Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 01:17:15 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế - Phần II  (Đọc 200230 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #210 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 01:27:11 pm »

 xuanv338 xin chào NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH. Cái tên nghe đã thật yêu kiều, không biết khách là Nam hay là Nữ, tuổi bao nhiều thôi đành cứ xưng hô bằng cách gọi tên nhau, còn sai đâu sau sửa đấy!

   Ngôi nhà đã luôn có một tình yêu nay lại được khách mang đến cho thêm cả một "người yêu của lính". Thật Phù hợp với gia cảnh của nhà. xuanv338 và mọi người cũng đang chở đợi câu truyện tình của NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH. Chắc là sẽ rất hay và hấp dẫn.

   Tối qua xuanv338 xem bộ phim truyện VN" Bao giờ thuyền lại sang sông" Phải nói là tuyệt hay, sao những tình yêu và bối cảnh, suy nghĩ và hành động của lớp tuổi trẻ lúc bấy giờ lại giống nhau đến vậy. Xem phim mà nước mắt cứ nhạt nhoà. Giá sau cuộc chiến tranh những người lính ai cũng có được cái kết có hậu như vậy. Lần đầu tiên khách quý đến nhà, xuanv338 cảm ơn và chúc sức khoẻ và lời chúc hạnh phúc tới NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH.  

   Chị xuanv338 cảm ơn hai mẹ con anhtho - Triếusơn về vườn rau từ Sài Gòn mang tận tới Thái Bình. Trông mẹ con nhà anhtho lúc nào cũng chăm chỉ. Chúc cả nhà trong đó mọi sự bình an.

    Mời các bác tiếp tục nghe Cb tâm sự những câu truyện nho nhỏ trong những ngày về bệnh xá đoàn an dưỡng 581 - Quân khu Hữu Ngạn.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2013, 03:17:32 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #211 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 01:32:07 pm »

     Phần II (tiếp theo)

Những ngày ở bệnh xá đoàn 581 và những câu chuyện buồn vui.

  Chuyện vui ở tiểu đội hậu cần bệnh xá 581.

       Mấy hôm nay tôi không còn phải bẽn lẽn, xấu hổ bám theo sau lưng Quỳ vào những bữa cơm dưới bếp ăn tập thể nữa. Vào nhà ăn đã không  còn những ánh mắt nhìn như bắn súng kèm theo những câu bông đùa của mấy anh lính QY về phía mâm cơm  cô Hoá Nghiệm đang ngồi.

        Mỗi ngày trôi tình cảm của tôi với mọi người trong bệnh xá xích lại gần hơn, gắn bó hơn. Nhất là chị em trong tiểu đội hậu cần. Họ phần lớn là những cô gái xinh đẹp, dịu dàng đến từ xứ biển Xuân - Thuỷ - Nam Hà. Lính của tiểu đội chia nhiều thế hệ nhập ngũ và tuổi đời khác nhau. Một ít là lính đi tháng 5/1971. Một ít là lính 1973. Một số nhập ngũ 1974. Vậy là có một số hơn tuổi, một số bằng tuổi, một số bé tuổi hơn so với tôi. Trong số họ có ít người quê thuộc miền Giao, ít người thuộc miền Xuân. Một số lính 1974 là người quê Ý Yên. Tất cả họ nhập ngũ qua huấn luyện là về nhận nhiệm vụ tại bệnh xá đoàn này thôi, họ chưa được nếm trải vất vả của những đêm hành quân.
 
      Dãy tập thể dành riêng cho lính hậu cần nằm nép bên rặng tre cao chạy suốt dọc trước nhà, Vậy là dãy nhà lúc nào cũng có bóng tre rủ mát. Không gian trong phòng lúc nào cũng thiếu ánh sáng, mỗi đầu giường là một cái hòm bằng những kiện hàng bằng gỗ thông để đựng đồ. Cả phòng không thấy có lấy một bóng dáng ba lô con cóc. Ngày chiến tranh miền Bắc nghe nói nơi đây cách xa trọng điểm, là một vùng quê xa đường quốc lộ nên luôn được bình yên.  Những người sống ở đây mới chỉ được nghe tiếng bom nổ vọng lại từ phía xa xa ngoài Phủ Lý.

     Là lính mà được sống quá bình yên như thế cảm thấy cũng là hơi tẻ nhạt. Nghĩ bụng thế thôi chứ mình đâu dám nói ra. Cũng như bọn mình thôi. Lẽ ra cả đại đội 150 nữ Thái Bình đã được bàn giao cho đường dây 559. Được vào tận đại ngàn Trường Sơn. Vậy mà đùng một cái thay đổi ngay trong có ba ngày lại về F338.
 
      Ngần nấy ngày thôi chưa dài lắm.  Những cái tên Lụa, Đan, Hải, Quyên, Phong, Thuý…... giờ đây đã nằm gọn trong bộ nhớ của cô Hoá Nghiệm.  Mỗi sáng lấy máu cho bệnh nhân về ăn muộn, chị em hậu cần bao giờ cũng nhắc nhau để lại tiêu chuẩn mỳ sợi luộc cho CB nhiều gấp đôi lần tiêu chuẩn sáng của mỗi người. Còn thêm nữa là vào giờ đó bao giờ cũng là giờ chị em rán mỡ để lấy mỡ chuẩn bị cho việc xào nấu chế biến các món các món ăn. Mùi mỡ rán bốc lên thơm ngậy và mỗi bát Mỳ chị nuôi lại rưới lên một thìa mỡ nước còn đang nóng hổi, CB ăn thấy ngon thỉu, nhớ đời.

      Mỗi bữa ăn sáng xong chị em hậu cần bao giờ cũng níu chân cô Chích lại ít nhất cũng phải từ mười đến mười lăm phút là ít để tế tạm nghe những chuyện tiếu lâm sống đã có ngay trong bệnh xá. Phải nói mấy bà chị miền Giao Thuỷ cũng tếu táo thật. Còn lạ nên tôi chỉ ngồi nghe rồi cười thôi. Thực ra trong bộ nhớ của tôi có bao nhiêu chuyện tiếu lâm sống của lính lượm lặt được từ các đơn vị đã đi qua, từ những nơi đóng quân. Tài lặp tiếng và khả năng kể chuyện tiếu lâm của cô mục đồng đã được mệnh danh là dái trong từ ngày còn tuổi thơ ở làng Cao này cũng không hề thua kém các chị đâu nhé!

  Về chuyện bắt chiếc thằng Ngôn tàng tật ở Đồng Phú đi thậm thọt, chuyện bắt chiếc cái Lượn con bố Chính ở bản Sàm lên cơn giật Động Kinh, chuyện bắt chiếc bà Thị ở làng mình nói giọng hở hàm ếch. Còn bao truyện hài đầy bi tráng do lính đặt ra cho các Bọ ở miền Trung…. Rồi sẽ có ngày để làm quen thêm chút nữa. Cô Hoá Nghiệm bề ngoài vẻ dịu dàng, ít nói, cứ tưởng  hiền lành, nhưng nghịch ngầm đã xếp hạng  này sẽ làm cho chị em  hậu cần ở đây bằng  những mẩu truyện rất đời thường, chị em mà nghe có khi phải tháo chạy ra đằng sau nhà cho nhanh không lại kẻo….. là khác. Thôi! Mình mới về hãy cứ từ từ, cho chị em cười sau vẫn chưa hề muộn.

       Lại nói về chuyện công việc thường nhật của chị em hậu cần ở đây. Phải nói chị em cũng vất vả rất nhiều. Chế độ ăn của bệnh nhân chia làm mấy loại. Đâu là chế độ 2,5 đồng . Chế độ 1,6 đồng. Chế độ 1,2 đồng. Nhân viên ăn cơm đại táo 6 hào tám. Lại còn chế độ cơm nhạt, cơm nhã, cháo thịt, cháo trắng....trời ơi! trông lên cái bảng thực đơn chế độ ăn của bệnh nhân và nhân viên hàng ngày của anh quản lý Tưởng mà đến rối cả mắt.

       Mỗi ngày tôi cũng chỉ thoáng thoáng năm mười phút vui với chị em hậu cần giải sầu vậy thôi, chẳng dám ngồi thêm lâu. Đi lâu một chút là ngại lắm vì trưởng phòng Trần Văn Nhung quê Lúa nhà mình là người rất nghiêm túc, chìm chặn. Lính bệnh xá mệnh danh là ông Bôn sơ vich. Tôi thấy ai cũng kính nể anh. Anh không nói nhưng chỉ nhìn sắc mặt nghiêm nghị là mình hiểu được ý của trưởng phòng. Làm việc với một trưởng phòng như thế mình sẽ học hỏi được nhiều cái đức tính tốt chứ có sao!......

                                                                   (Còn nữa)




« Sửa lần cuối: 17 Tháng Chín, 2013, 01:49:25 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
Ho MiGia
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #212 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 06:44:58 pm »

  Thì ra là vậy  - em hiểu rồi - Nghĩ mở nói thẳng - em hỏi thế thôi - chị thông cảm đừng cho là soi xét nhé. Grin

  Tình yêu của các "Cụ" ngày xưa nó thật đơn sơ, giản dị, nó trong sáng, thủy chung sống cùng năm tháng.
  Qua sách báo, qua chuyện kể em thấy có những mối tình của Chú bộ đội - Cô thanh niên xung phong đẹp biết bao.
  Trong khói lửa đạn bom, họ gặp nhau, hẹn ước.
  Sau khi hết chiên tranh, đất nước hoàn toàn giải phóng, họ tìm đến nhau theo tiếng gọi của tình yêu và sống với nhau rất hạnh phúc.
  Tuy cũng có những mối tình vì điều kiện, hoàn cảnh không đến được cùng nhau nhưng sau này gặp lại, họ vẫn là người bạn tốt của nhau, trân trọng, quý mến nhau, động viên nhau trong cuộc sống thường nhật, thật đáng khâm phục.
  Nhưng cũng không ít mối tình thơ mộng, không vượt qua được số phận, bởi một trong hai, "ra đi từ đó không về, để rồi dòng tên anh khắc vào gió núi", người ở lại khắc khoải chờ mong trong thương nhớ khôn ngoai.
 Người đời thường quan niệm, cái na ná giống tình yêu thì có trăm, ngàn, vạn cái, còn tình yêu đích thực thì chỉ có một và chỉ một mà thôi.
  Cho dù vật đổi, sao dời, dù cho kết cục của tình yêu người lính nó như thế nào đi chăng nữa nhưng cũng đủ để vững bước đi tiếp đến với một cuộc đời
  Chị Xuân hên nghê, đi lính như chị có mà mọi người đi cả đời, ăn rau sạch, nghe nhạc nhí, chén mì sợi chan mỡ, nghe chị tả mà nuốt nước miếng hoài.
 Còn gì vui hơn, hạnh phúc hơn. Chào chị,chào các bác em đi làm bát mì tôm vậy.
Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #213 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 07:32:15 pm »


                Kể về chích bông .

Dãy tập thể ,sau rặng tre cao cao .
Vẫn ríu rít ,lúc nào cũng tiếng chích bông .
Có cô hóa nghiệm chưa chồng ...
Luôn kể chuyện để vui cùng chị em .
Để quên đi ,những nỗi niềm.
Nhớ chú liên lạc ,bặt không thư từ .
Nhưng đêm khuya ...nhìn xa xăm .
Một cõi hư vô với bóng hình nơi xa .
Hình ảnh ấy không nhạt nhòa ...
Hai xuất mì sáng ,là cả phần của anh .
Trời cao xanh ...ước mơ xanh ...
Chích bông ngơ ngẩn tìm quanh bóng hình .

                                  Grin H.hn76  Grin
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #214 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2013, 07:29:02 am »

               Chòa cô chủ! Chào các bác! Chuyện của xuanv338 vẫn đang cuốn hút người đọc. Đúng là ai bắt yêu làm gì cho khổ? Để rồi mang nhung nhớ suốt ngày. Bài thơ cuat huonghn76 thật vui nó đã phần nào lột tả hết được cuộc sống và tâm trạng của cô hóa nghiệm nhiều tài, xinh đẹp vui tính đa đoan, nặng tình.

              Chúc mừng CB đã thật quen thật vui với công việc mới và đã thật sự hòa nhập cùng các đồng đội luôn được mọi người ưu ái nữa chứ.

              Tranphu341 cùng mọi người vẫn đang đón chờ bài viết, cùng những chuyện kể của cuộc đời CB đây. Chào!
Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #215 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 09:37:09 am »

  xuanv338 chào anhtranphu341. Chào Ho MiGia. Chào huonghn76. Chào tất cả các bác tham gia diễn đàn và độc giả của trang.

    Anh tranphu341! Anh nói "ai bắt yêu làm gì cho khổ? Để rồi mang nhung nhớ suốt ngày". Thật là quá khổ phải không anh? Nhưng biết làm sao được! Có câu ai đó nói rằng"Tình yêu chợt đến chợt đi" Với CB lại chẳng thể chợt đi. Vậy là cứ vẫn còn đợi, còn trông T cho tới ngày Thống Nhât. CB vẫn hy vọng mỏng manh là trong cuộc chiến tranh sự nhầm lẫn là vẫn có. CB cảm ơn anh đã thương cảm cho cõi lòng của CB.

    Ho MiGia thân! Đúng như vậy Ho MiGia ạ! Thời đó chẳng riêng gì tình yêu của người lính. mà còn rất nhiều những tình yêu khác nữa không phải họ là lính. Họ yêu nhau bằng cả tấm lòng thuỷ chung, mặn nồng, trong trắng, sâu sắc khó phai và đặc biệt là cái bền bỉ của sự chờ đợi. Điểm mốc của tình yêu trong mỗi câu hẹn hò là chờ nhau cho đến ngày Thống Nhất mà ngày Thống Nhất là đến bao giờ cơ chứ! Vậy mà vẫn cứ đợi, cứ chờ.

  huonghn76! Cậu được nhiều thành viên trên mạng phong cậu là một lính biên cương xuất khẩu thành thơ. Chẳng có sai. Cậu có mấy câu tưởng là đơn giản vậy thôi nhưng cứ như đã đoán được hết cả tâm trạng người đang viết tự truyện ấy. Cũng vì ăn hai xuất Mỳ sáng có cả phần của anh ấy nên sau 3 tháng về đây cô CB đã lên cân nhanh chóng. Mùa mía ăn rả rích mỗi chiều về. Vùng quê Lý Nhân ở đây cũng là quê hương của những vườn Quýt chín thơm. Một vùng quê toàn là hương vị ngọt ngào. Lại có anh T ở nơi đóng quân để mắt tới CB. Grin.

   bây giờ CB lại xin mời người đọc lần lượt đến với từng mẩu truyện tại nơi đóng quân mới, đơn vị mới. Lại cũng có anh T.

  
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Chín, 2013, 10:37:07 am gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #216 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 09:55:21 am »

     Phần II (tiếp theo)

Những ngày ở bệnh xá đoàn 581 và những câu chuyện buồn vui.

                              Con đường Cỏ ngõ nhà chị Mạnh và câu truyện của anh T.

      Tôi và Quỳ vẫn ở gian buồng nhỏ nhà chị Mạnh. Gian nhà ngoài rộng rãi hai gian trống trải. Từ hôm mẹ con chị Khiếu về Quảng Bình chị Mạnh khoá lại để không?  Không gian khu nhà bên bãi dâu, vườn Mía  lúc nào cũng tĩnh mịch và vắng vẻ. Phải nói Quỳ là người bạo tối số một. Ngôi nhà không chủ chỉ có hai chị em lính nữ, đêm đêm giật mình trở dậy thao thức nằm nghe tiếng anh em nhà dế Mèn, dễ Chũi thi nhau ra rả, tiếng Quỳ ngáy đều đều,  Tiếng lạch cạch gió lùa qua khe cửa liếp tôi thấy sợ tối ghê.

    Cả đơn vị chỉ có hai chị em là ở tách biệt thế này. Mỗi bữa cơm sang nhà ăn tập thể hai chị em đều nhảy tắt qua cái giao thông hào, đi qua khu tập thể dành riêng cho lính quân y và khu nhà chỉ huy bệnh xá cho gần hơn.

     Lối cổng chính vào nhà chị mạnh là một con đường cỏ thẳng tắp,  hai hàng phi lao xanh xếp hàng nối nhau chạy tới tận chân đê. Con đường là bờ ngăn cách giữa hai bên bãi Dâu và bãi Mía. Con đường cỏ xanh mướt ấy ngày ngày buồn hiu ít người qua lại, duy chỉ có bóng một người đàn ông cùng mẹ con chị Bò vàng thấp thoáng mỗi ngày. Thỉnh thoảng lại một tiếng o…ò…ò….gọi con của bò mẹ vọng thấu ra tới tận dòng Châu, tiếng vọng như làm thức tỉnh một khoảng không tĩnh lặng.

     Người chăn Bò là một thanh niên dáng mảnh mai, hình như ngày nào anh cũng mang trên mình một bộ đồ xanh tím than hơi bạc màu. Tôi chưa gặp anh chàng chăn bò tận mắt bao giờ chỉ nhìn phía sau cách một đoạn xa xa thế!  Có vẻ mặt anh đầy kiêu hãnh lúc nào cũng như đang ngửa mặt hướng lên bầu trời. Chắc là nhà anh cũng gần đâu đây thì phải? Mà sao thanh niên thế kia lại không phải đi lính nhỉ? mà ngày nào cũng chỉ đóng vai chăn Bò như vậy!

     Rồi một chiều tôi và Quỳ đều đi làm về sớm.  Hai chị em đang chuần bị quần áo sang khu tập thể tắm. Ngoài ngõ thấp thoáng bóng người thanh niên chăn bò đang lom khom cột rợ Bò vào gốc Phi lao, rồi một tay anh chăn Bò bê cái rá tre dâng lên cao đến gần ngang đầu đi vào sân nơi tôi và Quỳ đang đứng. Thật là giật mình khi lần đầu tiên từ hôm về đây giờ mới được tận mắt nhìn gần khuôn mặt anh chăn bò trên con đường cỏ.  Cái khuôn mặt vẻ kiêu hãnh nhìn lên bầu trời của anh từ xa mọi ngày. Mình đã đánh giá nhầm anh.

    Cái rá dâng cao khỏi đầu ban nãy giờ anh hạ xuống thấp trao sang cho Quỳ. Tôi nhìn thấy trong Rá những trái Quýt tròn mọng nước đang bắt đầu phơn phớt chín. Giọng anh nói rất khó nghe, một bên cằm bạnh ra lệch hẳn sang một bên, nói chuyện với Quỳ tôi thấy bọt mép anh cứ xùi ra trắng toát như hai hòn bông nhỏ nằm sát hai bên mép, trông thật gớm. Đầu, cổ hơi ngửa lên trời không quay đi quay lại được. Anh ấy đứng xoay cả người sang  nhìn tôi rồi lại xoay một vòng trở lại sang phía Quỳ nói gì tôi cũng chưa hiểu. Hình như Quỳ đã tiếp xúc với anh rất quen rồi thì phải, nên khi nghe anh nói Quỳ hiểu được ngay.  

Quỳ đã trở ở thành cô thông ngôn của anh chăn Bò.
 
-    Anh ấy hỏi cô bộ đội này mới về đấy à! Và khen mày là trông xinh thế đấy! Anh ấy nói là hôm nay quýt nhà bắt đầu ương ương rồi anh vặt mấy quả đem sang cho các cô.

     Chẳng biết có hoàn toàn là câu nói của anh chăn Bò như thế không hay là cô nàng Quỳ lại bịa thêm để trêu mình cũng nên?

 Quỳ nói với anh chăn Bò!
 
-   Cô bộ đội này tên là x, quê bên Thái Bình, là Hoá Nghiệm viên về thay chị Khiếu đấy anh ạ! Quỳ cười hóm hỉnh.

-   Anh T có ưng cô này không?

    Tôi giật thót mình khi nghe cái tên T. Vậy là anh chăn Bò đã có tên trùng với tên của người yêu mình. Nhắc đến cái tên T làm mình lại gợi nhớ, lại man mát nỗi buồn. Không biết đến bao giờ mình mới nguôi ngoai vơi đi nỗi buồn khi phải mất T này. Tôi nhìn vào khuôn mặt anh chăn Bò. Một nụ cười nở trên môi của người bị tàng tật thật khó tả, trông thấy mà vừa thương vừa buồn cười vừa hơi rờn rợn.

Quay sang tôi Quỳ giới thiệu.

 Còn đây là anh T con nhà bác Hường nhà ngay bên kia đường. Nhà bác ấy có vườn Quýt rộng đến mấy sào sai lắm. Bác ấy là em trai của bác Cường là bố chồng chị Mạnh chủ nhà mình đấy.  Thế là chị mạnh là chị Dâu con bác ruột của anh chăn Bò.

    Rồi chiều hôm sau T vẫn chăn Bò trên con đường cỏ ấy. Hết giờ tôi và Quỳ vừa về lại thấy anh mang vào một buộc mía chắc gọn cả một cây. Cứ thế đến ba hôm liền. Mía , Quýt đổi thay T mang vào cho hai cô bộ đội. Tôi bảo Quỳ.

-   Sao dân ở đây là nơi đã được bình yên mà họ cũng tốt với bộ đội thế nhỉ?

-   Ừ! Mùa mía Quýt ở đây thoải mái ăn. Dân ở đây họ ốm đau bệnh xá cũng giúp họ nhiều.
 
                                                                 ******
        Một bữa cơm buổi trưa của ngày sau đó cả nhà ăn đã được nghe câu chuyện của chính trị viên Trần Cường quê Hà Tĩnh. Giọng miền Trung thủ trưởng dí dỏm.
- Tui xin kể một câu truyện mới, nóng hổi ở của đơn vị ta.  Tất cả đã dừng cả miếng và cơm hướng về phía thủ trưởng.

-   Hà..  hà… Thật là khó sử cho tui đây.

Tất cả nhân viên đang ăn cơm đều hướng về phía Thủ Trưởng.

-   Tối qua ông Hường trong xóm có sang gặp tui nói rằng. Cháu T nhà tôi cũng đã lớn, cháu rất khoẻ mạnh chịu khó. Trí tuệ cháu không bị ảnh hưởng gì cả. Chỉ phải cái là từ thời cháu còn nhỏ được 6 tháng. Mẹ để cháu trên giường mải làm không may bị ngã cắm đầu xuống đất. Đi khám họ bảo bị tụt đốt sống cổ. Chỉ có thế thôi. Mọi cái là cháu rất khoẻ mạnh không bị ảnh hưởng gì. Mấy hôm nay nó về cứ nằng nặc bảo bố hỏi cho nó cô bộ đội mới về ở nhà chị Mạnh. Tôi cũng chưa biết người ngợm cô ấy thế nào. Thôi thì chiều cháu nên sang nhờ các bác giúp đỡ. Thủ trưởng mà có ý kiến chắc lính cũng đồng ý thôi.

  Cả nhà ăn cười rộ.  Không nói tên nhưng chả còn ai ngoài tôi ra cả. Chỉ có tôi và Quỳ ở nhà chị Mạnh. Mà mới về thì chỉ có CB thôi. Cả nhà ăn vỗ tay. Còn hai má tôi thì nóng ran lên vừa xấu hổ vừa tức với nhà anh chàng chăn Bò.

Anh Đáng y tá người Hà Tây Hỏi luôn!

-   Thế thủ trường bảo sao?

Thủ trường Cường không nói vui nữa mà ông như nghiêm nghị hơn nói với mọi người.

-   Bảo sao nữa. Tui nói với ông Hường là việc chồng vợ là thuộc về bản thân và cha mẹ đẻ ra họ quyết định. Đơn vị làm sao can thiệp vô đó được. Mà ông chưa gặp cô bộ đội ấy thì đã hiểu chi về cô gái. Mà tui cứ nói thật! Cha con ông đánh giặc mà không nhìn thế  giặc.

       Sau bữa cơm trưa về  nhà. Quỳ chắc biết tôi đang không thích chuyện đó nên bạn đã không trêu đùa tôi thêm. Buổi trưa, cánh cửa buồng khép hờ, gió Thu nhè nhẹ lùa từng cơn vào căn buồng nhỏ. Lại một cái tên trùng với tên T. Tôi đã không ngủ trưa, nằm chờ cho đến khi nghe tiếng kẻng báo đã đến giờ làm việc buổi chiều…...
                                                                  (còn nữa)
                                            






« Sửa lần cuối: 19 Tháng Chín, 2013, 07:58:28 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #217 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 10:47:41 am »



.
              Trời ơi ! Làm gì có của cho không .
              Vác mía thì ngọt ,quýt thơm hả người ?
              Chuyện gây khó xử Chích rồi ...
              Ngẫm hay chỉ tại má hồng đa đoan .

                                           Grin H.76 
Logged
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #218 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 12:01:26 pm »



.
              Trời ơi ! Làm gì có của cho không .
              Vác mía thì ngọt ,quýt thơm hả người ?
              Chuyện gây khó xử Chích rồi ...
              Ngẫm hay chỉ tại má hồng đa đoan .

                                           Grin H.76 


               Chào các bác! Trới cái ông bạn hưonghn76 này chỉ được cái tài giỏi vựng thơ. Mà cũng đúng thôi. AI bảo ngày nào cũng ăn mía ăn quýt của người ta KHEN NGON KHEN NGỌT NỮA CƠ CHỨ. Không biết CB CỦA TÔI ỨNG XỬ VIỆC NÀY NHƯ THẾ NÀO. Được cái ở đây không có tục lệ bắt vợ như ở vùng cao. Chứ nó cứ đợi tối đang tắm hay đi đâu về mà nó nhào ra vát chạy thì thôi rồi CB bông ơi.

                  Chúc XUANV338 LUÔN MẠNH KHỎE VUI TƯƠI TRONG NGÀY tẾT TRUNG THU NÀY!
Logged
vanthang341ht
Thành viên
*
Bài viết: 1065

Nhât ky vanthang 341ht


« Trả lời #219 vào lúc: 19 Tháng Chín, 2013, 02:47:49 pm »


    Chuỵện hôm nay của CB hóm hỉnh đấy nhỉ.
    Một cô gái xinh lại được "người ta" gán ghép với một người tàn tật quả là tức lộn ruột ấy chứ. CB không ngủ trưa được là phải. Lính khu 4 chúng tôi hay đùa dai lắm đó. Nếu bữa cơm thứ hai sau đó có ai trêu chọc CB nữa chắc cô ấy khóc òa lên luôn vì tức dận? Huh
Logged

Các vua Hùng  đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
                         Hồ Chí Minh
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM