Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:32:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Banteay Chhmar đến Phnom Melai và Mo Hơn  (Đọc 207408 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #500 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 11:01:51 pm »




Tribeco rủ tôi vào trường chụp hình cảnh trường nhưng lúc này tôi đói mờ mắt rồi.


  Như các ngôi trường khác ở Campuchia, trường cấp 1-2 này ở S'piên Th'not có khuôn viên rất rộng.
  






Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #501 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 11:11:22 pm »

 Trường học ở S'piên Th'not

  12g30 trưa. học trò đã lát đát đến trường chuẩn bị cho buổi học chiều.







Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #502 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 11:18:35 pm »

     VUI NGÀY GẶP LẠI





« Sửa lần cuối: 29 Tháng Sáu, 2013, 11:29:45 pm gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #503 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 11:21:03 pm »

      ĐẾN TRƯỜNG





Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #504 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 11:23:21 pm »

VUI NGÀY HỘI NGỘ





Logged

như chưa hề cầm súng...
nguyenthanhnhan
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #505 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 11:23:48 pm »

Thân ái chào các anh Hùng, Đức Thảo, Tribeco, Phạm Hưng (và các chị) cùng đoàn thân quý,

Chuyến đi này rất tiếc N không tham dự được vì hồi tháng 3 đã đi một chuyến với anh Nguyên và anh Trọng. Dù sao, trước chuyến đi này N cũng rất may vì được gặp gỡ các anh chị để chia sẻ nhiều điều, đó là một kỷ niệm rất thân tình dù chỉ ngắn ngủi.

Qua chuyến đi của các anh chị và của chính bản thân mình trước đó, N rút được một số kinh nghiệm để lần sau đi sẽ thu thập được nhiều hơn. Ví dụ như những lúc vào nhà những người dân thân quen một thuở, nhất là những nhà từng có các âu púc, me hay boòng b'ôn kết nghĩa.... tất cả anh em, dù có máy ảnh, nhưng ai cũng quên khuấy mất việc lưu lại những hình ảnh, cứ mải mê ngồi, vừa chuyện trò vừa hồi nhớ lại quá khứ. Đến lúc về, mới thấy tiếc ơi là tiếc. Và cứ ước phải chi....  

Hồi N trở về những phum cũ ở Phnum Srok cũng vậy, quả núi đất nhỏ có hai ngọn mà lính tụi N hồi đó đặt đại là núi Svai, vì hình dáng của nó vừa giống một chùm hai trái xoài, vừa có hai phum tên là Svai So và Svai Khmau, và có cả một giai thoại mà một vị sư già ở một trong số các phum lân cận kể lại về sự tích tên của hai phum. Rồi con suối, và nhiều nơi chốn gần đó vốn nặng trĩu nhiều kỷ niệm, vui buồn, đau đớn đều có đủ.

Phnum Srok nằm giữa tuyến đường từ Sisophon qua Siam Reap, nay thuộc tỉnh Banteay Meachay, nhưng hồi xưa khi chưa tách nhập tỉnh nơi đó thuộc tỉnh Batdomboong. Hai huyện tiếp giáp là Svai chek và Thma Puốc. Nói chung, huyện này cách biên giới Thái khoảng 45-50km, ngoài vài phum tiếp giáp, toàn bộ địa hình là rừng già nguyên thủy. (Vào thời đó, giờ chắc những cánh rừng cũng bị khai thác trụi gần hết rồi). E4, F5 về đứng chân ở địa bàn Phnum Srok từ cuối 1983 cho đến lúc N ra quân (cuối 7/87), sau đó thì N không biết).

Anh Nguyên và anh Trọng là hai người đàn anh trong đoàn lính tình nguyện E4 (lính 77), đâu có lạ gì những nơi chốn đóng quân heo hút chốn rừng sâu nước độc. Nhưng khi về tới chỗ N đóng quân ngày xưa cũng phải lắc đầu. Vì nó quá xa xôi hẻo lánh. Nơi đó rất đúng với từ sre srok, vì người dân chỉ sống với nghề nông và nghề rừng. Mùa khô dân lên rừng cưa gỗ để xẻ ván hay đóng bánh xe bò. Có những nàng sơn nữ cưa cây suốt cả ngày trời mà mặt vẫn tươi, (cưa tay chứ không phải cưa máy) N nhớ có lần thử nhào vào kéo chứng nửa tiếng đã le lưỡi chịu thua, mồ hôi mẹ mồ hôi con ướt đẫm cả người.  Mùa mưa dân trồng lúa. Cá thì đầy khe suối, chỉ khi bộ đội về đóng gần bên đánh bắt quá nhiều, cả bằng công cụ thô sơ lẫn chất nổ, mới tạm thời ít đi... Về đó, biết bao ký ức dồn dập quay về. Nhưng nhất định nếu có dịp quay lại lần nữa, N sẽ ở lại đó lâu hơn, ghi chép bằng mọi phương tiện trong tay để khi trở về không tiếc nuối vì đã bỏ lỡ nhiều điều.

Mong được xem thêm những hình ảnh và thông tin từ chuyến đi của các anh chị. Chúc các anh chị và mọi thành viên VNM lời chúc sức khỏe và thân ái.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #506 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 11:49:03 pm »

Phnum Srok nằm giữa tuyến đường từ Sisophon qua Siam Reap, nay thuộc tỉnh Banteay Meachay, nhưng hồi xưa khi chưa tách nhập tỉnh nơi đó thuộc tỉnh Batdomboong. Hai huyện tiếp giáp là Svai chek và Thma Puốc. Nói chung, huyện này cách biên giới Thái khoảng 45-50km, ngoài vài phum tiếp giáp, toàn bộ địa hình là rừng già nguyên thủy. (Vào thời đó, giờ chắc những cánh rừng cũng bị khai thác trụi gần hết rồi). E4, F5 về đứng chân ở địa bàn Phnum Srok từ cuối 1983 cho đến lúc N ra quân (cuối 7/87), sau đó thì N không biết).

Trong 3 năm 8 tháng là lính trung đoàn 4 ở chiến trường K tôi luôn nằm trong đội hình c13 d3. Phnum Srok tôi từng nghe tên và luôn muốn tìm đến đó để xem lại nơi chỉ trong 1 trận đánh trên đồng trảng bên bờ suối mà hầu như toàn bộ c13 với 39 cán bộ chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm lại trên mảnh đất đau thương này!

Nhân chuẩn bị tinh thần đi, có lẽ cuối năm nay tôi sẽ rủ Nhân qua bển một chuyến đó hihi.
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #507 vào lúc: 29 Tháng Sáu, 2013, 11:54:29 pm »

Ở dân thương, đi dân nhớ. Đã bao năm xa cách nhưng khi nghe tiếng anh Thảo người mẹ 85 tuổi này vẫn nhận ra ngay từ những phút đầu. Sự mừng rỡ của người mẹ Cam khi gặp lại đứa con Việt Nam năm nào:






Sự nhiệt tình, thân thiện của cả nhà làm chúng tôi thấy vui như những đứa con đi xa nay trở về nhà. Chuyện cứ tiếp chuyện thật rôm rả:


  ******88
  Đây là " MẸ CON RUỘT THỊT " , lạc nhau lâu ngày  ! ? .

  Nếu không nói , không ai dám nghĩ : " MẸ K , CON VIỆT "

  Ngày xưa " lục thum THAO " mà lộn xộn nhố nhăng , hoặc để cho đàn em lính tráng cà chớn phá phách ... dân vùng này ... , liệu bây giờ có dám " vác mặt tìm về " thanh thản thế này hay không ?

  Những điều Ducthao đã viết (từng bị 1 số người cho là NỔ ) trong Topic " ... cầu Con rồng 1985 "  năm trước , bây giờ đã ít nhiều được  MINH CHỨNG !

  Cám ơn Leasedline !
  Cả 2 tấm hình  bạn chụp thật tuyệt . Bắt rất kịp - Rất có hồn
 Mẹ già nghiêm mà đôn hậu quá chừng !
 " Côn Thao " ngoan ngoãn và hiếu thảo ... . Ở dân thuơng , đi gần 30 năm rồi  dân vẫn nhớ !
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Sáu, 2013, 12:16:03 am gửi bởi svailo » Logged
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #508 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2013, 05:10:17 am »

Ở dân thương, đi dân nhớ. Đã bao năm xa cách nhưng khi nghe tiếng anh Thảo người mẹ 85 tuổi này vẫn nhận ra ngay từ những phút đầu. Sự mừng rỡ của người mẹ Cam khi gặp lại đứa con Việt Nam năm nào:






Sự nhiệt tình, thân thiện của cả nhà làm chúng tôi thấy vui như những đứa con đi xa nay trở về nhà. Chuyện cứ tiếp chuyện thật rôm rả:


  ******88
  Đây là " MẸ CON RUỘT THỊT " , lạc nhau lâu ngày  ! ? .

  Nếu không nói , không ai dám nghĩ : " MẸ K , CON VIỆT "

  Ngày xưa " lục thum THAO " mà lộn xộn nhố nhăng , hoặc để cho đàn em lính tráng cà chớn phá phách ... dân vùng này ... , liệu bây giờ có dám " vác mặt tìm về " thanh thản thế này hay không ?

  Những điều Ducthao đã viết (từng bị 1 số người cho là NỔ ) trong Topic " ... cầu Con rồng 1985 "  năm trước , bây giờ đã ít nhiều được  MINH CHỨNG !

  Cám ơn Leasedline !
  Cả 2 tấm hình  bạn chụp thật tuyệt . Bắt rất kịp - Rất có hồn
 Mẹ già nghiêm mà đôn hậu quá chừng !
 " Côn Thao " ngoan ngoãn và hiếu thảo ... . Ở dân thuơng , đi gần 30 năm rồi  dân vẫn nhớ !

Em xin đính chính, trong hai tấm hình trên, em chỉ kịp bắt có tấm đầu thôi , tấm hình sau là anh Tribeco bắt anh ạ.
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #509 vào lúc: 30 Tháng Sáu, 2013, 05:27:42 am »

Thân ái chào các anh Hùng, Đức Thảo, Tribeco, Phạm Hưng (và các chị) cùng đoàn thân quý,

Chuyến đi này rất tiếc N không tham dự được vì hồi tháng 3 đã đi một chuyến với anh Nguyên và anh Trọng. Dù sao, trước chuyến đi này N cũng rất may vì được gặp gỡ các anh chị để chia sẻ nhiều điều, đó là một kỷ niệm rất thân tình dù chỉ ngắn ngủi.

Qua chuyến đi của các anh chị và của chính bản thân mình trước đó, N rút được một số kinh nghiệm để lần sau đi sẽ thu thập được nhiều hơn. Ví dụ như những lúc vào nhà những người dân thân quen một thuở, nhất là những nhà từng có các âu púc, me hay boòng b'ôn kết nghĩa.... tất cả anh em, dù có máy ảnh, nhưng ai cũng quên khuấy mất việc lưu lại những hình ảnh, cứ mải mê ngồi, vừa chuyện trò vừa hồi nhớ lại quá khứ. Đến lúc về, mới thấy tiếc ơi là tiếc. Và cứ ước phải chi....  


Cảm ơn những ý kiến đóng góp của anh nguyenthanhnhan. Trong đoàn có 5 máy chụp hình nhưng hôm vào Đăng-Cum do quay phim và chụp ảnh nhiều nên khi đến chùa Tà-cuông và ngã tư Kralanh thì máy nào cũng gần như cạn năng lượng. May mà lúc đó các anh còn bấm được vài tấm lưu niệm. Từ đó rút kinh nghiệm, hễ chụp tập thể thì chủ yếu nhờ hai máy khủng của anh H3Hung và anh Tribeco Smiley
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM