Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:54:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Có một cuộc đời và một tình yêu như thế - Phần II  (Đọc 199971 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #140 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2013, 01:26:18 pm »

  Chào Ho MiGia. Chào các bác. Ho MiGia! thế là cậu được nhẹ nhàng rồi chứ! Cuộc đời con người và chiến tranh mà. Có rất nhiều điều hôm nay mới được nói. Phải nói cảm ơn diễn đàn M&H thật nhiều. Gần hết đời người mà chuyện ngày xưa chẳng biết kể với ai. Lớp trẻ không mấy người muốn nghe có khi đến con trai con gái của mình cũng chưa chắc đã mặn mòi với chuyện kể của ngày xưa của mẹ. Mình nghĩ giá lớp hậu sinh mà không qua đời lính có được nhiều hơn như HaHoi, Quangcan ....thì hạnh phúc biết mấy. Nhiều đêm nằm lại nghĩ mà mừng. Giá không được thọ đến nay thì bao nhiêu ký ức đẹp cũng đã chôn vùi trong cõi hư vô. Ai không kể lại là thiệt đấy Ho MiGia a! Kiss.

  
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2013, 10:02:32 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #141 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2013, 01:30:30 pm »

    Trong lúc đầu óc mụ mị. xuanv338 gửi hai bài thơ tình của nhà thơ cách mạng Petophi, nhà thơ lớn của đất nước Hunggari.  Ông là một nhà thơ nhưng đầu óc lúc nào cũng mơ màng tới chiến trận, mơ thấy tóc máu của quân thù. Trước giờ ông ra trận chính tay Giulia người vợ hiền đã may lá cờ cho chồng mang vào trận và chính nàng đeo thanh gươm cho chồng mình. Ông đã anh dũng ngã ngựa ngoài chiến trận khi tuổi đời tròn hai mươi sáu. Petophi nói với người vợ yêu dấu trước giờ ra trận qua bài thơ "Gió buồn mùa thu"  Cỏ thể trên diễn đàn có nhiều bác đã thuộc những bài thơ này. Bác nào chưa được đọc hôm nay CB xin mời các bác cùng vào đọc.

Thung rộng còn hoa đẹp các vườn.
Nhìn khung cửa sổ biếc cành Dương.
Nhưng em có biết mùa Đồng tới.
Đỉnh Tuyết xa xa báo lạnh lùng.

**
Anh còn hạ cháy giữa tim xanh.
Nhưng nhựa dù lên sức mạnh lành.
Mà tóc đã chen vài sợi bác.
Chừng rằng đông rét sắp sang nhanh.

**
Bởi hoa rụng xuống với đời trôi.
Em hỡi bên anh hãy đến ngồi.
Em kề ngực anh đầu tựa đó.
Mồ anh em có viếng ngày mai.

**.
Nếu giữa đôi ta anh chết trước.
Anh có liệm anh lệ chảy ròng.
Nếu người khác đến yêu em có.
Đổi tên anh bằng tên họ không?

**
Nếu ngày bỏ khăn tang goá.
Hãy đem khăn đó đặt mồ anh.
Từ nơi lặng ngắt trong đêm giá.
Hương hồn anh sẽ đi tìm khăn.

**
Để lau lệ rỏ trên tình cũ.
lệ rỏ trên anh đã lỗi nguyền.
Để rịt tấm lòng anh rách nát.
Bởi còn - Khi ấy - Vẫn yêu em.

Cái vội vã chia tay với người thân của người lính trận có trong mọi cuộc chiến tranh, tâm trạng cũng thật giống nhau. Ông nói về giờ phút gặp người vợ hiền ngắn ngủi đã phải tiến biệt nhau. Thương yêu người vợ hiền, ông luôn có lời cầu xin ông trời luôn phù hộ cho vợ ông những điều tốt lành và hy vọng ngày trở về. Nhưng nhà thơ luôn đặt tự do của dân tộc lên cao hơn.  Ông đã viết bài thơ.

Ngày mới bừng đêm tối vội chi.
Anh mới về đã lại ra đi.
Mới vừa thời khắc chào em đó.
Đã phải ngừng thôi kể biệt ly.
Xin trời phù hộ vợ anh.
Hỡi em tim thắm hồn xanh cuộc đời.

**
Anh bỏ cây đàn cây đàn đeo thanh gươm.
Trước là thi sỹ sau là lính.
Anh thấy chói trong ánh bình minh.
Duy nhất một ngôi sao lấp lánh.
Xin trời phù hộ vợ anh.
Hỡi em tim thắm hồn xanh cuộc đời.

**.
Anh ra đi không dám lợi danh.
Trán chằng mơ màng vành nguyệt quế.
Trán anh chỉ kết những hoa hồng.
Của hạnh phúc ta tròn chẳng xế.
Xin trời phù hộ vợ anh.
Hỡi em tim thắm hồn xanh cuộc đời.

**
Anh chẳng ra đi vì lợi danh.
Từ lâu kiêu ngạo đã rời anh.
Anh chỉ nguyện chết vì Tổ Quốc.
Hiến non sông cho những trận lừng danh.
Xin trời phù hộ vợ anh.
Hỡi em tim thắm hồn xanh cuộc đời.

**.
Nếu ai không đáp tiếng giao gươm.
Anh cũng một mình xin đứng dậy.
Nhưng xung ra trận có muôn người
Không thể trong nhà anh ở lại.
Xin trời phù hộ vợ anh.
Hỡi em tim thăm hồn xanh cuộc đời.

**.
Có thể anh trở về tàn phế.
Nhưng mà em vãn sẽ yêu anh.
Nay ra đi tình mang nguyện thế.
Thề trở về tình vẫn nguyên lành.
Xin trời phù hộ vợ anh.
Hỡi em tim thắm hồn xanh cuộc đời.






 





 


  
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2013, 02:37:32 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #142 vào lúc: 13 Tháng Tám, 2013, 01:39:06 pm »

              Đã vào cái tuổi sáu mươi .
       Được nghe bác kể chuyện tình ngày xưa .
            Con cháu thích chí nó cười .
        Trêu bà Chích cũng đa tình làm sao ... Grin
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Tám, 2013, 09:29:12 pm gửi bởi huonghn76 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #143 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2013, 12:14:00 pm »

 Chào Chính Uỷ của CCB Hà Giang. Khiếp đảm chính uỷ chuyên cứ hay trêu bà già đau khổ này thôi. Con cháu của bà già cũng chưa được đọc. Đến bao giờ hấp hối thì mình sẽ cho chúng nó đọc. Chết rồi thì chúng nó tha hồ mà nói gì cũng được.

  Hôm nay kể cho đồng đội nghe chuyện của mình nhưng chắc sẽ có nhiều đồng đội ngay trên diẽn đàn này cũng phải chạnh lòng giật mình tự hỏi. Ồ! cuộc đời và tình yêu của mình cũng giống CB đến thế! Sao mà mình chưa dám nói.  

   Còn CB đang viết một phần hồi ức. Đã là tự truyện không nên dấu. Phải nói như anhtho và vetran đấy!  Họ đã rất dũng cảm để nói lên sự thật của cuộc tình gian nan thuở ban đầu đến buộc họ phải ra quân. Trăn trở lắm chứ! Nhưng để rồi họ đã hạnh phúc mãi mãi. Đấy cũng là một tình yêu đích thực. Có thể có người đọc cho rằng mình viết thế không nên. Ai lại khoe ra nhưng mình lại nghĩ khác. Mình cũng là người dũng cảm viết lên sự thật đó nhưng thực tế mình đã đang viết hộ về cuộc đời và tình yêu của người lính cho rất nhiều CCB khác đấy chứ! Trừ khi tình yêu không đẹp thì phải dấu kín thôi -*  Anh thaiminhhung đã có một bài viết 657 quá chuẩn trên toips" có một cuộc đời......." đấy và mình còn thích bài viết tuyệt hay 1587 của Ytá 262 trong "Chúng tôi là lính F5". bài viết rất chân thật, không tự dối lòng mình. CB  xin chúc cho mọi người mạnh khoẻ.
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2013, 03:37:25 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
xuanv338
Thành viên
*
Bài viết: 1569


muốn xoa bài viét thừ


« Trả lời #144 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2013, 12:34:25 pm »

Phần II  (tiếp theo).

 Một ngày hành quân về 581.

   Cột số bên đường đề QL1. Hà Nội 59 km.  Tôi dừng lại một quán nhỏ bên đường. Quán lèo tèo vài cái bánh, mấy phong kẹo lạc. Thấy tôi ngập ngừng trước quán bà cụ chủ quán đon đả.

-   Cô bộ đội vào đây nghỉ uống nước đã nào! Chắc về quê hả?

    Bà lão trông cũng dễ đến gần bảy mươi tuổi. Mái tóc bạc phơ, hai hàm răng đen nhánh như hai hàng hạt na. Miệng nhai trầu đỏ như son. Trông bà cụ phúc hậu.

-   Tôi bước vào chào bà cụ rồi hạ ba lô xuống cái ghế băng nhỏ mà ngồi tưa lưng vào cái cột quán.

-   Cô uống nước nhé!

-   Bà cho cháu mua một cái bánh nếp.

Tôi thấy đói và đã ăn hết một cái bánh nếp năm hào.

-   Cô uống nước chè hay nước vối? Nghe nước vối tôi thấy hấp dẫn hơn.

-   Bà cho cháu xin bát nước Vối ạ!

     Nhìn bát nước màu nâu xẫm, làn khói bốc lên thơm đặc trưng của mùi lá Vối. Cái hương vị làm tôi nhớ lại ngày còn bé tôi hay lại chơi nhà bà Nhi Hẳn với hai chị em cái Thái, cái Bình. Nhà bà Nhi Hẳn có hai cây vối quả sai chíu chít. Mùa quả chín ăn vị chua chua giôn dốt. Tôi vẫn thường uống nước Vối nhà Thái. Lâu rồi lại mới được uống bát nước lá Vối quê.

  Tôi đã uống một hơi thấy hết khát. Cái bánh nếp cũng đã làm dạ được yên. Bát nước vối năm xu, cái bánh nếp năm hào. Một bữa xế trưa xơi gọn hết năm hào rưỡi.  Tôi còn chưa kịp hỏi thăm thì bà cụ đã nhanh nhảu hỏi.

-  Cô ở mãi đâu về đây mà trông nhễ nhại mồ hôi mồ kê thế? Cái quạt mo trên tay bà phe phẩy sang chỗ tôi ngồi. Gió man mát làm tôi dễ chịu hơn.

-  Dạ! Cháu đi từ thị xã Nình Bình bà ạ!

-  Ối giời đất ôi!  Đi bộ mãi từ Ninh Bình. Đi khoẻ đấy chứ! Từ đây vào đấy chả đến hơn ba chục cây số là ít.

-  Bà ơi! Chẳng phải cháu đi được nhanh thế đâu. May quá cháu đi nhờ được đến chục cây số bằng xe đạp đấy. Lúc đi qua cầu Gián Khẩu có một bác đi chiếc xe Phượng Hoàng màu đen còn mới đét. Thấy cháu khoác ba lô đi bộ một mình bác ấy dừng xe lại hỏi.

-  Cô bộ đội đi về đâu?  Có đi nhờ thì tôi cho đi một đoạn.
 
   Lúc đầu cháu thấy ngài ngại, nhưng nghĩ đến cung đường còn dài nên lại đồng ý ngay. Chuyện đi nhờ xe sáng nay buồn cười lắm bà ạ! Tôi cười. rồi kể luôn câu truyện với bà cụ.

   Bác ấy chằng ba lô vào cạnh gác ba ga rồi rất nhanh,  một chân bác ấy đặt lên Bidan xe nhảy lấy đà vắt ngoắt cái chân từ phía sau trông rất điệu nghệ.  Cháu nhìn thấy cái gác ba ga cái xe phượng hoàng cao đến gần ngang thân mình nên cháu sợ khó nhảy tới, nên lúc bác ấy lên xe cháu vịn tay vào gác ba ga cũng chạy lấy đà rồi nhảy phốc lên. Ai dè nhảy mạnh quá tý nữa thì còn bị vọt qua gác ba ga sang bên kia làm bác ấy loạng choạng tay lái tý thì ngã. May mà bác ấy không mắng cho một trận. Bác ấy thật tốt bụng.

 Câu chuyện cô CB đi nhờ xe kể lại cũng khá hài hước làm bà cụ chủ quán cười chảy cả nước mắt.

-  Thế giờ cô còn về mãi đâu? Cười đau hết cả duột (tiếng Hà Nam)

-  Bà có biết đường về xã Công Lý, Lý Nhân còn cách đây xa không ạ?

-  Còn về mãi Công Lý cơ à?. Bà cụ lẩm nhẩm một mình. “Đây về đến Vĩnh Trụ là đi  mười bốn  cây, vào đến đấy cũng phải ba cây nữa.”

-  Đến mười bảy mười tám cây lữa đấy cô ạ! Quê đẻ tôi cũng ở trong Nhân Khang gần đấy.

      Vậy là về đến 581 còn chừng mười bảy cây số nữa. Trời mới chỉ xế trưa, mình ngồi nghỉ thêm chút nữa. Già ba tiếng nữa là mình về tới đó thôi. Như vậy mình đã đi được đến hai phần đường rồi còn gì.

      Tôi đã thấy thoải mái hơn nhều. Chỉnh lại ba lô tôi đứng lên chào tạm biệt và cảm ơn bà cụ chủ quán. Ba lô lên vai tôi đi ngược lên thêm một đoạn theo đường chỉ dẫn của bà chủ quán rồi dẽ vào một con đường theo như bà chủ quán đã chỉ. một con đường khá rộng dẽ về bên phải. Cột số đầu tiên bên đường đề. Vĩnh Trụ 14 km . Tôi đã bước rảo chân hơn.

      Lần đầu tiên tôi đi trên một con đường dài đến 14 cây số mà hai hàng cây xanh bên đường không phải là những bóng cây Sà Cừ tán lá xum xuê, không phải là  hàng phi Lao xanh ngắt như bao con đường mình đã đi qua. Mặt đường được trải đá dăm khá rộng, hai bên đường là hai hàng cây Bồ Kết đang mùa trĩu quả. Trông thấy những quả Bồ Kết đã già mà CB thấy mừng thầm. Hay rồi! Đây là vùng quê có nhiều Bồ Kết. Về đây tha hồ mà chăm cho mái tóc dài thêm.
 
   Tôi về tới Công Lý đã vào lúc Hoàng Hôn.  Vạt nắng cuối ngày trải dài trên mặt sông Châu Giang.  Tôi hỏi thăm vào nhà ban chỉ huy đoàn bộ. Người tiếp nhận tôi là anh cán bộ quân lực đoàn trông cũng đã chững trạc tuổi trung niên. Thủ trưởng đoàn là  bác Trung tá Trần Ngọc Diệp. Nghe tiếng giọng nói của thủ trưởng chắc hẳn là người miền trong.
 
     Đêm nay tôi còn tạm nghỉ lại đoàn bộ, sáng mai sẽ về nhận nhiệm vụ tại bệnh xá đoàn còn đi xa thêm hai cây số nữa. Đêm đầu tiên trên đất Lý Nhân. Bao buồn bã và những đêm mất ngủ khá dài cộng thêm vào cái mệt mỏi của một ngày hành quân đường dài. Tôi đã lịm đi trong một giấc miên man………..

                                                                       (còn nữa)
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Tám, 2013, 03:48:35 pm gửi bởi xuanv338 » Logged
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #145 vào lúc: 14 Tháng Tám, 2013, 01:25:00 pm »


                     Chào bác Chích và các bác .

           Đọc câu chuyện được đi nhờ xe đạp của bác mà em cười đến đau cả "Duột" ,chả là cái anh tốt bụng thấp bé nhẹ cân nhìn thấy bác Chích xinh xinh nên muốn cho đi nhờ xe thôi ,cái lòng tốt này nghi lắm ,để gặp ông T. em hỏi cho ra lẽ .

          Riêng cái đoạn thấp bé nhẹ cân của bác thì rõ rồi ,cái đèo hàng xe TQ thì cao mà bác thì thấp bé nhẹ cân ,có khi nó phải cao đến ngực chứ  ? Chẳng chơi .Thế mà bác giáng bộ ngồi đến cái uỵch cái ...Rõ là khéo , may là chú chàng không bị tùng bê đấy chứ ,không thì có mà lại " húc " đổ lẫn nhau .  Grin thì người đèo cũng khổ còn bác thì cái bánh nếp năm hào và bát nước vối nó trôi đến vèo một cái ngay .  Grin

            Mà bác ạ cái chuyện tỉnh tình tinh thời bác đẹp và hay lắm ,nó thanh tịnh như kiểu nhà sư nên bạn đọc cứ thích đấy .Chứ cái đoạn " ăn cơm trước kẻng " trực ban thì sau này ai lạ gì ,nên có kể thì đọc để mà đọc thôi ,chứ bạn đọc biết thừa ...

             Thôi " Chính ủy đểu " em thăm hỏi bác tý chút vậy .giờ "vái " đi uống thuốc đau " duột " cái đã , đúng là cái dân Nam Hà " lụt " nói thì cứ ngọng ngếu ngọng ngáo như chim ấy bác nhỉ ?
Logged
anhtho
Thành viên
*
Bài viết: 1282


Một thời để nhớ !


« Trả lời #146 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2013, 07:17:31 am »

Em thơ chào các anh chị tham gia topic, chào chị gái, chúc chị một buổi sáng tốt lành. Em xin tặng chị giọng ca réo rắt về khúc hát sông quê của cô em đồng hương, đồng tên.

http://mp3.zing.vn/bai-hat/Con-song-que-Anh-Tho/IW68D8ZI.html
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2013, 03:51:42 pm gửi bởi anhtho » Logged

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Ho MiGia
Thành viên
*
Bài viết: 75


« Trả lời #147 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2013, 09:15:23 am »

    Có cuộc chia ly nào mà không lưu luyến "gần nhau cảm thấy bình thường, xa nhau mới thấy tình thương dạt dào". Đặc biệt là cuộc chia ly của những người lính vì nhiệm vụ mà phải " tạm biệt chim Chích bay". Có điều cuộc chia tay của người chiến sỹ thường là những tiếng hô to DÔ,DÔ,DÔ... vang vọng trời Nam. Còn cuộc chia tay của cb với "ly nước quê hương" và chiếc bánh nếp thì người đời thường gọi là 'Ăn Mảnh" đó nghe Grin Grin Grin.
    Em cứ nghĩ cb "cô tấm thảo hiền" ai dè cũng quán xá chẳng kém ai, chả trách lính trẻ bọn em cứ xé rào mở đườn nước ra ngoài doanh trại là phải, không biết CB có "cắm quán" nữa không biết.
    Cũng may cho CB ngày xưa chứ ngày nay mà gặp trường hợp nhứ thế có lẽ bác tài đã đưa sang Trung Quốc bán rồi cũng nên. Xinh như "búp bê" thế chắc cũng thu một khoản tiền kha khá. Có lẽ cú " Đại nhảy vọt" của Cb mà bác tài thay tâm đổi ý không giám "đùa vơi lửa" cũng nên.
     Còn chuyện cb đi bộ 14 km  giữa " Trời của ta, đất của ta"có sự  trợ giúp của cơ giới hoá hiện đại hoá thì cũng chỉ giành huy chương bạc thế vận hội năm 197x thôi, còn huy chương vàng đã thuộc về người chiến sỹ quân tình nguyện Việt Nam giữa cánh rừng đây hiểm nguy với nhiệm vụ đặc biệt mà hơn ba mươi năm qua người chiến sỹ đó chưa biết mục đích của nhiệm vụ đó.
    Chào chị chào các bác, chúc quý vị một ngày mới gặp nhiều niềm vui.
Logged
Linh Quany
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2483


Kỷ niệm một thời !


« Trả lời #148 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2013, 09:39:55 am »

  Các bác cứ nói xấu thế hệ sau. Con người tâm sinh lý ai chẳng giống ai, chẳng qua khác từng thời kỳ, cũng như cái áo ban ngày thít chặt thì ban đêm phải nới cho thoáng, em hỏi bác chính ủy " đểu " là khi đi ngủ bác có com lê đóng thùng không?  Cheesy

  Vậy tình iu thế hệ sau nó vẫn đẹp đấy chứ ! Muốn nói gì thì nói vẫn phải trải qua ối công đoạn mới đổ nước sôi vào mì ăn liền được các bác ạ. Với lại kinh nghiệm là muốn sắm cái gì phải tets thử cho chắc !  Grin

  Hi hi, xin lỗi cô CB cháu vào chơi trêu tý cho vui thôi, cô đừng nghĩ gì nhé !
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tám, 2013, 09:54:26 am gửi bởi Linh Quany » Logged

Sắp ngừng chơi mạng.
huonghn76
Thành viên
*
Bài viết: 1166


WWW
« Trả lời #149 vào lúc: 15 Tháng Tám, 2013, 10:01:34 am »

thai60 author=Linh Quany link=topic=27252.msg451021#msg451021 date=1376534395]
  Các bác cứ nói xấu thế hệ sau. Con người tâm sinh lý ai chẳng giống ai, chẳng qua khác từng thời kỳ, cũng như cái áo ban ngày thít chặt thì ban đêm phải nới cho thoáng, em hỏi bác chính ủy " đểu " là khi đi ngủ bác có com lê đóng thùng không?  Cheesy

  Vậy tình iu thế hệ sau nó vẫn đẹp đấy chứ ! Muốn nói gì thì nói vẫn phải trải qua ối công đoạn mới đổ nước sôi vào mì ăn liền được các bác ạ. Với lại kinh nghiệm là muốn sắm cái gì phải tets thử cho chắc !  Grin

  Hi hi, xin lỗi cô CB cháu vào chơi trêu tý cho vui thôi, cô đừng nghĩ gì nhé !

[/quote]

            Lính quân à ,bọn mình cứ đùa nhau ,bây giờ bọn trẻ con cái nó lấy nhau thì phải ăn chắc cái đã .Giờ thời buổi đang giao thời mọi thứ đều ô nhiễm ,độc tố .Lấy nhau về mà bị hỏng thì giữ cũng khổ và loại cũng khổ ,nên chắc như bạn là tốt ,đỡ phải mua mấy cái nồi đựng nước tưới rau . Grin

            Xin phép bác Chích cho bọn em " tán bậy " đã .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM