Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:06:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro  (Đọc 91993 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #20 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2013, 03:42:20 pm »

Bao giờ cũng thiếu vài quân?

Có nhiều quân bài thật ra không bao giờ được in cả, để dụ dỗ trẻ con mua càng nhiều càng tốt, ông biết đấy, kiểu làm ăn của Chủ nghĩa tư bản mà... Tôi nhớ là tôi không hề thấy một bộ sưu tập trọn vẹn nào.

Một hôm có cậu bạn lại gần tôi và khoe là cậu ta có một album rất đẹp về Napoleon Bonaparte. Đó không chỉ là những quân bài trao đổi in trên bìa carton mỏng: những bức vẽ mà cậu ta có được in trên giấy khác, trông rất sắc nét và tinh tế, giống như ảnh thật vậy, và lại là một bộ sưu tập trọn vẹn nữa chứ... Tôi vẫn còn đang để bộ sưu tập này đâu đó. Eusebio Leal 1 mới nhìn thấy nó cách đây không lâu mà. Cậu bạn đó đề nghị đổi tập album cho tôi để lấy những quân bài mà tôi có về chiến tranh Abyssinia. Tôi nhận lời ngay lập tức - tập album đó quả là một báu vật.

Vậy rõ ràng là khi đó ông rất quan tâm đến chiến tranh 2.

Ông phải thấy là ngay chính Kinh thánh cũng đề cập đến rất nhiều sự kiện bi thảm, những cuộc chiến đẫm máu. Ngay từ lớp một, trong môn Lịch sử Thần thánh - hồi ấy ở trường tôi họ gọi môn Lịch sử như thế đấy - chúng tôi đã học về sự trừng phạt Babylon, sự nô dịch của những người Do Thái, sự tích vượt qua Biển Đỏ, Joshua và những cây kèn của ông đã hạ những bức tường thành Jericho như thế nào, Samson và sức mạnh vô địch, có thể dùng tay không phá tan một ngôi đền, những Bộ Luật, con bê vàng được tôn thờ như một thần tượng... Tôi đã sử dụng hình ảnh đó trong bài Lịch sủ sẽ bào chữa cho tôi, để thể hiện tư tưởng triết học Xã hội chủ nghĩa. Tôi nói, “Chúng tôi không tin vào những con bê vàng”. Đó là khi tôi tự bào chữa cho mình sau khi tấn công vào trại lính Moncada tại Santiago de Cuba. Hồi đó là năm 1953, và giờ thì chúng ta đang ở đây, nói chuyện về năm 1936. Vào thời gian đó, như tôi nói, tôi mói khoảng mười tuổi.

Nhưng cuộc chiến tranh ở Abyssinia xảy ra trước Nội chiến Tây Ban Nha - thậm chí khi ấy ông còn nhỏ hơn nữa.

Ông nói đúng, cuộc chiến Abyssinia diễn ra sớm hơn một chút. Tôi nghĩ chắc năm đó tôi đang học lớp hai ở Colegio de La Salle. Chắc khi ấy tôi lên chín tuổi thì phải. Nói thật với ông, chính vì quan tâm đến cuộc chiến tranh đó mà tôi đã có một bộ sưu tập hình ảnh về Napoleon, bộ sưu tập này được nhà sử học trong thành phố, người đó cũng biết mọi thứ và tôi cũng thường chia sẻ những câu chuyện của mìrìh, đánh giá rất cao. Màu vàng nhạt của những quân bài khiến tôi nghĩ đó chính là những quân bài mà tôi đã chơi suốt bao năm qua, ngắm nghía không chán mắt những hình ảnh đó và hình dung ra các trận đánh nổi tiếng. Ví dụ như trận Arcole, khi đúng vào thời điểm quyết định nhất Napoleon đã cầm lấy lá cờ băng qua cầu và hô lớn, “Hãy đi theo vị tướng của các người!” Hình ảnh đó gây ấn tượng mạnh mẽ cho bất kỳ cậu bé nào. Còn phải kể đến trận Austerlitz và tất cả những trận đánh khác. Những chương chính trong cuộc đời của Napoleon đều hiện ra qua những hình vẽ. Tất nhiên đó là một nguồn giải trí cực kỳ thú vị, và tôi phát điên lên với vị hoàng đế đó, cũng như tôi phát điên lên vì Hannibal, về Alexander Đại đế và những nhân vật nổi tiếng khác mà các cuốn sách giáo khoa lịch sử ở trường tiểu học viết rất nhiều. Hồi đó, tôi chỉ ước giá như Hannibal chiếm được thành Rome - có lẽ bởi vì sự táo bạo của ông khi dùng voi vượt qua dãy An-pơ, hoặc có thể vì ông là người đứng ở thế yếu. Tôi cũng thích những người Spác-tác và sự kiện họ bảo vệ cổng Thermopylae chỉ với 300 dũng sĩ. Và nói thật với ông, giờ đây tôi tự an ủi mình rằng bộ album về Napoleon của tôi còn giá trị gấp vạn lần bất kỳ bộ phim về Miền Tây hoang dã nào.

Vậy là ông thích các vị tướng, những chiến binh dũng mãnh.

Con trai ai cũng thế cả. Như tôi nói, tất cả bắt nguồn từ môn Lịch sử. Trong Kinh Cựu ước cũng đầy chiến tranh và các phần hấp dẫn khác: chiếc thuyền của Noah, cơn Đại hồng thủy, bốn mươi ngày mưa liên tiếp... Thậm chí trong phần Genesis còn nói rằng sau trận đại hồng thủy, Noah đã trồng một giàn nho và làm rượu vang, ông đã uống hơi quá chén và một người con trai của ông đã cười nhạo cha mình nên Noah đã nguyền rủa anh ta! Ông nguyền rủa anh ta trở thành một người nô lệ da đen  ! Đó là một trong những chi tiết trong Kinh Thánh mà có lẽ bản thân Nhà thờ cũng thấy là cần phải sửa lại, bởi vì nếu không người ta sẽ nghĩ việc người da đen là sự nguyền rủa của Chúa trời... Và việc phải là một người phụ nữ cũng là một lời nguyền rủa, một sự trừng phạt dành cho người phạm tội tổ tông.

Ông muốn đề nghị Nhà thờ Công giáo sửa lại điều đó?

Hừm, thật ra tôi không hề yêu cầu Nhà thờ phải thay đổi hay sửa chữa lại những gì thuộc về tín ngưỡng. Nhưng chính cố Giáo hoàng John Paul II, một người dũng cảm và đầy quyết tâm, đã nói rằng thuyết tiến hóa không có gì mâu thuẫn với thuyết sáng thế.

Thỉnh thoảng tôi có trao đổi với các hồng y và giám mục về chủ đề này. Vẫn là hai điểm tôi vừa nói đến. Tôi tin là với sự khôn ngoan của một thể chế đã tồn tại hơn 2000 năm qua, lẽ ra họ phải đóng góp về lý tưởng bình đẳng cho phụ nữ, cần giải phóng cho phụ nữ khỏi cái án đã kết tội họ là nguồn gốc gây ra mọi nỗi khổ cho thế gian này, và rũ bỏ tư tưởng rằng người da đen là sự trừng phạt của Chúa chỉ vì một người con trai của Noah đã giễu cợt cha mình.

Chính ông cũng đã nổi loạn chống lại cha mình, đúng không?

À, thật ra tôi không hề nổi loạn chống lại cha mình, khó có thể làm vậy được, vì ông là một người có trái tim cao thượng. Tôi chỉ nổi loạn chống lại sự độc đoán.

Ông không thể chịu nổi sự độc đoán.

Chuyện này có cả một lịch sử lâu dài. Nó không chỉ nổ bùng ra khi tôi khoảng mười hay mười hai tuổi, bởi vì tôi đã bắt đầu trở thành một người nổi loạn từ trước đó rất lâu, có lẽ phải từ sáu hay bảy tuổi gì đó.

---------------------------------------------------------
1. Eusebio Leal, sử gia và là người đi đầu trong công cuộc phục hồi kiến trúc của thành phố cổ Havana.

2. Ở đây có sự tối nghĩa trong hình thức câu hỏi, trong tiếng Tây Ban Nha là “Decididamente, la guerre le interesaba”. Việc sử dụng mạo từ “la” là bắt buộc trong tiếng Tây Ban Nha, nhưng “la guerra” có thể chỉ hoặc là một cuộc chiến nói chung, hoặc là cuộc chiến cụ thể mà Ramonet và Castro đã nói đến. Sự tối nghĩa này cũng xuất hiện trong các câu hỏi sau, khi Castro hỏi có ý chỉ cuộc chiến nói chung nhưng Ramonet lại nói về cuộc chiến Abyssinian.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #21 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2013, 03:48:58 pm »

Còn những kỷ niệm nào đáng nhớ khác về thời thơ ấu của ông ở Birán?

Tôi còn nhớ rất nhiều chuyện. Và chắc chắn trong đó có nhiều kỷ niệm đã tác động đến tôi rất mạnh mẽ. Nhưng có điều lạ là chuyện chết chóc không hề ghi dấu ấn gì đáng kể đến thời thơ ấu của tôi, mặc dù tôi có mất một người thân là dì Antonia, người qua đời khi sinh con, lúc tôi lên ba tuổi. Tôi còn nhớ không khí buồn bã trong gia đình tôi, cảm giác bi kịch nặng nề của người lớn. Dì là em gái mẹ tôi và kết hôn với một người Tây Ban Nha làm việc cùng cha tôi ở Birán - chú ấy là quản lý một khu vực trồng mía ờ đó. Tên chú ấy là Soto. Tôi nhớ là chúng tôi đã đi bộ dọc theo một con đường đất lầy lội giữa cánh đồng mía, những người phụ nữ khóc lóc mãi, cho đến khi chúng tôi đến một ngôi nhà gỗ nhỏ. Tôi nhớ chuyện đó, nhưng chắc chắn nó không gây được ấn tượng gì mạnh mẽ cho tôi cả vì tôi không hiểu những gì đang diễn ra, tôi hoàn toàn không ý thức gì về cái chết.

Tôi còn nhớ cả lần đầu tiên tôi nhìn thấy một đoàn tàu hỏa. Tất cả những gì liên quan đến chiếc đầu máy hơi nước nó thật ấn tượng - từ những chiếc bánh cho đến tiếng động cơ ồn ào, sức mạnh, tiếng còi rúc. Tàu hỏa tới để đưa mía về các nhà máy xử lý. Và hồi đó tôi cứ tưởng chúng là những con quái vật trong cổ tích.

Hồi còn học phổ thông, chắc là khi ấy khoảng bảy hay tám tuổi gì đó, tôi còn nhớ là nghe thấy mọi người nói chuyện về chuyến bay của Barberán và Collar 1. Hồi đó ở Birán, mọi người thường nói, “Barberán và Collar đã bay tới đây” - họ lại nói hai phi công Tây Ban Nha đã bay qua Đại Tây Dương và đang trên đường tới Mêhicô. Cuối hành trình, hoàn toàn không có tin tức gì của Barberán và Collar cả. Đến tận bây giờ mọi người vẫn còn tranh cãi xem liệu có phải máy bay của họ đã bị rơi hay không, và rơi ở vùng biển giữa Pinar del Río và Mêhicô hay ở Yucatán hoặc noi nào khác. Nhưng tóm lại là không ai nghe nói gì đến họ cả, hai người đàn ông dám bay qua Đại Tây Dương trong một chiếc máy bay sơ khai khi mà ngành hàng không vẫn còn đang trong giai đoạn trứng nước. Họ đã bỏ mạng trong một chiếc máy bay mà tôi không rõ là chở được bao nhiêu nhiên liệu, vì đó là điều duy nhất họ có thể làm hồi đó. Họ cất cánh - quả thật là liều lĩnh khi dám vượt qua Đại Tày Dương - họ cất cánh từ Tây Ban Nha, và tới Cuba; sau đó họ lại cất cánh, nhắm tới Mêhicô, nhưng họ đã không thành công.

Ngay từ khi còn bé xíu tôi đã chứng kiến những trận siêu bão, lốc xoáy. Những trận cuồng phong trong cơn bão, vòi rồng, gió táp khủng khiếp. Thậm chí có lần tôi còn cảm thấy động đất khi tôi mới lên năm hay sáu tuổi gì đó 2. Ngôi nhà của chúng tôi bắt đầu rung chuyển dữ dội; tất cả đều chao đảo. ít nhiều thì tất cả những hiện tượng tự nhiên đó đều tác động đến tôi.

Vậy còn những yếu tố nào mà ông đánh giá là đã ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của mình?

Một chút đặc quyền và một chút may mắn. Tôi là con trai của một chủ đất, chứ không phải cháu nội. Nếu tôi mà là cháu nội trong một gia đình giàu có thì có lẽ tôi đã được sinh ra... tôi đã có một tuổi thơ hoàn toàn quý tộc, và tất cả bạn bè cũng như quá trình nuôi dưỡng thời thơ ấu của tôi sẽ gắn liền với một cám giác về sự ưu việt của mình so với người khác. Nhưng trong thực tế, nơi tôi sinh ra ai cũng nghèo - cùng trang lứa với tôi là con cái của những công nhân trong trang trại và những nông dân cùng khổ khác. Gia đình tôi, nhất là gia đình bên ngoại, cũng rất nghèo, và nhiều anh em họ của bố tôi, từ Galicia đến, và cả gia đình bố tôi ở Galicia còn nghèo hơn thế.

Rõ ràng là điều có ảnh hưởng lớn nhất chính là nơi tôi sinh ra, tôi sống với những con người có xuất thân thấp kém nhất. Tôi nhớ những người thất nghiệp xếp thành hàng dài gần những cánh đồng mía, mà không có ai mang cho họ một hớp nước, một miếng bánh hay bữa trưa nào cả, cũng chẳng ai cho họ nơi che mưa, che nắng, hoặc phương tiện đi lại gì hết. Và tôi không thể nào quên hình ảnh những đứa trẻ đi chân đất. Tất cả những đứa trẻ mà tôi chơi cùng ở Birán, tất cả những đứa trẻ mà tôi lớn lên cùng, chạy nhảy chơi đùa, ở khắp trong vùng, đều nghèo, rất nghèo. Một số đứa nghèo đến nỗi tới bữa trưa tôi lại phải mang cả một bát lớn những thức ăn còn lại của nhà mình ra cho chúng. Tôi thường đi cùng chúng đến bờ sông, cưỡi ngựa hoặc đi bộ, cả lũ chó nhà tôi nữa, chơi trò ném thia lia, bắn chim - một trò thật kinh khủng, nhưng đứa trẻ nào cũng có súng cao su. Nhưng bên cạnh đó, ở Santiago và sau này là ở Havana, tôi còn chơi cả với con cái những gia đình giàu có; chắc chắn là có rất nhiều con nhà chủ trang trại.


----------------------------------------------------------
1. Đại uý Joaquin Barberan y Tros và Thượng uý Joaquin Collar y Serra bay 4.000   dặm trên mặt nước trong 39 giờ, 55 phút, chuyến bay dài nhất trên đại dương cho đến thời điểm đó. Ngày 10 tháng 6 năm 1933, lúc 4 giờ 45 phút sáng Barberan và Collar cất cánh từ sây bay Tablada ở Seville, Tây Ban Nha với chiếc máy bay hai tầng cánh Cuatro Vientos (Bốn làn gió) hướng đến Cuba. Lúc 3 giờ 40 chiều ngày 11 tháng 6 theo giờ Cuba, họ hạ cánh xuống sân bay Camaguey. Từ Camaguey, họ bay đến sây bay Columbia ở Havana. Vài ngày sau, trong chuyến bay từ Havana đén Mêhicô City, họ mất tích.

2.  Ngày 3 tháng 2 năm 1932, khi Castro mói năm tuổi rưỡi, một trận động đất mạnh đã làm rung chuyển cả khu vực miền đỏng hòn đảo, trong đó bao gồm cả khu vực Biran. Thành phố Santiago bị thiệt hại nghiêm trọng.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #22 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2013, 03:53:54 pm »

Vậy là ông sống cùng với họ.

Đó là con cái của những gia đình có tiền của. Và tất nhiên là tôi kết bạn với họ, chúng tôi chơi cùng, chơi thể thao với nhau, và đủ mọi trò khác. Nhưng chính xác thì tôi không “sống” cùng với họ trong những khu thượng lưu.

Tại trường học, chúng tôi có nhiều thứ trong đầu, chủ yếu là thể thao và học hành, dã ngoại và những chuyện đại loại thế. Tôi choi rất nhiều môn thể thao, và leo núi nữa, hai sở thích lớn nhất. Những người điều hành trường Colegio de La Salle còn có một trang trại ở Santiago, trên một bán đảo mà bây giờ chúng tôi có một nhà máy đường - tên trang trại là Renté. Có cả một bãi biển để bơi; họ đã khoanh bãi biển lại bằng những thân cây dừa, vì đó là một vịnh nhỏ mà, để tạo một khu vực an toàn, vì xung quanh có rất nhiều cá mập, một mối nguy hiểm thực sự, mặc dù không đến nỗi như người ta vẫn nghĩ. Có cả cầu nhảy - bậc thứ nhất, bậc thứ hai, bậc thứ ba... lẽ ra tôi phải là một vận động viên nhảy cầu rồi mói phải, vì tôi nhớ là lần đầu tiên tôi ra đó, tôi đã nhảy xuống từ cầu cao nhất, gần như thách thức những đứa còn lại, ông biết đấy - Có ai dám nhảy từ trên cao như thế này xuống không nào? Và thế là tôi nhảy ùm một cái - mà cũng phải nói là ơn Chúa, chân tôi xuống trước, chứ đầu mà xuống trước thì cũng dở. Cầu nhảy cũng khá cao, nhưng tôi nhảy mà hoàn toàn không lăn tăn gì cả.

Hồi đó ông đã biết bơi rồi chứ?

Tôi biết bơi từ rất sớm, tôi không nhớ là từ năm lên mấy tuổi nữa, tôi đã bơi trong bể và trên sông ở Birán, với những đứa bạn mà tôi vẫn luôn chơi đùa cùng.

Ông muốn nói đến những người bạn, nhũng cậu bé nghèo xuất thân hèn kém?

Đúng, với những người bạn đó. Tôi không hề nhiễm phải văn hóa tư sản. Thật ra bố tôi chỉ là một chủ đất nhà quê. Bố mẹ tôi không mấy khi ra ngoài thăm viếng mọi người và cũng có rất ít khách khứa. Họ không có lối sinh hoạt và cung cách của một gia đình thượng lưu. Lúc nào họ cũng làm việc luôn chân, luôn tay. Và chúng tôi chỉ tiếp xúc với những người gần đó, quanh vùng Birán.

Trong số những người bạn mà ông chơi cùng, có ai là người da đen không?

Trong gia đình, tôi không bao giờ bị cấm là “Không được chơi với thằng này, thằng kia!”. Không bao giờ. Tôi thường đến những túp lều của người nghèo, những khu lều lán của người Haiti và về nhà tôi cũng bị mắng, nhưng không phải vì lý do phân biệt vị thế xã hội - mà chỉ là vì lý do sức khỏe, vì tôi hay tới đó ăn ngô rang với họ. Bố mẹ tôi thường dọa tống tôi vào Guanajay, một trại cải tạo ở phía tây Havana.

Dành cho những đứa trẻ cứng đầu cứng cổ?
Bố mẹ tôi thường bảo, “Chúng ta sẽ gửi con vào Guanajay nếu con còn ăn ngô rang với những người Haiti đó!” Họ dọa như thế mấy lần liền - tất nhiên là vì nhiều lý do khác nhau. Khi tôi bắt đầu nhận thức về thế giới, trong thâm tâm tôi luôn cho rằng ngôi trường tốt nhất mà tôi từng theo học chính là thời thơ ấu sống giữa vùng nông thôn nơi tôi sinh ra. Nông thôn chính là tự do.

Sau này, vì tôi là con trong một gia đình giàu có, tôi lại trở thành nạn nhân của sự bóc lột.

Nạn nhân của sự bóc lột?

Bóc lột.

Theo nghĩa nào cơ?

Rất đơn giản, tôi sẽ giải thích cho ông biết. Không gian thơ ấu của tôi là ngôi trường công ở Birán. Tôi có một chị gái và một anh trai, Angelita và Ramón, đã theo học ở trường đó, và mặc dù chưa đến tuổi đi học, tôi cũng được đưa tới đó và họ xếp cho tôi một cái bàn ngay phía trên của phòng học. Hồi đó trong lớp có khoảng 25 học sinh, đa phần đều là con em của những gia đình rất nghèo. Tôi vẫn còn nhớ những ngày đó. Tôi không biết tôi đã học đọc, học viết như thế nào, có lẽ là bằng cách bắt chước những đứa trẻ khác, vì họ xếp tôi ngồi ngay bàn đầu.

Khi đó tôi nhớ là, tôi nghĩ là khoảng năm 1930 thì phải...

Nghĩa là ông mói lên 4 tuổi.

Bốn tuổi. Tôi học đọc và nguệch ngoạc viết vài chữ bằng cách nhìn những học sinh khác, và bắt chước theo những gì giáo viên viết bằng phấn trên bảng - và tôi cũng có nhiều trò nghịch ngợm, đúng như con trai của một người chủ đất. Cô giáo lúc nào cũng tới nhà chúng tôi, cô ăn cùng với gia đình. Còn ở trường thì vẫn ăn phạt như thường, thỉnh thoảng là một cái tát hoặc vụt bằng thước kẻ, như tôi còn nhớ. Thậm chí có lần tôi còn phải quỳ, và họ còn đặt vài đồng xu như thế này trong bàn tay xòe ra của học sinh - tất nhiên là không phải họ bắt chúng tôi quỳ như thế suốt ba tiếng đồng hồ, nhưng thậm chí, nhiều lúc họ còn bắt chúng tôi quỳ trên lớp đất rải những hạt ngô.

Bắt học sinh quỳ lên đó?

Ồ, đúng thế. Tối còn nhớ như in tất cả những trò “tra tấn” trong trường học đó, mặc dù không phải ngày nào cũng xảy ra. Thật ra đó cũng chi là những biện pháp để khiến chúng tôi phải sợ.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #23 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2013, 03:59:59 pm »

Nói một cách thẳng căng thì đó đúng là tra trấn.

Ngay từ hồi đó tôi đã rất ương bướng rồi, bởi vì, hừm! thật ra có nhiều chuyện rất dài. Nếu ông muốn, tôi sẽ kể cho ông một số chuyện. Tôi sẽ cho ông biết những gì đã khiến tôi trở thành một người nổi loạn. Tôi tự thấy trong tôi nhu cầu rất bức thiết là giải quyết những vấn đề từ khi còn rất nhỏ, và điều đó giúp tôi nhận thức được về sự bất công cũng như những gì đang xảy ra trong thế giới quanh mình. Nhưng thôi, chúng ta sẽ không nói tới điều đó làm gì, chắc ông sẽ không thấy cần quan tâm đâu.

Ồ không, tôi rất quan tâm mà.

Nếu lúc nào ông quan tâm, tôi sẽ kể cho ông nghe một số chuyện. Nhưng tôi sẽ nói thêm về những nhân tố mà theo quan điểm của tôi là chúng ta vẫn đang bàn đến: đó là điều gì đã khiến tôi trở thành một nhà Cách mạng? Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến cuộc đời tôi, cho dù xuất thân của tôi là một gia đình chủ đất, và mặc dù trẻ con thường rất ích kỷ và hời hợt, ít người để ý gì đến địa vị xã hội của mình?

Vậy ông là học sinh nhà giàu duy nhất trong ngôi trường nhỏ ở Birán?

Tôi là người duy nhất, tất nhiên là trừ các anh chị tôi, những người lớn tuổi hơn một chút. Trong trường hồi đó không có ai gọi là dư dả một chút, hoặc là chủ sở hữu của thứ gì đáng kể. Bố mẹ chúng đều là những lao động công nhật, những người lính canh, hoặc có khi chỉ sở hữu một mảnh đất bé tí. Học sinh ở đó tất thảy đều là con của những người cực kỳ nghèo khổ.

Vậy đó có phải lý do bố mẹ ông quyết định gửi ông tới Santiago, để ông có thể giao du với những đứa trẻ thuộc tầng lớp xã hội khác?

Không, tôi không nghĩ là bố mẹ tôi đã nghĩ thế. Bố mẹ tôi đã làm gì với tôi à? Năm tôi lên sáu, họ gửi tôi tới Santiago de Cuba, với lý do, mà chủ yếu do cô giáo nghĩ ra, rằng tôi là “một cậu bé cực kỳ thông minh”. Bố mẹ tôi đã quyết định nhờ người giáo viên ở Birán, tên là Eufrasia Feliu, đưa chị gái cả của chúng tôi, Angelita, hơn tôi ba tuổi bốn tháng, tới nhà cô ấy ở Santiago. Nếu hồi đó tôi lên sáu thì chị ấy cũng phải 9 hay 10 tuổi gì đó. Và thế là chị ấy được đưa tới Santiago, bố mẹ tôi cũng tống tôi đi cùng: sẽ rất tốt cho muchachito (thằng nhóc) nếu nó cũng đến Santiago, để học hành tốt hơn trong nhà của cô giáo. Ý tưởng đó khiến tôi vô cùng phấn chấn - tôi rất tò mò nơi đó như thế nào, và thế là tôi lên đường không kịp suy nghĩ gì cả.

Santiago đã tạo ra được ấn tuợng như thế nào đối với ông, một cậu bé vừa từ nông thôn ra?

Thời đó Santiago vẫn chỉ là một thành phố rất nhỏ, nếu so với chính nó bây giờ, nhưng ấn tượng mà nó tạo ra với tôi phải nói là cực kỳ to lớn. Trong mắt tôi nó là một thành phố khổng lồ. Một ấn tượng rất mạnh mẽ, giống như năm tôi lên 16 tuổi và lân đầu tiên nhìn thấy Havana, thủ đô của nước Cộng hòa. Tại Havana này, tôi đã thấy những ngôi nhà rất to, những tòa nhà 4-5 tầng mà đối với tôi là rất vĩ đại. Thành phố Santiago mà tôi biết trước đó chỉ toàn những ngôi nhà nhỏ, một tầng, những tòa nhà nhiều tầng là rất hiếm hoi. Vì thế khi tôi tới Havana, nó cũng tạo cho tôi một ấn tượng hết sức mạnh mẽ.

Nhưng cũng phải nói là khi tôi tới Santiago năm lên sáu tuối, lần đầu tiên tôi được nhìn thấy đại dương. Tôi đến từ vùng nông thôn, giữa khu đồi núi nằm sâu trong đất liền. Và giờ đây lần đầu tiên tôi được nhìn thấy biển qua cửa vịnh Santiago, tôi đã bàng hoàng không nói lên lời.

Ngôi nhà của cô giáo ông ở Santiago trông thế nào?

Đó là một ngôi nhà gỗ trên đồi Intendente, thuộc hạt El Tívoli, một hạt tương đối nghèo... Và đó là một ngôi nhà chật chội, ẩm thấp, trong đó có một phòng khách bé tí xíu kê một chiếc đàn piano, hai phòng ngủ, một phòng tắm, và hàng hiên trông ra dãy núi Sierra Maestra rất đẹp và, ngay sát đó, Vịnh Santiago.

Ngôi nhà nhỏ, với mái nhà và các bức tường bằng ván gỗ bạc phếch, thủng dột lỗ chỗ, trông ra một quảng trường nhỏ, thật ra chỉ là một bãi đất trống, chẳng có cây cối gì. Bên cạnh là một dãy nhà một phòng. Rồi ở khu tiếp theo có một cửa hàng bách hóa nhỏ bán kẹo dừa, nấu bằng đường nâu. Trước cửa ngôi nhà, phía bên kia quảng trường, tôi nhớ là có một ngôi nhà rất lớn thuộc về Yidi, Yidi người Ma-rốc, họ vẫn gọi ông ta thế, một người vô cùng giàu có. Và phía sau ngôi nhà là một “học viện”, hồi đó người ta gọi thế, nhưng thật ra chỉ là một trường trung học. Tôi đã trải qua những ngày rất quan trọng ở đây. Tôi nhớ là ngôi trường đó có thời gian bị binh lính chiếm đóng, vì các sinh viên đều nổi dậy chống Machado 1. Tôi còn nhớ một chi tiết mà tôi đã chứng kiến tại trường trung học này khi nó đang bị chiếm đóng - bọn lính lấy báng súng đánh túi bụi một người dân; tôi nghĩ có lẽ ông ta đã nói gì đó với bọn chúng. Tôi nhớ những cảnh đó rất rõ, bởi vì chúng tôi sống ngay bên cạnh và chứng kiến tất cả.

Không khí căng thẳng bao trùm khắp nơi; bọn lính giữ tất cả những người đi qua. Người thợ máy ở Bírán, tên ông ta là Antonia, cũng bị chúng bắt vào thời gian đó. Sau này tôi mới biết là ông ta bị bắt vì chúng nghi ông ta là Cộng sản. Tôi nhớ là vợ ông ta vào tù thăm chồng và đưa tôi đi cùng, dù tôi còn bé tí. Nhà tù ở cuối phố Alameda ở Santiago, một nơi tối tăm và u ám, với những bức tường mốc meo, hôi hám và bẩn thỉu. Tôi vẫn còn rùng mình khi nhớ lại những tên cai ngục, những song sắt, ánh mắt của những người tù...

Trong ngôi nhà nhỏ ở Santiago nơi tôi sống, cứ trời mưa là lại bị dột và tất cả đều ướt nhoét. Trong nhà trời còn mưa hơn cả bên ngoài. Mọi người phải lấy hết cả xô và chậu ra để hứng nước. Trong nhà ẩm ướt khủng khiếp. Tôi và chị gái tôi đã ở đó. Ông bố già của cô giáo sống trong một căn phòng nhỏ với chiếc giường cũ ọp ẹp, tên ông ấy là Nestor thì phải, còn phòng bên là chị gái của cô giáo, tên là Belén, một nghệ sĩ piano. Cô ấy là một nghệ sĩ piano và là một người tao nhã, vậy mà chẳng có lấy một học sinh nào cả.



---------------------------------------------------------
1. Gerardo Machado (1871-1939) là Tổng thống độc tài Cuba từ 1925-1933. Ông ta nổi tiếng là người có lập trường thân Mỹ và đàn áp dã man bất kỳ người nào chống lại chế độ. Ông ta chạy khỏi Cuba vào tháng 8 năm 1933 vì diễn ra cuộc tổng nổi dậy là cao điểm của cái gọi là “Cách mạng 33” Một tháng sau, ngày 4 tháng 9 năm 1933, cuộc “Binh biến của các hạ sĩ quan” do Fulgencio Batista cầm đầu nổ ra.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #24 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2013, 04:07:01 pm »

Ở đó có điện không?

Có, hồi đó có điện rồi, nhưng cũng chẳng mấy khi dùng đến. Ngôi nhà chủ yếu được thắp sáng bằng đèn dầu, có lẽ vì dầu rẻ hơn.

Vậy là có tất cả bao nhiêu người sống trong ngôi nhà đó?

Ban đầu là có ba chị em gái, tôi nghĩ bố mẹ họ là người Haiti; tôi không chắc là ba chị em họ học ở Pháp hay ở Haiti. Họ là người lai (giữa người Tây Ban Nha, hoặc Bồ Đào Nha, với thổ dân châu Mỹ - ND). Một người là giáo viên tiểu học, một người là giáo viên dạy piano, người còn lại bác sĩ, nhưng khi chúng tôi đến thì cô ấy vừa mới qua đời. Hai chị em cô giáo tôi sống cùng cha mình, Nestor, vợ ông ấy cũng mất lâu rồi. Sau đó có thêm chị em tôi - vậy là có năm người, tính cả cô giáo, bình thường cô vẫn dạy ở Birán và chỉ về nhà vào kỳ nghỉ. Sau đó còn có một cô gái nông dân nghèo, una guajirita 1, tên là Esmerida được đưa vào làm người giúp việc, cô ấy chẳng bao giờ được trả công một xu nào cả. Vậy là thành sáu người. Về sau, anh thứ hai của tôi là Ramón đến, tôi thuyết phục anh ấy ở lại, có nghĩa là có tới 7 người mỗi khi cô giáo về nhà. Và cả 5 hay 6 hay 7 người chúng tôi ăn ở cùng một cantinita 2.

Đó là vào thời kỳ nào nhỉ?

Đó là giai đoạn độc tài của Machado, mà người ta gọi là Machadato. Hồi đó nạn đói lan khắp cả nước. Machado bị lật đổ, chủ yếu là vì nạn đói, vì tình hình khi ấy thật tồi tệ, ngoài khủng hoảng kinh tế bắt đầu diễn ra từ năm 1929, Mỹ còn áp đặt lên đất nước chúng tôi một thỏa thuận thương mại ngay từ những năm đầu tiên của nền cộng hòa phụ thuộc - thỏa thuận này cấm chúng tôi không được sản xuất nhiều thứ, và thay vào đó phải nhập chúng từ Mỹ sang.

Mặc dù khi đó Mỹ mua đường của chúng tôi, nhưng khi khủng hoảng năm 1929 xảy ra họ cũng áp đặt thuế nhập khẩu rất cao đối với mặt hàng này. Khiến cho lượng đường được xuất khẩu của Cuba khi đó rất hạn chế, trong khi giá bán đã xuống đến mức thấp nhất. Tóm lại là nền kinh tế khi ấy cực kỳ tồi tệ, nạn đói lan tràn khắp Cuba.


Đó là thời kỳ khủng hoảng kinh tế đi kèm với đàn áp chính trị.

Machado đã bắt đầu nhiệm kỳ của mình với mức độ ủng hộ nhất định của người dân vì những chính sách mang hơi hướng dân tộc mà ông ta thực hiện, và ông ta còn cho xây dựng những công trình công cộng, một số nhà máy, nhưng dù thế nào đi nữa ông ta vẫn là một nhà độc tài, và chỉ sau một thời gian ngắn chế độ của ông ta trở nên khát máu. Một trong những ví dụ tiêu biểu là sự đàn áp đối với sinh viên. Mà cụ thể là trường hợp của Julio Antonia Mella, người đã sáng lập Mặt trận Sinh viên Đại học (FEU) và Đảng Cộng sản, khi mới, như tôi nhớ, hai mươi hai mốt tuổi gì đó 3. Mella là một biểu tượng cho các sinh viên, công nhân và nhân dân nói chung, noi theo. Sau này ông đã bị ám sát ở Mêhicô theo lệnh của Machado.

Mella là một thanh niên cực kỳ xuất chúng và trưởng thành sớm, một trong những nhân vật nổi bật sau Marti. Thậm chí ông còn nói về việc thành lập một “đại học công nhân”, một ý tưởng tuyệt vời. Vào thời kỳ đó, các sinh viên thường tới trường đại học để nghe ông nói về lịch sử và những vị anh hùng của mình. Tất nhiên ở thời điểm đó, cuộc Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại vừa mới diễn ra thành công, năm 1917, và Mella, rõ ràng là chịu ảnh hưởng của tinh thần cấp tiến của cuộc cách mạng đó, đã sáng lập nên Đảng Cộng sản. Mella cũng chịu ảnh hưởng từ tư tưởng của Marti nữa. Mella là một người rất tán thành Marti và nhiệt thành ủng hộ cuộc Cách mạng tháng Mười Nga. Chắc chắn đó là những yếu tố tác động rất lớn đến việc ông cùng với Carlos Balino, một người Mác xít và cũng là bạn chiến đấu của Marti, thành lập nên Đảng Cộng sản đầu tiên ở Cuba.



----------------------------------------------------------
1. Guajiro/guajira là campesino của người Cuba, từ này tương tự với từ jibaro/jibara của Puerto Rico, người dân quê, ngưòi vùng xa xôi của Mỹ, nếu từ này được hiểu đúng và không có ý miệt thị thì có nghĩa là những con người chất phác, đôn hậu nguồn gốc từ thôn quê.

2. Cantinita là một loạt các hộp tròn bằng kim loại xép chồng lên nhau, được buộc lại với nhau bằng dây da hoặc dây kim loại và một tay cầm để giao thức ăn đến các gia đình - đây là cách giao đồ ăn rất phổ biến ở các thị trấn, thành phố thuộc khu vực Ca-ri-bê. Nếu phụ nữ (người phụ trách việc nấu nướng) phải làm việc, như trong trường hợp gia đình bận làm các công việc mọn như chăm sóc bố mẹ ốm... có nghĩa là có rất ít thời gian cho công việc nấu nướng - cần nhớ rằng để làm được việc này, cần đốt củi, đốt lò, giết gà tại nhà, bóc vỏ đậu tại nhà, công việc rất tốn thời gian chuẩn bị cho bữa ăn - trong trường hợp này có thể gọi thức ăn từ một cửa hàng dịch vụ hoặc một người họ hàng nào đó có điều kiện nấu ăn với số lượng lớn hơn cho các gia đình có nhu cầu.

3.  Năm 1923, Julio Antonio Mella (1903-1929) thành lập Liên đoàn sinh viên các trường đại học (FEU) và năm 1922, ông thành lập Đảng Cộng sản Cuba. Tên thật của ông là Nicanor MacFarland. Dưới chế độ độc tài Machado (tháng 5 năm 1925 đến tháng 8 năm 1933), ông bị đi tù và đã biểu tình tuyệt thực. Khi được thả tự do, ông sang Mêhicô sống lưu vong và bị ám sát ở đây vào ngày 10 tháng 1 năm 1929.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #25 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2013, 04:16:54 pm »

Machado bị lật đổ năm 1933, đúng không?

Đúng vậy. Machado bị lật đổ trong cuộc nổi dậy năm 1933, vào tháng 8, và sau đó, vào tháng 9, thì nổ ra cuộc “Binh biến của các hạ sĩ quan”. Năm đó tôi vừa mới lên bảy tuổi. Vụ binh biến của các trung sĩ ban đầu chỉ tỏ ra là hành động nổi loạn chống lại các sĩ quan thân tín của Machado. Vì vậy vào thời điểm đó, mọi người đều nổi dậy từ khắp các tổ chức bí mật khác nhau, một số trong đó là những tổ chức cánh tả, trong khi những tổ chức ít nhiều chịu ảnh hưởng của các tư tưởng cánh hữu, thậm chí là cả những tư tưởng phát xít của Mussolini, tóm lại là mỗi thứ một ít.

Trong khuôn khổ cộng đồng các trường đại học, có nhiều sinh viên - họ đã thành lập cả một Tổng hội - những người đã từng tham gia đấu tranh chống chế độ độc tài, phải chịu sự đàn áp rất dã man, thậm chí cả những giáo sư rất nổi tiếng cũng tham gia phong trào. Và trong một nhóm hoạt động tích cực như vậy có Giáo sư Sinh vật học Ramón Grau San Martin 1, người được đề cử và cuối cùng đã trở thành Tổng thống Cuba. Trong Chính phủ của ông này, được thành lập sau phong trào ngày 4 tháng 9, ba tuần sau sự sụp đổ của Machado, Antonio Guiteras 2 đã được cử giữ chức Quốc vụ khanh. Guiteras là một thanh niên can đảm và táo bạo từng tham gia cuộc nổi dậy, người đã chỉ huy đánh chiếm một doanh trại quân đội ở San Luis, tỉnh Oriente, và luôn kiên định con đường đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài của Machado.

Antonio Guiteras

Guiteras kiên trì hành động theo luật pháp, ông tịch thu cho sung công Công ty điện thoại và những doanh nghiệp khác của Mỹ, một hành động chưa từng thấy ở Cuba, ông còn thông qua những luật quy định quyền hạn và nghĩa vụ của các tập đoàn, hiệp hội, quy định ngày làm việc 8 tiếng - một loạt những biện pháp tiến bộ rất đặc trưng của Chính phủ thời kỳ đó.

Một trong những biện pháp như vậy, mặc dù xuất phát từ ý tưởng rất tốt nhưng hóa ra lại không hoàn toàn thỏa đáng, mang tên Đạo luật Ưu tiên Lao động trong nước, cuối cùng đã dẫn tới hệ quả là rất nhiều người Haiti đã bị trục xuất thô bạo ra khỏi Cuba, mặc dù đây không phải mục đích chính của đạo luật này. Chính phủ mới, với thành viên mạnh mẽ nhất, kiên định và có nhiều ảnh hưởng nhất chính là Antonia Guiteras, đã thông qua Đạo luật Ưu tiên lao động trong nước nhằm bảo vệ những người công nhân Cuba không bị giới chủ người Tây Ban Nha tại Cuba đuổi việc để lấy chỗ cho người thân từ Tây Ban Nha sang.

Ban đầu đó là một Chính phủ gồm năm nhà lãnh đạo, về sau quyền lực được chuyển giao tập trung vào Giáo sư Grau San Martin khi ông này lên làm Tổng thống. Chính phủ kéo dài được ba tháng, trùng với thời gian đạo luật trên và một số luật khác có lợi cho nhân dân Cuba được thông qua, nhưng sau đó người Mỹ, thông qua Đại sứ Mỹ tại Cuba là Summer Welles, đã bắt đầu hậu thuẫn Batista, bất chấp thực tế rằng Tổng thống Mỹ khi đó không phải ai khác mà chính là Franklin Delano Roosevelt, người đang thúc đẩy “chính sách láng giềng tốt” với châu Mỹ Latinh.

Bất chấp đặc điểm và bản chất của hệ thống chính trị tại (Mỹ) - quốc gia khi đó đang trở thành một nước đế quốc hùng mạnh, cùng với Anh và Pháp, mặc dù đang bị sa lầy vào một cuộc khủng hoảng kinh tế trên quy mô toàn thế giới khiến người dân Mỹ phải chịu ảnh hưởng rất nặng nề - cá nhân tôi vẫn nghĩ rằng Roosevelt là một trong những chính khách vĩ đại nhất mà quốc gia láng giềng phía bắc của chúng tôi từng có. Ngay từ hồi còn là học sinh trung học tôi đã rất yêu quý và ngưỡng mộ ông ấy. Một vị Tổng thống tàn tật. Giọng nói trầm ấm của ông ấy trong các bài phát biểu thật sự đi vào lòng người.

Roosevelt, người có thể đã rất ngưỡng mộ tinh thần quả cảm và sôi nổi của nhân dân Cuba, và rõ ràng là rất muốn củng cố quan hệ tốt hơn với châu Mỹ Latinh vì nhiều lý do trong đó một phần là vì ông nhận ra tương lai bất ổn của thế giới trước viễn cảnh Hitler lên nắm quyền, đã có công trong việc ngừng áp dụng Tu chính án Platt 3  và đã đề xuất xây dựng thỏa thuận có tên gọi Hiệp ước Hay-Quesada, theo đó Mỹ trao trả lại cho Cuba đảo Isla de Pinos - tức đảo Isla de Juventud ngày nay - mà hồi đó đã bị chiếm đóng và tương lai của hòn đảo chưa được xác định một cách rõ ràng 4.


---------------------------------------------------------
1. Ramon Grau San Martin (1887-1969), con trai một nhà trồng cây thuốc lá khá giả, sau đó ông trở thành nhà Vật lý, và như lời Castro nói, là một Giáo sư về Vật lý học ở Trường Đại học Havana. Cuối những năm 1920, ông ủng hộ các cuộc biểu tình phản đối của sinh viên chống chế độ độc tài Gerardo Machado và năm 1931, ông bị cầm tù vì hành động này. Khi được ra tù, ông rời khỏi Cuba, nhưng ngay khi Machado bị lật đổ, Grau đã quay lại Cuba và chẳng bao lâu thì lên nắm chức Tổng thống của Chính phủ mới. Grau là con người tự do và chủ nghĩa tự do của ông đã gây ra thái độ thù địch với nước Mỹ và nước Mỹ từ chối không công nhận chế độ của ông. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Batista buộc ông phải từ chức. Mặc dù thất bại nhưng Grau vẫn có đủ ảnh hưởng để thành lập ra Partido Revolucionario Cubano tham gia Hội nghị Hiệp thương hiến pháp năm 1940 sau đó ông là Chủ tịch, ông bị đánh bại trong cuộc bầu cử bầu Tổng thống năm 1940 bởi đối thủ cũ Batista, nhưng lại giành chiến thắng trở lại trong cuộc bầu cử lần sau, năm 1944. Tuy nhiên, sau đó chính quyền của ông lâm vào tham nhũng và Grau ngày càng bị phản đối mạnh mẽ. Cuối cùng, vì xấu hổ, ông không ra ứng cử lại vào năm 1948 và từ đó lắng chìm trong dư luận. Khi Cách mạng giành thắng lợi năm 1959, Grau quay lại Havana và qua đời ở đó.

2. Antonio Guiteras (1906-1935) sinh ra ở Philadelphia và sống thời thơ ấu ở đây. Năm 1914, gia đình ông chuyển tới Pinar del Rio, Cuba, nơi bố ông dạy tiếng Anh. Guiteras là một trong những nhà lãnh đạo của phong trào Cách mạng 33. Là thành viên của Chính phủ lâm thời, ông tiến hành các biện pháp cải cách bao gồm cả mức lương tối thiểu và ngày làm việc 8 giờ. Sau cuộc đảo chính tháng 1 năm 1934, Batista tiến hành một chiến dịch đàn áp dã man và vào ngày 8 tháng 5 năm 1935, Guiteras bị giết.

3. Mỹ, với lực lượng quân sự đã chiếm đóng Cuba từ năm 1898, buộc Cuba phải điều chỉnh bổ sung Hiến pháp Cuba năm 1901 - “Tu chính án”, được đặt tên theo tên của Thượng nghị sĩ đề xuất việc này. Lần điều chỉnh này đã giới hạn rất lớn chủ quyền của nước Cộng hoà Cuba; cho phép Washington được quyền can thiệp vào công việc nội bộ của hòn đảo này, thậm chí là bằng biện pháp quân sự; chiếm hòn đảo Pines; và buộc Chính phủ Cuba phải từ bỏ một vài căn cứ hải quân, nơi các tàu của Mỹ có thể qua lại để tiếp nhiên liệu và thực phẩm. Ngày 2 tháng 7 năm 1903, một trong những căn cứ đó trở thành căn cứ hải quân Guantanamo mà Mỹ chiếm cho đến ngày nay, bất chấp sự phản đối của người Cuba. Gần đây, căn cứ Guantanamo trở thành tâm điểm chú ý của báo chí do Chính quyền của Tổng thống George W. Bush dùng căn cứ này để giam giữ bọn khủng bố Hồi giáo bị buộc tội, một số - theo những lời cáo buộc - bị tra tấn và bị đối xử phi nhân tính.

4. Theo Đạo luật phân bố quân đội Mỹ năm 1901, điều VI khẳng định, “đảo Pines sẽ được loại bỏ khỏi Biên giới Hiến pháp được đề xuất của Cuba, địa danh này sẽ được điều chỉnh trong tương lai theo thỏa thuận”.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #26 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2013, 04:20:40 pm »

Vậy là khi đó hòn đảo đã bị quân đội Mỹ chiếm đóng?

Mỹ đã chiếm đóng đảo Isla de Pinos từ năm 1898.

Vậy là Chính phủ Cộng hòa Cuba khi đó không hề quản lý hòn đảo?

Không. Nó đã thuộc về quyền sở hữu của người Mỹ kể từ khi Tu chính án Platt được thông qua. Nên sau đó phải nói là nó được Cuba thu hồi, nhưng Guantánamo hiện vẫn thuộc về người Mỹ. Tu chính án Platt cho phép Mỹ, theo quy định của Luật Hiến pháp, có quyền can thiệp vào tất cả các vấn đề nội bộ của Cuba.

Tu chính án đó được ký năm 1902.

Tôi nhớ là nó được áp dụng từ năm 1901 và mãi đến năm 1934 mói bị bãi bỏ; tôi không nhớ ngày chính xác.

Như tôi đã nói Chính phủ Guiteras chỉ tồn tại trong vòng có ba tháng. Sau đó, vào năm 1934, Fulgencio Batista đã quét họ ra khỏi bộ máy quyền lực. Antonio Guiteras bị ám sát năm 1935, khi ông tìm cách sang Mêhicô để chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến chống Batista, giống như Mella đã làm trước đó và chúng tôi sẽ làm sau này.

Trong giai đoạn của Chính phủ Cách mạng năm 1933 vẫn có một số cuộc giao tranh, vài cuộc xung đột và giao tranh, một cuộc xảy ra ngay tại khách sạn Nacional ở Havana, nơi mà một nhóm sĩ quan quân đội ủng hộ chế độ Machado bị lật đổ trước đó chọn làm nơi cố thủ, trong số này có những tên được huấn luyện rất bài bản, những thiện xạ thực thụ. Cuối cùng toàn bộ số này đều bị các binh lính dưới quyền lực lượng hạ sĩ quan tiêu diệt, nhưng trước đó thì chúng chống cự rất quyết liệt.

Còn phải kể đến lực lượng ABC, một nhóm trước đó từng chống Machado, nhóm này có quan điểm cực kỳ phát xít, họ đã khởi xướng một cuộc nổi dậy, chiếm đóng các đồn cảnh sát, tham gia giao tranh chỗ này chỗ kia, và cuộc đọ súng cuối cùng diễn ra ở ngay pháo đài cũ tại Atares. Tất cả đều nhằm chống lại Chính phủ tiến bộ và chống lại những luật mà Guiteras khởi xướng.

Batista đã giành được quyền kiểm soát toàn bộ quân đội. Cuối cùng nó lại trở thành quân đội của riêng ông ta. Sau đó, dưới sức ép của Đại sứ Mỹ, ông ta phải rời bỏ Chính phủ và bổ nhiệm một Tổng thống khác. Batista được thăng lên quân hàm Đại tá, những hạ sĩ quan khác được Batista phong quân hàm Trung tá, không có quân hàm Tướng. Một số sĩ quan cấp thấp khác và tất cả các hạ sĩ quan đều được Batista phong lên Trung úy, Đại úy, comandante, Trung tá... Theo tôi nhớ thì chỉ có một Đại tá duy nhất, là người đứng đầu quân đội, Fulgencio Batista.

Sự kiện này diễn ra năm 1934. Batista nắm quyền khoảng bảy năm, cho đến khi một Đại hội đồng lập hiến được thành lập năm 1940. Suốt thời gian đó, tôi ở Santiago, ban đầu là ở nhà cô giáo, sau đó là tại Colegio de La Salle, và sau chuyển đến Colegio de Dolores, với các thầy giáo dòng Tên. Tới năm 1942 thì tôi chuyển đến trường Colegio de Belén ở Havana, đây cũng là một trường học dòng Tên, mà tôi đã nói với ông, một ngôi trường nổi tiếng là tốt nhất nước. Tôi tốt nghiệp phổ thông tại trường Belén năm 1945.

Đó là những gì tôi có thể chia sẻ với ông về những năm tháng đầu tiên trong cuộc đời mình.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #27 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2013, 04:00:42 pm »

2

SỰ XUẤT HIỆN CỦA MỘT NGƯỜI NỔI LOẠN


Những hành động nổi loạn đầu tiên - “Ngôi nhà đói khát”
- Không khí chính trị -Sự độc tài của Machado và Batista
- Trong khó khăn - Havana - Colegio de Belén


Khi đó những năm tháng hình thành nhân cách của ông lại trùng với hai giai đoạn bi thảm: thời kỳ độc tài đầu tiên của Fulgencio Batista, và Chiến tranh thế giới thứ II.

Rõ ràng là tất cả những yếu tố đó đã có ảnh hưởng không nhỏ tới sự giáo dục và hình thành nhân cách của tôi, và đặc biệt là đối với sự hình thành cũng như phát triển của các lực lượng chính trị và cách mạng (khắp nơi trên thế giới). Bởi vì về cuối những năm 30 của thế kỷ 20, khái niệm “Mặt trận bình dân” đã xuất hiện. Nhưng lúc này tôi chưa muốn nói về điều đó.

Việc học hành của ông tại nhà cô giáo khi ấy như­ thế nào?

Họ chẳng dạy dỗ gì tôi cả, tôi không bao giờ được học một bài nào. Họ cũng chẳng đưa tôi đến trường học nào hết. Tôi cứ ở đó thôi. Thậm chí trong nhà còn không có cái đài nào. Thứ duy nhất tôi được nghe là tiếng đàn piano, suốt ngày đồ, rê, mi, pha, son, la, si, bang, bang, bang. Ông có hình dung được không, mấy tiếng một ngày phải nghe tiếng đàn piano đó? Kể cũng lạ là cuối cùng tôi lại không trở thành nhạc sĩ.

Theo sắp xếp ban đầu thì người chị của cô giáo tôi, người dạy piano ấy, sẽ dạy tôi chương trình lớp một và tiểu học; trong thực tế tôi chẳng được học hành gì cả. Ông bạn ạ, nếu tôi mà bắt đầu câu chuyện đó thì có lẽ chẳng bao giờ kể xong cả. Nếu ông muốn thì để sau tôi sẽ kể cho ông nghe, và tôi sẽ cho ông biết tôi đã được học cộng, trừ, nhân, chia như thế nào, chính xác là hoàn toàn tự học, từ mặt sau của một cái bảng tập viết, một quyển vở học sinh có bìa đỏ, và mặt sau là các bảng cộng, trừ, nhân, chia in sẵn. Tôi tự ngồi học một mình, học thuộc lòng những gì in trên đó, vậy đó, đó là cách tôi bắt đầu môn số học; và cũng là tất cả những gì tôi được học. Vì thậm chí cả những cái cơ bản đó họ cũng có dạy cho tôi đâu. Ở nhà cô giáo khi ấy, học có nghĩa là tôi tự ngồi xuống bàn và học thuộc những cái bảng ở mặt sau một quyển sách bài tập. Sự thật là tôi đã bỏ phí hai năm liền trong ngôi nhà đó.

Khi đó ông còn bé, nên chắc hẳn ông đã rất nhớ nhà?

Bố mẹ đã gửi tôi tới một nơi mà hầu như tôi chẳng được học hành gì cả, rồi còn phải trải qua đủ các loại khó khăn. Tôi còn bị bỏ đói, lúc nào cũng thấy đói ngấu, mà không hề biết rằng đó là do đói, tôi chỉ nghĩ là vì mình ăn ngon miệng quá.

Thật không thể tin nổi.

Có nhiều chuyện hệ trọng đã xảy ra. Đó chính là nơi tôi đã nổi loạn lần đầu tiên, từ rất sớm, có lẽ khi ấy tôi mói chỉ lên tám tuổi. Đến lúc đó tôi không còn sống ở nơi tôi học nữa, vì câu chuyện này có hai phần...

Với những gì phải trải qua, ông có thấy oán trách bố mẹ không?

Không, tôi yêu quý bố mẹ, hoặc ít nhất cũng luôn kính trọng họ, cả bố và mẹ tôi. Nhưng tôi bày tỏ tình cảm với mẹ nhiều hơn, đó cũng là chuyện thường tình, con cái thường gần gũi mẹ.

Cho dù họ đã gửi ông vào trường nội trú với cô giáo đó ở Santiago?

Trường nội trú ư? Như thế đâu phải là đến trường! Trong thực tế tôi bị tống đi lưu đày, trong cảnh đói khát, đến nỗi không phân biệt nổi cơn đói và cảm giác ngon miệng nữa.

Ông oán trách ai về điều đó?

Thực sự tôi không thể oán trách bố mẹ mình, hay bất kỳ ai. Nói thực lòng thì ban đầu tôi không biết những gì đang diễn ra trong thế giới quanh mình. Tôi chưa thể hiểu và đánh giá được hoàn cảnh. Tất cả những gì tôi biết là đang rất hạnh phúc ở Birán và rồi đùng một cái họ đưa tôi tới một nơi hoàn toàn xa lạ, xa gia đình, xa nhà, xa vùng quê mà tôi yêu quý. Để phải chịu cảch đối xử tàn tệ của những người không phải họ hàng, ruột thịt của tôi.

Ông có bạn chơi chứ?

Có, cũng may là tôi có một người bạn tên là Gabrielito, Gabrielito Palau. Bố mẹ cậu ta là chủ một vài cơ sở kinh doanh gì đó, cho nên vẻ mặt tài chính họ có vẻ khá giả hơn, cả gia đình họ sống trong một ngôi nhà khá tươm tất nằm ngay bên cạnh Quảng trường. Cậu ấy và tôi cùng với một vài người bạn khác thường chơi đùa tại đó, trên những hè phố gần Quảng trường. Cậu ta sống ở đó một thời gian dài, mãi cho tới tận sau khi Cách mạng thành công, làm việc trong Đài Truyền hình. Và như tôi biết thì ngay đến tận lúc này cậu ấy vẫn còn làm việc trong ngành truyền hình thì phải. Đã lâu lắm rồi tôi không biết tin tức gì của người bạn đó.

Nhưng ngoài những lúc chơi đùa đó ra, khoảng thời gian còn lại thật khó khăn. Và chỉ sau một thời gian ngắn, tôi đã trở nên phát ốm với cuộc sống đó, ngôi nhà đó, gia đình đó, cùng những quy tắc của họ. Đó hoàn toàn là phản ứng mang tính bản năng của một con thú nhỏ bị đối xử tàn tệ.

Những quy tắc như thế nào?

Gia đình đó có cung cách giáo dục theo kiểu Pháp. Họ nói tiếng Pháp rất chuẩn, và nói chung thì họ đều được giáo dục rất bài bản. Ngay từ khi mói đến họ đã dạy cho tôi tất cả những quy tắc ấy, những quy tắc xã giao. Nào là phải nói năng lịch sự, không được nói cao giọng, không được nói trống không. Thỉnh thoảng họ cũng cho tôi vài cái phát vào mông để uốn nắn tôi theo ý họ. Và nếu tôi không ngoan, họ dọa sẽ tống tôi vào sống trong trường, tức là trường Colegio de La Salle, noi mà cuối cùng tôi cũng được đưa vào học lớp một. Xét đi xét lại thì họ đã khiến tôi bỏ phí mất hai năm đầu tiên đi học. Ngày nay mà ở tuổi đó thì trẻ em ở Cuba đã phải học lớp ba rồi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #28 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2013, 04:09:22 pm »

Vậy nói theo cách nào đó thì ông từng là một đứa bé bị ngược đãi.

Đúng, mọi chuyện thật kinh khủng. Trong những tháng đầu tiên, thậm chí tôi còn phải tự khâu lấy giầy của mình, ông có thể tưởng tượng cảnh tôi đã bị họ mắng nhiếc tàn tệ vì tôi làm gãy một cái kim - chỉ là kim khâu vải bình thường thôi chứ không phải kim khâu da... Giầy của tôi bị há mõm vì sứt chỉ một bên. Trông nó như sắp toác hẳn ra đến nơi. Nên tôi tìm cách khâu lại, và cũng không phải là lần đầu tiên. Tôi dùng loại chỉ khâu bình thường, tất nhiên là quá mảnh, nhưng không thể kiếm đâu ra chỉ to hơn. Tôi gặp rắc rối chính vì việc đó. Tôi chưa bao giờ quen đi chân đất cả, thể là tôi nghĩ rất tự nhiên rằng tôi phải khâu lại đôi giầy sắp hỏng. Tôi không nhớ là cuộc cãi vã đó diễn ra như thế nào nữa. Nhưng cuối cùng thì cũng đâu vào đấy.

Tất nhiên tôi không hề muốn cường điệu hóa sự việc làm gì - đó cũng không hoàn toàn là một trại tập trung. Hơn nữa hoàn cảnh của họ cũng rất đáng thông cảm: gia đình cô giáo rất nghèo. Họ chủ yếu sống bằng lương của cô ấy; và đó là tất cả những gì họ có. Mà Chính phủ thời đó nhiều khi còn không trả lương cho giáo viên nữa cơ. Tất nhiên, thực tế đó khiến cuộc sống của họ trở nên rất bấp bênh và họ cũng chẳng có hơi đâu mà quan tâm nhiều đến một đứa bé như tôi. Ngay cả việc tiêu từng xu nhỏ thôi cũng là một vấn đề sống còn trong gia đình đó.

Ông nói là hồi ở đó ông thường xuyên bị đói.

Đúng là ở đó lúc nào tôi cũng đói. Hồi còn ở Birán, lúc nào bố mẹ tôi cũng ép tôi ăn, còn ở Santiago tôi thấy thèm ăn khủng khiếp. Đột nhiên tôi phát hiện ra là ăn cơm rất ngon, và thỉnh thoảng họ còn phải độn cả khoai lang vào trong cơm, hoặc là một chút picadillo 1  - tôi cũng không thể nhớ là có bao giờ tôi được ăn bánh mì không nữa - nhưng lúc nào cũng vậy, vẫn chỉ có ngần ấy thức ăn ít ỏi, ngày này sang ngày khác, cho sáu bảy người, ăn trong cả bữa trưa đến bữa tối - thức ăn được mang tới từ bữa trưa. Thức ăn được mang đến từ nhà của một trong những người anh chị em họ của cô giáo người mà họ gọi là Cosita, “Bé bự”, hay “Bé yêu” gì đó. Trong khi bà ta béo ục ịch, tôi không biết tại sao họ lại gọi bà ấy là Cosita; có một điều rõ ràng là một mình bà ấy ăn hết thức ăn của tất cả những người khác. Việc nấu nướng được thực hiện tại nhà bà ấy, và một người chị em họ khác, tên là Marcial - có ai mà quên nổi cái tên đó chứ! - sẽ mang đến một cái catinita nhỏ, trong đó sẽ bao gồm một ít cơm, ít đậu, khoai lang, chuối, và họa hoằn lắm có một ít picadillo, như tôi đã nói, rồi chia cho tất cả mọi người. Tôi nhớ là tôi phải hì hục dùng cạnh dĩa để vét nốt hạt cơm cuối cùng trên đĩa của mình.

Nếu mọi chuyện quả thật là khủng khiếp như vậy, thì tại sao anh trai ông, Ramón, lại cũng được đua tới ngôi nhà đó?

Bởi vì một hôm Ramón xuất hiện ở Santiago, tôi cũng không biết tại sao nữa, và anh ấy mang cho tôi một cái túi nhỏ bằng da để đựng tiền xu, trong đó có vài đồng peseta (mỗi peseta là hai mươi xu), và đồng reale (mỗi đồng là mười xu), vài đồng năm xu, và thậm chí cả một đồng một xu. Vào thời đó, một que kem 2  giá một xu , một chiếc kẹo dừa, một xu. Tôi luôn ghen tị với những đứa tré khác - trẻ con đứa nào chẳng ích kỷ như vậy - vì những đứa trẻ hàng xóm của tôi khi ấy, dù rất nghèo, nhưng vẫn có hai ba xu trong túi. Nhưng vì những người đang nuôi dạy tôi khi ấy lại áp dụng cách nuôi dạy kiểu Pháp rất cứng nhắc - đùng một cái tôi được dạy theo lối Pháp mà cô giáo và chị gái cô ấy vẫn được thụ hưởng, rồi họ giải thích với tôi rằng đòi hỏi hay xin xỏ này nọ là một hành động rất xấu. Bọn trẻ hàng xóm biết tôi phải tuân thủ ngặt nghèo những quy định đó, và tôi không được hỏi xin bất kỳ thứ gì, vì vậy mỗi khi đứa nào trong bọn chúng mà có một que kem hay chiếc kẹo rẻ tiền nào đó, nếu tôi chỉ cần hỏi xin được cắn một miếng thôi là chúng cũng chạy đi mách tội tôi với cô giáo và chị cô ấy.

Tôi nhớ một hôm tôi hỏi xin chị cô giáo một xu - thật ra cô ấy là người tốt, rất tốt là khác, nhưng nghèo túng quá. Tôi không bao giờ quên là cô ấy đã bực bội, cáu kỉnh với tôi đến mức khi cô ấy quát lên rằng, “Cô đã cho cháu 82 xu rồi còn gì!”. Đúng là như vậy thật, và cô ấy nhất định không chịu cho thêm - và thế là từ đó trở đi tôi không bao giờ dám hỏi xin cô ấy một xu nào nữa.

Khi Ramón đến thăm tôi vài tháng sau đó, với tất cả khoản vốn liếng mà anh ấy có trong chiếc túi, một chiếc túi đựng đầy tiền xu, tôi đã coi đó như một kho báu kếch sù - tôi hình dung ngay ra cảnh chúng được chuyển thành kem và kẹo! - thế là tôi thuyết phục anh ấy ở lại, cố làm anh ấy tin rằng ở đây chúng tôi có rất nhiều trò vui. Và thực tế là khi làm như vậy, tôi càng khiến cho tình cảnh nghèo đói trong ngôi nhà đó thêm trầm trọng, bởi vì lại có thêm một miệng ăn nữa cho cái món catinita.

Mãi về sau tôi mói hiểu rõ hơn tình cảnh trong gia đình đó (tất nhiên là cảnh túng bấn, đói kém). Đó là chuyện xảy ra một năm sau hay đại loại thế, vì tình cờ một hôm bố mẹ tôi phát hiện ra chuyện bọn tôi đang sống như thế nào.

Nghĩa là trước đó bố mẹ ông không hề biết những gì anh chị em ông đang phải trải qua?

Một hôm bố tôi tới thăm; đúng lúc tôi vừa mới bị lên sởi hay một loại bệnh gì đó - tóc tai thì rậm rạp, vì thậm chí họ còn chẳng bao giờ cho anh chị em tôi đi cắt tóc; tôi gầy như một cái cào, ông có thể hình dung được là bố tôi không tài nào nhận ra con trai mình nữa! Họ thanh minh với bố tôi rằng đó là vì tôi đang bị bệnh sởi.

Rồi một hôm khác, đến lượt mẹ tôi tới thăm - lúc này thì cô giáo, chị và bố cô ấy đã chuyển sang ngôi nhà khác, bởi vì tình hình có vẻ sáng sủa hơn đôi chút, lúc này có ba học sinh là anh chị em chúng tôi ở trong nhà cả thảy, nên mỗi tháng họ nhận được 120 peso -   và mẹ tôi phát hiện ra là cả ba chúng tôi đều gày gò đến mức gần như chết đói đến nơi. Ngay hôm ấy bà đưa chúng tôi ra khỏi nhà và tới quán ăn cà phê sang trọng nhất trong thành phố - bọn tôi ngấu nghiến liếm sạch từng cái kem một trong quán cà phê đó. La Nuviola, tên quán là như vậy. Lúc đó đang là mùa xoài chín; mẹ mua cho bọn tôi một túi xoài, loại nhỏ ấy, mà người ta gọi là “xoài Toledo”, ngon tuyệt, và chỉ trong mười phút, túi xoài đã hết veo, cả kem cũng không còn, chúng tôi ăn sạch sành sanh. Hôm sau bà đưa chúng tôi về Birán.

Gần đây khi nói chuyện với chị gái Angelita của mình về những ngày khốn khổ ấy, tôi vẫn còn trách chị ấy. Hồi đó chị ấy đã biết đọc biết viết - tại sao chị ấy không viết thư về nhà cho bố mẹ chúng tôi biết những gì mà hồi đó tôi còn chưa hiểu được? Tôi đến từ vùng nông thôn, từ những cánh đồng Birán. Hồi đó Birán chẳng khác gì một thiên đường thừa múa và bố mẹ phải đe nẹt mãi mới bắt được chúng tôi ăn: “Ăn súp đi, ăn thịt đi, ăn cái kia đi”. Và sau cả một ngày hết ăn cái này, cái kia, tức là những món ăn trong tủ chạn ở gia đình chúng tôi ấy, khi đêm xuống lúc tất cả ngồi quanh bàn ăn, họ lại bắt chúng tôi ăn tiếp. Lẽ ra chị ấy phải viết thư cho bố mẹ tôi biết những gì đang xảy ra, nên tôi đã trách mắng chị ấy khá gay gắt vì đã không làm như vậy. Nhưng rồi chị ấy cũng giải thích lý do tại sao chị ấy không làm thế. “Nguyên nhân là vì chị không được phép gửi những lá thư chị viết đi; họ đã chặn chúng lại”, chị ấy nói.



----------------------------------------------------------
1. Một món ăn làm từ thịt xay, với nước sốt cà chua, hành, tỏi và gia vị.
2. Durofrio, một loại nước đá có hương vị trái cây được sản xuất thương mại, thường làm bằng phương pháp thủ công và bán cho các gia đình.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #29 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2013, 04:15:53 pm »

Vào thời điểm ấy, với ba học sinh ăn ở trong nhà, mỗi người bốn mươi peso, chắc chắn đó phải là một công việc làm ăn khấm khá.

Đúng thế, khi ấy - tôi không nhớ ngày tháng chính xác - nhưng tình cảnh của họ đã được cải thiện hơn rất nhiều. Ba anh chị em chúng tôi ở Birán đến - mỗi người đóng bốn mươi peso một tháng - vị chi tất cả là 120 peso. Như vậy là tương đương với hơn 3000 đô la ở bất kỳ quốc gia thuộc Thế giới thứ ba nào. Ngoài ra còn phải kể đến sự xuất hiện của viên lãnh sự người Haiti - ông ta kết hôn với cô giáo dạy piano... Nên nói chung là mọi việc trở nên vô cùng sáng sủa.

Vì thế tất nhiên là cô giáo tôi cũng dành dụm được chút tiền, thậm chí cô ấy còn sang Mỹ du lịch, đi tham quan thác Niagara hẳn hoi. Cô ấy mang về mấy lá cờ bé xíu làm quà kỷ niệm. Thật kinh khủng! Ông không hình dung nổi những giờ dài dằng dặc tôi phải ngồi nghe cô ấy nói về thác Niagara. Chắc chắn hồi đó tôi phải ghét những câu chuyện đó lắm, vì hết thác Niagara thế này lại Niagara thế kia, vẫn những câu chuyện đó kể đi kể lại - hoàn toàn trái ngược với bài thơ đó của Heredita, “Ngợi ca Niagara” 1. Tôi ngán thác Niagara đến tận cổ khi cô giáo quay về - vì ngoài khoản tiền không nhỏ trang trải cho chuyến đi, cô ấy còn mua bao nhiêu là đồ đạc, những thứ mà chúng tôi phải nhịn đói để cô ấy có tiền mua.

Tôi đang kể cho ông nghe tất cả những chuyện đó một cách rõ ràng và trung thực... Có nghĩa chính tại nơi ấy vào thời điểm đó, trong chúng tôi đã hình thành tư tưởng nổi loạn.

Ông nổi loạn chống lại cô giáo?

Khi tôi quay về Birán, tức khi mẹ giải cứu chúng tôi khỏi nơi ấy, lần đầu tiên tôi nhận thức được về tội ác của cái gia đình đó, bởi vì ai cũng thấy là cả ba chúng tôi đã bị bóc lột và bỏ đói tàn tệ, và chúng tôi quay về nhà - nơi chúng tôi đã xiết bao nhớ nhung và khát khao được quay về - như những kẻ thù không đội trời chung vời người giáo viên đó, ngày thường tới nhà chúng tôi ăn trưa và bao giờ cô ta cũng phải chọn những miếng thịt gà ngon nhất trên bàn... Và khi mẹ đưa ba anh chị em chúng tôi về nhà ở Birán, đang là thời gian diễn ra năm học, nên cô giáo cũng đang ở đó giảng bài. Thế là Ramón và tôi đã lên kế hoạch cho hành động đầu tiên chống lại cô ta.

Nổi loạn.

Không, cũng không hẳn là một hành động nổi loạn. Có thể nói đó là hành động trả thù đầu tiên của chúng tôi, và được thực hiện với một khẩu súng cao su. Trả thù, thật ra là chúng tôi đã tạo ra thật nhiều tiếng ồn, vì ngôi trường đó được lợp mái tôn, những tấm tôn tráng kẽm rất phổ biến ở những nước nghèo. Khi đó trời đang sắp tối. Trước đó chúng tôi đã kỳ công làm những cây súng từ chạc ổi và dây cao su. Cạnh đó có một lò làm bánh nên chúng tôi đã ăn trộm tất cả củi đốt lò để làm công sự chiến đấu, gọi là một pháo đài cũng được, rồi sau đó hai anh em tiến hành một trận oanh tạc kéo dài suốt nửa tiếng đồng hồ... cũng có thể là không lâu đến thế, có thể là trong một khoảng thời gian ngắn hơn, nhưng tóm lại là cực kỳ sảng khoái đối với tôi! Những viên sỏi thi nhau đập trên mái tôn... Ngay khi hai ba viên đang đập lên mái tôn thì đã có hai ba viên khác bay sẵn trên không trung - chúng tôi tự khẳng định mình là những chuyên gia trong lĩnh vực này. Ông không thể hình dung nổi tiếng la hét hoảng loạn và giận dữ của cô giáo mà chúng tôi nghe thấy trong suốt trận oanh tạc đó. Ông phải nhớ là nhà của cô giáo ở ngay trong ngôi trường đó... Phải nói rằng chúng tôi là những tên tiểu quỷ báo thù ghê rợn!

Nhưng có điều chúng tôi không thể ngờ rằng, sau đó bố mẹ chúng tôi đã hòa giải với cô giáo và tôi lại bị tống tới nhà cô ấy ở Santiago. Nhưng lần này chỉ có tôi là phải chịu vận đen: Ramón ở lại Birán. Bệnh hen đã cứu anh ấy.

Không thể tin đuợc! Chắc là ông đang nói đùa!

Tôi nói nghiêm túc mà, nhưng lần này không còn cảnh đói khát nữa - cảnh chúng tôi bị bỏ đói trước đó đã tạo ra một vụ bê bối quá sức chịu đựng. Nhưng dù thế nào thì quãng thời gian ở nhà cô giáo vẫn là hoàn toàn lãng phí. Tôi lại mất thêm nhiều tháng sống dặt dẹo ở đó, vì tôi vẫn chẳng có việc gì mà làm, chỉ lang thang, vạ vật quanh nhà và tự mình học bảng cửu chương, ngày nào cũng vậy. Mãi đến tháng Giêng họ mới cho tôi đi học lớp một, học lớp ban ngày ở Colegio de La Salle. Lần đầu tiên trong đời tôi bắt đầu được đi học thực sự.

Đến lúc này, giai đoạn chuyển tiếp sau sự sụp đổ của Machado, những hành động của Batista, đã diễn ra, và điều tôi nhớ nhất về thời kỳ này là cuộc đình công lớn vào tháng 3 năm 1935. Phía sau nhà cô giáo là một trường cấp hai, hay còn gọi là “instituto de segunda ensenanza”, tại đây có cả các lớp trung học phổ thông. Ngôi trường đã bị quân đội chiếm đóng - chính là nơi tôi chứng kiến rất nhiều vụ đàn áp dã man. Hai mươi mốt năm sau, những người campaneros trong Phong trào ngày 26 tháng 7 2  đã tấn công nó, đúng vào ngày 30 tháng 11 năm 1956, khi chúng tôi từ Mêhicô trở về, và đổ bộ lên một nơi gần Las Coloradas.

Vẫn là ngôi trường đó?

Đúng vậy, vẫn tòa nhà đó, cho dù khi ấy nó không còn là một trường học nữa mà người ta đã biến nó thành một doanh trại quân đội hoặc một đồn cảnh sát gì đó khi Batista quay lại nắm quyền. Năm 1956, tại đó có một đồn cảnh sát. Còn vào thời kỳ tôi còn là một học sinh tiểu học, nó vẫn là một instituto de segunda ensenanza, nhưng ngay sau đó, nó đã bị chuyển thành doanh trại quân đội hoặc đồn cảnh sát, khi tôi còn sống trong nhà cô giáo. Binh lính lúc nào cũng lảng vảng xung quanh; họ “phong tỏa” ngôi trường. Tôi biết rằng vào ngày 30 tháng 11 năm 1956 những người tham gia trong phong trào ngày 26 tháng 7, dưới sự lãnh đạo của Frank Pais   ở tỉnh Oriente, đã tấn công vào đó. Họ muốn phối hợp hành động của mình với việc đổ bộ của chúng tôi; họ tính toán ngày tháng và thời điểm, và vào ngày 30 tháng 11 họ đã tấn công. Nhưng cuối cùng cuộc tấn công lại diễn ra sớm hơn cuộc đổ bộ hai ngày. Chúng tôi bị chậm mất bốn mươi tám giờ đồng hồ vì biển động, thuyền trục trặc rồi đủ các lý do khác, và thế là họ tấn công vào ngày 30 tháng 11 mà theo tính toán của họ cũng là ngày tàu Granma cập bờ. Tôi thì không muốn những hành động đó xảy ra đồng thời, tôi muốn cuộc đổ bộ diễn ra trước.



---------------------------------------------------------
1. Jose Maria Heredia (Santiago de Cuba 1803 - Mêhicô City 1839), nhà thơ lãng mạn của Cuba, tác giả của bài “Khúc ca cùa người sống lưu vong” và một số bài thơ khác theo lối thơ luân khúc và trữ tình của Cuba thế ký thứ 19; bài thơ nổi tiếng của ông, Ode to Niagara, được viết năm 1924. Không nên nhầm lẫn ông với nhà thơ Pháp Parnassian cùng thời (1842-1905).

2. Tổ chức chính trị này được thành lập năm 1955 bởi Fidel Castro và một số nhà cách mạng khác. Tên của nó được đặt để tưởng nhớ ngày tấn công trại lính Moncada ở Satiago de Cuba và trại lính Carlos Manuel de Cespedes ở Bayamo ngày 26 tháng 7 năm 1953. Tổ chức này và tổ chức Revolutionary Directorate (Ban lãnh đạo cách mạng) là hai tổ chức chính lãnh đạo cuộc đấu tranh chống chế độ Batista. Phong trào 26/7 có hai khu vực: Sierra (một nhóm du kích ở miền núi) và Llano (nhóm đấu tranh ngầm trong các thành phố).

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM