Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 09:20:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn 1947 -2002  (Đọc 44396 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 04:06:56 pm »

Năm 1958, lực lượng dân quân tự vệ Lạng Sơn có 5.549 đồng chí, trong đó có 450 nữ, số cán bộ xã đội là 657 nam và 13 nữ (trong đó có 63 cấp ủy, 142 đảng viên). Cán bộ tiểu đội 327 nam và 54 nữ (có 39 đảng viên).

Năm 1960, lực lượng dân quân tự vệ Lạng Sơn có bước phát triển mới, đặc biệt là lực lượng tự vệ trong các nhà máy, hầm mỏ. Tiểu đoàn tự vệ mỏ than Na Dương được thành lập ngày 01 tháng 11 năm 1960. Đồng chí Hoàng Liên Đoàn làm tiểu đoàn trưởng, đồng chí Vi Long Chương tiểu đoàn phó, đồng chí Nông Lân Anh chính trị viên, đồng chí Trần Lâm Thanh chính trị viên phó tiểu đoàn. Tổng số dân quân tự vệ năm 1960 toàn tỉnh có 16.914 đồng chí bằng 6,47% dân số. Trong đó dân quân có 13,25% (dân quân: 6.217 đồng chí, 143 nữ) số tự vệ có 3.658 đồng chí. Gồm 1.409 ở xí nghiệp, 1.897 ở cơ sở cơ quan, 352 ở khu phố.

Lực lượng dân quân tự vệ được biên chế tổ chức thành 1 tiểu đoàn, 10 đại đội, 477 trung đội, 1.598 tiểu đội.

Công tác hậu bị cũng được chú trọng, các đồng chí quân nhân phục viên xuất ngũ về địa phương đều làm tốt công tác đăng ký. Toàn tỉnh có 2.253 quân dự bị loại 1 (1.146 sỹ quan và 1.107 binh sỹ) gồm các binh chủng bộ binh, pháo binh, phòng không, công binh, thông tin, vận tải, quân y. Quân dự bị 2 có 3.820 đồng chí.

Năm 1961, đồng chí Hoàng Bình Khuyên (tức Hoàng Bình Kim) giữ chức Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Lạng Sơn, đồng chí Nông Minh Lâm (tức Nông Kim Khanh) giữ chức chính trị viên phó Tỉnh đội Lạng Sơn.

Năm 1962, lực lượng dân quân tự vệ có 23.082 đồng chí (bằng 6,03% dân số) vượt chỉ tiêu Quân khu đề ra 2.297 đồng chí.

Giữa lúc quân dân miền Bắc đang ra sức lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965) và thực hiện kế hoạch quân sự lần thứ 2 (1961 - 1965), thì đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, hòng móc nối với bọn phản động, thổ phỉ, đặc vụ còn nằm vùng để gây các vụ phá hoại cơ sở kinh tế, quốc phòng của ta.

Ngày 22 tháng 6 năm 1961, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 2-CT/TW về việc đối phó với hoạt động gián điệp, biệt kích Mỹ ngụy phá hoại miền Bắc nước ta. Đảng ủy Bộ tư lệnh Quân khu đã mở hội nghị liên tịch trong 10 tỉnh của Quân khu triển khai kế hoạch phòng chống và bắt gián điệp biệt kích trên địa bàn của từng huyện.

Thực hiện kế hoạch tác chiến của Quân khu, Tỉnh đội Lạng Sơn đã xây dựng được các phương án kế hoạch phòng chống được tập dượt, các ký tín hiệu được ban hành, các tổ tuần tra được canh gác chặt chẽ. Các trung đội, tiểu đội phòng không và cả súng bộ binh tập luyện bắn máy bay địch bay đêm. Tất cả đã ở thế sẵn sàng bắt gọn nếu địch liều lĩnh cho biệt kích nhảy dù xuống Lạng Sơn.

Vào hồi 0 giờ 50 phút ngày 12/4/1963, Công an huyện Đình Lập báo cho biết có một máy bay bay từ biển vào qua Đình Lập hướng lên Lộc Bình vào Lục Ngạn (Hà Bắc). Đến 3 giờ 45 phút ngày 13/4/1963, Lạng Sơn nhận được điện của Bộ Công an và của tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang) cho biết: “Địch thả biệt kích xuống xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn (Hà Bắc), ta nhặt được 6 dù người, yêu cầu Lạng Sơn triển khai kế hoạch phối hợp bắt biệt kích”.

Ban chỉ huy chống biệt kích được thành lập, bao gồm 1 đồng chí trong Tỉnh ủy làm trưởng ban, 1 đồng chí Công an vũ trang, 1 đồng chí Tỉnh đội làm ủy viên. Ban chỉ huy nhanh chóng điều động lực lượng bao vây phong tỏa để Hà Bắc bắt gọn địch. Vòng vây triển khai từ Hòa Thắng, Hòa Sơn, Hòa Lạc, Tân Thành (Hữu Lũng), Quang Lang, Chi Lăng và Quan Sơn (Ôn Châu), những điểm cần tập trung là Tân Thành, Hòa Thắng, Hòa Sơn.

Sau 11 ngày đêm liên tục bao vây truy lùng, ta đã diệt và bắt gọn toán biệt kích của ngụy gồm 6 tên (Hà Bắc bắt 2, Lạng Sơn bắt 3, bắn chết 1), lực lượng ta bị thương 2 dân quân, 1 bộ đội hy sinh.

Ngày 27 tháng 3 năm 1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập hội nghị chính trị đặc biệt nhằm tăng cường đoàn kết nhất trí của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trước âm mưu xâm lược của Đế quốc Mỹ. Người tuyên bố: “... Nếu chúng liều lĩnh động đến miền Bắc thì nhất định chúns; sẽ bị thất bại thảm hại, vì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đánh bại chúng...”. Người kêu gọi: “... Mỗi người phải làm việc bằng hai để đền đáp lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt”.

Hưởng úng lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân dân Lạng Sơn hăng hái thi đua đẩy mạnh sản xuất, phục vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu thắng lợi.

Ngày 2 tháng 4 năm 1964, Phủ Thủ tướng ra chỉ thị khẩn trương triển khai công tác phòng không nhân dân nhằm hạn chế thiệt hại khi có máy bay địch bắn phá.

Ngày 5 tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ đã huy động không quân và hải quân đánh phá trên toàn luyến duyên hải miền Bắc Việt Nam. Với ý chí quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, quân và dân miền Bắc đã anh dũng đánh trả bọn xâm lược, bắn rơi 8 máy bay, bắt sống giặc lái. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn từ cuối năm 1964, máy bay địch đã liên tiếp xâm phạm không phận Lạng Sơn 15 lần để trinh sát và khiêu khích. Chúng thả truyền đơn và đồ vật xuống địa phận các huyện Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình...

Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp, lực lượng vũ trang Lạng Sơn cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh vừa trực tiếp tham gia củng cố xây dựng kinh tế, văn hóa, bảo vệ trật tự trị an xa hội. Tích cực củng cố, xây dựng lực lượng vũ trang theo hướng từng bước tiến lên chính qui, hiện đại. Lực lượng vũ trang Lạng Sơn trưởng thành nhanh chóng, đảm bảo số lượng và chất lượng, trình độ nhận thức của cán bộ và chiến sỹ được nâng lên về mọi mặt. Thường xuyên duy trì bảo đảm các chế độ qui định, sẵn sàns chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Lực lượng; dân quân tự vệ được củng cố xây dựng rộng khắp trong tỉnh. Đó là yếu tố bảo đảm cho Lạng Sơn trong những năm chống chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ, vẫn đứng vững và là hậu phương vững chắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #11 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 04:09:03 pm »

2- Tỉnh đội Lạng Sơn trong chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, tích cực chi viện cho chiến trường, góp phần vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1965 - 1975.

Ngày 7 tháng 2 năm 1965 đế quốc Mỹ sử dụng không quân mở chiến dịch “Mũi lao lửa” ném bom thị xã Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình). Tiếp đó, ngày 2 tháng 3 năm 1965 chúng mở chiến dịch “Sấm rền” đánh phá liên tục ác liệt đối với miền Bắc.

Ban chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị Trung ương lần thứ 11 (khóa III) ra nghị quyết về tình hình nhiệm vụ cấp bách của cách mạng nước ta. Nghị quyết nêu rõ “... Tình hình một nửa nước có hòa bình đã biến thành tình hình cả nước có chiến tranh với hình thức và mức độ khác nhau ở mỗi miền... Miền Nam vẫn là tiền tuyến lớn, miền Bắc vẫn là hậu phương lớn, nhưng nhiệm vụ của miền Bắc là vừa xây dựng, vừa trực tiếp chiến đấu, vừa chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam”, “Tiếp tục xây dựng miền Bắc, kết hợp xây dựng kinh tế và tăng cường quốc phòng, kiên quyết bảo vệ miền Bắc, đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại và phong tỏa bằng không quân và hải quân của địch...”. Nghị quyết chỉ rõ việc chuyển hướng nền kinh tế - xã hội miền Bắc từ thời bình sang thời chiến. Quán triệt và thực hiện Nghị quyết lần thứ 11 của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Tỉnh ủy Lạng Sơn đã đề ra phương châm chỉ đạo sát hợp và tích cực lúc này là: “Trong bối cảnh và tình hình mới đòi hỏi phát triển sản xuất phải kết hợp với tăng cường củng cố quốc phòng, vừa sản xuất, vừa chuẩn bị lực lượng sẵn sàng chiến đấu. Nếu địch tiến hành chiến tranh phá hoại trên địa bàn của tỉnh thì quân và dân các dân tộc cần nêu cao quyết tâm đánh địch ngay từ trận đầu”.

Thực hiện quyết định của Quân khu, trong tháng 5 năm 1965, Tỉnh đội đã xúc tiến tổ chức 2 đại đội pháo cao xạ súng phòng không 12,7 ly và 1 trung đội công binh. Chọn đại đội phòng không 101 làm đơn vị điểm, thường xuyên luyện tập sẵn sàng chiến đấu. Hưởng ứng phong trào thanh niên “3 sẵn sàng” được đoàn viên thanh niên các dân tộc Lạng Sơn hăng hái tham gia. Đến giữa tháng 5 năm 1965 toàn tỉnh đã có 21.000 đoàn viên thanh niên đăng ký tham gia các phong trào và nộp đơn tình nguyện nhập ngũ, bổ sung lực lượng cho quân đội. Đến tháng 5 năm 1965, đồng chí Hoàng Bình Khuyên (tức Hoàng Bình Kim), tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Lạng Sơn được điều sang đơn vị khác, đồng chí Lý Quốc Tài giữ chức tỉnh đội phó Tỉnh đội Lạng Sơn, đồng chí Chu Việt Cường là chính trị viên Tỉnh đội Lạng Sơn.

Cùng với việc tăng cường củng cố các đơn vị chủ lực, Tỉnh đội đã có kế hoạch phối hợp với các cấp, các ngành, đoàn thể ở các địa phương trong tỉnh củng cố các đơn vị dân quân tự vệ. Đến giữa năm 1965, toàn tỉnh đã xây dựng được lực lượng dân quân hơn 3.000 người, được trang bị vũ khí đầy đủ và được chỉ đạo huấn luyện tác chiến theo phương án phối thuộc do Tỉnh đội xây dựng. Công tác tuyển quân đợt 1 và các đợt khác trong năm 1965 đã có 1.918 thanh niên lên đường nhập ngũ.

Trong khi quân và dân Lạng Sơn đang khẩn trương thực hiện sơ tán, tích cực xây dựng lực lượng, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng chiến đấu. Ngày 20 tháng 9 năm 1965, máy bay Mỹ chính thức bắn phá các mục tiêu như thị trấn Đồng Mỏ, ga Đồng Mỏ, cầu Sông Hóa, ga Sông Hóa, thị trấn Mẹt thuộc địa phận Lạng Sơn. Với tinh thần cảnh giác cao, đại đội phòng không 101 pháo cao xạ phối hợp với các đơn vị bạn, đã nổ súng bắn rơi tại chỗ 1 máy bay phản lực Mỹ. Chiến công của đại đội 101 đã ghi một dấu son, mở ra những trang sử chiến công nối tiếp chiến công của các lực lượng vũ trang Lạng Son. Ngày 5 tháng 10 năm 1965, máy bay Mỹ lại điên cuồng bắn phá thị xã Lạng Sơn và các mục tiêu phía Nam của tỉnh, bộ đội pháo cao xạ và các đơn vị dân quân chiến đấu ở thị xã, Chi Lăng và Hữu Lũng đã bắn cháy 2 máy bay phản lực Mỹ (trong đó có chiếc thứ 50 của Quân khu).

Từ tháng 4 năm 1966, địch tăng cường đánh phá ác liệt Lạng Sơn, đặc biệt là địa bàn 2 huyện Chi Lăng và Hữu Lũng. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy ra nghị quyết chỉ rõ: “Nhiệm vụ công tác quân sự địa phương là phải đẩy mạnh hơn nữa, tăng cường phát động nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết nhất trí cao độ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Muốn vậy phải tích cực xây dựng lực lượng vũ trang một cách toàn diện, bảo đảm trong sạch về đội ngũ, vũng vàng về tư tưởng, mạnh về tổ chức”.

Ngày 20 tháng 4 năm 1966, Ủy ban hành chính tỉnh ra quyết định số 266/QĐ thành lập Đại đội 12,7 ly phòng không của tỉnh, phiên hiệu là Đại đội 4. Tiếp đó căn cứ vào quyết định của Bộ tư lệnh Quân khu Việt Bắc (6/7/1966), về tổ chúc xây dựng lực lượng công binh trọng điểm. Ủy ban hành chính tỉnh quyết định thành lập 2 đại đội công binh 815 (Kỳ Lừa), 817 (Mẹt) và trung đội 20 trực thuộc Tỉnh đội.

Những ngày tháng 9 năm 1966, không quân Mỹ tiếp tục trinh sát và đánh phá vùng phía nam của tỉnh. Với tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao, ngày 9 tháng 9 năm 1966, khi máy bay Mỹ lao vào bắn phá, quân dân Lạng Sơn đã trừng trị đích đáng, bắn rơi 1 chiếc F. 101, bắt sống giặc lái. Đây là chiếc máy bay Mỹ thứ 1.400 bị bắn rơi trên miền Bắc. Từ năm 1965 đến năm 1968, quân và dân Lạng Sơn phối hợp với lực lượng phòng không của Bộ đã bắn rơi 66 máy bay Mỹ, bắt sống giặc lái.

Công tác củng cố xây dựng lực lượng bổ sung cho chiến trường là một trong những nhiệm vụ quan trọng của hậu phương miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Căn cứ vào tình hình của từng địa phương, Quân khu Việt Bắc giao cho Lạng Sơn xây dựng tiếp 2 tiểu đoàn: Tiểu đoàn Bắc Sơn 2 và Bắc Sơn 3 để bổ sung cho chiến trường. Rút kinh nghiệm việc xây dựng tiểu đoàn Bắc Sơn 1 trước đây. Đảng ủy Tỉnh đội tập trung chỉ đạo chặt chẽ, toàn diện ngay từ khi mới giao quân và trong quá trình xây dựng. Vì thế hầu hết những chiến sỹ là con em các dân tộc thuộc tiểu đoàn 2 và 3 đều chấp hành tốt mọi qui định. Do yêu cầu của chiến trường, tiểu đoàn 2 mới huấn luyện được 2 tháng đã nhận lệnh lên đường vào Nam với quân số 623 cán bộ chiến sỹ (có 59 đảng viên, 331 đoàn viên). Tiểu đoàn 3 Bắc Sơn sau 3 tháng huấn luyện đạt kết quả tốt được bổ sung thêm trang bị và một thời gian sau cũng nhận lệnh vào chiến trường với quân số 648 cán bộ, chiến sỹ (có 125 đảng viên, 336 đoàn viên). Các tiểu đoàn Bắc Sơn 1, Bắc Sơn 2, Bắc Sơn 3 vào chiến trường đã phát huy truyền thống “Bắc Sơn khởi nghĩa” năm xưa, chiến đấu dũng cảm, nhiều tập thể và cá nhân đã lập chiến công oanh liệt, góp phần cùng quân và dân ta đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 04:10:25 pm »

Bên cạnh việc xây dựng lực lượng bổ sung cho chiến trường, Đảng ủy Tỉnh đội tập trung chỉ đạo tốt công tác động viên tuyển quân. Trong năm 1968, Lạng Sơn đã tuyển được 5.293 thanh niên nhập ngũ, tăng gấp 4 lần so với năm 1965.

Theo chỉ thị của Bộ tư lệnh Quân khu, tiểu đoàn pháo cao xạ Lạng Sơn giải thể 2 đại đội, còn lại đại đội 100 chuyển sang làm nhiệm vụ cơ động, sẵn sàng chiến đấu trên địa bàn Việt Bắc.

Đại đội 54 bộ đội địa phương tỉnh tách thành 2 bộ phận, phần lớn chuyển về Quân khu làm nhiệm vụ xây dụng công trình quốc phòng, số còn lại giải thể.

Tỉnh đội luôn chú trọng củng cố toàn diện đội ngũ cán bộ cơ sở của dân quân tự vệ. Đồng thời phát triển lực lượng để làm lực lượng nòng cốt bảo đảm giao thông vận tải, giữ gìn trật tự an ninh địa phương. Năm 1968 tỉnh phát triển được 3.842 dân quân tự vệ (2.242 nữ), đưa tổng số dân quân toàn tỉnh lên 39.258 người, chiếm 11,69% so với số dân, trong đó có 27.085 dân quân và 12.173 tự vệ. Tuy lực lượng thường trực giảm, nhưng quân và dân Lạng Sơn vẫn hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm giao thông thông suốt, chi viện kịp thời cho tiền tuyến.

Trước sự thất bại ở miền Bắc và miền Nam, ngày 01 tháng 11 năm 1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn phải tuyên bố chấm dứt không điều kiện việc ném bom bắn phá miền Bắc, sau đó chấp nhận đàm phán với ta tại Pa-ri.

Cuộc chiến tranh nhân dân của quân và dân ta trên miền Bắc chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.

Tranh thủ miền Bắc tạm ngừng tiếng bom đạn, Tỉnh đội và cơ quan quân sự các cấp chú trọng huấn luyện dân quân, tự vệ, nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật, chiến thuật, sẵn sàng chiến đấu cao. Tỉnh đã thực hiện huấn luyện cho 614 tiểu đội và 76 đại đội tự vệ, 664 xã đội.

Tháng 5 năm 1969, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết về tình hình nhiệm vụ mới, trong đó nêu rõ: “Động viên sự nỗ lực cao nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân trên cả hai miền, phát huy thắng lợi đã đạt được, đánh cho Mỹ phải rút quân, đánh cho ngụy phải suy sụp... tiến tới thống nhất nước nhà”.

Chấp hành Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về tăng cường công tác quân sự địa phương, ngày 8 tháng 7 năm 1969, Tỉnh ủy ra Chỉ thị số 25-CT/TU về công tác quân sự địa phương nêu rõ: Đối với dân quân, tự vệ phải chú ý lãnh đạo chặt chẽ về tư tưởng, tổ chức và công tác để có khả năng làm nòng cốt trong sản xuất, bảo vệ trị an và bổ sung cho chủ lực. Phải thực hiện đầy đủ các chính sách của Đảng đối với gia đình thương binh, liệt sỹ, gia đình quân nhân đang chiến đấu ở chiến trường. Nhiệm vụ công tác quân sự địa phương không phải là nhiệm vụ tạm thời mà là nhiệm vụ lâu dài. Các ngành, các cấp cần có nhận thức đúng đắn để chỉ đạo thực hiện tốt công tác này. Đồng thời Tỉnh ủy phát động phong trào toàn dân tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, củng cố quốc phòng, kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực chỉ đạo của cơ quan quân sự các cấp, đồng thời chỉ thị cho các cấp, các ngành, các địa phương và nhân dân phải “Đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, làm tốt công tác phòng tránh và sẵn sang chiến đấu với địch trong bất kỳ tình huống nào, chống tư tưởng chủ quan, ảo tưởng hòa bình mất cảnh giác, kiên trì khắc phục khó khăn gian khổ, phát huy truyền thống đấu tranh cách mạng của dân tộc, phải bám sản xuất, không được lơ là, sẵn sàng đánh thắng kẻ thù”.

Với thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ tháo gỡ bom mìn chưa nổ của địch thả xuống Lạng Sơn. Đồng chí Nông Văn Nghi trợ lý công binh tỉnh được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” ngày 25 tháng 8 năm 1970.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 04:11:10 pm »

Các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đã tiến hành củng cố lực lượng dân quân tự vệ triển khai huấn luyện đến tận cơ sở, trong đó chú trọng huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ ở các huyện biên giới Việt - Trung, nhằm bảo vệ vững chắc trật tự an ninh vùng biên cương của Tổ quốc. Năm 1971, đồng chí Lâm Văn Kiếm giữ chức vụ tỉnh đội trưởng Tỉnh đội Lạng Sơn, đồng chí Hoàng Doãn Trần (tức Lê Trần Quốc) là Chính ủy Tỉnh đội, đồng chí Mông Ngọc Chương (tức Mông Văn Tý) tỉnh đội phó, đồng chí Vi Văn Mộc tỉnh đội phó, đồng chí Hoàng Quốc Văn, phó Chính ủy Tỉnh đội.

Để phù hợp với tình hình, ngày 12 tháng 10 năm 1971, Hội đồng Chính phủ quyết định tên gọi và nhiệm vụ của cơ quan quân sự địa phương. Cấp tỉnh là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, cấp huyện, thị xã gọi là Ban chỉ huy quân sự cấp huyện, thị xã. Các chức danh tỉnh đội trưởng, tỉnh đội phó được đổi thành: Chỉ huy trưởng, chỉ huy phó; Chính trị viên đổi thành Chính ủy, phó Chính ủy; các ban tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, được nâng nên thành phòng, các tiểu ban trực thuộc Ban nay nâng nên thành ban trực thuộc phòng.

Từ tháng 4 năm 1972, hòng cứu vãn tình thế ngày càng bi thảm ở chiến trường miền Nam, giặc Mỹ huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân đánh phá trở lại miền Bắc nước ta với mức độ ác liệt hơn bao giờ hết. Ngày 12 tháng 4 năm 1972, thực hiện quyết định của Quân khu, Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ thị cho cơ quan quân sự tỉnh nhanh chóng xây dựng tiểu đoàn 54A pháo cao xạ 37 ly và các đại đội 55, 56, trung đội súng phòng không 14,5 ly, 2 đại đội 45, 46 công binh bổ sung cho lực lượng 54 bộ binh theo quy mô đại đội tăng cường, gấp rút huấn luyện, thường trực sẵn sàng chiến đấu. Ngày 9 tháng 6 năm 1972, tiểu đoàn 54A của Bộ chỉ huy quân sự Lạng Sơn đã chiến đấu trận đầu với không quân Mỹ, bảo vệ bầu trời thị xã Lạng Sơn “Cảng nổi kiên cường”. Từ ngày 9 tháng 6 năm 1972 đến ngày 29 tháng 12 năm 1972, quân và dân Lạng Sơn đã bắn rơi 19 máy bay, bắt sống giặc lái. Qua 2 đợt chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, Lạng Sơn phối hợp với lực lượng phòng không của Bộ, đã bắn rơi 85 máy bay, bắt sống nhiều giặc lái.

Bị thất bại nặng nề, cả về vật chất và tinh thần trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ 2 ở miền Bắc, đặc biệt là trong trận tập kích đường không chiến lược địch dùng máy bay B.52 ném bom hủy diệt thủ đô Hà Nội, Hải Phòng và một số tỉnh, thành miền Bắc khác (trong đó có Lạng Sơn) trong 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, ngày 27 tháng 01 năm 1973, đế quốc Mỹ buộc phải ký kết Hiệp định Pa-ri chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu khỏi miền Nam Việt Nam.

Từ năm 1973, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tập trung chỉ đạo các lực lượng vũ trang nhân dân địa phương cùng với nhân dân các dân tộc trong tỉnh khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục, phát triển kinh tế và động viên tuyển quân chi viện cho chiến trường.

Một trong những việc làm đầu tiên của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh sau chiến tranh là chỉ đạo các lực lượng vũ trang địa phương rà phá bom, đạn địch chưa nổ để giải phóng mặt bằng sản xuất, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Các đại đội 45, 46 công binh của tỉnh là lực lượng nòng cốt thực hiện tháo gỡ bom đạn. Hai đại đội này tiếp tục được củng cố, bổ sung quân số, tăng cường thêm trang bị và khẩn trương huấn luyện cho cán bộ và chiến sỹ về kinh nghiệm rà phá, tháo gỡ bon đạn nằm sâu dưới lòng đất.

Vói tinh thần tích cực chủ động, sáng tạo, trong năm 1973, lực lượng công binh của tỉnh đã tháo gỡ và gây nổ 32 quả bom nổ chậm cùng hàng nghìn quả bom xuyên, bom bi. Cùng với nhiệm vụ rà phá bom đạn chưa nổ, các lực lượng vũ trang Lạng Sơn đã cùng với nhân dân các địa phương san lấp hố bom, sửa chữa cầu đường, khôi phục sản xuất và giao thông vận tải. Công tác tuyển quân từ năm 1973 - 1975 luôn luôn hoàn thành và vượt chỉ tiêu trên giao.

Ngày 30/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, non sông, đất nước ta thu về một mối. Trong niềm vui chiến thắng cùng với nhân dân cả nước, cán bộ, chiến sỹ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh phấn khởi, tự hào sẵn sàng bước sang một thời kỳ mới, cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #14 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 04:13:44 pm »

Chương IV
BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI KỲ XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC (1976 -1985)


1- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao - Lạng trong giai đoạn sát nhập 2 tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng (1976 - 1978)

Sau cuộc tổng tiến công chiến lược mùa xuân năm 1975 của quân và dân ta ở miền Nam, đất nước ta hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc ta được thống nhất, nhiệm vụ của quân đội ta nói chung, của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn đã chuyển sang một thời kỳ mới.

Tháng 4 năm 1976, thực hiện quyết định của Quốc hội, hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng sáp nhập thành một tỉnh mới là tỉnh Cao - Lạng, các cơ quan Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và lực lượng vũ trang của tỉnh hợp nhất đã nhanh chóng ổn định tổ chức, kiện toàn thành các cơ quan thống nhất của một tỉnh mới. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn sáp nhập với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng thành Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Lạng. Cơ quan của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đóng tại thị xã Cao Bằng. Đồng thời, Quân ủy Trung ương đã có quyết định cử đồng chí Hoàng Cao Ngôn giữ chức chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Cao Lạng, đồng chí Bế Chu Lang là Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Các phòng tham mưu, chính trị, hậu cần và các Ban quân sự các huyện, thị cũng được củng cố kiện toàn. Nhiệm vụ trước mắt của quân đội là tăng cường phối hợp với các lực lượng vũ trang, nhất là đối với lực lượng Công an nhân dân vũ trang và lực lượng Công an nhân dân đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn rộng lớn, bảo vệ và giữ vững đường biên giới của tỉnh dài hơn 500 km; tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang địa phương vững mạnh, toàn diện. Nhiệm vụ lực lượng vũ trang tỉnh Cao Lạng càng trở nên cấp bách, nặng nề hơn do phía bên kia thường xuyên gây căng thẳng, tiến hành xâm lấn đất đai...

Tháng 12 năm 1976, Đại hội Đảng toàn quốc làn thứ IV đã đề ra Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân đặc biệt của lực lượng vũ trang trong giai đoạn mới là không ngừng nâng cao cảnh giác, tăng cường củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nghị quyết Đại hội xác định hai nhiệm vụ chính trị cơ bản của quân đội: “Luôn luôn sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và tích cực làm nhiệm vụ kinh tế”. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Quân khu đã đề ra phương hướng nhiệm vụ chủ yếu là “Tích cực củng cố xây dựng và không ngừng nâng cao chất lượng, sức mạnh chiến đấu của cả 3 thứ quân... tham gia giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ an toàn biên giới và nội địa; tổ chức các đơn vị tham gia xây dụng kinh tế kết họp quốc phòng có hiệu quả cao”. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cao Lạng nêu rõ: “Tiếp tục xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh bao gồm lực lượng thường trực và dân quân tự vệ, sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ, xây dụng và thực hiện tốt nghĩa vụ quân sự hàng năm với số lượng đầy đủ, đúng chính sách, đúng thời gian, công bằng, hợp lý”.

Thực hiện chủ trương của Quân ủy Trung ương, Trung đoàn 567 Quân khu III được điều chuyển đến tỉnh Cao Lạng thực hiện nhiệm vụ xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng trên địa bàn các huyện Trùng Khánh, Quảng Hòa; Trung đoàn 123 thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn Văn Lãng - Lạng Sơn. Đến tháng 12 năm 1976, ngoài 2 Trung đoàn 567 và Trung đoàn 123 ở Cao Lạng có 5 đại đội, 31 trung đội bộ đội địa phương, 55 trung đội dân quân cơ động, đảm bảo sẵn sàng chiến đấu cao. Lực lượng tự vệ các cơ quan trong tỉnh không ngừng được củng cố và phát triển. Các đơn vị dân quân tự vệ đã duy trì thường xuyên công tác huấn luyện, diễn tập theo kế hoạch phòng thủ bảo vệ an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh. Quân số từng bước được bổ sung, tăng cường, đưa tổng số dân quân tự vệ toàn tỉnh tăng từ 43.379 người năm 1976 lên 57.868 người năm 1977, chiếm tỷ lệ 14,32% dân số trong tỉnh. Toàn tỉnh đã xây dựng được 1.048 trung đội, 1.732 tiểu đội dân quân; 65 đại đội, 169 trung đội và 117 tiểu đội tự vệ chiến đấu. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tổ chức huấn luyện cho 98% cán bộ xã đội trưởng dân quân; 83% cán bộ trung đội và 84% cán bộ tự vệ. Trong 2 năm 1976 - 1977, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã triển khai thành lập Trường quân sự tỉnh tại Hang Dê - Thị xã Lạng Sơn theo quyết định của Bộ Quốc phòng. Đi đôi với công tác xây dụng lực lượng về mọi mặt, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội.

Từ năm 1978, phía Trung Quốc dựng lên cái gọi là “Nạn kiều”, công khai kêu gọi người Việt gốc Hoa ở Việt Nam “Trở về xây dựng Tổ quốc”. Tháng 5 năm 1978, do bị người xấu kích động, hàng vạn người Hoa sinh sống ở Việt Nam đã kéo về Lạng Sơn tổ chức vượt biên trái phép sang Trung Quốc. Sau sự kiện ngày 25 tháng 8 năm 1978 ở cửa khẩu Hữu Nghị. Từ tháng 9 năm 1978, phía Trung Quốc liên tục điều động tập trung quân cùng vũ khí, đạn dược, phương tiện chiến tranh áp sát toàn tuyến biên giới phía Bắc nước ta, chuẩn bị chiến tranh xâm lược ở biên giới Việt Nam. Để đối phó với nguy cơ chiến tranh ở hai đầu biên giới Tây Nam và phía Bắc, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, các lực lượng vũ trang của ta đã chủ động chỉ đạo củng cố, xây dựng thế trận phòng thủ biên giới, chuẩn bị mọi mặt sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #15 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 04:15:24 pm »

Ngày 31 tháng 10 năm 1978, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 56/CT-TW “Về việc thống nhất sự chỉ đạo xây dựng tuyến phòng thủ biên giới phía Bắc”. Ngày 12 tháng 12 năm 1978, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam ra Chỉ thị số 156-CT về việc “Thống nhất hành động chỉ huy các lực lượng vũ trang ở tuyến biên giới phía Bắc”. Thực hiện Chỉ thị, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tăng cường đẩy mạnh công tác xây dựng và củng cố vững chắc tuyến phòng thủ biên giới, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Biên phòng, Công an, dân quân tự vệ trong việc nắm tình hình, thường xuyên theo dõi mọi diễn biến, đối phó kịp thời với âm mưu thủ đoạn mới của phía Trung Quốc, có kế hoạch cho lực lượng vũ trang trong tỉnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục bộ đội, nêu cao cảnh giác sẵn sàng đập tan âm mưu phá hoại của địch.

Cuối năm 1978, trước biến đổi phức tạp trên toàn tuyến biên giới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định thành lập Bộ chỉ huy quân sự thống nhất cấp tỉnh và cấp huyện theo tinh thần Nghị quyết 21-NQ/TW Bộ Chính trị đã đề ra. Đồng chí Hoàng Trường Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cao Lạng được phân công làm chính ủy, đồng chí Bế Chu Lang làm phó chính ủy, đồng chí Hoàng Cao Ngôn làm chỉ huy trưởng. Sau khi được kiện toàn, Bộ chỉ huy quân sự thống nhất đã nhanh chóng chỉ đạo các cơ quan đơn vị thực hiện kế hoạch huấn luyện, điều chỉnh bổ sung trang bị, chuyển một số đại đội của huyện thành tiểu đoàn chủ lực của huyện, các đại đội thường trực của tỉnh được nâng cấp thành các tiểu đoàn trinh sát đặc công, tiểu đoàn pháo cao xạ 37 ly, tiểu đoàn pháo binh hỗn hợp, tiểu đoàn quân y, tiểu đoàn thông tin và các đại đội công binh vận tải. Đại đội tự vệ mỏ than Na Dương đã được nâng lên thành tiểu đoàn tự vệ mỏ Na Dương; các đại đội tự vệ ở nông lâm trường, các xã biên giới được xây dựng thêm trung đội dân quân cơ động để sẵn sàng chiến đấu trong mọi tình huống.

Ngày 29 tháng 12 năm 1978, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định tách tỉnh Cao Lạng trở thành hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, đồng thời sáp nhập huyện Đình Lập từ tỉnh Quảng Ninh về thuộc tỉnh Lạng Sơn. Đơn vị hành chính tỉnh Lạng Sơn gồm có Thị xã Lạng Sơn, các huyện: Tràng Định, Văn Lãng, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Hữu Lũng, Chi Lăng, Cao Lộc, Lộc Bình và Đình Lập.

Sau khi tách tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn đã từng bước khắc phục khó khăn, ổn định tổ chức, bắt tay vào triển khai các mặt công tác chiến đấu, góp phần cùng các lực lượng vũ trang trong tỉnh tăng cường công tác bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự an toàn trong tình hình mới. Thực hiện quyết định của Bộ tư lệnh Quân khu I, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn đã có kế hoạch củng cố quản lý toàn bộ lực lượng bộ đội địa phương của 11 huyện, thị và Trung đoàn 123, Trung đoàn 199, Trường quân sự tỉnh. Đồng chí Lê Sơn, được Bộ Quốc phòng quyết định làm chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn, thay đồng chí Hoàng Cao Ngôn đi nhận nhiệm vụ mới, đồng chí Trần Rỹ, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, đồng chí Hoàng Đình Cưu - Chỉ huy phó Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

Trước tình hình diễn biến phức tạp, ngày 15 tháng 2 năm 1979, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã đề ra nhiệm vụ cấp bách cho Đảng bộ, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn, yêu cầu “Các ngành, các cấp phải cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu. Các lực lượng vũ trang, bộ đội thường trực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và Công an vũ trang ở các huyện biên giới phải luôn luôn nắm tình hình địch và phương án đã được chuẩn bị trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cao nhất, sẵn sàng nổ súng tiêu diệt địch ngay từ trận đầu, bảo vệ biên giới Tổ quốc”.

Để giành thế chủ động. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã nhanh chóng chỉ đạo lực lượns vũ trang trong tỉnh phòng thủ vững chắc địa bàn tỉnh; phối hợp với sư đoàn 3, bộ đội chủ lực tổ chức phòng thủ vững chắc địa bàn các huyện Văn Lãng, Cao Lộc, thị xã Lạng Sơn, phía đông huyện Văn Quan và phía bắc huyện Chi Lăng. Sư đoàn 338 có nhiệm vụ cùng với lực lượng địa phương phòng thủ vững chắc huyện Đình Lập và phía đông huyện Lộc Bình.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, phía Trung Quốc huy động 60 vạn quân gồm 30 sư đoàn của 9 quân đoàn chủ lực, hàng ngàn xe tăng, xe bọc thép ồ ạt vô cớ tấn công nước ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, từ huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu đến Móng Cái tỉnh Quảng Ninh. Với tinh thần chủ động sẵn sàng chiến đấu, quân và dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc nước ta đã anh dũng, kiên cường giáng trả quân xâm lược bằng những đòn đích đáng, đánh lui nhiều đợt tiến công của địch, bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

Trên hướng Lạng Sơn, từ 5 giờ sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, hàng trăm khẩu pháo của quân Trung Quốc đã bắn phá dữ dội vào địa phận dọc tuyến biên giới từ xã Bắc Xa huyện Đình Lập đến xã Quốc Khánh huyện Tràng Định. Sau các đợt pháo kích, nhiều trung đoàn bộ binh Trung Quốc có pháo binh và xe tăng yểm trợ đã tiến công vào Lạng Sơn theo các hướng: Đồng Đăng - huyện Cao Lộc; hướng Chi Ma - huyện Lộc Bình; hướng Bảo Lâm, Tân Thanh, Tân Mỹ - huyện Văn Lãng; hướng Quốc Khánh, Tri Phương - huyện Tràng Định và hướng Bắc Xa - huyện Đình Lập.

Sau gần 1 tháng chiến đấu, các lực lượng vũ trang Lạng Sơn đã phối hợp với các đơn vị chủ lực của Quân khu đóng quân trên địa bàn cùng với dân quân tự vệ chiến đấu dũng cảm, chặn đứng được nhiều hướng tiến công của địch. Cuộc chiến tranh xâm lược do Trung Quốc tiến hành đã bị cả loài người tiến bộ lên án mạnh mẽ. Trước sự giáng trả kiên cường của quân và dân ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, bị tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực, ngày 5 tháng 3 năm 1979, phía Trung Quốc đã phải tuyên bố rút quân vô điều kiện khỏi biên giới nước ta. Ngày 6 tháng 3 năm 1979, địch rút quân khỏi thị xã Lạng Sơn. Ngày 15 tháng 3 năm 1979, địch rút khỏi thị trấn Đồng Đăng, chấm dứt cuộc xâm chiếm biên giới phía Bắc thuộc địa phận tỉnh Lạng Sơn.

Sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới tháng 2 năm 1979, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tổ chức hội nghị mừng công tại huyện Chi Lăng. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu bảo vệ biên giới, lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Lạng Sơn được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, 4 đơn vị được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 6 đơn vị được tặng thưởng Huân chương quân công hạng Hai, hạng Ba, 5 chiến sỹ được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 12 đơn vị được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Hai và hạng Ba, 178 cán bộ, chiến sỹ được tặng thưởng Huân chương Quân công và Huân chương Chiến công các loại.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 10:36:06 am »

2- Xây dựng tuyến phòng thủ biên giới vững mạnh.

Sau cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới tháng 2 năm 1979, để khắc phục hậu quả chiến tranh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các lực lượng công binh phối hợp với Trung đoàn 4 - Sư đoàn 337, Quân đoàn 14 tiến hành dò, gỡ mìn, bảo vệ an toàn cho cán bộ, chiến sỹ, nhàn dân ta khôi phục và phát triển sản xuất.

Chấp hành quyết định của Bộ Tổng tham mưu và Quân khu trong tháng 4 năm 1979, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, bàn giao trung đoàn 123, 199, về Sư đoàn 347 bảo đảm nhanh gọn an toàn.

Ngày 10 tháng 10 năm 1979, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW, chuyển giao nhiệm vụ và lực lượng Công an nhân dân vũ trang từ Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) sang Bộ Quốc phòng, để “Thống nhất lãnh đạo và chỉ huy các lực lượng vũ trang, tăng cường sức mạnh chiến đấu, đồng thời phát huy sở trường của các lực lượng nhằm góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Từ đó lực lượng Công an nhân dân vũ trang đổi tên thành Bộ đội biên phòng.

Ngày 19 tháng 11 năm 1979, Hội đồng Chính phủ ra quyết định số 42/CP về thực hiện việc chuyển giao, đồng thời quyết định lại nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an ninh biên giới, bờ biển, hải đảo giữa lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng và lực lượng thuộc Bộ Nội vụ. Tiếp đó ngày 19 tháng 12 năm 1979, Bộ trưởng Bộ quốc phòng ra quyết định số 1148/QĐ-QP, qui định về nhiệm vụ và tổ chức Bộ đội biên phòng, quyết định nêu rõ: “Giải tán Ban chỉ huy Công an vũ trang tỉnh, thành lập phòng Biên phòng đặt dưới sự lãnh đạo chỉ huy của Đảng ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (hoặc thành phố). Các đồn biên phòng trước đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ huy trực tiếp của Ban chỉ huy Công an nhân dân vũ trang tỉnh (thành) chuyển sang đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp của các Ban biên phòng huyện (nằm trong Ban chỉ huy quân sự huyện).

Thực hiện Nghị quyết và các quyết định của Trung ương, ngày 17 tháng 3 năm 1980, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lạng Sơn đã ra Nghị quyết số 41 “Về việc giải thể Đảng bộ Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn, chuyển giao đảng viên và tổ chức Đảng về Đảng bộ Quân sự tỉnh”. Ngay sau đó, công việc bàn giao và sát nhập Công an nhân dân vũ trang vào Bộ chỉ huy quân sự tỉnh được tiến hành nhanh chóng và lập phòng biên phòng; chuyển giao tiểu đoàn 1 cơ động trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, các đồn biên phòng chuyển giao sang Ban chỉ huy quân sự huyện quản lý.

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã khẩn trương xây dựng và triển khai kế hoạch tác chiến phòng thủ của tỉnh, chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự các huyện, thị đẩy mạnh xây dựng kế hoạch tác chiến phòng thủ chống chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch. Chú trọng xây dựng kế hoạch tác chiến ở các huyện biên giới, tổ chức bố trí lực lượng, thường xuyên tuần tra canh gác, xây dựng các chốt điểm tựa, quản lý tốt đường biên mốc giới. Luôn luôn duy trì chế độ trực ban, trực chiến, trực chỉ huy. Đối với các huyện biên giới tăng cường các cụm chiến đấu, gồm bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, bộ đội chủ lực, dân quân tự vệ dưới sự chỉ huy thống nhất của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Ngày 20 tháng 6 năm 1980, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh cùng thủ trưởng các quân đoàn, sư đoàn chủ lực đóng quân trên địa bàn Lạng Sơn, phối hợp với Ty Công an tiến hành tổ chức hội nghị liên tịch, nhằm quán triệt nội dung chỉ thị 01 của Liên bộ Quốc phòng - Bộ Nội vụ về cuộc vận động nâng cao trách nhiệm, đoàn kết hiệp đồng chặt chẽ giữa Quân đội nhân dân và Công an nhân dân. Tháng 7 năm 1981, cấp trên điều động đồng chí Nông Ngọc Cận, làm chỉ huy phó, tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Tháng 10 năm 1981, Bộ Quốc phòng có quyết định điều động đồng chí Đoàn Độ, đại tá làm chỉ huy trưởng kiêm chính ủy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn, các đồng chí chỉ huy phó là: Hoàng Đình Cưu, Ong Lương Minh, Lộc Văn Bựng.

Thực hiện kế hoạch phòng thủ đã đề ra, liên tiếp từ năm 1980 đến 1983, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tập trung tiến hành điều chỉnh và bố trí lại nhiệm vụ cho một số đơn vị sau: Tiểu đoàn 6 - Tràng Định đứng chân ở điểm cao 583 và 558 đối diện với mốc 11-13 tây, bố trí tiểu đoàn 7 - Văn Lãng bảo vệ các điểm cao 370, 250 và 343; bố trí Tiểu đoàn 8 huyện Cao Lộc đóng quân ở Bản Đon và Pác Cuồng; bố trí tiểu đoàn 9 huyện Lộc Bình đóng quân ở Tú Mịch và Mẫu Sơn trên các điểm cao 522, 530, 473 và 400; bố trí Tiểu đoàn 11 thị xã Lạng Sơn bảo vệ điểm cao 1.820 Mẫu Sơn và xây dựng thêm 1 đồn biên phòng ở xã Tân Minh - huyện Tràng Định. Sau khi được bố trí lại và giao nhiệm vụ cụ thể, các đơn vị đã nhanh chóng triển khai xây dựng trận địa, phối hợp cùng vói các trung đoàn chủ lực, các đồn biên phòng, các trung đội dân quân tập trung của các xã biên giới, hình thành dải tác chiến phía trước của 3 thứ quân. Trong dải tác chiến phía trước xây dựng xen kẽ thế trận bám trụ đánh quần lộn sau lưng địch của bộ đội địa phương huyện và nhân dân xã biên giới tạo nên thế trận liên hoàn, chạy dài suốt dọc biên giới của 5 huyện Tràng Định, Văn Lãng, Cao Lộc, Lộc Bình và Đình Lập. Đồng thời Bộ chỉ huy quân sự tỉnh cùng Quân đoàn chủ lực đã tiến hành thành lập Bộ chỉ huy quân sự thống nhất. Tiếp đó các huyện cũng thành lậpBan chỉ huy quân sự thống nhất trên địa bàn của mình đảm nhiệm và xây dựng Ban chỉ huy cụm chiến đấu, tạo thành hệ thống chỉ huy thống nhất từ tỉnh đến cơ sở.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 10:36:57 am »

Cùng với quá trình xây dựng tuyến phòng thủ biên giới vững mạnh toàn diện, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chú trọng công tác kiện toàn tổ chức, chỉnh đốn đơn vị, nhất là đối với công tác tổ chức xây dựng củng cố bộ đội biên phòng vững mạnh. Ngày 26 tháng 5 năm 1981, Bộ Tổng tham mưu ra Chỉ thị số 85/CT-TM nêu rõ: “Chấn chỉnh và kiện toàn tổ chức, tăng cường chỉ đạo, chỉ huy đối với Bộ đội biên phòng nhằm đẩy mạnh công tác bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh biên giới, vùng biển của Tổ quốc trong tình hình mới”. Chấp hành Chỉ thị 85, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh ra Nghị quyết về việc chấn chỉnh, kiện toàn tổ chức phòng Biên phòng, thành lập cơ quan Trung đoàn 695 Biên phòng Lạng Sơn. Trên cơ sở đó, các đồn biên phòng đều được chuyển giao từ Ban chỉ huy quân sự các huyện biên giới sang Ban chỉ huy Trung đoàn 695 Biên phòng Lạng Sơn với tổng quân số 1.157 cán bộ, chiến sỹ. Trong đó, đảng viên có 150 đồng chí, đoàn viên có 674, chiến sỹ có 327 và quân nhân chuyên nghiệp có 7 người. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tiếp tục kiện toàn một bước các đơn vị trực thuộc thành tiểu đoàn hoàn chỉnh, gồm có: Tiểu đoàn 6, Tiểu đoàn 7, Tiểu đoàn 8, Tiểu đoàn 9, Tiểu đoàn 11, Tiểu đoàn 131. Đồng thời, tổ chức thêm Ban khoa học quân sự, Ban tuyên truyền đặc biệt, tiến hành sát nhập Ban huấn luyện tác chiến thành Ban tác chiến; thành lập thêm đại đội công binh chuyên trách; đại đội 82 đào tạo quân y và quản lý, tiến hành di chuyển Trường quân sự về địa bàn Hữu Lũng để đào tạo hạ sỹ quan, bổ túc cán bộ, mở lóp tập huấn cho cán bộ dân quân và huấn luyện chiến sỹ mới nhập ngũ. Tháng 7 năm 1983, cơ quan Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đến đóng tại khu vực trong Đoàn Thành, thị xã Lạng Sơn để tiện lợi trong công tác chỉ đạo, chỉ huy chiến đấu và sát thực với công tác xây dựng, củng cố tuyến phòng thủ biên giới vững mạnh.

Trong 4 năm 1980 - 1983, toàn tỉnh đã giao được 15.881 chiến sỹ, kịp thời bổ sung cho các đơn vị chiến đấu, công tác huấn luyện được thường xuyên quan tâm, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh huấn luyện của Bộ Tư lệnh Quân khu. Tổ chức các đợt diễn tập M.34, 83A và 83B đạt kết quả tốt. Trong 4 năm 1980 -1983, lực lượng dân quân toàn tỉnh phát triển mạnh cả số lượng và chất lượng. Năm 1980 toàn tỉnh đã có 67.188 dân quân tự vệ; năm 1981 có 53.854 dân quân tự vệ. Trong 2 năm 1982 - 1983, toàn tỉnh có 101.505 dân quân tự vệ chiếm 20,9% dân số trong toàn tỉnh, trong đó riêng 21 xã biên giới, lực lượng dân quân tự vệ có 3.864 ngưòi.

Căn cứ vào tình hình, đặc điểm của từng địa bàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã quyết định tổ chức biên chế ưu tiên cho các đơn vị làm nhiệm vụ ở phía trước, thành lập thêm 4 đại đội huấn luyện tân binh, thành lập ban chính sách, ban kiểm tra, ban tuyên truyền đặc biệt; tổ chức sát nhập đội kiểm soát với đội canh phòng, rút gọn C19 vận tải; giải thể đại đội 82 xây dựng củng cố nhà văn hóa... Công tác Đảng, công tác chính trị thường xuyên được tiến hành phù hợp với tính chất nhiệm vụ của Quân đội nhân dân trước tình hình nhiệm vụ mới. Đến năm 1985, Đảng bộ Quân sự tỉnh đã có 105 chi bộ trực thuộc với tổng số 889 đảng viên. Nhờ làm tốt công tác xây dựng tuyển phòng thủ biên giới vững mạnh toàn diện, công tác xây dựng đơn vị trên các mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức, công tác sẵn sàng chiến đấu, công tác huấn luyện bộ đội, công tác hậu cần, công tác tham gia xây dựng, củng cố phong trào địa phương đạt được những bước tiến mới quan trọng, góp phần xây dựng tuyến phòng thủ biên giới vững mạnh, toàn diện, sẵn sàng đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, giữ vững biên cương của Tổ quốc.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 10:38:40 am »

Chương V
BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH LẠNG SƠN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỆ TỔ QUỐC 1986 - 2002


Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Nghị quyết Đại hội đã vạch rõ “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước và xã hội quyết đánh thắng kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch, đồng thời có kế hoạch sẵn sàng đối phó với mọi tình huống do kẻ thù gây ra”.

Xuất phát từ tình hình, đặc điểm của một tỉnh biên giới, Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ X (1986) đã nêu rõ chủ trương, nhiệm vụ xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh, tăng cường bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới là: “Xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân và nền quốc phòng toàn dân, kết họp chặt chẽ và có hiệu quả giữa quốc phòng và kinh tế và kinh tế với quốc phòng; tiếp tục xây dựng tuyến phòng thủ biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng để bảo vệ vững chắc biên cương của Tổ quốc”. Cuối năm 1986, Bộ Quốc phòng có quyết định bổ nhiệm đồng chí Hoàng Áp làm chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn thay đồng chí Đoàn Độ được nghỉ chế độ, đồng chí Lương Phấn, chỉ huy phó chính trị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh.

Trên cơ sở ổn định từng bước từ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đến các đơn vị, trong 2 năm 1986 - 1987, lãnh đạo, chỉ huy các cấp đẩy mạnh công tác chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ cả về số lượng và chất lượng, tiến hành điều chỉnh sắp xếp và kiện toàn đội ngũ cán bộ theo biên chế, chức danh từng cơ quan, đơn vị, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Tiến hành chặt chẽ và kịp thời công tác xét duyệt thăng cấp hàm, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, thực hiện chính sách 47, chăm lo gia đình thương binh, gia đình liệt sị, gia đình cán bộ. Chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác đoàn và phong trào thanh niên trong quân đội, khẳng định tuổi trẻ các đơn vị là lực lượng nòng cốt, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị. Các đơn vị đã kết nạp được 520 đoàn viên mới, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng được 630 đoàn viên, 80% tổ chức cơ sở đoàn đạt tiêu chuẩn vững mạnh, 85% đoàn viên đủ tư cách.

Trong 2 năm 1986 - 1987, chấp hành mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng và của Quân khu về sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, cơ quan Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, 6 tiểu đoàn địa phương và trung đội dân quân các xã biên giới thường xuyên ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao theo chỉ lệnh 47B. Các đơn vị cũng như chỉ huy các cấp luôn duy trì chặt chẽ chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu, trực chỉ huy, trực ban tác chiến, đảm bảo quân số theo qui định. Đồng thời, luôn chủ động tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác sẵn sàng chiến đấu đánh bại mọi âm mưu khiêu khích vũ trang của địch. Ban chỉ huy quân sự các huyện, thị đã nỗ lực xây dựng, củng cố thêm 251 đơn vị dân quân tự vệ, tập huấn cho 84 cán bộ xã đội, nhằm nâng cao năng lực chỉ huy chiến đấu ở các đơn vị cơ sở, đặc biệt là các đơn vị thuộc các xã biên giới. Tổ chức học tập Nghị quyết 142 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị 183 của Hội đồng Bộ trưởng cho các xã và thị trấn. Tiếp tục chỉ đạo tăng cường củng cố dải tác chiến phía trước, xây dựng pháo đài quân sự huyện củng cố điểm tựa, làng xã chiến đấu.

Trước yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới, trong năm 1987, Bộ chính trị ra Nghị quyết nêu rõ “Chuyển giao Bộ đội biên phòng cho Bộ Nội vụ trực tiếp phụ trách”, ngay sau đó, biên bản bàn giao lực lượng đã được ký kết giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ, từ đó Bộ đội biên phòng lại thuộc quyền chỉ huy, chỉ đạo toàn diện của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ chính trị ngày 30 tháng 7 năm 1987, Nghị quyết 20 của Đảng ủy quân sự Trung ương, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tham mưu cho Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện kế hoạch A về điều chỉnh lực lượng, bố trí lại đội hình phòng thủ, giao cho địa phương phòng thủ tuyến trước, đưa lực lượng chủ lực của Quân khu và Bộ về tuyến sau. Tiếp đó ban thường vụ Tỉnh ủy ra Nghị quyết về tổ chức điều chỉnh lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng tuyến phòng thủ Lạng Sơn vững chắc. Nghị quyết nêu rõ “Tiếp tục xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, khả năng phòng thủ ngày càng vững chắc, đánh bại các cuộc tấn công lấn chiếm, đánh trả kịp thời các vụ khiêu khích, các thủ đoạn chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch”.

Thực hiện kế hoạch A, Đảng ủy quân sự tỉnh đã tiến hành sắp xếp lại biên chế trong toàn đơn vị; tổ chức bàn giao lại lực lượng Bộ đội biên phòng sang Công an tỉnh quản lý; sát nhập Ban lịch sử quân sự với Ban khoa học lịch sử tổng họp; sát nhập ngành quân trang với ngành quân lương; giải thể C78 và tiếp nhận các tiểu đoàn thông tin, tiểu đoàn công binh và tiểu đoàn cao xạ; sát nhập bệnh xá Bộ chỉ huy quân sự tỉnh với đội điều trị 50; sát nhập đội 27 vào tiểu đoàn công binh; thành lập Ban vận tải; tổ chức cơ quan Viện kiểm sát khu vực, thành lập Ban điều tra hình sự; tiếp nhận các trung đoàn 199, 123, 540 và 460 về Bộ chỉ huy quân sự tỉnh quản lý.

Cùng với quá trình thực hiện kế hoạch A, chỉ đạo củng cố, xây dựng và phát triển lực lượng dân quân tự vệ, lấy chất lượng làm chính theo tinh thần Nghị quyết 10 của Tỉnh ủy Lạng Sơn đã đề ra. Năm 1987, lực lượng dân quân tự vệ được xây dựng chiếm tỷ lệ 8,2% dân số toàn tỉnh. Riêng các xã biên giới, lực lượng dân quân tập trung có 580 người, luôn trong tư thế sẵn sàng cơ động và chiến đấu cao. Lực lượng dự bị động viên được chú trọng xây dựng, phát triển, là lực lượng quan trọng nằm trong kế hoạch tác chiến quân sự của tỉnh. Được sự chỉ đạo trực tiếp, chặt chẽ của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Ban chỉ huy quân sự các huyện, thị đã có kế hoạch tổ chức đăng ký theo luật nghĩa vụ quân sự đạt 80%; tổ chức nhiều đợt diễn tập phát lệnh gọi kiểm tra thường xuyên quân số đạt 90% trở lên. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức tập huấn cho hơn 200 cán bộ trong và ngoài quân đội, xây dựng kế hoạch tác chiến phòng thủ của lực lượng vũ trang, giúp các cơ quan, ban ngành, các cấp thống nhất kế hoạch, kết họp phát triển kinh tế với quốc phòng.

Đồng thời, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã chú trọng củng cố công tác hậu cần đẩy mạnh chăn nuôi, tăng gia sản xuất, xây dựng doanh trại, điều chỉnh đồng bộ các loại vũ khí trang bị, tổ chức tiếp nhận vận chuyển một khối lượng lớn trang bị kỹ thuật cho phục vụ chiến đấu.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #19 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2013, 10:40:16 am »

Trước yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, tháng 1 năm 1988, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đề ra phương hướng công tác quân sự địa phương “Tiếp tục điều chỉnh kế hoạch động viên, kiện toàn và nâng cao các khung động viên, xây dựng nền nếp động viên quân đội, quản lý chặt chẽ vững chắc nguồn động viên, từng bước nâng cao chất lượng các đơn vị dự bị và lực lượng dự bị.”

Tháng 3 năm 1988, thực hiện chỉ đạo của Bộ quốc phòng và Bộ tư lệnh Quân khu I, Đảng ủy - Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức cuộc diễn tập Z88 A, là đơn vị đầu tiên trong toàn quân thực hành diễn tập theo tinh thần Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Tỉnh ủy Lạng Sơn về xây dựng Lạng Sơn thành khu vực phòng thủ vững chắc bảo vệ Tổ quốc.

Cuối năm 1988, Đại hội đại biểu Đảng bộ quân sự tỉnh lần thứ IX được tổ chức, đã tiến hành kiểm điểm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ đơn vị trong nhiệm kỳ qua, chỉ rõ những mặt yếu kém còn tồn tại trong công tác xây dựng đơn vị, nhất là công tác xây dựng Đảng ở cơ sở. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ khóa IX, bầu đồng chí Hoàng Áp, chỉ huy trưởng làm phó Bí thư Đảng ủy, đồng chí Đàm Đình Trại, chỉ huy phó về chính trị làm phó Bí thư thường trực. Thực hiện Nghị quyết Đảng bộ quân sự tỉnh trong 2 năm 1989 - 1990, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo tăng cường xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân và quốc phòng toàn dân trên địa bàn tỉnh đạt chất lượng ngày càng cao, xây dựng lực lượng vũ trang, mạnh mẽ về mọi mặt, thực hiện tốt nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia. Đẩy mạnh một bước công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong đơn vị, nâng cao nhận thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ quốc phòng, tạo được sức mạnh toàn dân xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại nhiều mặt của địch.

Ban chỉ huy quân sự các huyện, thị được củng cố, đảm bảo quân số và trang bị theo quy định. Trường quân sự tỉnh đẩy mạnh công tác củng cố tổ chức, kiện toàn đủ số lượng, không ngừng nâng cao chất lượng cán bộ khung, chỉ huy và đội ngũ giáo viên đảm bảo yêu cầu chất lượng dạy và học.

Năm 1989, theo quyết định của Quân khu, tỉnh đã giải thể Trung đoàn 460, chuyển tiểu đoàn 22 thuộc trung đoàn 460 về trực thuộc Ban chỉ huy quân sự huyện Đình Lập quản lý và chỉ huy. Tháng 6 năm 1990, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tổ chức rút gọn Trung đoàn 199 và Trung đoàn 540, chuyển tiểu đoàn 6 trực thuộc Ban chỉ huy quân sự huyện Tràng Định, tiểu đoàn 7 trực thuộc Ban chỉ huy quân sự huyện Lộc Bình quản lý và chỉ huy.

Trong 2 năm 1989 - 1990, toàn tỉnh tổ chức giao quân đều đạt 100%, đảm bảo đủ các tiêu chuẩn chính trị, sức khỏe, trình độ văn hóa, độ tuổi theo luật định.

Tháng 12 năm 1990, đồng chí Dương Công Sửu được đề bạt làm chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn thay đồng chí Hoàng Áp được nghỉ chế độ.

Tháng 6 năm 1991, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII tiếp tục khẳng định. Đối với công tác quốc phòng an ninh, Nghị quyết đại hội chỉ rõ “Giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm sự ổn định chính trị của đất nước, đấu tranh làm thất bại âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch; giữ vững trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng; phục vụ đắc lực công cuộc đổi mới là nhiệm vụ trọng yếu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kết hợp thành chiến lược thống nhất giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ an ninh trật tự, kết hợp củng cố nền quốc phòng toàn dân với xây dựng thế trận an ninh nhân dân; phát huy sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân, phối hợp với lực lượng quốc phòng và an ninh trong cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh trật tự”.

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn tháng 11 năm 1991 đã nhấn mạnh: “Cần nắm vững tình hình, tiếp tục điều chỉnh, xây dựng phương án phòng thủ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới; nâng cao chất lượng lực lượng thường trực; nắm chắc và huấn luyện tốt lực lượng dự bị động viên, đặc biệt là dân quân tự vệ. Trong điều kiện mới, cần phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng dân quân tự vệ cùng lực lượng Công an làm tốt công tác bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Giáo dục nhân dân, các cấp các ngành chăm lo xây dựng nền quốc phòng toàn dân”. Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy Quân khu và của Tỉnh ủy Lạng Sơn, Đảng bộ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh đã tiến hành Đại hội bầu đồng chí Dương Công Sửu chỉ huy trưởng làm phó Bí thư, đồng chí Nguyễn Như Hành, chỉ huy phó chính trị làm phó Bí thư thường trực. Đại hội Đảng bộ lần thứ X đề ra Nghị quyết nêu rõ nhiệm vụ công tác quân sự địa phương trong những năm 1991 -1995 là: “Phải nắm vững quan điểm và tư duy mới của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân. Phát huy tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền. Tập trung xây dựng lực lượng, xây dựng thế trận vững mạnh, giữ vững ổn định để phát triển kinh tế. Từng bước gắn củng cố quốc phòng với việc thúc đẩy sự phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, tạo thêm sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân. Lực lượng vũ trang phải phối hợp với các ban, ngành địa phương làm tốt công tác vận động quần chúng; cùng toàn dân tham gia chống tiêu cực và tệ nạn xã hội, giữ vững an ninh chính trị, coi đó là điều kiện quan trọng để đánh thắng chiến tranh xâm lược và âm mưu “Diễn biến hoà bình” của địch. Tập trung xây dựng bộ đội địa phương chính qui từng bước hiện đại, có trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu cao. Xây dựng lực lượng dân quân rộng khắp, làm nòng cốt cho việc phát huy sức mạnh thế trận chiến tranh nhân dân và phong trào trị an ở cơ sở. Quan tâm chăm lo xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức chỉ huy, tập trung xây dựng sự đoàn kết cả về ý chí và hành động trong các cấp ủy, trong Đảng bộ và trong đơn vị”.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM