Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:38:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Banteay Chhmar đến Phnom Melai và Mo Hơn  (Đọc 207449 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #380 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2013, 07:56:23 pm »

  ************88

Tôi không thể nào nhận ra đuợc đôi bờ sông XiemRiep xưa  nữa rồi !
  Duy nhất còn , là khách sạn Xihanuck và cầu Xihanuck mà thôi .

  Dẫu sao cũng rất cám ơn các bạn  !

Hihi nếu biết trước bác lucpet-abc quan tâm đến bờ sông Xiêm Riệp hôm đó tụi em chụp hình nhiều một chút. Không biết trong đoàn ai có hình ảnh về bờ sông Xiêm Riệp không?

  Phải, giá như hihi...
   nhưng không sao: XiemRiep thỉ dễ đi, sẽ có dịp làm chuyên đề về bờ sông này tặng bác lucpet-abc Grin.
  Trong đoàn có Tâm Đoan và Đức Thảo lanh trí, sáng hôm đó mướn xe tuktuk đánh một vòng ra trung tâm XR tham quan chụp ảnh, vừa tiết kiệm thời gian. vừa thỏa mãn nhu cầu du lịch lại rẻ tiền nữa. Tâm Đoan chắc có nhiều ảnh hay, post lên cho anh em thưởng thức.

  Đồng điệu với bác lucpet, Đức Thảo cũng tìm về hình ảnh xưa cũ trong tâm trí.
  Ngôi nhà sàn bên bờ sông này, anh đề nghị chụp sao cho lấy được trọn vẹn vì theo anh nó là hình ảnh xưa cũ còn lại, giữa thị xã đã bắt đầu cuốn hút trong làn sóng đô thị hóa.






« Sửa lần cuối: 26 Tháng Sáu, 2013, 08:20:26 pm gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #381 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2013, 08:15:58 pm »

  ************88

Tôi không thể nào nhận ra đuợc đôi bờ sông XiemRiep xưa  nữa rồi !
  Duy nhất còn , là khách sạn Xihanuck và cầu Xihanuck mà thôi .

  Dẫu sao cũng rất cám ơn các bạn  !

  Cũng không hẳn tất cả đều thay đổi...
  Nhưng rõ ràng, các cựu binh mình trở về chậm chừng nào thì hình ảnh cũ xưa sẽ càng thu nhỏ lại theo thời gian.
  Vì vậy, các bác còn nặng tình xưa cũ cần phải nhanh chân, kẻo hết!  Grin

 - Hàng dừa đôi bờ cũng còn tháp thoáng xa xa


- Màu xanh lá ta thấy bên bờ sông là lưới bao: người ta đang thi công tu bổ lại bờ kè.

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Sáu, 2013, 08:33:01 pm gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #382 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2013, 08:27:05 pm »

Một quán ăn sáng bình dân dọc bờ sông Xiêm Riệp

 - ( Trong đoàn có ai nhớ kỷ niệm với quán này?  Grin)


Logged

như chưa hề cầm súng...
Andonsaway
Thành viên
*
Bài viết: 13


« Trả lời #383 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2013, 09:09:37 pm »

Chào anh Ducthao cho em thông tin về vị trí đứng chân của E bộ E7 vào những năm 88-89 ở trong thị xã XR hay ngoại vi thị xã, vì trước đây E bộ E742(Gia Định)  bọn em khi đó đứng chân ở Phum Balai-Stung-Kongpongthom có sang E7 đấu bóng đá giao hữu vào ngày 07.01,vì là lính nên em chỉ biết là E7 ở XR củng không biết chính xác là huyện nào,có phải huyện Chikaren? 
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #384 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2013, 10:37:43 pm »

Chào anh Ducthao cho em thông tin về vị trí đứng chân của E bộ E7 vào những năm 88-89 ở trong thị xã XR hay ngoại vi thị xã, vì trước đây E bộ E742(Gia Định)  bọn em khi đó đứng chân ở Phum Balai-Stung-Kongpongthom có sang E7 đấu bóng đá giao hữu vào ngày 07.01,vì là lính nên em chỉ biết là E7 ở XR củng không biết chính xác là huyện nào,có phải huyện Chikaren?  

Chào Andonsaway.

Chính xác theo bản đồ thì duc thao không biết cách đưa lên để xác định. Còn suốt thời kỳ nằm trong đội hình trung đoàn 7, thì trung đoàn bộ trung đoàn 7 nằm về hướng bắc thị trấn Chi ka ren, cách trục lộ 6 khoảng tầm 7km. Ngay chổ gần UBND huyện ngày xưa có một con đường đất  tương đối lớn dẩn vào, đoạn đường nầy chạy suốt lên đến Khơ vao, nơi đứng chân của tiểu đoàn 2 E7.

Nếu ngày đó E Gia định của bạn có lên đấu bóng đá giao hữu cùng E7, thì khả năng sẻ thi đấu gần trung tâm thị trấn của huyện Chi ka ren. Đây là một khu vực đất trống được cải tạo làm sân bóng đá, do c 22 (tải) E7 chịu trách nhiệm quản lý địa bàn.

Đức Thảo có một thời kỳ là c trưởng c3, đơn vị đóng quân từ xã Lô vênh xây kéo dài đến chốt Tà ông, là nơi giáp giới của địa bàn E7 và E Gia định của bạn, giáp giới giữa hai tỉnh Siêm riệp_ Kong pong thom. Có nhiều chuyện liên quan giữa hai đơn vị lúc đó lắm, bạn có biết gì về những trận đánh có liên quan giữa hai đơn vị không ?
Logged
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #385 vào lúc: 26 Tháng Sáu, 2013, 11:47:03 pm »

  Cái trạm khách nằm ngay bên cái cống dẫn nước này ngày xưa hầu như tuần nào chúng tôi cũng có mặt ở đây,trong VMH rất nhiều người đã qua lại trạm này.Hôm Đoan Đt hỏi cái trạm của 685 chỗ vệ trần nấu cao trăn nghe không rõ tôi nghĩ là hỏi chốt battambang lại nói là đối diện trường cao đẳng sp của bạn. Grin sau này chốt 685 dời về chùa Xiểm riệp có mấy người chủ yếu để giao hàng cho các đơn vị.

Chốt E 685 tại xiêm riệp


Trạm T17 cônng pông thơm


E bộ 685 ở Phnompenh,chỗ Đoan ở hồi mới qua gần chân cầu sập về hướng hoàng cung chỗ chùa đổ.Khu vực E bộ và c 14 ở nay là Bảo tàng Quốc gia của bạn.Ai cũng có hình chụp chỗ đóng quân riêng Đoan không có tiếc thật.


Anh Hưng ơi,

Đọc những dòng trên của anh mà em tiếc ngẩn ngơ. Trước khi đi, công việc cơ quan nhiều quá, cố làm cho xong để còn bàn giao nên không phone trước cho anh được. Ngày xưa vào đơn vị chẳng dám đi đâu, cứ ở trong doanh trại. Chiều chiều thì ra bờ sông tưới rau, ghé vào chợ nhỏ bên hông hẻm doanh trại ăn chè đá đậu, bánh chuối bọc nếp nướng,...Cần gì thì cứ nhờ các bạn mua giúp. Nhớ có một lần, ai đó chở cả nhóm đi đâu em cũng không nhớ, chỉ biết chụp được một tấm hình mà bây giờ tấm hình đó cũng không thấy nữa. Hàng tháng các bạn, các anh công tác ở các trạm giao liên C2, T16 Kongpong cham, T17 Kongpong Thom, T18 Kongpong Chhnang, Kho Seam Reap về lấy nhu yếu  phẩm và lương thực kể chuyện cho nghe. Ước ao đã hơn 30 năm được đi đến các noi đó một lần nhưng chưa được. Chuyến đi lần thứ hai này, ngay trung đoàn bộ ở PhomPenh em còn không biết tìm như thế nào. Định bụng sang đến đó nhờ Tuyết dẫn đi nhưng đến nơi thì Tuyết đưa con về VN trị bịnh, Không liên lạc được. Nếu cuối năm, các anh trong đơn vị có tổ chức đi thì báo cho em biết với, nếu sắp xếp được, em sẽ đi theo các anh một chuyến nữa
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #386 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2013, 02:15:20 am »

Một số hình ảnh ở Seam Reap:






« Sửa lần cuối: 27 Tháng Sáu, 2013, 10:30:31 am gửi bởi leasedline » Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #387 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2013, 07:39:40 am »




Hehe con voi này khá giống con voi Nimith ở ngã ba Con Voi trong ký ức của tôi đó nhe Embarrassed
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #388 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2013, 08:27:01 am »

    Hồ Ba rài tưởng không cần nhắc nhiều thì đa số anh em chúng ta vào nhìn cũng có thể hình dung được phần nào, vì đối với những người lính tình nguyện một thời của MT 479, hầu như rất nhiều anh em đã từng dừng chân ở đó, cái binh trạm cuối cùng được thiết lập của cục vận tải để đón quân đến, chuyển quân về. Giờ thì trong những tua du lịch đây cũng là một cảnh quan được thường xuyên đưa vào chương trình, nên khách ngày xưa, ngày nay vẩn ít nhiều gì được biết đến.

    Riêng thị xã Siêm riệp ngày xưa, thành phố Siêm riệp ngày nay, nơi mà ngày xưa lính tráng chỉ có dịp đi ngang qua phần nhiều. Ít được dạo chơi thư thái thì có nhiều thay đổi quá. Nhớ một thời được về học bổ túc tại thị xã nầy trong năm 1983, do sợ vệ binh đi tuần bắt gặp khi thả bộ ra chợ chơi trong giờ hành chính, anh em thường đi luồn trong phum, qua những dải nhà gỗ thẳng hàng tăm tắp, hoành tráng và xây dựng rất quy củ. Còn giờ cảnh vật đó đã thay đổi nhiều, những ngôi nhà hiện đại, mái tôn, tường gạch, đỗ tấm đã dần thay, lộn xộn, bộn bề, đưa ra, thụt vào, không làm sao đẹp bằng những ngôi nhà cây ván, mái ngói củ kỷ nửa. Chính gì thế thấy một ngôi nhà còn giữ được nét xưa, duc thao đã yêu cầu anh bạn Tribeco chụp dùm đưa lên cho những ai đã từng biết về Siêm riệp ngày xưa chiêm ngưỡng để nhớ về một thời xưa củ của cái thành phố nầy hiện giờ.

    Sáng hôm chuẩn bị chia tay với thị trấn ngày nào, duc thao liền dậy sớm gọi hai mẹ con Tâm Đoan cùng đi để lưu lại những khoảng khắc lặng yên khi thành phố chưa thức dậy. Chỉ có tầm sáng sớm thì mới cảm nhận được cái không khí bình yên, chậm rãi của lối sống người dân ở đây như ngày nào, về một cố đô tỉnh lặng. Chúng tôi hòa nhập vào những tốp người đi làm sớm, theo cái kiểu chậm rãi, từ từ của người dân ở cái thành phố vốn lúc xưa nổi tiếng với cái lối sống không chạy đua với công việc và thời gian. Thấy lòng mình cũng dâng lên niềm thư thái.

    Với 20.000 ria (khoảng 100.000đ VN) cho 1 tiếng đồng hồ xe tuc tuc, theo yêu cầu của chúng tôi, lần lượt bác tài chở chúng tôi dạo một vòng ở các bùng binh có đặt một số biểu tượng, một ngôi chùa tiêu biểu của khu vực. Đặc biệt là khu trung tâm hành chính, quảng trường và tòa nhà hành chính tỉnh. Trong đó chúng tôi có đến một vị trí tâm linh của người dân nơi nầy để tìm hiểu, tham quan. Ngay trên trục lộ giao nhau của hai con đường, người dân xây dựng một ngôi miếu thờ tương đối thoáng đãng, với một pho tượng phật mang đường nét, màu sắc ta vẩn thường thấy ở các ngôi chùa trên đất nước nầy. Lúc nầy khu vực vẩn còn lãng đãng một chút sương mù, nhưng những đồng tiền ai đó gởi vào cúng phật đã hiện diện khắp nơi. Có một cá nhân ra vẻ là một quan chức hành chánh ghé vào thắp nhang, rồi nhét vội vài tờ giấy bạc trước lúc đi làm. Nhìn khung cảnh nầy khiến duc thao khá phấn khởi, liền ghé vào một sạp bán hoa cúng gần đó mua một bó cho chú bé Thắng dâng lể nguyện cầu. Không biết chú bé cầu gì, mà sau đó thấy mặt mày trở nên tươi tỉnh hẳn. Chúng tôi tiếp tục ghé lại dưới một chân cầu, loại cầu nhỏ được thi công rất nhiều giúp người dân từ bờ bên nầy dể dàng băng qua bờ bên kia của bờ sông Siêm riệp. Giờ những cây cầu mới đã được thi công, sữa chửa lại gần như hoàn toàn nằm trên hình dáng của những cây cầu củ. Chỉ duy nhất còn một cây cầu trong số đó còn giữ lại một đoạn thành cầu mang hình tượng nguyên thủy, đó là một đoạn lan can mang biểu tượng của những vị thần ôm mình rắn, mà ngày xưa cây cầu nào cũng được xây dựng hai bên chân. Chiến tranh, sự hủy hoại của con người, thời gian...giờ người ta chỉ còn giữ lại một chút nầy giúp cho mọi người dể tưởng tượng. Quảng trường trước tòa thị chính thành phố vẩn mang nét tỉnh lặng, thoáng đãng như ngày nào. Tàn cây cổ thụ xung quanh vẩn rợp che bóng mát. Nhưng Siêm riệp giờ đã bắt đầu vươn mình đổi thay rất nhiều rồi. Những khách sạn nhiều sao sừng sững, những khu phố tây tấp nập lúc về đêm, cửa hàng, các văn phòng đại diện...người dân bắt đầu bị cuốn hút vào cái lối sống khẩn trương kiểu công nghiệp. tất bật, cạnh tranh. Thành phố nầy rồi sẻ còn đổi thay nhiều nửa, mặc dù tốc độ đô thị hóa khá nhanh vẩn vướng vào một số đặc điểm mà ở các thành phố lớn ở Việt Nam hay mắc phải, như điểm yếu của các công trình cấp thoát nước, tiếng ồn, nhiệt độ tăng cao, nhưng hơn hết những hoài niệm củ chắc mỗi ngày rồi sẻ mai một đi bớt.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Sáu, 2013, 09:44:35 am gửi bởi ducthao » Logged
Ampil E689
Thành viên
*
Bài viết: 130


« Trả lời #389 vào lúc: 27 Tháng Sáu, 2013, 09:06:01 am »

TRÁI CÀ SĂNG.
    Ngày đó điều kiện chiến trường thiếu thốn lắm. Nhiều đơn vị do tắc đường, do nguồn cung thực phẩm không được thường xuyên, loài trái nầy đã góp phần làm bửa ăn thêm phong phú. Không gì bằng sau một chuyến đi công tác giữa trời nắng về, hoặc giả đang trong kỳ mới sốt dậy, được một bát canh chua nấu bằng trái cà săng nầy, cho dù không có thêm thịt cá thì bửa ăn vẩn rất ngon khó mà quên.

Hihi nhà còn 4 trái cà săng bữa Tâm Đoan cho mà chưa rảnh đi chợ mua cá về nấu canh. Bữa nào siêng nấu tô canh chua ăn cho nó đã Grin
     Ngày đó qua đến F5 ,12 giờ trưa nắng chan chan đứng giửa trời ,anh em ăn vội miếng cơm muối hột rang với đậu phộng nguyên hột và vỏ để dưới đất ,xong rồi lên xe di chuyển từ Sisophon vào C22E8 tạm dừng chân (vì còn học mấy ngày nửa mới về đơn vị) được nghỉ ngơi anh em kéo ra suối tắm ,bổng anh em la lên "cam nhiều quá tụi bây ơi ! " nhưng hởi ơi đám linh thành phố như tụi tui có biết cây cam ra sao ,thế là lấy cây ném lên( vì có trèo được đâu gai nhiều quá )rớt xuống được một đống,rồi cùng nhau nhìn thằng này hỏi thằng kia "cam gì mà kỳ vậy mà cứng nửa Huh " rốt cuộc đập thử 1trái thấy bên trong hột giống hột ổi ăn chua chua ...không biết làm gì thế là bỏ hết
 
    Sau này mới biết công dụng của nó "trái cà săng" ,nấu canh chua chuối cây xắt ra với xương khô cá tra chiên sơ ,cho tí ớt tí lá tần dày lá (trị ho) là hết ý luôn ,rồi bắt chước dân đăm với muối ớt cho ti bột ngọt vào nếu có cá sấy thí càng ngon nửa ,thôi ăn cơm nứt bụng luôn ..chua chua cay cay..đả lắm ,
    
     Rồi trong hành quân chiến dịch, mang theo vài trái để dùng khi mệt và hết nước uống ,ở trong rừng lâu lâu ra phum mang theo nửa ba lô trái cà săng và ít muối tặng cho dân ,thế là có gà ,rượu mang về tối nhậu rồi .
     Chuyến đi vừa rồi, có mua một túi 35 trái giá 2usd ở chợ nhỏ Siemrêp ,mua thêm xâu cá sấy ở chợ Chikaren về làm quà, cho anh em đồng đội mừng lắm vì đả lâu bây giờ mới thấy lại

      Anh H3 vẩn còn ,Tribeco còn ,không biết anh Thảo còn không ,chứ em làm sạch mấy ngày nay rồi ..đả lắm
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM