Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:36:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bí mật đội quân Lê Dương Pháp.  (Đọc 79095 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2008, 05:58:02 pm »

  Năm 1923, 6 tiểu đoàn Lê dương tham gia các cuộc càn quét ở Nam Taza. Các binh đoàn cơ động tổ chức những mũi thọc sâu vào vùng núi non hiểm trở căn cứ địa của quân nổi dậy. Tại địa hình này, máy bay, xe bọc thép và đại bác phát huy tác dụng rất hạn chế. Hàng loạt các trận đánh nổ ra giữa quân nổi dậy và quân Pháp. Ngày 5/5, tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 3 bộ binh Lê dương tiến công quân nổi dậy tại núi Talrant.
 
  Ngày 9/6, tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 3 bộ binh Lê dương phải chiến đấu dữ dội với quân khởi nghĩa tại Bou Khamoudj. Ngày 24/6, trung đoàn 2 bộ binh Lê dương, tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 3 bộ binh Lê dương và 1 đại đội sơn chiến tấn công quân nổi dậy tại El Mers. Ngày 26-27/6, tiểu đoàn 4 thuộc trung đoàn 1 và tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 3 Lê dương phải đánh mở thông đường vào cao nguyên Tadout, nơi tiểu đoàn của đại uý Nicholas bại trận năm trước. Ngày 17/7, tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 2 Lê dương đồn trú tại Ait Maklouf bị quân nổi dậy tiến công dữ dội. Ngày 23/7, tiểu đoàn 1 thuộc trung đoàn 3 và tiểu đoàn tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 2 Lê dương dẫn đầu hai mũi tiến đánh căn cứ của quân nổi dậy Marmoucha tại cao nguyên Immouzer. Tiểu đoàn 3 chết 25 và bị thương 49 người. Ngày 11/8, tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 2 Lê dương chết 22 và bị thương 51 trong trận đánh Djebel Iblane. Gần đó, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 2 Lê dương bị quân  khởi nghĩa phản kích ở cự ly gần và tổn thất 30 người. Việc quân Pháp huy động lực lượng nhiều tiểu đoàn Lê dương trong các trận đánh cho thấy quy mô  rộng lớn và sự ngoan cường của quân nổi dậy.
 
  Cuối năm 1923, quân Pháp đã lập được một hệ thống đồn bốt vây lấy vùng căn cứ Tichoukt của quân nổi dậy nhưng chiến dịch đã phải trả một giá đắt chết ít nhất 100 sĩ quan và 1000 lính Lê dương.
 
  Hàng loạt cuộc càn quét tiếp tục trong năm 1924 nhưng các đơn vị Lê dương bị xé lẻ ra và chôn chân trong hàng tá các cứ điểm nhỏ, cô lập và chẳng bao giờ được nghỉ ngơi. Phần lớn những cứ điểm này nằm chơ vơ giữa sa mạc, được xây dựng bằng đá và bao bọc bởi giây thép gai. Phải tổ chức tiếp tế lương thực, đạn dược và nước uống theo định kỳ và những đoàn xe tiếp tế len lỏi dọc theo những con đường núi hiểm trở nhanh chóng trở thành mồi ngon của quân nổi dậy vì họ là những bậc thầy trong việc tổ chức những trận phục kích và quân Pháp phải chịu tổn thất nặng. Một bộ phim Mỹ sau này có tên là "Lính Lê dương” do tài tử điện ảnh Van Dame thủ vai chính đã mô tả khá chân thực hoàn cảnh này của lính Lê dương.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2008, 08:33:59 pm »

XI, Morocco, bi hài chưa hết - Sự thật về 10 năm tuyệt vọng bị ém nhẹm suốt 20 năm

  Một trong những mối lo lắng của Lyautey là khu vực phía Bắc dọc biên giới với khu vực Morocco thuộc Tây Ban Nha.
 
  Những đội quân kháng chiến người bộ tộc Berber là kẻ thù nguy hiểm của quân Pháp. Những con người của rặng núi Rif này có thể sánh được về lòng gan dạ, khả năng chịu đựng gian khổ với bộ tộc Pathans ở biên giới Ấn Độ - Afganistan. Tháng 7/1921, một căn cứ lớn có 13 nghìn quân Tây Ban Nha nằm giữa Melilla và Anoual bị một đạo quân kháng chiến đông chỉ bằng phân nửa, trang bị nhẹ nhưng được chỉ huy tốt, tấn công đánh cho tan tành. Đạo quân kháng chiến này do Abdel Krim, một thủ lĩnh có trình độ và nhìn xa trông rộng, chỉ huy. Ông chủ trương liên kết các bộ lạc cùng nhau nổi dậy để giành lại nền độc lập cho đất nước. Từ một đội quân du kích liên minh giữa các bộ tộc, Abdel Krim dần dần gây dựng được một đạo quân mang tính chính quy gồm các đơn vị có biên chế, cấp bậc, sĩ quan có trả lương, các nhân viên kỹ thuật và hệ thống hậu cần. Kho vũ khí lớn của họ đặt ở Anoual chứa 2 vạn khẩu súng trường Đức, 400 đại liên Hotchkiss và hơn 120 khẩu đại bác Schneider. Quân kháng chiến mộ được một số huấn luyện viên quân sự người châu Âu trong đó thậm chí có cả một lính Lê dương đào ngũ tên là Josef Klemms.
 
  Cuộc chiến đấu của quân kháng chiến và quân Tây Ban Nha dai dẳng và ác liệt. Người ta cũng còn gọi cuộc nổi dậy này là Chiến tranh Rifs và quân nổi dậy là quân Rifs. Tháng 12/1924, quân Rifs đánh cho quân Tây Ban Nha tơi bời phải rút khỏi Chaouen và bị thiệt hại nặng. Thống chế Lyautey hiểu rằng cuộc chiến này rõ ràng sẽ lan đến khu vực Morocco thuộc Pháp nhưng yêu cầu tăng viện của ông ta bị Paris phớt lờ. Thành công của Pháp lúc này là tiến được về phía Bắc sông Ouerghla tháng 5/1924 và lập được một tuyến cứ điểm do lính Senegal đồn trú tại khu vực Beng Zerwal.


Lính Lê dương phòng ngự chống quân Rifs.

  Ngày 13/4/1925, 8000 quân khởi nghĩa Rifs mở cuộc tấn công đồng loạt vào phòng tuyến Pháp. Tổ chức chỉ huy tốt, tinh thần dũng cảm cao, kỹ năng tác chiến du kích thành thạo cộng thêm vũ khí đạt được mức độ hiện đại nhất định của nghĩa quân đã chứng tỏ trên chiến trường. Phòng tuyến Pháp bị băm nát. Các cứ điểm bị cắt rời, bị súng cối của nghĩa quân oanh tạc nặng nề và các đợt tấn công liên tiếp. Quân Pháp kháng cự tuyệt vọng. Với khả năng cơ động cao, các đơn vị du kích Berber chọc thủng phòng tuyến Pháp và ào ào tiến qua các lỗ hổng. Đến ngày 27/4, chỉ khoảng 20 dặm từ Fez, 39 trong tổng số 66 cứ điểm Pháp đã bị tiêu diệt hoặc phải rút chạy.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2008, 05:44:15 pm »

  Lúc này, phần lớn các đơn vị Lê dương đang bị ghìm chặt tại Tache de Taza nhưng bộ chỉ huy Pháp vẫn phải điều một số đơn vị lên cứu viện gồm các tiểu đoàn 2, 6, 7 thuộc trung đoàn 1 Lê dương, tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 2 Lê dương và tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 3 Lê dương.
 
  Cứ điểm lớn tại Bibane của Pháp bị tiến công liên tục và thay đổi chủ 4 lần trong tháng 5. Hơn 400 lính Pháp chết. Đợt phản kích cuối cùng của Pháp là vào ngày 25/5 do tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 1 Lê dương (đại uý Deslandes chỉ huy) và tiểu đoàn thuộc trung đoàn 2 Lê dương (đại uý Goret chỉ huy) tiến hành. Lúc đầu, lính Lê dương phản kích thành công nhưng sau đó bị hoả lực của nghĩa quân ghìm chặt. Cuối cùng, đại uý Deslandes tập hợp 7 sĩ quan còn sống sót của mình. Mỗi người đeo một túi đầy lựu đạn và họ tổ chức một cuộc xung phong lựu đạn. Tuy chiếm được mục tiêu nhưng 103 lính Lê dương chết và hơn 300 bị thương ngày hôm đó. Ngày 5/6, quân khởi nghĩa chiếm lại được Bibane và cố thủ ở đó đến tận tháng 9. Ngày 18/6, đại uý Deslandes bị quân khởi nghĩa bắn chết tại Bab Haceine. Đại đội sơn chiến thuộc trung đoàn 4 Lê dương bị bao vây khi đang yểm hộ cho quân của đồn Beng Rouber rút chạy và bị đánh tan tành.
 
  Cuốn nhật ký của đại uý Cazaban thuộc tiểu đoàn 4 trung đoàn 1 Lê dương tháng 6-6/1925 đã mô tả những áp lực nặng nề đè lên các đơn vị Lê dương tại mặt trận này. Mỗi trận giáp chiến đều là một trận đánh quyết liệt chống lại quân khởi nghĩa có tiếng là những tay thiện xạ, ngoài súng trường và dao găm lại còn có cả súng máy và đại bác. Nghĩa quân rất giỏi cận chiến và khi giáp lá cà thì không khoan nhượng. Ngày 4/5 tiểu đoàn 4 phải đi cứu viện cho cứ điểm Taounat bị 1500 nghĩa quân vây chặt. Ngày 5, họ lại phải yểm hộ cho cứ điểm Bab Soltan tháo chạy. Ngày 6 và 7, họ phải đi cứu viện và yểm hộ đồn Bab bou Andar rút lui. Những cuộc hành quân chết tiệt kiểu như vậy liên tiếp kéo dài từ ngày 9 đến ngày 22. Trong ngày này, lính Lê dương yểm hộ cho đồn Oued Amzu rút. Sau khi tháo chạy suốt cả ngày, đến đêm quân khởi nghĩa đánh thẳng vào nơi họ hạ trại. Phải cố gắng lắm, lính Lê dương mới đẩy lùi được quân khởi nghĩa. Ngày 4/6 tiểu đoàn Lê dương chiếm lại được đồn Astar phải rút chạy trước đó để yểm hộ cho đồn Sker gần đó lui quân nhưng đến ngày 5/6 khi bản thân mình rút ra, tiểu đoàn 4 bị súng máy của quân khởi nghĩa dập cho một trận tơi bời.

  Đêm ngày 10-11/6, đại uý Cazaban kêu gọi những người tình nguyện đi đánh chọc thủng vòng vây ứng cứu cho 1 cứ điểm đang chiến đấu tuyệt vọng gần sân bay Medíouna. Trong đêm tối, lính Lê dương đánh xuyên qua được 2 lớp chiến hào và liên lạc được với những người sống sót trong đồn nhưng họ không thể rút ra được và bị quân khởi nghĩa tiêu diệt hoàn toàn. Xác của 4 sĩ quan và 60 lính Lê dương không bao giờ được tìm thấy.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 28 Tháng Tám, 2008, 05:15:27 pm »

  Năm 1926, lo sợ trước phong trào khởi nghĩa đang dâng lên mạnh mẽ ở Morocco, Pháp và Tây Ban Nha bắt tay nhau cùng tổ chức một chiến dịch quân sự chung để đàn áp quân khởi nghĩa của Abdel Krim. Thống chế Petain huy động 300 nghìn quân, trong đó có 8 tiểu đoàn Lê dương tham gia chiến dịch. Nhưng cũng phải đến tháng 5, phong trào khởi nghĩa của Abdel Krim mới bị dập tắt. Quân Pháp phải chịu tổn thất nặng nề, ít nhất 12 nghìn lính chết nhưng Pháp ém nhẹm con số thương vong này mãi 20 năm sau mới chính thức thừa nhận.

 

Xác lính Lê dương trong một trận đánh tại Morocco

  Sau khi đàn áp xong cuộc khởi nghĩa của Abdel Krim, Pháp lập tức quay sang bình định khu vực rặng núi Atlas. Tháng 6/1926, trung đoàn 3 bộ binh Lê dương được điều đến càn quét vùng Tichoukt, nơi hoạt động của các đội quân kháng chiến tại Ait Mohand và Ait Seghrushin. Tháng 7, Pháp cho tăng viện thêm 4 tiểu đoàn Lê dương và mở các cuộc hành quân chiếm những khu vực xung yếu. Tuy vậy quân Pháp cũng phải trả giá đắt. Trong các trận đánh suốt 3 năm 1927-1929, trung đoàn 3 Lê dương phải chịu những tổn thất nặng nề, đặc biệt là những trận đánh như trận bảo vệ El Bordl và Ait Yakoub tháng 6/1929, trận đại đội hành quân thuộc trung đoàn 2 Lê dương bị phục kích tại Djihani tháng 10/ 1929, trận đại đội 1 hành quân thuộc trung đoàn 2 Lê dương tiến đánh Ait Hamnlou tại Tarda-Tadighoust tháng 8/1930 và trận trung đoàn 2 Lê dương tiến đánh Tazigzaoust tháng 9/1932.

  Cuối cùng, Pháp thực hiện bình định khu vực sa mạc phía Nam. Đầu năm 1932, bộ binh, ky binh và các đại đội sơn chiến thuộc trung đoàn 1, 2 và 3 Lê dương tiến công Djebel Sarhro, căn cứ chính của quân nổi dậy Berber ở phía Nam. Sau những trận đánh ngoan cường và dai dẳng nhưng dần dần lực lượng bị hao mòn khi chống lại quân Pháp áp đảo về lực lượng và vũ khí. Thủ lĩnh nghĩa quân Ouskounti bị quân Pháp bắt tại núi Baddou. Chiến dịch bình định Morocco của Pháp kết thúc đầu năm 1934.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 29 Tháng Tám, 2008, 06:56:05 pm »

XII, Xe bọc thép và pháo binh - bắt đầu chiến tranh hiện đại

  Năm 1921, trung đoàn 1 ky binh Lê dương được thành lập tại Tunisia. Trung đoàn này thu nhận nhiều lính ky binh Bạch vệ cũ từ nước Nga. Trong chiến dịch đàn áp quân khởi nghĩa Rifs, tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn này tham chiến tại Tache de Taza. Các tiểu đoàn 1 và 2 thuộc trung đoàn phải giảm quân số do phải tăng viện cho trung đoàn 1 bộ binh Lê dương. Năm 1925, tiểu đoàn 4 thuộc trung đoàn 1 ky binh Lê dương được điều sang Syria. Tiểu đoàn 3 thuộc trung đoàn 1 ky binh Lê dương được điều xuống Bou Denib miền Nam Morocco năm 1926. Trung đoàn 1 kỵ binh Lê dương tham gia các cuộc hành quân bình định miền Nam Morocco đầu những năm 1930. Năm 1929, trung đoàn này thành lập các chi đội 5 và 6 mô tô hoá, được trang bị các xe trinh sát, xe vận tải và một số xe bọc thép. Tháng 1/1930, trung đoàn 2 bộ binh Lê dương được trang bị xe vận tải. Việc này đánh dấu quá trình cơ giới hoá và đến năm 1934, quân Lê dương đã có các đơn vị hỗn hợp có xe tải và xe bọc thép thay thế các đại đội lừa ngựa cơ động tuần tra khu vực sa mạc phía Nam. Đại đội 2 hành quân thuộc trung đoàn 2 bộ binh Lê dương được tổ chức lại thành đại đội mô tô hoá thuộc trung đoàn 1 bộ binh Lê dương. Tháng 1/1932, đại đội này tham chiến tại Mecissi. Tháng 2/1933, trong trận đánh tại Bou Gafez, trung uý đại đội trưởng Brenkle và 11 lính Lê dương bị quân kháng chiến tiêu diệt. Các đơn vị thiết giáp, kỵ binh và sơn chiến ngày càng tham gia nhiều trong các hoạt động bình định Morocco giai đoạn sau.
 
  Các đơn vị Lê dương tác chiến ở Morocco thường tổ chức hỗn hợp bao gồm cả pháo thuộc địa. Tháng 5/1925, đơn vị pháo 80mm Lê dương được thành lập tại trung đoàn 1 bộ binh Lê dương và tham chiến tại Oued Guir và Oued Zousfana. Nó tham gia nhiều trận đánh đến tháng 10/1934 thì phối thuộc cho tiếu đoàn 3 thuộc trung đoàn 1 bộ binh Lê dương.

  Tháng 5/1932, các trung đoàn 2 và 4 bộ binh Lê dương thành lập các đại đội pháo 75mm và đến thời kỳ đầu Đại chiến thế giới thứ hai, một tiểu đoàn pháo đầy đủ đã được thành lập cho trung đoàn 6 bộ binh Lê dương ở Syria.
 
  Có thể nói việc hình thành các đơn vị cơ giới trong thành phần đội Lê dương là tương đối sớm lúc bấy giờ. Nó thể hiện sự phát triển của tư tưởng mới trong tác chiến quân sự hiện đại là tính cơ động cao và khả năng can thiệp nhanh, hoả lực mạnh. Trong khoảng thời gian giữa hai cuộc đại chiến, tư tưởng này đã hình thành nhưng được các nước đón nhận ở mức độ khác nhau. Tiếc thay, ý tưởng này không được Pháp nghiên cứu chu đáo. Trái lại, nước Đức phát xít đã nhanh chóng phát triển các binh đoàn xe tăng và cơ giới tạo thành quả đấm mạnh. Kết quả là khi nước Pháp bị phát xít Đức tấn công năm 1940, mặc dù số lượng xe tăng tương đương nhau nhưng quân Pháp không có các binh đoàn thiết giáp cơ động, xe tăng bố trí dàn trải nên các tuyến phòng thủ của Pháp đã nhanh chóng bị các mũi thọc sâu của các binh đoàn xe tăng phát xít nhanh chóng chọc thủng, dẫn đến rối loạn thế trận và thảm bại hoàn toàn.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2008, 03:50:41 pm »

XIII, Bình định Syria 1921, "mẻ răng” với nghĩa quân Trung Đông

  Sau năm 1918, vì là nước bại trận trong Đại chiến thế giới thứ nhất, Thổ phải chuyển Syria và Lebanon sang cho Pháp "uỷ trị". Tháng 3/1921, tiểu đoàn 4 thuộc trung đoàn 4 bộ binh Lê dương đổ bộ vào Beirut và đồn trú ở đó, tiếp tục sau đó là tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn 4 bộ binh Lê dương và tiểu đoàn 4 thuộc trung đoàn 1 kỵ binh Lê dương. Sự cai trị của Pháp đã vấp phải sự chống đối của những người nổi dậy thuộc bộ tộc Druze sống ở vùng núi. Tuy nhiên, trong 3 năm đầu, các đồn binh cũng như các đạo quân Pháp chưa bị tiến công nhiều nên tiểu đoàn 4 thuộc trung đoàn 4 bộ binh Lê dương được giải thể tháng 11/1924. Nhưng, tháng 7/1925, một cuộc khởi nghĩa đã bùng lên tại Djebel Druze.

  Ngày 22/7, tiểu đoàn 4 thuộc trung đoàn 4 bộ binh Lê dương do đại uý Normand chỉ huy đồn trú tại căn cứ Kafer phía Đông-Nam Soueida bị quân khởi nghĩa tấn công. Soueida bị bao vây và 115 lính Lê dương bị giết. Ngày 2-3/8, quân Pháp cho tiếp viện nhưng đạo quân này bị đánh bật trở lại và tổn thất nặng. Cuộc khởi nghĩa lan rộng. Pháp tổ chức giải vây lần thứ hai cho Soueida. Quân tiếp viện lần này gồm tiểu đoàn 5 thuộc trung đoàn 4 bộ binh Lê dương, tiểu đoàn 4 thuộc trung đoàn 1 kỵ binh Lê dương và 1 chi đội xe bọc thép. Ngày 16/9, khi đoàn quân tiến đến làng Mousseifre, ruột ngôi làng có tường bao quanh, thì có tin báo 3000 nghĩa quân đang tiến đến gần. Quân Lê dương lập tức tổ chức phòng ngự trong làng nhưng không may cho họ là ngay trong làng đã có nhiều nghĩa quân ẩn nấp.
 
  Ngay trong đêm, nghĩa quân đã đánh vào bức tường phía Bắc làng nhưng quân Pháp đã đẩy lùi được họ. Đến rạng sáng ngày 17, nghĩa quân tấn công tất cả các mặt. Những quân cảm tử ẩn nấp sẵn trong làng leo lên các mái nhà bắn xả vào lính Lê dương. Họ còn phục kích lính Lê dương trong các ngõ ngách và giết phần lớn ngựa của lính kỵ binh Lê dương. Khi trời sáng rõ, quân Pháp đưa xe bọc thép đến tăng viện. Trận đánh giằng co suốt buổi sáng và đến chiều máy bay Pháp đến yểm trợ. Quân khởi nghĩa phải rút lui nhưng quân Pháp tổn thất nặng. 47 lính Lê dương chết và 83 bị thương.
 
  Một trận đánh lớn khác của lính Lê dương ở Syria là trận phòng ngự Rachaya ngày 20-24/11 của tiểu đoàn 4 thuộc trung đoàn 1 ky binh Lê dương và một chi đội thuộc trung đoàn 12 kỵ binh Spahis. Rachaya là một ngôi làng cổ với những ngôi nhà và bức tường xây bằng đá tạo ra một mê cung. Quân khởi nghĩa tấn công liên tiếp vào làng trong suốt 3 ngày, nhiều lần chọc thủng tuyến phòng ngự của Pháp và đánh xáp lá cà. Lính Lê dương bị đánh tơi tả gần hết đạn và tuyệt vọng. Tuy nhiên, ngày 24/11, máy bay và trung đoàn 6 kỵ binh Spahis kịp đến tăng viện. Quân khởi nghĩa rút lui.

  Sau này, sau khi tập trung lực lượng đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Druze, tháng 10/1939, các tiểu đoàn 1, 4, 6 thuộc trung đoàn 1 bộ binh Lê dương và tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn 2 bộ binh Lê dương được cải tổ lại thành trung đoàn 6 bộ binh Lê dương.

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2008, 12:34:43 pm »

XIV, Trong máu lửa Đại chiến thế giới thứ hai

  Trong giai đoạn trước Đại chiến thế giới thứ hai, các đơn vị Lê dương vẫn đồn trú tại Bắc Phi, Syria và Đông Dương. Khi Đại chiến thế giới thứ hai bùng nổ, các đơn vị này cung cấp sĩ quan và binh lính để làm nòng cốt lập các đơn vị mới.

  Trong những năm 1930, Pháp và Anh thi hành chính sách nhân nhượng phát xít Đức nên Đức được thể càng lấn tới. Ngoài ra, kỹ thuật quân sự của Pháp trong thời kỳ này cũng bị lạc hậu so với Đức, cộng thêm sự kiêu ngạo sau chiến thắng thời Đại chiến thế giới thứ nhất đã làm cho tư tưởng nhiều nhà chỉ huy quân sự Pháp thời kỳ này trở nên bảo thủ, lỗi thời. Điều đó dẫn đến sức chiến đấu của quân Pháp nói chung và đội Lê dương nói riêng yếu nhiều so với Đức lúc bấy giờ.

1. Narvik - khi Lê dương bị đài phát xít chửi là “cướp chuyên nghiệp"

  Tháng 3/1940, Pháp đưa sư đoàn nhẹ số 1 sang tham chiến ở chiến trường Na Uy. Trong thành phần sư đoàn có bán lữ đoàn Lê dương 13 gồm 2 tiểu đoàn lấy từ các đơn vị Lê dương ở Bắc Phi, được huấn luyện và trang bị tại Pháp để tác chiến tại rừng núi. Sư đoàn đổ bộ lên bán đảo Haafeldet ngày 6/5. Tại đây, bán lữ đoàn tham gia trận đánh cùng quân Đồng minh tại Narvik. Đức có khoảng 5 nghìn quân sơn chiến do trung tướng Dielt, một chuyên gia chiến đấu ở vùng rừng núi chỉ huy. Tuy đồn trú xa tuyến tiếp tế và chỉ có 2 đại đội pháo nhưng quân Đức lại chiếm được các kho tàng của sư đoàn 6 Na Uy và một sân bay. Phía Đồng minh huy động lữ đoàn 24 Cận vệ Anh (3 tiểu đoàn), 2 lữ đoàn Na Uy, 2 bán lữ đoàn Pháp và 1 đơn vị Ba Lan.

  Nửa đêm ngày 12 chuyển sang ngày 13/5/1940, 7 tàu chiến Anh nã pháo vào Bjerkvik, một làng chài xinh đẹp đã được chụp thành ảnh bưu thiếp, nằm dọc bờ biển cách Narvik 8 dặm. Ngôi nhà thờ trong làng, nơi quân Đức lấy làm kho chứa đạn, bị phá huỷ tan tành. Nhiều ngôi nhà gỗ trên bờ biển trúng đạn, lửa khói ngùn ngụt. Chỉ có 1 máy bay Đức xuất hiện, ném bom xuống đoàn tàu nhưng nó bị súng phòng không bắn lên mãnh liệt nên vội vã bỏ chạy, biến mất sau những vách đá. "Nhanh lên những người Pháp. Nhanh lên những chàng trai", thuỷ thủ tàu Bermuda thúc giục lính Lê dương, lủng củng trang bị hành quân và áo phao, đang leo thang dây xuống các tàu phóng lôi Anh đậu dọc bên sườn tàu lớn. Thêm nhiều máy bay Đức đến tham chiến, lao qua lưới lửa phòng không bỏ bom oanh tạc. Mặt biển sôi lên với những cột nước trắng xoá. Pháo tầm xa của tuần dương hạm Resolution nã vào thị trấn, tạo ra những tiếng rít chói tai. Lính Lê dương từ chỗ có nhiều vật cản kim loại bảo vệ, nay phơi người ra chỗ trống. Khẩu súng họ lau chùi sạch sẽ bóng loáng trong nhiều ngày qua dường như bây giờ là vật bảo vệ duy nhất. Đoàn tàu đổ bộ nhanh chóng tiến vào bờ, nhưng đến phút cuối tất cả phải lạng sang hai bên, tránh bãi đổ bộ dự kiến vì hoả lực Đức đã khống chế hoàn toàn nơi này.


  Lính Lê dương trên tàu chuẩn bị đổ bộ vào Na uy năm 1940

  Tàu cập bến, các đại đội Lê dương triển khai tiến công vào các cao điểm phía Bắc và Nam thị trấn. Ba xe tăng hạng nhẹ yểm trợ họ. Cuộc tiến công gặp trở ngại vì tuyết dày ngập đến gối. Tiểu đoàn 2 của bán lữ đoàn Lê dương 13 chiếm được trại quân Đức ở Elvegaarden phía sau thị trấn, bắt sống phần lớn nhân viên quân y Đức và thương binh. Trong lúc đó, 2 đại đội đánh thẳng qua Bjerkvik, nơi quân Đức bố trí phòng ngự mạnh với những ụ súng máy khá kiên cố. Trận đánh trong đêm thực ra đã giết chết nhiều thường dân vô tội hơn là quân Đức. Anh lính Favrel thuộc bán lữ đoàn Lê dương 13 kể lại: "Một cuộc tàn sát khủng khiếp những con người ở trần đang còn ngủ. Súng trường trong tay, tôi phải băng qua một ngã tư ngổn ngang xác chết, nhiều người lăn lộn bên những thi hài trẻ em, những người bị thương gào thét trong vũng máu” (15). Cuộc chiến đấu kéo dài 5 giờ và quân Đức rút khỏi làng để lại nhiều cạm bẫy. Favrel cũng thừa nhận rằng sau khi vào làng, nhiều lính Lê dương đã cướp bóc. Nhân sự kiến ấy, sau này đài phát thanh Đức đã tuyên truyền rằng lính Lê dương là "Một đárn cướp chuyên nghiệp".
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2008, 05:52:47 pm »

  Mục tiêu kế tiếp, Narvik, khó đánh chiếm hơn nhiều. Không giống làng Bjerkvik đẹp như tranh, Narvik nằm trên một vùng đất cao hơn khu vực lân cận. Thị trấn nằm kẹp giữa hai vách đá, một đầu giáp bờ biển. Những ngôi nhà tạo thành xương sống chạy dọc bán đảo. Một con đường sắt chạy phía Bắc, xuyên qua vài đường hầm nối vào ga đầu mối ở cảng phía Nam. Sau những bức tường và lô cốt trong thị trấn bé nhỏ này, quân Đức bố trí 4500 quân. Vì lý do này, phía Đồng minh đưa ra một kế hoạch mạo hiểm, theo đó 1500 lính Lê dương và 1 tiểu đoàn Na Uy sẽ từ Oijord ở phía Bắc vượt qua một lối vào hẹp tại Rombaks Fjord đánh thẳng vào tung thâm phòng ngự Đức.
 
  Cuộc hành quân bị hoãn lại vài lần, cuối cùng bắt đầu lúc nửa đêm 27 sang ngày 28/5/1940. Hai đại đội Lê dương đổ bộ và nhanh chóng đánh chiếm mục tiêu được phân công. Tuy nhiên, sau phút choáng váng, quân Đức hồi lại và nã pháo 77mm, quét súng máy như mưa vào các mũi tiến quân của lính Lê dương. Máy bay Đức đến tiếp viện nên hoả pháo của các tàu chiến Anh phải quay ra đối phó nên không thể yểm trợ cho quân đổ bộ được. Tình thế của lính Lê dương lúc này như một người đang treo lơ lửng, hai tay bám vào mép tường, cố gắng đu mình để vượt qua bên kia. Không có hoả pháo yểm trợ, lính Lê dương cố gắng xung phong vượt qua những ụ súng Đức bố trí trong các đường hầm và hốc đá. Trung tá Magrin Vernerey vượt lên phía trước, nhiều khi chỉ cách vị trí Đức khoảng 30m, tay cầm ba-toong, chỉ thị những mục tiêu của đối phương cho binh lính của mình.
 

Quân Lê dương đổ bộ lên Narvik

  Sau khi đổ bộ, tiểu đoàn 1 Lê dương đánh dọc theo bờ Bắc bán đảo, tiểu đoàn 2 Lê dương tiến vòng xuống phía Nam hội quân với lính Ba Lan đang tiến dọc bờ biển phía Nam Beisford. Đến cuối ngày, quân Đồng minh chiếm được Narvik. Quân Đức rút lui có tổ chức và. dựa vào địa hình có lợi kháng cự ngăn chặn truy kích. Trong những ngày sau, quân Đồng minh tiến dọc theo đường sắt đánh đuổi quân Đức đến khoảng 10 dặm gần biên giới Thuỵ Điển. Tuy nhiên, do tình hình tại Pháp đáng lo ngại nên chiến dịch phải kết thúc. Ngày 6/7, bán lữ đoàn Lê dương 13 rút về Anh. Bảy sĩ quan, 5 hạ sĩ quan và 55 lính Lê dương đã chết, chủ yếu khi đánh chiếm Narvik. Favrel chứng kiến 1 lính Lê dương bị xử bắn vì cướp bóc tại Narvik.
 
  Khi quân Đức tấn công Pháp, sư đoàn nhẹ số 1 phải rút về tăng viện cho chính quốc nhưng sư đoàn đến Brest khi đã quá muộn. Bán lữ đoàn Lê dương 13 rút sang Anh. Tướng Đờ-gôn đã đến thăm bán lữ đoàn. Lúc này, bán lữ đoàn Lê dương 13 có sự phân liệt. Khoảng một nửa số quân của lữ đoàn rút về Ma-rốc, số còn lại tiếp tục chiến đấu bên cạnh quân Anh và trở thành một phần trong lực lượng Pháp Tự do của tướng Đờ-gôn. Họ được biên chế lại thành bán lữ đoàn Lê dương 14. Tháng 11/1940, đơn vị này lấy lại phiên hiệu bán lữ đoàn Lê dương 13.

Tướng Đờ-gôn duyệt bán lữ đoàn Lê dương số 13 tại London năm 1940
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2008, 10:04:00 am »

2. Pari thất thủ, thảm bại đẻ ra huyền thoại

  - Các đơn vị được thành lập tại Pháp gồm trung đoàn 11 bộ binh Lê dương (tháng 1 1/1939), gồm 2500 lính Lê dương rút từ các đơn vị và 500 cựu binh Lê dương người Pháp và trung đoàn 12 bộ binh Lê dương (tháng 2/1940) gồm các cựu binh Lê dương người Pháp và 400 lính mới.
 
  - Các trung đoàn 1 và 2 kỵ binh Lê dương với 673 sĩ quan và binh lính để thành lập.

  - Nhóm trinh sát sư đoàn số 97 tháng 2/1 940 gồm đại đội sơn chiến, 1 đại đội bộ binh, 1 phân đội hoả lực hỗ trợ và một số mô tô.

  - Khoảng 6000 lính mới được tuyển, phần lớn biên chế vào các trung đoàn hành quân 21 và 22 tình nguyện Lê dương (tháng 10/1939) và trung đoàn hành quân tình nguyện Lê dương số 23 (tháng 5/1940).
 
  - Trong các trung đoàn này có nhiều người tị nạn Tây Ban Nha trốn sang Pháp sau cuộc nội chiến và nhiều người Đông Âu. Các trung đoàn mới lập này phần lớn trang bị thiếu thốn và lạc hậu.
 
  - Các đơn vị phần lớn trang bị vũ khí và quân trang quân dụng thế hệ trước 1935.

  Ngày 10/5/1940, quân Đức mở cuộc tấn công xâm lược nước Pháp. Trung đoàn 11 bộ binh Lê dương do đại tá Robert chỉ huy được tăng phái cho sư đoàn 6 Bắc Phi và bố trí tại Stenay giữa sông Meuse và sông Chiers. Ngày 27/5, trung đoàn chiến đấu với quân Đức tại Bois d'Inor và giữ vững vị trí này đến khi có lệnh rút ngày 11/6. Ngày 18/6, trung đoàn bị quân Đức bao vây tại Saint-Germain-sur- Meuse, tiểu đoàn 2 bị tiêu diệt hoàn toàn. Trung đoàn phải lùi về Toul và đến khi ngừng bắn, bị thiệt hại 70% quân số.

  Trung đoàn 12 bộ binh Lê dương tăng phái cho sư đoàn 8 đóng tại Soissons và ngày 6/6 đơn vị chiến đấu trận đầu tiên. Trung đoàn phản kích nhưng trong vòng 10 giờ thì tiểu đoàn 2 bị quân Đức tiêu diệt hoàn toàn. Đêm ngày 7/6, trung đoàn bị bao vây, 500 người cố đánh chọc thủng vòng vây. Khi đình chiến, trung đoàn 12 bộ binh Lê dương ở gần Lìmoges và chỉ còn 300 người.

  Nhóm trinh sát sư đoàn số 97 tăng phái cho sư đoàn 7 Bắc Phi, tham chiến ngày 18/5 tại Somme và sau đó phải liên tục rút lui đến ngày 22/6. Đơn vị tỏ ra kiên cường trong nhiều trận chiến đấu chống lại quân Đức mạnh hơn. Đại tá chỉ huy đơn vị đã chết khi chỉ huy đội hậu vệ yểm trợ cho đơn vị vượt sông tại Oise. Chỉ còn 262 người sống sót khi ngừng bắn.

  Trung đoàn hành quân tình nguyện Lê dương số 21 chiến đấu tại Buzancy-le-Mort-Homme và La-Grange-au-Bois ngày 9-10/6.
 
  Trung đoàn hành quân tình nguyện Lê dương số 22 phản kích quyết liệt ngày 24/5 tại Villiers-Carbonnel gần Peronne, giành đi giật lại ngôi làng này với quân Đức nhưng dần dần bị xe tăng Đức đè bẹp.

  Trung đoàn hành quân tình nguyện Lê dương số 22 cố gắng ngăn chặn các đơn vị thiết giáp Đức ngày 15-16/6 tại Pont-sur-Yonne.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 02 Tháng Chín, 2008, 05:17:31 pm »

  Sau khi nước Pháp bại trận, bán lữ đoàn Lê dương 13 là đơn vị Lê dương duy nhất tham gia lực lượng Pháp tự do của tướng Đôø-gôn. Nhưng chính trong những ngày đen tối này, họ trở thành một đơn vị huyền thoại trong quân đội Pháp. Sau những ngày chiến đấu ở Na-uy, bán lữ đoàn chiến đấu cùng quân Anh tại Eriteria thuộc Italia, Đông Phi.
 
  Ngày 15/2/ 1941, bán lữ đoàn đổ bộ lên cảng Sudan, đánh chiếm Ehghiahat ngày 27/3, tiến vào Keren ngày hôm sau và đánh chiếm Montecullo ngày 7/4. Sau những trận đánh này và sau khi chiếm được Masawa, bán lữ đoàn bắt được hơn 15 nghìn tù binh Italia.
 
  Tiếp theo đó là một tấn bi kịch lính Lê dương đánh lính Lê dương. Ngày 8/6/ 1941, 2 lữ đoàn Anh do tướng Sir Henry Maitland Wilson chỉ huy từ Iraq tiến vào Syria, trong khi đó sư đoàn 7 Anh đổ bộ lên Haifa (Palestine cũ) tiến về Beirut, Lebanon. Bán lữ đoàn Lê dương 13, thuộc sư đoàn 1 Pháp Tự do, vượt biên giới Syria tại Dera cùng lữ đoàn 5 Ấn Độ và tiến về Damascus. Syria lúc này do quân Pháp trung thành với Chính phủ Vichy thân phát xít phòng thủ. Tại Syria lúc đó có trung đoàn 6 bộ binh Lê dương. Trong vài ngày đầu chiến dịch, bán lữ đoàn Lê dương 13 làm dự bị. Ngày 19/6, bán lữ đoàn trực tiếp tham chiến, đánh chiếm làng Kissoue nằm trong tuyến phòng thủ phía Nam Damascus. Trận đánh ngắn nhưng ác liệt, 13 lính Lê dương chết, vài người bị thương. Tối hôm đó, bán lữ đoàn tiếp tục hành quân về hướng Damascus. Ngày 20/6, đơn vị xích hầu của bán lữ đoàn 13 đụng phải một đơn vị của trung đoàn 6 bộ binh Lê dương giữ Kadam, ngoại ô phía Nam Damascus. Những phát súng đầu tiên giết chết 1 lính Lê dương người Bỉ của bán lữ đoàn 13 và làm bị thương 1 hạ sĩ của trung đoàn 6.

  Ở giữa đám lính của mình, thiếu tá Amilakvari, chỉ huy của bán lữ đoàn 13 ra lệnh cho lính kèn thổi bài Le Boudin, hành khúc của đội Lê dương. Bên kia cũng thổi bài Le Boudin. Viên thiếu tá ra lệnh ngừng bắn và bước về phía trận địa đối phương và nhận ra vị trí này do 1 trung sĩ và vài lính Lê dương của trung đoàn 6 giữ. Viên trung sĩ này bảo Amilakvari rằng đơn vị anh ta có lệnh phải giữ vị trí này đến 1 giờ sáng ngày hôm sau. Thiếu tá Amilakvari đồng ý sẽ dừng tại chỗ cho đến lúc đó. Sự kiện này không phải là duy nhất. Trung uý Baulens của trung đoàn 6 bộ binh Lê dương báo cáo đội tuần tra của anh ta đã bắn vào một đoàn xe tải chở lính Lê dương của Đôø-gôn tối ngày 10/6 ở Nam Damascus.

  Thực tế là trung đoàn 6 bộ binh Lê dương đã chiến đấu thực sự chống lại quân Đồng minh trong đó có cả bán lữ đoàn Lê dương 13. Cả hai đơn vị này chiến đấu "một cách gan dạ, có kỷ luật” và tổn thất của cả hai đơn vị Lê dương là đáng kể. Tổn thất của trung đoàn 6 bộ binh Lê dương là 128 chết và 728 bị thương, 1/4 quân số trung đoàn, nặng nhất là trong trận đánh chống lại quân Úc tại Lebanon. Bán lữ đoàn Lê dương 13 trong trận đánh vào Kadam vấp phải sự kháng cự khá ác liệt của trung đoàn 29 bộ binh Algeria. Trong chiến dịch này, tổn thất của bán lữ đoàn Lê dương 13 là 21 chết và 47 bị thương. Ngày 14/7, hiệp định đình chiến Saint-Jean-d'Acre được ký kết và lính thuộc trung đoàn 6 Lê dương được lựa chọn. Khoảng 1000 người đã ra nhập bán lữ đoàn Lê dương 13 và với số quân này người ta thành lập thêm tiểu đoàn 3 thuộc bán lữ đoàn. Những người còn lại của trung đoàn 6 bộ binh Lê dương quay về Bắc Phi và được tăng cường cho trung đoàn 1 bộ binh Lê dương.
 

Lính Lê dương tại Lebanon 1942
« Sửa lần cuối: 02 Tháng Chín, 2008, 05:21:48 pm gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM