Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:37:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ Banteay Chhmar đến Phnom Melai và Mo Hơn  (Đọc 207417 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #300 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2013, 07:45:10 am »



- Xin miếng cười đi ba!


- Ngầu vầy được rồi!

     Hihi ảnh nét quá tribeco, chụp máy nào vậy?


  hehe... nét là phải rồi, hình chính chủ mà.  
  ảnh trên - máy tribeco, ảnh dưới: chính là tấm ảnh Đức đang chụp - máy của anh  Grin

  Minh Đức có nắng khiếu nhiếp ảnh, bộc lộ từ 3 năm trước , lúc ấy còn bé lắm nhưng đã chụp được nhiều ảnh đẹp trong chuyến đi Từ Angkor đến Melai, Poipet và Svailo.
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2013, 08:40:26 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
leasedline
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 399


« Trả lời #301 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2013, 08:49:10 am »

Khuya quá rồi tôi đi ngủ đây, sáng mai chờ ảnh của Tâm Đoan post xong là tôi nhảy sang khúc chụp hình bến tàu Tonle Sap nha mọi người.
Em đang ngồi ở bàn thư ký đại hội rồi nên chưa gởi bài được anh Hùng ơi! Ở núi đất vợ chồng anh Tribeco được Sophal đạo diễn chụp được nhiều hình đẹp. Đề nghị anh Tribeco post lên cho mọi người xem với (sẵn gần đến ngày gia đình VN).
Logged

“Một ngọn nến không bị mất giá trị khi nó được dùng để mang ánh sáng đến cho người khác”
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #302 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2013, 09:28:09 am »

NÚI ĐẤT !

    Cái địa danh không xa lạ gì với những người lính tình nguyện ở K phải đi lại trên tuyến đường thủy từ Siêm riệp về đến Ph'nôm Pêng theo dọc biển hồ, nhất là tầm mùa mưa lộ 6 bị tắc vì nước tràn, địch chặn. Không biết có bao nhiêu đoàn suốt từ đầu lập trạm đến cuối cuộc rút quân đã đi qua, chỉ biết rằng nếu chỉ tính bằng lượt người số lượng không hề nhỏ. Quân đến, quân đi, người về phép, người trả phép, công tác..., những chuyến hàng hậu cần, tiếp liệu, đạn dược, xăng dầu cứ theo binh trạm nầy để ngược xuôi. Tóm lại, đây là một đầu cầu vô cùng quan trọng với MT 479 suốt thời làm nhiệm vụ giúp bạn.

   Cũng chính đâu đó gần khu vực nầy, thỉnh thoảng vào lúc sáng trăng, bọn lính pot đã dùng những loại hỏa lực tầm xa như H12, cối 120 ly bắn vào thị xã Siêm riệp, dùng bộ binh đột kích đánh úp một số nơi, gây cho ta một số tổn thất. Rồi cũng từ vị trí đầu cầu nầy, hàng năm các chiến dịch truy quét biển hồ đã được triển khai, đẩy địch dạt xa về đất Kong pong thom, hoặc phải rút về bên kia đất Thái. Đối với cư dân khu vực nầy, nhất là những hộ dân dựa vào nguồn thủy sản tự nhiên đánh bắt được, núi đất còn là nơi định hướng để quay về giữa mênh mông trời nước, lại là nơi vọng tưởng tâm linh.

   Giờ địa danh ngày nào cũng thay đổi khá nhiều. Đường sá được xây dựng quy mô và hoành tráng hơn xưa, dù là đang còn trong giai đoạn mới. Các khu dân cư trãi dài theo trục lộ, quán xá nhộn nhịp hơn. Các công trình phúc lợi như bệnh viện, trường học, cây xăng cũng bắt đầu ló dạng. Đặc điểm của khu vực nầy là nơi tiếp giáp với biển hồ, mùa mưa nước dâng, mùa khô nước rút. Nên càng về gần biển hồ, nhà cửa lại được tôn cao ngất ngưỡng, có nơi phải đến hơn 4m. Con đường mới mở đến một khu có lẻ là du lịch sinh thái cũng được tôn cao như vậy, nhưng hai bên mép đường có vẻ chưa được vững chắc lắm, một vài nơi dấu hiệu sạt lở dể dàng nhìn thấy bằng mắt thường. Tìm hiểu người dân xung quanh, hiện tại khu du lịch nầy được tổ chức na ná như kiểu du lịch sông nước miệt vườn bên ta, 10 đô cho một xuất đi tàu thủy ven biển hồ, vào các khu ăn uống trả tiền riêng trong vòng 2 tiếng đồng hồ dập dềnh sông nước. Không có thời gian cũng như không có kế hoạch trước, chúng tôi chỉ dừng chân chụp ảnh và ngắm nhìn các con tàu du lịch ngược xuôi dưới bến, thấy hay hay và lượng khách tham quan cũng khá nhiều. Có một số người Việt nam bên ta cũng đến đây buôn bán để kiếm sống. Đoàn chúng tôi có dịp làm quen với một người bán kem dạo từ bên nước qua đây. Nhìn vào lượng kem chất trong thùng chứa, nếu bán hết được trong ngày, sẻ cho một thu nhập tương đối khá chứ không ít.

   Đặc biệt là khi nói về dân cư và đạo giáo, nơi nầy hiện giờ có vẻ có sự giao thoa rõ nét nhất so với những vùng trước đó mà đoàn chúng tôi đã qua. Dù diện tích khu dân cư không nhiều, dân số không đông, nhưng dân ở đây có vẻ như sống quần cư theo sắc tộc và đạo phái thì phải. Dể phân biệt nhất là những ngôi nhà, được cất theo kiểu người chăm, người Việt hay dân bản xứ...nhìn rất dể tự tin khi cần bước vào thăm hỏi. Và những ngôi chùa nhỏ, đền thờ cất theo kiểu đạo hồi xen kẻ mọc lên theo khu vực dân cư. Đặc biệt ở đây còn có nhà thờ, Thiên Chúa hay Tin Lành duc thao không phân biệt được, nhưng đây là một thay đổi rất lạ, ở một đất nước trước đây đạo Phật vốn là quốc đạo. Ngoài ra đoàn còn nhìn thấy loại giếng bơm tay chắc có lẻ do nước ngoài tài trợ kinh phí để khoan, đưa lên từ trong lòng đất một nguồn nước ngọt khá trong. Duy chỉ có một điều làm chúng tôi chưa được vui, là mới đầu một số tay bảo vệ trên núi nói là đoàn được lên tham quan trên đỉnh không mất tiền. Nhưng sau đó thấy có một số người nước ngoài đi xe đạp lên tham quan, họ liền thay đổi thái độ đòi thu phí, mà trên núi ngoài có tầm cao quan sát xung quanh và vài ngôi chùa nhỏ thì có gì để xem đâu. Dĩ nhiên là chúng tôi không thể mất một khoản tiền vô lý nên mọi người kéo nhau xuống núi để đi tiếp cho kịp thời gian
    
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2013, 03:22:19 pm gửi bởi ducthao » Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #303 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2013, 10:54:43 am »

Duy chỉ có một điều làm chúng tôi chưa được vui, là mới đầu một số tay bảo vệ trên núi nói là đoàn được lên tham quan trên đỉnh không mất tiền. Nhưng sau đó thấy có một số người nước ngoài đi xe đạp lên tham quan, họ liền thay đổi thái độ đòi thu phí, mà trên núi ngoài có tầm cao quan sát xung quanh và vài ngôi chùa nhỏ thì có gì để xem đâu. Dĩ nhiên là chúng tôi không thể mất một khoản tiền vô lý nên mọi người kéo nhau xuống núi để đi tiếp cho kịp thời gian

Việc bảo vệ đòi thu phí tham quan núi Đất 1 người 1 đô la làm chúng tôi mất hứng thú với việc đi  một vòng quanh đỉnh núi theo đường ô tô có sẵn. Vả lại thời gian chúng tôi không còn nhiều vì chỉ định đi Tonle Sap trong vòng buổi sáng rồi về Xiêm Riệp đi chợ, ăn uống, nghỉ ngơi lấy sức chiều đi thăm hồ Ba-ray.
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #304 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2013, 11:00:33 am »

Chúng tôi xuống núi lên xe theo lộ 63 đi tiếp chừng 5 cây số thì đến Moat Peam


Cận cảnh Moat Peam nhìn từ không ảnh của Google Earth


Còn trên thực địa thì Moat Peam như thế này
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #305 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2013, 11:10:09 am »

Tàu ra Tonle



Một tàu khách nhỏ đang được lái ra biển Hồ theo dòng con lạch nhỏ cảnh tượng thật đìu hiu.
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #306 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2013, 11:13:34 am »


Em đang ngồi ở bàn thư ký đại hội rồi nên chưa gởi bài được anh Hùng ơi! Ở núi đất vợ chồng anh Tribeco được Sophal đạo diễn chụp được nhiều hình đẹp.




      Bác tài Sok Sophal này từng hành nghề chụp ảnh cưới nhiều năm nên trong chuyến đi này anh tình nguyện làm thêm nhiệm vụ chụp ảnh ( đương nhiên là free - xamaki  Grin ).

      Có nghề, nên nhiều lúc cao hứng, anh đạo diễn các cặp chụp như ngoại cảnh đám cưới studio , khiến các diễn viên lão tướng cứ sượng sùng... khoái chí  Grin




   
Logged

như chưa hề cầm súng...
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #307 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2013, 11:20:14 am »

Chụp hình lưu niệm với bến tàu Tonle Sap


với hình ảnh núi Đất cách sau lưng đoàn chúng tôi chừng 5 cây số


Giữa tháng 10/1982 từ chỗ này tôi đã bước xuống tàu sắt Hải quân về nước theo quyết định phục viên xuất ngũ. Bỏ lại sau lưng chiến trường nhiều hy sinh gian khổ mà không hề biết rằng sau khi tôi về đã có thêm hàng chục vạn chiến binh khác lần lượt qua đây thay thế và nhiều vạn người trong số họ lại tiếp tục hy sinh trên đất nước không phải của mình này.
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #308 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2013, 11:27:05 am »



      Bác tài Sok Sophal này từng hành nghề chụp ảnh cưới nhiều năm nên trong chuyến đi này anh tình nguyện làm thêm nhiệm vụ chụp ảnh ( đương nhiên là free - xamaki  Grin ).

      Có nghề, nên nhiều lúc cao hứng, anh đạo diễn các cặp chụp như ngoại cảnh đám cưới studio , khiến các diễn viên lão tướng cứ sượng sùng... khoái chí  Grin
  

Một số tác phẩm của phó nháy Sok Sophal
Tình vẫn đẹp trên bến Tôn-lê..

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2013, 01:54:55 pm gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #309 vào lúc: 25 Tháng Sáu, 2013, 11:28:11 am »

Một số tác phẩm của phó nháy Sok Sophal
Tình vẫn đẹp trên bến Tôn-lê..

« Sửa lần cuối: 25 Tháng Sáu, 2013, 01:55:32 pm gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM