Miami trả cho hắn 4.500 USD cho mỗi vụ đánh bom. Tên khủng bố sinh ra ở Cuba, Luis Posada Carriles bị buộc tội có liên quan đến việc tổ chức các vụ đánh bom này.

Tháng 10 năm 1997: Đảng Cộng sản Cuba tổ chức Đại hội Đảng lần thứ 5, tại đại hội này, Fidel Castro được bầu làm Bí thư thứ nhất và Raul được bầu làm Bí thư thứ hai.

17 tháng 10 năm 1997: Thi thể của Ernesto “Che” Guevara đựợc tìm thấy ở Bolivia sau một thời gian dài tìm kiếm được đưa vào lăng tưởng niệm ông ở Santa Clara. Trong bài điếu văn của mình, Fidel Castro nói, “Anh ở bắt kỳ nơi đâu có sự nghiệp công bằng cần được bảo vệ, anh là nhà tiên tri của tất cả những người nghèo trên thế giới”.

21-25 tháng 1 năm 1998: Giáo hoàng John Paul II thăm Cuba.

6 tháng 5 năm 1998: Nhà văn Gabriel Garcia Marquez chuyển thông điệp từ Fidel Castro tới Tổng thống Bill Clinton ở Nhà Trắng. Trong lá thư, Fidel Castro cảnh báo Clinton về những hành động khủng bố nhằm vào các máy bay và điểm du lịch của Cuba do bọn chống cách mạng Cuba ở Mỹ tiến hành.

16-17 tháng 6 năm 1998: Do nỗ lực của Garcia Marquez, chính quyền Cuba mời hai quan chức cao cấp của FBI tới Havana và cung cấp cho họ rất nhiều file dữ liệu về hoạt động khủng bố một số tên khủng bố sống ở Florida.

12 tháng 7 năm 1998: Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo New York, tên khủng bố sinh ra ở Cuba Luis Posada Carriles thừa nhận đã tổ chức chiến dịch khủng bó nhằm vào các điểm du lịch ở Cuba năm 1997 và khẳng định rằng, chiến dịch này được sự hỗ trợ vè tài chính của Jorge Mas Canosa và Tổ chức quốc gia Mỹ-Cuba. Posada Carriles thừa nhận đã trả tiền cho Cruz Leon đánh bom khách sạn.

Tháng 8 năm 1998: FBI vô tình làm thất bại một âm mưu của lực lượng Cuba lưu vong nhằm ám sát Fidel Castro khi ông tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ibero-Mỹ lần thứ 8.

12 tháng 9 năm 1998: 5 người Cuba thâm nhập vào các tổ chức của bọn khủng bố người Cuba lưu vong để ngăn chặn hành động thủng bố chống Cuba, bị bắt ở Miami.

16 tháng 10 năm 1998: ở Tây Ban Nha, thẩm phán Baltasar ký lệnh bắt quốc tế đối với Augusto Pinochet. Cựu độc tài người Chile bị bắt 8 giờ sau đó tại Luân Đôn.

20 tháng 10 năm 1998: Fidel Castro tham dự Hội nghị thượng đinh Ibero-Mỹ lần thứ 8 tại Oporto, Bồ Đào Nha; trong thời gian ở châu Âu, ông đến thăm tỉnh Extremadura và thành phố Merida của Tây Ban Nha.

30 tháng 10 năm 1998: Manuel Fraga, Tổng thống của người Xuntan ở Galicia đến Cuba thăm chính thức và có cuộc gặp với Fidel Castro.

6 tháng 12 năm 1998: ở Venezuela, Hugo Chavez được bầu làm Tổng thống của đất nước với 56,5% số phiếu ủng hộ.

17 tháng 1 năm 1999: Hugo Chavez có chuyến thăm đầu tiên trên cương vị là người đứng đầu nhà nước tới Cuba.

27 tháng 2 năm 1999: ở New York, Uỷ ban của Guatemala về các vấn đề Lịch sử (CEH) do Liên Hợp Quốc tài trợ công bố một bản báo cáo có tiêu đề “Guatemala: Ký ức im lặng”, buộc tội Mỹ đã có vai trò quan trọng trong việc ủng hộ diệt chủng và khủng bố nhà nước ở Guatemala. CEH thống kê hệ thống các vụ tra tấn và giết 200.000 người, chủ yếu là người Maya trong suốt giai đoạn đàn áp kéo dài từ 1978 đến 1983.

28 tháng 5 năm 1999: Roberto Robaina, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba bị cách chức.

14-16 tháng 11 năm 1999: Để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Ibero-Mỹ lần thứ 9, vua Juan Carlos I của Tây Ban Nha đến thăm Cuba.

25 tháng 11 năm 1999: Em bé 6 tuổi Elian Gonzalez được cứu ở ngoài khơi bờ biển Florida sau khi mẹ và 10 người Cuba khác cố chạy sang Mỹ bị chết. Chính quyền Mỹ nghe theo áp lực của cộng đồng người Cuba phản cách mạng ở Miami và để cho đứa bé bị giữ lại Miami, bất chấp yêu càu của bố cháu đòi trả cậu bé về Cuba, ở Cuba, cuộc chiến đòi đưa cậu bé về nhà bát đầu.

30 tháng 11-3 tháng 12 năm 1999: Cuộc họp của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tổ chức ở Seatle, Washington gây ra các vụ biểu tình rộng lớn. Phong trào phản đối quốc tế chống toàn cầu hoá tự do mới ra đời.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #291 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 04:05:43 pm »

21 tháng 1 năm 2000: ở Ecuador, Tổng thống Jamil Mahuad bị ám sát bởi phong trào nổi dậy của những dân tộc bản xứ có sự ủng hộ của một số sĩ quan quân đội, trong đó có đại tá Lucio Gutierrez.

28 tháng 6 năm 2000: Elian Gonzalez trở về Cuba sau thất bại của những người Cuba lưu vong trong việc giữ em bé lại Mỹ. 1 triệu người trong đó có Fidel Castro đi đầu tuần hành dọc theo đại lộ Malecon ở Havana để đón chào cậu bé trở về.

Tháng 9 năm 2000: Fidel Castro tham dự Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc và có tham gia vào một sự kiện chưa từng có, đó là cuộc gặp ngắn với Tổng thống Bill Clinton. Fidel Castro và Bill Clinton bắt tay và tỏ thái độ vui mừng - đó là lần đầu tiên trong vòng 40 năm một vị tổng thống Mỹ nói chuyện trực tiếp với Fidel Castro.

26-30 tháng 10 năm 2000: Chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Venezuela của Fidel Castro kể từ năm 1959 (ngoại trừ chuyến thăm ngắn năm 1989 khi Carlos Andres Perez nhậm chức); Castro được chào đón như một người anh hùng.

29 tháng 10 năm 2000: ở Peru, Tổng thống Alberto Fujimori bị bê bối lớn liên quan đến tham nhũng và lạm dụng quyền lực, rời khỏi đất nước này đi sống tị nạn ở Nhật Bản. Ngày 21 tháng 11, ông ta bị tước quyền.

30 tháng 10 năm 2000: Ký hiệp định giữa Cuba và Venezuela, theo đó Venezuela sẽ cung cấp cho Cuba 53.000 thùng dầu thô mỗi ngày với giá ưu đãi và trả tiền theo kế hoạch. (Vào thời điểm này, Cuba tiêu thụ 150.000 thùng một ngày trong đó nước này chỉ sản xuất được 75.000 thùng). Đổi lại, Cuba sẽ cung cấp cho Venezuela các loại thuốc chữa bệnh liên quan đến gien và các thiết bị y tế, sẽ xây dựng một trung tâm sản xuất vắc-xin ở nước này. Ngày nay, khoáng 15.000 bác sĩ, nha sĩ, bác sĩ nhãn khoa, các chuyên gia về sức khoẻ của Cuba đang thực hiện một nhiệm vụ tham vọng có tên “Trong lòng Barrio” nhằm chăm sóc sức khoẻ cho 17 đến 25 triệu người Venezuela còn thiếu điều kiện. Ngoài ra còn có hàng nghìn các giáo viên, giáo sư đại học đang tham gia giúp thực hiện các chương trình xoá mù chữ, cùng với hàng nghìn các huấn luyện viên thể thao ở Venezuela.

Tháng 11 năm 2000: Cơ quan tình báo Cuba phát hiện ra âm mưu của tên khủng bố Luis Posada Carriles nhằm ám sát Fidel Castro ở Panama khi ông tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ibero-Mỹ lần thứ 10. Posada Carriles và 3 tên khủng bố khác bị chính quyền Panama bắt giữ.

13-17 tháng 12 năm 2000: Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm Cuba.

25-30 tháng 1 năm 2001: ở Porto Alegre, Brazil, Diễn đàn Xã hội thế giới đầu tiên diễn ra; khẩu hiệu của Diễn đàn là “Một thế giới khác là điều có thể”. Hơn 30.000 thanh niên từ khắp nơi trên thế giới tập trung đề nghị tìm giải pháp thay thế cho toàn cầu hoá tự do mới.

23 tháng 6 năm 2001: Fidel Castro bị ngất nhẹ trước công chúng ở tỉnh lân cận với Havana là Cotorro trong một bài phát biếu kéo dài 3 giờ được truyền hình trực tiếp, ông chỉ bị ngất trong vài phút và lý do được cho là do nắng to và nhiệt độ cao. 8 giờ sau đó Fidel Castro xuất hiện trên truyền hình giải thích những gì đã xảy ra.

11-13 tháng 8 năm 2001: Nhân dịp sinh nhật lần thứ 75, Fidel Castro tổ chức kỷ niệm cùng với Tống thống Hugo Chavez ở Ciudad Bolivar, Venezuela.

11 tháng 9 năm 2001: Vụ tấn công khủng bố vào toà tháp đôi Trung tâm Thương mại thế giới và thành phố New York và Lầu Năm góc ớ Washington khiến gần 3.000 người chết. Fidel Castro lên án hành động này bằng những lời lẽ gay gắt nhất, chia sẻ nỗi buồn với các nạn nhân và gia đình họ, đề nghị trợ giúp chính quyền Mỹ về hậu cần (tại các sân bay của Cuba), ông cũng khẳng định chiến tranh sẽ không chấm dứt được chủ nghĩa khủng bố trên thế giới.

19-21 tháng 12 năm 2001: ở Ác-hen-ti-na, hàng trăm nghìn người xuống đường biểu tình phản đối chính sách kinh tế tự do mới. Chính phủ tuyên bố tình trạng bao vây và ra lệnh cho phép nổ súng vào những người biểu tình. Kết quả là hàng chục người bị chết và cơn phẫn nộ của những người biểu tình càng mạnh mẽ hơn. Tổng thống Fernando de la Rua bị lật đổ vào ngày 21.

7 tháng 1 năm 2002: Washington thông báo với Cuba về dự định thành lập một nhà tù ở căn cứ hải quân Guantanamo (bị Mỹ chiếm mặc dù Cuba liên tục phản đối) để tiếp nhận tù nhân từ Afghanistan vì nước này bị nghi ngờ đã thực hiện các hành động tấn công khủng bố quốc tế. Những điều kiện mà tù nhân ở đây phải chịu đựng sau này đã gây ra vụ bê bối quốc tế rất lớn.

11 tháng 1 năm 2002: ở trại Delta thuộc căn cứ hải quân Guantanamo, 20 tù nhân đầu tiên bị buộc tội khúng bố và có liên quan đến mạng lưới khủng bố Al-Qaeda được đưa đến.

11 tháng 4 năm 2002: ở Caracas, một cuộc đảo chính nổ ra chống lại Tổng thống Hugo Chavez. Fidel Castro theo sát những sự kiện này. Vụ đảo chính không thành và Hugo Chavez trở lại nắm quyền vào sáng sớm ngày 14 tháng 4.

6 tháng 5 năm 2002: Tổng thống Mỹ George W. Bush đưa ra lời buộc tội vô căn cứ rằng Cuba tiến hành nghiên cứu vũ khí sinh học.

12-17 tháng 5 năm 2002: Cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter thăm Cuba và có bài phát biểu tại Trường Đại học Havana được truyền hình trực tiếp.

21 tháng 5 năm 2002: Tổng thống Mỹ George W. Bush liệt Cuba vào danh sách các nước “tài trợ khủng bố”.

27 tháng 10 năm 2002: ở Brazil, Luiz Inacio “Lula” da Silva, nhà lãnh đạo công đoàn và là nhà sáng lập Đảng công nhân, đồng thời là bạn của Fidel Castro được bầu làm Tổng thống.

11 tháng 11 năm 2002: James Cason, giám đốc mới của Văn phòng Lợi ích Mỹ đến Havana. Cason ngay lập tức bắt đầu những hành động quyết liệt nhằm làm suy yếu Chính phủ Cuba.

25 tháng 11 năm 2002: ở Ecuador, Đại tá Lucio Gutierrez, với sự ủng hộ của các tổ chức nhân dân và lực lượng quần chúng được bầu làm Tổng thống.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #292 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 04:09:04 pm »

Tháng 3 năm 2003: ở Cuba, hơn 70 tên nổi loạn bị bắt, bị buộc tội và kết án tù (trong số đó có nhà thơ Raul Rivero). Chính phủ Cuba đưa ra chứng cớ về sự liên quan tài chính và chính trị của họ với Chính phủ Mỹ thông qua Văn phòng Lợi ích Mỹ ở Havana.

20 tháng 3 năm 2003: Máy bay Mỹ đánh bom Bát-đa và cuộc chiến I-rắc bắt đầu.

Tháng 4 năm 2003: Một nhóm cướp tàu và âm mưu đưa bất hợp pháp sang Mỹ bị bắt, buộc tội và kết án. Ba tên bị kết án tử hình va bị xử tử.

27 tháng 4 năm 2003: ở Ác-hen-ti-na, với cương lĩnh phản đối triệt để chủ nghĩa tự do, Nestor Kirchner được bầu làm Tổng thống.

13 tháng 5 năm 2003: Washington trục xuất 14 nhà ngoại giao Cuba.

26 tháng 5 năm 2003: ở Buenos Aires, Fidel Castro tham dự lễ nhậm chức của Tổng thống Nestor Kirchner. Tại Trường Đại học Buenos Aires, Castro có bài phát biểu trước đám đông hàng chục nghìn người.

Tháng 6 năm 2003: Trả đũa việc cầm tù 75 tên được coi là “nổi loạn” và việc xử tử 3 thanh niên ở Cuba, các nước thuộc Liên minh châu Âu quyết định mời bọn nổi loạn và gia đình chúng tới toà đại sứ nhân dịp kỷ niệm ngày quốc khánh của họ. Chính phủ Cuba phản đối bằng cách cô lập các toà đại sứ của châu Âu thực hiện kế hoạch này khiến các nhà ngoại giao châu Âu hoàn toàn mất liên lạc.

14 tháng 6 năm 2003: Chính quyền Cuba đóng cửa Trung tâm văn hoá Tây Ban Nha ở Havana do hành động “xúi bẩy lệnh trừng phạt được Liên minh châu Âu thông qua chống lại Cuba”.

18 tháng 6 năm 2003: Hơn 1 triệu người Cuba ký vào bản kiến nghị điều chỉnh hiến pháp theo đó Chủ nghĩa xã hội ở Cuba là “không thể thay đổi”.

26 tháng 6 năm 2003: Quốc hội Cuba bỏ phiếu bầu thông qua việc điều chỉnh hiến pháp và tuyên bố Chủ nghĩa xã hội là không thể thay đổi.

13 tháng 7 năm 2003: ở độ tuổi 75, Maximo Francisco Repadilo Munoz thường được biết đến với cái tên Compay Segundo, ca sĩ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng qua đời ở Havana, ông sinh ra ở Siboney vào ngày 18 tháng 11 năm 1907. Bộ phim của Wim Wenders và Ry Cooder có tên Buena Vista Social Club (1977) đã đưa Compay Segundo và các nhạc sĩ khác thuộc nhóm của ông thành những nhạc sĩ nổi tiếng nhất của Cuba trên thế giới.

16 tháng 9 năm 2003: Felipe Perez Roque, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba tuyên bố lệnh cấm vận kinh tế do Mỹ áp đặt hơn 4 thập kỷ qua đã gây thiệt hại về tài chính cho hòn đảo này 72 tỷ USD.

19 tháng 9 năm 2003: Trong hành động buộc tội đầu tiên sau 40 năm, người Cuba đã cướp máy bay và bay sang Miami vào tháng 4 năm 2003 bị toà án Florida kết án 20 năm tù.

24-27 tháng 9 năm 2003: Tổng thống Brazil Lula da Silva thăm Cuba và ký 12 hiệp định hợp tác.

Tháng 10 năm 2003: Do hậu quả của cơn bão Michell tàn phá nặng nề Cuba, chính quyền Mỹ quyết định bán lương thực và các sản phẩm nông nghiệp cho Cuba mặc dù còn rất hạn chế. Với hành động này, nước Mỹ, mặc dù vẫn duy trì lệnh cấm vận kinh tế từ năm 1962, trở thành nhà cung cấp lương thực và các sản phẩm nông nghiệp lớn nhất cho hòn đảo này.

10 tháng 10 năm 2003: Phát biểu tại Florida, Tổng thống George W. Bush hứa sẽ gia tăng áp lực với Cuba và thông báo sẽ thành lập Hội đồng tương trợ vì một nước Cuba tự do do Ngoại trưởng Colin Powell làm chủ tịch có nhiệm vụ “chuẩn bị cho sự thay đối dân chủ” diễn ra trên đất nước này. Năm 2002, khoảng 230.000 người Mỹ đã đến thăm hòn đảo này, trong đó có hơn 40.000 người là đến bất hợp pháp (có nghĩa là không được sự cho phép của chính quyền Mỹ) và bị phạt 250.000 USD.

17 tháng 10 năm 2003: ở Bolivia, biểu tình rộng khắp đòi quốc hữu hoá các công ty dầu lửa. Cảnh sát và lực lượng chức năng bắn vào đám đông và giết chết rất nhiều người biểu tình. Tổng thống Gonzalo Sanchez de Losada bị lật đổ.

29 tháng 10 năm 2003: Quốc tế Cộng sản tổ chức cuộc họp ở Sao Paolo phản đối lệnh cấm vận thương mại của Mỹ chống Cuba. Hội nghị này cũng yêu cầu Havana phải thả “các tù nhân chính trị” và tiến hành “cải cách dân chủ”.

31 tháng 10 năm 2003: ở Uruguay, Tabare Vazquez, lãnh đạo của Frente Amplio (Mặt trận rộng khắp, một liên minh của các đáng phái cánh tả), được bầu làm Tổng thống.

1 tháng 11 năm 2003: ở Bogota, ca sĩ-nhạc sĩ Pablo Milanes nói, “ở Cuba, có những sai lầm mà chúng ta có quyền phê bình”.

Tháng 12 năm 2003: Tất cả các quan chức cao cấp của Cơ quan du lịch Cubanacan thuộc Chính phủ Cuba bị cách chức vì những “sai lầm nghiêm trọng” và thiếu tính nghiêm túc và kiềm chế.

5 tháng 12 năm 2003: Diễn ra cuộc họp đầu tiên của Hội đồng tương trợ vì một nước Cuba tự do do Ngoại trưởng Colin Powell và Bộ trưởng nhà đất và phát triển đô thị, Mel Martinez, một người gốc Cuba đồng chủ trì.

14 tháng 12 năm 2003: ở Havana, nhân vật đối lập người Cuba, Oswaldo Paya tuyên bố bản “cương lĩnh thay đổi chính trị” đối với Cuba.

1 tháng 1 năm 2004: Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 45 chiến thắng của Cách mạng, Cuba tự đưa mình vào “cuộc chiến của các ý tưởng” nhằm nâng trình độ học vấn chung của người dân Cuba, tiếp tục đấu tranh nhằm xoá bỏ lệnh cấm vận kinh tế và thay đổi luật di cư chống Cuba ở Mỹ, và thực hiện chiến dịch vận động đòi thả tự do cho 5 đặc vụ Cuba, “những người anh hùng của nước Cộng hoà Cuba”, bị kết án tù vô thời hạn ở Mỹ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #293 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 04:13:20 pm »

3 tháng 1 năm 2004: Bài diễn vãn của Fidel Castro tại nhà hát Các Mác ở Havana nhân dịp kỷ niệm lần thứ 45 ngày Cách mạng giành chiến thắng. Castro phản đối dự án FTAA, một dự án do Washington bảo vệ và coi đó là “vụ tấn công cuối cùng vào nền độc lập của châu Mỹ La-tinh”.

15 tháng 1 năm 2004: “Vì lý do hạ tầng cơ sở”, Chính phủ Cuba chấp nhận cho phép truy cập Internet một cách hạn chế. Ở Cuba, có khoảng 270.000 máy tính, 65 % trong số đó kết nối với Internet.

21 tháng 1 năm 2004: Nhà yêu nước Cơ đốc giáo Bartholomew I,   lãnh đạo tinh thần của hơn 250 triệu người Cơ đốc giáo chính thống đến thăm Cuba.

22 tháng 1 năm 2004: Fidel Castro gặp Robert Redford, người đến trình bày bộ phim về Che Guevara, The Motocycle Diaries (Nhật ký trên xe môtô), do ông sản xuất. Cuộc gặp diễn ra ở Havana tại khách sạn Hotel Nacional.

29 tháng 1 năm 2004: Fidel Castro buộc tội Tổng thống Mỹ George W. Bush lên kế hoạch ám sát ông.

5 tháng 2 năm 2004: Hội chợ sách Havana diễn ra. Phản đối việc buộc tội và cầm tù 75 tên nổi dậy, Đức, đất nước được vinh danh tại hội chợ lần này quyết định không tham gia chính thức.

11 tháng 2 năm 2004: UNESCO trao giải báo chí tự do thế giới cho Raul Rivero, nhà báo Cuba bị kết án 20 năm tù vào tháng 4 năm 2003.

Tháng 4 năm 2004: Khủng hoảng ngoại giao giữa Cuba và Mêhicô: sau khi Mêhicô biểu quyết tại Uỷ ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc buộc tội Cuba, Fidel Castro nói rằng chính quyền của Tổng thống Vicente Fox đã “đốt thành tro bụi” chính sách ngoại giao của nước này bằng việc phục tùng lợi ích của Mỹ. (Đại sứ Cuba ở Mêhicô, Jorge Bolanos bị trục xuất và đại sứ của Mêhicô tại Havana cũng được gọi về nước).

14 tháng 4 năm 2004: Tại Mỹ, kênh truyền hình HBO phát bộ phim tài liệu của Oliver Stone, Tìm kiếm Fidel, phiên bản thứ hai của bộ phim tài liệu Vị tổng tư lệnh mà ông xây dựng vào tháng 2 năm 2002 nhưng bị HBO từ chối phát sóng vì cho rằng nó ủng hộ Cuba.

24 tháng 4 năm 2004: Thẩm phán James L. King của Florida kết án 6 người Cuba hơn 20 năm tù vì tội cướp chiếc máy bay hành khách của Cuba Aerotaxi DC-3 sau khi nó cất cánh từ Đảo Thanh niên vào ngày 19 tháng 3 năm 2003.

29 tháng 4 năm 2004: Trong một bản báo cáo của Bộ Ngoại giao, Washington buộc tội Cuba “vẫn có liên hệ với chủ nghĩa khủng bố quốc tế”.

8 tháng 5 năm 2004: Chính phủ Mỹ công khai kế hoạch “đẩy mạnh việc chuyển đổi dân chủ hoá ở Cuba”; kế hoạch này hạn chế đi lại sang hòn đảo này của công dân Cuba ở Mỹ, tăng cường cấm vận thương mại và hứa sẽ cung cấp 36 triệu USD cho các nhóm đối lập trong nội địa Cuba.

10 tháng 5 năm 2004: Nhóm nổi loạn người Cuba, Eloy Gutierrez Menoyo, Oswaldo Paya và Elizardo Sanchez chỉ trích những biện pháp mới mà chính phủ Mỹ tiến hành chống lại Cuba và từ chối kế hoạch “đẩy mạnh chuyển hoá”.

14 tháng 5 năm 2004: ở Havana, trước hàng trăm nghìn người biểu tình chống thái độ của Washington, Fidel Castro đọc “lá thư đầu tiên gửi George Bush”.

18 tháng 5 năm 2004: Cuba tài trợ tổ chức cuộc họp ở Havana với các nhà lãnh đạo lưu vong có thái độ ôn hoà (và mời cựu tù nhân chính trị và là lãnh đạo của nhóm đối lập Cambio Cubano, Eloy Gutierrez, tham gia).

10 tháng 6 năm 2004: Chính quyền Cuba thả 5 tên nổi loạn, trong đó có Miguel Valdes, một trong 75 tên nổi loạn từng bị buộc tội vào tháng 4 năm 2003.

21 tháng 6 năm 2004: Trong một bài diễn văn trước hon 1 triệu người, Fidel Castro đọc “lá thư thứ hai gửi George Bush” và nói rằng, những biện pháp trừng phạt mới của Mỹ có thể sẽ gây ra một cuộc khủng hoảng di cư nghiêm trọng khác hoặc thậm chí là một cuộc chiến.

23 tháng 6 năm 2004: Chính phủ Cuba thả thêm 2 tên nổi loạn. Manuel Vasquez Portal và Roberto de Miranda, hai tên thuộc nhóm nổi loạn 75 tên bị buộc tội tháng 4 năm 2003.

Tháng 7 năm 2004: Những biện pháp mà chính phủ Mỹ thông qua vào tháng 2 nhằm “rút tấm thảm ra khỏi chân người Cuba” có hiệu lực: các chuyến thăm đến hòn đảo này của những người Cuba lưu vong giới hạn còn 14 ngày trong vòng 3 năm và chỉ được về thăm những người trong gia đình; khoản tiền 3.000 USD mà mỗi người được mang theo mình giảm xuống còn 300; chi phí hàng ngày giảm từ 164 USD xuống còn 50 USD; hành lý, trước kia không hạn chế trọng lượng thì nay giới hạn còn 27 kg; tiền gửi về nước giới hạn xuống còn 1.200 USD và chỉ được gửi về cho các thành viên trong gia đình. Ước tính cho thấy USD chảy từ Mỹ vào Cuba do giúp đỡ và hoạt động đi lại của khoảng 1,3 triệu người Cuba sống ở Mỹ hoặc công dân Mỹ, là 1,2 tỷ USD mỗi năm.

17 tháng 7 năm 2004: Tổng thống Bush, trong một bài phát biểu thách thức ở Florida, buộc tội Fidel Castro đã biến Cuba thành “ổ chứa lớn về du lịch tình dục”.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #294 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 04:16:10 pm »

22 tháng 7 năm 2004: Chính quyền Cuba thả kẻ nổi loạn Martha Beatriz Roque, người phụ nữ duy nhất, trong nhóm 75 người hoạt động bị cầm tù vào tháng 4 năm 2003.

26 tháng 7 năm 2004: ở Santa Clara, Cuba, trong buổi lễ kỷ niệm lần thứ 51 vụ tấn công trại lính Moncada, để đáp lại lời buộc tội của Tổng thống Bush cho rằng Cuba khuyến khích du lịch tình dục, Fidel Castro cho rằng kiểu tôn giáo chính thống mà Bush đi theo chẳng qua chỉ là một kiểu nghiện rượu.

15 tháng 8 năm 2004: ở Venezuela, Tổng thống Hugo Chavez chiến thắng trong cuộc bầu cử lần hai với 58,25 % số phiếu ủng hộ, củng cố vững chắc thêm quyền lực của mình. Trước đó, hơn 10.000 thanh niên Venezuela đã đến Cuba trong một phần của “Chiến dịch Hy vọng” nhằm tham gia vào các khoá học kéo dài 45 ngày để trở thành “những người đấu tranh xã hội”, một kiểu “công nhân xã hội” như thường được gọi ở Cuba. Khi trở về, những thanh niên này sẽ tham gia Mặt trận Francisco de Miranda và đã có vai trò vô cùng quan trọng trong việc đăng ký chuẩn bị cho cuộc bầu cử lần hai.

19 tháng 8 năm 2004: Trong một cuộc họp tổ chức ở Rio de Janeiro, Mêhicô, Uruguay, El Salvador, Nicaragua và Costa Rica phản đối đề nghị của Brazil cho phép Cuba tham gia nhóm Rio gồm 19 nước châu Mỹ La-tinh.

26 tháng 8 năm 2004: Cuba cắt đứt quan hệ ngoại giao với Panama vì Tổng thống Mireya Moscoso của nước này vẫn tiếp tục báo trự cho Luis Posada Carrlles và ba tên tòng phạm với hắn, tất cả bọn này đều bị buộc tội khủng bố và tội lên kế hoạch ám sát Fidel Castro.

10-13 tháng 9 năm 2004: Hàng trăm nghìn người được đưa đi sơ tán vì mối đe doạ của cơn bão Ivan, cơn bão nhiệt đới lớn nhất trong vòng 50 năm. Trên truyền hình, Fidel Castro tham gia vào việc tổ chức ứng phó phòng vệ dân sự. Cơn bão Ivan đổi hướng vào phút chót và không đi qua hòn đảo này. Không có thương vong nào được thông báo.

30 tháng 9 năm 2004: Chính phủ Cuba thông qua các biện pháp nghiêm ngặt nhằm tiết kiệm điện sau khi xảy ra sự cố ở rứỉà máy nhiệt điện chính của nước này. 118 doanh nghiệp phải ngừng hoạt động, 40 khách sạn ở Havana và Varadero cũng phải ngừng hoạt động. (Mất điện kéo dài 6 giờ một ngày và 4 lần một tuần gây ra thái độ phản ứng trong dân chúng nhưng tình trạng này vẫn kéo dài tới tận tháng 2 năm 2005).

6 tháng 10 năm 2004: ở Miami, Andres Nazario sargen, một trong những tên lãnh đạo chống Castro chủ chốt ở Florida, kẻ sáng lập nhóm Alpha 66, và bị buộc tội đã tiến hành rất nhiều hoạt động khủng bố ở Cuba, qua đòi.

14 tháng 10 năm 2004: Cuba cách chức Bộ trưởng Công nghiệp cơ bản, Marcos Portal vì để xảy ra sự cố trong sản xuất điện. Portal là Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Cuba và đã cưới một trong những cô cháu gái của Fidel Castro.

20 tháng 10 năm 2004: Fidel Castro bị vỡ xương đầu gối trái và gãy xương cánh tay phải vì bị trượt chân ngã sau khi kết thúc bài diễn văn ở mộ của Che Guevara ở Santa Clara. Vài giờ sau, Fidel Castro lại xuất hiện trên truyền hình ngồi trên ghế; ông thông báo, để loại bỏ những nghi ngờ suy đoán, rằng ông bị vỡ xương đầu gối và bị đau tay phải.

26 tháng 10 năm 2004: Fidel Castro lại xuất hiện trên truyền hình; ông đang ngồi xuống và cánh tay phải đeo băng, ông thông báo chấm dứt cái gọi là “đồng đô la hoá” nền kinh tế Cuba. Bắt đầu từ ngày 8 tháng 11, đồng đô la sẽ không còn được lưu hành ở bất kỳ doanh nghiệp, khách sạn, hay cửa hàng nào trên hòn đảo, và sẽ được thay thế bằng đồng peso, đồng tiền có giá trị ở Cuba.

16 tháng 11 năm 2004: Liên minh châu Âu công nhận việc cắt đứt đối thoại với Cuba “là không tích cực”.

17 tháng 11 năm 2004: Quốc hội châu Âu, trong một cuộc bỏ phiếu với 281/376 phiếu thuận đã yêu cầu Cuba thả các tù nhân chính trị và coi đây là điều kiện tiên quyết để nối lại đối thoại. Nghị sĩ châu Âu thuộc phe Xã hội chủ nghĩa Miguel Angel Martinez không đồng ý: Có 50 quốc gia trên thế giới, từ Trung Quốc đến Sudan, Lybia mà tình trạng nhân quyền còn tồi tệ hơn ở Cuba, trong khi đó Liên minh châu Âu vẫn duy trì quan hệ bình thường với họ. Tại sao lại có thái độ phân biệt đó với Cuba?

18 tháng 11 năm 2004: Thủ tướng Tây Ban Nha Luis Rodriguez Zapatero trong một cuộc phỏng vấn với Hãng thông tấn EFE trước khi đến Costa Rica tham dự Hội nghị thưcmg đỉnh Ibero-Mỹ lần thứ 14 (Fidel Castro không tham dự hội nghị này) đã kêu gọi “cần có những bước đi nhanh chóng hướng tới việc dân chủ hoá” Cuba.

23 tháng 11 năm 2004: Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Cuba. Các thỏa thuận được ký kết trị giá hơn 500 triệu USD, theo đó Trung Quốc sẽ đầu tư vào ngành công nghiệp nikel, tín dụng cho giáo dục, y tế và việc mua 1 triệu chiếc tivi do Trung Quốc sản xuất.

25 tháng 11 năm 2004: Sau hơn 1 năm không liên lạc chính thức, Cuba bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Tây Ban Nha.

30 tháng 11 năm 2004: Chính quyền Cuba thả tự do cho nhà thơ nổi loạn Raul Rivero và bốn tên nổi loạn khác: Osar Espinosa, Margarito Broche, Marcelo Lopez và Osvaldo Alfonso Valdes.

6 tháng 12 năm 2004: Chính phủ Cuba thả tự do cho nhà báo Jorge Olivera, người đã đứng ra thành lập hãng thông tấn đối lập Habana Press và đã từng bị kết án 18 năm tù trong đợt xét xử vào tháng 4 năm 2003.

13 tháng 12 năm 2004: Cả hòn đảo chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc diễn tập khổng lồ mang tên “Thành trì 2004”, trong đó 100.000 binh lính và hàng trăm xe tăng sẽ tham gia. Cuộc diễn tập này được tổ chức nhằm đáp lại hành động “đe dọa và gây hấn thường xuyên của Mỹ”.

14 tháng 12 năm 2004: ở Havana, Fidel Castro và Hugo Chavez ký một hiệp định mở rộng hợp tác trong các hiệp định đã được ký kết giữa hai nước. Hiệp định này xóa bỏ hàng rào thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của hai nước, mở rộng khuyến khích đầu tư, đưa ra “mức giá thấp nhất 27 USD/thùng” dầu, và việc Venezuela cam kết hỗ trợ về tài chính cho các dự án thuộc lĩnh vực năng lượng và công nghiệp điện ở Cuba. Hiệp định này được ký kết trên tinh thần của hiệp định bổ sung Bolivarian đói với các nước châu Mỹ (ALBA-Hiệp định do Venezuela đẻ xuất nhằm tăng cưởng hợp tác về kinh tế, chính trị, xã hội giữa các nước thuộc khu vực châu Mỹ La-tinh và cùng Ca-ri-bê; hiện nay đã có Cuba, Venezuela, Nicaragua, Bolivia và Dominica tham gia), một tổ chức đối trọng với Hiệp định FTAA do Mỹ hậu thuẫn.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #295 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 04:19:50 pm »

14 tháng 12 năm 2004: Nhóm công tác của Liên minh châu Âu vẻ khu vực châu Mỹ La-tinh đề xuất các nước Liên minh châu Âu ngừng việc chấp nhận cho bọn nổi loạn người Cuba vào tòa đại sứ của họ ở Havana.

16 tháng 12 năm 2004: Fidel Castro tiếp đón 300 doanh nhân người Mỹ ở Havana, chủ yếu là nông nhân và chủ trang trại.

17 tháng 12 năm 2004: Một cuộc khủng hoảng ngoại giao nhỏ xảy ra giữa Cuba và Ác-hen-ti-na khi chính quyền Cuba, bất chấp việc Tổng thống Ác-hen-ti-na Nestor Kirchner đã gửi thư cho Fidel Castro, từ chối Visa của nhà vật lý người gốc Cuba Hilda Molina Morejon, 61 tuổi, người bị chính phủ Cuba coi là kẻ nổi loạn.

22 tháng 12 năm 2004: Một số tổ chức nổi loạn ôn hòa người Cuba thành lập từ báo điện tử consenso (consenso.org), và với sự đồng ý của chính quyền, đã trưng biển thông báo của họ trước cửa một doanh nghiệp của nhà nước.

23 tháng 12 năm 2004: Hai tháng sau khi bị vỡ xương đầu gối, Fidel Castro đi bộ lần đầu tiên trước công chúng.

26 tháng 12 năm 2004: Fidel Castro thông báo Cõng ty Sherritt-Peberco của Canada phát hiện ra một giếng dầu mới ngoài khơi bờ biển phía Bắc, gần Havana. Dự đoán trữ lượng của giếng dầu này có thể đạt 100 triệu thùng dầu thô.

3 tháng 1 năm 2005: Cuba tái thiết lập quan hệ với 8 nước thuộc Liên minh châu Âu: Đức, Áo, Pháp, Hy Lạp, Ý, Bồ Đào Nha, Anh, và Thụy Điển, vài ngày sau thì bình thường hóa quan hệ với tất cả các nước thuộc Liên minh châu Âu.

10 tháng 1 năm 2005: Ủy ban Nhân quyền và Hòa giái dân tộc Cuba (không đữợc công nhận bởi Chính quyền Cuba) công bố danh sách 294 “tù nhân chính trị” bị giam giữ trên hòn đảo. ủy ban này tố cáo Chính phủ Cuba từ chối hợp tác với Hội chữ thập đỏ quốc tế và Ủy ban của Liên Hợp Quốc về nhân quyền.

13 tháng 1 năm 2005: Trong một bài báo đăng trên tờ Thời báo New York, Tổng biên tập Nicholas D. Kristof nói rằng, “Nếu nước Mỹ đạt được tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh như Cuba thì mỗi năm nước này sẽ cứu được mạng sống của hơn 2.212 trẻ em”.

15 tháng 1 năm 2005: Toầ án tối cao Mỹ tuyên bố việc tiếp tục giam giữ tại các nhà tù của Mỹ hơn 700 người Cuba, mặc dù đã hết hạn tù nhưng theo luật pháp vẫn có thể bị giam giữ vô thời hạn vì phía Cuba từ chối việc trục xuất họ quay về hòn đảo, là hoàn toàn hợp pháp. Hầu hết những người Cuba này đến bờ biển thuộc bang Florida của Mỹ năm 1980 trong trào lưu thuyền nhân Mariel.

8 tháng 3 năm 2005: Trong một bài diễn văn nhân ngày Phụ nữ Quốc tế, Fidel Castro tuyên bố Cuba sắp đạt được mục tiêu “phi bất ổn hoá nền kinh tế”, ông khẳng định, năm 2006 vấn đề thiếu hụt năng lượng sẽ được giải quyết, diện tích nhà ở sẽ tăng gấp đôi, dự án khôi phục tuyến đường sắt quốc gia sẽ được thực hiện, và vận tải liên tỉnh bằng các tuyến xe buýt sẽ được cải thiện, ông cũng tuyên bố, trong một thời gian ngắn 5 triệu nồi áp suất và nồi cơm điện của Trung Quốc sẽ được phân phát cho dân chúng.

17 tháng 3 năm 2005: Fidel Castro tuyên bố định giá lại 7% giá trị đồng peso do nền kinh tế Cuba “đang ở giai đoạn cực thịnh”.

18 tháng 3 năm 2005: Tổ chức Ân xá Quốc tế yêu cầu Cuba thả tự do cho 71 “tù nhân lương tâm”.

2 tháng 4 năm 2005: ở thành phố Vatican, Giáo hoàng John Paul II qua đời.

13 tháng 4 năm 2005: Fidel Castro buộc tội Mỹ cho Luis Posada Carriles tị nạn, tên khủng bố người Cuba này bị buộc đã làm nổ tung một máy bay của Hãng Hàng không Cuba năm 1976 giết chết 73 người.

14 tháng 4 năm 2005: ở Geneva, trước áp lực mạnh mẽ từ phía Mỹ, Uỷ ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã biểu quyết thông qua với tỷ lệ sát sao lên án vấn đề nhân quyền của Cuba.

19 tháng 4 năm 2005: ở Vatican, Hồng y Joseph Ratzinger, thái thú giáo đoàn La Mã ủng hộ thuyết niềm tin và là hiệu trưởng Trường cao đẳng Hồng y, được bầu làm giáo hoàng và lấy tên là Benedict XVI.

21 tháng 4 năm 2005: Trong một lần xuất hiện trên truyền hình, Fidel Castro tuyên bố, để tiết kiệm năng lượng, các loại bóng đèn chiếu sáng nóng truyền thống sẽ không còn được bán ở Cuba. Ông yêu cầu người dân cần “có chút kiên nhẫn” và khẳng định giai đoạn thiếu điện sẽ chấm dứt vào giữa năm 2006.

28 tháng 4 năm 2005: Hugo Chavez và Fidel Castro cùng tham dự Hội nghị lần thứ tư các nước châu Mỹ La-tinh gồm những nước phản đối Khu vực thương mại tự do châu Mỹ La-tinh (FTAA).

2 tháng 5 năm 2005: Người theo Chủ nghĩa xã hội người Chile Jose Miguel Insulza được bầu làm Tổng thư ký tổ chức các nước chãu Mỹ mặc dù Washington phản đối việc ông ứng cử cho chức vụ này. Đây là lần đầu tiên Mỹ không thể áp đặt được ứng cử viên của mình cho vị trí chiến lược này.

17 tháng 5 năm 2005: Hơn 1 triệu người Cuba với Fidel Castro đi đầu tuần hành trẽn đường phố ở Havana phản đối tiêu chuẩn kép của Tổng thống Mỹ George W. Bush đối với Chủ nghĩa khủng bố bảo vệ Luis Posada Carriles - kẻ đã bị buộc tội tấn công khủng bố vào dân thường - trong khi đó lại phản đối các nước khác dung túng cho bọn khủng bố. Cũng vào ngày hôm đó, Posada bị bắt vì vi phạm Luật di cư.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #296 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 04:22:37 pm »

20 tháng 5 năm 2005: ở tỉnh Rio Verde lân cận với Havana, diễn ra cuộc họp lớn nhất của những kẻ nổi loạn ở Cuba từ trước đến nay: Khoảng 150 đại diện của các tổ chức đối lập tụ họp thảo luận vấn đề dân chủ và đưa ra gọi ý hành động nhằm chuyển đổi về chính trị trên hòn đảo. Chính phủ không ngăn cản cuộc họp này, và nó được đánh dấu với khẩu hiệu “Hạ bệ Fidel!”.

27 tháng 5 năm 2005: Lực lượng công tác của Liên Hợp Quốc về việc giam giữ vô cớ phản đói cái mà họ gọi là “việc giam giữ vô cớ” 5 người Cuba ở Mỹ và khẳng định việc giam giữ này là vi phạm luật pháp quốc tế.

6 tháng 6 năm 2005: ở Bolivia, biểu tình của dân chúng với sự ủng hộ của các tổ chức người bản địa và các tổ chức này lại được sự ủng hộ của Evo Morales yêu cầu nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt phải được quốc hữu hoá. Tổng thống Carlos Mesa bị lật đổ.

29 tháng 6 năm 2005: ở Puerto la Cruz, Venezuela, Fidel Castro tham dự cuộc họp đầu tiên của những người đứng đầu nhà nước và bộ trưởng năng lượng vùng Ca-ri-bê do Tổng thống Hugo Chavez triệu tập. Tại hội nghị này, các quan chức thuộc các quốc gia CARICOM (Cộng đồng các nước vùng Ca-ri-bê) tham gia liên minh dầu mỏ khu vực được gọi là Petrocaribe với mục tiêu duy trì mức giá rẻ hơn và phân phối dầu mỏ hiệu quả hơn trong khu vực.

13 tháng 7 năm 2005: Một nhóm đối lập biểu tình trên đường phố Malecon ở Havana tưởng nhớ vụ đắm con tàu 13 de Marzo làm 41 người đang trốn khỏi Cuba bị chết đuối vào ngày 13 tháng 7 năm 1994. Những người biểu tình này bị lực lượng phản ứng nhanh giải tán.

22 tháng 7 năm 2005: 33 người bị bắt khi muốn tổ chức biểu tình trước cửa sứ quán Pháp ở Havana yêu cầu thả các tù nhân chính trị. Hầu hết những người biểu tình này được thả vài giờ sau đó.

24 tháng 7 năm 2005: ở Caracas, kênh truyền hình châu Mỹ La-tinh Telesur ra đòi. Dự án này xuất phát từ một liên minh 5 bên giữa Venezuela, Cuba, Ác-hen-ti-na, Uruguay và Brazil.

26 tháng 7 năm 2005: Trong các hoạt động kỷ niệm lần thứ 52 ngày tấn công vào trại lính Moncada, Fidel Castro gọi những người nổi dậy và chống đối chế độ là bọn “phản bội và hám lợi”, và tuyên bố Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana là kẻ xúi giục chính các nhóm đối lập và rằng hoạt động của Văn phòng này là rất “khiêu khích”.

28 tháng 7 năm 2005: Để tiết kiệm năng lượng trên hòn đảo, Cuba áp dụng lệnh cấm nhập khẩu các loại bóng đèn điện truyền thống.

28 tháng 7 năm 2005: Ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice bổ nhiệm Caleb Mccarry làm Điều phối viên diễn biến thứ nhất với nhiệm vụ là “đẩy nhanh việc chấm dứt chế độ độc tài” trên hòn đảo.

6 tháng 8 năm 2005: Ibrahim Ferrer, ca sĩ được cho là nổi tiếng bởi Câu lạc bộ xã hội Buena Vista sau rất nhiều thập kỷ không có tiếng tăm gì, qua đời ở Havana.

9 tháng 8 năm 2005: Toà án Liên bang địa phương của Mỹ ở Atlanta ra lệnh buộc tội mới đối với 5 tù nhân người Cuba: Gerardo Hernandez, Fernando Gonzalez, Ramon Labanino, Rene Gonzalez và Antonio Geurrero) từng bị kết tội gián điệp năm 2001 với mức án giam giữ kéo dài. Fidel Castro gọi quyết định này là “chiến thắng về mặt pháp lý” trong cuộc chiến nhằm giải thoát cho 5 “người anh hùng của Cách mạng”.

13 tháng 8 năm 2005: Fidel Castro kỷ niệm sinh nhật lần thứ 79. Tờ báo Granma, trong một lá thư ngỏ in trên trang đầu nói rằng lễ kỷ niệm được tiến hành “với tình yêu và sự ngưỡng mộ lớn lao như tình cảm của những đứa trẻ thơ ngây dành cho những người bố cao quý, khôn khéo và dũng cảm nhất của mình”; lá thư được ký tên “Nhân dân của Người”.

20 tháng 8 năm 2005: Tại nhà hát Các Mác ở Havana, Fidel Castro, Hugo Chavez và những người đứng đầu nhà nước khác thuộc khu vực châu Mỹ La-tinh và vùng Ca-ri-bê tham dự lễ tốt nghiệp của 1.610 bác sĩ Trường Đại học Y Mỹ La-tinh thành lập năm 1988 và đã có hơn 10.000 thanh niên đến từ 28 nước châu Mỹ La-tinh và cùng Ca-ri-bê theo học miễn phí.

20 tháng 8 năm 2005: Trong một chuyến thăm tới Cuba của Tổng thống Martin Torrijos, Cuba và Panama tái thiết lập quan hệ ngoại giao.

3 tháng 9 năm 2005: Sau vụ thiên tai xảy ra ở New Orleans gây ra bởi cơn bão Katrina, Fidel Castro đề nghị cử 1.100 bác sĩ đến cứu trợ khẩn cấp về y tế ở Louisiana. Chính phủ Mỹ không đáp lại lời đề nghị này.

8 tháng 9 năm 2005: Đúng vào thời gian của lễ kỷ niệm tướng nhớ thánh Virgen de la Caridad del Cobre, vị thánh bảo trợ của Cuba, chính quyền ra lệnh cấm 12 cơ sở hoạt động của Thiên Chúa giáo. Đây là lần đầu tiên lệnh cấm như vậy được đưa ra kể từ chuyến thăm Cuba của Giáo hoàng John Paul II năm 1998.

15 tháng 9 năm 2005: James Cason từ chức Trưởng đại diện Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana và được thay thế bởi Michael Parmly.

28 tháng 9 năm 2005: Chính phủ Mỹ quyết định, cựu điệp viên CIA 77 tuổi Posada Carriles, kẻ đã trốn khỏi nhà tù của Venezuela năm 1985 trong khi xét xử hắn tội đã làm nổ tung chiếc máy bay có chở 76 người năm 1976 và là kẻ đã vào Mỹ trái phép, sẽ không bị dẫn độ về Venezuela hay Cuba. Lập luận của Chính phủ Mỹ là “họ có thể sẽ bị tra tấn ở các nước đó”.

Tháng 10 năm 2005: Thượng viện Mỹ thông qua việc bổ nhiệm Thomas Shannon vào vị trí trợ lý Ngoại trưởng phụ trách tây bán cầu. Shannon, người kế nhiệm Otto Reich và Roger Noriega trước đây là cố vấn chính trị trong toà đại sứ Mỹ ở Caracas, và vào tháng 4 năm 2002 đã từng bày tỏ sự hài lòng trước “chiến thắng” nhanh chóng của vụ đảo chính chống lại Tổng thống Hugo Chavez.

2 tháng 10 năm 2005: Liên minh châu Âu đề nghị Cuba cải thiện điều kiện giam giữ các “tù nhân chính trị”, đặc biệt là 3 tù nhân đã biểu tình bằng cách tuyệt thực - Victor Rolando Arroyo, Filex Navarro và Jose Daniel Ferrer - đã bị giam giữ từ năm 2003. Trong số 75 tên bị kết án vào thời gian đó, 14 tên đã được thả tự do vì lý do sức khoẻ.

3 tháng 10 năm 2005: Nhân dịp kỷ niệm ngày nước Dức thống nhất, đại sứ Đức ở Havana mời mấy tên chống đối - Martha Beatriz Roque, Vladimiro Roca, Elizardo Sanchez - tới dự “đêm dạ hội Đức”. Bộ Ngoại giao Cuba phản đối, và quan hệ giữa Liên minh châu Âu ở Brussels và Havana lại rơi vào tình trạng căng thẳng.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #297 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2013, 08:16:09 am »

14-15 tháng 10 năm 2005: Diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Ibero-Mỹ ở Salamacan, Tây Ban Nha. Fidel Castro không tham dự. Những người đứng đầu nhà nước thuộc Ibero-Mỹ lên án “lệnh phong toả cấm vận” Cuba và yêu cầu chính quyền Mỹ đưa ra xét xử tên khủng bố Luis Posada Carriles.

15 tháng 10 năm 2005: ở Havana, những “công nhân xã hội” trẻ tuổi có mặt ở các trạm bán xăng tham gia chiến dịch chống tham nhũng. (Chính phủ phát hiện ra rằng hơn một nửa doanh thu của các trạm bán xăng dầu bị thất thoát do cơ chế quản lý cũ).

22 tháng 10 năm 2005: Trước mối đe doạ của cơn bão Wilma, hơn nửa triệu người dân Cuba phải đi sơ tán. Tổ chức khí tượng thế giới (WM0) thừa nhận tính hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm thiên tai của Cuba và khen ngợi hành động “hiệu quả cao” của hòn đảo này trong việc giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế và con người do thiên tai gây ra.

24 tháng 10 năm 2005: Cơn bão Wilma gây ra lụt lội nghiêm trọng ở Havana.

28 tháng 10 năm 2005: Fidel Castro phê bình những người “giàu có mói nổi” và phát động chiến dịch chống hành động giàu có bất chính, “thói xa hoa” của một số lãnh đạo, nạn tham nhũng và trộm cắp.

28 tháng 10 năm 2005: Quốc hội châu Âu ở Strasbourg trao giải thưởng nhân quyền Shakharov cho Las Damas de Blanco, tổ chức bao gồm vợ của những tên nổi loạn bị bắt giữ vào tháng 3 năm 2003.

29 tháng 10 năm 2005: Tờ tuần san Veja của Brazil khẳng định Cuba đã giúp hoạch định chiến dịch tranh cử cho Tống thống Lula vào năm 2002. Havana phủ nhận thẳng thừng chuyện này.

30 tháng 10 nặm 2005: 6 trong số 10 thuyền nhân Cuba bị lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ bắt một tuần trước ở ngoài khơi bờ biến Haulover của bang Florida được trả vẻ hòn đảo trong khi 4 người còn lại xin tị nạn chính trị thì được đưa đến nhà tù Guantanamo chờ xem xét lời đề nghị.

4-5 tháng 11 năm 2005: Hội nghị thượng đỉnh các nước châu Mỹ tổ chức tại Mar del Plata, Ác-hen-ti-na, từ chối thông qua đề nghị về Khu vực thương mại tự do châu Mỹ (FTAA). FTAA được Tổng thống Mỹ George W. Bush đề xuất coi đó là cách để Mỹ củng cố quyền bá chủ về kinh tế của mình ở khu vực tây bán cầu này.

7 tháng 11 năm 2005: Theo só liệu điều tra năm 2002 được công bố, dân số Cuba đạt 11.177.743 người.

8 tháng 11 năm 2005: Năm thứ mười bốn liên tiếp, Liên Hợp Quốc phản đối lệnh cấm vận về thương mại của Mỹ chống Cuba; 182 nước biểu quyết chống lại lệnh cấm vận, trong khi chỉ có 4 nước bỏ phiếu ủng hộ, đó là: Mỹ, Israel, Quần đảo Marshall và Palau.

17 tháng 11 năm 2005: Trong một bài diễn văn quan trọng kéo dài 5 giờ, Fidel Castro tuyên bố, nạn tham nhũng và trộm cắp lan tràn chóng lại nhà nước là nguy cơ đối với Cách mạng và thông báo sẽ phát động một chiến dịch phản công mới chống tham nhũng.

23 tháng 11 năm 2005: Đến thời điểm này, Cuba đã đón 2 triệu lượt khách du lịch, gần đạt mục tiêu là đón 2,3 triệu khách trong năm 2005, mức cao nhất trong lịch sử.

7 tháng 12 năm 2005: Nhóm cứu trợ khẩn cấp vẻ y tế Henry Reeve - sau khi đã đến giúp đỡ cộng đồng những người bị cô lập trên vùng cao nguyên của Guatemala khi nước này bị tác động bỏl cơn bão Stan vào tháng 10 - trở về Cuba.

8 tháng 12 năm 2005: Fidel Castro tham dự Hội nghị thượng đỉnh Cuba-CARICOM lần thứ hai được tổ chức tại Bridgetown, Barbados.

8 tháng 12 năm 2005: Người đứng đầu mới của Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana, Michael Parmly, nói: “Tôi không biết khi nào thì có sự thay đổi, tôi chỉ biết rằng có một sự thay đổi đang diễn ra”, và ông ta bày tỏ tin tưởng chính người dân Cuba sẽ là những người đi đầu trong việc thay đổi này.

12 tháng 12 năm 2005: Cuba và bang Virginia của Mỹ ký một thoả thuận bán các sản phẩm nông nghiệp sang Cuba trị giá 30 triệu đô la trong vòng 18 tháng sau đó.

14 tháng 12 năm 2005: Văn phòng quản lý tài sản nước ngoài thuộc Bộ tài chính Mỹ thông báo họ sẽ không cho phép đội bóng chày của Cuba vào nước Mỹ thi đấu giải bóng chày vô địch thế giới. Quyết định này được rút lại sau khi có sự phản đối mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế.

16 tháng 12 năm 2005: “Đối thoại hoà bình” giữa Quân đội giải phóng quốc gia Colombia với đại diện của chính phủ Alvaro Uribe diễn ra ở Havana, với sự hiện diện của nhà văn Gabriel Garcia Marquez.

18 tháng 12 năm 2005: Evo Morales, lãnh đạo của Phong trào hướng tới Chủ nghĩa xã hội (MAS) được bầu làm Tổng thống Bolivia.

20 tháng 12 năm 2005: ở Havana, trong chương trình Bàn tròn thường lệ được phát trên truyền hình và đài phát thanh, những hành động của bọn được gọi là “nổi loạn” và những tuyên bố gần đây của Michael Parmly, người đứng đầu Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana, được gọi là hành động “khiêu khích và nhạo báng”.

23 tháng 12 năm 2005: Tại Quốc hội Cuba, Bộ trưởng Ngoại giao Felipe Perez Roque ám chỉ giai đoạn “sau Fidel Castro” và nói, “khoảng trống” đó chỉ có thể được lấp đầy với ba điều kiện: “các nhà lãnh đạo hành động chân phương và không hề có biểu hiện lạm dụng đặc quyền đặc lợi để nêu tấm gương (cho người dân)”; họ có được sự ủng hộ của nhân dân; và phải ngăn chặn được việc phân hoá giai cấp về sở hữu tài sản, vì theo ý kiến của ông ta, việc đó sẽ chỉ dẫn đến thái độ “thân Mỹ”.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #298 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2013, 08:19:11 am »

30 tháng 12 năm 2005: ở Havana, Fidel Castro đón Evo Morales, Tổng thống được bầu cử của Bolivia với nghi thức nhà nước đầy đủ. Hai nhà lãnh đạo đã ký một hiệp định hợp tác quan trọng.

31 tháng 12 năm 2005: Chính phủ Cuba công bố, theo tính toán của chính phủ trong đó bao gồm cả giá trị dịch vụ xã hội, kết thúc năm 2005, hòn đảo này đạt mức tăng trưởng kinh tế là 11,8%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất đạt được ở nước này trong 46 năm đi theo Chủ nghĩa xã hội.

Tháng 1 năm 2006: Trong khuôn khổ cuộc chiến chống tham nhũng, các quan chức của Đảng kiểm soát hàng trăm trung tâm sản xuất. Dự kiến sẽ có hàng chục người bị sa thải.

6 tháng 1 năm 2006: ở Havana, Fidel Castro khánh thành “khu rừng của những lá cờ màu đen” biểu tượng cho 3.478 nghìn nạn nhân người Cuba của “chủ nghĩa khủng bố do Mỹ hậu thuẫn”. “Khu rừng” được trồng trước cửa toà nhà Văn phòng lợi ích Mỹ và để đáp lại quyết định của Michael Parmly sử dụng mặt tiền của toà nhà này để trưng bầy các thông tin thù địch với chính quyền Cuba - nhằm che kín mặt tiền của toà nhà này.

15 tháng 1 năm 2006: ở Chile, ứng cử viên theo đường lối Xã hội chú nghĩa được bầu làm tổng thống.

20 tháng 1 năm 2006: ở Brazil, Tổng thống Lula, Chavez va Kirchner đồng ý xây dựng đường ống dẫn dầu dài 10.000 km nối giữa Venezuela với Ác-hen-ti-na.

22 tháng 1 năm 2006: ở Bolivia, Evo Morales nhậm chức tổng thống.

3 tháng 2 năm 2006: ở Mêhicô, khách sạn Sheraton Maria Isabel trục xuất một đoàn gồm 16 thành viên người Cuba đang ở trong quá trình đàm phán với phái đoàn các doanh nhân người Mỹ. Hành động trục xuất này chịu áp lực từ phía Bộ Tài chính Mỹ trong việc thực thi Đạo luật Helms-Burton năm 1996, theo đó cấm các doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ làm ăn kinh tế với các doanh nghiệp và cá nhân người Cuba; đạo luật này rõ ràng vi phạm luật pháp quốc tế.

5 tháng 4 năm 2006: Trong một chiến dịch nhằm ngăn chặn nạn buôn người bất hợp pháp tập trung ở khu vực tỉnh miền Nam Pinar del Rio, lực lượng bảo vệ biên giói Cuba đã nổ súng vào một tàu cao tốc đến từ Miami để đón một nhóm người. Một tên buôn lậu bị giết và hai tên bị bắt.

28 tháng 4 năm 2006: Bộ chính trị của Đảng Cộng sản khai trừ một ủy viên, Juan Carlos Robinson vì tội “lạm dụng quyền lực và gây ảnh hưởng”. Ngày 21 tháng 6 ông này bị kết án 12 năm tù. Chưa từng có thành viên nào của Bộ chính trị bị buộc tội và kết án như vậy.

1 tháng 5 năm 2006: ở Bolivia, Evo Morales ký một nghị định quốc hữu hoá ngành dầu mỏ của nước này.

24 tháng 5 năm 2006: Lina Pedraza, Bộ trưởng phụ trách văn phòng kế toán trung ương của chính phủ bị cách chức.

3 tháng 6 năm 2006: Nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 75 của Raul Castro, báo Granma đăng một chuyên mục dài 8 trang về con người ông.

11 tháng 6 năm 2006: Chính phủ Cuba khẳng định, trong tương lai Cuba sẽ không chấp nhận bất kỳ khoản viện trợ nước ngoài nào nếu nước tài trợ áp đặt điều kiện cho việc tài trợ đó.

12 tháng 6 năm 2006: Văn phòng lợi ích Mỹ ở Havana thông báo chính quyền Cuba cắt điện của họ.

14 tháng 6 năm 2006: Trong một bài diễn văn, Raul Castro nói rằng Đảng Cộng sản là người duy nhất có thể đảm bảo được sự toàn vẹn thống nhất của Cuba và rằng, sau Fidel Castro, Đảng Cộng sản sẽ tiếp tục nắm quyền lãnh đạo đất nước.

4 tháng 7 năm 2006: Đảng Cộng sản tái thiết lập Ban bí thư của Trung ương Đảng bị tạm ngừng từ những năm 1990 và bổ nhiệm 3 thành viên nữ làm việc trong Ban gồm 12 thành viên.

10 tháng 7 năm 2006: ở Washington, DC, Tổng thống George W. Bush công bố một báo cáo của Uỷ ban trợ giúp vì một nước Cuba tự do và nói rằng, nước Mỹ đang nỗ lực làm việc để khuyến khích một sự thay đổi ở Cuba và sẽ không thể chờ đợi thêm. 80 triệu đô la sẽ được gửi đi để “ủng hộ những người Cuba muốn có sự thay đổi”.

26 tháng 7 năm 2006: Cuối buổi lễ kỷ niệm ngày tấn công vào trại lính Moncada ở Santiago và trại lính Cespedes ở Bayamo, Fidel Castro bị rối loạn đường ruột và xuất huyết nghiêm trọng, ông phải đi phẫu thuật cấp cứu vào ngày 27 tháng 7.

31 tháng 7 năm 2006: Thư ký riêng của Fidel Castro lên truyền hình đọc bản “tuyên bố của vị tổng tư lệnh gửi người dân”. Castro chuyển giao trách nhiệm, “trên cơ sở lâm thời”, cho một nhóm lãnh đạo gồm 7 người do Raul Castro đứng đầu; sáu thành viên khác bao gồm Jose Ramon Balaguer, Jose Ramon Machado Ventura, Esteban Lazo, Carlos Lage, Francisco Soberon và Felipe Perez Roque.

1 tháng 8 năm 2006: Fidel Castro nói rằng, vì Cuba đang bị Mỹ bao vây và đe doạ nên tình trạng sức khoẻ của ông được coi là “bí mật nhà nước”.

3 tháng 8 năm 2006: ở Washington, DC, Tổng thống Bush hô hào cổ vũ người Cuba “nỗ lực hướng tới một sự thay đổi”.

9 tháng 8 năm 2006: Một toà phúc thẩm ở Atlanta rút lại quyết định do chính mình đưa ra một năm trước về bán án đối với 5 người Cuba bị kết tội gián điệp bởi một toà án ở Miami vào ngày 2 tháng 4 năm 2003.

13 tháng 8 năm 2006: Sinh nhật của Fidel Castro. Báo chí đăng những nội dung đầu tiên vẻ tiểu sử của Castro trong thời gian ông dưỡng bệnh. Lễ kỷ niệm sinh nhật được hoãn đến ngày 2 tháng 12.

14 tháng 8 năm 2006: Loạt bài về tiểu sử được xuất bản và một cuốn băng video được phát trên truyền hình trong đó Fidel Castro đi cùng với Raul và Hugo Chavez.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #299 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2013, 08:21:59 am »

16 tháng 8 năm 2006: ở Brazil, cựu độc tài người Paraguay Alfredo Stroessner qua đời.

23 tháng 8 năm 2006: Washington đề nghị sẽ rút lại lệnh cấm vận nếu Cuba tiến hành thay đổi dân chủ và “Castro không nắm giữ trọng trách về chính trị”.

31 tháng 8 năm 2006: Ramiro Valdes, tư lệnh lực lượng vũ trang cách mạng đã nghỉ hưu được bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ công nghệ thông tin và truyền thông.

1 tháng 9 năm 2006: Truyền hình Cuba phát cuốn băng video về cuộc gặp giữa Fidel Castro Hugo Chavez. Chavez nói, “Đây là lần đến thăm thứ ba của tôi và bệnh nhân đã hồi phục rất nhiều”.

5 tháng 9 năm 2006: Trong một thông điệp bằng văn bản, Fidel Castro nói “thời kỳ khó khăn nhất đã qua” và rằng “ông đang hồi phục rất tốt”, ông tiết lộ đã bị sút 18,5 kg và nói rằng ông không hề vội vã gì trong việc quay lại nắm quyền bởi vì chính phủ “đang được điều hành rất tốt”.

11-16 tháng 9 năm 2006: Hội nghị thượng đỉnh phong trào không liên kết diễn ra ở Havana. Fidel Castro mặc dù đang dưỡng bệnh và không tham dự hội nghị nhưng vẫn được bầu làm Chủ tịch Phong trào. Castro có một cuộc họp kín với Kofi Annan, Evo Morales, Hugo Chavez, và (Tổng thống Algeria) Abdelaziz Bouteflika.

9 tháng 10 năm 2006: Raul Castro phủ nhận Fidel Castro bị “ung thư giai đoạn cuối”.

17 tháng 10 năm 2006: ở Washington, Tổng thống Bush ký ban hành luật cho phép tra vấn bất kỳ người nào “gây ra hiểm hoạ đối với quốc gia”.

25 tháng 10 năm 2006: Quỹ động vật hoang dã thế giới (WWF) khẳng định trong một bản báo cáo công bố ở Bắc Kinh rằng “Cuba là nước duy nhất đáp ứng các điều kiện về phát triển bền vững”.

28 tháng 10 năm 2006: Sau 40 ngày không có tin tức hoặc hình ảnh nào về ông, Fidel Castro lại xuất hiện trên truyền hình trong một đoạn băng kéo dài 6 phút và nói, “Ngay từ đầu tôi đã nói rất nhiều lần rằng quá trình hồi phục của tôi sẽ kéo dài và không tránh khỏi những rủi ro”. Ông cũng khẳng định, “Tôi vẫn tham gia vào các quyết định quan trọng của chính phủ”. Đây là lần xuất hiện trước công chúng cuối cùng của ông trong năm 2006.

29 tháng 10 năm 2006: ở Brazil, Lula được bầu làm Tổng thống.

5 tháng 11 năm 2006: ở Nicaragua, nhà lãnh đạo Sandinista Daniel Ortega giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống; ông dành tặng chiến thắng này cho Fidel Castro.

7 tháng 11 năm 2006: ở Mỹ, Đảng Cộng hoà thất bại trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ và do vậy mất quyền kiểm soát Thượng viện.

8 tháng 11 năm 2006: Lần thứ 15 liên tiếp, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án lệnh cấm vận đơn phương của Mỹ chống Cuba; tỷ lệ phiếu thuận là 183/4.

14 tháng 11 năm 2006: ở Cuba, 3 nhân vật chống đối chính phủ được thả tự do.

16 tháng 11 năm 2006: Tại San Francisco, California, nhà kinh tế Milton Friedman qua đời ở tuổi 96. Friedman là nhà lý luận chính của chủ nghĩa tự do mới đã được đưa sang Chile vào những năm 1970 và là nguồn gốc xuất phát của các chính sách tự do cực đoan dưới thời tướng Pinochet.

26 tháng 11 năm 2006: ở Ecuador, ứng cử viên cánh tả Rafael Correa được bầu làm Tổng thống.

28 tháng 11 năm 2006: Lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của Fidel Castro bắt đầu. Castro gửi một thông điệp bằng văn bản tới người dân nói, “Theo các bác sĩ, tôi vẫn chưa thể sẵn sàng cho sự kiện lớn như vậy”.

28 tháng 11 năm 2006: ở Luân Đôn, kênh truyền hình Channel Four phát bộ phim tài liệu của đạo diễn Dollan Cannell có tựa đề 638 cách giết Castro, công bố chi tiết các âm mưu ám sát Castro do CIA hậu thuẫn.

2 tháng 12 năm 2006: Fidel Castro không tham dự được buổi lễ diễu binh tổ chức ở Havana nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày đổ bộ vào Granma. Trong bài diễn văn của mình, Raul nói, “Tôi coi đây là cơ hội để khẳng định lại thiện chí của chúng tôi trong việc khỏi động lại đàm phán những bất đồng giữa Mỹ và Cuba”.

3 tháng 12 năm 2006: ở Venezuela, Hugo Chavez tái đắc cử Tổng thống.

7 tháng 12 năm 2006: Một thành viên của nhóm 75 người bị bắt vào tháng 3 năm 2003, Hector Palacios, được thả tự do. Hắn là thành viên thứ sáu của nhóm đối lập này được thả tự do.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM