Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:46:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Banteay Chhmar đến Phnom Melai và Mo Hơn  (Đọc 207405 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #120 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 12:10:38 am »


Quay sang thấy vợ chồng Thái-Canada có con chó xinh nên làm quen để chụp vài bô hình làm kỷ niệm:



Đôi vợ chồng này nói tiếng Anh, trúng đài của Tâm Đoan và bác tài nên câu chuyện xôm tựu lắm.




Nghe giới thiệu về mục đích đi của đoàn CCB, anh chàng Canda này cứ hỏi tới.  Grin
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Sáu, 2013, 12:40:40 pm gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #121 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 12:17:16 am »

    Trên đướng về chúng tôi còn bắt gặp một đoàn xe tải chở hàng vào đất K, loại xe tải sơn màu lòe loẹt chỉ có bên đất Thái.



Logged

như chưa hề cầm súng...
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #122 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 02:02:09 am »

Để mọi người có cái nhìn về Phnom Malai rõ hơn, tôi xin post không ảnh của Google Earth để chúng ta cùng nhau xác định rõ khoảng cách không gian từ cầu Malai đến chân núi Malai và đỉnh Malai



Từ cầu Malai trên suối biên giới Thái Lan - Campuchia chúng ta trở ra lộ 59 rồi quẹo về hướng ngã ba Con Voi chưa tới 5 cây số thì ta gặp một ngôi chùa. Qua ngôi chùa này 200m có một con đường đất đỏ khá bằng phẳng chạy về hướng núi. Theo đường đất đỏ đó khoảng 2 cây số là vào chân núi. Gặp dãy nhà mái tôn xanh gởi xe tại đó rồi đi bộ theo đường dân sinh chừng 200m là đến chân núi. Chỗ này có độ cao chừng 500ft (150m), lúc này trước mặt ta là 1 mõm của phnom Melai có độ cao trong vòng 800ft, đỉnh núi Melai cao 322m (trên 1000ft) nằm sau mõm núi đó, phải qua núi này mới trông núi nọ được vì bị khuất tầm nhìn.
« Sửa lần cuối: 20 Tháng Sáu, 2013, 03:48:44 am gửi bởi H3 Hùng » Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #123 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 02:19:51 am »

Đường đất đỏ chạy về núi Malai


Đúng 11 giờ trưa trẻ con tan học ra về


Dãy nhà sàn có mái tôn xanh


Đi bộ ra chân núi tìm chỗ cúng
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #124 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 02:35:47 am »

Bày đồ ra cúng


Người lo đốt hương


Người làm đạo diễn: chụp ảnh đại bàng con đang bay trên đỉnh núi kìa
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #125 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 03:08:34 am »

Chỗ chúng tôi bày đồ ra cúng mời các liệt sĩ Cao Mê-lai về dùng là một nơi có đường bình độ 100m




Cái mõm núi tròn này chưa phải là đỉnh của phnom Malai, đỉnh Malai nằm phía sau nữa (xem bản đồ quân sự)

Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #126 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 03:34:51 am »

Bản đồ tham khảo




 
Một đoạn video clip ngắn quay tại phnom Malai từ hướng lộ 59 đi vào, tức hướng quan sát từ hướng bắc nhìn về hướng nam núi Malai (lính mình quen gọi Mê-lai theo bản đồ Mỹ, dân K gọi là phnum Malai với âm i kéo dài)

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=2HHwWP5zrts" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=2HHwWP5zrts</a>
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #127 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 09:09:03 am »

   Như đã kể ở phần trên, ra đến được cầu Ma lai, chụp được vài biểu tượng ở cái nơi mà ngày xưa chỉ cần nhắc đến anh em đã thấy sởn da gà. Đến tận lúc chưa vào tận nơi duc thao cũng không ngờ có một ngày mình lại được thong dong cùng đoàn tại vị trí đó. Trong đoàn người ngược xuôi qua lại, cả duc thao và bạn Hưng không ai bảo ai đột ngột chú ý ngay một chiếc nón pot xuất hiện bất ngờ phía bên phải. Duc thao chỉ yên lặng đứng nhìn, nhưng Hưng thì đột ngột la lên :" Anh Thảo, có một thằng đội nón pot kìa...". Đúng là cái cảm quan, phản ứng con nhà lính của chúng tôi vẩn còn nhạy bén lắm. Ngày xưa, trong trường hợp nầy lập tức súng sẻ nổ, đạn sẻ bay. Còn bây giờ, sau bao năm nhìn lại, hai anh em chúng tôi chỉ lặng yên quan sát, đánh giá tên đội nón. Thấy chúng tôi cứ nhìn chằm chằm về hướng đó, tên nón pot có vẻ chột dạ, liền nhanh chân vượt qua cây cầu biên giới sang đất Thái mất hút. Cứ nghĩ bên kia là đất Thái, mình dể gì qua được, chúng tôi cũng tạm quên cùng đoàn tiếp tục chụp hình.

     Đến chừng nhờ được sự giúp đở của tài xế, vừa qua được khu chợ đường biên, việc đầu tiên là duc thao đảo mắt một vòng để tìm tông tích tên nón pot tiếp. Kia rồi, dù nó đứng sát bên ranh giới chợ bên phải duc thao vẩn phát hiện ra, liền đưa tay ngoắc nó lại. Thấy duc thao và Hưng E8 đã phát hiện ra, tên nầy nở một nụ cười xã giao rồi tiến lại. Duc thao liền dùng tiếng K hỏi nó :

_Có bán cái nón đang đội không, tôi muốn mua nó làm kỷ niệm ?

_Ông mua giá bao nhiêu ? Hắn hỏi lại.

_ Cứ nói giá đi, nếu được thì mua, còn đắt thì tôi trả giá.

_Hai mươi đô. Hắn ra giá dứt khoát.

     Đuc thao liền đề nghị cho xem hàng trước khi trả giá. Ngoài vẻ củ kỷ bên ngoài, bên trong cái vành đệm cao su màu đen đã mục nát hết cả. Thấy vậy duc thao liền trả lại nón cho hắn mà không trả lời tiếng nào. Bây giờ mới có dịp quan sát tên nầy thật kỷ, mặc dù làn da hắn cũng đen sạm như những người Cam, Thái xung quanh, nhưng cái nhìn của hắn khi trực diện với duc thao có cái gì đó không được bình thường. Người bản xứ thích hay không thích, hiểu hay không hiểu, họ có trả lời lơ lơ thì ánh mắt vẩn nhìn thẳng hướng về phía chúng ta. Còn tên nầy, nói chuyện với duc thao mà mắt hắn cứ nhìn đi nơi khác. Chơi một đòn tâm lý, bất ngờ duc thao hỏi hắn bằng tiếng Việt Nam :" Ông bạn người gốc tỉnh nào, trước đây đi lính thuộc đơn vị nào vậy ?".Một thoáng bối rối trong cặp mắt hắn, không trả lời về gốc gác, hắn chỉ nói trước đây hắn là lính của đoàn 7705. Duc thao liền hỏi tiếp :" Đầu hàng hay bị địch bắt ? ". Yên lặng, không thấy hắn trả lời. Lại hỏi tiếp :" Khu vực nầy trường hợp giống như ông bạn có nhiều không ?". Hắn lại gật đầu mà không trả lời cụ thể. Lại hỏi :" Từ đó đến giờ đã về lại Việt Nam lần nào không ?". Lại lắc đầu. Lại hỏi :" Có nghe Chủ tịch nước ban lệnh ân xá lâu rồi không ?". _ "Không nghe thấy...", lần nầy hắn trả lời có vẻ miễn cưỡng. Thấy chúng tôi không nói gì về việc mua bán chiếc nón, mà cứ truy tới hỏi dồn, hắn liền tìm cách thoát khỏi chúng tôi, và kể từ lúc đó hắn cũng trở nên biệt dạng.

    Chiến tranh qua đi lâu rồi, hậu quả của nó vẩn để lại nhiều điều đáng tiếc. Một người Việt nam tha phương nơi cùng biên của xứ người không dám quay về thăm gia đình, tổ quốc. Ngay cả nhìn thấy người dân nước mình còn không dám mừng vui. Chết vinh và sống nhục, âu đây cũng là một minh chứng của sự phản bội, đầu hàng. Dù không còn ai để ý đến nữa, nhưng chính cái kẻ phản bội phải tự trừng phạt mình, như một kẻ mất gốc ,vô căn. Có bao nhiêu gia đình Việt nam rơi vào tình trạng nầy, đứa con của mình vẩn còn sống mà xem như đã chết, kể từ cái ngày nó chạy sang phía bên kia.
Logged
chiensivodanh
Thành viên
*
Bài viết: 383


MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG MN-VN


« Trả lời #128 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 09:41:56 am »

Kia rồi, dù nó đứng sát bên ranh giới chợ bên phải duc thao vẩn phát hiện ra, liền đưa tay ngoắc nó lại. Thấy duc thao và Hưng E8 đã phát hiện ra, tên nầy nở một nụ cười xã giao rồi tiến lại. Duc thao liền dùng tiếng K hỏi nó :

_Có bán cái nón đang đội không, tôi muốn mua nó làm kỷ niệm ?

_Ông mua giá bao nhiêu ? Hắn hỏi lại.

_ Cứ nói giá đi, nếu được thì mua, còn đắt thì tôi trả giá.

_Hai mươi đô. Hắn ra giá dứt khoát.

     Đuc thao liền đề nghị cho xem hàng trước khi trả giá. Ngoài vẻ củ kỷ bên ngoài, bên trong cái vành đệm cao su màu đen đã mục nát hết cả. Thấy vậy duc thao liền trả lại nón cho hắn mà không trả lời tiếng nào. Bây giờ mới có dịp quan sát tên nầy thật kỷ, mặc dù làn da hắn cũng đen sạm như những người Cam, Thái xung quanh, nhưng cái nhìn của hắn khi trực diện với duc thao có cái gì đó không được bình thường. Người bản xứ thích hay không thích, hiểu hay không hiểu, họ có trả lời lơ lơ thì ánh mắt vẩn nhìn thẳng hướng về phía chúng ta. Còn tên nầy, nói chuyện với duc thao mà mắt hắn cứ nhìn đi nơi khác. Chơi một đòn tâm lý, bất ngờ duc thao hỏi hắn bằng tiếng Việt Nam :" Ông bạn người gốc tỉnh nào, trước đây đi lính thuộc đơn vị nào vậy ?".Một thoáng bối rối trong cặp mắt hắn, không trả lời về gốc gác, hắn chỉ nói trước đây hắn là lính của đoàn 7705. Duc thao liền hỏi tiếp :" Đầu hàng hay bị địch bắt ? ". Yên lặng, không thấy hắn trả lời. Lại hỏi tiếp :" Khu vực nầy trường hợp giống như ông bạn có nhiều không ?". Hắn lại gật đầu mà không trả lời cụ thể. Lại hỏi :" Từ đó đến giờ đã về lại Việt Nam lần nào không ?". Lại lắc đầu. Lại hỏi :" Có nghe Chủ tịch nước ban lệnh ân xá lâu rồi không ?". _ "Không nghe thấy...", lần nầy hắn trả lời có vẻ miễn cưỡng. Thấy chúng tôi không nói gì về việc mua bán chiếc nón, mà cứ truy tới hỏi dồn, hắn liền tìm cách thoát khỏi chúng tôi, và kể từ lúc đó hắn cũng trở nên biệt dạng.


Trong trường hợp này Người có thể lực to khỏe nhanh nhẹn như bác chấp vấn kiểu đó thì không sao ,thậm chí còn làm người kia sợ và xấu hổ .  Nhưng với những ai ốm yếu nhỏ con mà nói như vậy là dễ phải đi bác sỹ nha khoa thẩm mỹ lắm .  Bởi vậy ở đời người cường tráng vẫn  hơn người ốm yếu trong bất kỳ hoàn cảnh nào .
Logged

tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #129 vào lúc: 20 Tháng Sáu, 2013, 09:48:08 am »

Bác H3 Hùng nhân tiện cập nhật thêm vị trí chợ Malai, nơi mà đoàn mình có kỷ niệm khó quên trong chuyến đi 6/2010.
 Lần đó, do lạc đường đoàn đã đến chợ này nhưng sau đó phải nén đói quay xe trở về Ngã ba con Voi ăn cơm. Ánh mắt nghi kỵ, thái độ không thân thiện khiến đoàn - còn có phụ nữ và trẻ em - không thể nấn ná lâu, mà sau này mình mới biết: đây là khu vực đa phần là gia đình Khmer Đỏ định cư sau chiến tranh.

 Dù vội vàng nhưng hôm đó tribeco cũng kịp nhờ Minh Đức, con trai út của bác H3 Hùng chộp vội vài kiểu ảnh ở quảng trường con bò trước chợ.
Hôm nay, nhìn lại mới thấy rõ vùng đất này đã thất sự thay da đổi thịt.

- Chợ Malai 6/2010
 Ảnh quãng trường con bò chợ Malai do Minh Đức chụp  Grin


- Chợ Malai 6/2013
 Minh Đức tại vị trí năm xưa: cảnh quan thay đổi hẳn: con lộ đã mở rộng, tráng nhựa khang trang. Quảng trường con bò không còn nữa. Trước đó, ngồi trên xe, chúng tôi thấy tượng đôi bò kéo xe đã vào ngự trong khuôn viên UB huyện.




« Sửa lần cuối: 20 Tháng Sáu, 2013, 10:37:54 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM