Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:59:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Banteay Chhmar đến Phnom Melai và Mo Hơn  (Đọc 207411 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
MYDEND25
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 408


người bạn năm xưa


« Trả lời #40 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 09:09:10 am »

  Trong khi chờ Hưng trở về ( ai ngờ Hưng không trở lại  Grin), tôi tranh thủ tạt vào ngôi trường gần đó.
   Ờ Cam tháng này học sinh vẫn chưa nghỉ hè. Tan học rồi nhưng nhiều học sinh vẫn còn ở lại hồn nhiên nô đùa.
  Nhờ Hưng đi lâu mà tôi đã chụp rất nhiều bức ảnh ở đây Grin

HỌC SINH TRƯỜNG LÀNG THMOR POUR









Tribico gặp nhìn gặp những học sinh như thế nầy chắc xúc động lắm phải kg ?  Grin
Logged

Chiến trường xưa
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #41 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 09:43:08 am »

Mấy lão như H3 Hùng, Tribeco hay Tâm Đoan đi K nhiều lần rồi, chắc cảm giác cũng chai lỳ nên chắc không cần hỏi. Grin

Anh binhyen1960 ơi, cỡ như bà xã anh Hùng, chẳng từng là lính, đã đi cùng chồng nhiều chuyến sang K như thế này mà vẫn còn bồi hồi xúc động. Chị Hùng cứ lăng xăng lo sắm sẵn đồ cúng vào từng bao cho từng điểm cúng và rồi quà cho các cháu nhỏ trong vùng. Chị Trí thì tay luôn càm máy ảnh, chộp những tấm ảnh kỷ niệm mà lúc đó cả 5 anh em đều bần thần nhớ về đồng đội, nhớ về chốn xưa. Em đi lần này lần thứ hai. Lần đầu, năm 2009, đi theo tour du lịch cùng ông Bác 83 tuổi nên chẳng thể chạy đi đâu được cả. Chỉ cảm thấy nhớ đồng đôi, nhớ đơn vị vô cùng, nhất là khi đến phà Nek luong.

Khi về VN, nổi nhớ ấy cứ đeo đẳng mãi mà chẳng biết tìm thông tin từ đâu. Rồi một sáng tháng 5/2011, tự dưng vô tình gõ vào google chữ E685, thấy xuất hiện thông tin tìm liệt sĩ ở C2 E685, nước mắt em tự dưng tuôn trào và thấy như sao mình vô tình quá. Từ đó, biết được trang web mình, hiểu hơn về cuộc chiến mà mình đã từng tham gia.

Trong lòng rất muốn đi một chuyến nhưng vì công việc, vì con cái nên cứ hoãn mãi. Lần này thật may mắn, cháu út vừa thi nghề xong nên hai mẹ con lật đật tháp tùng theo đoàn. Chuyến đi này là đi để cảm nhận, đi để trải nghiệm. Qua những bài các anh viết trên mạng, qua những lần off ngồi lắng nghe các anh kể, tranh cãi, bây giờ qua mỗi con đường, mỗi địa danh, tuy mới lần đầu nhưng thật sự thấy đầy gian khổ, khó khăn, sự hy sinh của các liệt sĩ mặc dù đã qua 30 năm. Cố gắng kềm lòng mình lại vì đi cùng con nhưng khi đến Phompenh, đứng trước tượng đài kỷ niệm quân tình nguyện VN thì tự dưng nước mắt tuôn trào. Tổ quốc Viết Nam, đất nước Campuchia luôn ghi nhớ công ơn các anh. Rất muốn phone cho cô bạn sư 5 học chung trường hồi cấp 2 và 3 nhưng không phone được.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2013, 09:58:54 am gửi bởi leasedline » Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
SVNMARINESVN
Thành viên
*
Bài viết: 235


KHÔNG ĐỂ MẤT MỘT TẤC ĐẤT CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI


« Trả lời #42 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 10:52:58 am »

Xin cám ơn các Anh về những bức hình mới nhứt và rất.. nóng hổi.. Hiii
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #43 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 10:53:50 am »


Tribico gặp nhìn gặp những học sinh như thế nầy chắc xúc động lắm phải kg ?  Grin

  Dân ở đây còn nghèo lắm. Trường lớp chắc cũng còn khó khăn nhiều. Anh để ý cái phù hiệu trường trên áo học sinh cũng còn chưa có. Được cái khoái ở Cam là khuôn viên trường rất rộng, học sinh nô đùa thỏa thích. Nhìn các cháu hồn nhiên lòng cũng nhẹ đi.  Smiley



Logged

như chưa hề cầm súng...
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #44 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 10:54:58 am »

   ngoài một số phục dựng, bảng chỉ dẩn...bên ngoài cổng,
Cổng chính bên ngoài đền:




   Đặc biệt đối diện cổng chính đền, bên kia đường có một quán cà phê kiêm quán ăn, cấu trúc trang trí mặt tiền phía trước bằng một dãy bánh xe bò, trông giống như là một kiểu quán xá của người Việt Nam làm chủ, vào thời điểm mà xe công nông, máy kéo đã thay thế xe bò ở nước ta trước đây.

Quán cà phê kiêm quán ăn đối diện cổng chính đền:

    
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #45 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 11:04:14 am »


Tribico gặp nhìn gặp những học sinh như thế nầy chắc xúc động lắm phải kg ?  Grin

  Dân ở đây còn nghèo lắm. Trường lớp chắc cũng còn khó khăn nhiều. Anh để ý cái phù hiệu trường trên áo học sinh cũng còn chưa có. Được cái khoái ở Cam là khuôn viên trường rất rộng, học sinh nô đùa thỏa thích. Nhìn các cháu hồn nhiên lòng cũng nhẹ đi.  Smiley


Vùng sâu vùng xa của Cam cũng có rất nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Điều làm mình ngạc nhiên hơn nữa là trẻ em Cam mặc dù ở vùng nông thôn nhưng các cháu nói tiếng Anh rất lưu loát, mạnh dạn và tự tin vô cùng.
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
Ampil E689
Thành viên
*
Bài viết: 130


« Trả lời #46 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 12:17:15 pm »

Tại chợ Thmor Pouk chúng tôi quen 1 đồng hương quê ở tỉnh Kiên Giang ở lại Campuchia lấy vợ người Campuchia có hai đứa con còn nhỏ dưới 10 tuổi. Vợ chồng anh bán cà phê và hủ tiếu bên hông nhà lồng chợ, chỗ tribeco ngồi ung dung trên sạp. Chúng tôi kêu cà phê ngồi uống để ủng hộ đồng hương, nhân tiện nhờ vợ chồng anh nấu dùm bữa cơm trưa cho 10 người ăn.

 Tình cờ gặp anh chàng đồng hương tên Tính này ngay chợ Thmor Pouk là cái may mắn cho đoàn, đặc biệt là với Lâm Hưng! Gặp ngay thổ địa người Việt đã giúp Lâm Hưng dễ dàng tìm tra Trung đoàn bộ E8, đoàn chúng tôi có bữa cơm trưa dã ngoại mát mẽ ngoài dự tính ngay phế tích Thmor Pouk.
  Anh Tính đã thương lượng mượn một chiếc xe ôm tống ba chở tôi và Lâm Hưng tìm về cứ Ebộ E8. Té ra E bộ củng không xa chợ lắm, ngay trung tâm hành chính xã.
  Gặp hồ sen trước mặt, Lâm Hưng như trở thành người cõi trên: " Đúng rồi, nó nè... chỗ này tui bị tập kích..".
   " Ô, chợ cũ đắng kia nè", " đắng này là...", anh nói liếng thoắng không nghỉ theo luồng ký ức cuồn cuộn chảy về, tay chỉ đông tây nam bắc, chân đi như chạy.
  Phút chốc anh biến mất ở ngã ba cuối đường.
  Tôi chia xẻ tâm trạng phấn khích và mừng cho anh. Ngày hôm nay, chuyến đi này xem như anh đã thành công, như ý.
  Tôi và Tính đi dạo quanh vùng, ghé thăm trường học gần đó, chờ anh trở lại.
  Lâu quá không thấy Hưng về, Tính sốt ruột điện về nhà hỏi thăm vợ, vẫn không thấy.
  Cuối cùng, đúng như dự đoán, điện của đoàn gọi báo: Hưng đã về. Anh đã đi theo hồi ức đánh một vòng và về đến chợ: quên mất 2 thằng tui! Grin

  - Tui nó tập kích hướng đó...


- Chỗ này tui nằm bắn trả!


Một đêm cuối tháng 12/1982, chiến sĩ Lâm Hưng, nhập ngũ 2/1982 thuộc C20 E8 trong lần ra nhận gạo tại trung đoàn bộ đã bị Pốt tập kích tại ao sen này. 30 năm sau anh mới có dịp trở lại nơi đây

  
Tháng 6 /1982 lúc mình qua thmorpouk , E8 trung đoàn bộ nằm trong vành đai bằng đất ,bên trong là  nhà mái bằng xây tường ,nghe nói là trụ sở của xã nhưng không có hoạt động
 ( nay phía tay trái cỗng chính là đồn công an ,bên trong nhà mái bằng sửa lại làm bệnh viện huyện ) ,tháng 7/82  E bộ  di chuyển lên phum Serel'o (ruộng tốt) và địa bàn thmorpouk không biết đơn vị nào hoạt động nữa ,khoảng đầu tháng 12 mỗi C cử 2-3 người ra phum nhận gạo cho đơn vị mình, trong đó có lính củ đi kèm theo ,khổ nổi lính thì khoảng 20-30 người mà súng người mang người không, rồi đến tối mấy ông lính cũ lại vào mêmai ngũ ,nên đám lính còn khoảng 20 trở lại ,tập trung ngũ trên nhà mái bằng , không có ai gác hết ,vì lính đủ đơn vị nói ai nghe sao mà phân công đc ,tối khoảng tầm 8-9giờ minh nghe tiếng chô..chô của pot hướng tây nam đầu phum Cânru (tự lạnh ...lưng ngũ không đc nên nghe rõ) tiếng súng nổ tới tấp ,rồi a e cùng chạy dạt về phía sau lưng nhà ra bờ hồ sen bắn trả một lúc, thì có một bộ phận lính mình đvị nào gần đó phản kích nên không xảy ra chuyện buồn ,chỉ tội mấy ông không có súng chạy tán loạn xuống ngâm mình dưới nước lạnh,( mà tháng 12 năm đó lạnh thật )   
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #47 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 07:31:30 pm »

   Mỗi người một cảm nhận riêng tư, Hưng E8 thì bồi hồi nhìn sự đổi thay của cảnh củ. Duc thao, gia đình anh H3 Hùng, gia đình Tribeco thì cứ mãi dỏi theo hai bên trục đường, một địa danh mới mà lần đầu tiên đặt chân tới. Cái lạ là lý ra nhận xét về nền tảng giáo dục của bạn là hai bạn Tribeco mới đúng, không ngờ nhận xét đầu tiên duc thao lại nghe từ chính miệng Tâm Đoan:" Ở Cam pu chia lúc nầy trường học được xây nhiều quá..." Thật đúng vậy, chỉ một đoạn đường không dài chúng tôi nhìn thấy rất nhiều ngôi trường mới mọc lên. Mặc dù quy mô lớn nhỏ có khác nhau, nhưng so với xưa như vậy đã khá là khang trang, bề thế.

    Có lẽ người ta định nhanh chóng đưa người dân Cam pu chia thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu. Trong đó nền giáo dục được đưa lên hàng đầu. Tri thức tốt sẻ giúp con người mở mang được nhiều thứ, phân biệt đâu là nẻo chính đường ngay, để bọn diệt chủng, mị dân không còn đường quay trở lại. Tri thức cũng làm rút ngắn sự lạc hậu đi nhiều, đưa đất nước đến chổ nhanh chóng phồn vinh. Đó có lẻ là những gì mà các tổ chức quốc tế đang muốn giúp đở đất nước nầy. Hạ tầng chưa cần đồng bộ lắm, nhưng những gì thuộc về giáo dục vẩn được ưu ái giải ngân đầu tiên, khiến dù ở những nơi xa xôi hẻo lánh, các ngôi trường vẩn nhanh chóng được xây dựng lên rất nhều.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 07:48:05 pm »

Vài hình ảnh chụp ở đền Banteay Chhmar phía lộ 56:

Dự án phục chế đền Banteay Chhmar


Nhà dân trên lộ 56 nhìn từ đền Banteay Chhmar


Cống Thoát Hoan nay đã được trời mưa rửa trôi sạch sẽ Grin
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #49 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 07:59:50 pm »

Phút thư thả ở đền đền Banteay Chhmar







Logged

như chưa hề cầm súng...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM