Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:11:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn 1947 -2002  (Đọc 44384 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 03:15:34 pm »


Chủ tịch Hồ Chí Minh quan sát vị trí Đông Khê mở đầu chiến dịch Biên Giới (năm 1950)
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.


LỜI GIỚI THIỆU

Ra đời trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trải qua hơn nửa thế kỷ; Tỉnh đội Bộ dân quân Lạng Sơn (nay là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn). Quá trình củng cố xây dựng, chiến đấu và trưởng thành luôn gắn kết với các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu I và lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, sự tận tình chăm sóc đùm bọc của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Cán bộ chiến sỹ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh luôn nêu cao chủ nghĩa Anh hùng cách mạng truyền thống tốt đẹp của quân đội, của dân tộc và truyền thống cách mạng của quê hương Bắc Sơn khởi nghĩa; tự lực, tự cường khắc phục mọi khó khăn gian khổ, đoàn kết nỗ lực phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; lập nhiều chiến công to lớn tô thắm thêm truyền thống trung với Đảng, với nước, với nhân dân được đồng bào các dân tộc tin yêu.

Nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đảng CSVN, 60 năm ngày thành lập nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, 30 năm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam. Được Ban Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đồng ý, Đảng ủy, Bộ CHQS Lạng Sơn, chỉ đạo tổ chức biên soạn cuốn sách “Lịch sử Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn 1947 -2002”, nhằm ghi lại chặng đườns xây dựng, chiến đấu và trưởng thành đầy khó khăn gian khổ, với biết bao cống hiến mồ hôi, xương máu của các thế hệ cán bộ, chiến sỹ trong suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Đây là tài liệu quý báu nhằm ghi lại truyền thống đấu tranh cách mạng của lực lượng vũ trang Lạng Sơn, góp phần giáo dục bản chất, truyền thống cho cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân trong tỉnh hăng hái, thi đua xây dụng, phát triển kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, góp phần đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạns; trong giai đoạn mới.

Bộ CHQS Lạng Sơn xin chân thành cảm ơn Phòng Khoa học Công nghệ và Môi trường Quân khu I, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh, các đồng chí cán bộ, chiến sĩ đã từng công tác, chiến đấu trong các thời kỳ ở Bộ CHQS tỉnh đã nhiệt tình giúp đỡ để Bộ CHQS tỉnh hoàn thành cuốn sách.

Trong quá trình tổ chức sưu tầm tư liệu, biên soạn cuốn sách, mặc dù có nhiều cố gắng, song nguồn tư liệu cũng chưa được đầy đủ, các đồng chí cán bộ lãnh đạo, chỉ huy của Bộ chỉ huy qua các thời kỳ tuổi đã cao, già yếu không tham dự được các cuộc Hội thảo, bộ phận biên soạn trình độ còn có hạn, khôns tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong đươc các đồng chí và các bạn đónơ eóp ý kiến bổ sung để cuốn sách ngày càng hoàn chỉnh.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng các đồng chí và bạn đọc.

TM. ĐẢNG ỦY BỘ CHQS TỈNH LẠNG SƠN
CHỈ HUY TRƯỞNG
Đại tá: Dương Hiền
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Giêng, 2019, 02:26:48 pm gửi bởi hoi_ls » Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #1 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 03:18:36 pm »

PHẦN I


Chương I
TỪ NHỮNG ĐỘI DU KÍCH, TỰ VỆ CHIẾN ĐẤU, VŨ TRANG TUYÊN TRUYỀN ĐẦU TIÊN, HÌNH THÀNH TRUNG ĐOÀN CHỦ LỰC 28, TIỀN THÂN CỦA CƠ QUAN QUÂN SỰ TỈNH LẠNG SƠN 1940 - 1946


Từ đầu năm 1940, chiến tranh thế giới thứ hai ngày càng lan rộng. Neày 10 tháng 5 năm 1940, phát xít Đức tấn công vào nước Pháp. Một tháng sau Pháp đầu hàng. Pê-Tanh lên làm quốc trưởng và trở thành tay sai của phát xít Đức.

Nhân đà Pháp bại trận, phát xít Nhật liền nhảy vào Đông Dương. Ngày 22 tháng 9 năm 1940, Nhật đánh vào Lạng Sơn, quân Pháp chống cự yếu ớt và thất bại nhanh chóng, rút chạy từ Bắc Sơn về Thái Nguyên, chính quyền địch ở những vùng này bị tan rã, tri châu Điềm He, tri phủ Tràng Định, tri châu Thoát Lãng chạy trốn. Đại lý Pháp, đồn trưởng đồn Bình Gia vứt súng bỏ chạy. Nắm được thời cơ đó, nhân dân Bắc Sơn, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ địa phương, các đồng chí Hoàng Đình Ruệ, Nông Văn Cún, sau khi thoát khỏi nhà tù Lạng Sơn, về đến Bắc Sơn họp với Chi bộ Đảng ở Hưng Vũ, Bắc Sơn quyết định khởi nghĩa.

Ngày 27 tháng 9 năm 1940, với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân các xã Bắc Sơn, Hưng Vũ, Chiêu Vũ, Trấn Yên với súng kíp, gậy gộc, giáo mác tiến công đồn Mỏ Nhài, cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn bùng nổ. Quân khởi nghĩa nhanh chóng chiếm đồn Mỏ Nhài và châu lỵ Bắc Sơn, chính quyền địch bị tan rã. Do chưa có sự chuẩn bị chu đáo nên ta chưa thành lập được chính quyền cách mạng. Sau một thời gian ngắn do ta chưa tập trung được lực lượng đối phó, thực dân Pháp đã tiến công đàn áp khốc liệt, nhưng không dập tắt được tinh thần chiến đấu của nhân dân các dân tộc huyện Bắc Sơn.

Đầu tháng 10 năm 1940, Xứ ủy Bắc Kỳ, cử đồng chí Trần Đăng Ninh, lên tiếp tục chỉ đạo cuộc khởi nghĩa. Ngày 14 tháng 10 năm 1940, đồng chí đã triệu tập cuộc họp với các đảng viên Bắc Sơn và quyết định thành lập đội du kích Bắc Sơn, lấy vùng Nà Tâm (Ngư Viễn), Sa Khao, Bản Ne, Mỏ Tát, Nam Nhi (Vũ Lăng) làm căn cứ. Nsày 16 tháng 10 năm 1940, đội du kích Bắc Sơn đã được thành lập tại xã Vũ Lăng. Ban lãnh đạo của đội do đồng chí Trần Đăng Ninh phụ trách, quân số 20 đồng chí.

Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 họp từ nơày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 1940 tại Đình Bảng (Bắc Ninh), sau khi phân tích tình hình cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, thành lập căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai. Sau thời gian ngắn được củng cố, đến cuối tháng 12 năm 1940, đội du kích Bắc Sơn đã có 200 chiến sỹ, biên chế thành nhiều tiểu đội, mỗi tiểu đội 10 chiến sỹ, đội du kích đã có 20 súng trường và 200 súng kíp. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã báo hiệu thời kỳ đấu tranh mới của cách mạng Việt Nam. Đội du kích Bắc Sơn được ra đời trong cuộc khởi nghĩa là lực lượng nòng cốt hình thành đội Cứu quốc quân 1 và Cứu quốc quân 2 sau này. Khởi nghĩa Bắc Sơn đã có tác dụng trực tiếp, tích cực cổ vũ tinh thần đoàn kết đấu tranh cách mạng của nhân dân trong tỉnh. Sự ra đời của đội du kích Bắc Sơn cùng với việc thành lập căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai đã tạo ra những tiền đề cần thiết cho việc mở rộng địa bàn phong trào cách mạng trong tỉnh. Việc sử dụng hình thức vũ trang giành chính quyền của cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã trở thành bài học sâu sắc nhất cho quá trình chuẩn bị lực lượng mọi mặt, tiến tới giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Lạng Sơn.

Ngày 18 tháng 2 năm 1941 tại Pắc Bó (Cao Bằng) đã vinh dự đón lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước; chính từ nơi đây Người đã chủ trì hội nghị Trung ương lần thứ 8 tại lán Khuổi Nậm từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941. Hội nghị đã định ra những vấn đề có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945, trong đó “Chưa chủ trương làm cách mạng tư sản dân quyền mà chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc” và cho rằng: “Cuộc cách mạng Đông Dương phải kết liễu bằng một cuộc khởi nghĩa vũ trang” mới thành công. Do đó phát triển các đội Việt Nam cứu quốc quân và các đội vũ trang khác làm nòng cốt cho phong trào giải phóng dân tộc trong cả nước là vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Hội nghị đã thông qua điều lệ tóm tắt của Đảng, điều lệ của Việt Nam tiểu tổ du kích cứu quốc quân. Trong điều lệ ghi rõ: Tên, mục đích, phương pháp tổ chức, điều kiện kết nạp đội viên, trách nhiệm của Việt Nam tiểu tổ du kích, luyện tập, vũ khí, kỷ luật. Điều lệ còn qui định về tổ chức: “Mỗi đoàn thể cứu quốc của Việt Minh tổ chức ra tiểu tổ du kích. Tiểu tổ du kích chịu dưới quyền chỉ huy của Đoàn cứu quốc và Việt Minh; có từ 3 đến 7 hội viên thì tổ chức thành một tiểu tổ du kích cứu quốc, có 1 tiểu tổ đội trưởng chỉ huy. Có từ 2 tiểu tổ du kích trở lên thì tổ chức thành liên tiểu tổ, có 1 liên tiểu tổ đội trưởng, một phó liên đội và một ủy viên chính trị chỉ huy”.

Từ ngày 6 đến ngày 21 tháng 7 năm 1941 tại căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Trung ương Đảng trực tiếp phổ biến tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 cho toàn thể cán bộ, chiến sỹ đội cứu quốc quân và tự vệ cứu quốc.

Cuối tháng 6 năm 1941 thực dân Pháp mở cuộc càn quét lớn vào khu căn cứ nhằm bắt các đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng, lãnh đạo khu căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai, cán bộ chiến sỹ cứu quốc quân, tự vệ cứu quốc và trấn áp phong trào cách mạng của quần chúng nhằm chấm dứt sự đe dọa thường xuyên đối với chúng. Thực dân Pháp huy động 4000 quân đủ các sắc lính, cùng bọn cường hào phản động địa phương tổ chức thành 3 mũi tiến công từ Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang bao vây khu căn cứ.

Dưới sự lãnh đạo chỉ huy trực tiếp của cấp ủy Đảng và đồng chí Phùng Chí Kiên, được sự giúp đỡ che chở, đùm bọc của nhân dân các dân tộc huyện Bắc Son, Việt Nam cứu quốc quân và tự vệ cứu quốc đã chiến đấu anh dũng vừa bảo vệ an toàn cho các đồng chí trong Ban Thường vụ Trung ương Đảng, vừa tìm cách bảo toàn lực lượng, rút khỏi vòng vây của địch lên Cao Bằng và biên giới Việt Trung, chỉ để lại 1 tiểu đội bí mật ở Bắc Sơn để hoạt động chống địch khủng bố; ngày 22 tháng 8 năm 1941 đồng chí Phùng Chí Kiên hy sinh trong trận đánh địch phục kích trên đường rút quân lên biên giới Việt Trung qua vùng Ngân Sơn (Bắc Kạn). Đồng chí Lương Văn Tri ốm không đi được, sau đó bị địch bắt và hy sinh ở nhà tù Cao Bằng. Tháng 8 năm 1941 đồng chí Trường Chinh và Hoàng Văn Thụ rút về xuôi an toàn, đồng chí Hoàng Quốc Việt được giao nhiệm vụ ở lại tiếp tục chỉ đạo phong trào ở khu căn cứ.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #2 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 03:23:34 pm »

Cuộc khủng bố dã man của thực dân Pháp đã làm cho phong trào ở Bắc Sơn - Võ Nhai chịu nhiều tổn thất to lớn và phải chịu đựng một thử thách mới. Từ năm 1941 đến năm 1942, quán triệt đường lối của Đảng và các chính sách của Mặt trận Việt Minh, cùng với các tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, phong trào Việt Minh ở Lạng Sơn đã phát triển ở nhiều vùng nông thôn, thị xã, thị trấn. Cuối năm 1941, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tổng bộ Việt Minh, Hội nghị liên tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn được triệu tập đã cử ra Ban Việt Minh liên tỉnh để thống nhất chỉ đạo phong trào.

Được sự chỉ đạo sát sao của Ban Việt Minh liên tỉnh, hàng loạt cơ sở Việt Minh ở Lạng Sơn đã được tổ chức với nòng cốt là số đảng viên trung kiên còn lại, sau thời gian khủng bố khốc liệt của thực dân Pháp. Từ cuối năm 1942 đến đầu năm 1944, phong trào Việt Minh đã phát triển ở Bắc Sơn, Tràng Định, Bình Gia, Thoát Lãng. Các lớp huấn luyện các đội vũ trang tuyên truyền được tổ chức ở xã Chí Minh, đông Hua Vài (Tràng Định). Qua huấn luyện, học viên được học tập điều lệ của Mặt trận Việt Minh, được phổ biến những hiểu biết cần thiết về tình hình nhiệm vụ cách mạng Việt Nam trong giai đoạn trước mắt, những phương pháp cần thiết cho quá trình vận động, tổ chức đấu tranh phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh.

Sau khi được tăng cường một đội ngũ cán bộ Việt Minh, các cơ sở Việt Minh ở nhiều nơi của Tràng Định, Thoát Lãng, Bắc Sơn, Văn Uyên, Bình Gia đã được tổ chức nhanh chóng, các cơ sở: “Nông dân cứu quốc”, “Phụ nữ cứu quốc”, “Thanh niên cứu quốc” đã được ra đời với sự tham gia của đông đảo các tầng lóp quần chúng yêu nước. Các đội tự vệ trị an và tự vệ chiến đấu được thành lập. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ trị an làng xã, tuyên truyền báo chí, tài liệu truyền đơn cách mạng, các đội tự vệ còn làm nhiệm vụ tiễu trừ việt gian phản động, chuẩn bị kế hoạch đối phó với hành động đàn áp của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Ảnh hưởng của phong trào Việt Minh đã được chuyển lan tới các địa phương trong tỉnh như Điềm He, Bằng Mạc, Ôn Châu, Cao Lộc, Lộc Bình, Đình Lập.

Ngày 7 tháng 5 năm 1944, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị cấp bách: “Sửa soạn khởi nghĩa”. Chỉ thị đã nhận định: “Thời cơ hết sức thuận lợi cho nhân dân ta giành chính quyền độc lập sắp tới”. “Song thời cơ không phải tự nó đến, một phần lớn do ta sửa soạn nó, thúc đẩy nó”, vì vậy phải tìm mọi cách đẩy mạnh cao trào cứu nước, đưa quần chúng từ cuộc đấu tranh giành quyền sống hàng ngày, tiến lên đấu tranh giành chính quyền. Đẩy mạnh việc tổ chức các đội tự vệ và đội du kích: Lập “quỹ mua vàng” và tự chế lấy một phần vũ khí, theo dõi sát thời cuộc, chọn đúng thời cơ khởi nghĩa.

Ở Lạng Sơn, từ cuối năm 1944 đến đầu năm 1945, được sự tăng cường chỉ đạo của Tổng bộ Việt Minh, liên tỉnh ủy Cao Bắc Lạng và sự vận động tích cực của cứu quốc quân từ căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, các đội vũ trang tuyên truyền chiến đấu, lần lượt được thành lập ở nhiều địa phương trong tỉnh. Ở Hội Hoan (Thoát Lãng) có đội vũ trang do đồng chí Hoàng Văn Kiểu phụ trách, ở Thụy Hùng (Thoát Lãng) có đội vũ trang do đồng chí Bế Chấn Hưng phụ trách, ở Chí Minh (Tràng Định) có đội vũ trang do đồng chí Minh Tuần phụ trách, ở Bình Gia có đội vũ trang đuợc thành lập ở Văn Mịch do hai đồng chí Hà Tân Cương và Hà Khai Lạc phụ trách. Sau khi được thành lập, các đội vũ trang này đã tự tổ chức mua sắm vũ khí, phục kích tuớc vũ khí của lính dõng trang bị cho mình, sẵn sàng phối hợp với sự nổi dậy của quần chúng khởi nghĩa giành chính quyền.

Cùng với sự ra đời của các đội vũ trang cách mạng, các căn cứ cách mạng cũng được thành lập ở Hội Hoan (Thoát Lãng), Chí Minh (Tràng Định), Văn Mịch (Bình Gia). Giữa các căn cứ đó có sự liên lạc với nhau thành hệ thống liên hoàn và liên hệ chặt chẽ với căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai, một căn cứ do Trung ương Đảng trực tiếp chỉ đạo. Những hoạt động của các đội vũ trang tuyên truyền càng gây thanh thế và ảnh hưởng của Mặt trận Việt Minh lan rộng trong các tầng lớp nhân dân.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đông Dương, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị: “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, chỉ rõ tình hình khủng hoảng này đã thúc đẩy cho thời cơ khởi nghĩa của nhân dân càng thêm chín muồi nhanh chóng.

Thực hiện chủ trương của Đảng, tháng 3 năm 1945, liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng ra Chỉ thị cho các địa phương: Nhân lúc này lập tức lật đổ bộ máy thống trị của thực dân, tùy từng vùng, từng điều kiện mà giành chính quyền ở xã, châu, tỉnh. Những cuộc khởi nghĩa từng phần đã diễn ra, xóa bỏ chính quyền tay sai, giành chính quyền về tay nhân dân.

Ớ Lạng Sơn, được sự chỉ đạo phối hợp của cứu quốc quân, từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1945, dưới sự tổ chức trực tiếp của các Chi bộ Đảng, quần chúng cách mạng đã lần lượt nổi dậy giành chính quyền. Từ ngày 16 đến ngày 17 tháng 4 năm 1945, được sự hỗ trợ của đội vũ trang tuyên truyền, quần chúng huyện Bắc Sơn đã nổi dậy lần lượt giải phóng các xã Vũ Lễ, Vũ Lăng, Hưng Vũ, Bắc Sơn, Chiêu Vũ. Ngày 18 tháng 4 năm 1945, giải phóng hoàn toàn châu lỵ Bắc Sơn.

Tại Bình Gia, chớp lấy thời cơ thuận lợi, ngày 19 tháng 4 năm 1945, trung đội vũ trang tuyên truyền do đồng chí Hà Tân Cương chỉ huy đã phối hợp cùng đội vũ trang giải phóng do đồng chí Quốc Vinh chỉ huy từ Bắc Sơn sang, tiến công vào đồn Bình Gia nhanh chóng làm chủ châu lỵ Bình Gia.

Tại Hữu Lũng được sự hỗ trợ của lực lượng cứu quốc quân từ Võ Nhai sang, cùng với sự nổi dậy của lực lượng quần chúng, nsày 15 tháns 4 năm 1945, quân khởi nghĩa đã bao vây đồn địch ở phố Mẹt, cô lập chính quyền địch, thành lập Ban Việt Minh châu.

Tại Tràng Định, ngày 2 tháng 5 năm 1945, các đội vũ trang chiến đấu tấn công đồn Pò Mã xã Quốc Khánh, giải phóng hoàn toàn xã Quốc Khánh...

Hòa cùng khí thế khởi nghĩa giành chính quyền của các huyện, tại Thoát Lãng khi quân Pháp và tay sai hoang mang dao động, đội vũ trang tuyên truyền của đồng chí Hoàng Văn Kiểu và đội vũ trang của đồng chí Bế Chấn Hưng phụ trách đã phát động quần chúng giành chính quyền ở nhiều xã.

Tại Điềm He, đội vũ trang tuyên truyền do đồng chí Hà Khai Lạc và đồng chí Lý Thế Kim chỉ huy đã tới các xã Lương Năng, Tri Lẽ, Hữu Lễ tuyên truyền giác ngộ quần chúng, xây dựng các hội cứu quốc của Mặt trận Việt Minh và lực lượng tự vệ địa phương.

Đội vũ trang tuyên truyền do đồng chí Bảo An chỉ huy, phân công đồng chí Lê Huyền Trang tới các xã Xuân Mai, Đại An, Tân Đoàn v.v... xây dựng các đội cứu quốc và lực lượng tự vệ, chuẩn bị các điều kiện tiến tới giải phóng châu lỵ Điềm He.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #3 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 03:25:17 pm »

Trước sự chuyển biến mau lẹ của tình hình cách mạng trong toàn tỉnh, được sự chỉ đạo trực tiếp của liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng, giữa tháng 5 năm 1945, tại khu rừng Khau Kham, Văn Mịch (châu Bình Gia), Tỉnh ủy lâm thời Lạng Sơn đã được kiện toàn, củng cố do đồng chí Lô Quang Nam làm Bí thư. Ban Chấp hành Tỉnh ủy lâm thời gồm các đồng chí: Lô Quang Nam, Bảo An, Phan Mạnh Cư, Hoàng Văn Kiểu.

Cuối tháng 5 năm 1945, Tỉnh ủy đã đề ra chủ trương tăng cường củng cố và giữ vững vùng giải phóng, nhanh chóng xây dựng lực lượng vũ trang ở các huyện, phong trào chưa thực sự phát triển cao như ở Cao Lộc, Lộc Bình, Thị xã... để thời cơ đến sẽ kịp thời nổi dậy giành chính quyền. Để thực hiện tốt chủ trương đã đề ra, Tỉnh ủy đã mở nhiều lớp huấn luyện chính trị và quân sự tại Ba Xã (châu Điềm He).

Trước những thuận lợi mới, Tỉnh ủy đã quyết định huy động lực lượng giải phóng châu Điềm He, xây dựng căn cứ tập trung gần nhất để tiến vào giải phóng tỉnh lỵ.

Ngày 3 tháng 7 năm 1945, đội vũ trang tuyên truyền do đồng chí Hoàng Văn Kiểu chỉ huy, phối hợp với đội vũ trang tuyên truyền tỉnh Cao Bằng từ Thoát Lãng sang; cùng với sự nổi dậy của quần chúng trong huyện tiến công đánh chiếm đồn Điềm He làm chủ châu lỵ. Cùng ngày Tỉnh bộ Việt Minh đã tổ chức một cuộc mít tinh lớn khuếch trương lực lượng cách mạng, tuyên bố chính thức ra mắt trước đông đảo quần chúng.

Tỉnh bộ Việt Minh đã kêu gọi nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết một lòng, quyết tâm giành thắng lợi cuối cùng.

Sau khi giải phóng châu ly Điềm He, các đội vũ trang tuyên truyền được tập kết tại căn cứ Ba Xã, châu Điềm He, tích cực luyện tập quân sự, chuẩn bị tiến về giải phóng tỉnh lỵ Lạng Sơn.

Giữa lúc cao trào kháng Nhật, cứu nước của nhân dân ta đang đi dần tới bước ngoặt quyết định, thì phát xít Nhật đầu hàng Liên Xô và đồng minh vô điều kiện - quân Nhật ở Đông Dương như rắn mất đầu tê liệt hoàn toàn, chính phủ tay sai Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Thời cơ ngàn năm có một để nhân dân ta nổi dậy giành chính quyền trong cả nước đã tới. Không thể chậm trễ. Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) từ ngày 13 đến 15 tháng 8 năm 1945, đã quyết định tổng khởi nghĩa, cử ra Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc để lãnh đạo cho kịp thời cơ.

Ngay đêm 13 tháng 8 năm 1945, Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc ra quân lệnh số một, hạ lệnh tổng khởi nghĩa; ngày 16 tháng 8, Đại hội quốc dân họp tại Tân Trào, nhiệt liệt tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua lệnh tổng khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh, quyết định quốc kỳ, quốc ca, cử ra Ủy ban dân tộc giải phóng (tức chính phủ Lâm thời) do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Thay mặt Quốc dân Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước “Hãy đứng dậy đem sức ta mà giải phóng cho ta”.

Mệnh lệnh tổng khởi nghĩa đã mau chóng được truyền đi trong cả nước.

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, giành chính quyền tại Đồng Mỏ (Ôn Châu), cùng ngày huyện Hữu Lũng được hoàn toàn giải phóng.

Ngày 21 tháng 8 năm 1945, các lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng đã nổi dậy và làm chủ phố Thất Khê, giải phóng hoàn toàn Tràng Định.

Ngày 22 tháng 8 năm 1945, lực lượng vũ trang và quần chúng làm chủ Na Sầm giải phóng hoàn toàn Thoát Lãng.

Ngày 24 tháng 8 năm 1945, Tỉnh ủy đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp ở Ba Xã, Điềm He (nay thuộc huyện Văn Quan), đề ra chủ trương kịp thời giải phóng thị xã Lạng Sơn, cùng ngày ban lãnh đạo khởi nghĩa của tỉnh được thành lập, quyết định giải phóng thị xã vào ngày 25 tháng 8 năm 1945.

Đêm 24 tháng 8 năm 1945, tại Ba Xã - Ban chỉ đạo khởi nghĩa của tỉnh đã tập hợp các lực lượng vũ trang từ các địa phương trong vùng giải phóng cấp tốc tiến về giải phóng thị xã.

Sáng ngày 25 tháng 8, lực lượng vũ trang và quần chúng cách mạng các vùng lân cận, bằng nhiều hướng đã tiến vào thị xã. Trước sức mạnh của các lực lượng vũ trang và lực lượng quần chúng cách mạng, tỉnh trưởng Linh Quang Vọng buộc phải đầu hàng, thị xã Lạng Sơn được giải phóng. Việc giành chính quyền ở tỉnh lỵ đã cổ vũ phong trào cách mạng ở một số huyện còn lại giành chính quyền như: Cao Lộc ngày 25 tháng 8, Lộc Bình ngày 28 tháng 8. Được sự chỉ đạo của Ban Việt Minh tỉnh, quần chúng cách mạng huyện Đình Lập đã tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền. Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Lạng Sơn đã hoàn toàn thắng lợi.

Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Lạng Sơn đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Tám trong cả nước với sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #4 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 03:29:18 pm »

Ngay sau cách mạng tháng Tám thành công, ngày 26 tháng 8 năm 1945, một ngày sau khi các lực lượng cách mạng của tỉnh giành được chính quyền ở thị xã, cánh quân của bọn phản động Tưởng Giới Thạch, với danh nghĩa đồng minh vào tước vũ khí quân Nhật ở nước ta, đã vào Lạng Sơn (theo đường Đồng Đăng). Với âm mưu là tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, giúp bọn phản động Việt Nam đánh đổ chính quyền nhân dân, để lập một chính quyền phản động làm tay sai cho chúng.

Thực hiện chủ trương của Đảng và của Tỉnh ủy, sau hơn 5 tháng, các lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân đã đánh bại một bước quan trọng âm mưu phá hoại cách mạng của quân Tưởng và bọn tay sai. Đến cuối tháng 6 năm 1946 quân Tưởng phải rút về nước. Thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy về củng cố và tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang, sẵn sàng đối phó với mọi khiêu khích của kẻ thù. Lực lượng vũ trang được xây dựng củng cố, thành lập Trung đoàn chủ lực đầu tiên của tỉnh là Trung đoàn 11 (sau này đổi thành Trung đoàn 28 Bộ đội chủ lực của tỉnh). Gồm 03 tiểu đoàn, do đồng chí Liên Đoàn làm Trung đoàn trưởng, Hà Thế Đỗ làm chính trị viên, Hoàng Long Xuyên làm Trung đoàn phó, Thế Hùng làm Tham mưu trưởng, lực lượng dân quân du kích và tự vệ được phát triển rộng khắp với quân số sần 10.000 đội viên.

Theo Hiệp định sơ bộ Việt - Pháp ký ngày 6 tháng 3 năm 1946, từ ngày 7 tháng 7 năm 1946, quân Pháp chiếm đóng một số điểm thuộc thị xã Lạng Sơn. Sau đó chúng đã nhiều lần vi phạm Hiệp định, gây hấn làm cho tình hình hết sức căng thẳng. Căn cứ vào tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ, tính đã quyết định thành lập Ban tác chiến từ tỉnh đến huyện, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp, với nhiệm vụ tổ chức huấn luyện quân sự, xây dựng lực lượng vũ trang và nửa vũ trang. Cùng với lực lượng cảnh vệ, công an xung phong, các lực lượng bộ đội, dân quân tự vệ, du kích, bám đất bám dân, bảo vệ trật tự trị an. Các huyện Tràng Định, Thoát Lãng, Cao Lộc đã thành lập các đại đội bộ đội địa phương của huyện. Chỉ trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ tỉnh, lực lượng vũ trang Lạng Sơn trưởng thành và phát triển nhanh chóng, nhiều đại đội đã có Chi bộ Đảng; đánh dấu bước chuyển biến về chất, đồng thời đó cũng là một nhân tố quyết định đảm bảo cho sự lớn mạnh toàn diện của lực luợng vũ trang địa phương.

Để kịp thời đối phó với những hành động gây hấn của thực dân Pháp. Quán triệt chủ trương của Đảng, cán bộ chiến sỹ trung đoàn 28 và các đội viên tự vệ tự kiềm chế, chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị của Trung ương: “Tránh khiêu khích, đề phòng khiêu khích, bảo vệ chính quyền, tranh thủ chuẩn bị”. Ngày 25 tháng 11 năm 1946, quân Pháp tập trung hỏa lực tấn công khu vực Hang Dê thị xã Lạng Sơn. Cuộc chiến đấu của quân và dân Lạng Sơn thực sự bắt đầu. Lạng Sơn bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Được sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Thường trực Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh, Trung đoàn 28 và các trung đội dân quân tự vệ thị xã đã chiến đấu ngoan cường kìm chân địch trong thị xã, hướng dẫn nhân dân kịp thời sơ tán triệt để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản, để bảo toàn lực lượng Trung đoàn 28 và tự vệ được lệnh rút ra ngoài thị xã trong đêm 25 tháng 11.

Tiếp theo hành động khởi hấn Hải Phòng, Lạng Sơn; thực dân Pháp liên tiếp khiêu khích ở Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 1946 Pháp gửi tối hậu thư cho ta; ngày 18, 19 tháng 12 Thường vụ Trung ương họp và phát động cả nước kháng chiến. Ngay đêm 19 tháng 12 năm 1946 lực lượng vũ trang ở thủ đô Hà Nội, ở các thành phố, thị xã trên miền Bắc và Bắc Trung Bộ có quân Pháp đã đồng loại nổ súng.

Ngày 19 tháng 12 năm 1946, tiếng súng toàn quốc kháng chiến bùng nổ. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chỉ thị toàn kháng chiến của Trung ương Đảng. Lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc Lạng Sơn bình tĩnh, dũng cảm, cùng quân dân cả nước bước vào cuộc chiến đấu mới đầy hy sinh gian khổ, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, cuộc kháng chiến nhất định thắng lợi.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #5 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 03:31:20 pm »

Chương II
TỈNH ĐỘI BỘ DÂN QUÂN LẠNG SƠN TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
(3/1947 - 10/1954)


1. Sự ra đời của Tỉnh đội bộ dân quân Lạng Sơn.

Ngay từ khi cả nước bước vào cuộc kháng chiến, cùng với việc “tiêu thổ” kháng chiến, tổ chức tản cư và tiếp cư, vấn đề xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, tăng cường thực lực quân sự được Đảng bộ các cấp đặc biệt chú ý. Về công tác quân sự, Tỉnh ủy căn cứ theo Thông tư của Bộ quốc phòng (19/02/1947) qui định tổ chức và nhiệm vụ của dân quân, tự vệ, du kích, việc xây dựng lực lượng vũ trang ở Lạng Sơn được triển khai với qui mô lớn hơn, tốc độ nhanh hơn. Các huyện trong tỉnh vừa củng cố lực lượng đã có từ trước, vừa tích cực xây dựng thêm các đơn vị dân quân, du kích để đáp ứng với tình hình nhiệm vụ mới. Thực hiện quyết định của Chính phủ (3/1947) thành lập các Ban chỉ huy tỉnh đội, huyện đội, xã đội dân quân trực thuộc Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng, Tỉnh ủy đã chấn chỉnh lại bộ máy lực lượng vũ trang và bán vũ trang.

Ngày 7 tháng 3 năm 1947, Ban chỉ huy tỉnh đội bộ dân quân Lạng Sơn được thành lập tại Chợ Bãi (Điềm He) do đồng chí Nguyễn Trung Tín, làm Tỉnh đội Irưởng; đồng chí Đặng Văn Sỹ làm Tỉnh đội phó; đồng chí Phan Minh Tuệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, làm chính trị viên tỉnh đội bộ dân quân tỉnh Lạng Sơn. Các huyện đội bộ, thị đội bộ cũng lần lượt được thành lập, ở xã thành lập xã đội bộ. Các đội dân quân du kích tập trung ở các xã, huyện tạo thành thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp.

Sự ra đời của Tỉnh đội bộ dân quân Lạng Sơn đã đánh dấu một bước phát triển mới của quá trình tổ chức và xây dựng lực lượng vũ trang địa phương. Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến Hành chính tỉnh đã có một cơ quan tham mưu về công tác quân sự địa phương, trước mắt củng cố, phát triển lực lượng vũ trang xây dựng phương án tác chiến sẵn sàng đập tan mọi âm mưu, hành động quân sự của kẻ địch.

Cùng với việc kiện toàn Ban chỉ huy tỉnh đội, các cơ quan giúp việc cho Ban chỉ huy cũng được hình thành đi vào hoạt động. Đó là các Ban: Ban Chính trị do đồng chí Đào Khang làm Trưởng ban, Ban Quân sự do đồng chí Nguyễn Trung Tín phụ trách, đồng chí Lê Huyền Phong làm Trưởng ban Ban Cung cấp và Ban Hành chính.

Tháng 4 năm 1947, Công Binh xưởng được thành lập ở Kéo Coong (Điềm He) do đồng chí Nguyễn Hữu Biên phụ trách với 40 công nhân, tận dụng những phế liệu thu gom và bom đạn địch không nổ để sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị và lựu đạn, mìn, trang bị cho lực lượng vũ trang chiến đấu.

Thực hiện Nghị quyết Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ ba (12 - 15/6/1947), công tác huấn luyện chiến đấu, đào tạo cán bộ các cấp được xúc tiến khẩn trương. Bên cạnh những lớp bồi dưỡng tự mở, Tỉnh đội đã cử nhiều cán bộ dự các lóp bổ túc về quân sự, chính trị do cấp trên tổ chức.

Để đối phó với âm mưu thủ đoạn mới của địch, Tỉnh ủy Lạng Sơn quyết định: “Thiết lập mỗi huyện một vùng kháng chiến, củng cố xây dựng các khu du kích, đẩy mạnh du kích chiến tranh trong vùng địch hậu”. Các khu du kích Chi Lăng (Lộc Bình), Ba Sơn (Cao Lộc), Nà Thuộc (Đình Lập) được tăng cường cán bộ đại đội của Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 28 được bổ sung về các khu du kích làm nòng cốt nhằm xây dựng thành khu căn cứ liên hoàn tạo nên các khu vực đứns chân vững chắc, cắm sâu trong lòng địch.

Lực lượng vũ trang và nửa vũ trang các huyện trên trục đường số 4 tăng cường hoạt động, đánh du kích, ngăn chặn sự vận chuyển tiếp tế của địch. Tháng 6 năm 1947, hình thái xen kẽ cài răng lược giữa ta và địch ở Lạng Sơn đã được hình thành rõ nét. Nhằm tăng cường khả năng cơ động, có thể tác chiến với qui mô lớn hơn. Tỉnh đội bộ dân quân điều động bổ sung đủ biên chế cho Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 28) - đổi phiên hiệu là Tiểu đoàn 249 do đồng chí Bắc Quân làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Nông Tuấn Phong làm chính trị viên. Trung đoàn 28 (trừ Tiểu đoàn 249), được phân tán thành các đại đội độc lập, phối hợp với dân quân du kích tại chỗ sẵn sàng đánh địch.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #6 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 03:33:51 pm »

2. Tỉnh đội bộ dân quân trong nhiệm vụ xây dựng củng cố tổ chức, lực lượng vũ trang trong tỉnh tham gia chiến dịch đường số 4, giải phóng biên giới, giải phóng Lạng Sơn (10/1950) và tham gia chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ 1954.

Tháng 7 năm 1947, Chính phủ Pháp phê chuẩn kế hoạch tấn công Việt Bắc của Xa Lăng với mục đích tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta, dùng thắng lợi quân sự để xúc tiến việc lập Chính phủ bù nhìn Bảo Đại, bao vây ngăn chặn đường liên lạc của ta với quốc tế.

Trước những âm mưu của thực dân Pháp, ngày 15 tháng 9 năm 1947 Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Sửa soạn phá tan những cuộc tấn công lớn của địch”, đề ra những nhiệm vụ cần kíp cho các địa phương đơn vị.

Với âm mưu tấn công lên Việt Bắc, thực dân Pháp sử dụng một lực lượng lớn gồm 12.000 quân cùng nhiều xe tăng, máy bay, đại bác theo 2 hướng, kết họp với quân nhảy dù vào căn cứ địa. Ngày 7 tháng 10 năm 1947, địch mở cuộc tấn công qui mô lớn lên Việt Bắc.

Sáng ngày 7 tháng 10, cánh quân bộ do Bôphơrê chỉ huy theo hướng đường 4 lên Cao Bằng. Đại đội bộ huyện Thoát Lãng, cùng dân quân du kích chặn đánh ở Khuổi Slin, Khuổi So, diệt nhiều tên. Những ngày sau đó dùng chiến thuật du kích, đánh địa lôi, phục kích trên đường hành quân của địch. Phải mất nửa tháng địch mới rải xong quân dọc đường số 4 từ Lạng Sơn lên Cao Bằng. Quyết chặt đứt đường số 4, phối hợp với toàn mặt trận, đập tan kế hoạch tiến công Việt Bắc của địch, đó là nhiệm vụ nặng nề, đồng thời là ý chí quyết tâm của Đảng bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn. Tỉnh đội bộ dân quân đã điều Tiểu đoàn 249 phối hợp với dân quân du kích các địa phương bố trí phục kích tiêu diệt địch trên đường số 4 từ Lạng Sơn lên Cao Bằng.

Ngày 30 tháng 10 năm 1947, Tiểu đoàn 249 chặn đánh một đoàn xe vận tải của địch chỉ sau 25 phút chiến đấu, Tiểu đoàn 249 đã làm chủ trận địa trên đoạn đường Bông Lau - Lũng Phầy, tiêu diệt 27 xe quân sự cùng 94 tên lính Âu Phi, 55 lính ngụy, bắt sống 101 tên, thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng. Sau chiến thắng này, Tiểu đoàn 249 đã vinh dự được mang danh hiệu “Tiểu đoàn Bông Lau” và được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng 2.

Chiến thắng Bông Lau đã mở đầu cho hàng loạt những trận đánh oanh liệt của quân và dân ta trên mặt trận đường số 4. Phát huy chiến thắng Bông Lau, các lực lượng vũ trang Lạng Sơn đã liên tiếp tiến công địch, giành nhiều thắng lợi lớn ở Đèo Khách, Bản Nằm, Bản Trại, Lũng Vài, Lũng Phầy, Bản Trang dọc đường số 4, góp phần làm tiêu hao sinh lực địch và chia cắt kế hoạch tấn công của địch. Quán triệt chỉ thị của khu ủy khu 12 và của Tỉnh ủy, quân và dân ta ở vùng địch tạm chiếm bước đầu đã tiến hành chiến dịch phá thế kìm kẹp của địch, diệt tề trừ gian, làm thất bại âm mưu phục hồi chính quyền tay sai bù nhìn của thực dân Pháp, tùng bước làm cho địch mất chỗ dựa và ngày càng bị cô lập, khó khăn nhiều mặt.

Chiến thắng của quân và dân Lạng Sơn trên mặt trận quân sự, góp phần cùng quân dân Việt Bắc làm thất bại âm mưu tấn công lên Việt Bắc của địch. Ngày 19 tháng 12 năm 1947, chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 kết thúc thắng lợi, đã làm thất bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của địch.

Từ năm 1948, do bị thất bại nặng nề của kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh lên Việt Bắc, quân Pháp ráo riết điều thêm quân, củng cố hệ thống đồn bốt trên đường số 4 nhằm yểm trợ cho các đoàn xe vận tải chở binh lính, vũ khí đạn dược của chúng lên chiến trường Đông Khê (Cao Bằng).

Thực hiện chủ trương của tỉnh, các lực lượng vũ trang đã nhanh chóng tổ chức phục kích, tấn công các đoàn xe vận tải của địch. Ngày 8 tháng 01 năm 1948, Tiểu đoàn 23 phối hợp dân quân du kích xã Trùng Quán (Thoát Lãng), phục kích chặn đánh một đoàn xe vận tải của địch trên đoạn đường số 4 từ Bó Củng đến Lũng Vài, phá hủy 4 xe quân sự, tiêu diệt gần 2 trung đội địch, thu nhiều vũ khí quân trang, quân dụng.

Ngày 28 tháng 4 năm 1948, địch đưa 2 đại đội tiến theo đường 1 để càn quét khu vực Ba Xã (Điềm He), âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não của tỉnh. Hai đại đội 184, 185 cùng với dân quân du kích các xã dọc đường phối hợp đánh địch từ xa, đánh tiêu hao sinh lực địch, buộc chúng phải rút lui về thị xã Lạng Sơn. Những ngày sau đó địch tiếp tục huy động lực lượng tập trung càn quét vào vùng tự do ở các huyện Văn Uyên, Thoát Lãng, Tràng Định đã bị các đại đội bộ đội địa phương và dân quân du kích chặn đánh tiêu diệt nhiều tên địch.

Song “Phong trào du kích phát triển chưa đều chưa mạnh, chưa phát triển được thành phong trào rộng rãi trong quần chúng nhân dân, phối hợp chưa chặt chẽ giữa các đơn vị bộ đội và dân quân, du kích, trình độ tác chiến các địa phương còn yếu”. Để khắc phục tình trạng trên, tỉnh chủ trương “... phát động phong trào du kích chiến tranh rộng rãi, xây dựng và phát triển mạnh mẽ lực lượng dân quân, du kích, đặc biệt chú trọng vùng địch hậu và dọc đường giao thông, tổ chức phục kích, diệt cứ điểm nhỏ, quấy rối, giải tán hội tề, thực hiện biến hậu phương thành địa bàn hoạt động của ta”. Thực hiện chủ trương của tỉnh, các đơn vị của Trung đoàn 28 được phân tán thành các đại đội độc lập đứng chân ở các địa bàn trọng điểm làm nhiệm vụ củng cố, xây dựng cơ sở chính trị, dìu dắt dân quân du kích, đưa phong trào du kích chiến tranh phát triển lên một bước mới.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #7 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 03:36:28 pm »

Tỉnh đội bộ dân quân đã điều động Đại đội 361 về hoạt động ở địa bàn 2 huyện Thoát Lãng và Văn Uyên, phối hợp với các lực lượng dân quân du kích đánh địch bảo vệ vùng kháng chiến, chặn đường giao thông tiếp tế của địch trên đoạn đường số 4 từ Đồng Đăng đến Na Sầm.

Đại đội 186 từ khu căn cứ Bình Gia được điều về hoạt động ở huyện Tràng Định có nhiệm vụ phối hợp với du kích ngăn chặn địch, không cho chúng mở rộng kiểm soát vùng Đông Bắc, phá tan âm mưu bao vậy, cửa ngõ biên giới Việt - Trung của thực dân Pháp.

Đại đội 413 được tăng cường cho huyện Lộc Bình phối hợp với Tiểu đoàn 426 của Trung đoàn 59 (Chũ), chống địch càn quét, lấn chiếm, bảo vệ khu du kích Chi Lăng (Lộc Bình), Nà Thuộc (Đình Lập). Đồng thời có nhiệm vụ chặn đánh các đoàn xe tiếp tế của địch trên đường số 4 từ Lộc Bình đi Đình Lập.

Đại đội 185 cùng Tiểu đoàn 372 vừa làm nhiệm vụ bảo vệ khu an toàn của tỉnh ở Ba Xã (Điềm He), vừa cơ động đánh địch trên địa bàn huyện Cao Lộc, huyện Ôn Châu (nay là huyện Chi Lăng). Tiểu đoàn 249 là đơn vị chủ lực cơ động của tỉnh. Tính đến mùa hè năm 1948, lực lượng bán vũ trang, du kích tập trung Lạng Sơn phát triển tới 10.221 người, lực lượng dân quân có 35.597 người. Số lượng dân quân, du kích tăng lên đáng kể, nhưng chất lượng chưa cao. Trình độ năng lực lãnh đạo chỉ huy chưa theo kịp với nhịp độ phát triển của cuộc kháng chiến, nạn chưa biết chữ còn phổ biến trong cán bộ, chiến sỹ.

Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, tỉnh đã liên tục mở các lớp huấn luyện bổ túc ngắn ngày cho các thôn đội, xã đội ở các vùng tự do, vùng tranh chấp, vùng địch hậu ở các khu căn cứ Ba Xã (Điềm He), Bình Gia, Bắc Sơn, tỉnh còn cử hàng trăm lượt cán bộ quân sự tỉnh đi dự các lóp bổ túc ngắn ngày và dài hạn đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quân sự, chính trị do Bộ Quốc phòng và Liên khu tổ chức. Với những kiến thức đã tiếp thu được qua các lớp bồi dưỡng về quân sự, các cán bộ chỉ huy trở về địa phương huấn luyện và nâng cao chất lượng đơn vị. Trung đoàn 28 điều động các đồng chí cán bộ, chiến sỹ có năng lực trong các đại đội độc lập, giúp du kích các xã và du kích huyện trong công tác huấn luyện. Các đại đội độc lập bám chặt địa bàn, vừa chiến đấu, vừa huấn luyện theo hướng tập trung đạt hiệu quả.

Du kích tập trung là lực lượng chiến đấu nòng cốt tại chỗ, đồng thời là lực lượng chủ yếu để phát triển xây dựng các đơn vị chủ lực, nên việc huấn luyện tập trung luyện tập kỹ thuật cá nhân và chiến thuật đánh du kích. Các trung đội du kích huyện Bắc Sơn, Bình Gia, Điềm He và Bằng Mạc được huấn luyện ngay trong thực tế tại huyện Tràng Định, Thoát Lãng và Ôn Châu. Khẩu hiệu “Đi làm quen với tiếng súng” được dân quân du kích khắp nơi trong tỉnh hăng hái hưởng ứng. Tháng 11 năm 1948, đồng chí Nguyễn Xuân Tiễn, giữ chức Tỉnh đội trưởng Tỉnh đội bộ dân quân Lạng Sơn, đồng chí Dương An Hoa là Tỉnh đội phó. Trong năm 1948, quân và dân ở các khu du kích Ba Sơn (Cao Lộc), Chi Lăng (Lộc Bình), Nà Thuộc (Đình Lập) đã anh dũng chiến đấu tiêu diệt, tiêu hao sinh lực địch, giữ vững khu căn cứ.

Tháng 2 năm 1949, Tỉnh ủy Lạng Sơn triệu tập Hội nghị cán bộ, đánh giá công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ trong năm 1948 và ra Nghị quyết về nhiệm vụ quân sự năm 1949: “Tích cực chuẩn bị mọi mặt, phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, đánh mạnh trên đường số 4, làm chủ đường số 4 trong từng thời gian chặn đường tiếp tế của địch”. Tiếp sau, ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tỉnh đội bộ dân quân ra chỉ thị cho các địa phương, đơn vị gấp rút chuẩn bị chiến trường, tích cực phá hoại giao thông của địch, bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho các đơn vị chủ lực đóng quân trên địa bàn tỉnh, chủ động phối hợp tham gia tác chiến chuẩn bị bước vào chiến đấu. Các lực lượng vũ trang và bán vũ trang được bổ sung thêm quân số, trang bị, vũ khí đảm bảo đánh thắng địch trong mọi tình huống.

Ngày 5 tháng 3 năm 1949, một đại đội độc lập của Trung đoàn 28 phối hợp với dân quân du kích Ba Sơn tấn công đồn Ba Sơn. Sau hơn một ngày chiến đấu, toàn bộ vị trí địch ở khu vực Cao Lâu, Xuất Lễ, Mẫu Sơn đã bị ta tiêu diệt.

Ngày 25 tháng 3 năm 1949, Tiểu đoàn 249 của tỉnh cùng Tiểu đoàn 23 độc lập của liên khu phục kích chặn đánh đoàn xe vận tải của địch ở Lũng Phầy, phá hủy 53 xe, diệt 250 tên lính Âu Phi (trong đó có 2 sỹ quan); Tiểu đoàn 23 được mang danh hiệu Tiểu đoàn Lũng Phầy.

Vừa chiến đấu, vừa xây dựng, đến giữa năm 1949 nhiều đơn vị du kích được chuyển thành bộ đội địa phương sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập bộ đội địa phương (tháng 1/1949), ở Lạng Sơn các đại đội độc lập có từ trước được chuyển thành bộ đội địa phương. Cấp ủy Đảng, chính quyền các huyện đã xúc tiến khẩn trương, xây dựng mỗi huyện một đại đội bộ đội địa phương trên cơ sở các đơn vị du kích tập trung.

Ngày 18 tháng 6 năm 1949, Tiểu đoàn 249 (Bông Lau) phục kích tiêu diệt một đoàn xe vận tải từ Thất Khê lên Đông Khê (Cao Bằng), phá hủy 10 xe, diệt 100 tên. Ngày 17 tháng 7 năm 1949, theo quyết định của trên, Tiểu đoàn 249 (Bông Lau) được điều động sát nhập với một đơn vị của Trung đoàn 174 Cao Bằng và một đơn vị Trung đoàn 72 Bắc Kạn thành lập Trung đoàn 174. Tỉnh điều động 3 đại đội độc lập biên chế thành Tiểu đoàn 888 làm lực lượng chủ lực cơ động, các đại đội mang phiên hiệu 319, 320, 415. Đến cuối năm 1949, lực lượng vũ trang Lạng Sơn đã có những đại đội tiểu đoàn mạnh, trang bị tốt, trình độ tác chiến ngày một nâng cao, đáp ứng được yêu cầu mới của cuộc kháng chiến.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #8 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 03:38:28 pm »

Đến năm 1950, lực lượng dân quân du kích được phát triển rộng khắp. 10 đại đội bộ đội địa phương huyện được thành lập, bao gồm các đại đội: 815 (Cao Lộc), 817 (Ôn Châu), 819 (Lộc Bình), 820 (Văn Uyên), 822 (Thoát Lãng), 824 (Tràng Định), 826 (Bình Gia), 828 (Bắc Sơn), 830 (Bằng Mạc).

Tháng 6 năm 1950 Trung ương quyết định mở chiến dịch biên giới trên địa bàn 2 tỉnh Cao - Lạng; tầm quan trọng của chiến dịch cao, yêu cầu các địa phương trong cả nước phải phối hợp chặt chẽ.

Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban kháng chiến tỉnh Lạng Sơn; Ban chỉ huy tỉnh đội đã tiến hành triển khai nhiệm vụ và chỉ đạo cho tiểu đoàn chủ lực và lực luợng vũ trang của tỉnh thực hiện theo kế hoạch tác chiến đồng loạt tăng áp lực dọc đường số 4, số 1 hỗ trợ cho dân công du kích phá hoại giao thông chặt đứt con đường số 4, làm tê liệt con đường tiếp tế của địch. Từ tháng 7 đến 30 tháng 10 năm 1950, Lạng Sơn đã huy động 290.146 ngày công phục vụ cho chiến dịch trong đó có 25.201 ngày công do chị em phụ nữ tham gia. 2000 dân công tổ chức thành 5 đại đội phục vụ trực tiếp theo yêu cầu chiến dịch mở hàng trăm km đuờng, vận chuyển hàng ngàn tấn đạn, lương thực, đào 3643 hố sâu trên đường số 4, số 1, bạt 56 quãng đường, phá sập 19 cầu cống, đóng góp 200 tấn thóc, 2.500 tấn ngô, 998 con trâu, 450 con bò 243 con ngựa bảo đảm đủ thực phẩm cho bộ đội tham gia chiến dịch, đóng góp hàng chục vạn đồng cho tiền tuyến, hàng ngàn cây gỗ, tre, nứa làm cầu, lán trại, kho tàng, bệnh viện.

Đúng 6 giờ ngày 16 tháng 9 năm 1950, ta tiến công cụm cứ điểm Đông Khê mở màn cho chiến dịch. Sau 02 ngày đêm chiến đấu kiên quyết dũng cảm ta đã làm chủ Đông Khê. Những ngày tiếp đó ta tiêu diệt 2 binh đoàn Sác Tông và Lô-Pa-Giơ.

Khi Đông Khê bị đánh, địch đưa tiểu đoàn Ta Bo số 3 từ Đồng Đăng lên Đông Khê ứng cứu đã bị Tiểu đoàn 428 và đại đội 822 (Thoát Lãng) chặn đánh quyết liệt ở Pắc Luống diệt 4 xe ô tô, 60 tên, buộc địch phải rút về Đồng Đăng. Ngày 17 tháng 9 năm 1950, chúng tiếp tục hành quân tại Tà Lài, Tiểu đoàn 888 Lạng Sơn và đại đội 820 (Văn Uyên) diệt 02 xe ô tô, 120 tên buộc địch rút về Đồng Đăng. Sau trận Tà Lài, Pắc Luống, bộ đội và du kích huyện Đình Lập, Lộc Bình, Cao Lộc, Ôn Châu, Hữu Lũng đã liên tiếp đánh và bứt rút một số đồn bốt trên đường số 4, số 1. Bộ đội du kích huyện Thoát Lãng, Văn Uyên, Tràng Định, phối hợp chặt chẽ chặn bước tiến của Binh đoàn Lơ-Pa-Giơ; mãi đến ngày 19 tháng 8 năm 1950, chúng mới tới Thất Khê.

Thất bại ở Đông Khê, Cao Bằng, địch càng hoang mang, ta đoán được ý định rút lui của địch đã tổ chức chuyển lực lượng bao vây Thất Khê. Đêm 8 tháng 10 năm 1950. Tiểu đoàn 888 Lạng Sơn đã đánh đồn Bản Trại, đêm 9 tháng 10 cùng với du kích Tràng Định đánh sập cầu Bản Trại. Trước sức mạnh tiến công liên tiếp của quân và dân ta trên dọc đường số 4; đêm 10 tháng 10 địch rút khỏi Thất Khê, Tiểu đoàn 888 Lạng Sơn được lệnh truy kích địch; tại Bản Nằm, Đại đội 813 của Tiểu đoàn 888 chặn đánh tiêu diệt và bắt sống 120 tên. Bộ đội địa phương và dân quân du kích đều tích cực truy kích buộc địch rút khỏi Na Sầm, Đồng Đăng; 24 giờ ngày 17 tháng 10 năm 1950, địch rút khỏi thị xã Lạng Sơn. Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh chỉ đạo cho lực lượng vũ trang và nhân dân thị xã nhanh chóng tiếp quản giải quyết hậu quả ổn định đời sống.

Chiến dịch biên giới đã kết thúc thắng lợi diệt và bắt sống 8300 tên (trong đó có 2 cơ quan chỉ huy binh đoàn), thu nhiều vũ khí trang bị và kho tàne của địch, giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn với 35 vạn dân, căn cứ địa Việt Bắc được mở rộng, đường biên giới được khai thông, nước ta được nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

Qua chiến dịch biên giới, quân và dân ta đã thể hiện khả năng to lớn, chiến đấu dũng cảm giành thắng lợi hoàn toàn, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, tin tưởng vào sức mạnh của chiến tranh nhân dân, đã mang lại ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là chiến dịch mở màn cho các chiến dịch về sau giành thắng lợi. Đồng chí Hoàng Long Xuyên, giữ chức vụ tỉnh đội trưởng tỉnh đội bộ dân quân Lạng Sơn (từ tháng 4 năm 1950 đến tháng 2 năm 1951). Từ tháng 8 năm 1951 đến năm 1956, đồng chí Lý Thế Kim, giữ chức vụ tỉnh đội trưởng tỉnh đội bộ dân quân tỉnh Lạng Sơn, đồng chí Trần Định, giữ chức vụ chính trị viên từ 11/1950 đến tháng 12/1954.

Sau giải phóng nhằm tăng cường sức mạnh, bảo vệ căn cứ kháng chiến và địa bàn biên giới vừa được giải phóng, hai Tiểu đoàn 888, 999 bộ đội địa phương tỉnh cùng cơ quan tỉnh đội sát nhập thành Trung đoàn 176, sau đó Trung đoàn 176 chuyển sang Sư đoàn 316 vừa được thành lập tháng 5 năm 1951, nhiệm vụ xây dựng cơ quan quân sự địa phương lúc này đặt ra hết sức cấp bách. Năm 1951, cơ quan tỉnh đội bộ dân quân từ Kéo Coong (Bình Gia) được chuyển về đóng tại xã Hồng Phong (Văn Uyên), cuối năm 1951 chuyển về tại thị xã Lạng Sơn.

Để bổ sung quân số cho các đại đoàn chủ lực của Bộ Tổng tư lệnh và các Trung đoàn bộ đội địa phương, Tỉnh ủy đã phát động “toàn dân khuyến khích vận động thanh niên tòng quân”. Kết quả, trong các đợt tuyển quân năm 1951 hoàn thành chỉ tiêu trên giao. Lạng Sơn đã cung cấp đủ quân số một trung đoàn bổ sung cho các đơn vị chủ lực. Tính đến tháng 10 năm 1952, toàn tỉnh đã có 41.181 dân quân du kích, trong đó có 3.018 dân quân xung phong với chức năng hoạt động phối hợp với bộ đội tác chiến và 11.801 dân quân thường có nhiệm vụ bảo vệ cầu cống, đường giao thông, giữ gìn trật tự trị an địa phương. Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới, tỉnh đội đã chỉ đạo chặt chẽ việc chỉnh huấn, chỉnh quân. Tổ chức huấn luyện cho bộ đội và dân quân du kích theo đúng chương trình kế hoạch cấp trên đề ra. sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu thắng lợi.

Giữa lúc quân dân Lạng Sơn đang tập trung nỗ lực giải quyết những nhiệm vụ trong hoàn cảnh của tỉnh vừa được giải phóng. Ngày 17 tháng 7 năm 1953, Pháp đưa 2 tiểu đoàn biệt kích nhảy dù xuống thị xã Lạng Sơn, nhằm phá hủy kho tàng, tiêu diệt cơ quan chỉ đạo kháng chiến của tỉnh; Pháp cho quân đánh chiếm động Tam Thanh, phá hủy kho vũ khí của ta; 20 chiến sỹ dân quân đã chiến đấu ngoan cường, đẩy lùi nhiều đợt tiến công của địch bảo vệ kho tàng an toàn. 14 giờ cùng ngày địch rút khỏi Lạng Sơn.

Sau đợt tập kích của địch, Tỉnh đội tổ chức rút kinh nghiệm nghiêm khắc chỉ ra khuyết điểm như: Chủ quan mất cảnh giác, kế hoạch phòng thủ sơ hở, sẵn sàng chiến đấu không cao, nên khi địch tập kích ta không kịp đối phó. Qua bài học kinh nghiệm trên, tỉnh đề ra biện pháp tăng cường củne cố xây dựng lực lượng bộ đội địa phương, củng cố ban chỉ huy từ cấp huyện đến xã đủ số lượng, có kế hoạch sơ tán khi tình huống xẩy ra.

Trước yêu cầu chi viện của tiền tuyến, trong thời gian ngắn từ cuối năm 1953 đến giữa năm 1954, tỉnh đã huy động được 700 tân binh bổ sung cho lực lượng vũ trang quân khu để huấn luyện, điều động tham gia chiến đấu trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Nhiều chiến sỹ của quê hương Xứ Lạng đã có mặt hầu hết ở các mặt trận nóng bỏng, anh dũng chiến đấu, lập được những chiến công xuất sắc, góp phần xương máu của mình vào thắng lợi chung của toàn quân và toàn dân ta.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #9 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2013, 04:04:37 pm »

Chương III
TỈNH ĐỘI LẠNG SƠN KHÔNG NGỪNG ĐƯỢC XÂY DỰNG, CỦNG CỐ VÀ TRƯỞNG THÀNH TRONG CUỘC
KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC (1955 - 1975)


1. Tỉnh đội Lạng Sơn thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau hòa bình lập lại ở miền Bắc 1955 - 1964.

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và sau Hiệp định Giơnevơ về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhân dân miền Nam phải tạm thời chịu ách thống trị thục dân kiểu mói của đế quốc Mỹ và bọn tay sai phản động, tiếp tục cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm lược và bè lũ tay sai.

Nhiệm vụ chung của cách mạng cả nuớc lúc này là: Hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Ngay sau khi cách mạng chuyển sang giai đoạn mới, ngày 17 tháng 7 năm 1954, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết về “Tình hình mới nhiệm vụ mới”, nêu rõ nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong giai đoạn trước mắt là:

- Tranh thủ và củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc.

- Tăng cường lực lượng quân sự, xây dựng một quân đội nhân dân hùng mạnh, thích hợp với yêu cầu của tình hình mới.

- Tiếp tục thực hiện người cày có ruộng, ra sức phục hồi sản xuất, chuẩn bị mọi điều kiện kiến thiết nước nhà.

Xuất phát từ đặc điểm tình hình đất nước, nghị quyết Bộ Chính trị (9/1954) đề ra nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, trong đó có nhiệm vụ của quân đội. Nghị quyết của Bộ Chính trị chỉ rõ: “Quân đội nhân dân là trụ cột chủ yếu nhất, chắc chắn nhất để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ hòa bình. Cho nên tăng cường quân đội nhân dân là nhiệm vụ rất quan trọng của Đảng, Chính phủ và của toàn thể nhân dân ta”. Thực hiện các nghị quyết của Đảng, Tỉnh đội Lạng Sơn không ngừng được củng cố về mọi mặt. Từ cuối năm 1954, lực lượng thường trực của Lạng Sơn có một tiểu đoàn bộ đội bảo vệ (5 đại đội). Năm 1956, giải thể đại đội 53, đại đội 49, tiểu đoàn bảo vệ lấy phiên hiệu là 324 gồm có các đại đội 47, đại đội 51 và đại đội Văn Uyên (C370). Tỉnh đội đã nhanh chóng điều chỉnh lại nhiệm vụ cho các đơn vị. Đại đội 47 làm nhiệm vụ bảo vệ trụ sở phái đoàn Ủy ban quốc tế tại Đồng Đăng và tuyến đường sắt từ Hữu Nghị Quan đến Bản Thí. Đại đội 57 làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến đường sắt từ Lạng Sơn đến ga Voi Xô (Hữu Lũng) và các vùng lân cận xung quanh khu vực Nhà máy phốt phát Vĩnh Thịnh. Đại đội 57 phối hợp cùng lực lượng dân quân tự vệ giữ gìn an ninh trật tự ở 2 huyện Hữu Lũng và Ôn Châu.

Đại đội Văn Uyên (370) làm nhiệm vụ bảo vệ khu kho 370 và các vùng xung quanh (sau đó đại đội 50 sáp nhập vào 370). Sau đợt chỉnh biên cuối năm 1956 đầu năm 1957, mỗi đại đội được biên chế là 134 đồng chí, tiểu đoàn bộ 9 đồng chí.

Nhằm thực hiện kế hoạch quân sự 5 năm lần thứ nhất (1955 - 1959) của Bộ Tổng tham mưu. Trong công tác xây dựng lực lượng bộ đội thường trực tập trung vào các nội dung: Một là tổ chức biên chế; Hai là trang bị vũ khí; Ba là huấn luyện chính qui về quân sự, chính trị, văn hóa, thể lực; Bốn là huấn luyện cán bộ; Năm là thực hiện các điều lệnh; Sáu là kiện toàn cơ quan tham mưu; Bẩy là xây dụng và nâng cao cơ sở vật chất; Tám là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về công tác chính trị.

Cuối năm 1955, các đơn vị bảo vệ của Lạng Sơn bước vào đợt huấn luyện quân sự đầu tiên trong điều kiện thời bình với nội dung chương trình thống nhất, trong đó trọng tâm là các nội dung về kỹ thuật, chiến thuật cấp phân đội. Từ cuối năm 1956, nội dung huấn luyện được bổ sung thêm về điều lệnh nội vụ, điều lệnh đội ngũ, điều lệnh cảnh bị, điều lệnh kỷ luật. Từ năm 1955 đồng chí Hoàng Văn Mào (tức Hoàng Việt Long là chính trị viên phó Tỉnh đội Lạng Sơn).

Sau ba năm huấn luyện (1955 - 1957), cơ bản về trình độ kỹ, chiến thuật cá nhân cũng như phân đội nhỏ (cấp tiểu đội, trung đội) của các đơn vị được nâng lên, đó là cơ sở để lực lượng vũ trang Lạng Sơn hòa mình cùng với toàn quân thực hiện tiến dần lên chính quy hóa, hiện đại hóa, đáp ứng và hoàn thành những nhiệm vụ chiến đấu trước mắt cũng như lâu dài về sau này.

Trong công tác giáo dục chính trị, Đảng bộ Tỉnh đội Lạng Sơn đã chú trọng giáo dục cho toàn thể cán bộ, chiến sỹ về bản chất giai cấp, về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về lý tưởng của người thanh niên, người quân nhân cách mạng v.v... Qua học tập đã khắc phục và giải quyết kịp thời những thắc mắc của bộ đội, chấn chỉnh những biểu hiện lệch lạc, mơ hồ tâm lý và hành động thường xảy ra sau chiến tranh như vấn đề đãi ngộ, hưởng thụ, vấn đề nghỉ ngơi v.v... Đồng thời chú ý giáo dục về đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, ý thức tổ chức kỷ luật. Giáo dục chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Tổ chức học tập văn hóa để nâng cao trình độ và xóa mù chữ.

Trong huấn luyện cũng như trong xây dựng lực lượng vũ trang tiến bộ, vững chắc và toàn diện, phong trào thi đua học tập, rèn luyện, lao động sản xuất được phát động rộng rãi, thường xuyên liên tục, cán bộ chiến sỹ đều hăng hái tham gia, từ Ban chỉ huy tỉnh đội đến huyện, thị, các đơn vị thường trực cũng như các lực lượng tự vệ, công an vũ trang.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM