Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 03:32:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế - Phần II  (Đọc 200288 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #320 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2013, 05:51:46 pm »

             Xin chào bác huonghn76

      

          Chị CB nói cứ như là thày giáo của em vậy.

      Năm 1981 học môn tâm lý thày vừa bước vào lớp, sau khi chào đáp lễ các học viên câu đầu tiên của thày là “ Từ già đến trẻ ai cũng thích khen, không thích chê”.

     Khổ nỗi em chẳng được ai khen bao giờ.
 
      Ngày học phổ thông thì cô giáo chủ nhiệm lớp 10 “ en” “đôi khi nói năng thiếu thận trọng”.  

        Khi làm công dân được ít bữa vì tổ chức đánh anh cán bộ đoàn xã, mặc dù em không tham gia trực tiếp nhưng cũng đi cổ vũ rất nhiệt tình. Nhưng do thông tin bị lộ nên khẩu lệnh bỏ, không đánh được. Vậy mà mấy hôm sau khi đi họp liên chi đoàn, BCH đoàn xã khai trừ em và T ra khỏi đoàn vì gây mất đoàn kết, mặc dù hơn mười đứa tham gia nhưng chỉ em và T bị khai trừ, còn những đứa khác thì thuộc quân “vô chính phủ” nên liên chi đoàn bó tay.com.

       Đến khi có giấy gọi nhập ngũ, anh bí thư liên chi đoàn mang lý lịch đoàn và GGT sinh hoạt đến tận nhà trả và trong hồ còn ghi: “Là đoàn viên tích cực tham gia các phong trào của đoàn, chấp hành tốt chính sách của Đảng và Nhà nước”. Thế mới oách.

       Khi trưởng thành  năm1985 tý nữa bị khai trừ khỏi Đảng chỉ vì “một mình giámchống lại mapia”.

Qua sóng gió, qua trải nghiệm của cuộc sống, con người ta cứng cáp hơn, vững vàng hơn, mạnh mẽ hơn, “chẳng kẻ thù nào ngăn nổi bước ta đi”.

         Có lẽ các bác sinh ra vào mùa xuân, mùa hoa đào nên cuộc đời đầy may mắn, nên thơ, còn em sinh ra vào mùa hoa xoan nên muỗi cắn bỏ mệ, vậy nên:
              Bạn bè  từ thủa khăn hồng
              Đứa thì nhờ vợ, nhờ chồng mà nên
             Còn em chiến đấu triền miên
             Về hưu cũng chỉ lính  quèn mà thôi

      Nhưng mặc kệ nó, thế mới là “có một cuộc đời”. Trời không cho ai tất cả và cũng chẳng lấy của ai tất cả, phải không các bác, hãy tin “hết mưa là nắng hửng lên thôi” điều cốt yếu là sống vui, sống khoẻ, sống có ích là đủ.

    Chào bạn Ho MiGia.
    Lâu nay tôi vãn âm thầm theo giõi bài viết của bạn. Bạn có cách diễn đạt trong bài viết của mình rất riêng, hóm hỉnh nhưng vẫn nghiêm túc, nhẹ nhàng nhưng chửng chạc...
    Tại bài viết này bạn có "thành tích cá nhân xuất sắc" đấy. Đó là "thành tích" của những người mà các đốt sống cổ bị vôi hoá không cúi xuống được Grin.
    Hôm nay tôi khen bạn và nhiều người đọc trên trang M&H cũng khen bạn. Tôi tin thế. Không phải :"Khổ nỗi em chẳng được ai khen bao giờ". Có gì khao anh em chúng tôi không đấy? Grin. Chúc bạn có những bài viết hay.
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Ho MiGia
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #321 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2013, 08:35:31 am »

            Chào LinhQuany@

          Tưởng chú “ nhận quyết định nghỉ hưu” rồi ? lâu không thấy chú “ tham chiến”.  Hay mải “xanh chín” và mải “cá khô”  quên “ có một cuộc đời...”? Grin

          Ho Migia vẫn còn “chưa quên” cái vụ “ Lính tráng bên K gì mà  “Trình” thấp thế sáu ông đi có mỗi chai. .. đã xong rồi”. Khi nào có dịp gặp nhau anh sẽ cho chú biết thế nào là “lai zai dân anh hai” nhé, vẫn biết rằng chú có khả năng “uốn... bằng mũi” nhưng vì “màu cờ sắc áo” quyết một phen phân tài cao thấp, dẫu cho thân này phơi ngoài đồng nội, xác này gói trong túi ny lông cũng xin cam lòng, cho dù vẫn biết chẳng hay gì cái uống rượu nhiều và “các anh say rồi mình mẹ dọn mâm” nhưng máu lên phải quyết thôi

       Còn cái vụ nhuận bút trên văn nghệ Quân đội chắc cũng đủ để anh em trên MVH không biết đường về quê mẹ nhỉ? Đang ngóng đợi tạp chí tháng11/2013 nhưng chưa thấy, chúc mừng nhà văn nhé.

      Kính chào bác vanthang341

      Cám ơn các bác đã đọc bài của em và có lời khen. Thực ra mà nói “ khổ nỗi chưa được ai khen bao giờ”(Ho Migia) thì cũng hơi khiêm tốn. Trước đây chị Chích cũng có khen chút xíu nhưng người đời thường nói “ Đừng nghe những gì con gái nói” hay “ Khen là động viên nhau, có còn đuối tý cũng nâng lên cho tròn, tạo đà khí thế lấy tinh thần viết bài” (ngày 6/11 12:08:34PM Gửi bởi Xuân 338) Thế là biết “ chất” của nhau rồi phải không bác? Grin Grin Grin

       Bác ạ em mới là thành viên của diễn đàn đúng 6 tháng 17 ngày với vẻn vẹn 70 bài viết trên MVH nên có thiếu sót gì mong các bác bỏ quá (Tất nhiên là không được phép phạm luật, nếu có quyết không tha)

        Nói đúng ra em đã biết bác từ ngày xửa, ngày xưa, những ngày đầu lang thang trên mạng vô tình bắt gặp “ Nhật ký Nguyễn Văn  Thắng làm em “say” (cùng chiến trường K mà) thức cả trưa, cả đêm đọc, ăn mạng, uống mạng, ngủ mạng “Chị gái” em tưởng em  chát chít với “ 8x, 9x”  nửa đêm dậy định bắt quả tang “không cho chúng nó thoát” nhưng kiểm tra thấy toàn tăng, pháo, súng nổ, máu chảy, đầu rơi cuối cùng chạy mất dép, em được tự do, thở phào nhẹ nhõm. Em còn nhớ trên trang nhà có thành viên Vu Dam viết cực hay. Lôi cuốn người đọc bởi tính thời sự và thông tin mang tính chuẩn mực cao, nhờ cuốn nhật ký của người cha. Lúc đầu em tưởng bạn ấy chém gió song càng đọc càng thấy mê ly. Nhưng cuối cùng do chị gái bạn ấy không muốn cho bạn tham gia nên Vu Dam rửa tay gác phím, em tiếc cho diễn đàn mất đi một “kho tàng lịch sử trên chiến trường K”

      Thật ra viết bài cho ‘Có một ..” cực khó bác ạ, (tất nhiên đối với em thôi) ở các trang khác có thể đùa vui, tếu táo chút, vô văn tư, còn ở đây dù “ một cuộc đời, một tình yêu” tưởng như chủ đề rộng mở nhưng riêng của CB, mình chèn bài không cẩn thận là vô duyên, là phạm thượng ngay, hơn nữa “tài nguyên” trên diễn đàn không phải là vô tận, vẫn biết chị Chích sãn sàn đón nhận khách đến thăm nhà một cách vô tư, hồ hởi, vui lòng khách đến, đẹp lòng khách đi, đó mới là điều đáng quý phải không bác? đâu cần mâm cao cỗ đầy, say bỏ mệ

      Lần đầu được gặp bác, em dốc hết bầu tâm sự, có gì sai mong bác thông cảm, xá tội. Kính chúc bác và gia đình luôn mạnh giỏi, vạn sự như ý. Khi nào được hân hạnh gặp bác ngoài đời kính bác ba ly màn hình phẳng trả ơn bác lời khen hôm nay.
      Em vẫn luôn tâm niệm Trai  ĐINH, NHAM, QUÝ GIÁP... lại còn thêm HỢI thôi rồi bác ơi,  đại tài đấy, qua nhật ký NVT chứng minh điều đó./.

         Đúng là được khen ho hen chẳng còn, bác khen tý bốc đồng viết quá dài tốn thì giờ vàng bạc của độc giả, em xin lỗi, chào và hẹn gặp lại với kỷ niệm buồn của ngày đầu khoác áo chiến binh của em vào  lần sau, như một lời cảm ơn đến MVH đã cho em một sân chơi để nhớ về một thòi không thể nào quên.



   
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2013, 02:14:45 pm gửi bởi Ho MiGia » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #322 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2013, 12:33:32 pm »

 CB chào bác vanthang341ht. Chào Ho MiGia, chào lính QY. Chào tất cả các bác tham gia diễn đàn và độc giả của trang.

   Bác vanthang341ht đã nhận xét bài viết tinh tế của Ho MiGia cũng giông giống ý nghĩ của CB rồi. Câu khen của bác đã thay thế một bài viết dài để cảm ơn khách đến của CB. Em không khen lại nữa, bởi có lời nào hay bác vanthang341ht đã nói hết cả rồi. Ho MiGia vẫn khiêm tốn. CB chỉ biết rất vui là qua mỗi bài P lên trang mọi người đã đến nhà viết bài và đọc bài động viên vui vẻ.

    Ho MiGia ơi! viết bài cho "Có một ...." làm gì khó thế em! Em cứ hay hài hước. Còn rất dễ là khác. Bởi người lính chúng ta từ lính bét dem đến sỹ quan, từ sỹ quan trung cấp đến cao cấp, từ lính nữ đến lính Nam, lính ngoài mặt trân hay lính ở hậu phương, Lính bay trên trời, lính lênh đênh ngoài biển khơi hay lính trên mặt đất đều cùng chung chí hướng đánh giặc giải phóng quê hương. bảo toàn lãnh thổ. Và sẽ có rất nhiều....nhiều mối tình đầu nhen nhóm giống nhau, rất thuỷ chung và trong trắng. Mối tình nào cũng phải vượt qua gian khổ, vượt lên qua đạn bom, vượt qua sự xa cách và còn phải xuyên được qua tấm lưới kỷ luật sắt của nhà binh Grin. Vậy nên chủ đề rộng, ai viết cũng được chỉ cần lòng dũng cảm dám nói lên sự thật, cái sự thật đáng được trân trọng của tuổi xuân đã qua.

    Lính QY ơi! hết hú vía chưa nào? Quê ngoại Kiến Xương của bà nữ Thanh niên xung phong ngày xưa vưỡn còn nguyên, may ra đổ tý cây trồng nông mà thôi. Nói thế chứ đêm hôm đó có lúc gió giật rít lên vu vú đấy.

   Thằng cháu xa quê mà vẫn lo mọi điều cho quê ngoại. Thật là có hiếu. Cô Chích và mọi người bao giờ thì được ăn khao đây cớ chứ! Tạp chí VNQĐ đã thông báo đăng bài của nhà văn Tạ Ngọc Dũng vào tháng 11/2013 rồi mà! Chúc mừng và rất vui cho người có một nửa dòng máu mang sắc màu quê Lúa.

       Bây giờ CB lại mời các bác nghe CB tâm sự tâm trạng, trăn trở và rất buồn của đêm trăng rằm tháng tám

  

  
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười Một, 2013, 01:58:19 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #323 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2013, 12:37:43 pm »

                Phần II   (tiếp theo)

những ngày ở bệnh xá đoàn 581 và những câu chuyện buồn vui.

                            Đêm trăng Rằm.

    Anh Hào đã về bên lán bệnh. Quỳ lại ngồi cặm cụi bên ngọn đèn dầu. Tấm vải Lon trắng  trung Quốc trắng phau đặt ngang lên gối. Đầu cái kim Rua ngoắc vào sợi chỉ nhào lộn lên, xuống lướt trên mép vải theo đôi bàn tay khéo léo của Quỳ. Mỗi mũi chỉ đã kết thành như những cánh bèo hoa Dâu nhấp nhô nối nhau chạy vòng quanh riềm gối.
 
 -   Quỳ làm gối cưới cho ai nhỉ? Bạn chưa có người yêu mà! Chắc lại làm cho ai ở tận quê nhà cũng nên.

     Nhìn ra không gian sắc màu chập choạng tối đang trôi nhanh. Tín hiệu báo một ngày dài đã hết, những phút đầu tiên của đêm mới bắt đầu về.  Cả không gian bao la của dương gian đang mở lòng đón ánh trăng đêm Rằm tháng Tám. Tiếng trống Ếch đã vang lên, lũ trẻ hai làng ven sông đã rủ nhau đi phá cỗ trông trăng. Tiếng trống Cái hoà lẫn trống con nghe tưng bừng như theo từng nhịp bước.
 
   Tôi đứng lên ra ngoài cái hiên đất thấp thè,  tay rút cái dép lốp kéo khỏi chân để thay cho cái ghế.  Dựa lưng vào cái cột tre, mắt tôi hướng về phía trời Đông. Trăng Rằm đêm nay vời vợi quá. Trời trong, trăng trong mà sao gương mặt chị Hằng vẫn cứ rười rượi buồn. Có lẽ cũng tại tâm trạng mình buồn mà cảm nhận kéo theo  khuôn mặt thật xinh tươi của chị Hằng vào trong nỗi buồn riêng. Nếu như vậy CB đã có lỗi với chị Hằng, xin chị Hằng đừng có trách CB.  

    Tiếng trống Ếch mỗi lúc một vang dồn, ánh trăng Rằm càng thêm vằng vặc. Ký ức tuổi thơ trong tôi lại ùa về cồn cào, chật ních. Khao khát quá! Và tiếc quá! Lúc mình vừa được mang trên vai chiếc khăn quàng đỏ cũng là lúc cả hai miền Nam Bắc đều nhuốm màu chiến tranh. Cảnh bom rơi, đạn nổ, chết chóc đau thương và đói nghèo. Tuổi thơ của mình là  trên vai chiếc khăn quàng, đầu đội chiếc mũ rơm, lưng đeo cái nùn nùm rơm có mấy cành lá nguỵ trang xanh rung rinh đi vào lớp. Một buổi học có đến mấy lần nghe kẻng báo động lại phải ôm sách chạy xuống giao thông hào ẩn nấp. Rồi chiến tranh miền Bắc vẫn cứ triền miên suốt mấy năm dòng và tuổi thơ mình cũng đã lướt qua nhanh.

   Đã có tiếng lạch cạch trong nhà.  Quỳ đã buồn ngủ rồi thì phải. Nàng đang thu dọn rồi đứng lên mắc màn và vẫn giọng văn của người chị cả.

-   Con x không đi vào mà ngủ thôi. Ngồi đấy sương xuống lạnh rồi lại ốm. Mai đi làm rồi công việc nó làm nguôi ngoai dần, âu sầu mãi cho dộc người đi à!

-   Ừ! Quỳ ngủ trước đi. Tớ chưa buồn ngủ.

    Tôi vẫn ngồi yên, trăng Thu vẫn vằng vặc sáng, sương Thu đã bắt đầu rơi, gió Thu vẫn đang đuổi nhau ngoài vườn Mía, không gian đã lành lạnh. Nhìn sang khu lán bệnh cũng đang chìm sâu vào cả ánh trăng đêm. Không biết đêm nay anh Hào có cắt sốt ? Nhớ lại câu truyện anh Hào thì thầm tối nay khiến cho CB đã không thể vô tình. Hình ảnh của Đức,  anh thương binh nằm cùng phòng, là đồng hương với anh Hào. Thế là chỉ vài hôm nữa thôi khi thông tin của anh Hào về với Đức dưới đội 4. Đức sẽ lên hỏi thăm chia buồn với cô Hoá Nghiệm.
 
     Đúng rồi ! Hôm trước khi chưa chưa nhận được tin bố ốm. Đức đã ra phòng Hoá nghiệm đến mấy lần. Lần đầu tiên thì xét nghiệm máu, nước tiểu, đó là một xét nghiệm thường quy.  Còn có đến hai ba lần nữa Đức ra xét nghiệm, chỉ tìm duy nhất ký sinh trùng sốt rét.(KST SR). Có điều là chưa hôm nào CB tìm thấy được KST SR trong máu ngoại vi của anh. Có thể mình đã lấy máu của anh vào lúc thơi gian cách quá xa sau cơn sốt. Hai là do anh đã dùng thuốc. Mình đã soi  rất kỹ đến cả trăm vi trường, đến mỏi cả mắt, lấy đến mấy lam tiêu bản. Có hôm còn để lam kính lại nhờ trưởng phòng xem giúp. Mà lính bị sốt rét nhiều chủ yếu là các anh lính của chiến trường Tây Nguyên là nhiều thôi. Hay? biết đâu Đức không sốt mà anh chỉ khai với anh Y sỹ Bật để lấy cớ để ra phòng Hoá nghiệm gặp mình chăng? Lời thì thầm của anh Hào lúc buổi tối đã làm mình lại chợt nghĩ về một bệnh nhân có nhiều xét nghiệm bất thường nhất của khoa Nội.  Thôi …thôi….đấy là tại mình đầu óc đang bị lung bung nên đã đoán  mò như vậy .

                                                                             * * *

       Tiếng trống Ếch của hai làng ven sông đã yên lặng từ lâu. Lũ trẻ chắc giờ này đã  ăn xong khẩu phần quà Trung Thu và đã về nhà lên giường với Mẹ.

     Trong nhà, tiếng thở ngáy của Quỳ đã đều khin khít. Tất cả đã vào đêm yên ả. Chỉ còn lại mình thôi và cả không gian tĩnh lặng đầy ắp gió Thu và  trăng Rằm. Cái lưng dựa vào cột tre lâu đã thấy mỏi, mông ngồi trên cái dép lốp cũng đã thấy ê, sương hắt vào mái hiên làm hai má CB thêm lành lạnh.  Chiều nay nghe Quỳ nói  bệnh nhân mấy hôm nay đông lắm và diễn biến cũng nhiều. Mình đi ngủ còn lấy sức ngày mai làm việc.

    Tôi đứng lên vào phòng. Hình ảnh của Bố, hình ảnh của T lại hiện về. Thế là cả hai tuần trăng nối nhau đến với mình. Sao? Nghiệt ngã…….

                                                          (Còn nữa)

    
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Một, 2013, 04:42:13 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #324 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2013, 07:14:19 pm »

Em chào chị gái, dù bận nhưng hai chúng em vẫn thường xuyên theo dõi "Tiểu thuyết" của chị và cũng thường mong chị vô Nam. Em tặng chị bài thơ nha:

NAM –THÁI  CHUNG MỘT HỒNG HÀ

Quê chị bên ấy Thái Bình
Quê em Nam Định bóng hình bên nhau
Hai quê cách một con phà
Chung dòng sông lớn thắm màu phù sa
***
Thái Bình –Nam Định quê ta
Lúa vàng bát ngát bao la cánh đồng
Vựa lúa dải đất sông hồng
Bãi dâu, vườn mía, khoai vồng tốt tươi
***
Nam – Thái kề sát biển khơi
Đồng Châu bên ấy, bên này Quất Lâm
Cho đôi con sóng thì thầm
Cho hai đồng muối mãi gần bên nhau
***
Quê chị bánh Cáy nổi danh
Cói xanh đồng nội kết thành chiếu hoa
Sợi đay dệt thảm trải nhà
Thủ công mỹ nghệ tài hoa làng nghề
***
Tơ hồng lụa thắm quê em
Vải may dệt khéo từ đôi tay vàng
Bánh gai, keo lạc dòn ran
Thêm nhiều đặc sản mãi còn hương xưa
***
Dạ buông cùng ngắm trăng lên
Sông Trà soi bóng chị Hằng tươi xinh
Đào giang sóng nước lung linh
Đôi dòng lấp lánh bóng hình trăng treo
***
Xuân về vui hội chùa Keo
Thái Bình rộn rã trống chèo ngân vang
Qua thăm chùa Tháp thành Nam
Vui xuân trong xóm ngoài làng hát văn
***
Hai quê Nam – Thái  láng giềng
Đôi bờ gắn bó nghĩa tình thiết tha
Chung dòng sữa mẹ Hồng Hà
Nuôi ta khôn lớn qua bao thăng trầm
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Một, 2013, 06:13:33 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Phicôngtiêmkích
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 674


« Trả lời #325 vào lúc: 13 Tháng Mười Một, 2013, 10:15:21 pm »

 Cám ơn xuanv338 đã "qua nhà" để động viên tôi. Thấy xuanv338 cứ bùi ngùi khi một mình ngắm trăng đến khuya với đầy những nỗi niềm, tôi lại chợt nhớ đến tôi cũng đã từng có những giai đoạn gần như thức trăng để ngó trăng. Chẳng được trăng rằm như xuanv338 mà là trăng ... tà :

   Lẩy bẩy trăng tà đón gió Tây
   Sương rơi thấm đẫm mảnh vai gầy
   Cô đơn, run rẩy trong hơi lạnh
   Tôi nhập hồn tôi với cỏ cây

   Một mai trong sắc lá xanh tươi
   Hẳn là thấp thoáng bóng hồn tôi
   Nhởn nhơ theo những bàn tay lá
   Thả chút bâng khuâng xuống nhịp đời !

 Cũng muốn thả chút bâng khuâng, nhưng mà thật khó. Chẳng biết xuanv338 lúc ngồi một mình với trăng có lúc nào có cảm giác như vậy không ?
 Vâng, cái nắng này là cái nắng gọi rươi lên đây ! Cuối phố Lò Đúc ở Hà Nội có "quán Hằng béo" quanh năm có chả rươi. Chỉ cần đi đến gần đấy là đã thấy mùi chả đầy khiêu khích rồi. Nước bọt tự dưng cứ tứa ra. Cái thèm kéo đến như khi Chí Phèo ngửi thấy mùi men vậy !
Logged
Ho MiGia
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #326 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 01:50:00 pm »

        Lâu quá rồi không được sống trong không khí của lễ hội đêm rằm, cám ơn chị nhiều. 

     Ngày xưa ấy nghèo mà vui chị nhỉ? Em nhớ sân kho HTX là “Khu” văn hoá dân tộc của lớp trẻ, nào cắm trại, phá cỗ trông trăng, những trò chơi dân gian nhảy dây, đánh đáo, trốn tìm... giờ đã đi vào dĩ vãng, chỉ còn trong trí tưởng tượng của con người, thay vào đó là những quán Intơrnét với các trò chơi bạo lực, đâm, chém, cướp giật... nói ra thật buồn.
 
          Trung thu mà CB vẫn buồn quá ta, ngồi dựa cột, tâm sự cùng Hằng Nga lòng vợi vợi, thương nhớ đầy vơi, cũng đúng thôi tâm trạng vậy vui sao đươc? “Chàng” Đức chứ Anh, Pháp, Mỹ cũng khó lòng làm nguôi ngoai xoa dịu nỗi buồn của CB lúc này chị nhỉ?

     Theo em chắc “ anh chàng” này lại tình nguyện “ xin chết đây” chứ  chẳng sốt rét, sốt nóng gì đâu.

      Em đùa chút, xin lỗi chị nếu sau này mà công thành danh toại, đơm hoa kết trái thì em toi đời, bởi nhất cự ly, nhì cường độ mà CB đang chơi vơi thế này dễ bị “đánh đổ” khi được an ủi động viên, nếu “ Lập trường, tư tưởng không luôn kiên định vững vàng, tuyệt đối tin tuởng vào sự lãnh đạo của... ”

      Em nhớ hồi 83,84 gì đó trên báo tiền phong có bàn luận chủ đề  rất sôi nổi là“ Nhất giáng, nhì da, thứ ba là mốt” Xem bức ảnh, tuổi mười tám khi “ Con gái mẹ đã thành chiến sỹ” của chị thì còn nhiều chú “ Xin xanh cỏ đỏ ngực- làm xét nghiệm rởm” lắm đấy, mà tấm hình đó chị “tháo dỡ” rồi sao? em tìm hoài song không thấy.

    Còn duyên ngồi gốc cây đa, hết duyên đâu mà ngồi “tựa cột” ngắm trời đêm thu?
 
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #327 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 04:44:37 pm »

           Xuanv338 chào bác phicongtiemkich. Chào Ho MiGia. Chào em gái anhtho. Chào tất cả các bác.

     Bác phicongtiemkich. Thơ bác làm người đọc thêm bồi hồi xao xuyến nhớ về kỷ niệm một thời khó quên, cái thời mà nó đã đi qua không bao giờ quay trở lại, nó chỉ còn lại với ta trong ký ức mà thôi. Sao cái buồn, cái vui, cái suy nghĩ và  khát vọng của tuổi trẻ ngày xưa thật giống nhau.  Nhiều khi nỗi buồn trăn trở quá đến không tả nổi nên phải mượn cả áng mây, nhờ làn gió, dòng sông, nhờ vầng trăng để nói hộ lòng mình. Có khi còn nhờ đến cả lũ  Dế, lũ ễnh ương, chão chuộc.

     Bác phicongtiemkich thì đã có lúc buồn mà ngắm cảnh trăng Tà, còn em nỗi buồn nó lại rơi ngay vào tối hôm rằm. đọc ý bác viết có chút tỵ với em thì phải? Nhưng bác ơi! Dẫu cho đêm trăng rằm vằng vặc sáng hay trăng Tà bàng bạc thì nỗi lòng buồn vui của con người đều hoà vào trong đó có thể làm cho nó nên tươi hay vẫn trở thành ảm đạm.

       Nhưng phải nói em phục tài làm thơ của bác rồi ! Nó dịu dàng, déo giắc, thơ lôi cà người đọc vào từng câu chữ, hình ảnh , tâm trạng trong thơ mà lột tả hết được lòng người.  Hiềm nào con gái ven bờ sông Chu ngây ngất cả. Ngày ấy thật tiếc, mùa hè năm 1972 mà biết được hôm nào bác phicongtiemkich về trực ở sân bay Thọ Xuân thì CB cũng rủ thêm mấy cô Hậu cần quê đất lúa tới đó để học mót mấy áng thơ của bác thì giờ  không phải bí ngôn từ để làm được những bài thơ hay theo ý.

   Thời tiết hôm nay nghe chừng lại chuẩn bị có nước Rươi. Thật là tiếc. Cung đường không xa xôi lắm những cũng chẳng gần nên thật khó mà anh em mình, huonghn76 và các anh em trên đó tụ tập bên chai rượu Nếp và đĩa chả Rươi thơm phức cho bõ.

     Ho Migia đọc bài viết của em làm chị cứ vừa đọc, vừa phải cười.  Văn thì hài hước, sâu sắc, Ho MiGia! giá không biết cậu là gốc của quê lúa nhà mình thì chắc người đọc lại nhầm là con cháu mấy đời của cụ Tú Xương, Tú Mỡ tận đất Hà Nam cũng phải. Bài hôm nay của Homi đúng chất văn mà bác vanthang341ht đã nhận xét về em.  À con ảnh thì do mạng đấy chứ. Chẳng hiểu vì sao mất hết cả bao nhiêu ảnh trên trang. Hiện còn một hình chụp chung với cô bạn nhân vật Nết trong chuyện đó. Ảnh tại trang 10 phần - I đó Homi ạ!

  Anhtho hôm nay có bài thơ xuất chúng. Tình cảm tha thiết của hai quê đôi bờ Hồng Hà. Em hồi này làm thơ lên tay thế. Chị làm thơ dở quá . lắm hôm định làm vài câu, nháp be bét đến mấy trang giấy mà cứ ngang phè. Giờ đôi lúc muốn đối thơ với bác tiemkich mà khó quá! Cảm ơn em về bài thơ hay.

    Những câu truyện  buồn , vui , bi , hài ở 581 còn nhiều. Hôm nay CB lại xin mời cá bác tới nhà nghe CB hầu truyện.



« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Một, 2013, 05:29:03 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #328 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2013, 04:49:13 pm »

Phần II   (tiếp theo)

những ngày ở bệnh xá đoàn 581 và những câu chuyện buồn vui.

     Chuyện mấy ngày qua.

    Từ hôm trả phép đi làm đến nay công việc của phòng bận rộn cả ngày, bệnh nhân từ các đội an dưỡng của đoàn về bệnh xá khám bệnh đông như hội. Thương binh về bệnh xá khám thì mỗi người mỗi vẻ. Người đã vào chiến trường lâu năm ra, tuổi tác đã lớn lại thêm sức khoẻ hom hem nữa thì khám để giám định giải quyết chế độ. Anh nào sức khoẻ còn tàm tạm thì được điều đi làm công tác hậu cần tại các đơn vị ở ngoài miền Bắc. Anh nào an dưỡng xong trông vẻ trơn lông đỏ da có thể lại trở lại chiến trường. Vậy nên nhiều lần mình ngồi trong phòng Hoá Nghiệm vẫn được nghe vài câu cửa miệng nửa thật, nửa hài của mấy anh lính còn ở diện trơn lông đỏ da vọng vào.

       Mình vẫn cứ thầm cười mà thấy lại thương thương về lời phàn nàn của anh lính có nước da đen xạm, mình chẳng biết tên chỉ biết anh ấy là người trong phía Nam. Khám xong tất cả các chuyên khoa lẻ. Anh ấy vào chụp điện cuối cùng, Tôi đoán chắc tất cả kết quả đều là bình thường không theo ý của anh ấy mong đợi chăng?. Khi ra khỏi phòng Điện Quang, đứng trên cái sân đất giữa bao người, trên tay cầm những tờ giấy ghi kết quả, miệng anh lẩm bẩm một mình theo giọng địa phương.

    “ Đủ ..mẻ…máy móc  chi mà …chập tầm bẩy..tầm bạ guá trời! thế là hịch…hịch….anh cười nhạt nhẽo“Tim phổi bừn thường…chiếng trường lại mong đởi. Nói rồi tay anh bệnh binh vo tròn mấy tờ kết quả đút vào túi quần, chân bước đi miệng nói vu vơ.  Dề….Dề…dới Mẻ. Nghĩ mà vừa thương vừa lại buồn cười. Có lẽ những năm tháng dài chiến trường ác liệt gian khổ đã làm anh mỏi mệt. Tôi quay vào phòng khép cửa lại để tránh gặp anh ấy đang trong lúc không được vui.

    Giờ đây. Cái bệnh xá nhỏ nằm bên bờ Châu Giang này . Ngoài việc khám và điều trị bệnh còn gom cả lại cả chuyện Vui – bi – hài… đủ cả.

     Tôi xếp sắp lại mấy quyển sổ đăng ký,  phân loại tập kết quả Hoá Nghiệm cho từng khoa. Đợi anh Nhung về rồi mình đi trả kết quả. Con đường đất ngoài khung cửa sổ phòng Hoá Nghiệm. Từng tốp thương binh đã rủ nhau đi tắm. Chiều mùa Thu nên họ đi tắm sớm hơn. Họ đang rất vui trong những bài sáo miệng.

    Câu truyện của anh Tuấn bệnh nhân của khoa ngoại chiều qua đã làm mình cả đêm qua và đến cả ngày nay cứ bâng khuâng hoà trong niềm tin và mong đợi.  Hình ảnh anh Tuấn vết thương còn đau, đôi chân chạy bước cao bước thấp, còn vừa chạy vừa khóc hù hù như một đứá trẻ con bị đánh đòn. Lúc ấy tôi đang đi trả kết quả Hoá nghiệm. Thấy anh chạy khóc tôi hỏi mà anh chẳng nói sao, cứ chạy thục mạng xuống phía nhà hậu cần. Tôi  đoán mò hay lại có gì chuyện chẳng lành rồi! Tôi cũng cứ thế chạy theo anh xuống bếp. Đứng trên cái sân giếng Tuấn càng nghẹn ngào, vừa khóc vừa nói. Tôi Nghe tinh lắm mới chỉ nghe được bập bõm vài câu “ Cho tôi báo thêm hai xuất cơm, tôi đã báo tử ba năm….rồi anh cứ rũ người ra mà khóc. Mẹ ơi! Con thương mẹ lắm …”

     Chị em hậu cần thì cũng đứng ngớ ra, mắt rưng rưng theo anh. Cho tới khi câu truyện cũng được tỏ tường. Thì ra là Tuấn xuống báo với nhà ăn hai xuất cơm cho thân nhân là mẹ và chị gái của anh từ Hà Bắc đã xuống thăm anh. Điều đã làm anh xúc động tới tột đỉnh là vậy. Khi được ra miền bắc anh Tuấn đã rất vui viết thư về báo tin cho Mẹ và gia đình biết là mình còn sống và đã được ra miền Bắc an dưỡng. Nhưng bây giờ khi Mẹ và chị xuống đây ôm lấy anh mà khóc thì anh mới biết rằng ba năm qua anh đã từng là liệt sỹ.

        Nhận tin anh, Mẹ đã không tin nổi là con mình còn sống, thật hư nhào lẫn và hôm nay theo địa chỉ anh ghi trong thư nơi an dưỡng Mẹ và chị đã lặn lội xuống tận nơi để được tận mắt nhìn con, được ôm lấy đứa con trai yêu của Mẹ bằng da bằng thịt mà ba năm nay rồi mẹ đã làm cho anh tới ba cái Giỗ, ba năm qua Mẹ đã thắp cho anh không biết bao nhiêu nén trầm thơm, dòng nước mắt Mẹ cũng đã khô cạn cả. Vậy mà giờ đây Mẹ Tuấn ôm con trai mà cứ ngỡ trong mơ. Hạnh Phúc lắm.

       Tôi đứng vin tay vào cái cần múc nước giếng khơi mà bần thần. Rồi một ngày không xa nữa biết đâu mình cũng lại được đón T ở chính nơi đây. Giờ thì chuyện đã có thật đó thôi. Sự nhầm lẫn trong cuộc chiến tranh này là vẫn có. Chuyện của Tuấn chiều qua lại xây thêm cho em cả một niềm tin để chờ đợi anh, T ạ!. Mẹ và anh chị rồi sẽ hiểu em, ở dưới suối vàng bố cũng sẽ hiểu con…..

                                                           (còn nữa)









« Sửa lần cuối: 14 Tháng Mười Một, 2013, 08:52:21 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Ho MiGia
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #329 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2013, 09:31:11 am »

      .

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Một, 2013, 09:26:22 pm gửi bởi Ho MiGia » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM