Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:39:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Banteay Chhmar đến Phnom Melai và Mo Hơn  (Đọc 207404 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #420 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 06:32:52 am »

Chân cầu Con Rồng:




"Nước chảy đá mòn" nhưng cầu Con Rồng này cũng cỡ ngàn tuổi mà chẳng thấy mòn, nó vẫn không hề hư hại. Toàn cảnh cầu Con Rồng:


Chị Mây ngồi trên nền cầu, chụp qua vòm cầu cho Đoan tấm hình này:
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2013, 07:00:21 am gửi bởi leasedline » Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #421 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 07:10:02 am »

Đức Thảo


Phan Hưng & Đức Thảo
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2013, 07:19:20 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #422 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 07:16:38 am »

  Tấm này Minh Đức thật đẹp trai  Grin

Logged

như chưa hề cầm súng...
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #423 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 07:27:08 am »

Cám ơn anh Đức Thảo hôm nay em mới biết khu vực sân bóng gần trung tâm thị trấn huyện Chi ka ren ; Vậy là có một đơn vị chốt đường lộ 6 khi chúng em lên Chi ka ren thời kỳ đó là đơn vị của anh Đức Thảo ? c3 E7 đứng chân giáp giới tỉnh Siêm Riệp,tỉnh Kongpongthom thì d3/e gia định; như vậy là thời gian 87-88 đơn vị anh Đức Thảo thường hiệp đồng tác với d3/e gia định, những trận đánh liên quan giữa 2 đơn vị thì em có nghe qua lời kể của các anh ở ban tham mưu chứ không trực tiếp vì lúc đó em công tác tại bộ phận quận lực e gia định, khu vực giáp giới lúc đó hình như rất phức tạp e gia định chúng em vừa hành quân từ huyện Stung troong-Kong pong cham đến vài ngày thì được e thông báo sẳn sàng vì Pốt chuẩn bị lực lương lớn tập kích ta, mục tiêu có thể là e bộ,lúc đó sở chỉ huy e đang đóng trong một ngôi chùa Phum Balai từ lộ 6 đi vào khoảng 1.km.d3 và các đơn vị trực thuộc e gia định liên tục lùn sục như vậy chắc là hiệp đồng tác chiến với đơn vị anh Đức Thảo,Anh Cường d trưởng d3 hy sinh Khu vục này chắc anh Đức Thảo cũng biết.

Xin phép anh H3 Hùng cho duc thao vài dòng nằm ngoài chủ đề một chút.

Bạn Andonsaway thân mến !

Cuối cùng rồi duc thao cũng gặp được bạn, một người cần gặp sau một thời gian dài. Dù câu chuyện anh em mình có hơi bị lạc đề một chút, nhưng lại một lần nữa chuyến đi nầy lại vô tình đem đến cho duc thao một niềm may mắn khi có bạn vào xem, và bắt liên lạc với duc thao. Xin mọi người vào xem thứ lỗi cho hai anh em chúng tôi vì cái bài viết lạc đề nầy, nhưng với hai anh em chúng tôi thì câu chuyện chắc có lẻ lại đang liền mạch.

Andonsaway.

Những gì mà bạn nhắc đến duc thao đã từng viết lên trước đây trong các bài viết của mình, và đã từng kể cho anh em nghe trong những lần họp mặt. Nhưng rất tiếc lại không có người trong cuộc xác nhận cho mình, nên duc thao đành gác lại trong một nỗi niềm với những suy tư, thậm chí có lúc lại tự hỏi không biết trí nhớ của mình có còn chính xác hay không nữa. Trong hai sự kiện mà bạn nhắc đến, của những lần hai đơn vị giáp ranh hợp đồng tác chiến với nhau, có một điều trùng hợp là duc thao tham dự trực tiếp cả hai lần. Lần pot dùng lực lượng lớn đánh vào E bộ ở Bà lai vào lúc 8 giờ sáng, khi nhận điện yêu cầu chi viện duc thao đã huy động hết lực lượng c3 D1 E7 có thể huy động được theo trục đường lộ 6 chi viện xuống đã bị pot đánh chặn tại khúc cua gần Bà lai (phum súc). Rồi lần một cán bộ D E Gia định của bạn bị hy sinh khi hai bên hợp đồng dùng lực lượng lớn đánh vào phum Cà có (Phum Bao bo hay AnLuông k'ranh theo cách gọi của E Gia định). Rất mừng nhưng rất tiếc ở to pic nầy không thể kể chi tiết cho bạn nghe được, hẹn một dịp khác anh em mình trao đổi nhiều hơn.

Xin Andonsaway thông cảm và gởi lời cảm ơn đến mọi người.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2013, 07:36:50 am gửi bởi ducthao » Logged
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #424 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 07:30:10 am »

Đức Thảo


Bác đứng bên này cầu thì cháu đứng bên kia cầu:


Bác ngồi cho đủ kiểu luôn:
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #425 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 07:43:59 am »

Cầu cổ ngàn năm chứng minh tình cảm vợ chồng thầy Trí:


« Sửa lần cuối: 28 Tháng Sáu, 2013, 07:51:33 am gửi bởi leasedline » Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #426 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 07:52:51 am »

Tam cô nương:
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #427 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 07:55:56 am »

Thắc mắc biết hỏi ai: Địa bàn hoạt động của anh Đức Thảo mà sao Phan Hưng lại tâm trạng quá vậy ta?
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #428 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 08:11:52 am »

Hôm nay ngày Gia đình Việt Nam, muốn đưa riêng hình vợ chồng con cái bác H3Hùng chụp ở cầu Con Rồng lên đây mà sao tìm mỏi mắt trong máy em cũng không có, hichic. Thầy Trí xem trong máy Thầy có thì chi viện cho em một tấm với.
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #429 vào lúc: 28 Tháng Sáu, 2013, 09:12:21 am »

Cái buổi sáng cuối ở Siêm riệp, chuẩn bị cho chuyến trở lại cầu con rồng, thuộc huyện Chi ka ren, thú thật duc thao có nhiều tâm trạng lắm. Niềm vui, nỗi buồn...đủ cả. Những ngày trước đó khi trở lại Si sô phôn, Ni mit, Cao mê lai, Mo hơn, Poi pet...là tất cả hoài niệm về những vùng đất một thời khắc nghiệt, tình đồng đội bạn bè của người còn may mắn sống sót với những anh em đã ra đi. Một món nợ nghĩa tình đến ngày hoàn trả, dù chưa thật trọn vẹn nhưng cũng đã thỏa nguyện một phần.

Còn với đoạn đường sắp tới nầy, tâm trạng lại vương mang một nổi niềm khác biệt. Những gì phải đợi chờ luôn làm cho lòng người chớm tâm trạng khá bất an. Sáng đó duc thảo dậy từ rất sớm, vì những câu hỏi cứ nổi lên trong đầu suốt đêm chưa tìm ra lời giải. Vùng đất mình sắp tới bây giờ thay đổi như thế nào rồi, sau hơn hai mươi năm quay lại. Đất  Cao mê lai, Mo hơn là những miền đất địa đầu thuộc vùng sâu, dân cư thưa thớt, sự thay đổi dần dần theo tốc độ chậm có thể còn chút gì để nhận ra được. Còn những vùng đất duc thao cùng đơn vị chốt giữ sau nầy là một khu vực dân cư nằm trên trục lộ chính, sự thay đổi sẻ ra sao ? Ai còn, ai mất, những khuôn mặt thân quen ngày nào liệu mình sẻ còn gặp lại bao nhiêu ?.

 Cuối cùng rồi cũng đến giờ xuất phát về chốn củ. Từ giờ phút nầy mọi câu chuyện chắc chỉ còn thuộc về mỗi mình duc thao mà thôi, xin được tạm nói là như vậy. Vì cả đoàn trên xe lúc nầy, mọi người chỉ còn mang tâm trạng của những người lữ khách tham quan, duy chỉ có một mình duc thao là về lại chốn xưa, nơi củ. Một chút bối rối khi bầu trời Siêm riệp bổng nhiên bị mây đen bao phủ kín. Cơn áp thấp nào đó đang xuất hiện hướng Thái lan đã mang mây mưa đến bao bọc cả khu vực nầy. "Nếu thời tiết mưa dầm chắc có lẻ chỉ đi ngang qua mà không ghé lại khu S'piên Th'nốt quá...", duc thao thầm tự trấn an mình như vậy.

Thật vậy, khi chúng tôi ra khỏi khu vực nội ô thị xã để tìm chổ ăn sáng, thì trời bắt đầu đổ mưa. Ghé lại một cái quán bên đường để đoàn vào ăn sáng, thậm chí bác tài phải sử dụng đến cây dù để hổ trợ mọi người từ xe chạy vào. Quán ăn nội thất cũng thường thường, nhưng khá đông thực khách. Vô tình chúng tôi vào ngồi chung bàn với một vị khách người K. Ngay từ đầu duc thao đã khá ấn tượng với phong cách của vị khách nầy. Dù ăn mặc khá tuềng tàng, nhưng cả con người ông ấy vẩn toát lên một điều gì đó thật mạnh mẻ. Một lúc sau, trong lúc trò chuyện, qua phiên dịch của bác tài, chúng tôi mới biết người đàn ông nầy hiện đang nắm giữ một chức vụ gì đó tương đối lớn trong ngành công an của bạn. Chính gì thế ông ta có thể ăn uống miễn phí luân phiên với tất cả các quán ăn trong khu vực nầy. Vậy mà khi nghe chúng tôi giới thiệu là lính Sư 5, ông ta lại có thái độ rất trân trọng, và vui vẻ ngồi chụp hình với chúng tôi. Ông ta còn tự giới thiệu có mối liên hệ gì đó rất thân tình với Sư đoàn ngày ông ta còn công tác hướng Bat đom bong, nhưng mối quan hệ cụ thể như thế nào thì duc thao nghe không rỏ lắm.

Ăn xong chúng tôi liền tranh thủ ra xe đi tiếp, cơn mưa dầm vẩn theo đuổi chúng tôi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM