Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:46:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Banteay Chhmar đến Phnom Melai và Mo Hơn  (Đọc 207422 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Ampil E689
Thành viên
*
Bài viết: 130


« Trả lời #30 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2013, 10:50:13 pm »

   Mang tiếng cùng là hai trung đoàn biên phòng trực thuộc F5 những ngày tháng cùng đội hình Sư đoàn làm nhiệm vụ quốc tế trên đất bạn. Nhưng nói thật do đội hình hai trung đoàn nằm ở hai đầu, sự giao lưu lẩn nhau hầu như không có được. Và vì thế sự quen biết kể cả con người và đội hình với nhau giửa E2 và E8 thời gian nầy không hề có. Chúng tôi chỉ nghe nói về nhau, và đội hình của E nào thì E nấy biết.

    Chuyến đi nầy thật may mắn khi trong chương trình đoàn lại được tham quan những địa danh như Sa vai chếch, Thơ ma puốc...một địa bàn mà ngày xưa duc thao chỉ nghe nhắc đến chứ chưa từng được đặt chân đến bao giờ. Tâm trạng nôn nao nhất có lẻ là anh bạn Hưng, lính E 8. Nhưng những người trong đoàn vẩn cảm thấy hứng thú vô cùng.

    Lộ 56 đang được mở rộng theo một quy mô khá lớn, lòng đường ước chừng vài chục mét. Khi hoàn chỉnh chắc được chia thành rất nhiều làn xe, qua lại thoải mái. Nhưng hiện tại bụi đất mù trời mỗi lần có những chuyến xe chạy vụt qua. Đặt biệt là con đường được nâng lên khá cao, chạy dọc theo hướng bắc nam như một con đê chắn lũ. Một số đoạn đang thi công lở dở nên khá dằn xốc, nhưng nhìn chung xe chạy khá êm. Hai bên đường dù chiến tranh đã lùi xa rồi nhưng dân cư vẩn còn khá thưa thớt. Điều khác nhau giữa E8 và E2 có lẻ là khu vực E bộ E8 ngày xưa là có dân cư xung quanh, có chợ, có trường...Còn hướng E2 thì cận biên hơn và hoàn toàn không có dân cư sinh sống.

    Chợ Thơ ma puộc mới được xây dựng khá khang trang, nhưng hàng hóa chưa được nhiều, chỉ thấy những mặt hàng thông dụng thiết yếu chưa đủ chủng loại lắm. Vậy mà cứ mỗi gian hàng khoảng 15 m2 trong ngôi chợ nầy lại có giá đến 30.000 đô la Mỹ. Tìm hiểu qua người dân, thì ra khu vực nầy cốt là đầu mối bán sĩ hàng hóa của Thái. Hàng ngày hàng tập kết vào lúc sáng sớm để phân đi các nơi sâu trong nội địa. Còn giờ nầy họ chỉ bán cho khách vãng lai chút ít cho vui, vừa để bắt mối mới. Chắc rằng một thời gian nữa không xa, khi tuyến đường hoàn chỉnh, cộng với dân cư phát triển, nếu ai qua lại khu vực nầy, sẻ thấy thật nhiều sự đổi thay.
ĐÚNG đó anh ĐỨC Thảo, dù 2 trung đoàn là đơn vị BP của F5 nhưng chỉ nghe tiếng đơn vị với nhau và địa danh đống quân thôi ,cũng như tất cả đơn vị bạn đống kế cận nhau e174 Savaichech,q16 cũng đống gần đó,e 4, rồi đến e2 ,và những địa danh e8 chưa hoạt động tới ,khi có tiếng súng nổ đánh hướng đó dù không  chung đơn vị nhưng cũng lo bên hướng E đó có sao không , bởi vậy trong chuyến đi này mình tìm lại được những ký ức một thời ,và biết thêm những địa danh  mà lúc trước chỉ nghe thôi như Caomelai ,Poipet ,Ngã 3 con voi ,và con đường kinh hoàng Mohon ...,xin ghi ơn tất cả những đống đội đã ngã xuống trên chiến trường K này
Logged
Ampil E689
Thành viên
*
Bài viết: 130


« Trả lời #31 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2013, 11:06:42 pm »

Các bà dắt con đi chợ


Ông này ung dung ngồi sạp hàng nơi quán nước


Còn ông này ra quầy vàng đứng cười cầu tài


Với cô chủ sạp vàng kế bên

Ngôi chợ này là mới xây sau này đó anh H3 ,chợ củ nằm phía đông nam cách chợ mới khoảng 1km ,ngày xưa có dịp đi phum là ghé chợ mua 2riel bánh cam thotnot được 6 cái , là ra bờ ao sen đối diện trường học dưới bóng cây điệp ..si 
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #32 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2013, 11:25:14 pm »

Tại chợ Thmor Pouk chúng tôi quen 1 đồng hương quê ở tỉnh Kiên Giang ở lại Campuchia lấy vợ người Campuchia có hai đứa con còn nhỏ dưới 10 tuổi. Vợ chồng anh bán cà phê và hủ tiếu bên hông nhà lồng chợ, chỗ tribeco ngồi ung dung trên sạp. Chúng tôi kêu cà phê ngồi uống để ủng hộ đồng hương, nhân tiện nhờ vợ chồng anh nấu dùm bữa cơm trưa cho 10 người ăn.

 Tình cờ gặp anh chàng đồng hương tên Tính này ngay chợ Thmor Pouk là cái may mắn cho đoàn, đặc biệt là với Lâm Hưng! Gặp ngay thổ địa người Việt đã giúp Lâm Hưng dễ dàng tìm tra Trung đoàn bộ E8, đoàn chúng tôi có bữa cơm trưa dã ngoại mát mẽ ngoài dự tính ngay phế tích Thmor Pouk.
  Anh Tính đã thương lượng mượn một chiếc xe ôm tống ba chở tôi và Lâm Hưng tìm về cứ Ebộ E8. Té ra E bộ củng không xa chợ lắm, ngay trung tâm hành chính xã.
  Gặp hồ sen trước mặt, Lâm Hưng như trở thành người cõi trên: " Đúng rồi, nó nè... chỗ này tui bị tập kích..".
   " Ô, chợ cũ đắng kia nè", " đắng này là...", anh nói liếng thoắng không nghỉ theo luồng ký ức cuồn cuộn chảy về, tay chỉ đông tây nam bắc, chân đi như chạy.
  Phút chốc anh biến mất ở ngã ba cuối đường.
  Tôi chia xẻ tâm trạng phấn khích và mừng cho anh. Ngày hôm nay, chuyến đi này xem như anh đã thành công, như ý.
  Tôi và Tính đi dạo quanh vùng, ghé thăm trường học gần đó, chờ anh trở lại.
  Lâu quá không thấy Hưng về, Tính sốt ruột điện về nhà hỏi thăm vợ, vẫn không thấy.
  Cuối cùng, đúng như dự đoán, điện của đoàn gọi báo: Hưng đã về. Anh đã đi theo hồi ức đánh một vòng và về đến chợ: quên mất 2 thằng tui! Grin

  - Tui nó tập kích hướng đó...


- Chỗ này tui nằm bắn trả!


Một đêm cuối tháng 12/1982, chiến sĩ Lâm Hưng, nhập ngũ 2/1982 thuộc C20 E8 trong lần ra nhận gạo tại trung đoàn bộ đã bị Pốt tập kích tại ao sen này. 30 năm sau anh mới có dịp trở lại nơi đây

  
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2013, 12:41:23 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #33 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 12:10:27 am »

  Trong khi chờ Hưng trở về ( ai ngờ Hưng không trở lại  Grin), tôi tranh thủ tạt vào ngôi trường gần đó.
   Ờ Cam tháng này học sinh vẫn chưa nghỉ hè. Tan học rồi nhưng nhiều học sinh vẫn còn ở lại hồn nhiên nô đùa.
  Nhờ Hưng đi lâu mà tôi đã chụp rất nhiều bức ảnh ở đây Grin

HỌC SINH TRƯỜNG LÀNG THMOR POUR







« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2013, 12:37:52 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #34 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 12:14:01 am »

Hoc sinh trường làng Thmor Pouk









Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #35 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 12:18:04 am »

Hoc sinh trường làng Thmor Pouk







Logged

như chưa hề cầm súng...
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #36 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 08:18:44 am »

Đoàn đi lần này gặp nhiều may mắn một phần có lẻ nhờ đoàn có bộ tứ quý này đây:



Hớn hở trở về chốn xưa:


Theo trang web dulichcampuchia123.com thì đền cổ này được xây dựng bởi vị vua quyền lực của Campuchia, Jayavarman VII (1181-1219), thế kỷ 9. Có cuộc tranh luận về nguồn gốc của nó, với một số học giả cho thấy nó được xây dựng để tưởng nhớ Indravarman con trai của vua Jayavarman VII và các tướng Campuchia chịu trách nhiệm đánh bại người Chăm, trong khi những người khác cho rằng nó được làm như là một ngôi đền tang lễ cho bà ngoại của nhà vua.

Bây giờ bên ngoài đền, những vị thần đã bị lấy mất đầu:


Tạm thời gắn thêm cái đầu mới. hihi:
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #37 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 08:33:15 am »

Tuy chỉ đứng trước đền nhưng tôi cũng thầm cầu xin các thần hãy phù hộ cho thanh bình đến với đất nước này, cho hạnh phúc đến với mọi người và đến với cả chúng tôi:





Cầu xin thần cho chúng tôi có cuộc sống ung dung, tự tại:



Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #38 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 08:44:19 am »

    Từ Thơ ma puộc xe chúng tôi tiếp tục chạy về hướng giáp biên với Thái, nơi có khu đền cổ Banteay chhmar, một phế tích cổ xưa giờ đang xây dựng thành khu tham quan cho khách du lịch. Hai bên đường vẩn là những cánh đồng trống trãi xen lẩn những bụi cây và ụ mối. Nhưng rất nhiều khu có vẻ như một nông trại, nông trang. Đất ở đây tương đối màu mở, khá tốt với những loại cây ăn trái người dân trồng đã xanh um. Tuy nhiên cây trồng vẩn còn tạp lắm, dễ nhìn thấy là xoài, dừa,mít, rồi đến một số cây gì đó trồng thẳng hàng nhưng không nhìn rõ là loại cây gì...Qua hình ảnh nhìn thấy, tương lai gần vùng nầy sẻ trở nên trù phú, nếu đường sá giao thương trở nên thuận lợi, hàng hóa trao đổi được dể dàng.

    Đến một ngã ba, xe quẹo phải một đoạn, gần tới khu vực đền nhưng bác tài vẩn dừng xe lại hỏi một người phụ nữ cởi xe hon đa đi ngược chiều cho chắc ăn điểm chúng tôi muốn tới để tham quan. Xe vào cổng đền như những gì anh H3 Hùng đã có nói. Thật tình mất 45 đô la Mỹ để chạy qua cái ba rie làm bằng một thanh tre vắt ngang là phí vô cùng. Khu vực nầy có lẽ ngành du lịch Cam pu chia còn chưa đầu tư đến, ngoài một số phục dựng, bảng chỉ dẩn...bên ngoài cổng, phế tích chỉ là những đoạn tường thành xung quanh đổ sập, bị cây cối xâm thực bởi thời gian. Tuy nhiên đoàn chúng tôi cũng có nhiều cảnh bên ngoài để chụp ảnh làm kỷ niệm. Và một số ảnh cảnh vật cũng khá hay, hay nhất là không phải tốn xu nào.

    Phóng tầm mắt một vòng xung quanh, thấy đời sống dân cư nơi nầy có vẻ cũng tương đối đầy đủ, với một ngôi chợ nhỏ buôn bán khá nhiều sản vật nằm sát cạnh vòng cua. Vài ngôi nhà xây dựng theo lối hiện đại, một số cửa hàng. Đặc biệt đối diện cổng chính đền, bên kia đường có một quán cà phê kiêm quán ăn, cấu trúc trang trí mặt tiền phía trước bằng một dãy bánh xe bò, trông giống như là một kiểu quán xá của người Việt Nam làm chủ, vào thời điểm mà xe công nông, máy kéo đã thay thế xe bò ở nước ta trước đây.

    Cái đặc điểm đáng ghi nhận nửa là tâm lý người dân ở đây có một điều gì đó còn có vẻ nghi ngại tiếp xúc với đoàn chúng tôi. Trái với một số vùng khác, khi có đoàn du lịch ghé tham quan, thường thì cư dân tiếp cận mời mọc. Ở đây họ chẳng để ý gì, chẳng thân thiện mà cũng chẳng bài xích. Không sao, dù gì cũng còn mới mẻ quá, dần dần khi khu phế tích nầy được trùng tu, du khách trong đó có người Việt Nam đến nhiều, họ sẻ phải trở nên thân thiện hơn qua các nguồn lợi du khách mang đến.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Sáu, 2013, 08:52:32 am gửi bởi ducthao » Logged
MYDEND25
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 408


người bạn năm xưa


« Trả lời #39 vào lúc: 18 Tháng Sáu, 2013, 09:02:54 am »

Vài hình ảnh từ lộ 56 đến chợ Thmor Pouk

Phải chăng đây là Phnom Chat nhìn từ lộ 56 đoạn Makak đi Svay Chet?


Từ MaKaK đi Svay Chek nhìn ben trái đường đó là cao điểm 182 phum Slo C'ram và phum Tok Sim đó bác, còn ph'num Chat xa lắm kg nhìn thấy được.
Logged

Chiến trường xưa
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM