Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:22:36 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Banteay Chhmar đến Phnom Melai và Mo Hơn  (Đọc 207448 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #100 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 09:56:16 pm »

Chợ trời Thái ở cửa khẩu Malai bày bán đủ loại hàng hóa, từ quần áo đến đồ điện tử, từ trái cây đến thức ăn nấu sẵn, dao găm và súng bắn đạn bi cũng có.

Quần áo


Điện tử


Điểm đặc biệt ở đây là họ chỉ bán buổi sáng với phương tiện vận chuyển hàng hóa đến chợ bằng xe bán tải
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #101 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 10:04:10 pm »

Trái cây


Chôm chôm loại ngon 20 bat 1 ký (1 bat Thái = 700 đồng VN)


Cá hấp
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #102 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 10:07:27 pm »

Cô hàng nước


Thức ăn nấu sẵn trông rất ngon Wink


Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #103 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 10:11:06 pm »

    Định viết thêm một vài bài về Poi pet, nơi phía trước là phồn hoa, phía sau là nghèo khó, về cây điệp đặt trạm quan sát ngày xưa, về cái cây độc lập sát bờ suối, nơi duc thao trong một lần leo lên dùng ống nhòm quan sát bị một thằng lính Thái đứng phía bên kia suối đưa vào tầm ngắm khẩu AR 15, phải tuột xuống muốn lột da tay vẩn còn...Nhưng không ngờ anh H3 Hùng phục hồi công lực lẹ quá, đi ào ào vào Cao mê lai nên tối nay đi công chuyện về lại phải chạy theo.

    Đúng như sự bàn tán thống nhất, sáng ngày thứ ba, sau khi làm xong một số công tác chuẩn bị, xe đưa đoàn chúng tôi bắt đầu tiến vào hướng Cao mê lai theo ngã ba con voi. Vì đang là mùa sáng nắng, chiều mưa, để cho tiện thời gian và không bị mắc mưa khi vào núi, bận vào chúng tôi thống nhất sẻ vào thẳng huyện lỵ Ma lai, sau đó sẻ lần lượt quay trở ra thăm các địa danh lần lượt như núi Cao mê lai, Mo hơn, cầu 20, cầu Kốp, cầu tăng gia đều nằm dọc theo trục lộ. Con đường vào tại thời điểm nầy được mở rộng và trải nhựa khá tốt, giúp cho tốc độ xe càng lúc một tăng cao. Để có thể quan sát được địa hình trước một bước, nhằm gặp thuận lợi khi quay trở ra, duc thao có lưu ý tài xế đánh dấu từ đoạn theo cây số, cứ ước chừng đến gần một điểm, tài xế sẻ chạy chậm lại một chút cho duc thao dể nhìn. Cầu tăng gia, cầu Kốp dù cũng có ít nhiều thay đổi, nhưng cũng nhìn ra được bởi chúng đều vắt qua những đoạn suối sâu. Riêng cầu 20, chỉ xác định được bởi nơi nầy có một bờ đê ngăn lũ tiếp giáp vuông góc với trục đường chạy thẳng sang đất Thái về hướng bắc. Trên con đê ngày nào có thể thấy rõ một con đường mòn lẳn chạy dọc ở trên, và cây cầu sập giờ đã thay bằng hai đường cống hộp.

    Gần lên tới trung tâm huyện lỵ dân cư trở nên càng dầy hơn. Nhiều công trình nhà ở được xây dựng khá to lớn và vững chắc. Xen kẻ trong những khu dân cư dọc hai bên trục lộ nầy là những khu vườn xoài, dừa xanh tốt do được trồng trên một lớp mùn lâu năm. Hàng hóa cũng khá phong phú, một vài cửa hàng quy mô không khác gì các cửa hàng ở trung tâm các tỉnh phía trong.

    Thật tình trong ý tưởng chuyến đi nầy của duc thao, chỉ mong đến được cao điểm Cao mê lai và căn cứ củ Mo hơn là đủ, các địa danh khác thì không nghĩ đến nhiều. Mãi đến khi vào đúng trung tâm thị trấn Ma lai, tất cả đều lạ lẩm và mới mẻ với duc thao. Một ngã ba với dân cư tấp nập và hàng hóa trù phú, một khung cảnh mà cách đây hơn 30 năm, không một người lính nào từng công tác nơi đây có thể tưởng tượng ra nổi. Rừng rậm mịt mùng, không thấy tăm người, cái chết luôn rình rập trong điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt, bệnh tật triền miên nay thay bằng những ngôi trường học khang trang, chợ búa sầm uất, những người dân có một cuộc sống khả quan, vườn tược xanh um, đường đi lối lại tương đối hoàn chỉnh.

    Xe chở đoàn chúng tôi rẻ phải tại ngã ba huyện lỵ để tiến về biên giới Thái. Lại một cây cầu đánh dấu ranh giới của đất nước hai bên. Cây cầu vắt qua một lòng suối sâu, một hướng bắc nguồn từ đất Thái, một hướng chạy về phía chân núi Cao mê lai. Chỉ cần được nhìn cây cầu nầy là đủ, vì ngày xưa như lời anh H3 Hùng có nói, lòng suối sâu nầy luôn ẩn chứa rất nhiều nổi kinh hoàng, khi phía bên kia là hàng hàng căn cứ pot. Giờ nó đứng lặng yên cho đoàn chúng tôi thi nhau chụp hình, trong cảm giác vẩn còn lành lạnh. Thấy chúng tôi say mê chụp hình và ồn ào bàn tán, bác tài mới hỏi duc thao có muốn qua bên kia chợ Thái xem chợ và mua đồ không, anh ta đọc được một quy định bằng tiếng Cam pu chia về thủ tục qua lại mua sắm. Duc thao liền hỏi anh ta, thì được biết là khách bên nầy muốn qua bên kia chỉ cần mua vé 500 riên mỗi người (tương đương với 2.500 đ Việt nam) là qua được. Một cái giá quá rẻ và một tình huống quá bất ngờ. Dĩ nhiên là chúng tôi liền đưa tiền nhờ bác tài nhờ mua 10 vé cho cả đoàn đi chợ Thái. Bác tài càng ngày càng phát huy tính năng động tích cực, thực là may nếu không có bác tài biết chữ K, chúng tôi không nghĩ rằng mình có thể được đi chợ Thái bên đất Thái.

    Sau khi nhắc nhở chúng tôi cất hết máy ảnh, không được chụp hình, bác tài liền dẩn đoàn chúng tôi vượt qua cầu sang chợ. Đầu tiên là vượt qua một căn nhà hải quan bên trái và một đồn biên phòng bên tay phải trên khoảng cách chừng trăm mét, chúng tôi vào chợ để tham quan. Đây có vẻ chỉ là một ngôi chợ tạm, xây dựng trên một mặt bằng có vẻ sơ sài. Các sạp hàng được dựng lên đa phần bằng các vật liệu đơn giản, chính vì thế sự trưng bày của họ mang tính dã chiến vô cùng. Hàng hóa tương đối rẻ nhưng không phong phú, thậm chí chúng tôi còn phát hiện trong đó có rất nhiều quần áo may sẳn sản xuất ở Việt Nam đem qua. Dạo một vòng và mua một ít đồ, chúng tôi liền quay về để kịp lên xe đi tiếp. Ngang qua đồn biên phòng của lính Thái, bất chợt chúng tôi nhìn thấy một tốp lính áo đen, nón bành ngồi trên xe bán tải đang chuẩn bị xuất phát đi đâu đó. Quan sát kỷ, còn thấy rõ xung quanh đồn có nhiều lô cốt xây dựng khá kiên cố, nước sơn ngụy trang còn khá mới, chắc họ triển khai trong thời điểm hai nước va chạm trong sự kiện tranh chấp ngôi đền cổ Prếch vi hia. Trên đướng về chúng tôi còn bắt gặp một đoàn xe tải chở hàng vào đất K, loại xe tải sơn màu lòe loẹt chỉ có bên đất Thái.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #104 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 10:19:19 pm »

Hàng nóng bày bán ở chợ trời cửa khẩu Malai



Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #105 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 10:26:58 pm »

Mọi người đi chợ về


Cứ đi tự nhiên chụp ảnh mới đẹp
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #106 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 10:35:52 pm »

Thêm vài hình ảnh về suối Malai



Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #107 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 10:44:12 pm »

   Tôi thủng thẳng vừa đi vừa ngắm nghía cảnh vật, đến khu chợ trời thì thấy Đức Thảo đang nói chuyện với một anh người Việt đội nón Pốt, anh này tự xưng là lính đoàn 7705.
   Thấy Đức Thảo quan tâm đến cái nón Pốt anh ra giá nhượng lại là 20 đô. Đức Thảo xem xét thấy vành nhựa bên trong nón nát cả rồi nên chẳng thèm mua dù sao đó anh kia giảm giá chỉ còn 10 đô.


  Post loạt ảnh này lên với chút tò mò: anh chàng nhảy nhảy không em này tâm sự gì với bác Đức Thảo sao mà lâu thế?  Grin







Logged

như chưa hề cầm súng...
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #108 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 10:47:01 pm »

   Định viết thêm một vài bài về Poi pet, nơi phía trước là phồn hoa, phía sau là nghèo khó, về cây điệp đặt trạm quan sát ngày xưa, về cái cây độc lập sát bờ suối, nơi duc thao trong một lần leo lên dùng ống nhòm quan sát bị một thằng lính Thái đứng phía bên kia suối đưa vào tầm ngắm khẩu AR 15, phải tuột xuống muốn lột da tay vẩn còn...Nhưng không ngờ anh H3 Hùng phục hồi công lực lẹ quá, đi ào ào vào Cao mê lai nên tối nay đi công chuyện về lại phải chạy theo.

Hihi các đồng đội nhanh chóng post bài nhe, tôi sắp vào phnom Malai rồi đó.

Không ảnh của Google Earth từ cửa khẩu Poipet đến cửa khẩu Malai

« Sửa lần cuối: 20 Tháng Sáu, 2013, 12:25:17 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #109 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 10:51:37 pm »

Hàng nóng bày bán ở chợ trời cửa khẩu Malai



  Hai cậu em mê tít món hàng nóng này, chỉ chịu bỏ đi khi nghe ba Hùng khuyến cáo: " Có mua cũng không mang qua cửa khẩu được đâu!"  Grin



Logged

như chưa hề cầm súng...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM