Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 05:17:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 92062 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #220 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 03:36:17 pm »

Không ai bị thương phải không?

Không, không ai bị thương cả, chúng tôi sử dụng các biện pháp tâm lý. Tên cầm đầu đã bị khuất phục đôi chút khi nhìn thấy lực lượng bảo vệ bờ biển của chúng tôi đến rất gần. Nhưng hắn không có cớ gì để phàn nàn bởi vì họ chỉ ở vòng ngoài... Chúng tôi áp dụng mọi biện pháp để gây áp lực với hắn, gây tâm lý căng thẳng; hắn đã bị mệt mỏi và kiệt sức; nhưng cô gái người Pháp kia mới là người có công lớn, tất cả bọn họ nhảy xuống nước, tên cướp cũng vậy. Sau đó họ đều được vớt.

Tôi gặp lại tất cả bọn họ sau đó - tôi nói chuyện với cô gái người Pháp, tôi hỏi những câu hỏi cần thiết; tôi nói chuyện với các con tin. Tôi không nói chuyện với tên cầm đầu bọn cướp, nhưng những tên khác thì tôi có nói chuyện nhưng cũng chỉ hỏi chúng những chuyện chung chung. Trong số 40 hành khách, có một số là đồng loã với bọn chúng, khoảng 12 người, một số là phụ nữ; người đàn bà đi cùng với cậu con trai cũng là kẻ đồng loã, nhưng ít nhất còn có 28 người khác không hề liên quan gì.

Trong khi đàm phán với bọn chúng, lục lượng của ông có hứa điều gì không - tự do, Visa đi Mỹ hay bất cứ chuyện gì nếu bọn chúng thả con tin an toàn?

Bọn chúng là kẻ gây ra vụ này. Việc thuyết phục bọn chúng là rất khó khăn. Tôi không thích làm chuyện đó, và tôi nói, “Nói với họ, bọn họ sẽ bị trừng phạt trên cơ sở thái độ của mình”, nếu họ hợp tác với chúng tôi giải quyết tình huống, và chúng tôi đặt vấn đề chân thành ưu tiên giải quyết tình huống, trong khi vẫn phải tìm cách giải quyết vấn đề do sự thay đổi thái độ của người Mỹ.

Trong những tình huống như vậy, điều quan trọng là phải tìm được giải pháp, cũng như giải pháp chúng tôi đã áp dụng với bọn cướp máy bay của Mỹ khi chúng tôi trả lại cho họ tất cả những máy bay bị cướp bên đó. Hai mươi tư năm nay họ không hề bị vụ cướp nào bởi vì mọi người đều biết rằng - cho dù là bọn điên hay nửa điên - họ sẽ không đạt được mục tiêu của mình bởi vì chúng tôi sẽ trục xuất họ trở lại, nhưng đó lại là điều mà chính quyền Mỹ không hề làm với những chiếc máy bay hay tàu bị cướp của chúng tôi - nếu họ làm như chúng tôi thì vấn đề đã được giải quyết từ lâu rồi.

Sử dụng hình phạt nặng là chưa đủ; chúng tôi phải áp dụng các biện pháp đe doạ khắc, cảnh báo với bọn cướp rằng sẽ không có cho dù chỉ là một giọt nhiên liệu khi bọn chúng đến đây - không có xăng dầu, cũng không có sự hợp tác.

Và điều thứ ba đó là bất kỳ người nào gây ra những hành động như vậy đều bị áp dụng hình phạt như nhau, Hội đồng Nhà nước chúng tôi không có trường hợp ngoại lệ nào cả.

Do thái độ của chính quyền Mỹ, chúng tôi thường phải giái quyết hậu quả vấn đề con tin. Vì vậy tôi nói: Được thôi, vậy thì ai sẽ chịu trách nhiệm khi một máy bay thương mại với hàng trăm hành khách nổ tung trên không trung? Ai chịu trách nhiệm với những người thiệt mạng? Người Mỹ chả thèm để ý đến chuyện đó. Chính vì vậy, tôi thường nói với những người bạn hay chỉ trích chúng tôi rằng, họ nên tìm hiểu kỹ những hoàn cảnh mà đất nước này phải đứng ra tự bảo vệ mình.

Nhưng cho dù như vậy thì bọn cướp vẫn có thể bị áp dụng hình phạt nặng. Ở các nước khác thì bọn chúng có thể cũng bị phạt như vậy, nhung tôi muốn hỏi tại sao các ông lại áp dụng án tử hình và nhanh chóng thực thi như vậy?

Thực ra, một án phạt nặng là chưa đủ. Nhưng việc đó cũng rất khó khăn với chúng tôi, chúng tôi muốn thoả thuận với hắn, ý tôi nói là tên cầm đầu - nếu thực sự hắn là tên cầm đầu - để thoả hiệp về bản án, và chúng tôi nói với hắn, “Tất cả các cậu sẽ bị phạt, nhưng bản án sẽ còn tuỳ thuộc vào thái độ hợp tác của các cậu”. Thực lòng, chúng tôi đã rất cố gắng thuyết phục bọn họ hợp tác. Nhưng bất chấp những cố gắng của chúng tôi, cậu ta vẫn đặt chúng tôi vào tình thế khó khăn bởi vì trong khi việc xét xử đang được tiến hành thì vẫn có âm mưu ăn cắp vũ khí thực hiện một vụ cướp máy bay khác - có tới hàng chục, thậm chí hơn ba mươi kế hoạch dạng này; chúng tôi nghe rất nhiều tin về âm mưu cướp máy bay, cướp tàu, vẫn là những con người đó, rất cả gan, táo bạo, không hề biết sợ ai.

Vấn đề do người Mỹ tạo ra, và nhìn hành động của họ thì ai cũng biết vấn đề đó sẽ không thể giải quyết ngay được. Tất cả những gì họ cần làm, đó là phải trả lại tất cả những máy bay đã bị cướp cho chúng tôi. Ngay khi họ trả lại những tên cướp máy bay đầu tiên, vấn đề sẽ được giải quyết. Chúng tôi giải quyết vấn đề cho họ nhưng họ lại không và sẽ không giải quyết vấn đề cho chúng tôi. Còn Đạo luật Cuba điều chỉnh, thì sẽ còn những vụ cướp tàu, ăn trộm, cướp máy bay phục vụ mùa màng (máy bay vận tải rải hoá chất, phân bón chăm sóc cây cối), nhưng không phải là máy bay chở hành khách. Không ai nghĩ rằng chuyện đó có thể xảy ra - thực sự đó là sự ngạc nhiên lớn.

Còn điều này: Vụ cướp máy bay xảy ra ngay trước khi cuộc chiến I-rắc bắt đầu, điều đó cho thấy chúng tôi cần khẩn cấp chấm dứt hành động đó, chúng tôi không còn cách nào khác là phải chấm dứt làn sóng cướp bóc kiểu đó. Sau đó chúng tôi phải phát biểu trước nhân dân và giải thích, “Chính sách của chúng tôi đó là: không cung cấp cho dù là một giọt nhiên liệu”. Bọn họ có thể tìm cách này, cách khác hạ cách xuống đây, nhưng chúng tôi sẽ không cung cấp nhiên liệu cho họ đi tiếp cho dù bọn họ làm chuyện gì đi nữa. Và tất nhiên, chúng tôi cũng phải áp dụng các biện pháp khác nữa.

Vì vậy, nếu có khả năng bọn chúng đạt được mục tiêu cướp tàu, máy bay, bắt con tin thì đích cuối cùng của chúng cũng không thể thực hiện được, và điều đó đã rõ ràng.

Bây giờ chúng ta sẽ điểm lại các sự kiện mà tôi đã nói với ông: từ tháng 9 năm 2002, người Mỹ phá vỡ thoả thuận mà họ đã thực hiện suốt mười năm trước đó. Việc đó xảy ra không phải sau khi chúng tôi nói với họ về hoạt động giám sát, việc phá vỡ đó xảy ra sáu tháng trước khi chúng tôi áp dụng lệnh cấm đi lại, sáu tháng trước - chả ai biết lý do tại sao; họ ngừng cấp Visa và do đó tạo ra tình huống tương tự như tháng 8 năm 1994. Tình hình ở đây sẽ hỗn loạn nếu người dân đổ xô đi cướp tàu và máy bay. Đó là vấn đề quan trọng hơn bất cứ chuyện gì khác mà chúng tôi phải ưu tiên giải quyết.

Chiếc máy bay đầu tiên bị cướp một cách lạ lùng khó hiểu - cuộc chiến chống I-rắc còn chưa bắt đầu, và vụ cướp thì đã được lên kế hoạch từ trước, bởi vì bọn chúng (những tên thủ phạm) đã thực hiện rất nhiều chuyến đi. Không ai biết bọn chũng là ai mà chỉ biết rằng có những người bị kích động, xúi giục, có tên cầm đầu và tất cả đều không phải là sự tình cờ ngẫu nhiên. Người Mỹ đã có kế hoạch, trong rất nhiều tháng họ không cấp Visa - họ có kế hoạch làm chuyện đó (cướp chiếc máy bay thứ hai, tạo ra làn sóng các vụ cướp). Họ đã thực hiện được một vụ cướp và họ biết, cũng như chúng tôi biết khả năng tiềm tàng đến mức nào.

Khi Oliver Stone 1 quay lại Cuba, chúng tôi có gặp Oliver và những người đi cùng - Felipe Perez Roque cũng có mặt ở đó cùng với tám người đã tham gia vụ tấn công một người lính, cướp súng của cậu ta, sau đó cướp máy bay. Bọn cướp đó bị buộc tội, kết án cho dù vụ cướp đó thất bại. Họ đã có mặt ở sân bay, đã lên kế hoạch và đang thực hiện kế hoạch đó. Tất nhiên bọn họ không có động cơ chính trị. Họ kể toàn bộ câu chuyện của mình, động cơ khiến họ hành động. Chúng tôi ngồi nói chuyện như tôi với ông đang ngồi nói chuyện đây: “Tại sao các cậu làm như vậy? Bởi vì thế này, bởi vì thế kia”. Bọn họ chỉ học hết lớp 9, có một người học cao hơn một chút... bởi vì dân chúng của chúng tôi đều biết chữ, và bọn tội phạm ở đây chủ yếu chỉ học hết lớp 9. Họ có mặt, được quay phim trong khi nói chuyện, Oliver có đặt các câu hỏi và tôi cũng hỏi bọn họ, thậm chí còn giải thích cho bọn họ nghe: “Các cậu sẽ bị phạt, nhưng rất may là vụ cướp máy bay đó đã không thành công”.

Họ giải thích, từng người một, lý do tại sao họ cướp máy bay. Sau đó, chúng tôi còn đến thăm họ. Họ ở đây bởi vì vụ án được toà án Havana xử. Tất cả những thông tin này không được công khai, và họ nói chuyện như tôi với ông đang ngồi nói chuyện đây.

----------------------------------------------------------
1. Oliver Stone (sinh năm 1946), nhà sản xuất kiêm đạo diễn phim người Mỹ đã có khoảng 22 bộ phim như: Con ma (1986), Sinh ngày 4 tháng 7 (1989), JFK (1991), Những tên giết người bẩm sinh (1994), Nixon (1995), Ngày Chủ Nhật bất kỳ (1999) và Alexander (2004). Năm 2002, Stone làm một bộ phim tài liệu ở Cuba về Fidel Castro với tựa đề Vị tổng tư lệnh (trình chiếu năm 2003). Mặc dù kênh phim truyện HBO ủng hộ bộ phim nhưng vẫn từ chối phát vì cho rằng bộ phim không có đủ độ gay gắt đối với Castro và cách mạng Cuba. Sau vụ bắt giữ bọn nổi loạn vào tháng 3 năm 2003 và việc xử tử 3 tên cướp vào tháng 4 năm đó, Stone quay lại Havana làm bộ phim thứ hai về cuộc phỏng vấn với Fidel Castro; bộ phim này có thể coi là sự tiếp nối của bộ phim Vị tổng tư lệnh và được trình chiếu với tiêu đề Tìm kiếm Fidel vào năm 2004.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #221 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 03:42:07 pm »

Và họ có nói tại sao lại muốn ra đi không?

Họ kể lại tất cả. Nhưng vấn đề là có tới hơn 30 vụ...

Diễn ra vào thời điểm đó?

Đúng vậy, ba mươi kế hoạch cướp máy bay, nhưng đến hiện tại thì tất cả đã bị phá sản hoàn toàn.

Lúc đó ông có nghĩ rằng việc áp dụng án tử hình là có hiệu quả trong vụ này?

Tôi đã nói đến việc áp dụng biện pháp có thể dập tắt những vụ kiểu này từ trứng nước. Và sự thực là đã có khoảng thời gian 25 năm nước Mỹ có quá nhiều những tên điên khùng, bị bệnh tâm thần nhưng khõng ai cướp máy bay cả, nhưng trước đó đã có hàng chục máy bay chở đầy hành khách bị cướp cho dù người ta áp dụng hình phạt nào đi nữa. Chỉ có biện pháp trục xuất bọn họ thì mới giải quyết được vấn đề. Nếu nước Mỹ trục xuất bọn họ thì vấn đề của chúng tôi cũng đã được giải quyết từ lâu. Nếu họ bãi bỏ Luật Cuba điều chỉnh thì cũng không tồn tại những hiện tượng như thế này. Đó là toàn bộ câu chuyện, tôi đã nói hết với ông - tôi quên mất đây là một cuộc phỏng vấn.

Cảm nghĩ của ông thế nào khi chứng kiến những người phản đối việc thực thi ba án tử hình đó?

Chúng tôi hoàn toàn tôn trọng những người vì lý do tín ngưỡng, tư tưởng hay nhân đạo mà phản đối án tử hình. Chúng tôi, những người Cách mạng Cuba cũng không ưa gì việc thực thi án đó với những lý do còn sâu sắc hơn họ vì chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ đất nước này. Sẽ có ngày chúng tôi có thể đáp ứng nguyện vọng của những người bạn đó, trong đó có cả ông, và sẽ bãi bỏ án tử hình. Phải nói rằng chính chúng tôi cũng rất khổ tâm khi không thể đáp ứng tích cực lời đề nghị của Giáo hoàng John Paul II.

Tôi thực sự rất tôn trọng giáo hoàng. Tôi hiểu và rất ngưỡng mộ những nỗ lực của ông ấy vì hoà bình và cuộc sống. Không ai phản đối cuộc chiến I-rắc mạnh mẽ như ông ấy đã từng làm. Tôi khẳng định chắc chắn rằng ông ấy sẽ không bao giờ khuyên người dân I-rắc để chính mình bị giết mà không có hành động tự vệ, và với người Cuba cũng vậy. Ông ấy biết chắc chắn rằng đây không phải là vấn đề của riêng người Cuba; đó là vấn đề giữa người Cuba với chính phủ Mỹ. Ngay cả Chúa Giê-su, người đã từng đánh đuổi bọn cho vay nặng lãi ra khỏi nhà thờ, cũng sẽ không phản đối quyền của con người được bảo vệ chính mình.

Ông có ngạc nhiên trước tuyên bố của Jose Saramago không? 1

Tôi rất ngạc nhiên và chúng tôi cảm thấy bị tổn thương. Tôi nghĩ cậu ta đã hành động quá vội vàng mà chưa tìm hiểu kỹ tình huống, hoàn cảnh. Nhưng tôi vẫn tôn trọng lời cáo buộc của cậu ta. Rất nhiều người bạn của chúng tôi cũng không hài lòng với việc thực thi các bản án tử hình đó. Chúng tôi tôn trọng nguyên tắc của họ. Nhưng có quá nhiều các hoạt động tuyên truyền, và việc đó tạo ra rất nhiều sự hiểu lầm.


----------------------------------------------------------
1. Jose Saramago (sinh năm 1922), tiểu thuyết gia người Bồ Đào Nha giành giải Nobel thể loại tiểu thuyết viễn tưởng năm 1998. Ngày 14 tháng 4 năm 2003, vài ngày sau vụ xử tử 3 tên cướp, Saramago công bố một đoạn tài liệu với tiêu đề “Đây là nơi tôi đã đến” trên tờ báo Tây Ban Nha El Pais; trong đó, ông tuyên bố bản thân mình đang ngày càng xa cách Cuba. Tuy nhiên, ngày 12 tháng 10 năm 2003, trong một cuộc phỏng vấn của Rosa Miriam Elizalde công bố trên tờ La Jornada ở Mexico City và tờ Juventud Rebelle ở Havana, Saramago nói, “Tôi không hề xa rời Cuba. Tôi vẫn là một người bạn của Cuba”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #222 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 03:59:20 pm »

23

CUBA VÀ TÂY BAN NHA


Felipe Gonzalez - Jose Maria Aznar
- Những người theo chủ nghĩa xã hội ở Tây Ban Nha và Cách mạng Cuba
- Phong trào cánh tả Tây Ban Nha - Sự sụp đổ của Felipe Gonzalez
- Franco và Aznar -   Vua Juan Carlos I - Hoàng tử Felipe của Tây Ban Nha - Manuel Fraga


Sau vụ bắt giữ bọn nổi loạn tháng 3 năm 2003, Felipe Gonzalez, cựu thủ tướng Tây Ban Nha 1 đã đưa ra những tuyên bô rất khắt khe với ông.

Đó là hành động ngu xuẩn, ông ta đã phát điên lên khi tôi phát biểu về việc thi hành án tử hình vượt khuôn khổ pháp lý đối với những người thuộc phong trào ETA xứ Basque ở Tây Ban Nha. Tôi đã nói, dưới sự uỷ quyền của người đứng đầu Chính phủ Tây Ban Nha, Felipe Gonzalez, hàng chục thành viên của phong trào ETA bị thi hành án tử hình vượt quá khuôn khổ pháp luật mà không hề có người nào trong số họ lên tiếng phản đối hay lập hồ sơ phản bác Uỷ ban Nhân quyền của Liên Hợp Quốc. Tôi còn nói rằng, một người đứng đầu chính phủ khác, Jose Maria Aznar, vào thời điểm cuộc chiến Kosovo đang căng thẳng, đã khuyên tổng thống Mỹ nên tăng cường việc đánh bom và tấn công các mục tiêu dân sự, đặc biệt là các đài truyền hình, hành động này đã gây ra cái chết của hàng trăm người dân vô tội và gây đau thương cho hàng triệu người. Tất cả những gì báo chí nói chỉ là, “Castro tấn công Felipe Gonzalez”. Họ không hề nhắc gì đến những lời bình luận, nhận xét của tôi.

Và tôi đã nói rất rõ ràng: Chính phủ của Felipe Gonzalez đã bị lôi kéo thực hiện những bản án tử hình đó. Và Felipe Gonzalez, với tư cách là nhà lãnh đạo, là người đứng đầu đất nước, phải biết điều đó. Điều đó không có nghĩa là cậu ta không biết gì, không ai hiểu như vậy cả - cho dù một người có hiểu biết ít nhất về hoạt động của một chính phủ cũng sẽ nhận ra hành động như vậy không thể thực hiện được nếu không có sự đồng loã của chính phủ. Những cố vấn thân cận nhất của ông ta như Bộ trưởng nội vụ, người đứng đầu lực lượng cảnh sát chỉ biết tuân thủ mệnh lệnh. Những cố vấn này thì bị buộc tội 2, nhưng Felipe thì không. Việc đầu tiên một nhà lãnh đạo phải làm đó là đứng ra nhận trách nhiệm. Nếu tôi làm như vậy thì tôi sẽ không thể nói được ai ở đất nước Cuba này.

Ông đã có quan hệ bạn bè rất lâu với Felipe Gonzalez đúng không?

Tôi biết Felipe từ những ngày đầu của phong trào dân chủ ở Tây Ban Nha, năm 1976, còn trước cả khi Đảng công nhân xã hội chủ nghĩa Tây Ban Nha (PSOE) trở thành một lực lượng ở đất nước này. Trước cả cuộc bầu cử đầu tiên năm 1977, khi ông ta được bầu vào Quốc hội Tây Ban Nha. Felipe có đi thăm Cuba vào tháng 6 năm 1976, và chúng tôi đã nói chuyện rất lâu. Sau đó, trong những lần đi thăm các nước châu Mỹ La-tinh, ông ta có ghé thăm Cuba. Felipe đến thăm Panama, có quan hệ rất tốt với Omar Torrijos; ông ta còn đi thăm nhiều nơi khác vì Felipe Gonzalez rất quan tâm đến khu vực Mỹ La-tinh. Ông ta đã đến đây - rất thích đại dương, thích câu cá, Felipe thực sự đam mê môn thể thao câu cá. Có lần chúng tôi đã dành ra hai ngày đi cùng nhau trên thuyền. Chúng tôi đã nói chuyện thân mật rất nhiều với ông ta. Garcia Marquez có đến, cùng với Guayasamin, Alfredo Bryce Echenique - nhà văn Pê-ru, và cả Javier Solana, người sau này trở thành bộ trưởng văn hoá, rồi trở thành “thống soái”, Tổng thư ký của NATO; hiện nay ông ta còn giữ chức bộ trưởng ngoại giao của Liên minh châu Âu. Chúng tôi mời đến rất nhiều người, và chúng tôi quan hệ với nhau gần gũi như trong gia đình, nói chuyện về tất cả các chủ đề - rất tích cực và xây dựng.

Sau đó, báo chí tấn công ông ta vì một người đàn ông từng là người đứng đầu một tổ chức khủng bố bị cầm tù ở đây, ông ta nguyên là người Tây Ban Nha.

Ông đang nói đến Gutierrez Menoyo phải không? 3

Đúng vậy. Đó là Gutierrez Menoyo, người đã được chúng tôi thả tự do. Cậu ta đã chấp hành gần xong án phạt. Chúng tôi không muốn việc đó gây thêm rắc rối cho Felipe, ông ta đã nói chuyện với chúng tôi rất nghiêm túc với thái độ tôn trọng về chuyện này. Chính vì vậy chúng tôi quyết định thả Gutierrez Menoyo.

Ông còn quan hệ tốt với Felipe Gonzalez khi ông ta lên nắm quyền vào tháng 10 năm 1982 với cương vị là thủ tướng không?

Chúng tôi rất hy vọng Felipe sẽ thắng, vì mặc dù ông ta có khuyết điểm nhưng vẫn là người chúng ta có thể nói chuyện, bàn bạc về các vấn đề được; ông ta biết tôn trọng khuôn phép và là con người thực thà. Nhưng khi lên làm thủ tướng thì mọi việc lại khác, chúng tôi bắt đầu bất đồng quan điểm trong cách nhìn nhận vấn đề, trong suốt cuộc Chiến tranh lạnh, vai trò của Tây Ban Nha là rất tích cực trong quan hệ với thế giới bởi vì đó là chuyện liên quan đến đặc quyền đặc lợi, đó là vấn đề thương mại và hoà bình, và chúng tôi không đồng tình với việc Tây Ban Nha gia nhập NATO; rất đơn giản vậy thôi.

Vào thời gian đó, có rất nhiều cuộc thảo luận liên quan đến chủ đề này, tôi cũng đưa ra một vài tuyên bố với Hãng thông tấn Tây Ban Nha. Cậu ta đã thắng trong bầu cử. Tôi hiểu rất rõ những vấn đề kinh tế tiềm ẩn đằng sau việc Tây Ban Nha gia nhập Liên minh châu Âu năm 1986, vì đó là lợi ích của châu Âu trước hết sau đó mới đến lợi ích của Tây Ban Nha. Nhưng việc gia nhập NATO thì tôi hoàn toàn phản đối, tôi thậm chí còn đưa ra một vài tuyên bố chống NATO, về vai trò mà tôi nhìn nhận thấy ở Tây Ban Nha trên lĩnh vực ngoại giao và vai trò của Tây Ban Nha trên thế giới mà không cần phải gia nhập NATO, trước đó Felipe Gonzalez cũng phán đối việc này, và tôi đưa ra quan điểm: ông có thể nhận thấy quan điểm của tôi trong cuộc phỏng vấn liên quan đến việc Tây Ban Nha gia nhập NATO vào tháng 5 năm 1982.

Vấn đề NATO đã làm lạnh nhạt quan hệ của ông với ông ta?

Felipe thay đổi rất nhiều. Nhưng chúng tôi vẫn ủng hộ ông ta trong cuộc bầu cử năm 1992 trước đối thủ Aznar: Tôi theo dõi các cuộc tranh luận, tôi quan sát Aznar: có thể coi cậu ta là một con robot, một cỗ máy mà trong đầu toàn những dữ kiện và số liệu. Cuộc tranh luận đầu tiên trên truyền hình, Felipe không thành công trước cậu ta. Tôi nhận ra chiến thuật của Aznar, cách áp đảo tâm lý, phương pháp tấn công, cách cậu ta cáo buộc Felipe như một cỗ máy trong khi đó Felipe lại quá tự tin, ông ta không chú ý đúng mức đến cuộc tranh luận đầu tiên này và thực sự sau đó kết quá khảo sát rất tồi tệ với Felipe. Tôi đã góp ý với Felipe, cảnh báo ông ta cần chuẩn bị nghiêm túc cẩn thận hơn cho cuộc tranh luận thứ hai. Vì Felipe được học hành, có kiến thức hơn Aznar, có kinh nghiệm và kỹ năng hơn nên trong cuộc tranh luận thứ hai phần thắng đã thuộc về ông ta. Felipe thắng áp đảo và Aznar bị lúng túng vì không có cương lĩnh và khi Felipe đưa ra được bản cương lĩnh của mình thì ông ta chiến thắng.

Nhưng ai cũng biết những vấn đề còn tồn tại trong chính phủ của Felipe Gonzalez ở Tây Ban Nha: nạn tham nhũng, nhiều người giàu lên nhanh chóng, họ làm đủ loại công việc để trở nên giàu có. Nạn tham nhũng, tư lợi làm giàu và suy đồi về đạo đức ngày càng gia tăng 4.

Tôi còn nhớ trong vài năm sau khi Felipe Gonzalez lên nắm quyền, trong một bữa ăn do sứ quán Tây Ban Nha tổ chức ở Havana, người ta đã thảo luận việc Đảng xã hội chủ nghĩa sẽ tồn tại được bao lâu ở Tây Ban Nha, và tôi nói, nó sẽ tồn tại và nắm quyền mãi mãi nếu có sự trung thực về chính trị, một sự trung thực tối thiểu về chính trị. Tôi không thể tưởng tượng ra khả năng những người theo chủ nghĩa xã hội lại bị tước quyền ở Tây Ban Nha.

Xu hướng ngả sang cánh hữu của Felipe khiến ông ta mất đi sự ủng hộ, chính trị suy thoái, tham nhũng tràn lan. Quan hệ một thời rất tốt của chúng tôi đã bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Cậu ta thường tham gia các cuộc hội nghị thượng đỉnh của khu vực châu Mỹ La-tinh với thái độ tôn trọng. Nhưng rồi Felipe cứ dần dần ngả theo những chính sách và nền chính trị của Mỹ và NATO. Cậu ta mất đi hoàn toàn sự ủng hộ về chính trị và đó là thời điểm Aznar thắng.

----------------------------------------------------------
1. Tên thực sự của chức vụ mà Gonzalez nắm giữ là “chủ tịch chính phủ”, nhưng trong tiếng Anh, người nắm giữ vị trí này luôn được gọi là “thủ tướng”. Cách gọi này sẽ được lựa chọn sử dụng ở đây.

2. Jose Barrionuevo, Bộ trưởng nội vụ của Chính phủ Gonzalez, và Rafael Vera, Bộ trưỏng an ninh bị kết án lần lượt là 11 năm tù và 7 năm tù.

3. Eloy Gutierrez Menoyo sinh ra ở Madrid năm 1935 trong một gia đình có bố mẹ là người theo đảng Cộng hoà di cư sang Cuba khi Gutierrez còn nhỏ. Sau đó, ông cầm súng chống lại ché độ độc tài Batista với tư cách là thành viên của Mặt trận dân tộc Escambray thứ hai (SFNE), tổ chức không liên quan đến phong trào 26/7 của Fidel Castro. Trong SFNE, Gutierrez giữ chức tư lệnh, nhưng sau chiến thắng của Cách mạng, ông ta từ chối chấp nhận những phương châm của Cách mạng và năm 1961 thì sang Mỹ. Năm 1965, ông ta bí mật trở về và tham gia cuộc chiến bấn thỉu chống Cách mạng, ông ta bị bắt và bị phạt tù 22 năm. Khi được ra tù, ông ta sang sinh sống ở Miami và thành lập một tổ chức gọi là Thay đổi Cuba chuyên vận động hành lang cho các cuộc đối thoại giữa Castro và lực lượng đối lập. Năm 1995, ông ta quay lại hòn đảo và gặp Castro. Mùa hè năm 2003, lúc này gần như đã bị mù hoàn toàn, Gutierrez đến Cuba nghỉ hè và tuyên bố sẽ ở lại Cuba để “đấu tranh cho một không gian chính trị” và một tiếng nói trong nền chính trị Cuba.

4. Đảng PSOE dưói sự lãnh đạo của Felipe Gonzalez nắm quyèn ở Tây Ban Nha trong 14 năm từ 1982 đến 1996. Trong giai đoạn này xuất hiện một loạt các bê bối liên quan đến tham nhũng và lạm dụng quyền lực, điều này khiến dư luận nhiều lần lên tiếng cảnh báo: Vụ Filesa, vụ Ibercorp, vụ nghe trộm điện thoại CESID, vụ ám sát các thành viên của GAL, vụ biển thủ công quỹ, và vụ tham nhũng của Luis Roldan và Juan Guerra... Trong thời gian này, Tây Ban Nha trải qua một giai đoạn mà các nhà báo gọi là “cultura del pelotazo” (có nghĩa là việc bất ngờ chiếm giữ rất nhiều của cải, đồng nghĩa với việc “thu vén cho gia đình”, “ghi một bàn thắng hoàn hảo”...: Dễ dàng gây ra hành động chém giết trong một thòi gian rất ngắn, nhưng không như cách nói ẩn dụ trong thể thao trên đây, mà hành động này được thực hiện bằng những thủ đoạn hết sức đáng ngờ) và như lời của Carlos Solchaga, Bộ trưởng kinh tế của Đảng Chủ nghĩa xã hội nói: “Tây Ban Nha là nơi mà người ta có thể kiếm được rất nhiều tiền trong một thời gian ngắn nhất”. Xem Mariano Sanchez Soler, Negocios privados con dinero publico: El vademecum de la corruption de los politicos espanoles Madrid: Foca, 2003.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #223 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 04:10:22 pm »

Khi Liên Xô sụp đổ, Felipe Gonzalez có đưa ra lời khuyên nào với ông về việc cải tổ để tránh điều tuơng tự xảy ra ở Cuba?

Tôi còn nhớ rất rõ khi Liên Xô sụp đổ, nhiều người cho rằng chúng tôi đang làm những việc ngớ ngẩn. Đi tham dự một hội nghị, một buổi khánh thành hay lễ tấn phong, chúng tôi lại gặp Carlos Andres Perez 1, Felipe Gonzalez và nhiều nhân vật châu Mỹ La-tinh khác, họ thường gặp và khuyên tôi nên làm gì để duy trì sự tồn tại của Cuba.

Với thái độ tôn trọng, tôi nghe họ, và nếu cảm thấy cần thiết thì tôi tranh luận với họ, nhưng tôi rất kiên định. Vì vậy, Felipe nói tôi vẫn là con người cố chấp (nguyên văn: Numantic position 2) có nghĩa là “việc này rồi cuối cùng cũng sẽ dẫn đến việc kia”, nhưng tôi thích việc này hơn.

Chúng tôi có tranh luận về chủ đề này - tôi nói với ông ta là tôi vô cùng ngưỡng mộ những người Numantian vì phẩm chất, lòng dũng cảm và thái độ của họ. Nhưng tôi nhắc lại là tôi hoàn toàn không chấp nhận đề nghị của họ, sự nhượng bộ đã khiến bọn họ phải ra đi từng người một, trước tiên là Liên Xô, sau đó là Felipe, rồi Carlos Andres.

Tôi còn nhớ một người từng là bộ trưởng kinh tế dưới thời Felipe Gonzalez, ông ta là Carlos Solchaga và người này đã từng đến Cuba đúng không?

Đúng vậy, bởi vì khi đó Felipe Gonzalez muốn giúp đỡ chúng tôi - thực sự chúng tôi rất khờ dại và không biết những gì đang diễn ra ở Tây Ban Nha. Nhưng ông ta “muốn giúp đỡ chúng tôi” đến mức đề xuất cử một cố vấn sang đây và chúng tôi buộc phải cảm ơn ông ta. Tôi nói: “Cảm ơn ông rất nhiều”; có nghĩa là chúng tôi chấp nhận đề nghị của Felipe.

Ông đã lịch sự lắng nghe họ.

Felipe không nói ông ta sẽ cử ai đến, nhưng chúng tôi biết rất rõ rằng PSOE đã từng khuyên Gorbachev. Những cố vấn đầu tiên của Gorbachev là người của Felipe Gonzalez, và có lần Gorbachev đã nói với tôi - chúng tôi nói chuyện qua điện thoại hoặc thư gì đó, tôi không nhớ rõ - và ông ấy đánh giá rất cao Felipe Gonzalez, ông ấy nói, “Felipe đúng là một con người theo chủ nghĩa xã hội thực sự”. Nhưng từ rất lâu tôi không hề nhớ rằng Felipe lại là người theo chủ nghĩa xã hội - không có gì là chủ nghĩa xã hội trong con người ông ta cả. Và Felipe đã cử người đến cố vấn cho Gorbachev.

Có lẽ phải xây tượng đài tưởng nhớ PSOE vì những đóng góp của họ cho những gì Liên Xô có được ngày nay! Tưởng nhớ vì những người bị thiệt mạng do dịch vụ y tế không còn, vì sự gia tăng tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, vì tuổi thọ của con người suy giảm: PSOE đáng được xây tượng đài tưởng nhớ vì những việc làm khủng khiếp mà họ đã gây ra.

Có nghĩa là theo quan điểm của ông, PSOE có trách nhiệm liên quan đến việc Liên Xô sụp đổ?

Đúng vậy. PSOE phải có trách nhiệm vì đã cử cố vấn đến đó. Sau đó thì người Mỹ đến Mát-xcơ-va. Ngày càng có nhiều người Mỹ và ngày càng có nhiều sự nhượng bộ, và rất đơn giản là Liên Xô tan rã.

Những cố vấn mà Felipe Gonzalez gửi sang cho ông cũng chính là những người đã từng giúp đỡ Gorbachev?

Phải khẳng định rằng, tôi biết rất rõ họ sẽ khuyên chúng tôi những gì. Những ý tưởng của Felipe không hề giống như những gì mà chúng tôi có - tôi sẽ kể cho ông một câu chuyện: Khi hàng nghìn bác sỹ không có việc làm ở Tây Ban Nha, tôi nói với ông ta: “Sao ông không làm như những gì chúng tôi đang làm, giáo dục cho các bác sỹ, tạo ra dịch vụ bác sỹ gia đình phục vụ cộng đồng, rất nhiều dịch vụ có thể tạo ra cho các làng, xã trên toàn quốc?”. Chi phí sẽ là thế này, thế kia; tôi thậm chí còn nói cụ thể những chi phí phải bỏ ra khi tạo công ăn việc làm cho vài chục ngàn bác sỹ, nhưng những dịch vụ đó là rất cần thiết cho dân chúng.

Và câu trả lời của ông ta là gì?

Ông ta nghe và có vẻ rất quan tâm. Tháng 11 năm 1986, Felipe lại đến Cuba, chúng tôi cùng đi câu cá đại dương, chúng tôi ở cùng với nhau cả ngày trên thuyền sau đó quay về; chúng tôi cùng đến Tropicana. Raul Alfonsin, Tổng thống Ác-hen-ti-na cũng có mặt ở đó. Felipe muốn đến Tropicana nên chúng tôi tổ chức một buổi biểu diễn lớn đón chào ông ta với những cô gái đẹp, chủ yếu là người Cuba gốc Phi, những ca sĩ và nghệ sĩ khiêu vũ nổi danh.

Tôi còn nhớ tôi cùng với Felipe lên sân khấu chào mừng các nghệ sĩ biểu diễn, họ chụp ảnh và đón chào chúng tôi rất nồng nhiệt. Có một cô gái rất hấp dẫn, một ca sĩ tên là Linda Mirabal, sau này cô ấy ở lại Tây Ban Nha, bởi vì người châu Âu các ông ăn cắp chất xám...

Và cả con người nữa, nếu tôi nói đúng những gì ông đang nghĩ...

Đúng, các ông chú ý đến con người trước, nhưng tôi đang nói đến tinh thần nghệ thuật. Nó thường có ở những người có ngoại hình đẹp, tuỳ thuộc vào loại hình nghệ thuật nào.

Họ chụp ảnh Felipe đứng cùng với cô nghệ sĩ rất đẹp, rất có chất nghệ thuật, cô ấy đứng chỉ đến cổ Felipe và ông ta nhìn cô gái mulatto (da đen lai da trắng) với vẻ tôn trọng rõ rệt. Sau đó có một số tạp chí, tôi không nhớ rõ là tạp chí nào, nhưng đó là một tạp chí mà các ông đổ nhiều tiền vào đó chỉ để đăng những chuyện phiếm, chuyện phiếm của người châu Âu. Tờ tạp chí này chạy một hàng tít lớn nói, “Castro và Felipe: Bữa tiệc linh đình”, “Đêm đô thị với người độc tài Havana”. Thật nực cười bởi vì Linda chỉ mỉm cười nhìn Felipe còn ông ta thì chảy cả nước mũi nước dãi. Bức ảnh đó có ý đồ gì đó đằng sau!

Tôi nghĩ đó cũng là tạp chí đã từng viết bài về con trai của vua Juan Carlos khi cậu ta đi vòng quanh thế giới, tôi nghĩ họ đã dành ra hai trang báo viết về sự kiện này. Tạp chí đó viết về Felipe và tôi nhưng chủ yếu là Felipe, trong đó có nói “Đêm đô thị với người độc tài” bởi vì cậu ta đã đến thành phố Tropicana nổi tiếng.

Chúng tôi đang trải qua giai đoạn mà tôi đã nói với ông rồi, giai đoạn sau khi Liên Xô sụp đổ - và họ gặp tôi để khuyên chúng tôi nên làm những việc để đưa cách mạng đến đó trong vòng sáu tháng. Ý tôi muốn nói đó chỉ là trò cười...

Và người Cuba không nghe theo những lời khuyên đó cho dù các ông có tiến hành một số cải cách đúng không?

Đúng, chúng tôi phải thực hiện một số giải pháp. Chúng tôi đồng ý cho phép thành lập các cửa hàng dùng ngoại tệ để mua nhưng chúng tôi không thích làm việc đó bởi vì tôi biết nó có ý nghĩa gì: chỉ có những người nhận ngoại tệ do người thân rời khỏi Cuba hợp pháp hoặc bất hợp pháp gửi về mới có khả năng mua bán ở đó; họ sẽ có đặc quyền đặc lợi ở đó. Nhưng những hoàn cảnh đặc biệt khiến chúng tôi phải xem xét việc đó.

Chúng tôi đã có ý tưởng thực hiện liên doanh từ trước để phát triển du lịch.


----------------------------------------------------------
1. Carlos Andres Perez (sinh năm 1922), tổng thống theo trường phái dân chủ xã hội chủ nghĩa của Venezuela vào hai giai đoạn khác nhau hoàn toàn: từ 1974 đến 1979 và từ 1989 đến 1994. Perez dùng bạo lực đàn áp một số vụ nổi dậy của quần chúng vào tháng 2 năm 1989 và các cuộc nổi dậy của giới quân sự vào tháng 2 và tháng 11 năm 1992. Vào ngày 30 tháng 5 năm 1996, Perez đi vào lịch sử là tổng thống Venezuela đầu tiên biển thủ công quỹ.

2. Numantia là một thành phố thuộc khu vực Hispania giáp ranh với Đế chế La Mã, ở vị trí cách thành phố Soria hiện tại khoảng 4-6 km, trên bờ sông Duero ở phía bắc miền trung Tây Ban Nha, cách thành phố Madrid khoảng 230 km về phía đông bắc. Với vị trí nằm trên một cao nguyên biệt lập bên dưới là vùng trung du Duero, Numantia có vai trò rất quan trọng trong cuộc kháng chiến của người Celtic-Iberian chống lại La Mã, và trong rất nhiều năm, từ thời chiến dịch của Cato anh (năm 195 trước công nguyên) cho đến khi Scipio Aemilianus chiếm lĩnh thành phố năm 133 trước công nguyên, sau cuộc phong toả ác liệt kéo dài 2 năm, thành phố này vẫn cầm cự được trước quân La Mã. Khi Felipe Gonzalez ám chỉ đến “thái độ Numantic” của Castro, có nghĩa là ông ấy muốn nói Castro vô cùng ngoan cố bướng bỉnh chống lại lực lượng mạnh, và chấp nhận két cục hoặc là buộc phải đầu hàng hoặc là chết. Cervates viết về chủ nghĩa anh hùng Numantia nhưng là sự phòng vệ trong vô vọng thành phố của họ trong vở kịch La Numancia.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #224 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 04:15:16 pm »

Ông có ý tưởng phát triển du lịch từ trước thời điểm đó?

Đúng, đó là ý tưởng liên doanh, nhưng những gì chúng tôi làm chỉ là những giải pháp kinh tế ôn hoà - chúng tôi không thể đột nhiên chuyển sang hình thức kinh doanh đó được. Chúng tôi hình thành một số doanh nghiệp liên doanh sử dụng vốn nước ngoài, chúng tôi nghiên cứu rất kỹ đặc tính của nó, những gì nên làm, có ích và những gì không nên làm. Chúng tôi nghiến răng cho thành lập loại doanh nghiệp này. Chúng tôi biết những bất lợi đối với du lịch mà loại hình doanh nghiệp này có thể mang lại bởi vì một số có thể sẽ đưa thêm vào... Chúng tôi sẽ phải chống tham nhũng; ma tuý cũng có thể sẽ được đưa vào mặc dù rất may là ngành du lịch của chúng tôi còn trong lành, người Canada, người châu Âu - chúng tôi khuyến khích họ đến đây để nghỉ ngơi tĩnh dưỡng.

Hầu như tất cả các khách sạn đều do chúng tôi xây dựng - chúng tôi tự làm toàn bộ - nhưng rồi vẫn xuất hiện các tấm biển quảng cáo nói: “Hợp tác này nọ... Khách sạn này nọ ở Havana”; dường như hình thức hợp tác nước ngoài này đã đầu tư tiền vào đó xây dựng. Nhưng không phải như vậy. Chúng tôi tự xây dựng rất nhiều khách sạn nhưng vì các doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm về du lịch nên chúng tôi ký hợp đồng giao quyền quản lý cho doanh nghiệp nước ngoài. Rất ít khách sạn xây bằng tiền của nước ngoài, chỉ có một số xây dựng bằng tiền góp của chúng tôi và của họ.

Khi xây dựng các khách sạn đó, chúng tôi sử dụng rất nhiều các vật liệu sản xuất ở đây, vì vậy chúng tôi không phải bỏ ngoại tệ ra trả cho nước ngoài. Và rồi số lượng các khách sạn tăng dần, chất lượng cũng tăng dần, vì vậy chúng tôi cũng phải nhập khẩu nhiều hơn các sản phẩm từ nước ngoài. Nhưng ít nhất 80% các khách sạn do Cuba xây bằng nguồn lực của chính chúng tôi.

Cũng có những trường hợp các công ty nước ngqài hết tiền và chúng tôi phải tự hoàn thành nốt việc xây dựng các khách sạn. Bây giờ thì chúng tôi đã có những hợp đồng cho thuê nhưng 80% vẫn hoàn toàn là của người Cuba. Đất nước này về cơ bản vẫn giữ được những gì thuộc về mình mặc dù chúng tôi có thực hiện một số hợp đồng rất tích cực với các công ty làm ăn chân chính - ý tôi nói đó là những công ty thực sự, làm ăn nghiêm túc. Tất nhiên, chúng tôi phải thoả thuận, cần phải biết mình cần gì, nếu không họ sẽ mua cả nước cộng hoà này chỉ với một đô la.

Chúng tôi biết rất rõ cần phải duy trì quyền kiểm soát hoàn toàn, và chúng tôi chỉ thực hiện các hợp đồng hợp tác về điện, xăng dầu, tất cả mọi thứ nhưng chúng tôi không tư nhân hoá bất kỳ bệnh viện, trường học nào, hay các ngành kinh tế, dịch vụ xã hội cơ bản cũng vậy.

Quan hệ tốt đẹp của ông với Felipe Gonzalez diễn biến thế nào? Tại sao bây giờ ông ấy lại có thái độ gay gắt với Cuba như vậy?

Mọi thứ diễn ra rất tốt đẹp khi còn thành trì Liên Xô và lúc đó Cuba cũng không trong tình trạng căng thẳng. Vào thời gian đó có thể coi quan hệ của chúng tôi là quan hệ bạn bè. Sau đó Liên Xô sụp đổ và Felipe cùng với bạn bè của ông ta muốn “cứu” chúng tôi bằng những lời khuyên sẽ dìm chết bất kỳ ai theo nó - những lòi khuyên đại loại như đi theo toàn cầu hoá tự do mới. Bất kỳ ai làm theo lời khuyên đó đều bị diệt vong. Tất cả những lời khuyên về kinh tế, chính trị đều đưa các nước đến bên bờ vực thẳm. Chúng tôi có quan điểm rất vững vàng kiên định, chúng tôi có ý tưởng, có mục tiêu riêng, và chúng tôi chỉ nhượng bộ khi có thể và chúng tôi ngày càng có nhiều kinh nghiệm.

Ví dụ với kiểu liên doanh mà tôi với ông đang nói đến, có khi mua một loại máy móc phải tiêu tốn tới một triệu hoặc triệu rưỡi đô la, và một năm hoặc một năm rưỡi sau thì mới trả hết. Ông không nên thực hiện liên doanh khi người ta mang đến máy móc còn ông thì góp thứ khác, để rồi một năm hoặc một năm rưỡi sau đó những gì còn lại chỉ là dòng tiền đổ ra nước ngoài kéo dài đến hai mươi năm.

Hiện nay, nếu phải khoan dầu ở ngoài khơi thì ông phải tiến hành nghiên cứu - đó là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa độc quyền, giá thị trường cao hơn rất nhiều so với chi phí thực - ông sẽ phải ký các họp đồng mạo hiểm nếu không có đủ công nghệ và vốn. Ông cần nắm rõ các quy định và luật lệ quốc tế liên quan đến các hợp đồng đó, đàm phán kỹ lưỡng từng chi tiết, ở đây, tất cả các doanh nghiệp đều phải được chính phủ đồng ý thông qua; làm như thế rất khôn ngoan và có lợi. Chúng tôi đã có những doanh nghiệp liên doanh làm ăn rất thành công nhưng cũng có một số doanh nghiệp làm ăn tạm bợ (nguyên văn: timbiriches) không hiệu quả.

Ý ông muốn nói timbiriches là gì? 1   

Tôi đã kể với ông chuyện hai người Tây Ban Nha đến đầu tư khoảng một trăm ngàn đô la gì đó thành lập một doanh nghiệp buôn lậu ma tuý. Họ mua nguyên liệu thô từ Colombia và thị trường tiêu thụ của họ là Tây Ban Nha. Họ tỏ ra là những nhà quản trị doanh nghiệp rất hiệu quả; khi container chở hàng đến, họ ra tận cầu tàu đón hàng và đưa về nhà máy; khi xuất khẩu hàng sang Tây Ban Nha bằng những container đó họ lại áp tải hàng ra tận cầu tàu. Và như tôi đã nói với ông, sau đó chúng tôi phát hiện ra những container đó làm vỏ giả... họ nhét ma tuý vào trong. Họ sản xuất những bức tượng nhỏ gì đó và chỉ thuê khoảng mười ba nhân công. Họ tỏ ra rất thân thiện với mọi người - sau này chúng tôi mói phát hiện ra - và những container kia sẽ đi sang Tây Ban Nha với cái cớ là chứa những bức tượng, ma tuý sẽ được tiêu thụ ở châu Âu hoặc đưa sang Mỹ.

Sau đó kế hoạch này bị khám phá ở Colombia, và chuyện xảy ra là có ai đó ở Colombia đã cảnh báo họ nên bọn họ ở lại Tây Ban Nha luôn. Họ bị buộc tội ở đó, nhưng họ cho rằng (tất cả đều không đúng sự thực) đó là chuyện xảy ra ở Cuba, vì Cuba muốn “tịch thu nhà máy, dây chuyền sản xuất của họ” và họ là những nhà đầu tư vô tội. Và tất nhiên, bọn họ được thả tự do mặc dù ở Cuba và Colombia ai cũng biết rằng, đó là đường dây buôn lậu ma tuý quy mô lớn. Chúng tôi cảm thấy bị xỉ nhục vì những tên đó vẫn nhởn nhơ đi lại ở Tây Ban Nha mà không phải chịu hậu quả gì cả - ai cũng biết điều này.

Trên truyền hình 2, tôi thấy ông tỏ ra rất giận dữ với Aznar. Tôi có cảm giác ông rất không ưa nhân vật là cựu thủ tướng Tây Ban Nha này.

Rất may là như vậy. Nhưng thực sự tôi không nghĩ tôi tỏ ra giận dữ như vậy bởi vì tôi rất bình tĩnh - có thể tôi tỏ ra tức giận khi chứng kiến những tuyên bố không phù hợp của người châu Âu khi người ta chứng kiến I-rắc bị đánh bom, khi bom rơi, họ biết rằng hàng triệu người sẽ bị thương tật. Thường thì người ta hay ghen tị với những người đã chết hơn là những người còn sống nhất là khi họ bị nhiều thương tật trên mình. Khi nói đến thương tật thì phải nghĩ cả đến những tổn thương về tinh thần: những người bị tổn thương về tinh thần, bị tàn tật suốt đời, đó là những đứa trẻ mới năm hay sáu tuổi, người ba mươi, sáu mươi, tám mươi tuổi, nếu họ có thể sống đến chín mươi, hàng triệu người bị tổn thương về tinh thần bởi những quả bom đó - không có phương pháp nào có thể thống kê hết các nạn nhân bởi vì có quá nhiều người bị thương, quá nhiều người bị giết. Tổn thương về tinh thần khi chứng kiến cảnh tàn phá - tài sản, văn hoá, các nhà bảo tàng.

Người ta chứng kiến tất cả và chính vì vậy mà có tới 92% người Tây Ban Nha phản đối cuộc chiến I-rắc, người Pháp, tất cả mọi noi trên thế giới phản đối cuộc chiến này. Đất nước chúng tôi cũng chứng kiến cảnh đó và chúng tôi cũng bị đe doạ điều tương tự sẽ xảy ra với mình. Và đúng vào thời điểm đó thì xuất hiện tuyên bố của Liên minh châu Âu 3 gây thêm tranh cãi bằng việc ủng hộ Mỹ áp đặt với thế giới và đàn áp đất nước chúng tôi; và nước Mỹ bị xỉ nhục, bị tổn thương niềm kiêu hãnh khi chúng tôi kiên quyết kháng cự, không tuân thủ mệnh lệnh của họ - thái độ căm phẫn, kinh tởm với họ là không thể tránh khỏi.

Sau đó tôi có xem lại buổi phát hình mà chúng ta đang nhắc tới. Đúng là tôi có thể hiện sự căm phẫn nhưng tôi không hề mất kiềm chế, quá nóng giận.

----------------------------------------------------------
1. Timbiriches là một kiểu chủ nghĩa Cuba; Ramonet hình như chưa bao giờ nói đến từ này trước đó nên có vẻ lúng túng trước những gì mà Castro muốn nói.

2. Trong chương trình Mesa Redonda (Bàn Tròn), ngày 11 tháng 6 năm 2003.

3. Vào ngày 5 tháng 6 năm 2003, Liên minh châu Âu áp đặt lệnh cấm vận ngoại giao với Cuba, bao gồm việc giới hạn quan hệ của các quan chức với Chính phủ Cuba và thắt chặt hơn quan hệ với lực lượng đối lập. Vào ngày 30 tháng 4 trước ngày đó, Uỷ ban châu Âu, cơ quan hành pháp của Liên minh, quyết định bàn bạc đề nghị của Cuba được gia nhập Hiệp ước Cotonou ủng hộ quan hệ thương mại giữa Liên minh châu Âu với các nước đang phát triển. Sau đó, Cuba rút lại đề nghị này. Ngày 3 tháng 1 năm 2005, Havana bình thường hoá quan hệ với các nước thuộc Liên minh châu Âu sau khi EU thay đổi lập trường.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #225 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 04:33:34 pm »

Tôi thấy ông khá cứng rắn và lạnh lùng.

Tôi có lạnh lùng, sự thể hiện của tôi có thể khiến mọi người nghĩ là tôi lạnh lùng, nhưng tôi cũng dùng rất nhièu lời hài hước châm biếm. Tôi thích dùng lời lẽ hài hước châm biếm hơn là phồng má trợn mắt. Trong buổi truyền hình đó thực sự tôi không hề tức giận. Ít nhất thì tôi cũng không nghĩ vậy. Ông có ấn tượng như vậy; nhưng những người khác (ý tôi nói là những cố vấn của tôi) - có lẽ vì họ giận dữ và căm phẫn hơn tôi - nên họ không cảm thấy thế. Tôi luôn hỏi họ và họ nói với tôi; và tôi biết giữ thái độ bình tĩnh sẽ tốt hơn nhiều.

Cũng có những lúc tôi phải nói điều này điều kia với những cảm xúc nhất định. Tôi nghĩ là tôi có nói với những cường độ cảm xúc nhất định nhưng đó là cảm xúc mãnh liệt chứ không hoàn toàn là sự giận dữ. Nhưng phản ứng của cả đất nước này - ngày hôm sau người ta mới thấy 1 - thì bùng phát bởi tuyên bố đó, về sự nguy hiểm mà tuyên bố đó có thể gây ra - tuyên bố mà có lẽ không nước châu Âu nào có thể biện minh.

Chúng tôi có một đảng, chúng tôi cũng có bọn nổi dậy, cũng có tù nhân - chúng tôi không phải là nước duy nhất trên thế giới... Chúng tôi có được phép có một đảng không? Chúng tôi có bắt buộc phải có bọn nổi loạn không? Chúng tôi không được phép áp dụng luật pháp sao?... Có những câu hỏi mà không chính phủ châu Âu nào có thể trả lời được nếu không vận dụng tiêu chuẩn kép, không nhắc đến sự phân biệt đối xử với một nước nhỏ.

Trong chuơng trình đó, ông gọi Aznar là “kẻ lãnh đạo độc tài” (nguyên văn: little Fuhrer) và ông còn gọi ông ta là thẳng hèn. Ông có nghĩ rằng chính vì thái độ của Aznar mà khiến Liên minh châu Âu chống lại Cuba?

Hắn là kẻ đầu sỏ. Aznar là bạn với bọn mafia khủng bố người Mỹ gốc Cuba ở Miami; bọn chúng cấp tiền cho hắn vận động tranh cử, hắn đi lại bằng máy bay của bọn chúng.

Đồng đảng của Jorge Mas Canosa 2 và Tổ chức quốc gia Mỹ-Cuba phải không?

Đúng vậy. Mặc dù Felipe Gonzalez nhượng bộ về kinh tế nhưng vẫn phải khẳng định rằng Aznar là bạn thân với đám người đó, chính Aznar đã đi lại khắp miền trung nước Mỹ bằng máy bay riêng của Mas Canosa; bọn chúng còn ủng hộ Aznar trong cuộc bầu cử năm 2000 chính vì vậy mà Aznar thắng Felipe.

Aznar bắt đầu nắm quyền từ năm 1996 - với thái độ định kiến rõ ràng, thái độ căm ghét rất phản động vì bản chất hắn là con người phản động. Aznar là con người bảo thủ, phản động.

Còn một yếu tố khác cũng góp phần giúp sức cho hắn ta đó là vụ ám sát vào tháng 4 năm 1995, ngay trước khi diễn ra bầu cử 3, việc này thực sự đã giúp hắn giành chiến thắng. Hắn đã hành động rất tốt, tỏ ra - theo những gì mà tôi được biết - rất dũng cảm. Aznar ngay lập tức đi thăm tất cả những người bị thương và người dân thì thường đánh giá cao điều này. Hắn tỏ ra độ lượng - có nghĩa là đã khai thác hết những giá trị mà vụ ám sát mang lại nếu ông coi đó là sai lầm, mâu thuẫn, hành động không phù hợp của phe cánh tả...

Chính vì vậy tôi cho rằng hắn nghĩ hắn có thể tiếp tục khai thác được vụ khủng bố kinh hoàng đẫm máu xảy ra ở Madrid vào 11 tháng 3 năm 2004 tại ga tầu Atocha. Nhưng ý tưởng đó phản lại hắn và đảng của hắn thất bại trong bầu cử. Jose Luis Rodriguez Zapatero giành chiến thắng và rút toàn bộ quân lính Tây Ban Nha ra khỏi I-rắc - chúng tôi rất hoan nghênh hành động đó.

Theo quan điểm của ông có phải phong trào cánh tả ở Tây Ban Nha bị chia rẽ?

Tôi phải tỏ ra thành thật - tôi không hề là người biện hộ cho những người cánh tả Tây Ban Nha; chúng tôi có quan hệ với Izquierda Unida (cánh tả thống nhất), nhưng họ bị chia rẽ. Tôi không đổ lỗi cho Izquierda Unida vì sự chia rẽ này bởi vì PSOE chính là đảng phản đối mạnh mẽ không khoan nhượng bất kỳ hình thức liên minh nào với những người cánh tả còn lại.

Aznar và đảng của hắn nghĩ gì mọi người đều biết. Và tất nhiên chúng tôi không hề thông cảm với hắn, cũng không hề muốn hắn giành chiến thắng trong bầu cử, bởi vì chúng tôi biết hậu quả sẽ đi đến đâu với cách hắn nghĩ và quan hệ của hắn với bọn mafia Miami - hắn là người của mafia; ý tôi muốn nói hắn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ từ bọn chúng, và bọn người đó đặt hy vọng lớn lao vào những chính sách của Aznar.

Rất nhanh sau khi lên nắm quyền năm 1996, Aznar đã bắt đầu phê bình Cuba có hệ thống.

Xuất hiện tranh cãi gay gắt trong quốc hội của Madrid về chính sách của Aznar với Cuba bởi vì hắn bổ nhiệm đại sứ Jose Maria Aznar Coderich - thường thì phải sau khi chúng tôi đồng ý - và viên đại sứ này bắt đầu tuyên bố những gì sẽ làm và những gì dự định sẽ không làm ở Cuba, và chúng tôi rút lại chấp thuận nhận viên đại sứ đó. Chúng tôi nói, “Chúng tôi không chấp nhận viên đại sứ này - tìm người khác đi”. Việc này đã gây ra tranh cãi gay gắt trong quốc hội Tây Ban Nha ở Madrid.

Trong chương trình truyền hình mà tôi với ông đang nhắc đến, khi ông chỉ trích Aznar, tôi nghĩ - tôi nhớ như vậy - ông có nói điều gì đó đại loại như “đến Franco cũng còn tỏ thái độ tôn trọng hơn với Cuba”.

Ít nhất thì cũng là con người có phẩm giá hơn.

Phẩm giá hơn theo nghĩa nào?

Về mặt tư tưởng học thuyết, thì sau khi Cách mạng của chúng tôi giành chiến thắng, chúng tôi là những người chống lại Franco mạnh mẽ nhất. Sau đó, người Mỹ tìm mọi cách chống lại chúng tôi, người châu Âu cũng vậy. Cách mạng này không cần đến châu Âu, và chúng tôi đã chứng tỏ được rằng chúng tôi có thể làm rất tốt mà không cần đến châu Âu - bởi vì từ năm 1960, không lâu sau chiến tranh đã có NATO, Chiến tranh lạnh, người Mỹ phong toả chúng tôi - người Mỹ áp đặt lệnh cấm vận với Cuba và hầu hết các nước Mỹ La-tinh và yêu cầu châu Âu cũng phải làm theo họ. Chúng tôi phê bình và chống lại Franco nhưng phải nói thật rằng ông ấy là người duy nhất không tuân lệnh của Washington. Lúc đó chúng tôi hoàn toàn đi theo chủ nghĩa của mình và chống lại Franco trên tất cả các mặt.

Có lần - tôi nghĩ đó là vào tháng 1 năm 1960 - một đại sứ của Tây Ban Nha, Juan Pablo de Lojendio - cậu ta đúng là một marques (trông cậu ta rất vạm vỡ, tính nóng nảy, có thể nói như vậy...). Hồi đó chúng tôi chưa có nhiều biện pháp với các tổ chức, và các biện pháp bảo vệ an ninh của chúng tôi cũng chưa mạnh mẽ lắm. Lúc đó đã là mười hai giờ đêm ở toà nhà Telemundo nơi tôi đang có bài phát biểu trên truyền hình với toàn quốc phê bình Franco thì con người lớn như con bò mộng vừa từ một trận thi đấu trở về này lao vào phòng thu như một chiếc xe tăng - bởi vì như ông biết đấy, cậu ta rất cao lớn vạm vỡ - và văng những lời thô tục bậy bạ... Tôi không biết đã nói gì với cậu ta, bởi vì tôi chỉ nghĩ mình phải ngăn chặn hành động đó, nếu không sẽ tạo ra làn sóng bạo lực, cuối cùng tôi nói, “Đưa thằng... này ra khỏi đây ngay!”. Việc đó không hề dễ dàng. Cậu ta rất dũng cảm, tôi phải nói lời này thay cậu ta. Và thực sự tôi không hề thấy bị xúc phạm như người ta nghĩ, sau đó tôi mím cười. Nhưng chúng tôi buộc phải trục xuất cậu ta, chúng tôi không còn sự lựa chọn nào khác.

----------------------------------------------------------
1. Ngày 12 tháng 6 năm 2003, trong hành động phản đối lệnh cấm vận của EU, khoảng 1 triệu người đã tuần hành trước cửa sứ quán Tây Ban Nha và Ý ở Havana. Castro đích thân đi đầu đoàn tuần hành trước cửa sứ quán Tây Ban Nha.

2. Jorge Mas Canosa là triệu phú người Cuba lưu vong, người đã thành lập Quỹ quốc gia Mỹ-Cuba ở Miami; ông ta được coi là kẻ diều hâu cực tả nhất phản đối chính phủ của Castro, và là tổ chức đã có những hành động khủng bố và âm mưu ám sát Castro, ông ta qua đời vào tháng 11 năm 1997.

3. Aznar là mục tiêu tấn công bằng đánh bom xe hơi của nhóm khủng bố ly khai xứ Basque; vụ tấn công xảy ra vào ngày 19 tháng 4 năm 1995, trước cuộc tổng tuyển cử được tổ chức vào tháng 3 năm 1996. Sự nổi tiếng của Aznar tăng lên rất nhiều sau vụ đánh bom, và Đảng đại chúng bảo thủ đã giành chiến tháng trước đối thủ Felipe Gonzalez của Đảng công nhân Xã hội chủ nghĩa.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #226 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 04:42:02 pm »

Nhưng quan hệ thì không bị cắt đứt đúng không?

Không, quan hệ của Cuba với Franco thì không ai có thể bắt chúng tôi phải từ bỏ cả. Thuốc lá của Cuba - ai mua? Tây Ban Nha. Đường của Cuba - Tây Ban Nha. Rượu rum của Cuba - cũng Tây Ban Nha mua. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn chống lại ông ấy, vẫn phê bình Franco liên tục. Hơn nữa, chúng tôi còn công khai có quan hệ với những người xã hội chủ nghĩa Tây Ban Nha - Santiago Carrillo, La Pasionaria 1, tất cả mọi người.

Một số họ từng tham gia cuộc nội chiến ở Tây Ban Nha sau đó sang Liên Xô và trở thành quân nhân như tướng Enrique Lister, trong khi những người có phẩm cấp thấp hơn thì sang Cuba giúp chúng tôi xây dựng lực lượng du kích. Nhưng Franco vẫn không cắt đứt quan hệ.

Đó là thái độ đáng khen ngợi và đúng ra chúng tôi phải tôn trọng, và thậm chí là biết ơn. Ông ấy không khuất phục áp lực của Mỹ. Franco hành động đúng với tính bướng bỉnh đặc trưng của người Galician, ông ấy không hề cắt đứt quan hệ với Cuba. Và thái độ đó rất cương quyết.

Ông giải thích điều đó thế nào?

Có rất nhiều cách giải thích. Franco xuất thân từ El Ferrol; đội quân của Cervera cũng toàn những người xuất thân từ đó, từ El Ferrol.

Đô đốc Cervera, vị tổng tư lệnh trong chiến dịch Santiago de Cuba năm 1989.

Trận đánh đó là một sai lầm lớn, sự hy sinh vô ích. Lẽ ra Cervera nên bỏ những con thuyền đó và cử thuỷ thủ lên bờ đấu như những bộ binh. Sử dụng pháo và bộ binh để bảo vệ thành phố. Cậu ta nghe theo mệnh lệnh ngớ ngẩn - mệnh lệnh của bọn làm chính trị không biết gì về chiến tranh đưa ra, như những gì đang diễn ra ở I-rắc ngày nay, bởi vì Aznar không hề biết gì về chiến tranh, Bush cũng vậy.

Ở Madrid, bọn làm chính trị ra lệnh cho đội quân đó đi thuyền ra khỏi bến cảng ở Santiago, và từng thuyền một bị bắn hạ. Đó là hành động điên khùng nhất... ông cũng bị tổn thương, nhưng tinh thần của những thuỷ thủ Tây Ban Nha đó thì rất đáng trân trọng. Đó là tinh thần dũng cảm và chủ nghĩa anh hũng cao cả của những người lính Tây Ban Nha. Chúng tôi ngưỡng mộ và tôn kính họ. Vì vậy, người ta nói rằng Franco đến từ đó, từ El Ferrol, quê hương của những con người trong đội quân kia và rằng sự thất bại của họ là nỗi đau khủng khiếp với ông ấy - những gì xảy ra ở Cuba cũng là nỗi đau ghê gớm với toàn bộ lực lượng quân đội Tây Ban Nha.

Trong bối cảnh đó, Mỹ phát động cuộc chiến cơ hội, bất công chống lại Tây Ban Nha, và gây ra sự xỉ nhục lớn nhất trong lịch sử nước này. Họ tiêu diệt toàn bộ lực lượng hải quân trong một cuộc chiến dễ dàng. Đó là đòn đánh khủng khiếp vào niềm tự hào của quân đội và cả đất nước Tây Ban Nha. Sự kiện đó xảy ra khi Franco vẫn còn là một cậu bé ở El Ferrol. Chắc chắn là khi lớn lên Franco có đọc và nghe kể về sự thật cay đắng đó với ý chí nung nấu và niềm khao khát trả thù. Có thể ông ấy còn chứng kiến những tàn tích của đội quân chiến bại đó quay về, các chiến sĩ, sĩ quan đã bị xỉ nhục, bị đánh bại. Chắc chắn điều đó đã để lại ấn tưọmg sâu đậm trong con người ông ấy.

Và những gì cách mạng Cuba đã làm, bắt đầu từ năm 1959 - chống lại nước Mỹ, không khuất phục trước cường quyền, đánh bại họ trong vụ Vịnh con lợn - đã được Franco coi những hành động trả thù. Chúng tôi, những người Cuba dám đứng lên chống lại nước Mỹ, chống lại hành động xâm lược của bọn họ, chắc chắn đã khôi phục lại niềm kiêu hãnh và tinh thần yêu nước trong mỗi người dân Tây Ban Nha. Sự kiện lịch sử, đúng ra là mang ý nghĩa cảm xúc nhiều hơn, đó đã có ảnh hưởng lớn đến thái độ của Franco. Tôi không nghĩ thái độ đó của ông ấy là vì yếu tố kinh tế, hay bất kỳ yếu tố nào khác.

Sau đó, vào những năm 1920, Franco tham gia cuộc chiến xâm lược thuộc địa ở Ma-rốc và đội quân của ông ấy bị tổn thất nặng nề. Trong trận chiến ở Annual 2, Tây Ban Nha thiệt hại 3.000 binh lính. Tôi đã đọc toàn bộ lịch sử cuộc chiến đó. Franco là người cầm quân. Ông ấy được coi là con người dũng cảm, và rất có uy tín trong hàng ngũ quân đội. Ở Asturias năm 1934, ông ấy được cử đi ngăn chặn các cuộc tấn công của đội quân đánh thuỷ lôi và bắt đẩu nổi lên là một trong những nhân vật phản động. Franco tỏ ra là con người rất khôn ngoan, lanh lợi - tôi không biết có phải vì ông ấy xuất thân là người Galician hay không; người Galician thường được coi là những người lanh lợi - chắc chuyện này thì mọi người đều biết cả rồi, tôi không muốn nhắc lại: Vai trò của Mussolini và Hitler trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, Guernica 3, trận chiến Guadalajara 4, nơi người Ý bị đánh bại nặng nề. Mọi người đều biết chuyện xảy ra ở đó như thế nào. Franco đã rất khôn ngoan, ởi vì sau đó ông ấy bị dụ dỗ tham gia chiến tranh thế giới.

Mussolini tham gia cuộc chiến sau khi người Đức đánh bại người Pháp; sau khi họ đã xâm lược thành công nước Pháp và đánh đuổi quân Anh, Mussolini tuyên bố chiến tranh, nhưng Mussolini cho rằng ông ta có thể dựa vào đội quân lê dương Roman của mình, ông ta quên rằng đội quân lê dương Roman chỉ toàn là bọn mọi rợ, đội quân Roman của thời xưa, thời Julius Caesar không còn nữa rồi. Người Ý là những người yêu hoà bình với cách nghĩ và nền văn hoá hoàn toàn khác; họ không còn tiếp nói truyền thống chiến binh mà người Roman vốn có - trong khi đó người Đức thì vẫn còn tinh thần đó, - vì vậy người Ý tham gia cuộc chiến, và hậu quả như thế nào thì ông biết rồi: thất bại tiếp nối thất bại. Ở Ethiopia họ bị tàn sát, ở Libya họ bị tàn sát, ở El-Alamein họ cũng bị tàn sát - người Ý trở thành vật cản trở đối với người Đức trong cuộc chiến đó, và họ buộc phải cử Rommel sang Bắc Phi. Rommel trở thành người nổi tiếng, ông ta không bị coi là con người tàn sát mà là vị tướng ôn hoà.

Nhưng còn vấn đề khác là Hitler đang trên đỉnh cao quyền lực và vào tháng 10 năm 1940, ông ta gặp Franco ở Hendaya nhưng cũng không thể thuyết phục Franco tham gia cuộc chiến. Franco là con người khôn ngoan.

----------------------------------------------------------
1. Santiago Carrillo (sinh năm 1915) gia nhập Đảng Xã hội chủ nghĩa khi mới ở tuổi vị thành niên và khi 19 tuổi thì được chuyển sang Liên minh những người Xã hội chủ nghĩa và Cộng sản chủ nghĩa trẻ tuổi thuộc Liên minh thanh niên Xã hội chủ nghĩa, ông gia nhập Đảng Xã hội chủ nghĩa Tây Ban Nha năm 1936 và đã giữ rất nhiều chức vụ trong đảng. Trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, ông bị buộc tội đã ra lệnh hoặc tán đồng việc thanh trừng hàng loạt nhưng không bị xét xử; thay vào đó, ông đi sống lưu vong. Khi Đảng Xã hội chủ nghĩa được Chính phủ Tây Ban Nha công nhận năm 1977, Carrillo được bầu vào hạ viện của quốc hội Tây Ban Nha. Gần đây, ông đâ chuyển sang phe cánh hữu, dân chủ xã hội và đã từng nói rằng Chủ nghĩa Cộng sản đã hết vòng đời ở Tây Ban Nha.
Dolores Ibárruri Gomez, thường được gọi là La Pasionaria (9-12-1895 -12-11-1989), là nhân vật chính trị xã hội chủ nghĩa có tiếng ở Tây Ban Nha. Bà là Tổng bí thư Đảng cộng sản Tây Ban Nha từ 1960 đến 1989 và là uỷ viên quốc hội Tây Ban Nha hai lần: năm 1936 và từ năm 1977 đến 1979. Bà qua đời vì bệnh ung thư phổi tại Madrid ở tuổi 93.

2. Ngày 21 tháng 7 năm 1921, người Berber dưới sự lãnh đạơ của Abd el-Krim (1881-1963), lãnh đạo cuộc kháng chiến của ngưòi Rif Berber chống lại chế độ thuộc địa Tây Ban Nha và Pháp.

3. Guernica, một thành phố ở phía đông bắc xứ Basque từ lâu đã là trung tâm của phong trào độc lập cho xứ Basque, và vì nó có vị trí quan trọng nên Franco và những người theo chủ nghĩa dân tộc buộc phải chiếm nó. Hitler với mong muốn thử những biện pháp chiến tranh mới đã đánh bom nặng nề thành phố này vào năm 1937. Bức hoạ nổi tiếng Guernica Picasso đã tưởng nhớ lại việc phá huỷ thành phố và là hình tượng chống chủ nghĩa phát xít.

4. Tháng 3 năm 1937; trận chiến Guadalajara diễn ra ở phía đông Madrid, và trận chiến này là một phần của “cuộc chiến vì Madrid”.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #227 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 08:52:47 am »

Cẩn thận thì đúng hơn - ông ta không muốn dính líu đến cuộc chiến đó.

Ông ấy có hứa sẽ cử đi một sư đoàn - Sư đoàn Xanh - nhưng Franco không tham gia cuộc chiến, và như tôi nói, ông ấy kiên định lập trường cho đến phút cuối. Sau đó, người Mỹ, với truyền thống “chắc ăn” đã quyết định tham gia cuộc chiến, trở thành đồng minh với Franco, vì từ năm 1953 trở đi, Tây Ban Nha được Mỹ bảo vệ.

Nếu ông phân tích cuộc đời của Franco, ý tôi nói là những người mà ông ấy đã giết, sự đàn áp mà ông ấy đã gây ra với Tây Ban Nha, thì có thể nói tên tuổi ông ấy gắn liền với những giai đoạn thảm kịch trong lịch sử Tây Ban Nha. Franco mang về từ Ma-rốc đội quân được gọi là những người Moors (như cách gọi của họ), những người mà ông ấy đã từng đánh lại; ông ấy đưa họ về, họ là những người đầu tiên đến Tây Ban Nha và được Franco sử dụng làm lực lượng bảo vệ cho mình suốt đời.

Tôi nghĩ, Aznar, nếu ở vị trí như Franco thì cũng không kém phần nhẫn tâm tàn ác, thậm chí hắn còn tham gia thế chiến thứ hai như Mussolini đã làm. Không bắt buộc nhưng Aznar vẫn quỳ gối trước người Mỹ và trở thành kẻ tôi tớ của họ.

Ông cho rằng nhãn quan chính trị của ông ta không bằng Franco?

Hắn kém xa Franco cả về nhân cách và năng lực. Xét về khả năng chính trị, Aznar chỉ đến đầu gối Franco. Franco thể hiện rõ con người mình còn Aznar cứng nhắc và hung ác bởi vì bản thân hắn đã là con người của lòng căm thù và những rắc rối.

Franco là con người với những ý tưởng phản động... ông ấy để lại dấu mốc trong cuộc đời, còn Aznar chỉ là kẻ bám theo Franco bởi vì Đảng đại chúng của hắn xuất thân từ những ý tưởng đó chứ không phải là những ý tưởng của đảng theo chủ nghĩa xã hội. Aznar không theo ý tưởng của những người theo chủ nghĩa Mác, tư tưởng của hắn là tư tưởng của những người Franco.

Cho đến bây giờ tôi chưa hề nghe ai nói Franco thu vén nhiều tiền như những người khác. Những người giàu có ủng hộ ông ấy nhưng rõ ràng chính quyền của ông ấy không phải là chính quyền tham nhũng. Nếu phải tìm mẫu người tương tự để so sánh thì phải đưa Franco vào một bên còn con người “nhã nhặn” kia là bên đối xứng...

Franco được báo chí nhắc đến, Aznar cũng được nhắc đến nhưng vì bỏ tiền ra mua họ. Ở Tây Ban Nha, các kênh truyền hình quốc gia đều do người của Aznar kiểm soát. Vậy sự khác nhau nằm ở đâu?

Một mặt tôi không nghĩ Franco - mặc dù ngoại hình ông ấy không được cao lắm - là con người rắc rối. Ngược lại, Aznar là con người thiếu hụt về phẩm chất đạo đức và chính trị. Lần đầu tiên gặp con người này ở Santiago de Chile tôi đã nhận ra thái độ khác lạ - con người thiếu sự tự tin, lúng túng - luôn luôn chỉnh cà vạt, chỉnh mọi thứ trên người nhìn rất nực cười.

Thời kỳ đầu quan hệ của Cuba với chính phủ của Aznar rất xấu, nhất là khi xảy ra những tranh cãi ở Cortes 1. Nhưng rồi họ cũng đi đến thoả thuận và sắp đặt với Bộ trưởng ngoại giao của Cuba: Aznar gửi thông điệp cho biết sẽ gọi điện cho tôi. Tôi mất cả một giờ trong buổi sáng chờ đợi và cuối cùng thì Aznar cũng gọi; giọng nói của hắn khá thân thiện - lúc đó quan hệ hai bên vẫn trong tình thế khủng hoảng vì tôi chưa chấp nhận việc bổ nhiệm đại sứ, việc tranh cãi vẫn diễn ra - và bắt đầu nói chuyện: (Tây Ban Nha) muốn cải thiện quan hệ song phương, hắn nói, Tây Ban Nha sắp cử đại sứ mói, nội dung chính của cuộc đàm thoại đó là nhằm bình thường hoá quan hệ hai nước. Tôi nghĩ, “Có thể con người này đã thay đổi ý nghĩ; có thể hắn đã nhận ra là không thể áp đặt điều kiện với Cuba”. Sau đó, chúng tôi trao đổi nhiều hơn, bên tôi tiếp nhận đại sứ, Eduardo Junco Bonet. Aznar cử sang bên tôi một người theo chủ nghĩa Franco, hắn không thể cử ai khác được, một người với cách nghĩ đặc trưng của Franco, và viên đại sứ này tới.

Trong thời gian này, cả trước đó nữa, đại sứ Tây Ban Nha thường đóng vai trò là điệp viên hai mang, là công cụ thực hiện âm mưu của Văn phòng lợi ích Mỹ. Tôi không khẳng định chắc chắn điều này có xảy ra dưới thời Felipe Gonzalez hay không, nhưng bản thân Felipe ở mức độ nhất định, khi những ý tưởng, quan điểm của ông ta bắt đầu xấu đi thì họ cũng hợp tác với người Mỹ.

Toà đại sứ Tây Ban Nha hợp tác với người Mỹ; họ thực hiện âm mưu cùng với James Cason và bọn thường được gọi là “nổi loạn”... Các tòa đại sứ của châu Âu cũng vậy. Ý tôi không ám chí toà đại sứ của Séc, vì tôi không coi họ là nước châu Âu, hay đại sứ Ba Lan củng vậy. Người Scandinavia, những người thường được coi là thuộc phe cánh tả, Đảng Xã hội Dân chủ, không phải là người thuộc đảng của Olaf Palme - ông ấy là con người xuất chúng, một người bạn tốt, thực sự quan tâm đến những vấn đề của Thế giới thứ ba, nhưng ngày nay thì không phải như vậy mà khác hoàn toàn. Họ đã dần chuyển sang phe cánh hữu, cũng như Thủ tướng Blair, con người gắn liền với “hướng đi mới”, nhà lãnh đạo của Công đảng trong kỷ nguyên hậu Thatcher, thời kỳ vốn được coi là kỷ nguyên tự do hoá nền kinh tế, còn bây giờ thì Blair đã trở thành con người của chủ nghĩa quân phiệt thét ra lửa.

Ông đã bao giờ gặp Tony Blair chưa?

Tôi gặp Blair một lần ở Geneva, tại một hội nghị của WHO. Tôi quan sát cậu ta: Blair tỏ ra vênh váo, kiêu ngạo coi thường mọi người. Chúng tôi có nói chuyện vài câu, rất ngắn nhưng cụ thể. Thực sự, tôi cảm thấy rất ghê tởm trước sự “hiểu biết” quá mức của Blair về nước Mỹ, và điều đó xuất hiện từ khi những người châu Âu này đạt được thoả thuận hèn hạ, theo đó người Mỹ sẽ không áp dụng những phần nhất định của Đạo luật Helms-Burton với nước Anh, và người Mỹ cũng cho phép Anh đầu tư vào lĩnh vực dầu khí ở Libya, hay ở một vài nơi nào đó ở Trung Đông, hoặc cũng có thể là I-ran. Họ thoả hiệp với nhau, hành động hoàn toàn vô đạo đức.

Ý ông nói nguời Anh và người Mỹ?

Tất cả bọn họ - cả người châu Âu - nhưng một đại sứ của Mỹ đã thảo luận tất cả những việc này với Blair. Khi gặp cậu ta ở đó (hội nghị của WHO), thực sự tôi cảm thấy không hài lòng lắm. Tôi phản đối tất cả những gì họ đã làm, tôi coi đó là hành động phản bội tổ quốc, một thoả thuận bất lương, vô nguyên tắc.

Cậu ta nhắc đến chuyện lao động trẻ em và tôi nói luôn, “Cậu đang nhắc đến chuyện lao động trẻ em trên toàn thế giới, nhưng tôi biết rằng ở nước Anh hiện nay vẫn có 2 triệu trẻ em đang phải lao động”. Tôi nói rất bình tĩnh. Tôi cho rằng cậu ta nghĩ đó là một kiểu châm biếm, xấc xược xuất phát từ quan điểm của một nước thế giới thứ ba, nhưng tôi đang nói ra sự thực 2.

Blair là người đầu tiên đến (cuộc họp), rất nhiều người khác đến rồi lại đi, tất cả đều cư xử rất bình thường. Clinton đã rời khỏi toà nhà, nhưng nếu là ông ta thì ông ta cũng sẽ không cư xử như Blair. Thái độ của Blair rất cao ngạo, trâng tráo, nhưng đối với tôi chả có ý nghĩa gì cả. Cậu ta cũng là một con người, mặc dù vậy tôi vẫn không thích cậu ta - điều đó chả liên quan. Vì điều tôi quan tâm là những gì người ta nghĩ trong đầu, những gì người ta làm.

Tôi đã đọc cuốn sách của Anthony Giddens trong đó có đề cập đến thuyết gọi là “Third Way” 3 (Giải pháp thứ ba). Không có giải pháp thứ ba nào cả - đó chỉ là “giải pháp” của bọn phản bội trên thế giới này. Nhưng tôi lại thấy nó tập trung chống lại thành tựu an ninh xã hội mà người châu Âu đã đạt được: ít đầu tư hơn cho người về hưu, ít trợ cấp hơn cho người thất nghiệp, bởi vì (trợ cấp) biến những người thất nghiệp thành những kẻ lười biếng - theo thuyết này - không muốn làm việc, cần phải ép buộc họ bằng cách này hay cách khác. Tôi thừa nhận rằng, chúng ta phải giáo dục con người, nhưng không thể dùng biện pháp kinh tế ép buộc họ được - tôi còn nhận thấy rằng cậu ta thuộc trường phái quan niệm này.

Blair gặp Clinton với tư cách là một người bạn thân. Tất nhiên, Clinton là người có học, một con người thông minh, biết suy trước tính sau. Nếu nói cậu ta tôn thờ Clinton thì tôi còn có thể chấp nhận được, nhưng tôi không thể nào tưởng tượng nổi Blair lại có thể coi Bush cũng là một người bạn thân. Và điều này thì Blair đã làm trên thực tế.

Tôi vốn là con người cẩn thận - tôi không thích chống lại người khác một cách vô ích, nhưng nói đến những chuyện này tôi lại nhớ ra.

Nhưng dù sao Blair cũng còn là con người cởi mở, thẳng thắn hơn là Aznar, kẻ kế nhiệm Franco. Hơn nữa, nước Anh cũng không hề có những con người như Franco. Họ cũng có những sai lầm trong lịch sử, có sự lạm dụng, tất cả mọi thứ nhưng tôi vẫn thấy sự khác biệt giữa Blair và Aznar. Tôi thấy Aznar và Silvio Berluscoli là hai kẻ chư hầu “vĩ đại”, hai kẻ thừa kế “vĩ đại” của chủ nghĩa phát xít, bởi vì thực tế bọn họ là những con người như vậy.

Berlusconi cũng là ông chủ của rất nhiều hãng truyền thông, và ông ta lợi dụng họ, chính vì vậy ông ta mói lên nắm quyền được. Rõ ràng là những người sở hữu các hãng truyền thông có thể tạo dư luận, áp đặt dư luận - phương tiện thông tin đại chúng có sức mạnh ghê gớm. Berlusconi sở hữu tất cả các loại phương tiện thông tin đại chúng ở đó, và nhờ thông tin mà ông ta đã đến được nơi mình cần đến; trở thành người chủ, người đứng trên đầu kẻ khác, ông ta có thể tạo ra con người và có thể giết chết họ.

----------------------------------------------------------
1. “Cortes” là tên chính thức của quốc hội lưỡng viện Tây Ban Nha.

2. Theo UNICEF và Hiệp hội những người được trả lương thấp, ở Vương quốc Anh có khoảng 2 triệu trẻ em làm việc, chủ yếu là trẻ em của những gia đình di cư và hầu hết là làm việc bất hợp pháp.

3. Anthony Giddens, Lần sóng thứ ba: Sự tái sinh phong trào dân chủ xã hội, Cambridge, Anh: Polity Press, 1998.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #228 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 09:00:42 am »

Tiếp tục với Tây Ban Nha và nền chính trị Tây Ban Nha: ông đã rất khen ngợi nhà vua Tây Ban Nha. Theo quan điểm của ông, có phải ông ấy đã chọn đúng vị trí của mình, nói chung là như vậy, trong quan hệ với Cuba?

Thực sự như vậy. Tôi nghĩ ông ấy đúng trong mọi thứ. Thứ nhất, tôi thích vua Juan Carlos bởi vì ông ấy được giáo dục dưới thời của Franco. Nhà vua có được những phẩm chất như vậy khi lớn lên chính là nhờ Franco; hoặc ít nhất thì Franco cũng chính là người tạo ra nền giáo dục mà nhà vua được thừa hưởng. Juan Carlos được giáo dục trong quân đội, trong lực lượng hải quân. Franco đã tìm được biện pháp giáo dục, đào tạo rất hiệu quả một vị vua ở Tây Ban Nha, và vị vua rõ ràng là một con người lịch thiệp.

Trong quan hệ với cá nhân ông?

Ông ấy là con người lịch thiệp, không chỉ với riêng tôi - bởi vì, không ai là người đặc biệt hâm mộ ông ấy cả, chả có lý do gì để người ta phải làm như vậy. Ông ấy được đưa vào vị trí nhà vua và ai cũng biết lý do vì sao, nhưng ông ấy đã có công lao lớn đáp lại cho Tây Ban Nha khi cuộc đảo chính xảy ra ở đó.

Cuộc đảo chính vào ngày 23 tháng 2 năm 1981.

Và âm mưu lật đổ. Nhà vua cùng với một vài nhà lãnh đạo quân sự tài ba - tôi không muốn kể tên họ ra đây - đã tìm cách lập lại trật tự và dập tắt vụ đảo chính có thể gây ra những hậu quả đẫm máu. Và ông ấy làm như vậy sau Hy Lạp, bởi vì trước đó đã có một cuộc đảo chính ở Hy Lạp vào năm 1967, do các tướng lĩnh tiến hành - đó là một thảm hoạ thực sự. Và người ta không thể dập tắt được nó.

Cái giá phải trả là người anh vợ của ông ấy, vua Constantine của Hy Lạp mất ngôi.

Ai?

Vị vua Hy Lạp, người hậu thuẫn vụ đảo chính ở Athens -Constantine, ông ấy là anh trai của Hoàng hậu Sofia, là anh vợ của vua Tây Ban Nha. Sau đó Constantine lật đổ Hội đồng tư vấn quân sự nhưng không thành, và ông ấy mất ngôi, năm 1973, những nhà lãnh đạo quân sự kia tuyên bố một nước cộng hoà. Rõ ràng là nhờ sự kiện đó mà vua Juan Carlos biết không nên làm gì trong những hoàn cảnh như vậy - không nên hậu thuẫn cho phe quân sự trong một cuộc đảo chính.

Tôi đang tham dự một cuộc họp, tôi nghĩ là ở nhà quốc hội ở Mát-xcơ-va - chính ở đó tôi biết về cuộc đảo chính của Tejero 1 ở Madrid. Sau đó, tôi có đọc một chút về cuộc đảo chính đó, về vai trò của những người tham gia, và tôi phải nói rằng nhà vua đã thể hiện được con người và sức thuyết phục của mình; ông ấy đã chứng tỏ đuợc khả năng và quyền lực. Ông ấy đã có cống hiến lớn lao cho đất nước Tây Ban Nha, bởi vì không ai có thể hiểu hết ông ấy làm thế nào để cứu đất nước. Chúng ta không thể không đánh giá cao ông ấy, nhưng từ thời điểm đó, người ta bắt đầu tôn trọng và ngưỡng mộ nhà vua, bắt đầu yêu quý ông ấy.

Đến ngày đó thì Juan Carlos trở thành vua thực sự của Tây Ban Nha; trước đó thì người ta đưa ông ấy lên làm vua, nhưng đến lúc này thì ông ấy trở thành vị vua đúng với những gì mình có, và ông ấy luôn là con người lịch sự, nhã nhặn, biết tôn trọng người khác - tôi chưa từng bao giờ thấy ông ấy đi quá giới hạn mặc dù ông ấy có quyền rất lớn. ông ấy rất tôn trọng luật pháp, hiến pháp... Ông ấy là người rất thực thà, tốt bụng. Nhưng tôi vẫn phải nói rằng có những lúc người ta tìm cách hăm dọa ông ấy.

Hăm dọa ông ấy sao?

Tôi không muốn nhắc đến điều này, nhưng đúng là có những người muốn gây áp lực với ông ấy, hạn chế quyền hành và uy tín của ông ấy. Họ không muốn có một ông vua với rất nhiều quyền hành và uy tín nhưng lại là con người rất lịch sự.

Khi được hỏi, “Khi nào thì quốc vương đến Cuba?”, - ông ấy nói, “Tôi rất muốn quay lại đó”, nhưng ông ấy không quay lại Cuba vì...

Aznar không cho ông ấy làm điều đó.

Đúng vậy. Đó là luật lệ, và Aznar không muốn ông ấy làm việc này, câu trả lời của hắn là, “ông ấy sẽ đi khi đến lượt và khi có thời gian”. Đó là cách trả lời rất đáng kinh tởm.

Tôi đã gặp quốc vương từ khi đó - chúng tôi đã nói chuyện rất nhiều lần. Ông ấy là người dễ gần - ông ấy kể những câu chuyện và là người có sức cuốn hút rất lớn. Juan Carlos biết giáo dục con cái mình. Hoàng gia ở Vương quốc Anh bị chí trích vì không biết giáo dục hoàng tử của mình; nhưng với nhà vua Tây Ban Nha thì người ta không thể nói điều đó được, bởi vì ít nhất thì ông ấy cũng đã giáo dục được hoàng tử Felipe. Vị hoàng tử này đi học, hiểu biết về quân đội, về hải quân - cậu ấy là người lịch sự và được nuôi dưỡng rất tử tế. Tôi gặp cậu ấy rất nhiều lần trong các cuộc họp, các hội nghị thượng đỉnh, lễ khánh thành mà tôi có dịp tham dự. Và tôi phải khẳng định rằng, vua Juan Carlos có cả phẩm chất này - ông ấy biết cách dạy con mình; ông ấy cử con trai đại diện cho mình đi tham dự rất nhiều các hoạt động quốc tế. Đó cũng là một trong những lý do tôi đánh giá rất cao vị vua Tây Ban Nha này.

Chứng kiến những người lính Tây Ban Nha chết trong thảm họa tai nạn máy bay hồi tháng 5 năm 2003 ở Thổ Nhĩ Kỳ 2, tôi thấy chả có lý do gì mà Tây Ban Nha phải tham gia cuộc chiến đó nếu không phải vì Aznar là kẻ tôi tớ của Mỹ và muốn tỏ ra mình có vai trò quan trọng trên diễn đàn quốc tế.

Cũng giống như Tổng thống Ác-hen-ti-na Menem cử một tàu chiến đến tham gia cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 chỉ để được xem cuộc chiến I-rắc trên truyền hình. Aznar cử lính của mình đến Afghanistan để chết thay cho quân xâm lược của Bush.

Chắc ông biết chuyện đó diễn ra như thế nào rồi: Người Mỹ muốn tất cả các nước dính líu đến những công việc bẩn thỉu mà họ làm - có lính đến từ Honduras, Nicaragua, El Salvador, Cộng hòa Dominica, dưói sự chỉ huy của các sỹ quan người Tây Ban Nha, đóng vai trò là các cảnh sát, hay những người đi dọn mìn, hay vô số các loại công việc khác ở I-rắc mà không ai biết hết được. Thật không thế tin được! Chuyện đó chỉ có thể xảy ra ở thế kỷ 17.

Người Tây Ban Nha chỉ huy những người lính Mỹ La-tinh - có gì đó giống như những câu chuyện trong Nghìn lẻ một đêm đúng không? - làm công việc của những cảnh sát ở I-rắc và chỉ đến chứng kiến xem có bao nhiêu ngưồi Tây Ban Nha và người châu Mỹ La-tinh bị giết ở đất nước đó. Thứ nhất, những người lính đó chả có lý do gì mà phải mang thân mình sang I-rắc. Thứ hai, chính quyền Tây Ban Nha cho họ đi máy bay của những công ty chỉ nghĩ đến tiền chứ không hề quan tâm đến mạng sống của con người, và tôi nghĩ Tây Ban Nha hoàn toàn có đủ nguồn lực, máy bay...

Aznar phải chịu phần lớn trách nhiệm cho những mất mát về sinh mạng đó. Tai nạn có thể vẫn xảy ra dù người ta có đề phòng, nhưng rõ ràng là trong suốt 15 năm chúng tôi chớ hàng trăm nghìn binh sĩ bằng đường không sang châu Phi nhưng không hề có một tai nạn nào. Và lý do chính là vì chúng tôi đã tiến hành các biện pháp đảm bảo an toàn cho các chuyến bay.

Thuê máy bay của những công ty già cỗi... những loại công ty mà ai cũng biết chúng hoạt động như thế nào, ai cũng biết họ chỉ muốn tiết kiệm tiền - tiết kiệm được phần nào họ tranh thủ phần đó, bởi vì bọn họ đang vô cùng cần tiền. Người Tây Ban Nha thuê họ và cho lính của mình đi trên những chiếc máy bay đó... Vì vậy, họ phải chịu trách nhiệm, đó là điều tôi cho là hiển nhiên.

-----------------------------------------------------------
1. Ngày 23 tháng 2 năm 1981, Trung tá Antonio Tejero (sinh năm 1932) lãnh đạo một nhóm khoảng 200 lính tự vệ xông vào toà nhà quốc hội Tây Ban Nha trong quá trình bỏ phiếu bầu thủ tướng mới và uy hiếp các thành viên quốc hội trong khi xe tăng của quân đội chiếm các đường phố xung quanh toà nhà. Mặc dù nguyên do của cuộc đảo chính là khá phức tạp nhưng có thể nói ngắn gọn, chắc chắn rằng, cuộc đảo chính diễn ra là để chống lại việc chuyển hoá dân chủ của nước cộng hoà còn non trẻ này. Vua Juan Carlos lên truyền hình kêu gọi bình tĩnh và tôn trọng tiến trình dân chủ, trong vòng khoảng 18 giờ vụ đảo chính thất bại.

2. Ngày 26 tháng 5 năm 2003, chiếc máy bay Yakovlev-42 thuộc Hãng hàng không Địa Trung Hải của Ukraina do Bộ quốc phòng Tây Ban Nha thuê bị tai nạn gần Trabzon, ở Thổ Nhĩ Kỳ với 62 lính Tây Ban Nha trên khoang; họ đang trở về sau khi thực hiện nhiệm vụ ở Kabul, Afghanistan.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #229 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2013, 09:06:44 am »

Ông có gửi một bức điện chia buồn với nhà vua Tây Ban Nha, nhưng không gửi cho Aznar.

Đúng vậy, bởi vì tôi coi những sĩ quan và binh sĩ kia là những nạn nhân. Họ đến đó bởi vì họ bị ra lệnh phải đi; họ không hề đề nghị được đi. Tất cả những người của chúng tôi đi thực hiện nghĩa vụ quốc tế đều là những người tình nguyện. Những người lính Tây Ban Nha thì phải làm theo mệnh lệnh... Và họ đã phải làm gì ở I-rắc? I-rắc đã làm gì cho Tây Ban Nha?

Không, những người lính trong vụ tai nạn máy bay đó mới chỉ ở Afghanistan thôi.

Xin lỗi, ý tôi muốn nói là Afghanistan. Có thể họ sẽ phải đi xa hơn nữa. Có những người trong số họ thậm chí còn chưa biết Afghanistan ở đâu nữa, bởi vì khi những thanh niên Mỹ được hỏi Afghanistan ở đâu, tôi nghĩ chỉ khoảng 12% là biết - có nghĩa là những thanh niên người Mỹ bị cử đi đánh nhau ở những nước mà họ còn chưa biét nó nằm ở đâu, thậm chí họ còn chưa nghe nói đến nước đó bao giờ.

Chính vì vậy tôi nghĩ mình nên gửi điện chia buồn. Tôi không thể gửi điện cho tên Aznar lừa gạt đã gây ra cái chết của những người lính kia, vì vậy tôi gửi cho nhà vua. Cũng may là họ còn có nhà vua nếu không thì tôi sẽ không biết gửi cho ai nữa.

Ở Tây Ban Nha, ông còn có quan hệ tốt với Manuel Fraga, trị vì khu tự trị Xunta Galacia.

Đúng, ông ấy là người Galacia thông minh, lanh lợi. Nhưng tôi không nghĩ là chúng tôi có quan hệ tốt với nhau chỉ vì trong tôi có một nửa dòng máu Galacia - hoàn toàn không, Fraga thực sự quan tâm đến những người bạn của ông ấy, ông ấy quan tâm tới tất cả những người Galacia. Fraga đã thay đổi, ông ấy từng làm việc cho Tây Ban Nha, từng là một bộ trưởng tốt. Tôi còn gia đình ở Galacia và tôi thường xuyên nói chuyện với họ.

Nhưng ông ấy cũng không hoàn toàn là con người khéo léo bởi vì vẫn có những lúc ông ấy tỏ ra thân thiện nhưng rồi lại làm những việc không đúng.

Theo nghĩa nào?

Fraga là một trong số những người cùng với Felipe Gonzalez và những người khác - tôi không muốn kể tên tất cả bọn họ - đã rất nóng lòng muốn khuyên tôi về vấn đề kinh tế khi Liên Xô sụp đổ. Có lần ông ấy đã đưa tôi đến một nhà hàng rất sang trọng - đó là vào năm 1992, trong dịp Olympics Barcelone - và ông ấy cũng nói với tôi những mô hình, ông có biết ông ấy gợi ý với tôi điều gì không? - Tôi hy vọng Manuel Fraga sẽ tha thứ cho tôi - ông có biết ông ấy định nghĩa mô hình mà Cuba cần làm theo như thế nào không? “Mô hình đối với Cuba là mô hình ở Nicaragua”, ông ấy nói như vậy - đúng nguyên văn, mặc dù tôi vốn rất quý và tôn trọng ông ấy.

Câu nói đó có ý nghĩa gì?

Có nghĩa là tất cả những gì họ đã làm ở Nicaragua cùng với những người Sandinista (Mặt trận giải phóng dân tộc Sandinista - theo tư tưởng chủ nghĩa xã hội) cần phải được làm lại ở Cuba... Tất cả những việc đã khiến Nicaragua trượt dài trên con đường tham nhũng, trộm cắp, bừa bãi... thật khủng khiếp! Đó chính là mô hình 1... Ông thử tưởng tượng xem đó là loại mô hình gì - họ muốn tôi đi theo mô hình của người Nga, kiểu mô hình mà Felipe Gonzalez cùng với những cố vấn cấp cao của ông ấy đã khuyên Gorbachev đi theo, và có những người vẫn đang cố muốn khuyên những người khác đi theo mặc dù chả còn gì để mà đi theo cả. Những con người có tư tưởng đi theo chủ nghĩa tự do kiểu mới đó - tư nhân hóa, tuân thủ nghiêm ngặt các luật lệ của IMF -đã đưa rất nhiều nước và người dân của họ xuống vực.

Ông dự định khi nào thì sẽ đi thăm Tây Ban Nha?

Khi gã Aznar kia còn cầm quyền thì không thể, nhưng bây giờ thì có thể rồi.

Lần đầu tiên tôi ghé qua Tây Ban Nha là vào tháng 2 năm 1984 khi đang trên đường từ Mát-xcơ-va trở về cùng với Daniel Ortega sau khi tham dự đám tang Yuri Andropov 2. Lúc đó Felipe Gonzalez là thủ tướng. Chúng tôi hạ cánh ở Madrid khi trời đầy sương mù. Mặc dù vậy nhưng chúng tôi vẫn đi trực thăng tới Moncloa 3. Tôi nói chuyện với vua Juan Carlos qua điện thoại. Chúng tôi gặp Felipe và vì ông ấy mới từ Seville trở về nên chúng tôi được mời những đặc sản của miền Nam như rượu Sherry (rượu vàng hoặc nâu có nguồn gốc từ nam Tây Ban Nha), bánh hamburger Jabugo, pho mát manchego 4... Sau đó chúng tôi đi ra khu nghỉ cũng gần đó, rượu Sherry làm tôi cảm thấy đói... Tôi còn nhớ họ phục vụ bữa trưa với một chút rau, món thịt chim cút mà tôi cho rằng đó là món khai vị, và rồi đến món tráng miệng luôn! Rất buồn cười. Đó là kỷ niệm lần đầu tiên tôi đến Tây Ban Nha. Hầu như tôi chưa được thăm thú gì ở Madrid; Chúng tôi chỉ ở đó có vài giờ. Sau này tôi có quay lại và ở đó lâu hơn, và lần đó thì tôi đi thăm Galicia.


----------------------------------------------------------
1. Trong một cuộc điện thoại với Ramonet vào ngày 12 tháng 6 năm 2006 Manuel Fraga phủ nhận việc mình bảo vệ quan điểm đó. Theo Fraga, ông ta đã gợi ý với Castro cách duy nhất mà ông ta có thể nghĩ đến: cách mà quá trình diễn biến đất nước Tây Ban Nha đã trải qua 1975-1978. Fraga nói thêm: “Cuộc nói chuyện kéo dài vài giờ này diễn ra tại một bữa ăn trong phòng ăn riêng ở một nhà hàng ở Santiago de Compostela. Có ba chúng tôi tại bàn ăn: Fidel Castro, Mario Vazquez Rana, một triệu phú người Mêhicô - ông trùm về truyền thông ở Mêhicô - và tôi. Vazquez Rana ghi âm cuộc nói chuyện bằng một thiết bị nhỏ xíu giấu trong chiếc đồng hồ đeo tay của ông ta. Tôi buộc ông ta phải hứa sẽ không được công khai cuộc nói chuyện này cho đến khi tôi qua đời, nhưng vì Castro trích dẫn nội dung trong đó, cho dù là trích sai, tôi có thể gác lại lời hứa của ông ấy (Vazquez Rana). Do vậy, tôi có thể chứng minh điều này”.

Mặc dù nghe những lời nói này của Manuel Fraga, Fidel Castro vẫn khẳng định lại rằng vị cựu tổng thống của nước Galacia Xunta kia đã đề nghị ông, Castro, làm đúng như những gì đã diễn ra ở Nicaragua sau thất bại trong bầu cử của phong trào Sandinista năm 1989.

2. Yuri Andropov (1914-1984), nhà lãnh đạo người Liên Xô đã từng là người đứng đầu của cơ quan an ninh quốc gia rất quyền lực KGB và là Ủỷ viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng 11 năm 1982, sau cái chết của Leonid Brezhnev, Andropov được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản và Tổng thống Liên Xô, vị trí mà ông đã nắm giữ cho đến khi qua đời chưa đây hai năm sau đó.

3. Nơi ở của thủ tướng; giống như “Nhà Trắng”, ở đây chỉ vị trí làm việc của chính phủ.

4. Rượu Sherry trong tiếng Tây Ban Nha là jerez và được đặt tên theo tên thành phố Jerez de la Frontera, nơi sản xuất thứ rượu sherry ngon nhất Tây Ban Nha; món hamburger rất ngon jabugo cũng được đặt tên theo tên của thành phố đã sản xuất ra loại bánh này đó là thành phố Jabugo; và món pho mát manchego có xuất xứ từ khu vực La Mancha. Ngoại trừ khu vực La Mancha, một phần trong khu vực tự trị thường được gọi là Castilla-La Mancha (ở miền trung Tây Ban Nha), các loại thức ăn khác đều có xuất xứ từ Andalusian (miền nam Tây Ban Nha). Seville là thủ đô của tỉnh Andalusian.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM