Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:24:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Banteay Chhmar đến Phnom Melai và Mo Hơn  (Đọc 207419 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #160 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 11:44:06 pm »

Một số hình ảnh khác:












« Sửa lần cuối: 21 Tháng Sáu, 2013, 12:19:00 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #161 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 12:09:06 am »

Tribeco rủ tôi ra ngoài lộ đất đỏ dân sinh chụp ảnh con đường Cao Mê Lai trải dài phía trước.
Chỗ Lucky Luke đứng chống nạnh trên lộ đỏ đó anh em nhà Dalton đã dùng vệ tinh Mỹ định vị ngay tức khắc

hehe... Lucky Luke biết thế nên đã dụ H3 Hùng của đoàn kỵ binh Trung đoàn 4 đứng chung để tiện.. che chắn  Grin


Hôm đó khi đứng ở lưng chừng núi Melai tôi nghe rõ qua làn sóng vô tuyến anh em nhà Dalton đang kháo nhau qua điện thoại vệ tinh: A lô Lucky Luke đang ở 13 độ 32 phút 19 giây 91 sao vĩ Bắc, 102 độ 24 phút 08 giây 25 sao kinh Đông, độ cao 689 ft, tầm nhìn 6548 ft đề nghị cho pháo bắn ngay.

Logged
MYDEND25
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 408


người bạn năm xưa


« Trả lời #162 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 09:29:02 am »


Dãy nhà sàn có mái tôn xanh



Các bác có biết ông chủ của ngôi nhà sàn mái tôn là ai kg ?  Grin

- Những căn nhà nằm trong vùng đất CML toàn là nhà của quân kháng chiến Pôn Pốt mà những người nầy hoạt động trực tiếp ở đây, sau khi ra đầu hàng sẽ được cấp đất và sinh sống tại đây.
Logged

Chiến trường xưa
MYDEND25
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 408


người bạn năm xưa


« Trả lời #163 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 09:39:20 am »

Nhóc Cao Mê Lai





Những hình ảnh xưa và nay.

http://www.mekong.net/cambodia/cambodia-set1.htm
Logged

Chiến trường xưa
MYDEND25
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 408


người bạn năm xưa


« Trả lời #164 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 09:52:03 am »

Tối đến Battanbang:



Các bác thật là may mắn khi đến vùng đất Battambang dù buổi tối mà không quên chào vị thần linh.

- VỊ thần nầy đem lại sự may mắn cho vùng đất Battambang.
Logged

Chiến trường xưa
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #165 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 10:03:05 am »

Các bác có biết ông chủ của ngôi nhà sàn mái tôn là ai kg ?  Grin
- Những căn nhà nằm trong vùng đất CML toàn là nhà của quân kháng chiến Pôn Pốt mà những người nầy hoạt động trực tiếp ở đây, sau khi ra đầu hàng sẽ được cấp đất và sinh sống tại đây.

Hihi nhìn mặt những người đàn ông trong dãy nhà này biết ngay ngày xưa họ là lính Pốt nay giã từ vũ khí trở về làm dân như anh em mình cả thôi. Chúng ta là những người lính chiến đấu theo lý tưởng của mình và mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp, hai bên không nợ nần gì về nhau cả. Mấy tay cựu Pốt kia có qua TPHCM thăm thân hoặc chữa bệnh gặp tay bọn mình biết đâu còn được mời uống cà phê Sài Gòn miễn phí nữa chứ.

Bữa chai rượu cúng xong đi ngang chỗ mấy tay cựu Pốt ngồi võng sau hè tôi còn biếu cho họ chai rượu cúng liệt sĩ và gói thuốc Ara dang dở họ vui vẻ nhận lấy xem như chút lộc của những người trong cuộc chiến. Tôi không xem những tay cựu Pốt này là kẻ thù. Kẻ thù của tôi là thằng trùm ngồi trướng Trung Nam Hải hò hét dạy cho Việt Nam một bài học vào những năm cuối thập niên 70 thế kỷ trước.
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #166 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 11:06:31 am »

    Nhìn những hình ảnh anh Mỹ dẫn lên làm duc thao càng thêm nhớ lại quá khứ một cách thật dữ dội. Dùng những hình ảnh nầy lồng vào khung cảnh thật tại sẻ cho ta khái niệm rõ nhất của một thời trên vùng đất nầy. Những khu rừng nguyên sinh ba tầng rậm rạp, xen kẻ một vài trảng trống, và đặc biệt là khu vực rừng tre gai mịt mùng, tua tủa nhánh cản bước chân. Trong những lần hoạt động thăm dò, trinh sát, hay những trận phục kích dài ngày chặn địch. Nhất là trong hai đợt tham gia chiến dịch C81_82, lính tiểu đoàn chúng tôi đã từng chạm trán với cả bọn pot chính quy và cả bọn làm nhiệm vụ tiếp lương, tải đạn nầy. Máu hai bên đã đổ trong từng tiếng âm vang cuả mìn các cở, của các loại hỏa lực tầm gần xa cũng như của hàng tràng đạn nhọn quất vào nhau quyết liệt.

    Ngày đó sự căm thù lẩn nhau là cực độ. Sự căm thù được nung nấu từ trong gian khổ, từ những cái nhìn khi đồng đội bị thương vong. Không từ một thủ đoạn nào, dù là một hành động tàn nhẫn nhất, lính hai bên cứ luôn luôn tìm cách ăn miếng trả miếng với nhau. Hả hê khi thấy quân thù nằm dài trên chiến địa, máu loang đầy đất. Bức xúc, khổ đau khi đồng đội bị thương vong, rồi chuyển thành ý chí căm thù. Tâm trạng đó vẩn đi theo lính tiểu đoàn duc thao đến tận bây giờ.

    Trở lại chiến trường xưa lần đầu tiên nầy, bản thân duc thao không mang theo tâm trạng gì hết, chỉ để được đứng trên mảnh đất ngaỳ xưa đã mang đi của mình một thời trai trẻ, làm đổi thay tư tưởng của một người trai vừa chớm tuổi mười tám, đôi mươi. Kỷ niệm cứ mãi ùa về, đối kháng với thực tại những gì mình thấy được, dần dần như xoa dịu bớt đi cái suy nghĩ ngày xưa. Chiến tranh nhiều khi mang trong mình nó những điều thật kỳ lạ. Một thời hai kẻ thù tưởng như là không đội trời chung. Giờ buông súng về lại đời thường, sau bao nhiêu năm không thể tưởng hai kẻ thù nhau có thể gặp nhau trong một tư thế như vậy. Quá khứ sẻ được chôn vùi dần, tương lai sẻ sáng sủa hơn, như là vùng đất rậm rạp ngày nào giờ quang tạnh vậy.

    Đi ngang qua đám đàn ông đang ngồi nhìn đoàn trở ra với cái nhìn vô cảm, bất giác duc thao vẩn cảnh giác dừng lại đợi các chị em phụ nữ và hai đứa trẻ đang vô tư túc tắc đàng sau, như cái cảnh giác trong những đợt hành quân đề phòng chạm địch ngày nào. Nhưng không sao, họ vẩn có thể nở nụ cười hiền khi anh H3 Hùng mời họ rượu thuốc. Giờ nếu có còn sự cay cú, đúng như anh H3 Hùng tâm sự, chỉ có bọn chóp bu ngày đó là cay đắng vì không thực hiện được ý đồ thống trị cả hai dân tộc.
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #167 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 12:07:34 pm »

 
    Ngày đó sự căm thù lẩn nhau là cực độ. Sự căm thù được nung nấu từ trong gian khổ, từ những cái nhìn khi đồng đội bị thương vong. Không từ một thủ đoạn nào, dù là một hành động tàn nhẫn nhất, lính hai bên cứ luôn luôn tìm cách ăn miếng trả miếng với nhau. Hả hê khi thấy quân thù nằm dài trên chiến địa, máu loang đầy đất. Bức xúc, khổ đau khi đồng đội bị thương vong, rồi chuyển thành ý chí căm thù. Tâm trạng đó vẩn đi theo lính tiểu đoàn duc thao đến tận bây giờ.

   ...

    Đi ngang qua đám đàn ông đang ngồi nhìn đoàn trở ra với cái nhìn vô cảm, bất giác duc thao vẩn cảnh giác dừng lại đợi các chị em phụ nữ và hai đứa trẻ đang vô tư túc tắc đàng sau, như cái cảnh giác trong những đợt hành quân đề phòng chạm địch ngày nào. Nhưng không sao, họ vẩn có thể nở nụ cười hiền khi anh H3 Hùng mời họ rượu thuốc. Giờ nếu có còn sự cay cú, đúng như anh H3 Hùng tâm sự, chỉ có bọn chóp bu ngày đó là cay đắng vì không thực hiện được ý đồ thống trị cả hai dân tộc.

Cảm giác của bác cũng như bao người thôi . Em nhớ sau 1975 có thời gian em sống trong làng phế binh Thủ ĐỨC của chế độ VNCH cũ ,90% dân là phế binh được NGUYỄN VĂN THIỆU cấp nhà cho ở .Tất những con người này đều có nợ máu với CM nhưng khi hòa bình- nhà nước ta nhân đạo bỏ qua hết . họ cứ sống bình thường như không có gì xảy ra .,duy nhất mọi quyền lợi của chế độ cũ chu cấp hàng tháng cho họ bị mất hết .

-Nhưng có ở gần họ mới biết cái buồn bực họ giấu trong lòng ,mỗi khi rượu vào họ mới bộc lộ , mỗi người một kiểu khó nói nhưng nhìn chung là hận chế độ mới . hận vậy thôi chứ họ không dám làm gì vì sợ đi tù .

Cụ thể trên bàn rượu họ nổi hứng kể chuyện với nhau về những chiến tích sát cộng , về lý do què cụt thương tật mà mỗi lý do đều được đổi bằng nhiều máu của bộ đội và nhân dân theo CM . kễ lể chán họ quay qua gây lộn nói xấu lẫn nhau ,cho rằng thằng X anh Y kia không xứng đáng ,bị cụt giò là do đi bắt gà của dân bị du kích gài trái . thằng nọ thằng kia khi đi càn chuyên hãm hiếp phụ nữ ,thằng khác thì chuyên lấy đồ của dân bất kể thứ gì từ cái phích nước trở lên (cái bình thủy ) . chưa hết, có người trông bên ngoài DÁNG VẺ rất hiền lành nhưng khi say rượu mới nói : " Tao là tên Z này ,lính thủy quân lục chiến -tham dự trận M và N giết bao nhiêu bộ đội ....." . Tất cả quá khứ hào hùng chỉ diễn ra trên bàn nhậu ,còn ngoài đời cậy miệng cũng không dám nói .

 Cứ thế ngày tháng qua đi ,thời gian cũng dần bôi xóa tất cả ,kể cả những vết thương lòng . Cho đến những ngày nay họ là những ông già ở tuổi 7X sống lặng lẽ giữa đời thường sống giản dị trong mắt mọi người .    Nhưng ! nếu có sự thay đổi về chế độ chính trị thì chắc chắn những người này lại là những hạt nhân tích cực tham gia nhất .

Vậy có hay chăng ? sự tương đồng về mặt tâm lý giữa người lính polpot thua trận ở KPC  và người lính VNCH có cùng chung cảnh ngộ . HuhHuh??
Logged

Ampil E689
Thành viên
*
Bài viết: 130


« Trả lời #168 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 03:46:46 pm »

  Ngày còn ở chiến trường K, mình cũng như anh em đồng đội E8 chỉ nghe nói đến địa danh Caomelai , cao điểm 175 , Pailin... là nhừng nơi rừng rậm , nước độc âm u chướng khí , là nơi bệnh sốt rét đến bất kỳ lúc nào và củng không từ bỏ  một ai khi đặt chân đến đó, đến voi mà phải quay lưng bỏ đi thì nói chi con người,  là mìn bẩy giăng khắp nơi , đối với người lính một chút căng thẳng mệt mõi sẩy chân là để lại một phần thân thể  hay ra đi vỉnh viển .là nơi chiến sự xảy ra hàng ngày giửa ta và pot .là sự khổ cực của ngươi lính  nhất là thiếu nước uống  trong mùa khô ở chiến trường K này.
   
Sau bao năm, nay có dịp thăm lại chiến trường xưa cùng các anh đi trước, thật là bở ngở khi tất cả đều đỗi thay , trường học , trạm xá đả mọc lên nhiều, những con đường ngày xưa đầy ổ voi ,trơn trượt đi lại khó khăn , nay đả là con đường xe chạy bon bon rất tốt và những con đường đang mở rộng và ngạc nhiên thay rừng biến đi mất hết rồi, nhường lại cho những đồng ruộng đang xanh mỡn ,như từ lộ 56 chạy vào Taben ,Savaichek ,cầu số 1 đến Bantearch'ma ngày xưa hai bên là rừng nhiều lắm mà bây giờ vắng bóng bớt rồi .Rất tiếc lần trở về này chưa vào được Ampil , Kandonl , Serel'o ,Talay ,..nhưng củng tìm lại dc hồi ức mấy mươi năm về trước ở Th'morpuok ,cây điệp đầu phum Kanru nhà ông phum trưởng(đả chết) , hồ sen ,trường họcvà chợ củ ...xin hẹn lần khác sẻ trở lại cùng nhiều đồng đội.
   
   Nhưng bù lại, mình đến được địa danh trước đây mình chỉ nghe đó là Caomelai ,nhìn từ xa đả thấy dc chân núi rồi và rừng rậm của quá khứ đả không còn nửa, phóng tầm mắt nhìn hoàn toàn trống trải ,nếu ngày xưa địa hình như thế náy củng khó cho tác chiến phải không các anh ,vào đến đây tự dưng bổng thấy rất thiêng liêng như có cái gì đó về âm dương gần nhau ,có phải đồng dội đả ngả xuống  thấu hiễu anh em đến thăm cúng viếng ,tôi thắp vội nén nhang bái lạy hướng đông mong hương hồn các anh đc trở về quê hương,nơi đó vẩn có người mẹ già ngóng trông , bổng dưng bước chân của mình bước vội đi lên núí ,như đi tìm cái gì đả mất vậy và củng không nghỉ gì đến khi quay ngó lại thấy mấy anh củng bước lên theo ,cả 2 nhóc học kỳ quân đội thực tế luôn ,
     Thật xót xa cho nhửng chiến binh ngày xưa tuổi 18 đôi mươi , đã lăn lộn nơi mảnh đất này và đã ngả xuống cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và NVQT ,cầu mong cho những hương hồn liệt sỉ đc về với trời phật
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #169 vào lúc: 21 Tháng Sáu, 2013, 05:15:12 pm »

  Nhưng cảnh vật dù có thay đổi thế nào, từng khuôn mặt, máu xương đồng đội đã đổ xuống cho vùng đất nầy ngày hôm nay bắt đầu thay da đổi thịt dể gì quên.


  Phút riêng tư dành cho đồng đội...



Logged

như chưa hề cầm súng...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM