Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:58:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn 1947 -2002  (Đọc 44386 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #20 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 10:42:47 am »

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng, Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự đã tổ chức học tập các Nghị quyết của Đảng với việc đẩy mạnh công tác Đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang. Từ năm 1991 - 1995, công tác giáo dục chính trị tư tưởng được coi trọng và tiến hành đồng bộ ở hầu khắp các đơn vị. Cùng với công tác quán triệt các Nghị quyết Đại hội Đảng, cấp ủy các đơn vị đã tổ chức triển khai học tập Nghị quyết Trung ương 3, Nghị quyết của Quân khu, của Tính ủy và Đảng ủy quân sự tỉnh về đổi mới và chỉnh đốn Đảng, các Nghị quyết Trung ương 4, 5, 6, 7, 8 Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị. Nội dung các đợt học tập đều tập trung bồi dưỡng nhận thức, bản lĩnh chính trị, xây dựng quyết tâm, phấn đấu giữ vững ổn định chính trị, tư tưởng trong lực lượng vũ trang, đi đôi với công tác tuyên truyền giáo dục, đẩy mạnh phát động các phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ giáo dục với chăm lo đời sống vật chất tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, làm cho lực lượng vũ trang thấu suốt nhiệm vụ, nhận rõ kẻ thù, kiên định với mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Phong trào thi đua của các lực lượng vũ trang đã diễn ra sôi nổi, rộng khắp với nhiều hình thức nội dung phong phú, động viên được tinh thần và nhiệt huyết của tuổi trẻ trong thực hiện các cuộc vận động “đẹp người - đẹp doanh trại - đẹp tình quân dân”, đã phát huy được bản chất và truyền thống hình ảnh “Anh bộ đội Cụ Hồ”. Tháng 7 năm 1993, đồng chí Hoàng Khai, được điều động về giữ chức chỉ huy phó Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn.

Thực hiện mệnh lệnh của Bộ tư lệnh Quân khu về công tác xây dựng lực lượng vũ trang theo hướng sát, gọn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã chỉ đạo tiến hành công tác giải thể một số đơn vị. Giải thể tiểu đoàn 576 công binh, thành lập đại đội công binh, kế tiếp là các đơn vị tiểu đoàn 607 thông tin, tiểu đoàn 245 pháo 37 ly, tiểu đoàn 76, chóng được giải thể, rút gọn thành các đại đội thông tin 607, đại đội 245 pháo cao xạ và cụm kho 76; giải thể phòng động viên tuyển quân. Thành lập Ban động viên tuyển quân trực thuộc phòng tham mưu; giải thể đội công tác khu Mẫu Sơn; chuyển tiểu đoàn 7 Văn Lãng thành đại đội 7 Văn Lãng; tiểu đoàn 7 Lộc Bình thành đại đội 7 Lộc Bình, chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp ủy, chính quyền địa phương chú trọng chỉ đạo kế hoạch tuyển quân hàng năm đều đạt chỉ tiêu giao, đảm bảo chất lượng, kịp thời bổ sung cho các đơn vị chiến đấu. Từ năm 1991 - 1995 toàn tỉnh đã đăng ký được 35.136 quân dự bị, trong đó số dự bị hạng một có 12.674 người số dự bị hạng hai có 21.229 người, cùng hàng nghìn phương tiện các loại được tập trung đăng ký, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.

Để sắp xếp tinh, gọn, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng. Đảng ủy quân sự tỉnh quyết định tiến hành giải thể Đảng bộ Trung đoàn 123; thành lập Đảng bộ Tiểu đoàn 1; giải thể chi bộ 245, chuyển hai chi bộ 576 và chi bộ 607 về phòng tham mưu; sát nhập 4 chi bộ thành 2 chi bộ, bổ sung thêm 24 cấp ủy viên mới. Mở các lớp bồi dưỡng đối tượng Đảng cho hàng trăm đoàn viên thanh niên có thành tích xuất sắc trong công tác học tập huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu, không ngừng tăng cường số lượng đảng viên trong toàn Đảng bộ. Nhiều Đảng bộ, chi bộ các đơn vị từ tỉnh đến cơ sở đều đạt tiêu chuẩn Đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh.

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tiến hành chỉ đạo điều chỉnh tổ chức phù hợp với tình hình mới, sắp xếp lại biên chế cơ cấu các cơ quan thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, bao gồm Trường quân sự, các ban chỉ huy 11 huyện, thị; tiểu đoàn 1 trực thuộc, 5 đại đội trực thuộc 5 huyện biên giới; đại đội trinh sát, đại đội thông tin, đại đội công binh trực thuộc phòng tham mưu; tiểu đoàn quân y, đại đội vận tải và cụm kho trực thuộc phòng hậu cần kỹ thuật. Đồng thời Bộ chỉ huy quân sự tỉnh quyết định điều động 70 sỹ quan tăng cường cho cơ sở, có kế hoạch chỉ đạo các đại đội, tiểu đoàn cử cán bộ cho các xã, phường củng cố tổ chức, giúp huấn luyện dân quân tự vệ, quản lý lực lượng dự bị động viên, tổ chức động viên tuyển quân, góp phân giữ vững an ninh chính trị ở cơ sở; chú trọng công tác thực hiện chính sách cán bộ đối với sỹ quan và hạ sỹ quan, giải quyết tốt mọi chế độ chính sách với quân đội. Công tác quy hoạch cán bộ đảm bảo đúng quy trình, bố trí và sử dụng cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác quân sự địa phương.

Tháng 5 năm 1994, Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức triển khai cuộc diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh mang tên LS94 do Quân khu trực tiếp chỉ đạo. Đây là cuộc diễn tập rất quan trọng, các cơ quan của Bộ, các nhà trường quân đội và cơ quan quân sự các tỉnh trong Quân khu đã tới tham quan, nhằm rút kinh nghiệm diễn tập của Lạng Sơn theo cơ chế 02 về khu vực phòng thủ.

Cuộc diễn tập LS94 và triển khai thực hiện kế hoạch A2 đã tập trung được sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành với lực lượng bộ đội, công an, biên phòng, dân quân tự vệ, tạo được sự phối hợp chặt chẽ liên hoàn trong cuộc đấu tranh chống âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc.

Cuối năm 1995, Đại hội đại biểu Đảng bộ quân sự tỉnh lần thứ XI được tổ chức. Đại hội đã tập trung kiểm điểm, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm của Đảng bộ trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của nhiệm kỳ qua. Đại hội nhận định: “Ý thức, khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân và dân được nâng lên. Nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng được củng cố vững chắc. Chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu, trình độ chính quy, tính kỷ luật của lực lượng vũ trang có tiến bộ. Cơ chế Đảng lãnh đạo đối với quốc phòng và lực lượng vũ trang được tăng cường. Hiệu lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả điều hành của chính quyền từ tỉnh đến cơ sở ngày càng vững chắc, mối quan hệ quân dân ngày càng gắn bó. Chủ quyền biên giới an ninh được giữ vững”. Đại hội đã chỉ rõ những mặt tồn tại của Đảng bộ là: “Năng lực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ở một số cơ quan đơn vị chưa thật ngang tầm với nhiệm vụ. Vai trò cấp ủy, chỉ huy ở một số cơ sở chưa phát huy đầy đủ. Tính chiến đấu, tinh thần học tập vươn lên của Đảng viên chưa được đề cao”. Đại hội đã đề ra nghị quyết nhiệm kỳ 1996 - 2000 của Đảng bộ và lực lượng vũ trang trong tỉnh là:

“1. Làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng toàn dân xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận chiến tranh nhân dân ngày càng vững chắc. Phát huy sức mạnh các tổ chức, các lực lượng và cả hệ thống chính trị đấu tranh giữ vững biên giới, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn.

2. Tạo sự chuyển biến tiến bộ cơ bản; vững chắc vẻ chất lượng tổng họp, sức chiến đấu, trình độ chính qui, tinh nhuệ của lực lượng vũ trang. Xây dựng dân quân tự vệ rộng khắp, được tổ chức chặt chẽ, chất lượng và độ tin cậy chính trị cao. Làm tròn nhiệm vụ bảo vệ Đảng, chính quyền, nhân dân. Là lực lượng xung kích trong phong trào lao động sản xuất và giữ vững an ninh chính trị ở cơ sở, xây dựng lực lượng dự bị hùng hậu, đáp ứng yêu cầu động viên và phát triển lực lượng.

3. Tích cực tham gia vào dự án xây dựng 21 xã biên giới đã được Nhà nước phê duyệt, góp phần xây dựng vùng biên giới vững mạnh toàn diện.

4. Nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất, làm kinh tế cải thiện tốt đời sống vật chất tinh thần cho bộ đội. Bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, niêm cất và giữ gìn tốt vũ khí trang bị kỹ thuật, đảm bảo tốt yêu cầu trước mắt và lâu dài.

5. Xây dựng Đảng bộ quân sự tỉnh, huyện trong sạch vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các tổ chúc Đảng, tính tiên phong gương mẫu của đảng viên, chất luợng toàn diện đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới”.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ khóa mới, đồng chí Dương Công Sửu, chỉ huy trưởng được bầu làm phó Bí thư Đảng ủy. Đồng chí Vi Văn Mạn chỉ huy phó chính trị được bầu làm phó Bí thư thường trực.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #21 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 10:44:37 am »

Trong 5 năm 1996 - 2000, phía bên kia tiến hành hàng trăm vụ lấn chiếm biên giới, tập trung ở khu vực mốc 5, mốc 15 đến mốc 20, mốc 44 + 45, mốc 53 + 55 đông. Thông qua hoạt động giao lưu kinh tế, buôn bán, du lịch, phía bên kia còn tiến hành hoạt động gián điệp, móc nối, cài cắm vào nội bộ ta, thu thập tin tức tình báo quân sự, chính trị. Các tệ nạn xã hội, hoạt động của bọn tội phạm phát triển làm cho tình hình khu vực biên giới, nhất là các cửa khẩu vốn đã phức tạp càng trở nên phức tạp hơn, ảnh hưởng xấu tới an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, gây nhiều khó khăn cho các lực lượng làm nhiệm vụ ở vùng cửa khẩu, biên giới.

Để đối phó với tình hình trên, Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chủ trương đẩy mạnh công tác hướng dẫn, phối hợp cùng các ban, ngành, các địa phương trong tỉnh tập trung giáo dục động viên, tổ chức cho nhân dân tham gia công tác quốc phòng, xây dựng và bảo vệ tiềm năng quốc phòng, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng đối phó với mọi tình huống, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở. Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy Lạng Sơn, trong thời gian ngắn, với quyết tâm nỗ lực và trách nhiệm cao, hầu hết các Sở, Ban, ngành, các huyện, thị trong toàn tỉnh đã khẩn trương hoàn thành cơ bản việc triển khai Nghị định 19/CP và Chỉ thị 610 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tập huấn quản lý Nhà nước về quốc phòng được 13 lớp cho 650 cán bộ huyện, thị; đồng thời tập huấn được 64 lóp với 1.630 cán bộ lãnh đạo các cấp. Nghị định 19/CP của Chính phủ được quán triệt học tập trong 120 lóp bồi dưỡng cán bộ là đội ngũ Bí thư, Chủ tịch, xã đội trưởng của các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh. Qua học tập, cán bộ các cấp đã nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ quốc phòng trong giai đoạn cách mạng mới. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh cũng tích cực hướng dẫn các Sở, Ban, ngành tiến hành đồng bộ việc xây dựng và quản lý lực lượng dự bị động viên, củng cố lực lượng dân quân tự vệ, thực hiện tốt công tác tuyển quân, tổ chức phòng thủ dân sự theo kế hoạch. Đồng thời, đẩy mạnh công tác xây dựng lực lượng gắn với thực hiện Chỉ thị 58-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu quốc phòng an ninh trong tình hình mới.

Công tác hậu cần, kỹ thuật đã được Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên bảo đảm đúng đủ lượng dự trữ sẵn sàng chiến đấu và hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị bảo quản bảo dưỡng niêm cất sửa chữa hàng năm đạt và vượt kế hoạch, công tác đăng ký thống kê chặt chẽ, hệ thống kho tàng được củng cố đủ tiêu chuẩn kỹ thuật; Công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe bộ đội có chuyển biến tích cực bằng các nguồn thu tăng gia sản xuất đã đưa vào ăn thêm cho bộ đội từ 200đ đến 569 đ/người/ngày bảo đảm quân số khỏe đạt 98,8% tỷ lệ bếp nuôi quân giỏi đạt 84,2%.

Để thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội kết họp với củng cố quốc phòng, an ninh vững chắc, xây dựng thế trận phòng thủ vững mạnh toàn diện. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định giành 6.622.323 m2 cho qui hoạch đất quốc phòng, trên 65 điểm các đơn vị đóng quân, xây dựng 2.183 m2 nhà kho, nhà bếp; 43.392 m2 nhà ở tiếp nhận từ các đơn vị rút gọn, cung ứng các phương tiện vận dụng linh hoạt cho cán bộ chiến sỹ; không ngừng tăng chỉ tiêu đầu tư xây dựng các công trình phòng thủ quốc phòng. Chỉ đạo đẩy mạnh các đơn vị tích cực thực hiện chương trình tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; củng cố quốc phòng ở 21 xã, thị trấn vùng biên giới.

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã chỉ đạo tổ chức cho đơn vị 576 công binh, phối hợp với các đơn vị của Bộ, Quân khu, Biên phòng thực hiện nhiệm vụ rà phá mìn, vật cản được trên 939,82 ha đất canh tác, đưa 708 hộ dân với 3.987 nhân khẩu trở lại biên giới đến năm 1998 có 100% nhân dân vùng sát biên trở lại thôn bản cũ định canh định cư ổn định cuộc sống yên tâm lao động sản xuất phát triển kinh tế đoàn kết quyết tâm bám đất bám làng bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc. Đồng thời thực hiện nhiệm vụ của Bộ Quân khu; Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tiếp tục chỉ đạo cho công binh của tỉnh cùng lực lượng của Quân khu, Biên phòng tỉnh tiếp tục rà phá mìn, vật cản phục vụ cho việc phân giới cắm mốc giữa Việt Nam - Trung Quốc trên phạm vi của tỉnh đảm bảo theo đúng yêu cầu kế hoạch.

Thực hiện chủ trương của Bộ Quốc phòng và Quân khu về xây dựng Lạng Sơn thành tuyến phòng thủ vững chắc ở phía Bắc nước ta, từ năm 1996 -2000, Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tập trnng triển khai phương án tác chiến ở xã, phường cho hơn 108 cơ sở tự vệ; tổ chức chỉ huy 202 cuộc diễn tập cụm xã, 8 cuộc diễn tập phòng thủ huyện. Đặc biệt là cuộc diễn tập phòng thủ cấp tỉnh đã được tổ chức có qui mô, huy động trên 237.648 công lao động với 100% lực lượng dân quân tự vệ tham gia, thể hiện rõ tinh thần chiến đấu và chiến đấu thắng lợi của quân và dân Lạng Sơn trước yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

Xuất phát từ yêu cầu xây dựng Lạng Sơn thành khu vực thủ vững chắc. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tập trung chỉ đạo công tác xây dựng lực lượng, củng cố một bước các đợn vị lực lượng vũ trang từ tỉnh đến các đơn vị cơ sở. Thực hiện quyết định của Bộ quốc phòng, sát nhập Trung đoàn 123 và Trường quân sự, trở thành khung huấn luyện dự bị động viên, đảm bảo chất lượng, kịp thời bổ sung nguồn cho các đơn vị. Trường quân sự đã không ngừng được củng cố về mọi mặt, đáp ứng được nhiệm vụ huấn luyện và đào tạo cán bộ theo yêu cầu công tác quân sự địa phương; thực hiện nhiệm vụ giáo dục kiến thức quốc phòng cho cán bộ đối tượng 3 và 4 đạt chất lượng tốt.

Công tác tuyển quân, thực hiện nghĩa vụ quân sự đạt kết quả tốt. Từ năm 1996 - 2000, toàn tỉnh đã tuyển quân giao được 4.098 chiến sỹ mới bổ sung cho các đơn vị, đảm bảo 100% chỉ tiêu kế hoạch.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #22 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 10:46:06 am »

Trong 5 năm 1996 - 2000, Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chú trọng củng cố, xây dựng các Đảng bộ trong lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh về tư tưởng, chính trị và tổ chức, trọng tâm là thực hiện nhiệm vụ xây dựng chỉnh đốn Đảng. Nghiêm túc quán triệt học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Đảng ủy quân sự Trung ương, Đảng ủy quân khu, Tỉnh ủy Lạng Sơn và Nghị quyết của Đảng bộ quân sự tỉnh. Cuộc vận động “Xây dựng chỉnh đốn Đảng”, phê bình và tự phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) đã đem lại không khí mới tích cực trong các đơn vị. Các tổ chức Đảng từ Đảng bộ đến các chi bộ đã duy trì tốt chế độ sinh hoạt theo đúng định kỳ, nội dung sinh hoạt từng bước được đổi mới, bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Đội ngũ đảng viên trong lực lượng vũ trang địa phương có lập trường vững vàng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, trung thành với Tổ quốc, với Đảng, với nhân dân; có lối sống lành mạnh, phẩm chất đạo đức trong sáng, luôn gương mẫu trong học tập, công tác và chiến đấu, chấp hành tốt cương lĩnh điều lệ Đảng, pháp luật Nhà nước; có ý thức tổ chức kỷ luật, tôn trọng và thực hiện tốt các nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy được tính tiên phong gương mẫu của người đảng viên trước nhiệm vụ được giao. Song song với công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức cũng có bước phát triển mới, các cấp ủy đơn vị lực lượng vũ trang thường xuyên được củng cố, kiện toàn có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Chế độ làm việc của các cấp ủy từng bước đi vào nền nếp. Qua Phân loại, tỷ lệ Chi bộ, Đảng bộ cơ sở, cấp ủy cơ sở, cấp ủy chi bộ trong sạch đạt từ 92,2% đến 96,2%. Công tác điều động bố trí, sắp xếp, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ đúng nguyên tắc tập trung dân chủ. Trình độ năng lực đội ngũ cán bộ các cấp không ngừng được nâng lên. Hoạt động của đội ngũ cán bộ tăng cường cho cơ sở đều đạt hiệu quả thiết thực.

Được sự chỉ đạo chặt chẽ của Quân khu và Tỉnh ủy, Đảng ủy quân sự tỉnh thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra đảng viên, kiểm tra các tổ chức Đảng về việc chấp hành điều lệ Đảng, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; kiểm tra các cơ sở Đảng và đảng viên có dấu hiệu vi phạm. Trên cơ sở đó, tập trung đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, giải quyết kịp thời các tổ chức Đảng và đảng viên nhận rõ khuyết điểm, có hướng khắc phục sửa chữa. Đồng thời, tiến hành xử lý một số đảng viên vi phạm khuyết điểm, vô ý thức tổ chức kỷ luật, thiếu tinh thần học tập và công tác, giảm sút ý chí chiến đấu, vi phạm đạo đức lối sống của người chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Công tác phát triển đảng viên mới, Đảng ủy quân sự tỉnh đã tiến hành mở 9 lớp bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng cho 467 chiến sỹ là quần chúng ưu tú, có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác. Trong đó đã tổ chức kết nạp được 235 đảng viên mới, đảm bảo chất lượng. Tỷ lệ đảng viên tiền phong gương mẫu trong các đơn vị đạt 92,4%.

Đầu tháng 11 năm 2000, đồng chí Dương Hiền được đề bạt làm chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh thay đồng chí Dương Công Sửu đi nhận nhiệm vụ mới.

Giữa tháng 11 năm 2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ quân sự tỉnh Lạng Sơn lần thứ XII được tổ chức. Đại hội đã tiến hành kiểm điểm, đánh giá công tác quân sự địa phương trong 15 năm đổi mới, 5 năm thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ quân sự tỉnh, nêu rõ những chuyển biến tiến bộ, những khuyết điểm yếu kém. Từ đó đánh giá nguyên nhân, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho công tác quân sự địa phương. Đại hội đã xác định mục tiêu, đề ra phương hướng nhiệm vụ của công tác Quốc phòng - quân sự địa phương trong giai đoạn mới là:

Về mục tiêu, cần nâng cao chất lượng tổng họp của lực lượng vũ trang địa phương, làm nòng cốt cho thế trận chiến tranh nhân dân, đấu tranh làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ vũng chắc chủ quyền biên giói quốc gia, tạo môi truờne thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Xây dụng Đảng bộ trong sạch vững mạnh gắn vói xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Về phương huớng nhiệm vụ, Nghị quyết đại hội chỉ rõ: Tập trung xây dựng lực luựng vũ trang địa phương vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành làm tốt chúc năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo chỉ đạo xây dụng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vục phòng thủ vững chắc; nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu phòng chống “Diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch và chống xâm lấn biên giới; nâng cao chất lượng huấn luyện, thực hiện nền nếp chính quy, chấp hành tốt kỷ luật quân đội, tập trung xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước nâng cao đời sống cán bộ, chiến sỹ. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) và cuộc vận động “Xây dựng chỉnh đốn Đảng”, nắm vững yêu càu mục tiêu và tiêu chuẩn xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh. Tập trung xây dựng các Đảng bộ trong lực lượng vũ trang địa phương luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng đối với mọi hoạt động của lực lượng vũ trang. Đẩy mạnh công tác cán bộ, chăm lo kiện toàn tổ chức quần chúng, tạo mọi điều kiện cho Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội đồng quân nhân hoạt động đúng chức năng nhiệm vụ, đảm bảo yêu cầu bám sát nhiệm vụ chính trị của đơn vị tại địa phương.

Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ khóa XII gồm 10 đồng chí, đồng chí Dương Hiền, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn được bầu làm phó Bí thư Đảng ủy, đồng chí Nguyễn Ngọc Hinh, chỉ huy phó chính trị được bầu làm phó Bí thư thường trực Đảng ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Trong thời gian này, đồng chí Nguyễn Văn Khuông, được bổ nhiệm chỉ huy phó - tham mưu trưởng, đồng chí Hoàng Phi Thăng làm chỉ huy phó quân sự.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #23 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 10:47:04 am »

Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đối với công tác quốc phòng - an ninh, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ “Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và công an nhân dân là lực lượng nòng cốt.

Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng; trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với Đảng và nhân dân; có phẩm chất, đạo đức, lối sống lành mạnh, giản dị; kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vans; có năng lực chỉ huy và tác chiến thắng lợi trong bất kỳ tình huống nào; có trình độ sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao; thường xuyên cảnh giác, kịp thời đập tan mọi âm mưu và hành động xâm phạm độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và an ninh quốc gia; ngăn chặn và đẩy lùi các tội phạm nguy hiểm và các tệ nạn xã hội, bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XIII đã nêu rõ về quốc phòng - an ninh “Lạng Sơn có vị trí rất quan trọng về quốc phòng và an ninh trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Những năm trước mắt, các cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân các dân tộc Lạng Sơn, trong đó có bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt cần thực hiện tốt những nhiệm vụ chủ yếu sau đây: Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức về nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; xây dựng các khu vực phòng thủ, kết họp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng và an ninh kinh tế; củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Đề cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa và làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch; tăng cường chống buôn lậu, chống tội phạm và các tệ nạn xã hội có hiệu quả; giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo của công dân, không để xẩy ra điểm nóng, giữ gìn an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, chính trị ổn định, bảo vệ vững chắc chủ quyền ỉãnh thổ của Tổ quốc.
Chăm lo xây dựng bộ đội địa phương chính qui, từng bước hiện đại với cơ cấu tổ chức và quân số hợp lý, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ và sức chiến đấu ngày càng cao, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tổ chức tốt lực lượng dự bị động viên, nâng cao chất lượng dân quân tự vệ. Tăng cường công tác huấn luyện, diễn tập, quản lý tốt vũ khí, khí tài quân sự, bảo đảm chất lượng và hoàn thành chỉ tiêu giao quân hàng năm”.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quân sự tỉnh, trong 3 năm từ năm 2001 - 2002, Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã chỉ đạo tốt trong việc tổ chức xây dựng lực lượng về mọi mặt, đảm bảo hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.

Trong 2 năm 2001 - 2002 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức các đợt tham gia hội thao, hội thi với trên đều đạt thứ hạng cao. Hội thao Phòng không lục quân đạt giải nhất toàn quân (2001), Hội thao phòng không 3 thứ quân của Quân khu gồm Trung đội tự vệ 14,5 ly Mỏ Na Dương, Trung đội 12,7 ly dân quân thị trấn Mẹt và Tiểu đoàn bộ binh 1 đạt nhất toàn đoàn (2002), đồng thời trong 2 năm các đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Quốc phòng, quân khu kiểm tra toàn diện các mặt công tác đều đạt kết quả khá trở lên và được Quân khu đánh giá là một trong những tỉnh khá.

Năm 2002 được sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu I, Tỉnh Lạng Sơn tiện hành diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh theo Nghị quyết 02 của Bộ chính trị - Đảng ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tham mưu với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành làm tốt mọi công tác chuẩn bị và thực hành diễn tập hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt được mục đích yêu cầu đề ra. Đặc biệt sự vận hành theo cơ chế 02 của Bộ Chính trị được nhịp nhàng, đồng bộ và liên tục có hiệu quả; rõ nét hơn là cấp tỉnh, huyện. Đồng thời trong diễn tập cũng mang lại kết quả thiết thực được Quân khu đánh giá tốt. Tỉnh cũng rút ra được bài học quý báu trong công tác Quốc phòng an ninh.

Với những thành tích và kết quả đạt được trong năm qua là động lực thúc đẩy, tạo đà nâng bước cho lực lượne vũ trang và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn bước tiếp trong chặng đường của những năm tiếp theo giành nhiều thắng lợi to lớn trong công cuộc đổi mới của đất nước.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #24 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 10:48:20 am »

KẾT LUẬN

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam quang vinh, trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn. Kể từ khi thành lập tháng 3 năm 1947 đến nay, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn đã trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.

Chặng đường 50 năm của mình, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn đã trải qua ba cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc đầy gian khổ, hy sinh và đã giành được những chiến công rất vẻ vang. Đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Ra đời trong hoàn cảnh cả nước vừa bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Đây là bước phát triển của tổ chức lực lượng vũ trang tỉnh Lạng Sơn, khẳng định được sự phát triển và sức mạnh to lớn của lực lượng vũ trang và là lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng. Động viên con em các dân tộc trong tỉnh, tham gia vào quân đội bổ sung cho các chiến trường. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, phát động du kích chiến tranh phối hợp với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương lập nên những chiến công hiển hách, tiêu diệt hàng ngàn tên địch biến con đường số 4 anh hùng trở thành “Con đường chết” của kẻ thù, giải phóng biên giới, giải phóng Lạng Sơn. Tích cực chi viện cho chiến trường, cùng cả nước đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi hoàn toàn.

Khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tỉnh đội Lạng Sơn và sau này là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn, được sự giúp đỡ, chỉ đạo của Bộ quốc phòng, Quân khu, sự lãnh đạo chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã vượt lên mọi khó khăn, xây dựng trở thành Bộ chỉ huy quân sự địa phương có đủ khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ chiến lược trên địa bàn chiến lược, vừa chiến đấu, vừa chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến, động viên 27069 thanh niên nhập ngũ. Thực hiện tốt cuộc chiến tranh nhân dân đầy sáng tạo và phong phú. Thực hiện chủ trương toàn dân đánh máy bay, lấy lực lượng phòng không làm nòng cốt lực lượng vũ trang Lạng Sơn cùng dân quân cả nước đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đưa đất nước đến thắng lợi hoàn toàn. Cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, lực lượng vũ trang Lạng Sơn. Cùng đồng bào các dân tộc trong tỉnh kiên quyết bảo vệ mọi thành quả cách mạne mà nhân dân ta đã đổ bao xương máu mới dành được, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, xây dựng cơ quan, đơn vị và cho mọi cán bộ chiến sỹ có nhận thức chính trị tốt kiên quyết chống mọi âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, xây dựng tốt phương án phòng thủ từ tỉnh đến huyện, xã. Luôn được tổ chức diễn tập theo phương án, bảo vệ vững chắc biên cương Tổ quốc. Xây dựng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có đủ khả năng làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về mặt quốc phòng, an ninh, sẵn sàng đập tan mọi âm mun phản loạn, bất kỳ ở quy mô nào đáp ứng với tình hình mới.

Sự trưởng thành và lớn mạnh ấy bắt nguồn từ đường lối đúng đắn về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và nền quốc phòng toàn dân của Đảng, trong đó có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy Quân khu I, Tỉnh ủy Lạng Sơn, của các cấp ủy Đảng các huyện, thành và cơ sở.
Hơn 50 năm qua, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh luôn luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự giúp đỡ của Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành đoàn thể trong tỉnh đã nâng bước cho sự trưởng thành của mình, đặc biệt là sự nuôi dưỡng, chở che, đùm bọc, động viên của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Trang sử vẻ vang của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh hơn 50 năm còn được kết tinh bằng xương máu, mồ hôi, công sức của nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên, chiến sỹ đã từng chiến đấu, công tác ở Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn.

Trong quá trình xây dựng, phát triển và trưởng thành của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh qua các thời kỳ là những mốc son chói lọi, thể hiện trí tuệ, sự đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động của toàn thể cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân trong tỉnh. Đó mãi mãi là truyền thống quý báu, là niềm tự hào, là niềm tin, là sức mạnh của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh trên từng bước đường tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng Lạng Sơn thành một tỉnh ngày càng giàu đẹp, văn minh.











« Sửa lần cuối: 23 Tháng Mười, 2019, 10:06:47 am gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #25 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 02:41:02 pm »

PHẦN II

CÁC ĐỒNG CHÍ CHỈ HUY TRƯỞNG BỘ CHQS LẠNG SƠN


[/img]


1- Đồng chí: NGUYỄN TRUNG TÍN
Sinh ngày: 4 tháng 2 năm 1920.
Dân tộc: Tày.
Quê quán: Xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng.
Trú quán: Thị trấn Thông Nông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng.
Tham gia cách mạng tháng 4 năm 1936.
Nhập ngũ: Ngày 22 tháng 5 năm 1946.

Chức vụ: Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Bộ dân quân tỉnh Lạng Sơn (năm 1947 - 1948). Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam năm 1945. Tham gia cách mạng năm 1936 đến năm 1946, đồng chí là cán bộ Hội cứu quốc, Phó Chủ nhiệm Việt Minh huyện Thông Nông. Tháng 2 năm 1946 đến tháng 2 năm 1947, đồng chí được tăng cường về tỉnh Lạng Sơn.

Từ tháng 3 năm 1947 đến tháng 10 năm 1948, đồng chí giữ chức Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Bộ dân quân tỉnh Lạng Sơn.

Tháng 11 năm 1948 đến tháng 3 năm 1967, giữ các chức: Trưởng ban Tác chiến tỉnh đội dân quân, Huyện đội trưởng, kiêm Chính trị viên huyện, Chủ tịch Liên Việt, Trưởng ban tuyên huấn huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Tháng 4 năm 1967 đến năm 1973, Phó Chủ tịch huyện, Trưởng ban kiểm tra Đảng, kiêm Trưởng ban lịch sử đảng huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng. Năm 1974, đồng chí nghỉ hưu.



2- Đồng chí: NGUYỄN XUÂN TIỄN
Sinh năm 1915.
Dân tộc: Kinh
Quê quán: Thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
Trú quán: Thành phố Vũng Tầu, tỉnh Vũng Tầu Côn Đảo.
Tham gia cách mạng năm 1944.

Chức vụ: Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Bộ dân quân tỉnh Lạng Sơn (tháng 11 năm 1948 đến tháng 3 năm 1950). Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam năm 1946.

Năm 1944, đồng chí tham gia vào Mặt trận Việt Minh, sau cách mạng tháng Tám năm 1945, làm Chỉ huy trưởng Mặt trận Cứu quốc của thị xã Bắc Giang.

Tháng 11 năm 1948 đến tháng 3 năm 1950, đồng chí giữ chức Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Bộ dân quân tỉnh Lạng Sơn.

Tháng 4 năm 1950 đến năm 1952 là đặc phái viên, ủy viên kháng chiến liên khu Việt Bắc. Năm 1953 đến năm 1975, chuyển sang làm công tác giao thông, chánh thư ký công đoàn Phó ty, Trưởng ty giao thông, tỉnh Vĩnh Phúc.

Năm 1976, đồng chí nghỉ hưu và đã từ trần năm 1988 tại thành phố Vũng Tầu.



3- Đồng chí: HOÀNG LONG XUYÊN
Sinh năm 1917
Dân tộc: Tầy
Quê quán: Xã Nam Tuấn, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Trú quán: Thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
Tham gia cách mạng tháng 02 năm 1940.
Nhập ngũ: Ngày 22 tháng 12 năm 1944.

Cấp bậc: Đại tá; Chức vụ: Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Bộ dân quân tỉnh Lạng Sơn (từ tháng 04 năm 1950 đến tháng 02 năm 1951); Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam năm 1945.

Năm 1944, nhập ngũ và giữ các chức vụ: Tiểu đội trưởng, Chi đội trưởng giải phóng quân, Trung đoàn phó trung đoàn 28 Lạng Sơn.
Từ tháng 4 năm 1950 đến tháng 01 năm 1951, giữ chức Trung đoàn phó trung đoàn 28, kiêm Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Bộ dân quân tỉnh Lạng Sơn.

Tháng 02 năm 1951 đến năm 1956, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 176, Sư đoàn 316; Trung đoàn phó Trung đoàn 238, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 246. Năm 1961 đến năm 1966, Chỉ huy trưởng, kiêm Giám đốc Công an vũ trang khu tự trị Việt Bắc. Năm 1976, Trưởng phòng điều tra Hình sự - Bộ Tư lệnh Biên Phòng.

Năm 1983 nghỉ hưu tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.



4- Đồng chí: LÝ THẾ KIM
Sinh ngày 21 tháng 3 năm 1917
Dân tộc: Tày
Quê quán: Xã Chí Thảo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.
Trú quán: thị trấn Quảng Uyên, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng.
Tham gia cách mạng năm 1940, nhập ngũ tháng 3 năm 1945.

Cấp bậc: Trung tá; chức vụ: Tỉnh đội truởng Tỉnh đội Lạng Sơn (năm 1951 đến năm 1956); Phó Chủ tịch ủy ban hành chính tỉnh Lạng Sơn. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam năm 1945.

Tham gia cách mạng năm 1940 đến năm 1945, làm liên lạc đội tuyên truyền cách mạng dân chủ phản đế bài phong Cao Bằng, Lạng Sơn.

Năm 1945, vào bộ đội đồng chí giữ các chức vụ: Tiểu đội phó, chính trị viên, đại đội phó, đại đội trưởng - vệ quốc đoàn chi đội Lạng Sơn. Từ năm 1946 đến tháng 12 năm 1949, giữ chức Chính trị viên, kiêm tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 97, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 100, 374, 383 Trung đoàn 28 Lạng Sơn. Năm 1950, là Phó Giám đốc trường Quân chính Cao - Bắc - Lạng. Năm 1951, Tham mưu trưởng trung đoàn 174.

Tháng 8 năm 1951 đến tháng 6 năm 1956, giữ chức Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Lạng Sơn. Từ tháng 7   năm 1956 đến tháng 6 năm 1959, Phó Chủ tịch Ủy ban hành chính tỉnh Lạng Sơn. Tháng 9 năm 1959 đến tháng 10 năm 1968, Phó Chính ủy, Chính ủy Công an nhân dân vũ trang Khu tự trị Việt Bắc. Tháng 11 năm 1968, sang phụ trách Hiệu trưởng trường Trung học Công nghiệp Miền núi. Tháng 9 năm 1973, đồng chí nghỉ hưu tại thị trấn Quảng Uyên, huyện Hòa Quảng, tỉnh Cao Bằng. Đồng chí đã từ trần tháng 01 năm 1997.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2021, 02:15:19 pm gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #26 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 02:44:15 pm »



5- Đồng chí: HOÀNG BÌNH KIM
Sinh ngày 21 tháng 12 năm 1919
Dân tộc: Tày
Quê quán: Xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Tham gia cách mạng tháng 02 năm 1936. Nhập ngũ tháng 3 năm 1945; cấp bậc: Trung tá, chức vụ: Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Lạng Sơn năm (1961 đến năm 1965). Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam năm 1944.

Năm 1946, đồng chí tham gia hoạt động cách mạng làm liên lạc, xây dựng cơ sở, đưa đón cán bộ. Từ năm 1941 đến năm 1945, phụ trách đội tự vệ xã, là Trung đội trưởng, Chính trị viên đại đội 04 huyện Hà Quảng.

Từ năm 1946 đến năm 1952, đồng chí tham gia Nam tiến, Tiểu đoàn phó Tiểu đoàn Bảo vệ Thủ Đô, rồi tiểu đoàn Tây Tiến, Tiểu đoàn Phó Tiểu đoàn Lạng Sơn.

Tháng 01 năm 1953 đến năm 1957, Tỉnh đội phó tỉnh đội Thái Nguyên. Tháng 01 năm 1958 đến tháng 12 năm 1960, Tỉnh đội phó Tỉnh đội Lạng Sơn.

Tháng 01 năm 1961 đến tháng 5 năm 1965, đồng chí giữ chức Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Lạng Sơn.

Tháng 6 năm 1965 đến tháng 12 năm 1974 đồng chí giữ các chức vụ: Trung đoàn trưởng Quân khu Việt Bắc, Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Cao Bằng, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc tỉnh Cao Bằng. Năm 1975, đồng chí nghỉ hưu tại xã Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.

Trong chiến tranh tháng 02 năm 1979, đồng chí đã cùng lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Cao Bằng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và đã hy sinh anh dũng trên chiến hào.



6- Đồng chí LÂM VĂN KIẾM
Sinh ngày 15 tháng 02 năm 1921
Dân tộc: Tầy
Quê quán: Xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.
Trú quán: Phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Tham gia cách mạng tháng 3 năm 1945; nhập ngũ tháng 8 năm 1945; Đảng viên Đảnẹ công sản Việt Nam năm 1947.

Cấp bậc: Trung tá; chức vụ: Tỉnh đội trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn (tháng 01 năm 1971 đến tháng 12 năm 1976).

Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, đồng chí là Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng du kích. Sau cách mạng tháng 8, đến năm 1953, là Trung đội trưởng Đại đội 400 tỉnh Cao Bằng, Đại đội phó Trung đoàn 174, Sư đoàn 316.

Tháng 01 năm 1954 đến tháng 12 năm 1968, đồng chí giữ các chức vụ: Đại đội trưởng, Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 24, Sư đoàn 351, Tham mưu trưởng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 123 pháo cao xạ, Phó Chủ nhiệm, Chủ nhiệm Sở chỉ huy Phòng không Quân khu Hữu Ngạn.

Từ tháng 10 năm 1968 đến năm 1970, giữ chức Chủ nhiệm Phòng không Quân khu, Đoàn trưởng Đoàn 222 Quân khu Việt Bắc.

Tháng 01 năm 1971 đến tháng 12 năm 1976, giữ chức: Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn.

Tháng 01 năm 1977, đồng chí nghỉ hưu. Đồng chí đã từ trần tháng 12 năm 1997.



7- Đồng chí: HOÀNG CAO NGÔN
Sinh tháng 8 năm 1922
Dân tộc: Tày
Quê quán: Xã Đề Thám, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng.

Tham gia cách mạng năm 1941; cấp bậc: Đại tá, chức vụ: Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Lạng (năm 1976 đến tháng 12 năm 1978). Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam năm 1944.

Tháng 3 năm 1941 đến tháng 3 năm 1945, đồng chí phụ trách đội tự vệ xã. Tháng 4 năm 1945 đến tháng 8 năm 1950, chính trị viên đại đội địa phương huyện Thạch An, Đại đội trưởng 924 - Tiểu đoàn 55 -Trung đoàn 174.

Tháng 9 năm 1950 đến năm 1959, Học viên trường Lục quân là: Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn trưởng khung huấn luyện trường Sỹ quan Lục quân.

Năm 1960 đến tháng 7 năm 1963, Tham mưu phó Lữ đoàn Dù 305 Bộ Quốc phòng. Tháng 8 năm 1964 đến tháng 7 năm 1976, làm Chuyên gia Quân sự giúp lực lượng Trung lập và Quân đội Pa Thét Lào.

Từ tháng 8 năm 1976 đến tháng 12 năm 1978, là Chủ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Lạng. Sau khi tách tỉnh tháng 01 năm 1979, đồng chí là Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng. Tháng 10 năm 1981, đồng chí nghỉ hưu và làm Chủ tịch Hội Cựu chiến binh tỉnh Cao Bằng.



8- Đồng chí: LÊ SƠN
Sinh năm 1926
Dân tộc: Tày
Quê quán: SN 47, đường Nguyễn Du, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Tham gia cách mạng tháng 8 năm 1945; nhập ngũ: Tháng 7 năm 1946; cấp bậc: Thiếu tướng; chức vụ: Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn (năm 1979 đến tháng 9 năm 1981). Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh Lạng Sơn. Đại biểu Quốc hội khóa VII; Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam năm 1947.

Từ tháng 8 năm 1945 đến tháng 6 năm 1946, đồng chí tham gia vào du kích thanh niên Cứu quốc.

Tháng 7 năm 1946, đồng chí vào bộ đội giữ chúc Tiểu đội truởng Trung đoàn 28 Lạng Sơn.

Từ tháng 3 năm 1947 đến tháng 8 năm 1963, đồng chí giữ các chức vụ: Trung đội trưởng, Đại đội phó, Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng - Trung đoàn 174 - Sư đoàn 316; sau đi học trường Phun De tại Liên Xô, học viên trung cao Hà Nội.

Tháng 7 năm 1963 đến tháng 5 năm 1966, Trung đoàn truởng Trung đoàn 174, 673 Quân khu Tây Bắc.

Từ tháng 6 năm 1966 đến tháng 12 năm 1978, giữ các chúc vụ: Tham mưu phó, Tham mưu trương, Tư lệnh Phó Sư đoàn 316, quyền Tư lệnh truởng Sư đoàn 316B - Quân khu IV; Tư lệnh trưởng Sư đoàn 324, Binh đoàn 678 Lào.

Từ tháng 01 năm 1979 đến tháng 6 năm 1979 và tháng 10 năm 1980 đến tháng 9 năm 1981, giữ chúc chỉ huy trưởng - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn.

Tháng 10 năm 1981 đến tháng 10 năm 1987, Phó Tư lệnh Quân đoàn 26 Quân khu I. Tháng 11 năm 1987, đồng chí nghỉ hưu tại phường Đông Kinh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2021, 02:16:17 pm gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #27 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 02:46:31 pm »



9- Đồng chí: LUƠNG NGỌC CHI
Sinh ngày 13 tháng 6 năm 1926
Dân tộc: Kinh
Quê quán: Xã Yên Giang, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh.
Trú quán: Khu tập thể 37 Lý Nam Đế, thành phố Hà Nội.

Tham gia cách mạng tháng 3 năm 1945; nhập ngũ tháng 8 năm 1945; cấp bậc: Thiếu tướng; chức vụ: Hiệu trưởng trường Quân chính Quân khu I; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn (tháng 7 năm 1979 đến 9 năm 1980). Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam năm 1946.

Năm 1945, nhập ngũ là Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng Tự vệ chiến đấu Hà Nội. Tháng 3 năm 1947 đến tháng 12 năm 1953, Trưởng ban chính trị Bộ Quốc phòng, Trung đoàn phó Trung đoàn 174.

Tháng 01 năm 1954 đến tháng 02 năm 1979, giữ các chức vụ: Tham mưu trưởng quân tình nguyện Lào, Trưởng phòng nghiên cứu Trung cao, Cục phó Cục Dân quân - Bộ tổng tham mưu; Sư đoàn phó Sư đoàn 338; Tham mưu phó Quàn đoàn I; Trưởng khoa chiến thuật học viện cấp cao. Tháng 3 năm 1979, ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn.

Từ tháng 7 năm 1979 đến tháng 9 năm 1980, chỉ huy trưởng - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn.

Tháng 10 năm 1980 đến tháng 10 năm 1986, Hiệu trưởng trường Quân chính Quân khu I. Tháng 11 năm 1986, nghỉ hưu và đã từ trần tháng 11 năm 2002.



10- Đồng chí: ĐOÀN ĐỘ
Sinh năm 1924
Dân tộc: Tầy
Quê quán: Xã Hùng Sơn, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
Trú quán: SN 24, phố Đường Thành, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.

Tham gia cách mạng tháng 5 năm 1945; nhập ngũ tháng 9 năm 1945; cấp bậc: Đại tá; chức vụ: Chỉ huy trưởng - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn (tháng 10 năm 1981 đến tháng 3 năm 1986). Ủy viên Ban Thuờng vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh. Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam năm 1947.

Tháng 8 năm 1945 nhập ngũ là Tiểu đội trưởng, Chính trị viên trung đội - Đại đội độc lập của huyện Văn Uyên - Ôn Châu Lạng Sơn.
Từ tháng 9 năm 1947 đến tháng 9 năm 1959, Chính trị viên Đại đội, Tiểu đoàn, Phó Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn 98, 08, 176, 174 - Sư đoàn 316.

Tháng 10 năm 1959đến tháng 4 năm 1956, Chủ nhiệm chính trị, Chính ủy trường Quân chính Quân khu Tây Bắc. Tháng 5 năm 1965 đến tháng 7 năm 1978, Phó Chính ủy Sư đoàn 316 chiến đấu ở chiến trường Bắc Lào - Xiêng Khoảng - Cánh đồng Chum và chiến dịch Tây Nguyên.

Tháng 8 năm 1978 đến tháng 9 năm 1979, Chính ủy Sư đoàn 411 - Quân khu I; Sư đoàn 345 Quân khu II.

Tháng 10 năm 1981 đến tháng 3 năm 1986, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh; Chỉ huy trưởng - Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn.

Tháng 4 năm 1986, đồng chí nghỉ hưu ở phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.



11- Đồng chí: NGUYỄN NGỌC VĂN
Sinh ngày 03 tháng 10 năm 1942
Dân tộc: Kinh
Quê quán: Xã Hồng Ninh, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Trú quán: Số 02 ngõ 76 phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Nhập ngũ tháng 02 năm 1961; cấp bậc: Trung tướng; chức vụ: Viện trưởng Viện chiến lược - Bộ Quốc phòng; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn (tháng 10 năm 1987 đến tháng 02 năm 1988). Đảng viên Đảng cộng sản Việt Năm năm 1967.

Từ ngày nhập ngũ cho tới nay đồng chí phục vụ liên tục trong Quân đội và giữ nhiều chức vụ từ Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng, Đại đội trưởng, tới cán bộ Trung đoàn.

Tháng 8 năm 1981 đến tháng 8 năm 1986 giữ chức: Sư đoàn phó, Sư đoàn trưởng - Sư đoàn 337 - Quân đoàn 14 - Quân khu I.

Tháng 9 năm 1986 đến tháng 9 năm 1987, Tư lệnh phó, Tham mưu trưởng Quân đoàn 14 - Quân khu I.

Tháng 10 năm 1987 đến tháng 02 năm 1988, Chỉ huy trưởng - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn.

Tháng 3 năm 1988 đến tháng 3 năm 1998, Tham mưu Phó Quân khu I, Chỉ huy trưởng - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Bắc, Tư lệnh phó Quân khu I.

Từ tháng 4 năm 1998 đến nay, đồng chí giữ chức Viện phó, Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Quốc phòng.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2021, 02:17:04 pm gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #28 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 02:49:21 pm »



12- Đồng chí: HOÀNG ÁP
Sinh năm 1940.
Dân tộc: Tày.
Quê quán: Xã Văn Mộng, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Trú quán: 243, Trần Đăng Ninh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Nhập ngũ ngày 19 tháng 3 năm 1959; Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1961; ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh; Đại biểu Quốc hội (khóa VIII).

Cấp bậc: Đại tá. Chức vụ: Chỉ huy trưởng - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn (tháng 8 năm 1986 đến tháng 11 năm 1990).

Tháng 3 năm 1959, đồng chí vào bộ đội và giữ các chức vụ từ Tiểu đội trưởng, Trung đội trưởng, đến cán bộ cấp Tiểu đoàn. Tháng 3 năm 1979 đến tháng 12 năm 1981, là Trung đoàn trưởng Trung đoàn Pháo Cao Xạ; Phó Tham mưu trưởng - Sư đoàn 321 - Quân đoàn 1.

Tháng 01 năm 1982 đến tháng 7 năm 1986, giữ chức Tham mưu phó; Phó Chỉ huy trưởng - Tham mưu trưởng - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn.

Từ tháng 8 năm 1986 đến tháng 10 năm 1987 và từ tháng 3 năm 1988 đến tháng 10 năm 1990, Chỉ huy trưởng - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn; Ưy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy - Đại biểu Quốc hội (khóa VIII).

Tháng 11 năm 1990, đồng chí nghỉ hưu tại phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn.



13- Đồng chí: DƯƠNG CÔNG SỬU
Sinh năm 1950.
Dân tộc: Tày
Quê quán: Xã Bắc Sơn, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Trú quán: Khối 10, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Nhập ngũ: Ngày 08 tháng 7 năm 1967.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1968.

Cấp bậc: Thiếu tướng; Phó Tư lệnh Quân khu I, Chỉ huy trưởng - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn (tháng 12 năm 1990 đến tháng 10 năm 2000). Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đại biểu Quốc hội (khóa IX). Anh hùng lực lượng vũ trang (tháng 12 năm 1973).

Tháng 7 năm 1967, đồng chí nhập ngũ, chiến đấu ở chiến trường miền Nam và giữ các chức vụ: Trung đội phó, Trung đội trưởng, Đại đội trưởng đại đội 25 - Trung đoàn 209 - miền Đông Nam Bộ. Tháng 01 năm 1974 đến tháng 3 năm 1974, đồng chí cùng trong đoàn đại biểu Anh hùng lực lượng vũ trang miền Nam ra thăm miền Bắc.

Tháng 9 năm 1981 đến tháng 02 năm 1984, giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn 198 Đặc công. Tháng 3 năm 1984 đến tháng 8 năm 1986, Học viên học viện Quân sự Cấp cao.

Tháng 9 năm 1986 đến tháng 11 năm 1990, Chỉ huy phó - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn.

Từ tháng 12 năm 1990 đến tháng 10 năm 2000, Chỉ huy trưởng - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn; ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh; Đại biểu Quốc hội (khóa IX).

Từ tháng 11 năm 2000 đến nay, đồng chí giữ chức Phó Tư lệnh Quân khu I.



14- Đồng chí: DƯƠNG HIỀN
Sinh năm 1955.
Dân tộc: Tày.
Quê quán: Xã Hữu Vĩnh, huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Trú quán: Đường Nguyễn Thái Học, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.
Nhập ngũ: Tháng 12 năm 1971.

Cấp bậc: Đại tá. Chức vụ: Chỉ huy trưởng - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn (tháng 11 năm 2000 đến nay), Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh; ủy viên ủy ban An ninh Quốc phòng; Đại biểu Quốc hội (khóa XI). Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Tháng 12 năm 1971, đồng chí vào bộ đội ở đơn vị Trung đoàn 97 - Bộ Tư lệnh Pháo Binh, Học viên trường Quân Y - Đại đội 15 - Sư đoàn 312 Quảng Trị.

Từ tháng 4 năm 1974 đến tháng 7 năm 1977, Học viên trường sỹ quan Pháo Binh; Trung đội trưởng, Đại đội phó, Đại đội trưởng, trợ lý Pháo Binh, Tiểu đoàn phó, Tiểu đoàn Trưởng - Tiểu đoàn 22 - Quân khu II. Tháng 9 năm 1984 đến tháng 8 năm 1987, Học viên Học viện Lục Quân.

Tháng 9 năm 1987 đến tháng 4 năm 1994, giữ chức Tham mưu trưởng, Trung đoàn trưởng - Trung đoàn 120; Chủ nhiệm Pháo Binh Sư đoàn 327 - Quân đoàn 14.

Tháng 5 năm 1994 đến tháng 8 năm 1994, Phó chủ nhiệm Pháo Binh - Quân khu I. Tháng 9 năm 1994 đến tháng 5 năm 1997, Học viên Học viện Quốc phòng.

Tháng 6 năm 1997 đến tháng 9 năm 1997, Tham mưu phó - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn.

Tháng 10 năm 1997 đến tháng 10 năm 2000, Chỉ huy phó - Tham mưu trưởng - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn.

Tháng 11 năm 2000 đến nay, giữ chức Chỉ huy trưởng - Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn. Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự tỉnh, ủy viên ủy ban An ninh Quốc phòng, Đại biểu Quốc hội (khóa XI).
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2021, 02:17:38 pm gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #29 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2013, 01:43:41 pm »

CÁC ĐỒNG CHÍ CHÍNH ỦY, CHỈ HUY PHÓ CHÍNH TRỊ, PHÓ CHÍNH ỦY



1- Đồng chí: PHAN MINH TUỆ
Sinh ngày 9 tháng 4 năm 1922.
Dân tộc: Kinh.
Quê quán: Xã Quỳnh Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Trú quán: Số 01 Lê Phụng Hiểu, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Tham gia cách mạng tháng 6 năm 1940; nhập ngũ: Tháng 7 năm 1945; chức vụ: Chính trị viên đội Bộ dân quân tỉnh Lạng Sơn (tháng 2 năm 1947 đến tháng 7 năm 1948). Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1940.

Năm 1940 đồng chí liên lạc cho cách mạng ở tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Yên, Tuyên Quang. Tháng 9 năm 1945, là Ủy viên chính trị ủy ban Hành chính tỉnh Lạng Sơn. Tháng 7 năm 1946, Phó Bí thư Thị ủy, phụ trách Việt Minh thị xã Lạng Sơn, Chánh văn phòng kinh tế Ủy ban tỉnh.

Tháng 3 năm 1947 đến tháng 7 năm 1948, là Ủủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chính trị viên đội Bộ dân quân tỉnh Lạng Sơn.

Tháng 8 năm 1948 là Trưởng ban Đảng vụ tỉnh, Thường trực Tỉnh ủy, tháng 2 năm 1950, công tác tại Tiều ban cán bộ của Ban tổ chức Trung ương. Tháng 4 năm 1954, là Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Lạng Sơn.

Từ tháng 8 năm 1955 đến tháng 01 năm 1979, đồng chí công tác tại Bộ Tài chính và đảm nhiệm các chức vụ: Trưởng phòng Hành chính văn xã, Phó vụ Trưởng vụ Tài Vụ kiến thiết kinh tế, Giám đốc Ngân hàng kiến thiết Trung ương. Tháng 02 năm 1979 đến tháng 01 năm 1985, Nhà nước cử đi làm nhiệm vụ Ủy viên đoàn chuyên gia cao cấp Việt Nam - Trưởng đoàn chuyên gia Bộ Tài chính sang giúp nước bạn Cam Pu Chia.

Tháng 2 năm 1985 đồng chí nghỉ hưu và đã từ trần ngày 03 tháng 7 năm 2002 tại Hà Nội.



2- Đồng chí: TRẦN ĐỊNH
Sinh ngày 15 tháng 8 năm 1920.
Dân tộc: Tày.
Quê quán: Xã Đề Thám, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
Trú quán: Số 6 đường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Tham gia hoạt động cách mạng tháng 5 năm 1942, nhập ngũ tháng 5 năm 1949, Cấp bậc: Đại úy, chức vụ: Chính trị viên tỉnh đội Bộ dân quân tỉnh Lạng Sơn (tháng 11 năm 1950 đến tháng 12 năm 1954). Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1946.

Tháng 5 năm 1942, là Tổ trưởng Tổ thanh niên Cứu Quốc xã Đề Thám, tháng 6 năm 1946, là chủ nhiệm Việt Minh huyện Tràng Định.

Tháng 7 năm 1947 đến tháng 5 năm 1949, giữ các chức vụ: Bí thư Huyện ủy huyện Tràng Định; Bí thư Huyện ủy huyện Bắc Sơn; Bí thư Huyện ủy huyện Bằng Mạc. Tháng 6 năm 1949 đến tháng 10 năm 1950, là Trưởng ban cán sự, kiêm chính trị viên huyện đội Cao Lộc B.

Tháng 11 năm 1950 đến tháne 12 năm 1954, giữ chức vụ: Chính trị viên tỉnh đội Bộ dân quân tỉnh Lạng Sơn.

Tháng 01 năm 1955 đến tháng 4 năm 1961 trợ lý chính trị Quân khu Việt Bắc. Tháng 5 năm 1961, đồng chí chuyển ngành sang Ty Lương thực và là Trưởng Ty lương thực tỉnh Lạng Sơn. Năm 1974, được nghỉ hưu tại phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.



3- Đồng chí NÔNG TUẤN PHONG
Sinh ngày 27 tháng 9 năm 1916.
Dân tộc: Tày.
Quê quán: Xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.
Trú quán: Phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.

Tham gia cách mạng năm 1940, nhập ngũ: 20 tháng 4 năm 1946; chức vụ: Chính trị viên Phó tỉnh đội Lạng Sơn (năm 1953 - 1957). Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1945.

Cuối năm 1940, hoạt động tại Quảng Tây Trung Quốc. Tháng 4 năm 1944, là cán bộ Việt Minh, ủy viên ủy ban Hành chính huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Tháng 4 năm 1946 đến tháng 10 năm 1947, là đặc phái viên quân sự chi đội Bộ giải phóng quân tỉnh Lạng Sơn, chính trị viên Tiểu đoàn 99, Trung đoàn 28 Lạng Sơn. Tháng 10 năm 1947 đến tháng 8 năm 1949, giữ chức: Chính trị viên Tiểu đoàn 386, chỉ huy Trưởng mặt trận 1 Trung đoàn 174. Tháng 9 năm 1949 đến tháne 4 năm 1951, Tiểu đoàn Trưởng tiểu đoàn 185 Trung đoàn 246.

Từ tháng 10 năm 1953 đến tháng 10 năm 1957, giữ chức chính trị viên Phó tỉnh đội Lạng Sơn.

Năm 1957 đến năm 1959, chuyển ns;ành làm ủy viên Ủy ban Hành chính, Phó Trưởng ty thương nghiệp tỉnh Lạng Sơn.

Từ tháng 8 năm 1959 đến tháng 10 năm 1961, giữ chức Bí thư Huyện ủy huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.

Tháng 8 năm 1963 đến tháng 12 năm 1970, giữ chức: Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn.

Năm 1971, đồng chí nghỉ hưu tại phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Đồng chí đã từ trần năm 1991.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2021, 02:19:43 pm gửi bởi hoi_ls » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM