Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 08:49:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đấu mìn ở chiến trường K! - Nhavanquandoi  (Đọc 281434 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #570 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 02:38:37 am »

Tiếp theo!

Mìn MON 100/200 được LX phát triển và đưa vào trang bị năm 1960, nó thuộc chủng mìn chống BB. Mìn MON 100 chứa 400 viên kim loại hình trụ (có tài liệu nói 450 viên kim loại hình trụ),trọng lượng 5kg trong đó hỗn hợp nổ là 2kg, khi nổ tạo ra vùng sát thương rộng 6.5-9.5м trần cao khống chế 6m,cự li sát thương đến 100m,  .



Mìn MON 100



Mầu xanh đậm cho biết khu vực bị phá hủy 100%, màu xanh nhạt phá hủy 90%, màu nâu 50% và màu xanh dương khả năng phá hủy 10%.





 Mìn MON 200 là chủng mìn chống BB phát triển mở rộng từ mìn MON 100. Mìn MON 200 có trọng lượng 25kg, lượng hỗn hợp nổ chứa 12kg mìn dày 13cm đường kính 43,4cm, khi nổ tạo ra vùng sát thương  rộng 10,5-14m với trần cao khống chế luôn là 8m.







Màu đỏ cho biết khả năng phá hủy 100%, màu nâu sáng 90%, màu xanh 50% và màu xanh dương khả năng phá hủy 10%


Còn tiếp!
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2013, 03:32:30 am gửi bởi longtrec » Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #571 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2013, 11:03:31 am »

Quan sát các bức ảnh bạn Longtrec đưa lên về loại hình định hướng Mon của LX trước đây, thấy sơ khởi bên ngoài nhìn cũng giống các loại mìn ĐH của ta trong trang bị. Tuy nhiên duc thao thấy có vài điểm hơi khác. Thứ nhất về độ lõm mặt mìn của LX có vẻ uốn tròn hơn, của ta thì nhìn hơi vuông cạnh. Thứ hai kíp mìn của LX được tra vào phía trước, còn ta thường tra vào từ phía sau.Với công nghệ hiện giờ, để chế tạo một quả mìn định hướng như đã phân tích của hai loại thấy cũng đơn giản. Nhưng với loại mìn ĐH của ta trong thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ, có khi vỏ được gò bằng cách thủ công mới thấy cảm phục những người lính quân giới của ta ngày đó. Không hiểu họ dựa theo nguyên tắc lượng nổ hoặc hình dáng cơ học nào, để có thể tạo ra một số lượng mìn đảm bảo được chức năng sử dụng như vậy.

Mìn ĐH của ta nhìn bên ngoài rất đơn giản, việc sử dụng sát thương hoặc phá hoại vật cản cũng vậy. Lỗ tra kíp cũng là lỗ định tâm để khi ngắm qua nó, ta xác định được tâm lượng nổ dể dàng. Thường khi bố trí sát thương sinh lực địch khi phục kích, ta hướng tâm mìn làm sao chạy dọc theo trục đường thì hiệu quả diệt địch sẻ cao hơn, do tầm sát thương của lượng nổ sẻ quét theo trục lộ. Còn nếu bố trí tâm lượng nổ từ bên nầy quét sang bên kia đường, hiệu quả sát thương sẻ không cao. Do thường là người bố trí có sự chủ động trước, có vật cản che đở trước khi điểm hỏa mìn, nên thường không bị sát thương do lượng nổ ngược. Tuy nhiên, vị trí điểm hỏa mìn nên ở phía sau quả mìn tối thiểu là 5 m.

Tùy địa hình vật cản, mà hiệu quả của quả mìn khi nổ cũng khác nhau. Trừ những loại có kích cở nhỏ hơn, còn lại từ ĐH 10 trở lên khi nổ sức sát thương, phá hoại là khá lớn.Nằm cách quả ĐH 10 khi điểm hỏa có khi trên chục mét, thân người có cảm giác bị bật lên, một luồng lửa, khói cuộn trùm trên một phạm vi khá rộng và xa, hốt sạch cỏ tranh và các lùm cây lúp xúp trên đường quét của nó. Đây là một loại mìn nếu được dùng phục kích chống bộ binh của ta sẻ làm tâm lý các đối tượng địch rất khiếp đảm.
Logged
hong c9d3e866
Thành viên
*
Bài viết: 703


« Trả lời #572 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 05:12:12 pm »

  Năm ở K  E tôi gặp 1 hầm cố thủ hình chữ Z của tụi pot. Mọi người nhét lựu đạn các kiểu, không ăn thua gì. Bọn chúng cứ thấy động là lại pằng pằng ra. Cuối cùng mấy lão điên tiết vác 1 chú DH20 đặt lên nóc mới yên chuyện. Cái thứ này mà cứ lò dò trước mặt nó vài trăm mét có sống cũng thành tật, nó to như mai rùa cụ vác rõ khổ Grin Grin
Logged
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #573 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 06:22:58 pm »

  Năm ở K  E tôi gặp 1 hầm cố thủ hình chữ Z của tụi pot. Mọi người nhét lựu đạn các kiểu, không ăn thua gì. Bọn chúng cứ thấy động là lại pằng pằng ra. Cuối cùng mấy lão điên tiết vác 1 chú DH20 đặt lên nóc mới yên chuyện. Cái thứ này mà cứ lò dò trước mặt nó vài trăm mét có sống cũng thành tật, nó to như mai rùa cụ vác rõ khổ Grin Grin

 Mìn DH20 (20kg) thời KCCM ta hay dùng quét hàng rào dây thép gai tạo cửa mở cho lính bộ binh vận động tấn công, thời đánh Pốt có thấy ta sử dụng DH10 (10kg) nhưng cơ bản là cài chống bộ binh địch vận động tấn công số lượng đông, DH7 (7kg) cũng thấy có nhưng chưa thấy mìn DH20.

 Các bác lính QD3 "chơi" thế thì mấy thằng nằm trong hầm "rức óc". Grin Nhưng có lẽ độ sát thương không kinh khủng đến mức đó đâu bác ạ, 20kg thuốc nổ TNT được đúc cùng mảnh kim loại gồm rất nhiều mẩu sắt vụn, thấy cả những cọng sắt phi 5 6 được cắt nhỏ ngắn khoảng 2 3cm, với khoảng cách vài trăm mét thì uy lực cũng đã giảm rất nhiều rồi. Cheesy
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #574 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 06:35:32 pm »

  Năm ở K  E tôi gặp 1 hầm cố thủ hình chữ Z của tụi pot. Mọi người nhét lựu đạn các kiểu, không ăn thua gì. Bọn chúng cứ thấy động là lại pằng pằng ra. Cuối cùng mấy lão điên tiết vác 1 chú DH20 đặt lên nóc mới yên chuyện. Cái thứ này mà cứ lò dò trước mặt nó vài trăm mét có sống cũng thành tật, nó to như mai rùa cụ vác rõ khổ Grin Grin

 Mìn DH20 (20kg) thời KCCM ta hay dùng quét hàng rào dây thép gai tạo cửa mở cho lính bộ binh vận động tấn công, thời đánh Pốt có thấy ta sử dụng DH10 (10kg) nhưng cơ bản là cài chống bộ binh địch vận động tấn công số lượng đông, DH7 (7kg) cũng thấy có nhưng chưa thấy mìn DH20.

 Các bác lính QD3 "chơi" thế thì mấy thằng nằm trong hầm "rức óc". Grin Nhưng có lẽ độ sát thương không kinh khủng đến mức đó đâu bác ạ, 20kg thuốc nổ TNT được đúc cùng mảnh kim loại gồm rất nhiều mẩu sắt vụn, thấy cả những cọng sắt phi 5 6 được cắt nhỏ ngắn khoảng 2 3cm, với khoảng cách vài trăm mét thì uy lực cũng đã giảm rất nhiều rồi. Cheesy



  Chào ônh anh by  Grin. DH20 chúng ta có dùng,cũng như ông anh nói,cơ bản dùng để phá bãi Mìn,đánh cửa mở. Ban ta-Veng có dùng em tận mắt thấy cái huy lực của DH20. Nói chung là thời chúng em,chúng ta có sử dụng.  Grin.
Logged
ducthao
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 915


« Trả lời #575 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2013, 08:23:42 pm »

Thời còn ở Mo hơn, trong kho quân khí của đơn vị chúng tôi cũng có vài quả ĐH 20. Tuy uy lực sát thương phá hủy của nó lớn nhưng lính bộ binh lại không thích sử dụng vì lẻ : nặng nề, cồng kềnh, bố trí phục kích khó giữ bí mật...Hai ĐH10 có vẻ hiệu quả hơn 1 ĐH 20, vì xen kẻ trong DH10 còn có KP2 gở được của địch và cả cối 82 gài giật do những đ/c không chịu trách nhiệm điểm hỏa DH10 tự bố trí thêm.
Logged
linh f302
Thành viên
*
Bài viết: 259


« Trả lời #576 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2013, 09:41:30 am »

 
[/quote]

 Mìn DH20 (20kg) thời KCCM ta hay dùng quét hàng rào dây thép gai tạo cửa mở cho lính bộ binh vận động tấn công, thời đánh Pốt có thấy ta sử dụng DH10 (10kg) nhưng cơ bản là cài chống bộ binh địch vận động tấn công số lượng đông, DH7 (7kg) cũng thấy có nhưng chưa thấy mìn DH20.

[/quote]  Chào ônh anh by  Grin. DH20 chúng ta có dùng,cũng như ông anh nói,cơ bản dùng để phá bãi Mìn,đánh cửa mở. Ban ta-Veng có dùng em tận mắt thấy cái huy lực của DH20. Nói chung là thời chúng em,chúng ta có sử dụng.  Grin.
[/quote]

Trích dẫn
trong kho quân khí của đơn vị chúng tôi cũng có vài quả ĐH 20. Tuy uy lực sát thương phá hủy của nó lớn nhưng lính bộ binh lại không thích sử dụng vì lẻ : nặng nề, cồng kềnh, bố trí phục kích khó giữ bí mật...Hai ĐH10 có vẻ hiệu quả hơn 1 ĐH 20,


Chào các CCB.

Ngày đó chẳng được nghiên cứu kỹ như bây giờ nhưng qua thực tế Tôi thấy quân ta không chỉ ”thiện chiến”  trong chiến đấu mà cả trong cách sử dụng các loại vũ khi…  Có lẽ các bạn nói đúng…

Chúng tôi, 16 người được chọn để đánh cửa mở trong chiến dịch A88 tại Lò gò, xóm giữa  cuối năm 1978… gồm 1BT chỉ huy và 5 tổ.. 3 người 1 tổ lần lượt ôm 3 quả mìn DH10 đấu nối tiếp để mở 1 con đường rộng 8m cho bộ binh dưới sự yểm trợ của 2 tổ 12ly8 ở 2 bên sườn..  Do đơn vị khi đó có DH20 nên chúng tôi có thắc mắc sao không dùng DH 20 để giảm người/lần.. thay vì 3 DH10 thì 2 DH20 nhưng không được trên đồng ý.. Vì nhiều lý do trong đó có cồng kềnh, nặng, tâm lý..vv.  DH10 vẫn chuẩn nhất để sử dụng…

Trong thực tập mô hình đánh thì đơn vị cho dùng DH7, DH5 ôm vận động cho nó nhẹ..  Đến khi diễn tập trước khi đánh thì được ôm DH10 thật.. nhưng chỉ đấu kíp cho nổ bên ngoài… sau đợt nổ của Tổ đầu thì 2 tổ 12ly8 bắt đầu khai hỏa… với những tiếng nổ 2 bên và tiếng” loét choét” lần 2 của đầu đạn 12l8 găm vào cây  thì tổ 2 và tổ 3 đã đấu nối thất bại, phải làm đi làm lại.. Các vị chỉ huy F và Qkhu xem thao diễn lắc đầu.. “Chắc chắn 16 đ/c này sẽ đi theo anh em 2 C Công binh của 429 và 271 trước đó”.. 1 chỉ huy đã nói như vậy.. và sau đó "Trên" quyết định dùng Tăng để đánh..  thế là trận đánh đã diễn ra như thực tế với 10 chiếc Tăng (4T54, 5M113 và 1 tăng “zách”..) và 4E (429, 271, 88 và 262)… Ngay chiều hôm nổ súng, BT và 1 tổ 3 người chúng tôi bị loại khỏi vòng chiến, ngày hôm sau 2 chiến sĩ nữa… vẫn còn “tiết kiệm” được 10 người cho đến khi hoàn tất trận đánh đó..

Thực tế cho thấy DH20 chỉ “có” cho “đông, vui” chứ chiến trường K ngày đó  ít sử dụng..   
Logged
loc85c5
Thành viên
*
Bài viết: 1361


Ai qua Căm Pốt mà coi. Pháo binh Khu 7 bắn "toi" c


« Trả lời #577 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2013, 10:54:33 am »

Chào các bác  Grin! Theo em nghĩ,dù Đ H nào đi chăng nữa thì chúng ta vẫn chọn tuỳ trường hợp mà dùng. Ví dụ:khi chúng ta đánh cửa mở,phá những bãi mìn thì chúng ta cần DH20 hơn là DH5,7,10.
Logged
LieuDK
Thành viên
*
Bài viết: 157


« Trả lời #578 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2013, 01:25:59 pm »

Bác Loc85c5 theo tôi ở chiến trường k dù mọi địa hình nào cũng nên chọn DH10 là tốt nhất bác ạ..
   Thân chào các bác
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #579 vào lúc: 23 Tháng Chín, 2013, 01:10:11 am »

Thưa các bác!

Ngay sau khi mìn Claymore ra đời và được chuyển tới miền nam VN để bảo vệ các cơ sở của Mỹ, quân giải phóng miền nam Vn đã thu được một số quả, những quả mìn này lập tức được phía Lx yêu cầu chuyển giao gấp sang LX .

Tuy thời gian tiếp nhận trang bị mìn chống BB theo nguyên lý định hướng nổ của Mỹ và LX nhanh chậm không hơn kém nhau là mấy nhưng công bằng mà nói người Mỹ bắt tay nghiên cứu mìn định hướng nổ sớm hơn . Về hình dáng và nguyên lý nổ thì mìn MON 50/90 và mìn Claymore là rất giống nhau, mặt cong của mìn dù là viết tiếng Anh hay tiếng Nga thì đều có nghĩa" Hướng về kẻ thù". Nhưng người Nga đã nhận ra một nhược điểm của mìn claymore là trần mảnh văng của mìn Claymore là hơi cao. Có nghĩa là một số chùm mảnh văng sẽ "phí phạm, và quả mìn MON 50/90 của LX đã có hình dáng cong từ trên xuống dưới, dọc theo chiều cong parabol của mìn, mục đích để giảm trần cao của mảnh nổ.

Mìn MON 50/90 và MON 100/200 của LX chỉ khác mhau về hình dáng và trọng lượng nhưng nguyên lý nổ là giống nhau " Nguyên lý định hướng nổ".

Khoảng giữa thập niên 60 , LX viện chợ cho ta một số lượng mìn MON 100, nhưng một số tài liệu của LX sau này ghi lại " Qua thử nhiệm tại chiến trường VN, mìn chống BB MON 100 cho kết quả không như kỳ vọng", vậy đâu là điều mìn MON 100 chưa đáp ứng được thực tế chiến trường ?


Thực tế trên chiến nam VN lúc đó đòi hỏi một vũ khí nào đó, trên những gì có thể ở quả mìn chống BB " MON ".

 Trước sự lớn mạnh không ngừng của quân giải phóng miền nam, Mỹ và chế độ VNCH đặc biệt chú trọng tăng cường các hệ thống phòng thủ bằng chướng ngại với dây thép gai bố trí nhiều tầng, nhiều lớp sâu đến hàng trăm mét, thậm chí có nơi đến hai trăm mét. Dưới hàng rào và giữa các lớp rào có bố trí các loại mìn chống bộ binh, chống tăng và mìn pháo sáng. Dây kẽm gai làm bằng các loại thép cứng khó cắt, các móc trên dây còn được nối với ống bơ. Ngoài  hệ thống chướng ngại này còn được bố trí thêm đèn pha cực mạnh cũng như pháo sáng bắn cầm canh.

Để bớt đổ máu cho người lính khi tấn công các căn cứ, chi khu hay đồn bốt của quân Mỹ và VNCH, cần lắm 1 quả mìn định hướng để "mở cửa", " dọn sạch" các chướng ngại nêu trên.

Mìn định hướng MON 100 lúc đó do LX viện chợ chỉ đáp ứng là vũ khí phòng thủ( kích nổ bằng kíp điện) và vũ khí tấn công( vướng nổ).

Trước thực tế đó quân khí Miền hạ quết tâm phải cho ra đời 1 loại vũ khí vừa là mìn chống BB vừa là vũ khí mở cửa tạo điều kiện cho BB tấn công tiêu diệt các đồn bốt của quân Mỹ và VNCH.

Lần lượt mìn định hướng (MDH) 10,2,5,20 và 30 ra đời trước và sau chiến dịch Mậu thân và tất nhiên tài liệu kỹ thuật hướng dẫn chế tạo mìn được xây dựng và rút ra từ nguyên mẫu của "Nước ngoài"(có thể là của LX, phe XHCN hay thậm chí là của Mỹ và phe đồng minh).

Nếu giả thiết MDH-10 của Ta học từ MON 100 là đúng,thì có chuyện rất thú vị ở đây rằng quân khí Miền đã làm hoàn thiện thêm chủng mìn này. MDH 10 không chỉ là mìn chống BB mà còn là vũ khí dọn cửa mở rất hữu dụng nhờ được tăng thêm lượng thuốc nổ và mảnh kim loại sát thương hơn hẳn MON 100.

Tất nhiên so với đàn anh "dọn đường" FRA dùng "động cơ " DKB sau này thì MDH 10 làm công tác dọn của mở  chưa thật tốt, đôi khi chỉ cắt được một vài lớp rào kẽm gai  và những quả mìn chống BB của địch vẫn còn sót. Nhưng lúc đó với sự ra đời của MDH 10 đã tạo ra rất nhiều bất ngờ cho quân Mỹ và VNCH.

« Sửa lần cuối: 23 Tháng Chín, 2013, 08:28:14 pm gửi bởi longtrec » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM