Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:40:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Banteay Chhmar đến Phnom Melai và Mo Hơn  (Đọc 207885 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #510 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2013, 06:41:26 am »

   Đây có lẻ là một giai đoạn khó viết nhất suốt trong chuyến hành trình. Xin cảm ơn tất cả mọi người vào đọc và có những lời thông cảm, động viện đến duc thao. Thú thật đây cũng là lần đầu tiên duc thao nhìn thấy kỷ những tấm hình nầy, để thấy rằng mình đã có một lúc quên đi tất cả để được sống lại một thời trong quá khứ. Ngày đó khi về công tác tại phum S'piên Th'not nầy, tâm trạng duc thao cũng ít nhiều phấn khích. Dù rãi rác có vài ba gia đình có người thân theo địch, nhưng đa phần người dân nơi đây rất có tình cảm với bộ đội tình nguyện Việt nam. Họ đã từng gắn kết với lính ta suốt từ những năm đầu mới giải phóng, liên tục cho đến lúc duc thao về đây.

   Tấm chân tình đó được thể hiện nhiều khi là chỉ những hành động trong cuộc sống đời thường, miếng cơm, manh áo. Có khi lại thể hiện rất sâu sắc trong lúc súng nổ đạn bay. Người mẹ già ngày xưa nầy cũng đã có một thời rất thương yêu những người lính Việt, bằng những tán đường thốt nốt do mẹ nấu, bằng những nồi thuốc xông mẹ kiếm được nếu ai đó bị cảm mạo thương hàn. Hôm gặp mặt mẹ có nhắc lại rằng:" Ngày đó dân trong phum nầy thấy bộ đội đi công tác xa, nghe nổ súng thảy đều cuống quýt...không biết có con em nào bị gì không ?" Đúng là như vậy, trong những lần hoạt động tác chiến về, đi trong đội hình hành quân, thấy hầu như dân trong phum già trẻ, gái trai gì đều ùa ra đón lính. Những lời hỏi thăm ríu rít, những cái nắm tay, vịn vai xem những người lính con em phum mình có bị gì không, rồi suýt xoa khi thấy vài anh lính áo quần gai cào bị rách...

    Tấm chân tình nầy không dể gì có được, nó được xây dựng trên tình thương yêu của tất cả mọi người, nó rất thật chứ không một ai có thể ra lệnh ép uổng. Những bà mẹ, bà chị thương những đứa con xa xứ, rời bỏ gia đình thân yêu đến giúp họ trên vùng đất nầy. Những đứa con bộ đội Việt nam, cảm động trước sự thương yêu, chăm sóc tận tình của người dân nên trở thành thân thiết.

    Một vài giờ gặp mặt cho mong ước hơn hai mươi năm là quá ít. Nhưng một phần vì đã quá trưa, một phần vì sợ lát nữa mọi người được thông báo sẻ đến tiếp, không đi được, ảnh hưởng đến đoàn,nên sau khi hỏi thăm được khá nhiều, duc thao quyết định cùng đoàn lên xe đi tiếp. Hẹn sẻ có một ngày duc thao sẻ quay lại, để được làm con em của những người mẹ, người chị ở phum nầy như những ngày xưa.
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #511 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2013, 07:27:44 am »


   " Ngày đó dân trong phum nầy thấy bộ đội đi công tác xa, nghe nổ súng thảy đều cuống quýt...không biết có con em nào bị gì không ?" Đúng là như vậy, trong những lần hoạt động tác chiến về, đi trong đội hình hành quân, thấy hầu như dân trong phum già trẻ, gái trai gì đều ùa ra đón lính. Những lời hỏi thăm ríu rít, những cái nắm tay, vịn vai xem những người lính con em phum mình có bị gì không, rồi suýt xoa khi thấy vài anh lính áo quần gai cào bị rách...





Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #512 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2013, 07:28:59 am »

   
    Tấm chân tình nầy không dể gì có được, nó được xây dựng trên tình thương yêu của tất cả mọi người, nó rất thật chứ không một ai có thể ra lệnh ép uổng. Những bà mẹ, bà chị thương những đứa con xa xứ, rời bỏ gia đình thân yêu đến giúp họ trên vùng đất nầy. Những đứa con bộ đội Việt nam, cảm động trước sự thương yêu, chăm sóc tận tình của người dân nên trở thành thân thiết.





Logged

như chưa hề cầm súng...
c16
Thành viên
*
Bài viết: 733


« Trả lời #513 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2013, 07:57:33 am »


Tribeco rủ tôi vào trường chụp hình cảnh trường nhưng lúc này tôi đói mờ mắt rồi. Nên băng qua bên kia đường vào quán hỏi có mì gói không? Chủ quán trả lời không. Thôi cho ly cà phê sữa uống cho đở đói vậy. Đang đói uống cà phê sữa lại càng xót ruột. Cho tôi thêm ly sữa nước sôi nữa hì

Nhìn hình thấy rõ bác H3 đói quá rồi  Grin, vì sự sung sướng của bạn (Đức Thảo) mà mình chịu cực như vậy "bạn" có cảm động không?
Các bác đi, truyền hình ảnh cho mọi người xem, cũng "đỡ nhớ" được phần nào. Quá khen tay nghề "chộp" và biên tập của các bác, chỉ xem hình mà gần giống như được đi cùng đoàn. Nội dung, "kịch tính" chuyến đi càng về sau càng cao trào. Không gì hơn mấy chữ "Cảm ơn rất nhiều".
Cảnh bác Đức Thảo xăm xăm "lùng sục vùng ký ức"; Ngón tay mẹ K điểm mặt bác Đức Thảo; Bàn tay nắm không muốn buông của người chị (hay em, vì thấy nét cũng xêm xêm bác Đức Thảo), sao mà thân thương đến vậy. Tình cảm người dân ở đây bộc lộ rất chân thật, tự nhiên, rất lay động. "Ghen tị" với các bác, với hai chú "bộ đội con", về những gì đạt được qua chuyến đi.
C16 cũng có thời gian đóng quân ở Chikaren, nhưng được "dân giận" như bác Đức Thảo chắc không có (lại ghen tị), nhớ có lần cũng ở Chikaren này, c16 gặp 2 vợ chồng chỗ đóng quân cũ, tui mừng rỡ hỏi chị vợ "nức khơ nhum tê" (nhớ tui không), thái độ cả 2 vợ chồng làm sự vui mừng tui tan biến.
Bác Đức Thảo: E bộ E740-F302 có thời gian đóng ở Chikaren, đơn vị phụ trách địa bàn Chikaren lúc đó là D1 E740, sau này đổi phiên hiệu là D51 đoàn 7705.
Cuối tuần đọc cuộc hành trình của các bác "thiệt đã".
C16 chúc các thành viên của đoàn "Từ Banteay Chhmar đến Phnom Melai và Mo Hơn" vui khỏe hạnh phúc.
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #514 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2013, 08:45:43 am »


Tribeco rủ tôi vào trường chụp hình cảnh trường nhưng lúc này tôi đói mờ mắt rồi. Nên băng qua bên kia đường vào quán hỏi có mì gói không? Chủ quán trả lời không. Thôi cho ly cà phê sữa uống cho đở đói vậy. Đang đói uống cà phê sữa lại càng xót ruột. Cho tôi thêm ly sữa nước sôi nữa hì


Nhìn hình thấy rõ bác H3 đói quá rồi  Grin, vì sự sung sướng của bạn (Đức Thảo) mà mình chịu cực như vậy "bạn" có cảm động không?


  Quán vắng tanh.
  Chỉ có chú chó nghịch ngợm bên chái quán trước sân; giờ nghỉ trưa mà,
  Không còn gì để ăn.
  Nhưng có... cà phê;
  hihi... mừng quá.
  tribeco hớp một ngụm cà phê đen nóng, thấy tỉnh người ra  Grin

Trưa hè S'piên Th'not


  Có sữa vào nên bác H3 cũng phấn chấn lên, chụp chú bò này trông thật thảnh thơi  Grin
Trưa hè S'piên Th'not



« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2013, 09:56:07 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #515 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2013, 09:18:33 am »




Tribeco rủ tôi vào trường chụp hình cảnh trường nhưng lúc này tôi đói mờ mắt rồi.


  Như các ngôi trường khác ở Campuchia, trường cấp 1-2 này ở S'piên Th'not có khuôn viên rất rộng.
  








Khuôn viên trường thì vẩn như xưa, nhưng những lớp học, hàng cọc rào thì đã xây mới lại hết. Ngày đó, nhà bch c4 của duc thao nằm về hướng đông con đường mòn chạy dọc bên phía trái ngôi trường nầy. Lúc đó xung quanh khuôn viên khu trường trống trải lắm, chỉ cần đứng phía bên nầy là nhìn thấu phía bên kia. BCH D thì nằm về hướng tây, phía bên phải, lối đi vào nằm trên con đường phía bên ấy, nơi có một ngôi chùa của nhân dân trong phum.

Tại ngôi trường nầy với đơn vị chúng tôi cũng có khá nhiều kỷ niệm. Nó là nơi xảy ra gần như tất cả các hoạt động cộng đồng khu vực nầy. Những ngày tết cổ truyền của bạn, sân trường ngày đêm là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi, kéo co, thẩy dây, ca hát...của trai gái trong phum và cả bộ đội. Thâu đêm suốt sáng, tiếng cười nói, tiếng bùm bụp của gối đập vào mông do đánh phạt, và cả tiếng dô hò của những trận đấu kéo co... Còn bình thường nếu ngày nào không có các hoạt động tác chiến, thì cứ chiều chiều lính dân tập trung ra đây thi đấu bóng chuyền, với Cảnh, Hạnh, Phước...phía bộ đội Việt nam và Sao, S'ươn, Rach...thanh niên trong phum của bạn. Những lúc nhớ nhà, chú ý tiếng trẻ thơ đọc bài như tiếng chim ca, bước ra nhìn ngắm những mầm non học sinh của bạn vô tư chơi các trò nhảy dây, đánh đủa trong giờ nghĩ cũng thấy dịu bớt phần nào.

Cũng có những ký ức buồn, khi phải nhìn thấy anh em hy sinh trong chiến đấu được chuyễn đến nằm tạm trong khuôn viên nầy, chờ đưa lên trung đoàn để an táng. Anh em nằm đó giữa người dân vây bốn xung quanh, trong ánh mắt đồng đội cay xè, thê lương nhưng ấm cúng.

Có một lần, lần đầu tiên duc thao phải lội xuống ao sen để hái một bông hoa tặng cho một người con gái, ngay tại cái ao sen cạn trong khuôn viên trường về hướng bch c của duc thao. Lần đó có đoàn quân, dân, chính Đảng của quận Bình thạnh tổ chức qua thăm con em, những chiến sĩ nhập ngũ năm 1986. Trong chiếc xe 16 chổ chở đoàn có tham gia chừng 3, 4 cô con gái. Khi xuống thăm đơn vị duc thao, có một cô còn rất trẻ làm nũng đòi duc thao hái cho mình một nhánh hoa sen. Đang còn trẻ lại thích ga lăng, duc thảo liền xăng xái lội xuống hái liền đem lên tặng nàng. Thấy nàng nhoẻn miệng cười, lòng duc thao cũng thấy rất xao xuyến. Vậy mà hởi ơi, ấn tượng nầy đã vội tan biến mất khi đến lúc đãi cơm trưa, thấy cô gái nầy cứ hỏi mọi người mua gì về có lợi, có thể về Việt nam để bán kiếm lời, hì...
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #516 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2013, 09:39:53 am »

[

Tại ngôi trường nầy với đơn vị chúng tôi cũng có khá nhiều kỷ niệm. Nó là nơi xảy ra gần như tất cả các hoạt động cộng đồng khu vực nầy. Những ngày tết cổ truyền của bạn, sân trường ngày đêm là nơi diễn ra các hoạt động vui chơi, kéo co, thẩy dây, ca hát...của trai gái trong phum và cả bộ đội. Thâu đêm suốt sáng, tiếng cười nói, tiếng bùm bụp của gối đập vào mông do đánh phạt, và cả tiếng dô hò của những trận đấu kéo co... Còn bình thường nếu ngày nào không có các hoạt động tác chiến, thì cứ chiều chiều lính dân tập trung ra đây thi đấu bóng chuyền, với Cảnh, Hạnh, Phước...phía bộ đội Việt nam và Sao, S'ươn, Rach...thanh niên trong phum của bạn. Những lúc nhớ nhà, chú ý tiếng trẻ thơ đọc bài như tiếng chim ca, bước ra nhìn ngắm những mầm non học sinh của bạn vô tư chơi các trò nhảy dây, đánh đủa trong giờ nghĩ cũng thấy dịu bớt phần nào.

Cũng có những ký ức buồn, khi phải nhìn thấy anh em hy sinh trong chiến đấu được chuyễn đến nằm tạm trong khuôn viên nầy, chờ đưa lên trung đoàn để an táng.


  Tiếc thật, phải chi hôm đó vào trường có anh đi cùng.
  Mà biết sao được, anh còn không có giờ tiếp dân nữa mà...
  Hay là năm sau, anh em đoàn mình làm thêm  chuyến nữa.  Grin
Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #517 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2013, 09:42:59 am »

Học sinh trường Spean Thnaot

 Học sinh ở K có lẽ đến đầu tháng 7 mới chính thức nghỉ hè.




Hai chú này năm nay lớp 2 hay sang năm mới lên lớp 2?  Grin

« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2013, 10:03:51 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #518 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2013, 10:25:16 am »

  Tiếc thật, phải chi hôm đó vào trường có anh đi cùng.
  Mà biết sao được, anh còn không có giờ tiếp dân nữa mà...
  Hay là năm sau, anh em đoàn mình làm thêm  chuyến nữa.  Grin

Đức Thảo mắc nợ lời mời của bà me ở Th'no Luc là chô chơ năm thơ mây về ăn tết rồi: "me chàm côn ót tương ngộp tê". Sang năm nếu về thăm lại chiến trường xưa mình tổ chức đi vào dịp tết Campuchia được không hì?
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #519 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2013, 10:45:10 am »

Nhìn hình thấy rõ bác H3 đói quá rồi  Grin, vì sự sung sướng của bạn (Đức Thảo) mà mình chịu cực như vậy "bạn" có cảm động không?
  Quán vắng tanh.
  Chỉ có chú chó nghịch ngợm bên chái quán trước sân; giờ nghỉ trưa mà,
  Không còn gì để ăn.
  Nhưng có... cà phê;
  hihi... mừng quá.
  tribeco hớp một ngụm cà phê đen nóng, thấy tỉnh người ra  Grin

Hehe hôm đó tôi có nói riêng với Đức Thảo cứ mạnh dạn ghé vào, chương trình sáng nay dành cho Đức Thảo về thăm dân trên trục đường này. Chỉ có một sự cố nhỏ không ngờ là trên đoạn đường này lại không có quán cơm trưa. Nếu có quán cơm thì mình nghỉ trưa ăn uống để dành thời gian cho Đức Thảo chơi ở đây nhiều hơn hì.

Chú chó đực nhỡ này trưa hè thảnh thơi ôm chai nhưa gặm chơi
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM