Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:13:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Banteay Chhmar đến Phnom Melai và Mo Hơn  (Đọc 207402 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #10 vào lúc: 16 Tháng Sáu, 2013, 11:48:29 pm »

Tâm Đoan gọi điện cho tay Bình, 10 phút sau 1 chiếc 16 chỗ được điều đến. Chúng tôi chất đồ vào thùng xe xong lên xe ngồi thì tá hỏa vì nệm xe rách nát, thành xe rỉ sét loang lỗ. Cái xe này mà chạy đến Poipet chắc gãy tung thành chục khúc, làm sao mà đi suốt chuyến hành trình? Tâm Đoan gọi điện mắng vốn vợ chồng Trần Lê Bình, không ai bắt máy.
Gặp phải tay làm ăn lôm côm rồi!


   Chiếc xe này bề ngoại trông cũng ngon lành nhưng bộ đồ lòng bên trong quá tệ.


   Tới đâu thì tới. Chúng tôi quyết định không đi xe này nữa, cả đoàn chuyển hành lý xuống xe. Tâm Đoan và tài xế cùng đang điện cho chủ xe nhưng không ai bắt máy.

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2013, 12:14:24 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #11 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2013, 12:13:39 am »

  Chúng tôi xuống xe, lấy lại hành lý mang ra quán nước kế bên trạm xe Sapaco ngồi bàn tính.

   Đây là tình huống mà tôi đã lường nên tôi lục danh thiếp tìm số điện thoại các nhà xe mà tôi từng thuê trước đây...
Trong quán nước Tâm Đoan móc điện thoại ra liên lạc với người chị em bạn của mình ở thành phố Phnom Pênh.
...Rồi một thanh niên người Cam lai Việt là con trai của bạn Tâm Đoan đến quán nước gặp chúng tôi để trợ giúp khâu phiên dịch.

...Chúng tôi ra ngoài quán nước đứng canh chiếc 16 chỗ mà tôi có ý định thuê. Sok Sophal đến, thấy tôi anh nhìn ra ngay, mở cửa xe bước xuống chào tôi với dáng vẻ thân thiện. Chúng tôi đưa tờ chương trình chuyến đi cho cậu con trai bạn Tâm Đoan nhờ báo cho Sok Sophal biết nội dung chuyến đi là như thế, như thế...


  Sự cố xe dỏm khiến các thành viên trong đoàn lo lắng trừ H3 Hùng với nhiều kinh nghiệm rất bình tĩnh vì đã có phướng án dự phòng.
  Trong khi H3 Hùng và Tâm Đoan, Đức Thảo tất bật điện thoại, bàn tính, tôi tản ra một góc tìm thêm phương án dự phòng khác trong khả năng của mình.
  Thử điện về Sài Gòn cho Hải d14A e55 ( SVNMARINESVN ) vì anh qua lại PhnomPenh thường xuyên. Nhưng Hải cho biết rất tiếc vì chuyện xe cộ thì mù tịt.

  Điện cho Nhuận Chi, người bạn thân gốc Hoa sống ở PhnomPenh, anh lật đật chở cô bạn gái đến ngay.


  Nhưng khi ấy, mọi chuyện đã tạm ổn: bác tài Sok Sophal đã đến, cậu con trai bạn Tâm Đoan đang phiên dịch về nội dung chuyến đi...




  Dù sao cũng cám ơn mầy nhé Nhuận Chi, sau này qua lại PhnomPenh chắc cũng còn có chuyện nhờ vã mầy nữa. Chụp với mầy một tấm hình kỷ niệm nhé.. hihi

« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2013, 12:23:44 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #12 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2013, 06:34:52 am »

Trước khi đi Tâm Đoan vui vẻ tự giới thiệu là em gái boòng Dũng và chụp ảnh chung với a Di 1 tấm


Hiii, Đoan giới thiệu là em gái hậu phương mà dịch qua dịch lại thế nào cuối cùng bác tài dịch thành em ruột mới ghê! Vì không biết tiếng K nên chẳng thanh minh làm gì, cứ như thế để nhận được ánh mắt trìu mến của người "chị dâu" này. Tự dưng lúc ấy nhớ anh em Cát Tiên vô cùng. Nhớ những buổi ban đầu còn bở ngỡ, nhưng sự nhiệt tình, thân thiện của anh em đã làm cho Đoan mạnh dạn hơn và từ đó giao lưu có thêm được nhiều bạn tốt.
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #13 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2013, 06:44:41 am »


  Nhưng khi ấy, mọi chuyện đã tạm ổn: bác tài Sok Sophal đã đến, cậu con trai bạn Tâm Đoan đang phiên dịch về nội dung chuyến đi...


"Trong cái xui có cái hên". Người tài xế mới Sok Sophal hiền lành, nhanh nhẹn và nhạy bén giúp chúng tôi rất nhiều trong chuyến đi. Từ việc liên hệ với dân địa phương, thông dịch từ tiếng K sang tiếng E, giới thiệu cho chúng tôi những quán ăn ngon mà rẻ, đạo diễn cho chúng tôi chụp hình như thế nào cho đẹp. Bác tài đã đưa chúng tôi đi - về an toàn. Chuyến đi lần này thành công ngoài dự kiến của anh em trong đoàn cũng có một phần công của bác tài này.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2013, 06:49:52 am gửi bởi leasedline » Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #14 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2013, 08:58:43 am »

    Riêng đối với duc thao thì trong chuyến đi nầy xúc cảm có lẻ có phần nhiều hơn anh em trong đoàn một ít. Hai mươi tám năm kể từ khi rời khỏi vùng đất đau thương Cao mê lai_Mo hơn_ Pôi pet, hai mươi bốn năm kể từ khi rời xa vùng đất cầu con rồng, huyện Chi ka ren, tỉnh Siêm riệp đầy ắp kỷ niệm với bao câu hỏi trong đầu:" Bây giờ cảnh vật con người thay đổi thế nào, liệu có nhận ra không, ai còn ai mất...?". Bao nhiêu năm miệt mài với chuyện cơm, áo, gạo, tiền...những tưởng ký ức một thời sẻ mãi vùi sâu, trong khi tâm trạng lúc nào cũng canh cánh.

    Lần đi nầy chắc có lẻ là lần đi thuận lợi nhất mà duc thao có được, tất cả là những người bạn thân tình và sự động viên, sẻ chia, lo lắng chuẩn bị của bà xã. Dẹp mọi lo toan phiền muộn thường ngày qua một bên, chỉ chờ giờ phút được cùng mọi người lên đường về chốn củ.

    Do không được thông báo về to pic nầy nên giờ duc thao mới phát hiện nên đành phải chạy theo. Ấn tượng đầu tiên của duc thao, một người chưa từng xuất ngoại lần nào là việc làm thủ tục qua lại biên giới hai nước Việt_ Cam lúc nầy có vẻ rất dể dàng và thuận lợi, không như dự kiến ban đầu là phải chờ đợi nhiễu nhương. Phía bên ta thì điều kiện xuất cảnh khá đơn giản, còn bên bạn thì những cán bộ làm thủ tục nhập cảnh khuôn mặt người nào cũng thân thiện vô cùng. Quả là sự tiến bộ về các khâu hành chánh sẻ tạo ra môi trường du lịch thuận lợi. Nếu càng ngày mọi thủ tục trở nên đơn giản và thuận lợi hơn, anh em CCB ta sẻ có nhiều điều kiện trở lại thăm chiến trường xưa hơn trước.

    Một sự kiện trong ngày có liên quan mà anh H3 Hùng quên giới thiệu. Số là chúng tôi vô tình xuất phát trùng vào ngay ngày các Đảng phái thân thiện cầm quyền của bạn kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình, lên án một tay chính khách của một Đảng đối lập bên họ, khi tay nầy định dựng chuyện chối bỏ công lao, xương máu của quân tình nguyện Việt nam. Hắn trắng trợn cho rằng câu chuyện nhà tù S'tung chen, cái nhà tù chứng tích diệt chủng của pot là do phía Việt nam ta đạo diễn. Sự kiện nầy tự nhiên khiến chúng tôi vô tình trở thành nhân chứng để nhìn xem tình cảm và phản ứng của người dân Cam pu chia với sự kiện nầy là như thế nào ?.

    Qua khỏi biên giới một đoạn, chúng tôi đã phát hiện một đoàn xe tải nhẹ khoảng gần mười chiếc. Họ gác những tấm ván lên thùng xe, tạo thành các ghế ngồi, trên xe là nhiều hàng người ngồi, ăn mặc chỉnh tề, nghiêm túc. Quan sát kỷ sẻ thấy ai cũng mang theo phần ăn, nước uống. Ngoài chiếc xe đi đầu trang bị loa phát thanh để kêu gọi đã kích tay chính trị thiếu trình độ kia, những chiếc xe đi sau chiếc nào cũng được trang bị thêm băng rôn, khẩu hiệu. Nhìn cách họ tổ chức, chúng tôi ngầm hiểu rằng mỗi một phum, xã, huyện, tỉnh sẻ nhận chỉ tiêu đóng góp bao nhiêu người theo yêu cầu của Đảng phái tổ chức. Sau đó tất cả sẻ được phương tiện đưa về Ph'nôm Pêng để gia nhập cuộc biểu tình chống xuyên tạc của 20.000 người. Thấy vui vui nhưng lại kèm nổi lo, là liệu với một cuộc biểu tình rầm rộ như vậy ở thủ đô, khi xe chúng tôi vào đến có bị kẹt xe nằm chờ không. Nhưng rất mừng là điều đó không xảy ra, bởi vì họ tổ chức khá chặt chẻ, ôn hòa trong trật tự. Đến chiều khi đoàn chúng tôi rời khỏi thủ đô Ph'nôm Pênh, chúng tôi lại thấy xe các tỉnh tổ chức đưa dân về địa phương của mình. Nhiều khu vực hành chính cặp trục đường, người xe tấp nập, ai ai cũng vui vẻ phấn khởi. Điều nầy cho thấy Đảng cầm quyền hiện tại của bạn đang thật sự lớn mạnh và được sự ủng hộ của đa số người dân. Và người dân bạn vẩn còn ghi nhớ sâu sắc sự hy sinh của quân tình nguyện Việt Nam cứu họ khỏi tai họa diệt chủng. Bất kỳ cá nhận, Đảng phái nào hiện tại muốn xóa bỏ công lao nầy, sẻ bị chính những người dân nầy bài xích ngay lập tức. Về thăm lại chiến trường xưa trong tâm trạng của một CCB năm xưa với đất nước nầy, những hình ảnh đầu tiên thấy được khiến lòng duc thao thấy thật vui.
Logged
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #15 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2013, 09:20:06 am »

 Số là chúng tôi vô tình xuất phát trùng vào ngay ngày các Đảng phái thân thiện cầm quyền của bạn kêu gọi tổ chức một cuộc biểu tình, lên án một tay chính khách của một Đảng đối lập bên họ, khi tay nầy định dựng chuyện chối bỏ công lao, xương máu của quân tình nguyện Việt nam.

Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #16 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2013, 10:19:41 am »


"Trong cái xui có cái hên"...
Chuyến đi lần này thành công ngoài dự kiến của anh em trong đoàn cũng có một phần công của bác tài này.


Đúng vậy. Chuyến đi lần này anh em bảo nhau chắc mình được quý nhân phù hộ  Grin.
Nhiều gương mặt, nhiều tình huống xuất hiện đúng lúc, đúng nơi cứ như kịch bản được viết sẵn trong chuyến đi này.
  Em Na, con người bạn của leasedline là một minh chứng. Em đến với đoàn không lâu nhưng cách ăn nói nhỏ nhẹ, lễ phép, nhiệt tình đã gây ấn tượng tốt với tôi về lớp trẻ được ăn học đến nơi đến chốn của cộng đồng Việt ở K hiện nay.
  Cám ơn em về những đóng góp cho đoàn.


« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2013, 10:25:29 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #17 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2013, 01:45:24 pm »

    Cái địa danh mà duc thao mong muốn nhìn thấy đầu tiên trong chương trình là thị trấn Si so phon, nơi mà tầm quảng gần cuối năm 1980, sau khi được máy bay C130 đưa thẳng từ sân bay Tân sơn nhất, thành phố Hồ chí Minh tới sân bay Siêm riệp, bọn lính mới chúng tôi đã nằm lại khoảng mấy ngày để chờ về trung đoàn bộ E2 F5 lúc nầy đang đứng chân tại Mo hơn.

    Do đến muộn thời gian hơn dự kiến, đã hơn 10 giờ đêm, thị trấn đã chìm vào giấc ngũ, chúng tôi cũng vội vả vào nhận phòng, tắm rửa nghĩ ngơi sau một chặng hành trình dài. Tranh thủ ít phút ra ban công ngắm nhìn thị trấn về đêm. Thấy thật yên tỉnh, đây đó còn rải rác vài tốp thanh niên đi chơi về khuya, cảnh vật thật thanh bình.

    Theo thói quen đã có từ trước, sáng ngày thứ hai duc thao dậy thật sớm. Khi bên ngoài chưa rõ mặt người, tầm 5 giờ duc thao đã làm xong công tác vệ sinh để bước ra ngoài vừa đi dạo, vừa quan sát sự vật. Cảm giác đầu tiên là thị trấn cận biên nầy giờ sao yên lặng quá, vài chiếc xe chạy sớm vụt qua, một vài người cũng đang đi bộ, cảnh vật thật bình yên.

    Không như một thị trấn cận biên nổi tiếng ngày nào, bởi đây là một trong những đầu cầu rất quan trọng tiếp nhận nguồn hàng lậu tuồn về từ bên đất Thái. Nơi qua lại của các đoàn xe vận tải quân sự chở hàng cung cấp cho tuyến trên, chở thương tử từ tuyến trên về lại sư đoàn. Là nơi anh em lính tráng các đơn vị qua lại khi đi công tác, đi mua hàng và cả đi chơi... Ngày đó cái không khí nơi nầy nghẹt thở lắm, đó đây thỉnh thoảng vang lên vài loạt AK của những anh chàng bất mãn khi từ ở những nơi ác liệt ra chốn phồn hoa, hay đơn giản là những anh lính gần mặt trời, không việc gì làm nhậu nhẹt vào sinh hư quậy phá. Cứ mỗi lần như vậy lại nghe bước chân rầm rập của lực lượng gìn giữ an ninh, nhưng những thằng lính ở nơi ác liệt có biết sợ cái quái gì, ở tù trong khu vực kỷ luật của sư đoàn, còn sướng và an toàn gấp nhiều lần ở đơn vị. Nói chung nơi nầy gần như hứng chịu tất cả, sự thanh bình phồn thịnh của một khu vực trọng điểm hàng buôn lậu đến sự quậy phá đời thường trong thời chiến, thậm chí cả sự biểu dương tính chịu chơi theo kiểu con nhà lính giữa các đơn vị với nhau.

    Cảnh vật bây giờ thấy thanh bình quá, đến độ hỏi một số người dân đi tập sáng về một số địa danh xưa như trạm xá quân y sư đoàn, khu vực cổng sư đoàn...họ cũng đều lắc đầu không hề nhớ nổi. Vừa đi, vừa suy nghĩ miên man, bước chân ra đến ngôi chợ ngày xưa, nơi duc thao đã từng rất nhiều lần ngồi hàng giờ để chờ thằng bạn nhập ngũ và đi viện chung tên là Lộc quê Phú nhuận, vốn biết chút ít nghề sửa đồng hồ lại có đem đồ nghề theo nhận sửa cho dân kiếm tiền để hai thằng ăn thêm ngoài tiêu chuẩn. Ngày đó dù tiêu chuẩn bệnh binh sốt rét vốn cao hơn thương binh, nhưng đang tuổi sức ăn sức lớn lại bị cơn bệnh sốt rét hoành hành, bửa cơm nào vừa xong lại cảm thấy như chưa có gì bỏ bụng. May nhờ có Lộc hai thằng mới có tiền để ăn thêm. Lộc thì đã hy sinh ngày đó bởi vì mìn, giờ chỉ còn mỗi mình duc thao đang lang thang để nhớ về quá khứ.

    Chợ Si sô phôn tầm sáng sớm thoạt nhìn như một ngôi chợ nào đó ở miền tây đất nước. Cũng những hàng hóa, trái cây,rau cải... bình thường. Đó đây một vài hàng ăn mở sớm, một vài phương tiện chuyên chở thỉnh thoảng thoáng vụt qua. Chiến tranh đã lùi xa, đường sá đã tu bổ lại đủ tốt để thông thương hàng hóa. Cái thời độc quyền hàng Thái của thị trấn nầy giờ đã không còn, cho nên chợ búa không còn sầm uất như xưa, chỉ còn những mặt hàng thiết yếu để phục vụ đời sống cho người dân tại chổ. Do không mang được máy ảnh theo, duc thao liền quay về khách sạn để rủ Tâm Đoan đi cùng, để nhờ Tâm Đoan dùng máy ảnh ghi lại cho mình một vài khoảng khắc. Núi Si sô phôn, khu vực chợ và quảng trường thị trấn vẩn như ngày nào, chỉ có sự thay đổi ở một chút công năng của nó. Như cổng sư đoàn và khu vực sư bộ giờ thành một ngôi trường đào tạo công an của bạn. Còn quảng trường, tầm sáng sớm nầy quá nhếch nhác với những người ăn xin từ khắp nơi về tạm trú nơi đây, trong đó có thể thấy rõ rất nhiều nạn nhân của mìn, thậm chí có vài người vết thương đang còn tứa máu. Thị trấn vẫn còn nghèo, hạ tầng chưa hoàn chỉnh, nhưng đối với duc thao chỉ cần không còn hơi hướng chiến tranh, được sống trong không khí thanh bình, thì đã là một điều hạnh phúc của dân cư nơi nầy so với trước.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Sáu, 2013, 02:14:42 pm gửi bởi ducthao » Logged
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #18 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2013, 03:07:59 pm »

       Chợ Si sô phôn tầm sáng sớm thoạt nhìn như một ngôi chợ nào đó ở miền tây đất nước. Cũng những hàng hóa, trái cây,rau cải... bình thường. Đó đây một vài hàng ăn mở sớm, một vài phương tiện chuyên chở thỉnh thoảng thoáng vụt qua. Chiến tranh đã lùi xa, đường sá đã tu bổ lại đủ tốt để thông thương hàng hóa. Cái thời độc quyền hàng Thái của thị trấn nầy giờ đã không còn, cho nên chợ búa không còn sầm uất như xưa, chỉ còn những mặt hàng thiết yếu để phục vụ đời sống cho người dân tại chổ.

Chợ Si sô phon





Bên hông Quảng trường Si so phon vào lúc sáng sớm:


Núi Si sô phon:


Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
binhyen1960
Moderator
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #19 vào lúc: 17 Tháng Sáu, 2013, 06:11:23 pm »

 Bạn ducthao ơi! Grin

 Người xưa trở về chốn xưa sau gần 30 năm lòng có bồi hồi xúc động không? 

 Cảm giác lần đầu quay lại chiến trường xưa thật nghẹn ngào, từng bờ ruộng, từng ụ mối, từng con mương hay vật chuẩn xưa luôn gắn liền với những kỷ niệm của một thời chinh chiến.

 Mấy lão như H3 Hùng, Tribeco hay Tâm Đoan đi K nhiều lần rồi, chắc cảm giác cũng chai lỳ nên chắc không cần hỏi. Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM