Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:23:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ván bài lật ngửa  (Đọc 131609 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #10 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 04:54:53 pm »

 
Chương 10

Phòng khách của Tòa giám mục thiếu ánh sáng. Luân phải dừng lại một lúc ở ngưỡng cửa mới có thể nhìn rõ giám mục đang tươi cười đón anh tại giữa phòng. Luân bước lên tấm thảm len và tiến đến giám mục. Giám mục ôm choàng anh. Khi giám mục buông anh ra, Luân quỳ xuống, giám mục đưa chiếc nhẫn trước mặt Luân và Luân kính cẩn hôn lên.

- Xa Đức cha rất lâu, nay gặp lại, thấy Đức cha khỏe mạnh con rất mừng – Luân nói, trước khi ngồi vào ghế mà giám mục mời.

- Anh cũng vậy. Anh chẳng khác tí nào! – Giám mục cười xởi lởi.

- Con cám ơn Đức cha đã cho người đón con.

- Ồ! Chỗ nhà anh với tôi, anh đừng nói thế! – Giám mục ngăn Luân – Thế nào, ông Jean khỏe chứ?

- Cám ơn Đức cha, anh con khỏe.

- Chị Trần cũng khỏe?

- Cám ơn…

- Hai ông bà có được mấy con?

- Thưa, anh chị con chưa có cháu nào.

Giám mục tặc lưỡi:

- Tội thì thôi… Cả hai anh chị đều tập kết, hở?

- Thưa, phải.

- Cụ René mất, thấm thoát đã gần ba năm… - Giám mục lại tặc lưỡi.

- Kính thưa Đức cha – Luân sửa cách ngồi, trịnh trọng – Hôm nay, sau khi hoàn thành nghĩa vụ công dân và nghĩa vụ dân Chúa trong sự nghiệp giành độc lập dân tộc, trước khi trở lại đời sống bình thường, con tự coi có bổn phận trước tiên phải đến trình diện với Đức cha, vị chủ chăn của giáo phận mà con là con chiên, để chúc sức khỏe Đức cha và để xin Đức cha ban cho lời cầu nguyện…

Giám mục nở nụ cười thỏa mãn, đưa tay làm dấu thánh và miệng lầm bầm một câu kinh…

*
Nhu quyết định tiếp xúc Luân tại Tòa giám mục. Anh ta cần phải đi đến một kết luận dứt khoát. Do đó, bữa ăn trưa đáng lẽ chỉ là bữa ăn giữa giám mục và Luân, nó biến thành bữa tiệc của bộ ba.

Không đợi giám mục giới thiệu, Luân đã chào Nhu:

- Xin chào ông cố vấn!

Sự xuất hiện của Nhu xác định những điều Luân suy đoán. Nhu không thể chờ đợi lâu hơn. Bữa ăn hôm nay sẽ có ý nghĩa như một thánh lễ “bắp têm” với Luân hoặc sẽ là lần khảo sát chót trước khi giao anh cho công an. Luân nhớ rành rọt lời anh Tư trong bữa làm việc sau cùng với Luân:

“Anh sẽ chơi với địch một ván bài mà mọi con bài đều lật ngửa…”

Luân hiểu, ván bài bắt đầu từ sáng nay.

Giám mục ngồi đầu bàn, Nhu và Luân đối diện. Nghe tiếng Ngô Đình Nhu đã lâu, hôm nay Luân mới có dịp quan sát kỹ anh ta: gầy, môi thâm, da tái, trán cao. Với chừng đó phát tiết, nếu Nhu chỉ làm việc bằng cái đầu thì quả đây là một đối thủ có hạng. Song, trong một thoáng, Luân tìm ra sơ hở của Nhu: anh ta thích “maniéré” (1) – một tập sự lãnh tụ bao giờ cũng mang nhược điểm đó. Nhu kênh kiệu khi bắt tay Luân: buông thõng cả năm ngón tay, như là ban ơn cho kẻ khác. Nhu vừa ngồi vào ghế, liền ngả lưng, soải chân. Nhất là cái hất hàm trịch thượng:

- Sao, khỏe chứ?

Nhu cũng “đo đạc” Luân: thằng cha lầm lì, nhưng khả ái, đôi mắt rất sáng, thằng cha trí thức, con nhà giàu, chịu cực đủ chín năm…

Giám mục nâng cốc Martel khai vị:

- Mời các vị chạm cốc chúc mừng giáo dân Robert Nguyễn Thành Luân, con trai của người bạn khả kính của chúng tôi, chúc mừng buổi gặp mặt gia đình hôm nay.

Luân chạm cốc. Anh ngó thẳng vào mắt Nhu và uống cạn.

Đến tuần rượu thứ hai, Nhu nâng cốc:

- Hôm nay Đức cha và tôi mừng ông Luân. Như Đức cha vừa nói, chúng ta gặp nhau trong thân tình. Tôi mong là buổi nói chuyện sẽ thẳng thắn, bổ ích. Trước hết, xin mới Đức cha, xin mời ông Luân. Xin chúc ông Luân, người trở về, dồi dào sức khỏe.

Tuần rượu thứ ba, Luân nâng cốc.

Sau món gỏi tôm, Nhu xoay tròn ly vang trắng:

- Ông Luân có thể nói cho chúng tôi biết, ông quay về với ý định như thế nào?

Luân cười thật tươi, đủng đỉnh gắp miếng cá hấp, im lặng thưởng thức mùi vị của nó, rồi mới nói:

- Tôi chú ý ông Nhu hai lần dùng từ “trở về”, “quay về” chỉ trường hợp của tôi. Tôi không đi Pháp, không đi Mỹ, tôi ở nước Việt Nam của chúng ta, sao gọi là “trở về”, “quay về” được?

Giám mục sẽ liếc Nhu.

- Ông khó tính quá! Thì trước đây ông ở thành nay trở về thành… Tôi nói theo nghĩa đó. – Nhu cười vả lả.

- Nếu câu hỏi của ông Nhu không ẩn ý, tôi rất vui lòng về bữa gặp mặt hôm nay. Tôi không phải và không bao giờ có thể là một thứ “hàng thần lơ láo”, dù cho như Từ Hải!

Luân nói đĩnh đạc. Cuối cùng, anh pha chút hài hước và cười. Nhu cười theo:

- Nếu ông là Từ Hải, ắt phải có một nàng Kiều. Tiếc là chúng tôi chưa tìm ra một nàng Kiều. Vả lại, tôi đâu phải là Hồ Tôn Hiến!

- Vậy thì tốt lắm! – Luân nâng ly vang.

- Tôi hỏi nghiêm chỉnh: Ông định làm gì?

- Đó là một câu hỏi hòa bình. Tôi là một người lính, vì là lính, tôi quí trọng hòa bình. Nói cho cùng, chúng tôi đổ máu để vĩnh viễn chấm dứt đổ máu. Tôi sẽ làm tất cả những gì vì nền hòa bình bền vững sau khi đã làm tất cả những gì vì nền độc lập mà tất cả chúng ta đang hưởng…

Nhu nhìn Luân soi mói:

- Ông xác tín rằng việc của ông làm trong chín năm là đúng đắn?

- Có lẽ ông Nhu còn biết rõ hơn tôi là điều tin tưởng đó không chỉ của riêng tôi, của những người kháng chiến chúng tôi. Chẳng lẽ ông không tin như vậy?

- Cuộc kháng chiến lúc đầu phù hợp với ý nguyện toàn dân, song càng về sau, Cộng sản cướp công, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc biến thành cuộc đấu tranh ý thức hệ.

Luân vụt cười to. Giám mục không biết phải làm gì, đành sớt những miếng thịt bò bít tết thơm lừng vào đĩa Nhu và Luân:

- Mời các vị…

Nhu châm quẹt đốt một điếu thuốc, nén bực bội.

- Tôi xin lỗi đã cười. – Luân dằn từng tiếng – Ông Nhu có thể cho tôi khiếm nhã. Song, câu hỏi của ông Nhu thật đáng tức cười. Tôi không nghĩ ông Nhu sẽ hỏi như vậy. Trần Văn Ân, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Tường Tam, Bảy Viễn và những người tương tự, không phải là học giả, họ không biết phải tự bào chữa cho thái độ ươn hèn của họ không dám theo đuổi sự nghiệp kháng chiến đến cùng bằng cách nào, nên dùng câu hỏi đó. Còn ông, một người học cao, đọc nhiều sách, nổi tiếng là một nhà tư tưởng lớn, không nên lầm lẫn như vậy…

Nhu rít một hơi thuốc thật dài.

- Tôi lầm lẫn ở chỗ nào?

- Ông có nhận ra cuộc kháng chiến mang lợi ích rõ ràng nhất về cho ông Ngô Đình Diệm hay không? Hay là ông nghĩ sự quay 180 độ của người Pháp – từ sa thải đến trọng dụng ông Diệm – là hảo tâm của họ? Ông có thấy nếu không có cuộc kháng chiến, nếu cuộc kháng chiến không đi đến thắng lợi – thì ông Diệm phải lưu vong suốt đời hay không? Hiển nhiên là Phạm Quỳnh sẽ giữ ngôi vị của ông ta. Ngay ông, ông Nhu, chắc còn phải chôn vùi tháng ngày ở thư viện… Những người kháng chiến chẳng những không cướp công mà đã chia công, thậm chí, trên một nghĩa nào, đã chia công cả cho những người chẳng có một chút công, nếu không nói là có tội! Thế mà, bỗng nhiên vang lên điệp khúc: Cộng sản cướp công… Chuyện của Laurel, Hardy, chuyện của Fernandel (2)… sao lại chen vào đây?

Giám mục lo lắng. Ông thấy mặt Nhu như dài hẳn ra. Luân đã bổ một cú “nốc ao” vào tính tự phụ của anh ta.

- Người khác hô hoán về “Cộng sản cướp công” thì khả dĩ còn hiểu được. Đến ông Diệm, ông Nhu mà cũng phụ họa theo, thật kỳ quặc. Những người kháng chiến ròng rã chín năm chịu cực chịu khổ đủ điều, hy sinh mạng sống, bỗng bị lên án là kẻ cướp công! Ông Nhu không thấy tính cách khôi hài trong lập luận này sao? Ông còn nói đến cuộc đấu tranh ý thức hệ. Tôi nghĩ rằng một số người quen miệng nói mãi rồi tự kỷ ám thị mình nói đúng. Quả có sự tranh chấp ý thức hệ thật: Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh ngoài Bắc, Bảy Viễn, Nguyễn Hòa Hiệp trong Nam, chưa đánh Pháp đã đầu hàng Pháp, họ muốn cả dân tộc hạ vũ khí, trở lại thân nô lệ. Tuyệt đại đa số người kháng chiến không chấp nhận sự phản bội, quyết kháng chiến đến thắng lợi. Đó là cuộc đấu tranh ý thức hệ…

- Ông cuồng tín quá! - Nhu vớt vát.

- Hình như ông Nhu muốn ám chỉ sự cuồng tín của những người Cộng sản. Tại sao lòng yêu nước nồng nhiệt không thể có ở người Quốc gia? Vô tình, ông Nhu đẩy người Quốc gia về phía những kẻ đầu óc trống rỗng.

- Không! – Nhu cải chính – Tôi không nói như vậy. Dù sao, người Quốc gia trong kháng chiến cũng không có quyền…

- Tôi chờ câu nầy của ông. Lại một giả định mà như có thật. Ông nói quyền gì? Tôi là một người kháng chiến không thiếu một ngày, tôi có quyền không? – Luân bỗng cười: - Tiếc rằng đây là thị xã Vĩnh Long, nơi các ông quản lí, tôi không có cách gì chứng tỏ một người Quốc gia kháng chiến có quyền tới đâu. Tôi là một chỉ huy, tôi có quyền đánh giặc. Và, không phải để khoe khoang, tôi cần thưa: tôi đánh giặc không kém lắm, được khá nhiều huân chương quân công. Anh tôi, một phó chủ tịch, anh ấy có quyền, như luật pháp chính phủ quy định cho một phó chủ tịch. Tôi muốn nói thẳng với ông Nhu điều nầy: các ông phạm một thiếu sót lớn, ông cho phép tôi gọi như vậy, đó là các ông đối địch với cuộc kháng chiến. Nhất là đối địch khi kháng chiến đã đánh bại Pháp, kẻ chiếm nước ta ngót trăm năm, thậm chí không sánh nổi Bảy Viễn, Năm Lửa. Người Mỹ cung cấp cho các ông nhiều thứ, song họ không thể cung cấp cái chất dân tộc dữ dội nầy, tất nhiên, trừ thứ giả…

Nhu húng hắng ho. Anh ta bắt đầu nhìn Luân bằng những tia mắt khang khác.

- Anh hùng biện quá!

- Tôi nổi tiếng là người nói dở. Chẳng qua, tôi bảo vệ sự thật.

- Thôi, ta hãy cạn ly. Rồi còn thưởng thức món súp nữa.

Giám mục cảm thấy nhẹ nhàng. Ông ta nâng cốc vang Bordeaux óng ánh. Luân nghiêng đầu cảm ơn giám mục, uống một hớp, anh nói:

- Thưa Đức cha, con cho rằng cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi là thắng lợi của tất cả người Việt Nam, kể cả những người không đồng tình về một hay nhiều mặt với Đảng Cộng sản. Rồi đây, giả tỉ như người Mỹ sẽ ở với chúng ta, cái mà chúng ta có thể kềm chế thái độ nước lớn của họ là chính những năm kháng chiến.
Giám mục gật đầu. Nhu cũng gật đầu. Luân bỗng nói như vô tình:

- Cuộc kháng chiến lớn lao đó sẽ mang về cho giáo hội Việt Nam chiếc mũ Hồng y nữa kia!

Có lẽ để che giấu niềm xúc động mà giám mục ra hiệu cho linh mục phục vụ khui chai rượu digest (3) nhãn hiệu Le Cardinal (4).

- Ông có cần chúng tôi giúp đỡ gì không?

Nhu hỏi Luân, giọng đã dịu dàng.

- Hiện nay tôi chưa thấy cần… Dù sao cũng xin cám ơn ông.

- Cửa văn phòng riêng của tôi, cửa phủ Thủ tướng lúc nào cũng rộng mở. Ông đừng ngại.

Nhu chạm cốc với Luân và uống cạn.

- Cửa Tòa giám mục còn mở trước cửa văn phòng của chú nữa! – Giám mục cười hả hê.

---
(1) Làm bộ, làm điệu.
(2) Những danh hài giữa thế kỷ XX.
(3) Tiêu hóa.
(4) Hồng y. 
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #11 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 05:03:23 pm »

 
Chương 11

Để tiện đi lại, giám mục yêu cầu Trưởng ty công an Vĩnh Long cấp cho Luân thẻ kiểm tra. Ngay chiều hôm đó, Luân đến Ty công an.

Người đón Luân ngoài cổng chính là trung úy Thu. Hắn hơi sượng. Luân giả như không còn nhớ câu chuyện trưa nay.

Trưởng ty công an, một con người nhiều răng vàng, mặt đỏ gay, nhã nhặn mời Luân điền vào một tờ giấy những điểm chính của lí lịch Luân.

Ngó qua những phong bì lưu niệm bày dưới tấm kiếng ở bàn viết, Luân biết trưởng ty thuộc hạng công chức công an lâu năm, quốc tịch Pháp. Có rất nhiều bút tích của Perrier, giám đốc mật thám liên bang, Bazin, giám đốc mật thám Nam Việt, Mai Hữu Xuân, giám đốc PSE (1). Tên ông ta là Géo Nam. Với hạng nầy, tình thế trước mắt không phải ưu đãi, nếu không nói trùng trùng khó khăn. Cho nên, họ cố lập công. Vả lại, họ nhiều kinh nghiệm – đặc biệt, kinh nghiệm đối phó với cách mạng, chắc chắn chủ mới sẽ không phung phí…
Luân điền xong tờ giấy. Géo Nam chỉ liếc qua. Ông ta mời Luân thuốc, rồi xoa tay liên tục, ấp úng…

- Đây chẳng qua là formalité (2)… Thưa ông kỹ sư… Chúng tôi sẽ cấp cho ông kỹ sư một thẻ kiểm tra hợp lệ. Trước đó, tôi cần ông kỹ sư làm sáng tỏ vài điểm trong tờ khai lí lịch. Thiệt cực chẳng đã tôi mới dám làm phiền ông kỹ sư.

Luân biết Géo Nam đọc rất sơ sài lí lịch của anh, vậy những câu hỏi thật ra đã được sửa soạn trước. Ai sửa soạn cho Géo Nam, chẳng khó gì mà không đoán ra. Và chắc chắn người ta đã mở máy ghi âm.

- Xin ông trưởng ty cứ phép mà làm. Tôi đã sẵn sàng chịu cuộc thẩm vấn nầy… - Luân nói.

- Dạ… - Trưởng ty rối rít – Dạ, đâu phải thẩm vấn. Ông kỹ sư chớ hiểu lầm. Đức giám mục nghe được, thì rầy ra cho chúng tôi lắm.

- Xin ông trưởng ty bắt đầu!... – Luân giục.

- Dạ, hoặc ông kỹ sư trả lời từng câu, hoặc đợi chúng tôi nêu hết, ông trả lời một lần.

- Cách nào là tùy ông!

- Vậy, xin phép ông kỹ sư ta bắt đầu… - Trưởng ty cao giọng – Xin ông kỹ sư cho biết vì sao ông đang làm trưởng phòng mật vụ lại đổi ra tiểu đoàn?

- Tôi thích trực tiếp hoạt động ngoài mặt trận – Luân trả lời, giọng thản nhiên.

- Chỉ có lí do vậy thôi sao?

- Chỉ có vậy!

- Do ông tình nguyện hay do một sự gợi ý nào đó?

- Tôi tình nguyện.

- Xin lỗi, phải chăng ông kỹ sư thấy có những khó khăn khi ông phụ trách cơ quan tình báo. Khó khăn không
phải vì năng lực của ông mà vì, tỷ như sự kiểm soát nầy khác…

- Cứ cho như suy luận của ông là có cơ sở đi!

- Cám ơn ông kỹ sư, tại sao ông không đi tập kết?

- Tôi muốn ở lại miền Nam.

- Cấp trên có giao nhiệm vụ cho ông không?

- Tất nhiên là có.

- Ông kỹ sư có thể cho biết vài nét về nhiệm vụ ông kỹ sư được giao…

- Ty của ông chưa có nghị quyết của Xứ ủy?

- Thưa chưa!

- Chẳng có gì là bí mật. Chúng tôi đấu tranh thực hiện nghiêm chỉnh Hiệp nghị Genève, trước hết là chính quyền hai miền lập quan hệ bình thường, hiệp thương tiến tới tổng tuyển cử thống nhất nước nhà.

- Xin lỗi ông kỹ sư, đài phát thanh Hà Nội cũng nói như vậy!

- Tôi đã bảo là không có gì bí mật cả mà!

- Trước khi ra thành, ông kỹ sư có gặp những người lãnh đạo cao nhất của Nam bộ?

- Có… Tôi gặp luật sư Phạm Văn Bạch, chủ tịch Ủy ban Nam Bộ, Nguyễn Văn Kỉnh trong Trung ương Cục. Dĩ nhiên, tôi gặp anh tôi, Jean Nguyễn Thành Luân. Và các đồng chí chỉ huy tôi…

- Cám ơn ông kỹ sư. Bây giờ, ta sang một vấn đề khác. Ông có thể cho biết thái độ của ông đối với chính phủ quốc gia.

- Một là tôi chưa rõ ông trưởng ty muốn nói đến chính phủ nào, của ông Bảo Đại hay của Ngô Đình Diệm…

- Coi như của thủ tướng đi…

- Hai là, thái độ của tôi như thế nào còn tùy thái độ của chính phủ ông Diệm đối với đất nước, đối với những người kháng chiến.

Luân ngừng một lúc rồi nói tiếp:

- Riêng với cá nhân ông Ngô Đình Diệm, tôi không giấu giếm tình cảm. Ông Diệm là người có đầu óc quốc gia. Nếu vì một lẽ gì mà nước nhà chưa thống nhất theo tinh thần Hiệp định Genève, tôi hy vọng ông Diệm giữ vững nền độc lập ở miền Nam, thực hiện dân chủ và đạt sự phát triển phồn vinh.

Géo Nam ghi chép lia lịa. Song, Luân để ý ông ta thật sự không quan tâm nhiều đến việc ghi chép. Cái chính là ông ta suy tính - hoặc nhớ - các câu hỏi.

- Người của ông có đặt quan hệ với ông không?

Câu hỏi nhà nghề nầy được Géo Nam tung ra vào lúc bất ngờ nhất.

- Có!

Luân trả lời rắn rỏi.

- Tôi không nói việc ông đến phái đoàn của Cộng sản bên cạnh Ủy hội quốc tế hay đến phái đoàn Ba Lan. Tôi muốn hỏi ông kỹ sư về quan hệ bí mật kia!

Luân ung dung:

- Tôi hiểu… Câu trả lời của tôi vấn là: Có!

- Chắc là có mật, ám hiệu?

Luân phì cười. Géo Nam biết mình hớ, loay hoay mãi với cây bút.

- Là trưởng ty công an ông dễ rút ra kết luận về việc tất nhiên đó. Nhưng tôi nói luôn để ông khỏi băn khoăn! Tôi chỉ liên hệ với tổ chức khi cần và ngược lại. Chắc ông muốn hỏi về địa điểm và ngày giờ. Xin lỗi, đây không phải là cuộc thẩm vấn như ông nói. Mà dầu là thẩm vấn, nói hay không vẫn là quyền của tôi… Hoặc giả, các ông nghĩ đến chức vụ trưởng phòng mật vụ trước kia của tôi. Tôi trở lại đời sống dân sự bình thường chứ không phải để chấp nối với cơ sở tình báo cũ của tôi. Về mặt nầy, các ông sẽ có lợi nhiều hơn nếu tôi vẫn hoạt động với tư cách cán bộ mật vụ!

- Thưa ông kỹ sư – Géo Nam chống chế - Chúng ta đang tính những bước hợp tác lâu dài. Tôi không tò mò đi vào những chi tiết nhỏ nhặt. Nếu câu hỏi làm phật ‎ý ông kỹ sư, tôi xin lỗi. Ông cho biết, sắp tới ông sẽ làm gì?

- Tôi có thể viết báo, dạy học, có thể dự vào các tổ chức quần chúng như nghiệp đoàn…

Nói đến đây Luân bỗng mạnh giọng:

- Và không loại trừ khả năng tôi hoạt động bí mật thậm chí… ra khu, cầm vũ khí! Nhân tiện, tôi báo với nhà cầm quyền: tôi không mang về thành súng đạn, thuốc nổ, điện đài.

- Chúng tôi tin ông kỹ sư!

- Tôi nhắc lại! Hiện nay cá nhân tôi không mang những thứ ấy, chúng không thuộc trách nhiệm của tôi.
Géo Nam cười nhẹ. Ông ta gạch dưới hai chữ “hiện nay” trong ghi chú. Suy nghĩ một lúc, ông ta gạch dưới thêm chữ “cá nhân tôi”.

- Câu trả lời của ông kỹ sư thật rõ ràng, thật sòng phẳng. Tôi muốn biết nếu người ta đề nghị với ông một sự hợp tác thì ý ông thế nào? Dĩ nhiên, điều kiện không thiệt thòi cho ông đâu.

- Vấn đề không phải là người ta dành cho tôi một cái gì đó. Vấn đề là đường lối chính sách chung liên quan đến hàng chục triệu người. Đây mới thật là điều kiện – Luân nói, cau mày.

- Có lẽ trong đời, đây là lần đầu tiên tôi nghe được những câu trả lời hết sức thâm trầm. Tuy khác trận tuyến với ông kỹ sư – đó là trước kia – tôi phải nói rõ sự khâm phục của tôi… Tôi sắp hỏi ông kỹ sư một câu quan trọng, mong ông kỹ sư suy nghĩ và trả lời thành thật…

Luân mỉm cười, trước sự rào đón của Géo Nam.

- Ông có phải là đảng viên Đảng Cộng sản – bây giờ kêu bằng Đảng Lao động?

Luân không trả lời ngay, môi mỉm cười. Géo Nam gần như nín thở chờ đợi.

*
Tình huống này được dự đoán từ trước, trong những phiêm làm việc kỹ thuật giữa Luân với anh Sáu Đăng, Phó giám đốc Sở Công an – một trong bảy người nắm rõ nhiệm vụ của Luân, không tính Sa, Quyến và một cán bộ nữa, tên Ngọc. Anh Sáu chính là đồng chí sẽ trực tiếp phụ trách Luân trong công tác mới.

Thật ra, Luân đã dứt khoát với anh Tư: nếu không giấu được đảng tịch thì Luân xin chiến đấu ở nông thôn; anh tự lượng sức: anh không đóng xuể vai một kẻ phản Đảng.

Thế là anh Tư giao cho anh Sáu Đăng cùng trao đổi với Luân phương cách làm sao trước sau Luân giữ đúng thân phận một phần tử Quốc gia kháng chiến ngoài Đảng với các biến chuyển về tư tưởng thật hợp lí, từng bước hòa vào một trường của chế độ phản động. Phương cách đó không dễ. Luân được 7 tuổi Đảng, từng kinh qua Bí thư tiểu đoàn, Ủy viên thường vụ trung đoàn ủy. Anh đã sinh hoạt Đảng ở cơ quan Phòng mật vụ, Ban chủ huy Liên Trung đoàn 120, các tỉnh đội thuộc đồng bằng, một số không ít cán bộ của Ủy ban Kháng – Hành (3) Nam bộ, của Sở Công an, Phòng quân báo và tất nhiên, Trung đoàn 58, tiểu đoàn 420 cùng Bộ tư lệnh Phân liên khu, thường vụ TỈnh ủy Bạc Liêu, Rạch Giá, Cần Thơ, Sóc Trăng, Long Châu Hà, Long Châu Sa và Vĩnh Trà Bến đều từng làm việc với anh theo tinh thần nội bộ Đảng.

Sau cùng, anh Sáu Đăng lập xong bản danh sách cho thấy phần lớn những người biết rành đảng tịch của anh đều ở trong diện tập kết, số còn lại không thể là mối đe dọa đối với anh.

Luân suy nghĩ rất căng thẳng và lần lần anh đi sát đến một phương thức.

*
Luân trả lời, ngó thẳng Géo Nam:

- Tôi biết các ông quan tâm chuyện nầy. Tôi lấy làm tiếc mà trả lời rằng: Chưa! – Luân trả lời, môi vẫn mỉm cười.

Géo Nam có vẻ bị xúc động. Ông ta ngó Luân một lúc:

- Tôi dự kiến ông sẽ trả lời “không”, nhưng ông lại trả lời “chưa”. Có lẽ cách sau thông minh hơn. Tuy vậy, ông cho phép tôi nêu lên hoài nghi: Làm sao Việt Minh dám trao cho một trí thức thuộc một vọng tộc,dân Tây, đạo Thiên chúa cầm đầu cơ quan mật vụ rồi nắm một đơn vị quân chủ lực lớn khi người đó không phải là đảng viên?

Luân biết đây là một tụ bài, mọi kính hiển vi châu vào câu trả lời của anh. Anh khoan thai châm thuốc.

- Nghi ngờ là quyền của các ông. Còn việc tôi chưa vào Đảng Cộng sản lại rất đơn giản: Tôi còn tin Chúa mà điều lệ Đảng đòi hỏi người đảng viên phải vô thần. Tôi không thấy có gì trở ngại đối với người ngoài Đảng Cộng sản thực hiện nhiệm vụ của mình, nên cũng không quan tâm việc mình vào hay chưa vào Đảng. Còn trọng trách? Tư lệnh Nam bộ trước đây, trung tướng Nguyễn Bình là ủy viên trung ương Quốc dân đảng. Ông nghe nói ông Nguyễn Phương Thảo chớ? Đó là một tên khác của trung tướng. Giám đốc Sở công anh Nam Bộ Diệp Ba là lãnh tụ Việt Nam Độc lập Đảng. Còn các ông Kha Vạn Cân, Nguyễn Thành Vĩnh, Tổng thư kí Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ Trần Bửu Kiếm là một lãnh tụ đảng Dân chủ. Tại địa phương nầy, Vĩnh Long, liên trung đoàn trưởng Đặng Văn Thông là một tín đồ đạo Thiên Chúa… Tôi có thể kê hàng quyển sách, hơn nữa, cả một pho tự điển về những người không phải đảng viên Cộng sản lại giữ những chức vụ cao, cao hơn tôi rất nhiều.

Géo Nam định nhận xét điều gì đó về câu trả lời của Luân, song lại thôi, ông ta tiếp tục cái đà của cuộc sát hạch.

- Ông cho biết, ông chưa là đảng viên Cộng sản, vậy ông có thích Đảng Cộng sản không?

- Nếu không thích làm sao tôi có thể hợp tác với những người Cộng sản suốt chín năm?

- Tôi có thể nói ông là…un communisant (4) hay un communiste sans parti (5)?

- Tùy ông… Il faut appeler chaque chose par son nom (6). Tôi là một người kháng chiến. Tel que je suis (7).
Géo Nam lấy khăn tay lau mồ hôi lấm tấm trên trán, ấp úng:

- Thưa ông kỹ sư, ông là một người thông minh. Đặc biệt thông minh. Tôi không còn đặt ra câu hỏi nào nữa. Sau đây, câu cuối cung, không phải là một câu hỏi.Nó là một đề nghị: Theo ông kỹ sư, chánh phủ của thủ tướng Ngô Đình Diệm cần làm cái gì mà ông kỹ sư cho là có ý nghĩa quan trọng nhất, hiện nay và sau nầy?
- Một câu hỏi khó trả lời trong vài phút, thậm chí vài giờ. Song, nếu cần một câu thôi thì câu đó sẽ là: Chính phủ của ông Ngô Đình Diệm cần phải có một chủ thuyết khả dĩ khai quật được sức mạnh tinh thần của dân chúng, làm cơ sở được cho các đối sách trước mắt và lâu dài. Cái cơ sở nhất của chủ thuyết: Quốc gia và nhân phẩm, đó là hai chủ điểm của chủ thuyết. Viện trợ Mỹ không thay đổi được chủ thuyết. Thiếu chủ thuyết mọi cố gắng đều như bèo bọt…

Bây giờ Géo Nam ghi chú thật cẩn thận, mồm lẩm bẩm cái gì đó.

- Cám ơn ông kỹ sư. Cuộc nói chuyện của chúng ta đã hoàn tất mỹ mãn. Vài hôm nữa,ông kỹ sư nhận thẻ kiểm tra. Dĩ nhiên, ông kỹ sư cho phép nhân viên chuyên môn chụp một kiểu ảnh 4x6.
Géo Nam đưa Luân đến phòng ảnh.

- Tôi báo ông trưởng ty, trong khi chở đợi nhận thẻ kiểm tra, tôi sẽ ở nhà cũ của cha mẹ tôi, thăm viếng bà con, bạn bè…

Luân vừa đi vừa bảo.

- Đó là quyền của ông kỹ sư… nếu không kỹ sư cần sai phái việc chi cứ gọi, chúng tôi sẽ cố gắng làm vừa lòng ông kỹ sư.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #12 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 05:03:40 pm »


*
Nhu chăm chú đọc bản lí lịch của Luân:

Tên: Nguyễn Thành Luân, Robert.

Quốc tịch: Việt Nam (trước kia: Pháp)

Sinh tại Vĩnh Long, ngày 7 tháng 6 năm 1921

Học lực: Kỹ sư canh nông (Đại học Hà Nội)

Nghề nghiệp: Cán bộ kháng chiến

Trong kháng chiến:

a) Vận tải vũ khí Bắc Nam (1945 – 1947)
b) Trưởng phòng mật vụ Nam bộ (1948 – 1949)
c) Tham mưu trưởng Liên Trung đoàn 129, trung đoàn phó trung đoàn 58 kiêm tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 420 quân chủ lực thuộc Bộ tư lịnh phân liên khu miền Tây Nam Bộ (từ 1950 trở đi)
Tôn giáo: Công giáo.
Cha: René Nguyễn Thành Luân (đã mất)
Mẹ: Trần Thị Thủy (đã mất)
Anh: Louis Nguyễn Thành Luân, bác sĩ, ở Pháp.
Anh: Gustave Nguyễn Thành Luân, kỹ sư, ở Sài Gòn.
Chị: Christine Nguyễn Thành Luân, kiến trúc sư, ở Ý.
Anh: Jean Nguyễn Thành Luân, luật sư, trong Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam Bộ.
Chị: Marguerite Nguyễn Thành Luân, giáo sư, ở Anh.
Em gái: Marie – Louise Nguyễn Thành Luân, kiến trúc sư, ở Gia Nã Đại.
Vợ con: Chưa vợ
Đảng phái: Không.

- Đức cha thấy thế nào? – Nhu hỏi.

Thường thường Ngô Đình Thục rất dè dặt phải trả lời các câu hỏi của Nhu, cho nên ông chỉ nói lấp lửng.

- Cũng rõ. Ta biết cả rồi… Anh ấy còn khai chưa đủ thôi: vợ của Louis, Gustave, Jean, chồng của Christine, Marguerite, Marie-Louise.

- Chưa rõ đâu! Đây chỉ là tờ giấy trắng! – Nhu kêu lên.

- Nghĩa là thế nào? – Giám mục ngơ ngác.

- Hai nghĩa: quá thật, quá đủ, do đó dẫn đến nghĩa thứ hai: chưa có chữ nào cả!

- Chú nói chi mà rắc rối quá! - Giám mục ngao ngán.

- Em diễn đạt thế này: Nó nói thật đến mức nó nói láo.

- Thôi, ta hãy nghe băng ghi âm… Có thể qua đó, chú đánh giá anh ta chính xác hơn.

Giám mục mở máy ghi âm những câu hỏi và trả lời ở Ty công an. Từng chập, Nhu tắt máy, tư lự. Giám mục cứ phải giục Nhu nghe cho hết.

Nghe xong, Nhu đi lại mãi trong phòng. Giám mục rụt rè:

- Chú còn thắc mắc gì không? Lạy Chúa, nó mà Cộng sản, tôi sẽ là người trước tiên xiềng cổ nó!

- Về lý – em nhắc lại, về lý - lời như hắn không còn chỗ nào bắt bẻ được. Chính vì không có chỗ nào bắt bẻ được mà em nghĩ: đây là một tay đáo để! Cầu mong, trong tất cả các điều hắn khai chỉ cần một điều thật thôi: quả hắn chưa vô Đảng Cộng sản…

Nhu đột ngột nói như thì thầm:

- Thưa Đức cha, ta cần, ta rất cần một người như anh chàng nầy, một anh chàng tuyệt diệu!

Giám mục nở nang mặt mũi:

- Vậy chú đã tin nó rồi?

Nhu vụt cười phá. Giám mục nhíu mày, khó chịu.

- Tin? Sao Đức cha phí phạm lòng tin quá vậy?

Nhu ngưng cười, hơi mím môi:

- Mà Đức cha nói đúng. Đó cũng là lòng tin.

Chỉ ngón tay vào ngực mình rồi chỉ vào Giám mục, Nhu nói say sưa:

- Em tin. Nhưng tin chúng ta!

Rồi tay Nhu phác lên khoảng không cử chỉ của kẻ nắm chặt cương con ngựa.

Nhu cho máy ghi âm quay trở lại, nghe đoạn Luân nói về chủ thuyết. Băng ghi cả lời lẩm bẩm của Géo Nam: “Chủ thuyết… Théorie? Doctrine?” (Cool

- Anh chàng Nguyễn Thành Luân nói đúng – Nhu tắt máy – Chủ thuyết! Phải có chủ thuyết nếu không muốn mọi thứ tan như bèo bọt… Còn tay Géo Nam chỉ biết chữ chủ thuyết sau khi dịch nó ra tiếng Pháp. Mà dịch cũng không đúng. Chủ thuyết của ta phải là Foi Croyance (9)

Nhu ngó ra vườn hoa:

- Đức cha nên thúc đẩy cho quan hệ giữa Đức cha và anh ta thân mật hơn, mang tính chất gia đình, tỷ như Đức cha nhận anh ta làm con nuôi, đưa anh ta vào gia đình chúng ta. Cũng hợp lý thôi. Đức cha vốn là bạn thân của cụ René…

Nhu đột ngột quay lại:

- Đức cha thấy không? Một cuộc đọ trí hết sức lý thú, hào hứng. Một cuộc đọ trí mà đối thủ của tự bộc lộ thân phận mình trần trụi. Hay!

Nhu đứng giữa phòng, cắn ngón tay cái, trong khi cánh tay kia đặt lên ngực, đăm chiêu ngó tượng Chúa hài đồng và chiếc máng cỏ.

---
(1) Police Spéciale de l’Est (cảnh sát đặc biệt miền Đông)
(2) Thủ tục.
(3) Ủy ban kháng chiến – hành chánh, gọi tắt.
(4) Một người cảm tình Cộng sản.
(5) Một người Cộng sản không Đảng.
(6) Nên gọi mỗi vật bằng tên của nói.
(7) Tôi là như vậy đó.
(Cool Lý thuyết? Chủ nghĩa?
(9) Lòng tin, tín ngưỡng. 
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #13 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 05:07:45 pm »

Chương 12

Trung tá Mai Hữu Xuân vừa nghe băng ghi âm vừa ngắm nghía bức ảnh của kỹ sư Nguyễn Thành Luân. Băng ghi âm và ảnh do Géo Nam gửi về, theo lệnh của Xuân.

Văn phòng im ả. Thỉnh thoảng Xuân nhúm một nhúm thuốc từ trong chiếc hộp mang nhãn hiệu Prince của Hà Lan tra vào píp và khoan thai châm lửa. Màu simili sậm bọc chiếc ghế tiệp với màu da nâu của Xuân. Đôi môi thâm giữ chặt chiếc píp La Bruyère, chỉ động đậy khi Xuân hít từng hơi dài và sau đó, khoan khoái thả ra làn khói nhạt.

Quê quán ở một tỉnh ven biển Trung Bộ, Mai Hữu Xuân tốt nghiệp bậc trung học tại Sài Gòn và vào đời với nghề trưởng ga xe điện Xóm Gà. Xuân xin gia nhập ngành mật thám và được tuyển chọn làm mật báo viên. Chẳng bao lâu, giám đốc mật thám Nam Kỳ để ý đến Xuân vì tinh thần mẫn cán lẫn kết quả công việc. Nhiều nhóm Cộng sản vùng Xóm Gà, Bà Chiểu tan vỡ nhờ Xuân. Bởi vậy, Xuân được đặc cách công nhận là Gardien de paix (1), một phẩm trật thường chỉ dành cho người Pháp hoặc mang quốc tịch Pháp.

Từ khi Pháp xâm lược trở lại Việt Nam – tháng 9-1945 – đường công danh của Xuân càng mở rộng. Lúc đầu giữ chức Chef brigade (2) cùng lứa với Trần Bá Thành, Michel Mỹ, Mai Hữu Xuân nhảy vọt lên vị trí thứ ba trong đẳng cấp ngành mật thám Đông Dương, chỉ đứng sau Perrier, giám đốc Liên bang và Bazin, giám đốc Nam Việt. Giao cho Mai Hữu Xuân phụ trách bộ phận cảnh sát đặc biệt miền Đông (PSE), quả Bazin biết người biết của. Ít lời, tỉ mỉ, hành động kiên quyết, không bao giờ bận bịu với tình cảm, Mai Hữu Xuân hội đủ các điều kiện của một chỉ huy mật thám chuyên nghiệp. Đức tính của Xuân không chỉ có bấy nhiêu. Người ta còn nhớ cái ngày 9-3-1945, bấy giờ Xuân làm việc ở bót Catinat. Trong số tù giam giữ ở đây, khá đông thuộc nhóm thân Nhật. Quân Nhật ụp đến, bắt tất cả nhân viên mật thám, kể cả Bazin. Tất nhiên Xuân không thể là ngoại lệ. Thế nhưng 10 phút sau đó, người ta thấy Xuân lên xe hiến binh Nhật và một giờ sau, Xuân trở lại với chiếc băng đỏ trên cánh tay: Ông ta được bổ nhậm làm phụ tá cho chỉ huy trưởng Hiến binh người Nhật. Lập tức Xuân điểm danh các điệp viên Pháp – mỗi tên được gọi tới Catinat và mỗi tên có việc khẩn cấp phải làm cả.
Rồi Nhật đầu hàng. Cách mạng nổ. Xuân trình diện sớm nhất với Quốc gia tự vệ cuộc. Giữa lúc rối tinh trăm thứ, chẳng ai để ý đến một Mai Hữu Xuân ít tiếng tăm so với những đốc phủ Tâm, đốc phủ Bạch chẳng hạn. 29 ngày sau, vào cái đêm 23-9, Xuân cùng một toán – gồm nhân viên lính kín, phòng nhì cũ, hiến binh... – dẫn đường cho quân đội Anh chiếm bót Catinat, bấy giờ là trụ sở Quốc gia tự vệ cuộc Nam Bộ. Chính Xuân mở khóa mời Bazin lên phòng làm việc của y ta. Và một lúc sau, Xuân đứng đầu Sở cảnh sát đặc biệt.

Bởi vậy, người ta có cảm giác là Mai Hữu Xuân bàng quang trước bao nhiêu đổi thay từ khi Pháp thất thủ Điện Biên Phủ. Thật ra, Xuân thôi chức vụ chỉ huy PSE – cơ quan nầy giải thể sau khi Bazin bị Việt Minh giết – và công việc chính của ông ta là trợ lý cho tướng Hinh trong ngành an ninh quân đội với quân hàm trung tá trù bị. Hinh mất chức Tổng tham mưu trưởng, Xuân vẫn bình thản. Lê Văn Tỵ gọi Xuân đến báo cáo và Xuân đã làm cho viên tướng lên lon nhờ số hên nầy hài lòng. Tỵ giới thiệu Xuân với thủ tướng Ngô Đình Diệm. Diệm hài lòng nốt.

Nha an ninh quân đội, dưới quyền trung tá Mai Hữu Xuân – ông ta được thủ tướng công nhận hàm trung tá thực thụ - hoạt động rộng hơn chức danh của nó rất nhiều. Do đó, Xuân có trong tay những gì liên quan đến một Việt Minh nặng cân – như Xuân đánh giá – tên là Nguyễn Thành Luân. Xuân còn biết Nguyễn Thành Luân từ ngày 16-12-1954, đã là con nuôi của giám mục Ngô Đình Thục. Vấn đề là sớm ngăn chặn gã Cộng sản này trước khi gã rề rà quá sâu vào bếp núc nhà họ Ngô.

“Gã về thành và gặp ngay Ngô Đình Thục. Nghĩa là thế nào? Người của Nhu từ lâu? Không phải! Gã từng làm trưởng phòng mật vụ phía bên kia. Hình như có một dạo, gã miner (3) được cả trong PSE của mình. Phải rồi. thằng Thomas Bocal là một. Gã còn thông qua Thượng Công Thuận khai thác tin tức từ con rể ông ta, Michel Mỹ - phó của Bazin”.

Mai Hữu Xuân cố nhớ. Ông ta lục lọi phòng lưu trữ tuyệt mật của công an. Thêm được một số hiểu biết nữa. Nhưng chính Phòng nhì của Pháp cung cấp cho ông ta nhiều tài liệu quí, đặc biệt các phúc trình của Savany. Vậy là Luân quan hệ đã khá lâu với Ngô Đình Thục, bằng con đường quen thân của hai gia đình. Càng không ổn. Với Trần Kim Tuyến, không có gì đáng ngại: một tay tập tễnh làm mật vụ, chưa lọt khỏi ngưỡng cửa học nghề. Nguyễn Thành Luân chắc không giống anh chàng bác sĩ giả hiệu kia. Ngô Đình Nhu sẽ sử dụng gã và ai mà biết được rồi đây, cái gì sẽ xảy ra với những người như Mai Hữu Xuân. Gì thì gì, gã phải làm cho Nguyễn Thành Luân như chưa hề sinh ra… Tất nhiên, gã sẽ không trầy một chút da nếu gã tỏ ra biết điều. Hơi khó! Và, kín như bưng, tất nhiên, bởi Nhu mà ngửi được, chức Giám đốc an ninh quân đội bay ngay tức khắc đã đành, giữ được cái đầu trên cổ cũng không dễ. Chưa hẳn vì Luân là con nuôi của Thục, chưa hẳn vì Nhu trọng vọng Luân mà chính yếu là Nhu không ưa Xuân. Có lần Xuân nghe tướng Tỵ thổ lộ: “Cụ - tức Ngô Đình Diệm – khen ông, nhưng ông cố vấn cứ gặng tôi mãi: Mai Hữu Xuân làm được không? Mai Hữu Xuân xuất thân từ mật thám, đảm đương sao nổi việc an ninh quân đội?”. Nếu Cụ không khăng khăng giữ ông thì ông đã được trả về cho Phòng nhì Pháp từ tháng 9, tháng 10 kia!

*
Xuân tắt máy ghi âm, rời ghế. Khi Xuân đứng lên thì đó là một con người khác: nhanh nhẹn, hoạt bát. Ông ta bấm interphone:

- Commandant (4) Vọng lên gặp tôi!

Có tiếng trả lời léo nhéo ở đầu kia.

Nửa phút sau, một sĩ quan béo lùn, cầu vai bốn gạch vàng, chập chân ngoài thềm.

- Thế nào? – Xuân hỏi.

- Thưa trung tá, hắn ở số 3 Place Pigneau de Behaine, gần sân bay, nhà của anh hắn, kỹ sư hóa học Gustave. Chúng tôi bám sát!

- Ờ!

Xuân chỉ vào ảnh Luân, ra lệnh tiếp:

- Cho in nhiều tấm!

- Dạ!

- Định thế nào?

- Thưa, xin trung tá cho lịnh: Penalty, Coup franc direct hay Indirect (5)?

- Indirect.

- Dạ!

- Không lộ tin ra ngoài. Hiểu chưa?

- Dạ!

- Bao giờ?

- Chiều nay…

- Thiếu tá có thể đi được!

Mai Hữu Xuân ngồi trở lại ghế, gõ píp vào gạt tàn sửa soạn nhồi thuốc.

*
Luân len lỏi chật vật giữa dòng người chen lấn con đường Lê Văn Duyệt – vừa mới được đổi tên, trước kia nó mang tên Verdun, ghi nhớ trận Pháp thắng Đức trong Thế chiến thứ nhất – dẫn ra ngoại ô Tây Bắc. Vào lúc cao điểm như buổi chiều nay, con đường trở nên chật hẹp, lộn xộn. Chiếc motobécane Luân mượn của đứa cháu nhích từng thước một. Anh đang trở về nhà người anh – kỹ sư hóa chất Gustave – nơi Luân ở tạm chờ gia đình thu xếp một chỗ riêng. Gustave thực sự vừa mừng vừa lo cho đứa em không báo trước đột ngột xuất hiện. Luân trấn an anh mình và vài ngày sau, cả nhà biết tin Luân. Những bức điện từ Pháp, từ Anh… đánh về hỏi han sức khỏe Luân, chúc mừng Luân – bình yên sau 9 năm chiến tranh và được giám mục nhận làm con nuôi – đồng thời ủy nhiệm Gustave lo liệu cho Luân.

Mặc dù giám mục ân cần nhắc Luân sớm gặp Nhu, Luân vẫn không vội. Trước tiên, Luân tìm việc làm. Hẵng có một sinh hoạt bình thường đã. Sự vồ vập đến với Nhu có thể bị hiểu bằng nhiều cách – cách nào cũng không hay. Gustave giới thiệu Luân với chủ trường trung học tư thục Vương Gia Cần. Chủ trường lưỡng lự khá lâu. Hiệp định Genève thì hiệp định, Luân là một sĩ quan kháng chiến, liệu công an có làm khó dễ không?
Mặt khác, chà, sẽ hấp dẫn biết bao khi báo chí đăng quảng cáo: Giáo sư vừa từ bưng biền về, kỹ sư Robert Nguyễn Thành Luân, trung đoàn phó, dạy môn Toán và Pháp văn các lớp ban tú tài. Chẳng cần nói, trường chắc phải thêm chái để đón học sinh. Chưa có trường nào so nổi Vương Gia Cần. Vả lại, tay kỹ sư đi kháng chiến lâu ngày, khá lờ quờ về giá cả: anh ta nhận số tiền 25 đồng một giờ dạy – bằng phân nửa người khác – và sẽ dạy mỗi ngày ba giờ.

Cân nhắc kỹ lưỡng lợi hại rồi, chủ trường đồng ý kí hợp đồng. Ông tự an ủi: Cách đây vài hôm tại nhà sách Yểm Yểm của thi sĩ Đông Hồ, hai nhà văn kháng chiến Lý Văn Sâm và Dương Tử Giang họp mặt với đông đảo văn hữu. Báo chí đưa tin này, cho biết tổng trưởng thông tin và chiến tranh tâm lý Phạm Xuân Thái có lời hoan nghênh.

Luân sắp ra về sau khi xong các thủ tục, một số đông giáo sư và cả một số học sinh ùa lên văn phòng giám đốc gặp Luân, có lẽ do cô thư kí loan tin. Thế là một cuộc nói chuyện không dự kiến đã diễn ra. Người ta hỏi Luân về đời sống kháng chiến, về các trận đánh, về triển vọng của tình hình. Người ta xoay quanh Điện Biên Phủ. Ông chủ trường cao hứng khui một chai Whisky và cụng ly với Luân. Ông ta oang oang:

- Mấy “vous” (6) thật là formidable (7)! Camp retranché (Cool vào loại kiên cố với hệ thống đồn nào Claudine, Anne-Marie, Eliane, phía Bắc có Gabrielle, Beatrice, phía Nam có Isabelle, dây kẽm gai căng rộng năm bảy chục thước… Tướng Pháp thị sát xong, lớn tiếng thách Việt Minh: Mời vào! Phó tổng thống Mỹ Nixon đến tận nơi và bảo: Ô kê! Thế mà mấy “vous”… Ối giời! – ông ta ra dấu bóp vỡ quả trứng – Mấy “vous” cho tất cả chầu Diêm vương! Người Nam ta cừ thật!

Luân nhìn khắp lượt những người có mặt. Họ không “bốc” như ông chủ trường. Hãnh diện và phân vân. Hãnh diện vì những cái đã qua, phân vân vì ngày mai. Tuy nhiên, Luân phát hiện thêm rằng cuộc kháng chiến trường kỳ qua đã gợi thức đến những người bấy lâu nay dường như ngủ ngoài thời cuộc.

Khi Luân ra về, một cô giáo tiễn Luân tận cổng. Cô rât trẻ, tên Mai, nghề chính là thư kí tòa đô chính, nhận dạy giờ để có thêm thu nhập. Luân để ý đến cô vì suốt cuộc gặp gỡ, cô không nói nửa lời, đôi mắt to buồn rười rượi. Và Luân bỗng ngờ ngờ: cô quá giống một người nào đó mà Luân quen.

- Tại sao các anh không đánh luôn, giải phóng luôn? – Cô hỏi Luân, rất khẽ.

Đâu dễ trả lời ngắn gọn một thắc mắc cỡ đó, Luân chỉ cười nhẹ:

- Vẫn đánh tiếp đó chớ…

Cô giáo nhìn Luân ngờ vực:

- Đánh bằng cách khác… Khác về cách đánh thôi!

- Đánh bằng tay không à? Đánh bằng đôi tay bị trói à? Tôi không hiểu?! – Cô gái lắc đầu – Riêng anh, anh tin rằng họ sẽ cư xử tốt với anh sao? Anh ra công khai như vầy mà yên tâm được sao?

Luân biết là chưa thể làm cho cô giáo trẻ thông được ngay hoàn cảnh tế nhị của cách mạng. Anh cầm tay cô:

- Cám ơn cô Mai.

*
Đông người và dòng suy nghĩ bất tận xô Luân về phía trước. Chiếc motobécane rú ga ầm ĩ.

Từ giã Sài Gòn khi thành phố còn gói gọn trong một khoảnh nội ô, Luân gặp lại nó, cơ hồ không nhận ra: những khu đầy mồ mả, sình lầy nay mọc lên nhà cửa san sát. Không phải biện Tây, biện Chà tuần tra đường phố mà là cảnh sát người Việt. Luân nhớ anh vừa nói với cô giáo Mai: vẫn đánh, song đánh cách khác. Đúng vậy, phải đánh cách khác vì điều kiện của trận đánh đã đổi thay. Cuộc kháng chiến đóng góp vào sự đổi thay đó và bây giờ, những người kháng chiến như anh phải đối phó ngay với thành quả của chính mình!
Một chiếc Jawa vượt qua mặt, cắt dòng suy nghĩ của Luân. Gã ngồi sau, rất lưng nách, ngoảnh nhìn Luân. Gió phất vạt áo gã, một khẩu súng ngắn lòi ra.

Qua kiếng chiếu hậu, Luân nhận thêm một chiếc Jawa thứ hai kè đằng sau lưng anh, Luân đoán rằng sắp có biến và chắc chúng nó chờ Luân đến khúc đường vắng gần Lăng Cha Cả.

Luân đến ngã ba rẽ vào ga Hòa Hưng. Anh mở ga xe, lách vội dòng người, ngoặt qua trước mũi hàng chục loại xe khác, giữa tiếng chửi thề ỏm tỏi của những người lái, từ phía phải anh phóng sang phía trái, lao vào con đường rẽ.

Chiếc Jawa chạy trước bị hẫng. Chiếc chạy sau cũng bị bất ngờ. Chắc chắn là nhanh nhất, một phút sau, hai xe mới lọt được vào con đường rẽ.

Luân xả hết tốc lực. Chiếc motobécane uốn lượn vun vút giữa xóm nhà lụp xụp. Chỉ cần đến Hòa Hưng, anh sẽ lần vào vô số lối nhỏ, chúng khó mà theo dấu anh.

Nhưng tiếng Jawa đã lồng lộn ngay sau lưng anh. Các tay lái xe này không xoàng.

Từ đây đến chợ Hòa Hưng phải qua một vùng trồng rau. Chậm nhất, chúng đuổi kịp Luân giữa đám rẫy.
“Nhị tì” Quảng Đông đây rồi. Luân vòng theo rìa khu nghĩa địa, đột ngột thắng xe, nhảy vài bước, chui vào đám mồ mả ngổn ngang. Anh chọn hướng ngược chiều với hai chiếc Jawa, cúi rạp người, chạy thật nhanh. Lựa một ngôi mả có mái che cao, ở nơi trống trải, Luân đu lên và nằm sát trên mái che.

Tiếng hai chiếc Jawa ngừng. Chúng đã thấy xe của Luân.

Nghĩa địa không rộng, vài phút sau, cả bốn đứa lùng sục khắp các xó xỉnh.

- Thằng này biết tàng hình chắc?

Một tên trong bọn càu nhàu:

- Thôi, đem xe của nó về cho thiếu tá.

Một tên khác bảo. Cả bọn kéo nhau ra nghĩa địa. Ba xe cùng nổ máy.

Luân vẫn nằm bẹp dính trên mái nhà mồ. Sự thận trọng của anh không vô ích. Khi trời nhá nhem, chiếc Jawa trở lại. Nó đón một tên ngồi rình Luân nơi nào đó, chịu khó đến cả tiếng đồng hồ.
Tối quá, nên Luân không đọc được bia ngôi mả. Chẳng rõ ông bà Hoa kiều nào vô tình cứu Luân…

---
(1) Cảnh sát viên hạng cao
(2) Trưởng toán.
(3) Gài bẫy, cấy vào.
(4) Thiếu tá.
(5) Phạt đền, phạt trực tiếp, phạt gián tiếp (thuật ngữ bóng đá). Ở đây, tiếng lóng muốn nói: giết, làm bị thương, bắt cóc.
(6) Ông, anh.
(7) Dễ sợ, ghê gớm.
(Cool Cứ điểm phòng ngự.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #14 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 05:16:49 pm »

Chương 13

Đêm đó, Luân tạm ngủ ở một chỗ do Ngọc thu xếp.

Luân đắn đo mãi, sau cùng, liên lạc với Ngọc, từ một trạm điện thoại công cộng, vào gần nửa đêm.
Ngọc chở Luân bằng chiếc xe 2CV, đưa đến căn phố đầu đường Trần Hưng Đạo, đối diện với bar Kim Sơn. Họ theo cầu thang lên tầng trên. Chủ nhà niềm nở đón họ. Đó là một phụ nữ đứng tuổi, vợ một kỹ sư đi kháng chiến và đã tập kết – mà họ gọi là chị Cả.

Sau bữa cơm – tuy bất thường song rất tươm tất – Luân và Ngọc nằm chung trên đi-văng, trao đổi đến tận sáng.

Ngọc – một công chức cỡ chủ sự của Pháp, ra khu vào năm 1947, khi ủy viên nội vụ Ung Văn Khiêm thay mặt chính phủ kháng chiến Nam bộ ký chỉ thị số 4/NV lệnh cho tất cả các công chức chấm dứt sự hợp tác voi Pháp. Anh phục vụ ở Sở Tài chính Nam Bộ, là một cán bộ có cương vị cao, liền sau ủy viên tài chính Nguyễn Thành Vĩnh. Anh được kết nạp vào Đảng.

Hòa bình lập lại, Ngọc tình nguyện chiến đấu tại chỗ và Xứ ủy điều anh về Sài Gòn, giao cho nhiệm vụ tình báo kinh tế. Ngọc là người Sa Đéc, mối quan hệ cũ của anh khá rộng. Em trai anh đang là trung tá quân đội Cao Đài, phụ trách hậu cần. Anh vốn là bạn học với Đinh Quang Chiêu, bây giờ được Ngô Đình Diệm chỉ định làm chủ tịch cơ quan ngoại hối, hàm tổng trưởng. Hơn nữa, anh với anh em Lại Văn Sang, Lại Hữu Tài – những yếu nhân của Bình Xuyên – là đồng hương. Ngọc về thành trước Luân vài tháng. Công việc của anh trót lọt. Nhờ Đinh Quang Chiêu giúp, anh góp cổ phần với một tư sản di cư mở xưởng dệt vải – xưởng bắt đầu khá phát đạt.

Theo phân công của tổ chức, Ngọc nhận chỉ thị ở Luân.

*
- Bọn nào?

Luân và Ngọc phân tích sự việc vừa rồi, lật tới lật lui các mặt. Không phải Lại Văn Sang – Ít nhất Sang chưa có lợi khi hại Luân lúc này. Không phải Cao Đài hay Hòa Hảo, với họ, Luân chưa là cái gì buộc họ bận tâm. Bác sĩ Tuyến càng không hành động kiểu đó. Phòng nhì Pháp? Có thể. Song, Phòng nhì đang chúi mũi vào hàng tá công việc gấp rút, nhằm sửa soạn cho bọn thân Pháp cự lại bọn thân Mỹ. Tình báo Mỹ? Chưa thể. Tình báo Mỹ còn ở vào thời kỳ gây dựng cơ sở, chưa hành động. Trung tâm tình báo? Sự bàn giao giữa hai giám đốc chưa xong, lực lượng xáo trộn, chưa thể hành động. Thế thì, ai? Phương pháp loại trừ ấy làm nổi lên Nha An ninh quân đội. Đến 90% là Mai Hữu Xuân nhúng tay vào. Mười phần trăm nghi vấn bị xóa bỏ khi Luân nhớ lại một hung thủ nhắc đến trong nghĩa địa, một thiếu tá nào đó.

- Tôi nghĩ như vầy, anh tính coi được không? – Ngọc chồm dậy – Vài hôm nữa, Lại Văn Sang đãi cơm tôi. Và muốn tạo thanh thế, nên mời đủ tai to, mặt lớn. Anh đến để tụi nó biết anh đang đàng hoàng sống ở Sài Gòn, có thể hạn chế ít nhiều các trò làm ẩu của tụi nó. Mai Hữu Xuân dầu thâm độc đến đâu cũng phải dè dặt. Thằng đó rất nguy hiểm, không đề phòng là mất mạng với nó. Thomas Bocal – tên thì Tây nhưng thiệt là Việt, hình như có lúc liên lạc với anh ở Phòng Mật vụ - chỉ sơ hở một chút khi chuyển thơ vô khám cho anh em mình liền bị nó khử… Theo tôi biết, Ngô Đình Nhu cũng ớn nó.

*
Nhà riêng của đại tá Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia Lại Văn Sang nằm sâu trong một vườn um tùm, trên đường Garcerie, đằng sau nhà thờ Đức Bà. Buổi dạ tiệc tưng bừng và kéo dài. Dàn nhạc Công an Xung phong liên tiếp chơi những bài hành khúc làm nền cho dạ tiệc. Dạ tiệc còn đón cặp tài tử Hongkong lừng lẫy Mã Sư Tăng và Hồng Tuyến Nữ - đển trình bày một số nhạc phẩm chọn lọc. Lại Văn Sang mời luôn đoàn nghệ sĩ bắn súng Texas – họ được thù lao trọng hậu đến nỗi bỏ hẳn buổi biểu diễn ở Nhà hát Tây đã bán vé rồi, hoàn lại tiền cho khán giả.

Luân và Ngọc được Sang đón ngoài cổng. Cả hai là “cây đinh” của dạ hội.

- Hân hạnh làm quen với ông kỹ sư!

Lại Văn Sang trong bộ quần áo chỉ huy – ông ta rất thích bộ quần áo gabardine cấp tướng mặc dù ông ta mới là đại tá – nắm tay Luân thật chặt. Dong dỏng cao, gân guốc, Lại Văn Sang quả không hổ với danh tiếng thủ lĩnh Bình Xuyên của mình, qua đôi mắt lầm lì, giọng nói rổn rảng. Ông ta sóng đôi với Luân bước vào khu vườn đã trang trí thành nơi tiếp tân ngoài trời – thanh lịch và sang trọng.

Ngô Đình Nhu và vợ đứng lên chào Luân. Đây là lần đầu tiên Luân chạm mặt Trần Lệ Xuân, một phụ nữ bắt đầu được dư luận Sài Gòn nói tới trong dạng hư hư thực thực, y như chuyện Liêu Trai của Bồ Tùng Linh.

- Tôi nghe nhà tôi nói về ông kỹ sư… Thật sung sướng được làm quen – Trần Lệ Xuân đặt bàn tay dịu dàng trong tay Luân, nói rất duyên dáng.

- Chắc là ông Nhu thêm thắt về tôi. Mong bà đừng tin… - Luân tươi cười đáp lại.

Lại Văn Sang mời Luân và Ngọc ngồi cùng bàn với vợ chồng Nhu.

Liếc qua quan khách, Luân biết đúng như Ngọc nói, cả “Sài Gòn thượng lưu” có mặt. Đám quân nhân khá đông chiếm mấy bàn bên cạnh, hai sĩ quan cấp tướng tựa lưng vào ghế, khẽ gật đầu chào Luân. Luân đoán đó là thiếu tướng Lê Văn Tỵ và thiếu tướng Nguyễn Văn Vĩ. Cũng không ít người ngoại quốc – hẳn là người của các sứ quán và phái đoàn.

- Ông lên Sài Gòn mấy hôm rồi? - Nhu hỏi.

- Tôi chờ ông mãi. Sao ông không đến?

Nhu nói khẽ. Luân chỉ cười mỉm như xin lỗi.

- Ông đến nhé, ta có nhiều việc để bàn!

Trong cách nói, Nhu vừa xem Luân như người nhà vừa như người đương nhiên dưới quyền của anh ta.

Lại Văn Sang bước lại sàn gỗ, nơi đặt micro:

- Thưa các thân hữu! Hôm nay, tại tư thất, tôi mời các thân hữu đến chia vui với tôi. Tôi có một người bạn học, lại là đồng hương, hai chúng tôi cùng làng, cùng học một trường hồi nhỏ. Người bạn của tôi đi kháng chiến và nay trở về. Trong kháng chiến, người bạn của tôi giữ một địa vị cao cấp ở Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Người bạn đó là anh Cò mi (1) Nguyễn Văn Ngọc.

Ngọc đứng lên giữa tiếng vỗ tay rào rào, anh cúi mái đầu đốm bạc đáp lễ bốn phía. Dàn nhạc Công an Xung phong đánh một bản giật gân. Tràng pháo cực dài, buông thõng từ một cành đa nổ giòn.

Đợi tiếng pháo dứt, Sang nói tiếp:

- Một người thứ hai, tuy không phải đồng hương, đồng học với tôi song tôi mến mộ đã lâu, mà tôi tin là không xa lạ với các thân hữu. Tôi xin giới thiệu kỹ sư Robert Nguyễn Thành Luân, Trung đoàn phó quân đội kháng chiến!

Luân đứng lên. Anh lợi dụng lúc đáp lễ quan khách mà tìm kiếm. Một người to lớn vừa chạm mắt Luân đã lẩn tránh. Y là Trịnh Khánh Vàng. Luân buồn cười nhớ tới Khu bộ phó dốt đặc nghề binh nhưng sành sỏi nhảy đầm và gái. Y biết mắc cỡ, cũng còn một chút tự trọng. Nghe đâu y với Trần Văn Ân, Hồ Hữu Tường đầu quân dưới trướng Bảy Viễn. Với lũ tham mưu này, Bình Xuyên không táng gia bại sản thì thật kỳ.

- Không có hắn ở đây!

Ngọc nói khẽ vào tai Luân. Họ muốn tìm Mai Hữu Xuân.

- Đáng lẽ thiếu tướng Lê Văn Viễn cũng đến chia vui với tôi, song Ngài bận công vụ ở dưới Long Xuyên, nên có lời cáo lỗi – Sang nói tiếp. Rõ ràng, Sang muốn phô trương với Nhu, Tỵ rằng Bình Xuyên đang thắt chặt liên minh với các giáo phái, lại bắt bồ với những người kháng chiến cỡ bự, chớ mà đùa với Bình Xuyên.
Môi của Trần Lệ Xuân cong lên. Nhu thì một mực thản nhiên.

- Vậy, tôi xin mời thân hữu nâng ly chúc mừng sức khỏe hai bạn kháng chiến của tôi, chúc mừng buổi hội ngộ hôm nay!

Qua tuần khai vị, Hồng Tuyến Nữ và Mã Sư Tăng hát một lúc ba bài: “Tô Châu dạ khúc”, “Hà nhật quân tái lai” và “Kim thiên bất hồi gia”. Không khí buổi dạ tiệc lắng xuống khi Hồng Tuyến Nữ cất giọng. Quả đúng là danh ca.

Lại Văn Sang đưa Luân và Ngọc đi từng bàn. Luân thầm cảm ơn Ngọc đã có một sáng kiến lớn. Không phải chỉ với ý nghĩa giới thiệu sự có mặt của Luân – mà đấy là dịp rất hiếm giúp Luân đo lường các loại thế lực tuy đang thơn thớt nói cười, song đều thủ những ngọn dao cực bén trong tay, rình rập nhau và sẵn sàng nhảy bổ vào nhau.

Lê Văn Tỵ bắt tay Luân và ông ta nói một câu có vẻ như không chủ động:

- Tôi cũng có đi kháng chiến!

Luân biết mặt biết tên được khá nhiều người: Lâm Văn Phát, Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm, Trần Văn Đôn… những sĩ quan cấp tá.

Trong số khách nước ngoài, Luân chào James Casey, thiếu tá tùy viên của tướng Mỹ O’Daniel; và De Chauvine, cũng thiếu tá, tùy viên của tướng Pháp Paul Ély.

Sau cùng, Trịnh Khánh Vàng không trốn được đã phải đứng lên:

- Anh Bảy mạnh giỏi?

Y lúng túng chào Luân.

- Cám ơn… – Luân đáp lại, không vồn vã song cũng không lạnh lùng.

Trước khi trả Luân và Ngọc về chỗ, Lại Văn Sang bảo nhỏ Luân:

- Ông kỹ sư đề phòng con mụ Lệ Xuân hớp hồn. Nó làm cho quốc trưởng sạt nghiệp, tướng Hinh thân bại danh liệt. Nó là con quỷ cái!

Luân mỉm cười.

- Tôi nói thiệt, ông đừng coi thường nó!

Luân không cười nữa, tỏ vẻ hiểu ý Sang. Trong bụng, Luân cười thật sự: Ngang tàng như Sang lại sợ một người đàn bà – rất đẹp song đã quá tuổi con gái từ lâu.

Luân vừa ngồi trở lại bàn thì cũng chính Lại Văn Sang đưa đến một cô gái.

Cô chắc không quá trẻ như thoạt nhìn – son phấn và ánh đèn đánh lừa mọi ước đoán về tuổi tác của cô. Trong chiếc áo đen hở cổ tận vai, chiếc váy thật cao; những gì cần che giấu trên thân thể một cô gái được cô cố ý phơi bày và phải công nhận cô có một sức hút mãnh liệt.

- Tôi muốn mời hai anh thưởng thức “cây nhà lá vườn”. Đây là cô Tiểu Phụng, nữ trợ tá của quân đội Bình Xuyên, tặng hai anh và các bạn hữu một bài hát… - Sang nói.

Cô gái tên là Tiểu Phụng nghiêng người bắt tay Ngọc và Luân.

- Cám ơn… - Luân lúng búng. Anh cau mày và vừa nhận thấy Nhu mỉm cười.

Tiểu Phụng uyển chuyển lên sàn gỗ. Chân cô đeo hai vòng kiềng bạc và bước đi của cô thành mục tiêu nhìn theo thèm thuồng của hầu hết buổi dạ tiệc.

Không giới thiệu, Tiểu Phụng cất tiếng hát liền. Cô hát bài “Trung Hoa dạ khúc”. Vừa hát, Tiểu Phụng vừa ngó Luân.

Cô có giọng trầm rất hay:

- Shina no yoru…

Luân ngoảnh lại phía sau. Người ta hau háu, không rõ vì giọng hát hay vì những cái khác.

- Cô ấy đẹp quá phải không ông kỹ sư... – Lệ Xuân nói.

- Tôi không quen với cách cố tình quảng cáo cái đẹp và do đó, tôi chưa thấy cô ấy đẹp. Nhưng cô ấy hát hay…

Chắc chắn là Lệ Xuân phật ý về câu trả lời của Luân: Bản thân Lệ Xuân cũng mặc áo hở cổ…

Tiểu Phụng phải hát ba lần. Hát xong, cô trở lại ngồi cạnh Luân, có vẻ kênh kiệu. Luân bắt tay cô:

- Tại sao cô hát một bài tiếng Nhật mạt sát dân tộc cô, dân tộc Trung Hoa? Cô có hiểu bài hát nói cái gì không?

Tiểu Phụng ngó Luân trân trối, vẻ kênh kiệu biến mất.

*
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #15 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 05:17:04 pm »


Mai Hữu Xuân vò nát tấm thiếp của Lại Văn Sang mời Xuân dự dạ tiệc. Tấm thiệp ghi rõ lí do dạ tiệc: mừng Nguyễn Văn Ngọc và Nguyễn Thành Luân.

Thiếu tá Vọng đứng như trời trồng:

- Đã vầy, còn rê chiếc motobécane về! Đồ ngu!

Xuân đay nghiến:

- Nếu mất dấu nó thì đáng lẽ phải giả như chuyện đuổi bắt chỉ là sự hiểu lầm… Sau này, ta tính cách khác… Đồ ngu! Ông cố vấn thế nào cũng biết.

- Nó không thể biết mình ra tay đâu! – Thiếu tá Vọng tìm cách an ủi cấp trên mà cũng nhằm gỡ nhẹ thiếu sót của ông ta.

- Sao lại không biết? – Xuân rít qua kẽ răng – Làm một analyse (2) nhỏ thì biết liền. Thiếu tá chưa hiểu gã Luân nầy đâu…

- Trung tá cho tôi vài hôm. Từ bữa đó, nó lặn mất tiêu. Nhưng mà thế nào tôi cũng mò ra. Lần sau, nó độn thổ cũng không thoát!

- Trời đất! – Xuân tru tréo – Ngu đến mức anh thì tôi chịu thua. Từ giờ, anh chỉ được theo dõi nó, thu thập tin tức của nó cho tôi, cấm tuyệt đối không được đụng nó. Giả tỉ nó gặp mặt tụi rượt bắt nó hôm nọ thì phải chạy trốn cho lẹ, đừng để nó nắm đầu… Hiểu chưa?

- Dạ!

- Còn chiếc motobécane… Thiệt là đồ ngu!

Xuân ngừng một lúc:

- Bí mật đem lại nhà kỹ sư Gustave, dựng ngoài cửa… Trả cho họ.

Thiếu tá Vọng ngơ ngác. Xuân gắt:

- Cứ làm như vậy. Cho nó hiểu: Ta sòng phẳng, ta và nó tạm thời hưu chiến. Hiểu chưa?

Thiếu tá Vọng đi khá lâu rồi, Mai Hữu Xuân vẫn ngồi yên tại chỗ.

*
Đoàn nghệ sĩ Texas biểu diễn nhiều kiểu bắn súng độc đáo: bắn nằm, bắn ngồi, bắn ngược, bắn liên thanh, bắn đâu trúng đó.

Bữa dạ tiệc ồn ào. Đã uống đến tuần rượu thứ sáu, thứ bảy. Các cô mặc áo dài Thượng Hải, tới tấp mang thức ăn cho các bàn.

James Casey mặt đỏ bừng, lên sàn gỗ nói cái gì đó với người trưởng đoàn. Cả hai cười. James gắn vào cột một khẩu Remington đã lên đạn, đặt qua cò một thanh gỗ. Hắn ta đo đạc tầm cao của nòng súng, điều chỉnh cho nòng súng chĩa thẳng vào chiếc nón rộng vành của hắn. Lùi khỏi nòng súng chừng 10 bước, James Casey ra hiều cho dàn nhạc ngừng, khẽ cúi chào quan khách.

Lại Văn Sang nói vào micro:

- Thiếu tá James Casey muốn góp vui với chúng ta. Xin giới thiệu!

James Casey rút khẩu Vesson ngắn nòng trong bao đính ở thắt lưng, từ từ đưa lên. Hắn bắn vào thanh gỗ, thanh gỗ đập vào có khẩu súng Remington. Hai tiếng nổ nối nhau, chiếc mũ rộng vành của hắn trúng đạn, bay xuống đất.

Quan khách khoái trá, vỗ tay vang động. James Casey rời sàn gỗ.

Đoàn nghệ thuật toan tiếp các tiết mục mới thì De Chauvine đưa tay ngăn lại, sau khi nói khẽ với Lại Văn Sang.

- Thưa các thân hữu, thiếu tá Mỹ James Casey vừa cho ta thấy tài năng của ông. Thiếu tá Pháp De Chauvine lại sẵn sàng giúp vui… Xin thân hữu chờ đôi phút.

Một người giúp việc mang ra cho De Chauvine một hộp banh tennis. De Chauvine lên sàn gỗ, không xã giao gì cả tung từng quả banh lên trời và bắn một loáng sau phát, trúng cả sáu quả bằng khẩu Saint Etienne.
De Chauvine được chào đón cuồng nhiệt – cuồng nhiệt hơn cả James Casey nhiều.

- Công bằng mà đánh giá, thiếu tá James Casey dày công luyện tập hơn… - Luân nói với Nhu.

- Ông nói đúng. Song, ông thấy đây, một thiên lệch!

Nhu đáp lại.

- Biểu diễn nghệ thuật cũng bị thời tiết chính trị chi phối – Luân nhận xét hóm hỉnh.

Xôn sao trong các bàn nhiều quân nhân người Việt. Một người nào đó – một sĩ quan cấp tá – nói nhỏ với tướng Vĩ rồi tướng Tỵ. Cả hai lắc đầu. Số còn lại giả vờ không thấy cuộc vận động nầy, cắm cúi vào ly rượu.

- Chẳng lẽ chỉ sĩ quan Mỹ, sĩ quan Pháp có tài? Còn sĩ quan Việt? Ai lên gỡ sĩ diện cho tụi mình nào?

Người nói là thiếu tá Lâm – đang làm việc ở bộ tổng tham mưu

- Vậy thì xin mời thiếu tá Lâm! – Một đại úy đã chếnh choáng hét to.

- Tôi bất tài… Nếu tôi có tài, khỏi cần mời!

Lâm trả lời ảo não.

- Tôi nghĩ là ông kỹ sư đủ sức gỡ sĩ diện, phải vậy không?

Trần Lệ Xuân nói nhẹ vào tai Luân. Luân mỉm cười:

- Không nên đùa với súng!

- Nhưng mà sĩ diện? – Lệ Xuân cau mày.

- Chắc bà đồng ý sĩ diện, nếu có, không phải là chuyện của tôi! – Luân nghiêm mặt.

- Không phải là sĩ diện riêng của sĩ quan. Tôi hiểu đó là sĩ diện của tất cả người Việt Nam. – Lệ Xuân vẫn ngoan cố.

- Thế bà quên rằng người Việt Nam đã làm cái gì ở Điện Biên Phủ? – Luân vẫn lạnh lùng.

- Chỉ huy với xạ thủ, đôi khi không thể là một người. – Ngô Đình Nhu dàn hòa nhưng vẫn có ngụ ý – Ông kỹ sư là chỉ huy!

Luân bỗng tươi cười:

- Tôi chiều bà Nhu vậy… Tiếc là tôi không có súng.

Lệ Xuân mở chiếc xắc tay, lấy ra khẩu Walter mạ kền cỡ 6,35 đưa cho Luân.

- Ông kỹ sư có thể dùng…

Mụ đổi giọng:

- Người ta gọi súng này là súng bắn ghen. Với anh Nhu, nó thất nghiệp. Với ông kỹ sư nó có thể hữu ích.

- Tôi không thích bắn súng trong hòa bình. – Luân tháo một viên đạn ra khỏi băng, dùng dao bàn nạy đầu viên đạn – Nhưng sẽ cố gắng, mong tôi không làm trò cười giữa đây…

Luân vo tròn ruột bánh mì, lắp thay đầu đạn.

Ngọc trước sau chỉ cười tủm tỉm. Còn Tiểu Phụng thì lặng lẽ.

- Bây giờ tới lượt một chiến hữu Việt Nam trổ tài! – Lại Văn Sang gào to – Xin mời kỹ sư Nguyễn Thành Luân.
Tất cả những người có mặt im phăng phắc theo bước khoan thai lên sàn gỗ của Luân. Trong bộ tropical xám tro, Luân nho nhã như một học trò. Đến sàn gỗ,Luân nghiêng người chào quan khách, đám sĩ quan lập tức vỗ tay nhiệt liệt. Luân chờ đợi mãi, mấy lần ra hiệu xin lỗi. Khi tiếng vỗ tay ngưng, Luân nói từ tốn:

- Thưa quí vị, bất đắc dĩ, dân tộc Việt Nam mới phải dùng súng. Như quí vị thấy tại đây, tiếng ca hát bao giờ cũng dễ thương hơn tiếng súng. Song, trong không khí thân hữu, vì bè bạn muốn, tôi đành đùa với súng đạn một lần. Đùa trong dạng tuyệt đối không gây nguy hiểm… Tôi mời thiếu tá De Chauvine và thiếu tá James Casey lên đây, cùng dự trò vui với tôi.

Chỉ có một người vỗ tay hoan hô Luân: Tiểu Phụng.

De Chauvine đặt vội điếu thuốc hút dở lên bàn, bước lên sàn gỗ.

- Xin thiếu tá De Chauvine cầm cho điếu thuốc của thiếu tá! - Luân nhắc.

Khi De Chauvine và James Casey có mặt trên sàn gỗ, Luân mời James Casey một điếu thuốc.

- Xin thiếu tá De Chauvine châm lửa cho thiếu tá James Casey bằng chính điếu thuốc của mình! – Luân nói, tiếng Pháp.

De Chauvine chìa điếu thuốc cho James Casey. Viên thiếu tá Mỹ đặt đầu điếu thuốc của mình vào điếu thuốc của De Chauvine. Hít mấy hơi, Luân nâng khẩu Walter và bóp cò. Đóm lửa ở hai đầu điếu thuốc bị hất, xòe ra những chấm đỏ rồi tắt ngấm.

Trong tiếng hoan hô như điên của quan khách, nhất là của đám quân nhân, Luân bắt tay De Chauvine và James Casey. Anh trả khẩu súng cho Lệ Xuân. Mắt và môi ướt rượt, Lệ Xuân thì thào vào tai Luân:

- Ông bắn giỏi quá!

Tiểu Phụng cũng chúc mừng Luân. Song với câu:

- Ông nói giỏi quá!

Nhu chúc mừng Luân:

- Ông là một xạ thủ có hạng. Dụng ý của ông còn cao hơn: dập tắt ngọn lửa do người Pháp chuyền cho người Mỹ.

Luân, qua nhận xét đó, hiểu thêm anh đang chơi với một con người có cái đầu như thế nào…

---
(1) Commissaire: Ủy viên Hội đồng - tiếng Pháp
(2) Phân tích. 
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #16 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 05:21:10 pm »

Chương 14

Luân rời về một ngôi biệt thự nhỏ nằm trên đường Michel. Công việc sửa sang ngôi nhà kéo dài hai tuần lễ. Chỉ cần một lần gặp số người đến dọn dẹp, sơn quét, Luân đánh giá, anh được Trần Kim Tuyến “chăm sóc” đặc biệt kỹ lưỡng. Trên trần nhà, nhất định có hệ thống ghi âm và điện thoại thì dứt khoát có đường dây chạy về Sở nghiên cứu chính trị. Ngã ba xéo nhà, một thợ sửa xe đạp – rất ít khách, song anh ta luôn ngồi đó, lúc nào cũng với tờ báo che nửa mặt.

Luân gọi điện thoại cho Nhu. Một lát sau, xe riêng của Nhu đến đón Luân. Nhu tiếp Luân trong một gian phòng nhỏ đặt phía sau dinh Gia Long.

- Trước khi đi vào công việc, mặc cho mối quan hệ giữa ông với Đức cha, tôi muốn ông và tôi không bị gò bó…
Tuổi tác hai đứa mình cũng chẳng xê xích bao nhiêu, vậy, tôi đề nghị chúng ta bỏ lối xưng hô khệ nệ, mà gọi nhau là anh. Lối xưng hô đó thích hợp hơn…

Không đợi Luân đồng ý, Nhu nói luôn:

- Anh thấy tình hình chính trị hiện thời ra sao?

Luân trầm ngâm khá lâu. Nhu tỏ vẻ tôn trọng suy nghĩ của Luân, mời anh điếu thuốc – Nhu hút loại Mélia vàng khá nặng. Luân nhận thuốc, châm lửa, nhưng hít một hơi đã ho sặc.

- Tôi quen thuốc Cẩm Lệ, xin lỗi anh.

Nhu bấm chuông, người bồi mở cửa vào.

- Cho một hộp Craven A… Cho luôn hai biere Pilsen ướp lạnh.

- Tôi hút ít thôi, thích loại xiêm mẵn Cao Lãnh thơm nhẹ. - Luân nói.

- Tôi chưa biết loại thuốc đó. Vừa đây, có người biếu tôi thuốc Gò Vấp. So với thuốc Cẩm Lệ, nó còn nặng hơn…

Người bồi mang thuốc lá và bia vào. Nhu mở hộp Craven A.

- Câu hỏi của anh khá rộng, – Luân hớp một hớp bia – Tôi chỉ xin nói từ một giác độ hẹp, liên quan đến thế đứng của chính phủ ông Diệm. Chỗ dựa của chính phủ cho đến hôm nay, những ngày đầu năm 1955, tức là sau 6 tháng ông Diệm về nước chấp chính, vẫn chủ yếu là người theo đạo Thiên chúa di cư và thái độ chính trị của chính phủ Mỹ. Hôm qua, Hồng y Spellman đến và xét cho cùng, không thêm cho ông Diệm chút gì, nếu không nói là tạo ra tâm lí nghi kỵ trong dư luận: tuyệt đại đa số dân Nam vĩ tuyến 17 không theo đạo Thiên chúa. Đây là thời điểm đòi hỏi sự khôn ngoan. Ông Bùi Kiến Tín từ chức, ông Diệm đưa ông Trần Trung Dung thay, làm nẩy thêm một bất mãn khác: Ông Diệm thu tóm quyền hành vào tay gia đình. Tôi không nghĩ rằng loại ra khỏi chính phủ dược sĩ Tín, thạc sĩ Phạm Duy Khiêm là sai. Do đó, tôi không nghĩ rằng bổ ông Hồ Thông Minh làm Tổng trưởng Quốc phòng là đúng. Những người thân Pháp sớm muộn gì cũng sẽ rời khỏi chính phủ ông Diệm. Chỉ có điều nên tính sự thay thế họ bằng những người trong sạch, có danh vọng, tốt hơn hết, sinh trưởng ở Nam, càng ít dính dáng họ hàng với gia đình họ Ngô càng hay…

- Thế là anh đảo ngược dự định của tôi về anh rồi! – Nhu kêu lên rất thật.

- Tôi thiết tha mong anh cho phép đứng bên cạnh. Với tư cách đó, tôi hy vọng sẽ phụng sự hiệu quả cho lý tưởng quốc gia.

- Có lẽ anh nói đúng… Bây giờ, anh cho biết nhận định của anh về các lực lượng chống lại chúng tôi.

- Theo tôi, đây là vấn đề chính trị hơn là quân sự, một bộ phận trong chính giới Pháp đứng đằng sau các lực lượng.

Luân không nói tiếp. Nhu mỉm cười:

- Và, Mỹ đứng đằng sau chúng tôi. Có phải anh muốn nói như vậy?

- Có gì bí ẩn đâu. – Luân nhỏ nhẹ - Ngay trong chính giới Pháp, cũng đến ba khuynh hướng: Phủi tay ở Đông Dương để dồn sức giữ Algérie; giành chỗ quyết liệt với Mỹ - đây là những người Pháp chủ đồn điền, chủ ngân hàng, chủ các công ty xuất nhập cảng – và khuynh hướng nhường cho Mỹ chọn vẹn, mọi chia chác sẽ thương lượng sau. Antoine Pinay thay mặt cho khuynh hướng thứ ba nầy. Tất nhiên, sẽ không phải là lính Pháp nổ súng.

- Anh nghe chưa: Tướng Trịnh Minh Thế, thủ lĩnh Cao Đài liên minh hứa đưa 5.000 quân về hợp tác với chính phủ. Đại tá Hòa Hảo Nguyễn Văn Huê ly khai ông Năm Lửa, sẽ mang 3.000 quân về… Chúng tôi đang giảm đến mức tối thiểu những tay súng ngu xuẩn…

Nhu nghiêng đầu, nheo mắt thăm dò Luân:

- Ông Lansdale làm ăn khá thật! Song hình như ông ấy chưa đến gần được ông Bảy Viễn, mũi nhọn nhất của các lực lượng chống chính phủ. Còn những con số… Chẳng có gì quan trọng.

- Về vụ nầy ông Lansdale tỏ ra không sắc sảo bằng anh. - Nhu nói xong, uống cạn ly bia, chờ phản ứng của Luân.

- Tôi sẽ cố gắng. Tôi cố gắng tránh đổ máu…

- Cám ơn anh! – Nhu xởi lởi – Bây giờ, anh còn ý kiến gì khác và có cần gì ở chúng tôi?

- Ý kiến khác thì chưa có, yêu cầu thì có. Tôi cần một chiếc xe.

- Anh sẽ có xe ngay hôm nay. Tài xế thì anh lựa lấy. – Nhu mau lẹ đồng ý.

- Không! Tôi không muốn vượt qua giới hạn sự tin cậy. Anh ra lịnh cho cơ quan nào đó cử tài xế…

- Được thôi. Sau nầy anh đừng rủa tôi cho mật vụ kè kè anh… Bất cứ lúc nào anh cũng có thể đến đây, sau một cú điện thoại thông báo…

Nhu tiễn Luân ra tam cấp, hai người đi sát nhau như đôi bạn thân.

*
Tài xế đánh xe tới nhà Luân. Đó là một chiếc Opel, sơn màu chocolate vừa qua thời kỳ chạy thử.

- Trình ông kỹ sư, em được lệnh mang xe đến cho ông dùng! - Người lái xe lễ phép thưa với Luân – Có giấy của ông cố vấn gửi ông kỹ sư.

- Anh tên gì? – Luân vừa xem giấy giới thiệu vừa hỏi.

- Dạ, Vũ Huy Lục.

Chuông điện thoại reo. Luân nhắc ống nghe, Nhu đích thân kiểm tra xem xe đã đến chưa.

- Anh vừa di cư vào? – Luân hỏi, sau khi nói chuyện với Nhu. - Có mang vợ con theo không?

Mặt Vũ Huy Lục sụp tối:

- Dạ, không kịp… Em đang ở Phát Diệm, còn nhà em với con thì ở Hải Hậu…

Luân ái ngại nhìn Lục:

- Bây giờ anh đưa xe vào gara. Cạnh gara có một phòng, anh có thể ở, nếu anh không có chỗ khác.

*
Khách viếng thăm là một người tầm thước, trán cao. Ông ta đi một chiếc Chevrolet bệ vệ, trước và sau có hai xe jeep hộ tống, đầy công an xung phong.

Thoạt nhìn, Luân đoán ngay ông ta là Lại Hữu Tài, cố vấn của Bình Xuyên, bởi ông ta hao hao giống Lại Văn Sang.

Quả đúng, Lại Hữu Tài tự giới thiệu xong, ngắm nghía phòng khách nhà Luân.

- Đây là cái giá mà nhà Ngô trả cho sự quy hàng của ông? – Tài hất hàm hỏi.

- Tại sao ông không nghĩ rằng anh chị tôi rất sẵn sàng lo cho tôi một chỗ ở? – Luân từ tốn.

- Thôi được! – Tài vẫn lối kẻ cả - Tôi hỏi ông: Chúng tôi cũng là người kháng chiến, về thành trước ông; ông về sau, có nghĩa là công ông dày hơn chúng tôi, thế mà ông lại đem cả cuộc đời dâng cho họ Ngô. Tại sao vậy?

- Mỗi người có cách xử sự riêng. – Luân cố giữ giọng bình thản.

- Cách xử sự riêng? – Tài mỉa mai – Ông đã lầm lạc khi tưởng rằng nhà họ Ngô mạnh. Họ có gì? Phải đâu hễ nắm được Tổng tham mưu trưởng là họ có thể làm mưa làm gió? Ông nên nhớ: giáo phái hiện thừa lực lượng để tống khứ nhà Ngô. Sở dĩ chúng tôi nấn ná là vì ngại Việt Minh lợi dụng sự chia rẽ trong hàng ngũ Quốc gia. Nhưng, cái gì cũng có giới hạn – chúng tôi không cho phép nhà Ngô hung hăng áp đặt ách Thiên chúa giáo, gia đình trị và nhóm miền Trung lên cổ đồng bào ta… Ông là một trí thức, nhưng hơi tối dạ!

- Xin lỗi ông cố vấn, ông gặp tôi chỉ cốt để xỉ vả thôi sao?

- Tôi có quyền gì mà xỉ vả ông? Chẳng qua thấy ông lầm lạc, nghĩ tình kháng chiến, giác đác đôi lời may ra ông tỉnh ngộ chăng?

- Ông còn điều gì cần nói nữa không? – Luân đứng lên, hàm ý cho Tài biết cuộc nói chuyện nên chấm dứt.
Tài vẫn ngồi lì và nói tiếp:

- Tôi nghe anh Sang thuật lại, ông là một nhân tài… Tiếc cho ông mua vé hạng nhất vào xem vở tuồng khi vở tuồng sắp hạ màn. Tôi khuyên ông quay về chính nghĩa, hợp tác với chúng tôi vì đại sự, ngay bây giờ cũng chưa muộn.

- Tôi sẵn sàng hợp tác với bất kỳ ai lo điều tốt lành cho dân, cho nước.

- Tôi báo với ông: các giáo phái quyết định kết liên thành mặt trận. Nhiều nhân sĩ danh tiếng đứng về phía chúng tôi. Ông có nghe tên tuổi các ông Hồ Hữu Tường, Trần Văn Ân?

- Mục đích của mặt trận là gì? - Luân hỏi một cách hờ hững.

- Đánh đổ nhà Ngô bằng võ lực! Tôi đề nghị ông tham gia ban cố vấn chính trị mặt trận… - Tài cao giọng – Đánh đổ nhà Ngô và những tên tay sai…

- Vậy là trái với tôn chỉ của tôi. Tôi không tán thành đổ máu. Các ông giành giật địa vị, quyền lợi mà mặc kệ đồng bào, tôi cho là các ông đã mất sự ủng hộ của đồng bào.

Lại Hữu Tài đứng phắt dậy:

- Ông nhất quyết từ chối thiện chí của chúng tôi… Ông đừng trách! Nay mai, nhà Ngô bị chúng tôi lật đổ, ông đừng đến gõ cửa, nhớ nghe. Bình Xuyên thích làm anh em chớ không thích làm cha thiên hạ đâu!
Tài vừa đi ra cửa vừa nói. Luân cười mỉm, tiễn ông ta. Ra khỏi nhà, Luân mới bảo:

- Những lời của ông vừa rồi chắc chắn sẽ tới tai ông Nhu… Ông có thấy như vậy là bất tiện cho các ông không?

Tài hơi giật mình:

- Nghĩa là… nghĩa là nhà ông có máy ghi âm?

Luân nhún vai:

- Làm thế nào được?

Tài trấn tĩnh khá nhanh:

- Hề chi! Chúng tôi hành động quang minh chính đại mà.

- Chào ông! – Luân đưa tay cho Tài – Bình Xuyên chỉ có thể chuộc bao nhiêu lỗi lầm đã qua, từ lỗi lầm phản bội Tổ quốc đến lỗi lầm dựa hơi Tây hà hiếp đồng bào bằng việc làm có suy tính. Các ông hãy bớt nói. Các ông nói nhiều quá!

Luân nghiêm mặt. Có vẻ anh đang rầy quở Lại Hữu Tài. Tài sựng người, ngó Luân khá lâu. 
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 09:16:10 pm »

Chương 15

Lại một người khách nữa bấm chuông. Vũ Huy Lục mở cổng.

Khách đi một chiếc Sachs cọc cạch, người cao lớn, đeo kiếng cận, hình như đau mũi nên lúc nào cũng thở nặng nề. Anh bắt tay Luân vồn vã:

- Anh khỏe chớ!

Luân nhớ ngay anh ta: một cán bộ tuyên truyền ở chiến khu. Song Luân không nhớ tên. Tuy vậy, Luân vẫn làm ra bộ chưa hề quen anh ta.

- Cám ơn… Xin lỗi, ông là ai?

- Trời! Anh quên tôi rồi sao? Mạch Điền đây. Mạch Điền ở chỗ anh Lưu Quý Kỳ… Nhớ chưa?

Luân lắc đầu:

- Không nhớ… Mời anh vào trong nhà…

- Cơ quan tôi đóng ở Tân Duyệt. Anh đến đó mấy lần… Tôi về thành trước anh vài tháng.

- Vậy sao? – Luân làm như bắt đầu chăm chú – Hiện nay anh làm gì?

- Tôi dạy học ở trường Kiến Thiết. Nghe tin anh, tôi tới liền…

- Anh nghe tin tôi ở đâu? – Luân hỏi như vô tình.

- Thì… - Mạch Điền hơi ngập ngừng – Anh về thành ai mà không biết!

- Anh giỏi thiệt, tìm được nhà tôi… Ai chỉ cho anh?

- Tình cờ, cách đây 5, 6 ngày, tôi chạy xe qua, thấy xe hơi anh quẹo vô đây…

Luân cười thầm: anh dọn nhà mới có ba hôm, còn xe thì anh vừa nhận chiều hôm qua.

- Đáng l‎ý tôi không đến đây. – Mạch Điền sửa giọng, nghiêm trọng – Nguyên tắc bí mật mà! Nhưng có một việc khẩn, chúng tôi trao đổi với nhau, thấy cần phải gặp anh.

Mạch Điền ngó quanh. Vũ Huy Lục đang rửa xe ngoài sân.

- Anh có thể nói không ngại gì cả. – Luân bảo.

- Người lái xe của anh tin cậy được chớ?

- Anh cứ nói – Luân giục.

- Chắc anh biết, sau hòa bình, một số anh em ta về thành hoạt động. Tôi ở trong nhóm bí mật, phụ trách công tác văn nghệ. Chi bộ tôi trực thuộc Thành ủy, khác anh, anh sinh hoạt đơn tuyến… Vừa rồi, một đồng chí trong chi bộ tôi bị bắt. Đây, tên tuổi của đồng chí đó, ngày giờ bị bắt, hiện giam ở Catinat, trong thời kỳ hỏi cung. – Mạch Điền rút trong túi ra tờ giấy đưa cho Luân – Điều tai hại là đồng chí đó biết rành anh, vì có lúc được biệt phái xuống tiểu đoàn 420.

Mạch Điền hạ thấp giọng:

-… Và dự họp chi bộ nhiều lần với anh. Nếu “va” không giữ khí tiết thì đổ bể lớn. Tụi tôi phải tạm lắng – nhưng không đáng ngại… Đề nghị anh tìm mọi cách can thiệp với Lại Văn Sang cứu “va”.
Luân liếc qua tờ giấy, trả lại Mạch Điền.

- Gay go đa!

- Phải! – hơi thở Mạch Điền càng dồn dập hơn – Gay go cho tụi tôi một, gay go cho anh mười! Uổng công anh len lỏi tận chóp bu chế độ miền Nam.

- Tôi nói gay go là gay go cho anh! – Luân nói như đùa.

- Hả? – Mạch Điền trợn cặp mắt trắng dã nhìn Luân, mũi khịt liên hồi.

- Gay go vì anh khó mà báo cáo với bác sĩ Trần Kim Tuyến hoặc ông Ngô Đình Nhu về cái trò cò mồi này!

- Anh nói gì tôi không hiểu? – Trán Mạch Điền lấm tấm mồ hôi.

- Có gì khó hiểu đâu? Kịch bản nhạt nhẽo, đạo diễn tồi, diễn viên gà mờ!

Luân trỏ ra cổng:

- Anh đi cho khuất mắt tôi và nhớ báo cáo lại với bác sĩ Tuyến những đánh giá của tôi! Hình như anh mới tập sự làm điểm chỉ viên?

Mạch Điền dở khóc dở cười, khóm róm ra cửa, vẫn cố lảm nhảm:

- Rồi anh sẽ hối hận!

Luân nghe hắn đạp mãi mà chiếc Sachs không chịu nổ máy.

*
Ngô Đình Nhu trao cho Luân một tập giấy đánh máy, bìa bao cẩn thận:

- Chế độ chúng tôi cần một chủ thuyết. Trung tâm của chủ thuyết là tính dân tộc cổ truyền cộng với sự giải phóng phẩm giá con người, hướng phục vụ quảng đại dân chúng cần lao và giữ gìn phần hồn như một cốt lõi… Tôi suy nghĩ từ nhiều năm nay và đây là kết quả sơ bộ…

Luân biết Nhu tránh nhắc lại ý kiến của Luân: thật là bất tiện khi thú nhận đã nghe băng ghi âm cuộc nói chuyện giữa Luân và Géo Nam.

- Là chỗ thân tình, tôi mong anh đọc kỹ, và cho nhận xét. Tôi sẵn sàng nghe anh trao đổi và thật thà mong, nếu như sau cùng, những suy nghĩ này thành được một cái gì đó thì nó là một thứ coproduction (1) gắn liền tên tuổi hai đứa mình…

Luân nhận xấp bản thảo, lật qua…

- Tôi thử cố gắng. Chưa chắc tôi có thể giúp ích được gì cho anh. Cứ nhìn độ dày của công trình, tôi hiểu là anh dồn cho nó nhiều sức lực…

- Anh cứ thẳng thắn… Giữa chúng ta, cái quý là thẳng thắn. – Nhu ngả người trên ghế dựa – Thế nào, nơi ăn ở của anh ổn chứ?

Luân cười mỉm:

- Đã gọi là thân tình mà anh còn hỏi theo cách đó? Hằng ngày, chẳng lẽ nhân viên của anh không báo cáo đều đặn cho anh sao?

Nhu không một chút bỡ ngỡ, cười rộ:

- Anh không cần bảo vệ sao?

- Bảo vệ kiểu tên Mạch Điền, tôi chẳng thấy thú vị!

- Được rồi! Tôi hứa từ nay, những trò trẻ nít ấy sẽ không bao giờ tái diễn. Ông bác sĩ Tuyến thường hay đánh giá sai đối thủ!

- Cố vấn của tướng Viễn, ông Lại Hữu Tài, vừa đến nhà tôi. – Luân nói và thừa biết rằng Nhu đã nghe hết câu chuyện đối đáp giữa Luân và Tài.

- Vậy sao? – Nhu tỏ vẻ kinh ngạc. Luân thầm phục Nhu đóng kịch thật tài.

- Ông ta mời tôi tham gia ban cố vấn một mặt trận nào đó của các giáo phái sắp thành lập. Tôi từ chối, bị ông ta “sạc” cho một trận rát đa.

Nhu cười nhẹ:

- Lại Hữu Tài được xem như là linh hồn của Bình Xuyên, song ông ta không đủ thông minh để hiểu ông ta gặp ai. – Nhu bỗng chuyển giọng – Mọi hy vọng hòa hoãn đã tiêu tan… Tôi nghĩ là anh sẽ không thuyết phục nổi họ.

- Chưa đến nỗi như vậy đâu. – Luân nói, trầm trầm – Tôi sẽ còn gặp họ. Khó mà đoán trước tôi thành công hay thất bại, song tôi chưa bỏ cuộc. Viễn ảnh chém giết vô lối đêm ngày dày vò tôi.

- Anh là một quân nhân mà một mực ngại đổ máu. Trong khi đó, anh bạn của anh – anh Nguyễn Văn Ngọc – lại hình như rất thích thú chơi với lửa…

- Có việc đó sao? – Luân cố nén hồi hộp.

- Tôi nắm trong tay khá đủ bằng chứng. Ông Ngọc đã đi lại nhiều lần vùng rừng Sác, Soài Rạp, sang bên Long Thành nữa. Có vẻ ông ấy định thành lập một chiến khu đánh lại chúng tôi…

Nhu ngó Luân, như muốn tìm hiểu:

- Phía bên các anh có lợi gì khi liên minh với Bình Xuyên?

- Tôi đảm bảo với anh không hề có một chủ trương như vây!

- Tôi tin anh... Chắc là quan điểm riêng của ông Ngọc.

Nhu bước lại bàn viết, rút ngăn kéo.

- Đã đến lúc anh không thể coi thường những trò đánh lén. Anh cần có vũ khí tự vệ. - Nhu đặt lên bàn một khẩu súng ngắn – Anh thích loại nào? Colt, Remington, Viker, Brockning? – Rồi Nhu cười hóm hỉnh – Rất tiếc, tôi không sẵn các hiệu của Nga Sô và Trung Cộng. Đây là khẩu P.38 do Canada sản xuất. Kỹ nghệ vũ khí của Canada không tồi…

- Hiệu súng, nước sản xuất súng, loại súng… đều không quan trọng! - Luân đáp lại, cũng cười hóm hỉnh.

- Tôi biết, cái quan trọng là tài của người bắn. Điểm này, tôi phục anh!

- Tài bắn cũng chưa quan trọng. Cái quan trọng là bắn vào đâu!

Nhu đưa tay lên trời, sôi nổi:

- Trước mắt, chúng ta có thể thỏa thuận: không bắn vào tôi, không bắn vào anh! Được chớ?

Luân nhún vai, cười bằng mắt, nhận khẩu súng.

- Các phe phái chẳng e ngại gì mà không tặng cho anh vài phát. Thậm chí họ cũng chẳng e ngại gì mà không cài vào xe anh vài kí lô chất nổ. Tôi mong anh thận trọng… Tôi buộc phải nói thẳng với anh: Mai Hữu Xuân chẳng ưa gì anh, chẳng ưa gì mối quan hệ giữa tôi và anh. Mà ông ta là giám đốc Nha an ninh quân đội. Còn Tổng nha cảnh sát của Lại Văn Sang… Tôi đã bàn với bác sĩ Tuyến, anh cần một bảo vệ. Tất nhiên, anh sẽ chọn trong số những người đã được huấn luyện… Tôi hứa danh dự với anh: người đó chỉ có mỗi nhiệm vụ bảo vệ anh, tuyệt đối không kiêm thêm việc gì khác. Có thể anh không tin, nhưng rồi anh sẽ thấy sự thật…

Luân đồng ý:

“Càng hay!”, anh nghĩ bụng, “Giám sát chặt chẽ có nghĩa là anh ta chưa tin mình đồng thời anh ta vẫn hy vọng…”.

*
Ra khỏi phòng làm việc của Nhu, Luân gặp bác sĩ Trần Kim Tuyến. Con người nổi rất nhanh này – khó mà tưởng tượng kẻ có dáng dấp nho nhã lại là một mưu sĩ khôn ranh, một hung thần sắt máu – tươi cười chào Luân như những lần khác. Ông ta tiễn Luân ra xe với cử chỉ bao giờ cũng nhún nhường của một đàn em.

- Tôi muốn thưa với ông kỹ sư một việc – Tuyến nhỏ nhẹ nói.

Luân lắng tai:

- Bác sĩ cứ nói!

- Trong tình hình chính trị hiện nay, nếu ông kỹ sư ra một bản tuyên bố cá nhân bày tỏ thái độ đối với chính phủ của cụ Ngô thì theo tôi là rất có lợi…

Luân mỉm cười:

- Tại sao ông có ý nghĩ đó?

- Vì sự cần thiết chung và vì nhu cầu của riêng bản thân ông kỹ sư. – Tuyến nói rành rọt.

- Ông quên rằng tôi không bao giờ có thể là một tên phản bội? Sự cần thiết chung thì tôi chưa tính ra như ông nói, còn riêng tôi, tôi chẳng có nhu cầu nào như vậy!

Tuyến vẫn một mực tươi cười mở cửa xe cho Luân:

“Một đòn gió nữa của Nhu!”, Luân thở phào khi xe ra khỏi cổng.

Giữa đêm, Luân che ngọn đèn bàn, không để ánh sáng lọt ra ngoài. Cửa đóng kín. Anh ghi lên tờ giấy tất cả mẫu tự quốc ngữ và latin: A Ă Â B C D Đ E Ê G H I J K L M N O Ô Ơ P Q R S T U Ư V X Y Z W. Theo một khóa quy ước, anh viết vào một mảnh giấy bản mật mã: Đ Q Ô – Z D Ă – R T J – W Y X - …

Đồng hồ gõ hai tiếng, Luân mới làm xong báo cáo đầu tiên gửi anh Sáu Đăng.

Luân trút thuốc ra khỏi điếu thuốc lá, đặt bản báo cáo đã cuốn nhỏ vào giữa, nhét thuốc như cũ.

Một lát sau, bóng Luân chập chờn trong gara xe, với ngọn đèn pin bọc trong chiếc khăn tay, chỉ buông ánh sáng lờ mờ. Anh loay xoay một lúc với đầu máy chiếc Opel.

Ở phòng canh, Vũ Huy Lục thở đều đều…

… Lục chở Luân chạy theo đường Legrand de la Liraye. Từng chập, chiếc Opel như hụt hơi. Mấy lần Lục dừng xe kiểm tra, song không rõ vì sao xe trở chứng.

Đến đầu đường Audouit, Luân tỏ vẻ bực mình, bảo Lục đưa xe vào một xưởng nhờ sửa.

Xe đỗ lại xưởng, một số thợ đến, trong đó có một chú nhỏ mặt mũi lấm lem dầu mỡ.

Chỉ vài phút sau, người thợ già đã cười:

- Có gì đâu, dây điện bắt vào bình điện bị lỏng…

Lục thử máy. Xe bây giờ nổ giòn giã.

Trả tiền xong, Luân mời mỗi người thợ một điếu thuốc. Chú thợ nhỏ - mắt rất sáng, cười chìa chiếc răng lòi xỉ - giắt điếu thuốc lên mép tai:

- Em đi rửa tay rồi mới hút.

Chú bước vào bên trong.

Lục không thể biết chú thợ nhỏ đó là ai. Còn Luân, tất nhiên anh biết.

“Thằng Sa coi bộ khá thạo kiểu cách sống ở chợ!”

Luân nói thầm. Anh rất vui.

---
(1) Sản phẩm chung. 
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 09:24:49 pm »

Chương 16

Luân đến Tòa Đô chính. Anh muốn làm quen với Đô trưởng mới, giáo sư Trần Văn Hương, vừa thay đốc phủ sứ Nguyễn Phước Lộc. Với Trần Văn Hương, thế lực thân Pháp mất một chỗ quan trọng nhất trong cơ cấu hành chính tại thủ đô.

Luân từng nghe và cũng đã nghiên cứu về ông Hương. Xuất thân là giáo sư trung học, Hương có khá nhiều học trò nay giữ các chức vụ khác nhau trong quân đội, trong cơ quan hành chính và một số tham gia kháng chiến.

Chính vì vậy mà Diệm chọn ông trong buổi giao thời. Nổi tiếng ghét Pháp, chưa có quan hệ gì đặc biệt với Mỹ, Hương là con bài giúp Diệm tạo mơ hồ trong dư luận, tô điểm cho nhãn hiệu “đả thực, bài phong” của chế độ.
Một cô thư ký đón Luân. Đó là cô Mai, dạy trường Vương Gia Cần.

- Ông chỉ đến trường lần đó, khiến ông chủ trường tốn tiền quảng cáo rồi sau phải năn nỉ học trò… - Mai trách Luân, giọng không vui.

- Tôi đã xin lỗi ông ta… Công việc không cho tôi có thời giờ. - Luân giọng cũng buồn buồn. Anh cố nhớ ai có gương mặt mà Mai giống, nhưng lần nữa, anh chịu thua.

- Tôi không ngờ, ông sớm nhập cuộc như vậy! Bây giờ ông đã là một chánh khách rồi. Hơn nữa, một nhân vật của gia đình Thủ tướng. Xin chúc mừng ông! – Mai nói mà như đay nghiến.

Luân biết chưa nên giải thích với cô thư ký hơi khác thường nầy trước khi hiểu rõ về cô. Anh im lặng. Hai người đi qua hành lang, vào một phòng rộng.

- Tôi thưa trước để ông không bị bất ngờ. Ông đô trưởng Hương vốn không ưa người của Thủ tướng. Tôi báo với ổng, còn ổng chịu tiếp hay không, tôi không thể cam đoan… Mời ông ngồi.

Chỉ cho Luân chiếc ghế, Mai xô cửa khuất vào trong, rõ ràng bực bội.

“Có thể là một người tốt, trong một gia đình dính líu với cách mạng hay bản thân là người của ta. Có thể là một quần chúng hiểu và đối xử như mọi quần chúng được cuộc kháng chiến thức tỉnh. Có thể là một phần tử khiêu khích hoặc ít ra, một phần tử thân Pháp hay thuộc phe cánh chống Diệm. Dù sao, tuổi cô còn quá trẻ. Bộp chộp…”.

Luân đang suy nghĩ về Mai thì cô đã trở ra:

- Ông đô trưởng sẽ tiếp ông, độ 15 nữa. Thật hên cho ông. Lúc đầu, ổng rầy tôi: “Tôi bảo cô cả trăm lần rồi, tôi không gặp người bên Phủ Thủ tướng, trừ cá nhân ông Diệm”. Nhưng sau khi đọc tên ông trong giấy giới thiệu, ổng đổi thái độ: “Mời ông ấy đợi tôi, đây là con của một người bạn đồng hương Vĩnh Long với tôi…”.

Mai nửa như kể công với Luân, nửa như thông báo cho Luân những chi tiết cần nắm trước.

Luân ra vẻ cám ơn cô.

- Ở đây có điện thoại không? Tôi cần nói chuyện với văn phòng ông Cố vấn… - Luân hỏi.

- Kìa! – Mai chỉ máy nói đặt ở góc phòng – Ông có thể sử dụng.

Mai lảng ra ngoài. Luân đến máy.

- Alô! Phải nhà chị Cả không? Tôi, người quen. Dạ, tôi muốn nhắn gấp anh Ngọc… Dạ, phải… Chị nhắc giúp tôi như sau: Hàng của anh Ngà lộ, chấm dứt ngay đi lại với đồng hương. Bảy Lý nhắn như vậy… Dạ, phiền chị bấy nhiêu… Ngà, Bảy Lý là ai, anh Ngọc biết… Dạ, gấp lắm…

Luân gác máy. Cửa phòng phía trong mở. Một người quắc thước, tuổi trên 50, hớt tóc ngắn, mặc complet xám bước ra.

- Thưa thầy!

Luân cúi đầu lễ phép.

- Chào anh! – Trần Văn Hương, đúng là ông ta, chìa tay cho Luân. Ông nhìn Luân từ đầu đến chân, giống một bác sĩ đánh giá bệnh nhân.

- Anh ngồi! - Ông chỉ ghế và tự ngồi xuống ghế đối diện.

Cô Mai trở vô, với khay trà.

- Cám ơn cô, cô để đó…

Trần Văn Hương rót trà mời Luân.

- Anh có việc gì cần tôi?

Hương hỏi cộc lốc.

- Dạ, em vừa nhận công việc bên Phủ Thủ tướng, đến chào thầy, mong nghe thầy chỉ biểu cho…

Luân thưa nhỏ nhẹ.

- Ừ! – Hương hài lòng rõ rệt – Anh học ở đâu? Collège Mỹ Tho? Collège Cần Thơ? Lycée Pétrus Ký?

- Dạ, em học Chasseloup…

- Vậy sao? Vậy em không học với tôi?

- Dạ, em biết thầy từ lâu. Anh của em học với thầy.

- Tên anh ta là gì?

- Dạ, Gustave Nguyễn Thành Luân. Cả Jean Nguyễn Thành Luân…

- À! Tôi nhớ rồi. Luật sư Jean Luân. Ông ta làm lớn bên Việt Minh… Học trò tôi, người phe nầy, người phe kia… Đều làm lớn… Phải chi họ nghe tôi!

Luân lặng lẽ nhìn Hương. Gương mặt chữ nhật thể hiện tính cố chấp và vầng trán hẹp, nặng nề bộ lộ sự nông cạn của tư duy. Một con người thích quyết đoán.

- Người Pháp trả độc lập cho dân ta. Tuy họ phạm sai lầm trước kia, song cuối cùng rồi nền văn minh Pháp vẫn chiến thắng. Tình hình hiện nay ở ta khá rắc rối. Cộng sản chiếm nửa nước. Nửa nước còn lại thì ươn yếu. Đáng lí tìm cách đoàn kết các lực lượng yêu nước, chống Cộng, ông Diệm lần lượt đánh tỉa họ, lần lượt dùng chính sách “củi đậu, nấu đậu” chia rẽ họ… Anh ở kề cận ông Diệm, nên lựa lời khuyên ông ta. Tôi không thích Bình Xuyên đâu, song Bình Xuyên có công trước đánh Tây, sau đánh Việt Minh, cư xử phải khéo… À! – Hương như sực nhớ ra – Anh đi kháng chiến mấy năm?

- Dạ, suốt cuộc kháng chiến!

- Ừ! – Hương, một lần nữa, nhìn Luân soi mói, song mắt ông ta bớt vẻ khinh khỉnh. - Tôi cũng đi kháng chiến một lúc! – Hương buột miệng nói – Sau đó, tôi bệnh nặng về thành…

- Do đó, thầy có bài thơ:

“Tài sơ ráng gượng,
Bệnh nghiệt phải đành thôi;
Phận sống thừa cam chịu
Trông tay thợ vá trời!”

Luân đọc rành rọt bốn câu thơ.

- Ủa! - Hương kêu lên, kinh ngạc. - Anh cũng biết bài thơ đó?

- Dạ, em còn biết bài thầy làm năm 1919, với hai câu kết:

“Dám hỏi đồng bào mười mấy triệu
Việc đà như thế nỡ làm thinh?”

Hoặc bài “Viếng mộ Trần Bá Lộc” với hai câu:

“Mặt bia rờ rỡ lời khen thế,
Nét mực ràng ràng giọt máu dân...”

Trần Văn Hương nhổm dậy. Ông ta ngó Luân lom lom.

- Anh đọc những thơ đó ở đâu?

- Dạ, trong kháng chiến!

- Vậy sao? Tôi không ngờ… Anh em nhận xét thế nào?

- Dạ, mọi người đều thông cảm… Tỷ như bài tám câu thầy làm tháng 10/1945:

“Vẫn biết từ xưa phải có vầy
Cờ đà túng nước, tính sao đây?
Ngỡ là chí lớn, trời còn tựa
Hay nỗi tài hèn, thế khó xoay…”

Luân đọc được bốn câu. Trần Văn Hương cao hứng, đọc nốt bốn câu còn lại:

“Ở lại cho cam cùng bạn tác
Lánh đi cũng khổ với cao dày
Thôi thôi! Nghĩ lắm chi thêm hận.
Đem cái tàn hồn phó nước mây!”

- Tôi trở về thành, sau bài thơ đó… - Giọng Hương ngậm ngùi.

- Tôi sẽ thực thi một nền dân chủ ở địa phương… Ở đây, tôi chọn lựa người bổ vào các ngành theo đức, tài.

Tôi gạt mọi đảng phái ra một bên. Tôi không dung tha cho tham nhũng. Nếu anh công nhận chuyện tôi làm là đúng thì tôi rất vui mừng được sự hợp tác của anh. Tôi không nhắm mắt theo các chỉ thị của Thủ tướng. Vả lại, còn Quốc trưởng, gì thì gì, nhà có nóc. Quốc trưởng tại vị, mọi người phải phục tùng ngài. Cá nhân Quốc trưởng là một chuyện, nguyên thủ quốc gia là chuyện khác. Tôi đã nói thẳng với tướng Collins và ông ta tán thành. Chánh phủ Mỹ cam kết ủng hộ Quốc trưởng. Bây giờ mà xáo trộn thì chỉ có lợi cho Cộng sản.
Hương hùng hồn thuyết một hồi lâu, khi các kỷ niệm cũ lắng xuống.

Luân từ giã Hương. Trên xe, anh tư lự. Những tài liệu mà anh có về giáo sư Trần Văn Hương quả chính xác: Gàn, kiêu căng, thiển cận, chủ quan. Thành viên của nhóm “Tinh thần” – nhóm trí thức trùm chăn suốt cuộc kháng chiến của dân tộc – Trần Văn Hương tuy vào tuổi chưa tới 55 đã tỏ ra lẩm cẩm. Điều duy nhất buộc Luân phải suy nghĩ, đó là phần tình cảm đối với cuộc kháng chiến, tuy rơi rớt, ít ỏi song vẫn còn trong ông ta.

Khi sắp ra về, Luân hỏi:

- Thầy có tin gì của anh Hai, con thầy không?

Con trai của Trần Văn Hương đi kháng chiến và tập kết ra Bắc.

- Không! Tôi không hỏi. Cả bà nhà tôi cũng không hỏi. Thứ con hư, hỏi làm gì?

Ánh mắt và giọng nói của Hương chỏi nhau. Ông ta không thể tự chủ được nữa khi nghe nhắc con mình, song mồm thì vẫn nói cứng.

Luân đi đến kết luận: Ông ta thích làm một nhân vật đầy cá tính, có lẽ ông ta gượng gập với vai kịch. Trong người ông, cả một khối mâu thuẫn…
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #19 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 09:31:44 pm »

Chương 17

Chiếm góc đường Catinat cùng phía với Nhà dây thép, ngó ngang nhà thờ Đức Bà và xếp cạnh trường Taberd, Nha tổng giám đốc công an không đeo một bảng tên mà vẫn là mối hăm dọa đối với những ai sinh sống tại Sài Gòn. Thời Pháp thuộc, nơi đó chỉ khiêm tốn là một bót lính kín, như bót Bôlô trong Chợ Lớn. Sau khi Pháp trở lại Việt Nam lần thứ hai, Catinat trở thành trung tâm trấn áp toàn Nam Bộ và các tỉnh phía Nam Trung Bộ, với một nhà giam khắc nghiệt, các phòng điều tra đẫm máu. Lũ Tây lai, lũ lưu manh, lũ đấm thuê từ châu Phi, từ Ấn Độ được sử dụng, ai đã lọt vào Catinat thì khó thoát – mỗi đêm, chúng thủ tiêu hàng chục người yêu nước ở cầu An Lạc, cầu Bình Lợi – hoặc có thoát cũng thân tàn ma dại.

Do ảnh hưởng của cuộc kháng chiến, do âm mưu tô điểm cho bộ mặt bọn ngụy và nằm trong sự trả giá Mỹ - Pháp, ngày 7-10-1954, Pháp giao Catinat cho Ngô Đình Diệm. Lại Văn Sang, thủ lĩnh Bình Xuyên, Tổng giám đốc cảnh sát, chuyển đại bản doanh về đó.

Những cuộc bắt bớ tiếp tục. Bây giờ, nạn nhân không còn thuần Việt Minh như trước. Trong các phòng giam chật ních, người ta có thể gặp các trí thức lên tiếng ủng hộ hòa bình, những người hợp tác với Ngô Đình Diệm, các chủ hiệu buôn ở Chợ Lớn. Giữa một xã hội đầy rẫy cướp bóc, khám Catinat hầu như vắng bóng các hạng thường phạm. Số thường phạm bị giam trước kia nay là nhân viên của Tổng nha, chủ yếu là nhân viên điều tra.

Lại Văn Sang ném tờ giấy đánh máy xuống đất, đấm mạnh tay trên bàn, mặt đỏ phừng phừng.

Ly Kai lượm tờ giấy, lẩm nhẩm đọc. Đó là quyết định của Thủ tướng cấm khu Đại thế giới hoạt động. Lại Văn Sang đi lại trong phòng, gót giầy nện tới tấp.

- Biểu thằng Sáu Thưng lên!

Lại Văn Sang nói trỏng. Ly Kai lẳng lặng ra ngoài.

Lại Văn Sang đến bên cửa sổ, vẹt tấm màn. Cửa sổ ngó ngay dãy phòng điều tra nằm phía sau phòng làm việc của Tổng giám đốc.

Ở phòng số 3, Sang nhìn rõ một cô gái đang khóc sướt mướt. Cô khá đẹp.

- Ê! - Sang gọi vọng xuống – Cái gì đó?

Gã điều tra vội chạy ra thềm:

- Thưa anh Ba, con Lệ Chiêu…

- Lệ Chiêu là đứa nào? Con gái của hãng xà bông Cô Ba hả?

- Dạ, không phải… Nó là con ca sĩ hát ở “ba”…

- Bắt ca sĩ làm chi?

- Dạ, lệnh của Thiếu tướng…

- Sao? – Sang kinh ngạc.

- Dạ, thiếu tướng thích nó, muốn ngủ với nó một đêm, trả tới 20.000 mà nó còn làm cao…

- Vậy hả? – Sang hỏi lần nữa, giọng xui xị.

Ông ta ngó sang phòng số 4, mặc dù tai vẫn nghe rõ lời của cô ca sĩ và gã điều tra.

- Tội nghiệp em… Em có chồng, có con…

- Ăn thua mẹ gì thứ đó… Thiếu tướng thích gái có chồng, có con…

- Tội nghiệp em…

- Tao nói không có tội nghiệp gì ráo… Một đêm thôi. Cỡ Hồng Tuyến Nữ mà phải riu ríu qua hầu Thiếu tướng, sá gì mầy. Mầy hát một đêm cao lắm được 500. Thiếu tướng trả tới 20.000. Mầy cãi tao, tao bắt mầy ở luôn tại đây một tuần lễ, cho tụi công an xung phong thay phiên, một đêm mầy phải hầu một chục đứa, mà mầy mang cơm nhà tới, tụi nó chỉ có vi trùng tiêm la chớ không có đồng xu…

Không hiểu sao, Lại Văn Sang cau mày…

Từ phòng số 4 vọng lên tiếng rên của một Hoa kiều:

- Ngộ chịu! Ngộ chịu! Đừng đổ nước… ngộp quá…

Chắc là gã điều tra cười ha hả:

- Tỉu nạ má! Đợi uống hết một thùng nước rửa chén mới chịu… Hãng dầu Nhị Thiên Đường của mầy lời bạc tỷ, chỉ giúp Thiếu tướng có một triệu mà ke re cắt rắt. Kí giấy đi, chồng tiền xong, mầy về nhà…

Lại Văn Sang ngồi trở lại bàn viết. Ông ta mở một cuốn sổ ghi chi chít các địa chỉ: Nhà thuốc Ông Tiên, hãng xuất nhập cảng Ismael, hãng xe đò Thiên Tân, hãng máy bay Cosara, nhà thuốc tây Cường Lắm, tiệm vàng Nguyễn Thế Tài…

Ly Kai dẫn Sáu Thưng vào. Sáu Thưng tóc bôm bê; môi thâm xịt, cũn cỡn trong bộ đồ lớn vừa may, đi khom lưng từ cửa, rụt rè bắt tay Sang.

- Anh Sáu ngồi! – Sang chỉ ghế cho Thưng.

- Việc đã gấp – Sang nói – tôi nhờ anh Sáu. Anh vừa về với tụi nầy, tôi giao anh Sáu một công tác để lập công. Lập công lớn đa… Ngô Đình Diệm vừa ra lệnh đóng cửa Đại Thế Giới. Đại Thế Giới là nồi cơm của anh em Bình Xuyên, đóng cửa Đại Thế Giới thì anh em mình lấy gì nuôi vợ nuôi con, lấy gì lo đại sự? Đại Thế Giới lập từ hồi chưa chiến tranh, đâu phải do Bình Xuyên. Thiên hạ chơi bời giải trí ở đó đã gần 20 năm, Bình Xuyên tu bổ mở mang cách nay cũng 7, 8 năm. Hao tốn nhiều mà thâu chưa hòa vốn… Ngô Đình Diệm lại đóng cửa.

Sang vỗ bàn rầm rầm:

- Nói thiệt. Bình Xuyên quyết ăn thua đủ với nhà Ngô phen nầy!

- Phải quá mà! Thụt lui một bước, họ đẩy anh em mình té xuống kinh Tàu Hủ liền! – Ly Kai chia sẻ nỗi bất bình với Lại Văn Sang.

- Xì thẩu Ly Kai nói đúng… Xì thẩu nhắc các chủ sòng trong Đai Thế Giới yên tâm: Bình Xuyên thách đứa nào dám đụng đến Đại Thế Giới! – Sang vẫn xẵng giọng – Tôi giao anh Sáu Thưng một đại đội, đóng phía chợ An Bình. Hễ tụi nó lò mò vào quấy rối, anh Sáu cho nổ súng. Tới đâu thì tới!

Sáu Thưng thẳng người:

- Anh Ba đừng lo. Đứa nào muốn lọt vô cửa Đại Thế Giới phải đạp qua xác thằng Sáu Thưng nầy!

Lại Văn Sang bước ra khỏi bàn viết, vỗ vai Sáu Thưng:

- Vậy mới là hảo hớn!

- Dạ, em lên Sài Gòn, thân như kẻ trôi sông lạc chợ, nhờ anh Ba cứu vớt, đùm bọc mới có ngày nay. Ơn đó... –

Sáu Thưng vừa nói vừa rơm rớm nước mắt.

- Thôi! Anh Sáu chớ nói đến chữ ơn. Bọn mình là khách giang hồ. Quý là quý cái tình cái nghĩa…

Chuông điện thoại reo. Sang nhấc máy:

- Tôi đây, ai đó? À! – Sang chợt dịu giọng – Dạ… em đây anh Bảy. Dạ… em qua liền… Dạ, thế nào tối nay cô

Lệ Chiêu cũng có mặt chỗ anh Bảy… Dạ…

Đặt máy xuống. Sang bảo Ly Kai:

- Xì thẩy đưa anh Sáu vô Đại Thế Giới, làm quen với đại đội bảo vệ. Nhắc tụi phòng 3 về cô Lệ Chiêu… Tôi sang chỗ Thiếu tướng ngay bây giờ.

Sang bước đi mấy bước, chợt gọi Sáu Thưng, ông ta thì thầm trao đổi với Sáu Thưng việcgì đó mà Ly Kai giữ ý đứng hơi xa, nghe không rõ ngoài mấy tiếng:

- Một tấn là đủ… - Sáu Thưng nói.

- Làm sao đặt? – Sang hỏi.

- Em đảm bảo với anh Ba. Em là đặc công thủy mà!

*
Ly Kai rót đầy hai ly, chai Cognac đã cạn, Sáu Thưng ngồi lắc lư trên chiếc ghế cao, cô gái bán bar che miệng cười miết vì anh chàng vỗ ngực tự xưng là “Vua rượu Cà Mau” đã không chịu nổi 10 ly như anh ta hứa trong cuộc thi tay đôi với Ly Kai. Mặt Ly Kai tái mét còn mặt Sáu Thưng thì như ớt chín.

Lúc khởi sự, Sáu Thưng chẳng những uống rượu theo lối nước nạp mà còn rờ mó vuốt ve cô ả. Bây giờ, cô ả áp sát người vào Sáu Thưng , anh ta giống như kẻ sắp chết, mắt nhắm nghiền, cất tay lên không nổi.

- Ông Sáu, tụi mình làm một cái chót rồi vô Đại Thế Giới… - Ly Kai nhét ly rượu vào tay Sáu Thưng.

- Ông Sáu Thưng cái gì cũng giỏi hết! Ông Sáu làm quan bên Việt Minh được mấy năm?

- Đâu cũng 5, 6 năm…

- Ông Sáu ở Trung đoàn 58 biết Bảy Luân không?

- Bảy Luân nào?

- Bảy Luân tiểu đoàn trưởng 420, trung đoàn phó 58 đó…

- Biết… mà va tập kết rồi, phải không? Va là kỹ sư Luân, chung một đơn vị với tôi. Bị va mà tôi không thèm đi lính nữa, về xã Trí Phải trồng khóm.

- Tốt quá! – Ly Kai vui vẻ hẳn… - Ông Sáu đánh bộ hay đánh thủy?

Y ta đột ngột hỏi sang chuyện khác.

- Tôi là đại đội phó đặc công thủy… chuyên đánh tàu, phá cầu… Cầu bao lớn, tôi cũng phá bay…

- Cỡ cầu chữ Y, ông Sáu phá bay không?

- Ậy! Đó đa… - Sáu Thưng cười hí hí – Cô em đây dễ thương quá, qua khuyên đừng lò mò lên cầu chữ Y mà nát xương, nghe! – Sáu Thưng cố đứng lên – Ta đi, hè! Cô em ơi, cho qua hun một miếng!

Cô gái chìa má, Sáu Thưng chồm qua bàn rượu. Hắn ngã vật xuống, nôn lênh láng… 
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM