Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:28:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Banteay Chhmar đến Phnom Melai và Mo Hơn  (Đọc 207420 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 01:01:12 am »

Hai chú U15 này đang say mê chuyện ma Poipet với vẻ mặt căng thẳng
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 06:08:07 am »

Chợ trời biên giới bán toàn đồ Thái ở khu vực nhà ga đường sắt Poipet nay đã giải tỏa dời về hướng bắc lộ 5. Chúng tôi rà xe vào khu chợ cũ phía nhà ga chẳng thấy bán chi, Sok Sophal hỏi thăm dân địa phương thì họ chỉ sang phía đối diện.

Khu chợ mới này được xây dựng khá qui mô, bán vào buổi sáng là chính, buổi chiều hiếm người đi chợ


Hàng hóa trưng bày trong chợ rất dồi dào, giá cả phải chăng


Chú út nhà tôi chọn được 2 cái quần lính loại này với giá tương đương 140 ngàn đồng VN 1 cái, khoái lắm chú mang ra mặc liền ngay vào tối hôm đó
Logged
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #72 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 06:20:07 am »

Chợ trời biên giới bán toàn đồ Thái ở khu vực nhà ga đường sắt Poipet

Chợ trời biên giới Thái ở khu vực nhà ga đường sắt Poipet:

Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 06:21:27 am »

Sok Sophal lái xe ra vòng xoay Poipet gởi xe trong sân một khách sạn gần đó rồi chúng tôi thả bộ tà tà ra biên giới. Thấy hàng ăng-ten bưu điện, kỹ sư viễn thông Tâm Đoan kêu tôi chụp dùm cô một tấm làm kỹ nghệ Grin

Logged
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #74 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 06:30:20 am »

Nhà ga cũ khu vực Poipet:




Công viên trước cửa khẩu Poipet:




Nhà ban Chỉ huy đại đội của anh Thảo ngày xưa:


Cây đặt đài quan sát:




Đứng bên đây, nhìn qua biên giới Thái, thấy ngôi nhà mái đỏ:




Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #75 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 06:35:57 am »

Sok Sophal lái xe ra vòng xoay Poipet gởi xe trong sân một khách sạn gần đó rồi chúng tôi thả bộ tà tà ra biên giới. Thấy hàng ăng-ten bưu điện, kỹ sư viễn thông Tâm Đoan kêu tôi chụp dùm cô một tấm làm kỹ nghệ Grin

Các nhà mạng bên K hoạt động độc lập, không sử dụng chung cơ sở hạ tầng vì thế rất nhiều nơi, chung một vị trí nhưng có tới vài ba trụ anten, mỗi trụ chỉ treo một vài cái, lãng phí quá!
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #76 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 06:47:19 am »

Tối ra vòng xoay Poipet nghe Đức Thảo kể chuyện ma trong căn nhà lầu 3 tầng của Hải quan Poipet ngày xưa. Hai chú U15 nghe chuyện ma Poipet xong tối chẳng chú nào dám nằm riêng một mình vì sợ con ma mặt trắng nó hiện ra hì Grin

Căn nhà lầu 3 tầng của Hải quan Poipet ngày xưa:


Không biết chú Hưng và bác Thảo kể ma sợ đến thế nào mà cậu út nhà em tối hôm ấy không ngủ được, lo ngồi canh cửa sổ, mẹ mệt quá nên cứ ngủ ngon lành. Tối hôm sau, xin phép mẹ lên phòng ngủ chung với chú Hưng nhưng lại nằm chung giường với Bác Thảo, hihi...
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #77 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 07:38:59 am »

 Đã thấy 'mùi' của casino  Grin


Nhờ tài xế Sophal Sok ngoại giao, đoàn chúng tôi được phép vào khu vực cửa khẩu mà không cần xuất trình giấy tờ.


Giữa cầu biên giới Poipet
Phía bên phải của ảnh là dòng người lũ lượt đang từ Thái trở về K: có lẽ trở về sau một ngày làm việc, buôn bán... bên Thái.






Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #78 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 07:44:25 am »

Chân dung Cầu cháy Poipet cũ nhìn từ đầu cầu cửa khẩu Poipet ( do lính của bác Đức Thảo vô ý làm cháy đầu năm 1985 )

Logged

như chưa hề cầm súng...
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #79 vào lúc: 19 Tháng Sáu, 2013, 08:04:12 am »

    Mặc dù tâm trạng rất bồi hồi, xúc động khi được về lại chốn củ ngày xưa, nơi đã lấy bao nhiêu tâm lực thời trai trẻ của mình. Nhưng có lẻ do đã có sự chuẩn bị tâm lý từ trước, nhất là cái đêm ở Si so phon, khi ra ngoài hành lang khách sạn nhìn xuống con đường phía trước hàng giờ, tưởng tượng chỉ ngày mai đây thôi, trong mắt mình sẻ hiện lên những hình ảnh mà bao năm qua mình khao khát có một ngày gặp lại. Chuyến đi tham quan cứ củ của E bộ E8 thật tình là rất vui với nhiều tình tiết bất ngờ như anh H3 Hùng đã mô tả một phần trong bài trước. Đặc biệt là bửa cơm dã ngoại ngoài dự kiến của đoàn, có lẻ chưa có một đoàn nào lại có một bửa cơm với một khung cảnh thoáng đảng mà thân tình như bửa cơm trưa của đoàn hôm đó. Về chùa Sa vai chếch, ngôi chùa đã nổi tiếng một thời với các đơn vị của F5 và một số đơn vị khác. Đoàn vào chùa say mê chụp ảnh từ đầu nầy đến đầu khác. Nhưng vì duc thao đang nôn về ngã ba con voi và tiền đồn Poipet nên chỉ ngồi yên quan sát mọi người, lòng nôn đi nhưng không dám hối đoàn vì phép lịch sự.

     Cuối cùng thì đầu buổi chiều chúng tôi cũng về tới ngã ba con voi. Đúng là như một số anh em đến trước đã phát biểu. Con voi bây giờ không phải là hình tượng của con voi ngày xưa, trông nó nhỏ nhắn và hiền dịu quá. Con voi ngày xưa so với con voi nầy kích thước lớn hơn rất nhiều, ít ra là gấp hai ba lần như vậy, đen đúa phong trần và đặt trên một cái bệ thật cao, khuôn mặt nữa như buồn bả, nữa như giận dữ. Tìm hiểu người dân xung quanh tại sao như vậy, thì họ bảo rằng trước đây trong quá trình thi công trục đường Poi pet, xe chở đất vô tình bang trúng bức tượng con voi xưa, làm ngã đổ hư hại. Lý ra họ có thể bỏ luôn biểu tượng nầy cho đường thông thoáng. Nhưng vì vùng đất nầy vốn gắn kết với truyền thuyết voi phải quay đầu, nên dân địa phương phải tìm một bức tượng khác thay thế. Vật đổi sao dời, có khi biểu tượng mới nầy cũng có nhiều cái hay, khi mà Cao mê lai bây giờ và sau nầy không còn là vùng rừng thiêng nước độc nữa. Chừng đó, cái biểu tượng nầy chỉ còn là một câu chuyện của "Ngày xưa...bộ đội Việt nam đã từng phải đóng quân trong vùng rừng thiêng nước độc nầy...vì nghĩa vụ quốc tế với đất nước họ". Xương máu của bao người phải làm cho vùng đất nầy phải đổi thịt thay da chứ không thể mãi như xưa. Theo chương trình đã định sẳn, chúng tôi đành tạm biệt con voi để lên khu vực cửa khẩu Poi pet, hẹn mai gặp lại.

     Quả là Poi pet ngày nay thay đổi quá nhiều, ngoài mọi sự tưởng tượng của duc thao. Quãng đường dài hơn 10 km ngày xưa đi trong hoang vắng từ ngã ba con voi lên cửa khẩu đã không còn, thay vào đó là các công trình, nhà cửa mọc lên, càng gần cửa khẩu càng thêm san sát. Đúng là so với tốc độ phát triển chung của đất nước chùa tháp, vùng đất nầy có lẻ được sự ưu ái nhiều hơn. Xe chạy chầm chậm trên đường, bằng sự cố gắng quan sát thật chủ động, duc thao còn kịp nhìn thoáng qua vị trí đám xoài, nơi đặt vị trí BCH tiểu đoàn 2 Biên phòng trực thuộc F5 của mình ngày xưa, nằm giữa một khung cảnh hoàn toàn thay đổi. Ngày đó cả một vùng biên viễn không một bóng dân nầy chỉ có vài công trình xây dựng mang tính hoành tráng là điều nằm ở khu vực cửa khẩu Poi pet gồm :nam đường có nhà ga, kéo lên vòng xoay là một dãi nhà hoang không có lính ở, lên tiếp là dãy nhà hải quan củ, ba tầng mái ngói đỏ, là nơi chốt giữ của b3. Bắc đường đối diện hơi chếch đối diện với nhà ga là nhà DKZ, khẩu DKZ 82 cải tiến của tiểu đoàn phối thuộc được đặt trên sân thượng của ngôi nhà hai tầng nầy. Lên nữa là nhà bch đại đội, nằm trong một ngôi nhà mái bằng theo kiểu chữ C, giờ là một bệnh xá hay cơ quan gì đó. Ngoài ra lên đến bùng binh còn một vài cái nhà xây bỏ hoang nữa, do không phù hợp để bố trí đội hình. Nói chúng ngày đó cửa khẩu còn nghèo nàn lắm, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Các công trình chỉ nằm hai bên đường trong vòng hơn 50m đổ lại, trên một chiều dài tính bằng mét trên dưới 500.

    Bây giờ có nhiều chổ đổi thay đến không thể nhận ra được, nhất là về hướng bắc, hướng Đăng cum. Cũng dể hiểu thôi vì bởi từ hướng nam trục lộ 5 ra chừng vài trăm mét đã là biên giới Thái, được đánh dấu bằng một con suối cạn là biên giới tự nhiên. Không có nhiều thời gian để đi sâu vào hai bên trục đường để quan sát và tìm hiểu, chiều hôm đó chúng tôi quá bộ lên tận cùng cửa khẩu phía bên nầy. Sự may mắn vô tình bởi chuyện trục trặc xe cộ từ đầu đã mang đến cho đoàn chúng tôi một bác tài vô cùng năng động. Ngoài việc có sức khỏe dẻo dai để chạy xe, biết tiếng Anh và một ít tiếng Việt để giao tiếp, biết dựng cảnh chụp hình, bác tài nầy còn rất xông xáo, tích cực liên hệ với các cơ quan chức năng để giúp đở chúng tôi thỏa được rất nhiều mong muốn tưởng chừng không thực hiện được. Một trong những điều đó là bác tài đã liên hệ với các trạm hải quan Cam pu chia để dẩn đoàn chúng tôi lên tận ranh giới Thái_Cam, là ở giữa cây cầu mới bê tông bắt qua hai nước. Để đến được nầy chúng tôi phải đi qua rất nhiều trạm kiểm soát, mà nếu chỉ với các thành viên trong đoàn với nhau chúng tôi sẻ không biết liên hệ, xin xỏ ra sao ? Cũng chính nhờ sự may mắn nầy mà khi lên đến vị trí phân chia hai nước, duc thao mới có dịp nhìn thấy được cây cầu biên giới củ. Nó giờ nằm nép mình lặng lẻ sau đám cây rậm rạp, um tùm do nhiều năm không còn sử dụng. Ôi, một chứng tích của một thời là đầu cầu liên lạc của hai nước hiềm khích nhau trong chiến tranh, giờ ít được ai biết đến. Nhớ lại cái ngày lính c5 đốt cỏ phát hoang làm cháy cầu, khoảng tầm đầu chiến dịch C85 năm 1985.Do tính chất quan trọng của nó, cả một đồn cửa khẩu lúc đó vì sợ bị kỷ luật nên báo về trên là do lính Thái đốt nhằm ngăn chặn quân ta. Thì thầm với cầu, tao thay mặt đơn vị ngày xưa trả lại sự thật cho mầy, một cây cầu, một chứng tích đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử. Qua chuyện nầy và thực tế những gì nhìn thấy, duc thao có thể khẳng định những đoàn đi trước có thể đã không nhìn thấy cây cầu nầy vì vị trí hiện tại của nó, rất dể lầm với cây cầu mới bê tông. Cũng bình thường như bao cây cầu khác, nhưng duc thao thì lại cảm thấy vô cùng may mắn, vì chỉ một lần về thăm không chuẩn bị, vô tình lại được nhìn thấy chứng tích xưa.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Sáu, 2013, 08:11:22 am gửi bởi ducthao » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM