Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:14:26 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ván bài lật ngửa  (Đọc 131883 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 04:19:10 pm »

VÁN BẢI LẬT NGỬA

Tác giả: Nguyễn Trường Thiên Lý
Xuất bản: Nhà xuất bản Tổng hợp Hậu Giang.
Nguồn: vuontaodan.net.

Tưởng nhớ anh Chín T. và các đồng chí đã chiến đấu hy sinh thầm lặng.
N.T.T.L


Phần 1
CON NUÔI CỦA GIÁM MỤC


Chương 1

Khẩu mắc-xim (1) trên miarađo (2) vẫn tiếp tục nhả đạn. Từ cao, giọng ục ục của nó càng hách dịch, lấn át tiếng nổ rộ thật căng của hàng trăm súng trường, tiểu và trung liên khác. Giữa đêm tối, đạn của nó vạch một đường đỏ ối, xắt khu trung tâm khỏi vòng ngoài đồn đã bị quân ta tràn ngập. Cũng từ miarađo, thỉnh thoảng một quả lựu đạn O.F nụ xòe sáng rực lao xuống vùng bóng đen và tiếp liền tiếng nổ “oành” thách thức.

Luân xem đồng hồ tay: 1 giờ 25. Trận đánh đã kéo dài hơn tiếng đồng hồ rồi. Tiểu đoàn chủ lực của anh – tiểu đoàn 420 – nhận nhiệm vụ hạ đồn Biện Tạ trong chiến dịch giải phóng tuyến kinh Phụng Hiệp. Đồn Biện Tạ phụ trách hệ phòng thủ nam huyện lỵ, là căn cứ cấp đại đội mạnh nhất. Khu đồn chia làm ba cụm lô cốt, giữa có một đồn xây đá. Một trung đội Âu Phi thủ nơi xung yếu nhất, ba trung đội BVN (3) thủ ba cụm lô cốt. Chỉ 5 phút sau khi bộc phá mở rào, tiểu đoàn 420 đã làm chủ ba cụm lô cốt. Nhưng tiểu đoàn không thể tiếp cận bọn Âu Phi chỉ vì cái miarađo quái ác kia.

Những cáng thương binh ì ọp lội trên ruộng – mùa khô bắt đầu hơn tháng nay, song đám ruộng quanh đồn Biện Tạ lọt vào chỗ trũng, vẫn còn sình nhão. Mỗi lần cáng thương binh qua mặt anh, Luân xốn xang như nằm trên ổ kiển lửa.

Tiếng súng quanh đây, có vẻ đã ngưng. Nghĩa là các đơn vị địa phương đã thu xếp gọn hàng chục đồn và lô cốt lẻ. Trong khi đó, “anh Hai 420” chưa “tính sổ” xong đồn Biện Tạ.

Luân liếc chừng Vũ Thượng. Ánh sáng của hỏa khí từng chặp lóe lên gương mặt người chính trị viên – hàm anh nổi vồng. Nhưng tại sở chỉ huy trận đánh hôm nay còn có một nhân vật cao hơn: Lưu Khánh. Ông mang cấp chức Liên trung đoàn phó, đặc phái viên của Bộ tư lệnh phân liên khu.

Lưu Khánh ngồi bẹp phía sau một công sự đất, mùi bùn nực mũi. Quanh ông, máy ragônô quay nặng nề, ma-níp của hiệu thính viên gõ liên hồi. Cằm vuông, râu cạo nhẵn nhưng vẫn để lại một vệt xanh chạy từ mang tai. Lưu Khánh nghiêm nghị giống như truyền thuyết về ông ta: cười một phần mười mép, hà tiện lời đến mức ngôn ngữ của ông chỉ quanh quẩn có: ừ, không, thôi được, hử, coi chừng…

- Anh Sáu ơi!

Rốt cuộc rồi Luân phải cất tiếng:

- Cái gì? - Lưu Khánh không rời cái miarađo, hỏi cộc lốc.

- Cho tôi vô… - Luân cũng dè xẻn lời nói.

- Chi?

- Buộc khẩu 13,2 im…

- Được không?

- Được!

Lưu Khánh gọi:

- Sa đâu?

Từ bờ mẫu, một chú bé chừng 14, 15 tuổi trả lời:

- Em đây!

- Chú theo anh Bảy… đến bờ rào, gặp anh Út, tiểu đoàn phó…

- Dạ.

- Không được vô trong rào.

- Dạ.

- Chú nhớ!

- Dạ.

- Đi đi!

Quyến, cán bộ truyền tin, có dáng một học trò, nhân lúc nghỉ tay, châm chọc Sa:

- Rồi anh Sáu coi, thằng Sa thông đồng với anh Bảy…

- Nó vô trại, kỷ luật! – Lưu Khánh lạnh lùng.

- Anh Quyến phá em đó. – Sa xịu mặt.

- Để coi… - Vũ Thượng dậm dọa thêm.

*

… Luân và Sa trườn sát mặt ruộng. Chốc chốc một viên cối cỡ 60 ly mồ côi, một viên mọt-ta bay xè xè, ghé hoặc trước hoặc bên hông họ, miểng văng rào rào.

Sa trườn vài thước lại nhìn Luân.

- Anh Bảy…

- Cái gì?

- Tới rào thôi, nghen…

- Ừ...

Sa về tiểu đoàn chưa được bao lâu. Đang học trường trung học Tiền Phong, cậu giãy nảy, nhất định đòi đi lính. Ban giám đốc trường chịu thua cái nước lì của Sa, gửi cậu đến tiểu đoàn. Ngay từ ngày đầu, Sa được gọi lên Ban chỉ huy. Tiểu đoàn trưởng ngắm nghía cậu một lúc, quyết định giữ cậu làm liên lạc riêng cho ông ta. Sa thối chí. Cậu xin đi lính đâu phải mong núp bóng ông tiểu đoàn trưởng? Rời văn phòng tiểu đoàn về chỗ nghỉ, Sa lầm bầm mãi. Điệu này phải làm đơn gửi lên khu mới xong. Sa hỏi han, biết tiểu đoàn trưởng tên Bảy Luân, thuộc loại “xung phong trước lính”. Giữa lúc Sa rầu rĩ thì có lệnh gọi: Sửa soạn đi “công tác” với anh Bảy.

- Ối, thì cũng “cơm nước, trà lá” vậy thôi…

Sa từng biết vai trò của các “tiểu đồng” theo “phò” các chỉ huy. Bởi vậy, cậu uể oải xuống nhà bếp xin đường, trà…

- Không có! – trưởng quản trị tiểu đoàn xua tay đuổi Sa.

- Thằng nhỏ này ghiền trà tới giấc rồi! – Anh ta còn ném theo Sa một câu nhận xét độc địa.

- Tôi mà ghiền! Tôi xin cho tiểu đoàn trưởng đó.

Sa quay lại nghinh anh quản trị.

- Tiểu đoàn trưởng đâu biết uống trà, đừng có xạo!

Quản trị trưởng ong óng. Sa không tin lời anh ta.

Tưởng tiểu đoàn trưởng đi công tác rần rần, rộ rộ, ai dè tổng cộng có ba “chư”: tiểu đoàn trưởng, Quyến và Sa. Quyến là trung đội phó truyền tin, song hễ có người thay ngồi ở maníp thì anh ta xung phong chèo xuồng.
Xuồng rời Biển Bạch, xuôi Sông Đốc. Lợi dụng gió thuận, họ cắm trước mũi xuồng hai tàu dừa nước thay buồm. Xuồng lao vun vút. Sụp tối, họ ghé Xóm Sở.

- Chú Quyến vo gạo, chú Sa nhúm lửa…

Luân phân công cho hai người. Anh xách cần câu ra ruộng.

Họ không vào nhà dân mà nấu nướng ngay ở bờ sông. Luân mang về cả chục con cá lóc. Bữa cơm rất tươm tât.
Sa bắt đầu thích tiểu đoàn trưởng. Cậu đã tin lời quản trị trưởng: Tiểu đoàn trưởng không trà lá gì ráo.

Đêm đó, họ theo Rạch Rập, nép sát thị trấn Cà Mau, vòng qua kinh xáng Đội Cường.

Hai hôm sau, trận Đầu Gừa nổ ra. Luân trực tiếp nắm một đại đội và đại đội đã chiếm cái bót nằm giữa Cà Mau – Tắc Vân chỉ tốn không quá mười phút. Trong trận, Sa thiếu điều xỉu vì phải bám sát tiểu đoàn trưởng giữa lưới đạn đan chéo, có viên quạt rát da mặt.

Từ hôm đó, Sa dự đến năm sáu trận. Bây giờ có ai hỏi “làm liên lạc khoái không” thì cậu cười nhe chiếc răng lòi xỉ:

- Nhất trần đời!

*

… Gần tới rào, bỗng Luân nằm lại. Sa sợ ‎qu‎ính:

- “Bị” rồi hả anh Bảy?

Luân không trả lời, một loáng sau anh trườn ngang Sa. Té ra anh cởi hết quần áo, chỉ giữ khẩu “Côn” nơi bụng. Tác người nhỏ thó, da hơi ngăm, Luân tiệp với màu trời.

Khẩu mắc-xim “ục ục” tiếp từng ba viên một.

- Thằng Tây nào bắn khá quá! – Luân nhận xét.

Tiểu đoàn phó – một người cao lêu nghêu, anh đi khom mà y người ta sổng lưng – tóm tắt tình huống trận đánh: diệt và bắt sống ba trung đội ngụy, nhưng chưa biết phải “xử” cái đồn giữa ra sao.

- Được!

Luân nói thật gọn. Rồi anh vọt qua rào đang ngún khói. Sa muốn níu anh lại song không kịp. Thật tình, Sa chẳng ưa gì phải nằm với Luân tận ngoài rào.

Luân đã ngồi vào cửa lô cốt – bên trong, vài chục lính ngụy tay đặt lên ót, im re, nhìn Luân với nỗi kinh ngạc – hình như có tên cố nén cười nữa. Luân chẳng để ý đến bọn lính, anh ngắm nghía cái miarađô nổi bật trên nền trời trong vắt đầy sao.

- Cho tôi một khẩu VB (4)… - Luân bảo.

Người ta chuyển đến anh khẩu súng mút, mấy quả trômblông. Anh gắn quả trômblông vào quặng ở đầu súng, giương súng ngắm miarađo, lấy cự ly.

Sa vừa theo dõi tiểu đoàn trưởng, vừa liếc đám tù binh, có vẻ như muốn nói: các người thấy tiểu đoàn trưởng của tôi không?

- Tất cả nép kín phía trong tường!

Ra lệnh dứt, Luân bấm cò. Quả trômblông phóng lên không trung, giống cái đuôi sao chổi. Nó rơi ngay nóc miarađo, một tiếng nổ không lớn lắm và liền sau đó, khẩu mắc-xim câm họng.

Luân bắn thẳng quả trômblông thứ hai vào cửa đồn. Số phận đồn Biện Tạ được kết thúc.

Một số tù binh ngụy, dù lệnh buộc phải đặt tay lên ót vẫn chồm ra ngoài nhìn cái miarađo chìm trong ánh lửa, miệng không ngớt hít hà thán phục tài bắn của viên chỉ huy Việt Minh mà mắt thì vẫn cười cười.
Khi quân ta hò reo xông vào đồn, Luân mới hiểu tại sao họ cười: anh trần truồng, chiếc quần quấn cổ.

---
(1) Một loại đại liên
(2) một loại tháp canh lô cốt
(3) Bataillon Việt Nam - Tiểu đoàn Việt Nam (thuộc Liên hiệp Pháp)
(4) Một loại súng phóng lựu
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Tám, 2008, 04:23:46 pm gửi bởi baogt » Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #1 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 04:25:20 pm »

Chương 2

Luân và Vũ Thượng ngồi mãi trước tấm bản đồ trải trên đệm. Sau lưng họ, cán bộ tham mưu, chính trị, các đại đội trưởng, tất cả đều chờ đợi ý kiến của ban chỉ huy. Chẳng là Bộ tư lệnh quyết định mở chiến dịch lớn, phối hợp với chiến trường chính Điện Biên Phủ. Tiểu đoàn 420 được phân công thanh toán các đồn nằm giữa Phụng Hiệp và Cái Răng. Cục diện Đông Xuân năm nay thuận lợi hơn bất kỳ năm nào trước đây. Toàn bộ lực lượng tinh nhuệ của Pháp co cụm về quanh các thành phố lớn, một số phải dự cuộc hành quân Atlăng (1), một số phải tiếp ứng cho Bắc Bộ, giữ miền Tây Nam Bộ chủ yếu là các tiểu đoàn ngụy mới thành lập. Ta có khả năng dẫy hàng mảng đồn bót, giải phóng hằng khu vực rộng.

Đã quá giờ ăn – tu huýt thổi hai lần rồi – mà chưa ai chịu rời bản đồ.

- Trong tuyến này, tổng cộng 16 đồn và lô cốt. Nếu ta đánh bứt đồn Nhà Thờ thì cả tuyến sẽ rã. Cho nên, tôi đề nghị trinh sát liền đồn Nhà Thờ, có thể cường tập, có thể chặn chúng khi chúng ra khỏi đồn, có thể kỳ tập… Hóa trang kín dưới ghe chở cá, bất thần xung phong… - Luân gợi ý các phương án.

- Nếu kỳ tập, chính anh giành đi theo ghe, phải không?

Vũ Thượng cười. Mọi người cười theo. Sa và Quyến ngồi ở nhà bếp cũng ngó nhau cười. Vũ Thượng đoán trúng quá.

- Thì… - Luân ấp úng. Sự bẽn lẽn của anh càng khiến mọi người cười to hơn.

- Báo cáo, có điện khẩn.

Đồng chí cơ yếu hấp tấp bước qua sân, đứng nghiêm. Vũ Thượng nhận điện, đọc vội rồi trao cho Luân.

- Bộ Tư lệnh gọi anh – Vũ Thượng bảo.

- Không phải Bộ tư lệnh. Anh Dương Quốc Chính điện, song bảo “đến chỗ anh Sáu Ú”… tức là đến Trung ương cục…

- Chắc các anh muốn căn dặn điều gì đó… - Vũ Thượng xem lại điện.

- Cha! … - Luân tắc lưỡi – Đang triển khai mà…

- Đi một ngày một đêm là tới Bờ Đập. Làm việc xong, quay về, trinh sát cũng chưa báo cáo kịp với anh đâu… Cứ yên trí mà đi – Vũ Thượng xếp bản đồ nói. - Vậy các đồng chí tham mưu chính trị ở nhà trao đổi thêm kế hoạch. Các đại đội cho lính nghỉ ngơi lấy sức, trinh sát nắm tình hình khu vực được phân công. Ở Cần Thơ, Sóc Trăng tụi nó còn mấy tiểu đoàn BVN vừa huấn luyện xong, một trung đoàn Âu Phi quân số thiếu… Cho nên, các đồng chí phải tính đến nhiều tính huống. đánh ven lộ, chú ý pháo. Cụm pháo 105 Phụng Hiệp gần đây thêm ba khẩu 155. Các đồn đều nhận thêm cối… Đó là khí tài của chiến tranh Triều Tiên, Mỹ viện trợ cho Pháp.
Khi các cán bộ rời sở chỉ huy, Luân than thở với Vũ Thượng:

- Tôi ngại ông Lưu Khánh rút 420 về bảo vệ Trung ương cục quá!

Vũ Thượng lắc đầu:

- Không có lý … Đang tập trung lực lượng ra phía trước mà!

- Tôi mang theo tất cả bản đồ. Biết đâu các anh lại quyết định đưa 420 lên Long Tuyền, Nhơn Ái, hoặc xa hơn, đưa hẳn lên Long Châu Hậu (2).

Luân phấn khởi trở lại. vài phút sau anh đã ngồi xuống chiếc tam bản cà rèm. Sa và Quyến ướm thử quai chèo. Chiếc tam bản rời bến, phóng đi…

---
(1) Pháp mở chiến dịch Atlan ở Tuy Hòa
(2) Một tỉnh cũ thời kháng chiến chống Pháp, gần phần hữu ngạn sông Hậu của Long Xuyên và Châu Đốc
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #2 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 04:27:44 pm »

 
Chương 3

Luân bắt tay anh Tư thật chặt. Đã hơn 8 năm Luân mới gặp lại anh Tư. So với hồi đó, anh Tư mập hơn đôi chút, song da vẫn ủng, mắt thâm quầng và nhất là vẫn ho khúc khắc.

Hai người hỏi thăm nhau vài câu rồi Luân xin phép được làm việc. Nhìn số cán bộ ngồi chật nhà bên, Luân biết sáng nay, anh Tư còn tiếp có lẽ cả chục khách nữa là ít. Trải tấm bản đồ vùng Phụng Hiệp lên bàn, Luân cầm bút chì, chỉ vào hướng 420 sẽ tấn công.

- Thưa anh, đây là đường xe Phụng Hiệp – Cần Thơ…

- Nhưng hôm nay tôi gặp anh để bàn chuyện khác! – Anh Tư ngăn Luân.

Luân sững sờ. Anh Tư tươi cười:

- Chuyện khác quan trọng hơn chuyện giải phóng tuyến Phụng Hiệp… Anh đọc điện này sẽ rõ.

Bức điện thượng khẩn và tuyệt mật của Trung ương Đảng.

“Quyết tâm của Trung ương diệt chủ lực địch ở Điện Biên Phủ. Các chiến trường cần khẩn trương phối hợp. Sau thắng lợi lớn này, tình hình chính trị có thể có đột biến”.

*
Luân gặp anh Tư lần đầu – và mãi hôm nay mới gặp lại – đúng vào lúc Nam Bộ kháng chiến mở màn.

Dựa vào quân Anh – chiêu bài của chúng là thay mặt cho Đồng minh giải giới quân đội Nhật ở Nam Đông Dương – Pháp cùng một lúc chiếm trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Tòa đốc lý, Sở công an. Nhật ngầm tiếp tay Pháp, vũ trang cho chúng. Tình hình nói chung là bất lợi đối với ta – vừa giành chính quyền xong, chưa kịp tổ chức lực lượng, thiếu vũ khí.

Dưới ánh đèn dầu mờ mờ trong một căn nhà lọt giữa xóm lao động bên kia Cầu Bông, anh Tư truyền đạt các chỉ thị khẩn cấp của Thành ủy. Luân chưa hiểu anh Tư là ai. Dong dỏng cao, da trắng bệt, mắt trõm, thỉnh thoảng ôm ngực nén cơn ho cơ hồ xé phổi, lại luôn cười đôn hậu, nói không văn vẻ - hơi lộn xộn nữa – nhưng dễ hiểu, anh đã gieo ấn tượng mạnh trong Luân qua phong thái ung dung giữa bốn hướng súng nổ rộ.
Luân là một trong những người hăng hái nhất hôm đó. Anh không để ý lắm các phân tích tình hình của anh Tư.

- Theo tôi, cái cần nhất hiện giờ là súng. Xin cho súng. Có súng, chúng tôi tự biết liền cách đánh!

Luân đặt vấn đề bốp chát như vậy.

Anh Tư nhìn Luân, vẫn tươi cười:

- Anh bạn! Nếu chúng ta có đủ súng thì hà tất phải ngồi đây bàn với nhau cả buổi trời. “Cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ bẩy quả đất cho mà xem”. Hình như câu nói đó của Acsimet (1). “Cho tôi súng, tôi sẽ rượt bọn Gra-xi(2) chạy vắt giò lên cổ cho mà xem”. Đến lượt anh bạn, Acsimet thời nay!

Đối với Luân, cuộc nói chuyện không lấy gì làm thú vị. Tuy vậy, sau đó, anh được phái ra Hà Nội và trở về Nam với một chuyến xe lửa đầy súng đạn. Rồi anh quay ra Hà Nội. Lần sau, chuyến xe lửa đầy vũ khí phải dừng lại Quảng Ngãi – đường phía trong đã bị Pháp chiếm. Thế là Luân chuyển vũ khí bằng thuyền. Anh công tác ở Phòng liên lạc miền Nam năm 1947.

*
Là một kỹ sư vừa tốt nghiệp, Luân mang tật cao ngạo của số đông trí thức lúc bấy giờ. Suốt thời gian học đại học, Luân ít giao du. Với anh, kiến thức và chỉ kiến thức là cái đang thu thập. Bởi vậy, mặc dù quanh anh không khí chính trị sôi sục, Luân vẫn cắm đầu học. Nhật đã đổ bộ vào Đông Dương, chiến tranh thế giới và Thái Bình Dương càng lúc càng gay gắt, Luân chỉ nghe mà không hề tỏ thái độ. Ngoài sách chuyên môn – anh theo ngành canh nông – anh giải trí bằng truyện trinh thám, món giải trí đến với anh từ lúc anh còn ở bậc trung học trường Chasseloup Laubat. Về thể thao, anh chơi quần vợt – chơi khá giỏi.

Sinh trưởng trong một gia đình hội tụ gần như đủ tất cả các điều kiện để được gọi là “thượng lưu” – trí thức, Pháp tịch, đạo Thiên chúa – Luân, Robert Nguyễn Thành Luân, lại thích lối sống khắc khổ. Có thể anh là con áp út – về con trai anh là út – phải ở với bà nội và học tiểu học tại tỉnh lẻ, cho nên Luân gần gũi hơn so với các anh chị, nếp sinh hoat nông thôn.

Luân là người duy nhất trong gia đình không đỗ đạt bên Pháp. Sự lựa chọn ngành của anh hoàn toàn là một cử chỉ hiếu đễ: bà nội anh thích trồng trọt. Còn nói về nguyện vọng riêng, chính anh mơ ước trở thành một nhà trinh thám tư – một ngành thực tế không có chỗ dùng ở Viêt Nam.

Cần nói thêm cho thật chính xác: anh không sang Pháp vì khi anh đậu tú tài, đường sang Pháp bị chiến tranh làm gián đoạn.

Nhận xong bằng kỹ sư – lễ phát bằng uể oải như guồng máy chạy cầm chừng của nhà nước Pháp ở Đông Dương. Luân về Nam. Chính trên chuyến xe lửa chỉ thì thụt ban đêm và kéo khá dài ngày đó, Luân bắt đầu thay đổi cách suy nghĩ.

Tình cờ một bạn học nằm chung “cút-sết”(3) với anh, anh bạn học này tên là Quý, quê Nam Định, sinh viên ngành y, sống chung với anh nhiều năm ở Đông Dương học xá. Bỗng một dạo, Quý bỏ học. Tin đồn đại trong bạn học: Quý lên chiến khu, theo ông Võ Nguyên Giáp. Khi Luân ra Hà Nội, ông Võ Nguyên Giáp không còn dạy trường Thăng Long, ngôi trường nổi tiếng ở phố Ngõ Trạm, xong tên ông Giáp thì nghe bạn học rỉ tai, đầy thán phục.

Xe vào đến ga Đò Lèn, Quý mới có mặt trong toa. Gặp Luân, Quý hơi lúng túng. Nghĩa là Quý mua vé đi từ Hà Nội mà không lên xe tại ga Hàng Cỏ. Có lẽ tính toán khá lâu, sau cùng Quý nói thẳng với Luân.

Đúng như tin đồn đãi, Quý lên Tuyên Quang, dự lớp quân chính, cùng nhiều học sinh sinh viên khác. Bây giờ. Quý vào Nam, liên lạc với Việt Minh trong đó. Quý kể nhiều chuyện chiến khu, Luân thích nghe đến nỗi, khi xe đỗ lại tránh máy bay ban ngày – thường giữa vùng rừng núi quạnh quẽ - anh cũng không rời Quý một bước.
Tới Sài Gòn, Luân trình diện tại Sở canh nông. Giám đốc sở vẫn là người Pháp. Lão Tây thất thế rầu rầu nhìn Luân. Ngồi dưới ảnh Quốc trưởng Pétain mà có vẻ lão vểnh tai ngóng tiếng nói của De Gaulle. Còn phó giám đốc đã là một người Việt. Ông ta đỗ bằng kỹ sư nông học bên Pháp – từ thuở kỹ sư nông học còn gọi là Bác vật canh nông – làm phó giám đốc vì đại sứ Nhật muốn như vậy. Thực ra, ông ta chưa hề biết đồng ruộng Việt Nam ra sao. Gặp Luân, ông ta không nói gì về trồng trọt mà thao thao hằng mấy giờ liền về thuyết “Đại Đông Á”, về đề quốc hùng cường Đại Nippon dẫn đạo các dân tộc da vàng. Phó giám đốc ân cần mời mọc Luân viết báo Tân Á (4). Cuộc tháo chạy khỏi Phi Luật Tân, Miến Điện, Nam Dương của quân Nhật… được ông giải thích như là hoàn toàn “mưu mẹo”, y hệt ông ta là hãng Domei (5). Ông ta hé cho Luân biết chẳng bao lâu nữa, Trần Trọng Kim sẽ lập chính phủ - chính phủ Việt Nam độc lập – và ông ta sẽ giữ một ghế bộ trưởng…

Luân chỉ đến sở một lần đó. Anh đi hẳn với Quý. Hai người lội tới lội lui vùng rừng Trị An. Quý đã liên lạc được với Kỳ bộ Việt Minh. Luân giúp Quý tìm vũ khí. Rất khó, song họ cũng mua được vài khẩu súng lửa.
Người anh thứ năm của Luân là luật gia Jean Nguyễn Thành Luân. Vợ của Jean cũng là một tiến sĩ Luật, thuộc giọng họ lớn ở Bạc Liêu: dòng họ Trần. Cả hai liên hệ với nhóm trí thức yêu nước và thiên tả lúc bấy giờ: Phạm Ngọc Thạch, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Thủ…

Jean nhiều lần khuyên Robert tiếp xúc với các trí thức đó – họ làm việc dưới sự lãnh đạo của các đảng viên Cộng sản đệ tam. Robert từ chối. Jean lo ngại vì trong trí thức Sài Gòn còn các nhóm khác mà khuynh hướng khá phức tạp: nhóm Tạ Thu Thâu, nhóm Hồ Vĩnh Ký, nhóm Nguyễn Văn Thinh, nhóm Hồ Văn Ngà – kẻ thì của đệ tứ Trôtkit, kẻ thì của phòng nhì Pháp, kẻ thì thân Nhật. Jean chỉ hết lo ngại khi bắt gặp Robert đọc “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”, với vô số gạch dưới bằng bút chì đỏ.

*
Rồi Luân cũng hiểu được anh Tư là ai. Có lẽ trừ gốc đạo Thiên chúa, anh Tư giống Luân về nhiều mặt, thậm chí còn trội hơn nữa. Dân Tây – anh Tư tên là François, vứt bỏ cái một quốc tịch Pháp lẫn vị trí cai trị đầu sỏ, đi dạy học kiếm cơm như những thầy giáo “Annamit” chỉ có bằng sơ học, viết báo chống lại chính quyền Pháp, vào tù ra khám. Là ủy viên ủy ban quân sự khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940, anh Tư bị truy nã, bị bắt, bị tra tấn và bị kết án tử hình. Nếu không phải là công dân Pháp và nếu không có chiến tranh – đường liên lạc từ Đông Dương về Pháp nghẽn, bản án của tòa đại hình Sài Gòn không được Giám quốc(6) Pháp thông qua, đây là luật lệ dành cho các bản án đối với công dân Pháp – thì anh Tư bị điệu ra trường bắn từ lâu rồi.

Luân tìm thấy nhiều điều ly kỳ trong việc anh Tư vượt ngục: một ngày tháng 3 năm 1945, buổi sáng, còi báo động. Trong “xen-luyn”(7) tử hình, anh Tư chỉ biết cuộc oanh tạc của Anh – Mỹ khi chỗ nằm anh bỗng rung rinh dữ dội cùng với một tiếng nổ điếc tai. Anh không trông thấy gì cả. Khói trùm kín khu khám lớn, cửa “xen-luyn” của anh đổ kềnh. Lập tức, anh Tư trút bỏ quần áo tù,mặc độc chiếc quần xà lỏn, vụt nhảy khỏi khám. Anh lao đến đúng nơi bom rơi sạt bức tường cao vọi và chỉ một cái lách mình, anh đã ở ngoài đường Lagrandiere. Hai hôm sau, thân thể còn da bọc xương, phổi nhức nhối, anh Tư chủ trì cuộc họp cán bộ với cương vị bí thư Thành ủy vừa được chỉ định.

Và hôm nay, men con rạch Bờ Đập êm ả, Luân lắng nghe anh Tư không để sót một chi tiết. Luân định nhắc lại để xin lỗi chuyện hơn 8 năm trước. Song anh thôi. Chưa chắc một người như anh Tư còn có thể nhớ những thứ ấy. Luân biết rằng anh Tư đang là Ủy viên Trung ương Đảng, Thường vụ Trung ương Cục. Luân còn biết thêm: vài ngày nữa anh Tư sẽ nhận nhiệm vụ Bí thư Đặc ủy khu Sài Gòn – Gia Định, một chiến trường sôi động trong buổi tiếp giáp chiến tranh và hòa bình…

---
(1) Archimède, nhà thông thái thời cổ đại (287 - 212 trước công nguyên)
(2) Sir Douglas David Gracey (1894-1964), Thiếu tướng (sau thăng Trung tướng), tư lệnh quân Đồng Minh tại Đông Dương (1945).
(3) Couchette: toa có giường ngủ.
(4) Tờ báo thân Nhật.
(5) Hãng thông tấn chính thức của Nhật.
(6) tương tự như chức Tổng thống ngày nay.
(7) Cellule: khám nhỏ nhốt trọng phạm. 
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #3 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 04:29:44 pm »

 
Chương 4

- Anh còn giữ mấy bức thư của Ngô Đình Thục không?

Câu chuyện bỗng nhiên trầm trầm. Luân tiếp nhận quyết định của Đảng với một thái độ rõ ràng là miễn cưỡng. Các trận đánh sắp tới quanh Cần Thơ hoặc phía bắc lộ Cái Sắn vẫn ám ảnh anh. Từ lúc rời cơ quan mật vụ Nam Bộ, trực tiếp cầm quân ở cấp tiểu đoàn, Luân dự hàng trăm trận đánh, song không phải lúc nào anh cũng thắng. Các đơn vị của Pháp từng cho anh nếm mùi đau khổ, khi ở Vĩnh Trà Bến (1), khi ở Long Châu Hà, khi ở Rạch Giá. Cho nên, Luân đã dành tất cả thời gian học tập nghiên cứu, điều tra các loại thực địa khác nhau, các đối tượng địch khác nhau, quyết tâm trở thành một cán bộ quân sự chuyên nghiệp. Từ 1951, tiểu đoàn 420 – với sự bổ sung chính trị viên Vũ Thượng, một cán bộ xuất thân từ thợ máy hải quân Pháp – đã trưởng thành hẳn. Chiến công của tiểu đoàn trở nên niềm hãnh diện của toàn Phân liên khu. Bên cạnh các tiểu đoàn 307, 308, 311… lẫy lừng, người ta bắt đầu kể thêm 420. Trước Đông Xuân 1953-1954, tiểu đoàn 420 làm nhiệm vụ cơ động trên một địa bàn rộng lớn. Luân được đề bạt trung đoàn phó. Tình hình dường như sửa soạn cho tiểu đoàn tung hoành. Bài hát của nhạc sĩ Quách Vũ có câu “ta thắng như chẻ tre, ta thắng như nước tràn” mấy năm trước bị phê bình là “lạc quan tếu” nay có vẻ không xa sự thật là bao nhiêu. Giữa tình thế “trăm năm có một” như vậy, cấp trên lại bàn với anh cung cách hoạt động lâu dài trong lòng địch!

- Còn giữ… nhưng tôi không mang theo đây. Mang theo làm gì cái thứ…

Luân trả lời anh Tư, giọng vừa buồn vừa bực.

- Ý! – anh Tư cười đôn hậu – Cái thứ đó quí lắm đa. Anh còn nhớ mỗi thư nói cái gì không?

Luân chỉ nhớ mang máng.

- Anh cứ tiếp tục công việc đang làm. Tất nhiên, anh phải để ít ra là một nửa thì giờ cho công việc sắp tới. Văn phòng chuẩn bị sẵn cho anh khá nhiều tài liệu, gồm báo cáo, báo chí, sách… Sở công an, phòng quân báo Bộ tư lệnh sẽ cung cấp cho anh các mặt tình hình. Điều anh cần giữ kỹ như nguyên tắc là không tiết lộ với bất kỳ ai nhiệm vụ mới của anh.

Anh Tư dặn dò thêm Luân trước khi Luân vùi đầu vào đống tài liệu trong gian nhà bên cạnh nơi làm việc của anh Tư.

Không rõ ai đó vô tình hay cố ý đặt lên bàn tờ Nhân dân miền Nam số mới nhất. Luân đọc ngấu nghiến bài ký tên Trung Thành mà Luân biết là bút danh của anh Sáu Thọ, ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Trung ương Cục: “…Quân địch đang bị động, đối phó với ta ở đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ và Trung Lào, chúng phải rút gần hết lực lượng ứng chiến tinh nhuệ ở chiến trường Nam Bộ ra các nơi đó, nên ở chiến trường Nam Bộ quân địch đang hoạt động yếu hơn trước và có rất nhiều sơ hở, tinh thần binh lính ngụy lại càng hoang mang dao động trước những chiến thắng của ta…”

*
Cái cớ mà giám mục địa phận Vĩnh Long Ngô Đình Thục viết bức thư đầu tiên cho Robert Nguyễn Thành Luân khá bình thường. Năm đó, năm 1952, kỹ sư điện René Nguyễn Thành Luân qua đời ở Paris – cả Jean và Robert đều không làm sao dự lễ tiễn đưa cha đến nơi yên nghỉ cuối cùng được. Ngay cái tin ông René Nguyễn Thành Luân mất, hai anh em đều không hay, trước khi Robert nhận được thư của giám mục.

Giám mục địa phận gửi thư chia buồn với người con của một tín đồ - và bản thân người con cũng là một tín đồ - không phải là việc gì cần bàn cãi. Hơn nữa, không ai không biết ông René Nguyễn Thành Luân có mối giao hảo cá nhân rất thân mật với người chủ chăn giáo phận – một trong những giám mục người Việt Nam ít ỏi lúc bấy giờ.

Năm Luân vào ban tú tài cũng là năm Ngô Đình Thục được phong giám mục. Ông René đưa con đến chào vị giám mục địa phận – niềm tự hào của người sùng đạo như ông. Và, giám mục đã ban phép cho Luân. Từ đó cho đến khi rời thành phố vào chiến khu, Luân vẫn thường gặp giám mục – nhất là dịp nghỉ hè.

“Cha đau buồn vô hạn khi được tin chẳng lành của người bạn thân, cụ kỹ sư René Nguyễn Thành Luân, vừa từ trần, an táng tại nghĩa trang Père-la-Chaise. Cha đã cầu nguyện cho cụ và mong con cũng cầu nguyện cho người cha thân yêu của mình về nước Chúa…”

Bức thư vắn tắt như vậy thôi.

Bức thư thứ hai, nhiều ý hơn, đến vào tháng 7 năm 1953.

“Cha mừng con được an khang trong Chúa. Cha mong mỏi một ngày gần nhất được gặp con, vừa để thăm lại đứa con của giáo phận ra đi đã 8 năm, vừa han hỏi đứa con của người bạn mà cha lúc nào cũng quý mến. Con có thể cho một cái hẹn không? Cha đảm bảo tất cả an toàn và cha tin là con không hề có một chút nghi ngờ”.
Liên trung đoàn trưởng 120 – cũng là một tín đồ đạo Thiên chúa – nói lại với Luân, ông ta cũng nhận một bức thư tương tự, dĩ nhiên hình thức là chuyện nhớ mong… vì Liên trung đoàn trưởng thuộc một gia đình đạo không phải toàn tòng. Thư của giám mục gửi cho con chiên kháng chiến tương ứng với diễn biến ở chiến trường: năm 1953, thực dân Pháp đang hấp hối.

Hai tháng sau, tháng 9 năm 1953, Luân nhận được bức thư thứ ba:

“Cuộc chém giết ngoài ý Chúa đã kéo khá dài. Như các đấng bề trên và Đức Thánh Cha hằng lo lắng, cha đêm ngày cầu mong sao máu ngừng đổ. Con là một chỉ huy, cha mong con đóng góp vào một cuộc bãi binh mà mỗi bên đều giữ được danh dự. Cha nóng lòng được gặp con đặng cha con ta bàn thảo xem con có thể làm được điều gì trong phận sự mà con gánh vác ngoài đời, chu toàn đặng trách nhiệm của một dân Chúa. Ông Savany, con biết danh tiếng của ông, sẵn sàng tạo mọi phương tiện cho con gặp cha”.

Savany là trung tá, phụ trách phòng nhì Pháp ở đồng bằng sông Cửu Long.

Và bức thư mới nhất trước trận tiểu đoàn 420 hạ đồn Biện Tạ.

“Thời cuộc xoay chuyển thiệt là mau lẹ. Theo những gì mà cha nắm được, trong một ngày không xa, ông Ngô Đình Diệm sẽ về nước chấp chính. Cha hy vọng con hiểu rõ tầm quan trọng đặc biệt của sự thay đổi nầy. Là một người tín ngưỡng Chúa, lại theo chủ nghĩa quốc gia, có mối giao thiệp thân tình với gia đình họ Ngô Đình, con cần suy tính thật kỹ và nên dứt khoát trước khi quá muộn. Sắp tới, không phải người Pháp mà là người Mỹ sát cánh với chúng ta. Con nên nhớ, nước Mỹ là nước đã ném bom nguyên tử xuống nước Nhật. Đức hồng y Spellman thường thư từ với cha. Đó là một đấng bề trên hiểu biết và rộng lượng…”

Thư của giám mục gởi cho Luân vào lúc Mỹ gần như gánh trọn toàn bộ ngân sách chiến tranh Đông Dương – ngày 30-7-1953 quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận viện trợ quân sự cho Đông Dương tài khóa 1953-1854 là 400 triệu Mỹ kim; ngày 2-9-1953 chính phủ Hoa Kỳ lại quyết định bổ sung thêm 385 triệu đô la nữa. Sự viện trợ dồn dập như thế nhằm yểm trợ cho “kế hoạch Navarre” mà một trong những điều then chốt là “giao cho phía Việt Nam những phần trách nhiệm nặng nề hơn”. Bức thư cũng liên quan tới lời tuyên bố úp mở của thủ tướng Pháp Laniel ngày 12-11-1953: “Chính phủ Pháp nghĩ rằng vấn đề Đông Dương không nhất thiết phải có giải pháp quân sự. Pháp không đòi hỏi đối phương phải đầu hàng không điều kiện. Pháp mong muốn có cuộc điều đình”.

*
Cuộc hành quân Castor mở màn, với sáu tiểu đoàn Âu Phi nhảy dù chiến đóng Điện Biên Phủ. Đây là một canh bạc Pháp dốc túi, không chỉ để giảm đến mức có thể giảm sự thua thiệt trước các dân tộc Đông Dương mà còn hòng trả giá với chính đồng minh Mỹ.

Một René Coty nào đó, sau 13 vòng bầu mới được quốc hội Pháp giao ghế Tổng thống. Nó cho thấy sự phân hóa sâu sắc trong giới cầm quyền Pháp vì cái “ung nhọt” chiến tranh Việt Nam.

---
(1) tỉnh cũ thời kháng chiến chống Pháp gồm Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre 
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #4 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 04:33:02 pm »


Chương 5


Giám mục Ngô Đình Thục ngả người trên ghế bành, chăm chú theo dõi thái độ Ngô Đình Nhu.
Ông nhận được thư trả lời của Robert Nguyễn Thành Luân và tức tốc lên Sài Gòn để trao đổi với Nhu.
Chính phủ Ngô Đình Diệm thành lập trước đây có mấy hôm, do sắc lệnh của Quốc trưởng Bảo Đại.
Trận Điện Biên Phủ kết thúc từ đầu tháng 5, dư âm vẫn còn vang động. Lịch sử chinh phục thuộc địa của Pháp – và các đế quốc phương Tây nói chung – chưa bao giờ vấp một thất bại đau đớn và nhục nhã như vậy: 16.000 binh sĩ, một viên tướng, hàng trăm sĩ quan, với những con số khí tài ngồn ngộn đành đầu hàng giữa một tập đoàn cứ điểm kiên cố vào bậc nhất Động Dương. Tư lệnh tập toàn cứ điểm, tướng De Castries, đã bất tuân thượng lệnh: Tướng Cogny, cấp trên của De Castries, buộc ông ta tự sát. Thay vì dùng mảnh vải để thắt cổ, ông dùng nó làm cờ trắng.

Bảo Đại chấp nhận phục hồi Diệm, kẻ bị thất sủng hàng chục năm trước, không hề hàm ý là một ân huệ của hoàng gia. Cất chức Diệm trước đây, Bảo Đại tuân theo chỉ thị của Khâm sứ, bây giờ tấn phong Diệm, Bảo Đại thừa hành quyết định của hai ông chủ: Mỹ và Pháp. Bảo Đại còn bận tâm hơn những buổi dạ tiệc ở lâu đài Thorenc và ông sẽ phải trả một cái giá ê chề về quyết định “Giao toàn quyền quân và dân sự cho Ngô Đình Diệm” của ông.

Vấn đề không phải là Bửu Lộc sang gánh cho Ngô Đình Diệm. vấn đề là thế trận của thế giới tự do ở Đông Dương phải bố trí lại và cái đầu quyết định thế trận từ điện Elysee tại Paris chuyển sang White House tại Washington.

Tình hình sẽ ra sao, đó còn trong dự đoán, song cái đã phơi bày là Pháp đang cuốn gói ở Bắc Bộ.

Ngày 25-6-1954, thủ tướng chỉ định Ngô Đình Diệm xuống sân bay Tân Sơn Nhất, ngày 30-6 bay ra Hà Nội; trước đó một hôm, quân đội Pháp rút bỏ Nam Định và Thái Bình, hai tỉnh chiến lược mà chúng tốn công sức giữ suốt ngần ấy năm đánh nhau.

Ngày 2-7-1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ra thông cáo phản đối sự rút lui của Pháp ở các vùng nhiều giáo dân đạo Thiên chúa.

Kết quả trực tiếp nhất của thông cáo phản đối là ngày hôm sau, Pháp bỏ nốt Phủ Lý và cùng ngày, hai phái đoàn quân sự Pháp và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gặp nhau ở Trung Giã đề bàn việc ngừng bắn.
Thế là Ngô Đình Diệm phải cho ra đời ngay một chánh phủ thân Mỹ là chính, song vẫn giữ mùi Pháp trong một bối cảnh hết sức tế nhị.

*
Ngô Đình Nhu đọc đi đọc lại bức thư. Bức thư gọn gàng:

“Kính Đức cha,

Mãi tới hôm nay con mới có thể kính trình đến Đức cha bức thư nhỏ nầy. Suốt mấy năm qua, con phải đi lại luôn, nhiệm vụ một cán bộ chỉ huy quân đội buộc con như vậy. Điều mà con hết sức sung sướng là nhiều tín đồ đạo Thiên Chúa có mặt trong hàng ngũ kháng chiến. Ngay ở đơn vị con, số lượng đó không ít. Hơn nữa, chúng con được chăm sóc phần hồn nhờ các linh mục không rời bỏ con chiên như cha xứ Hồ Thành Biên, cha phó Võ Thành Trinh và nhiều tông đồ khác của Chúa.

Cuộc kháng chiến của toàn dân sắp bước vào bước ngoặt lớn – ngày chiến thắng của nhân dân ta không còn xa nữa, sau võ công Điện Biên Phủ chấn động thế giới. Chính con, khi viết thư nầy trình Đức cha, vừa từ chiến dịch trở về. Đơn vị dưới quyền của con đã giải phóng một loạt làng xã bao quanh Cà Mau. Con nghĩ rằng con sẽ có dịp viếng Đức cha.

Cuối thư, con cầu Chúa ban bình an và minh mẫn cho Đức cha”.

Thư của Robert Nguyễn Thành Luân đề ngày 30-6-1954.

Căn phòng trở nên im lặng, hơi nặng nề. Ngoài tiếng giày nện đều đều của Nhu, không còn một âm thanh nào khác.

Giám mục đặt tay lên bụng, nhìn đứa em với sự chờ đợi. Dẫu sao, Nhu vẫn là người có thẩm quyền hơn hết định giá trị của bức thư và kéo theo, định thái độ của gia đình họ Ngô với viên sĩ quan Việt Minh nầy.
Giám mục viết bức thư đầu tiên cho Luân, cách đây hơn 2 năm, là do gợi ý của Nhu. Lúc đó, tin đồn Ngô Đình Diệm về nước lan dai dẳng. Một số người Mỹ đã gặp Nhu. Hồng y Spellman gửi cho giám mục hàng tá thư. Hoàn toàn không phải là vì người chủ chăn ở Nữu Ước muốn có quan hệ đặc biệt với người chủ chăn một giáo phận vô danh ở Việt Nam.

Nhu bàn với giám mục những khả năng lôi kéo người theo đạo Thiên chúa đang kháng chiến về với Ngô Đình Diệm. Trong bản kê, Jean và Robert Nguyễn Thành Luân nằm trong số những người được chú ý bằng những gạch đỏ đậm nét và trong hai người, Robert được nhiều gạch hơn vì Robert là chỉ huy quân đội và vì chưa ai nói rằng Robert vào Đảng Cộng sản. Robert không phải là chính khách, khác với Jean. Có thể Robert vẫn còn là con chiên – theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa trắng.

Nhu nói: Phải sửa soạn ngay từ bây giờ. Chúng ta cần, hết sức cần, người kháng chiến Công giáo. Lực lượng xây dựng từ các phần tử bấy lâu quẩn quanh bình sữa “mẹ bồng con” Mont Blanc sẽ chẳng làm cho chúng ta tự phân biệt với các ông Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm…

Nhưng, Luân không trả lời. Giám mục nóng lòng, viết tiếp… Mãi bây giờ Luân mới trả lời.

- Đức cha có thấy điều gì ẩn phía sau bức thư của Nguyễn Thành Luân không?

Nhu phá bầu không khí nghiêm trang hơn buổi lễ cầu kinh này bằng câu hỏi hơi nặng giọng.

Giám mục vẫn nhịp tay lên chiếc bụng khá to, nhíu mày: Bao giờ cũng vậy, ý kiến của giám mục phụ thuộc vào ý kiến người khác, trước kia ông nể Ngô Đình Khôi, rồi Ngô Đình Diệm, bây giờ ông hết sức coi trọng những suy nghĩ của Ngô Đình Nhu. Và, không riêng gì ông, trong vòng vài năm nay, Ngô Đình Nhu trở thành một “quân sư” đầy uy tín, trong đôi trường hợp, một nhà tiên tri trước mắt Diệm và Luyện.

Thục chờ đợi Nhu, tay nhịp khẩn trương lên bụng, chiếc nhẫn giám mục gần như vạch một vệt vàng.

- Em để ý những chữ: “cuộc kháng chiến toàn dân tộc”, “chiến thắng của nhân dân ta”, “võ công Điện Biên Phủ chấn động thế giới”. Hắn không quên nhắc khéo: hắn là một chỉ huy, đánh tan cả hệ thống phòng thủ Cà Mau. Trên tất cả các thứ khôn ngoan, hắn cho biết hắn vẫn là một tín đồ sùng đạo…

Thấy Thục có vẻ như chưa hiểu ẩn ý của bức thư, Nhu đứng lại:

- Hắn nhấn mạnh để chúng ta nhớ: nếu hắn trở về thành thì không phải với đôi bàn tay trắng.

- Tất nhiên – giám mục nói rụt rè – Ta cần gì những kẻ chỉ có đôi bàn tay trắng.

- Đúng… Ta cần những kẻ mang một cái gì về với ta. Nhưng tốt nhất chỉ nên mang trên cầu vai, thậm chí trên da thịt. Đừng mang trong đầu!

Giám mục ngồi thẳng dậy – ông ta phục xét đoán của em.

- Tuy vậy, để còn xem – Nhu nói chậm rãi – Đức cha viết tiếp cho hắn một thư nữa. Liệu hắn có chịu gặp Đức cha ngay không? Em muốn hắn có mặt ở thành càng sớm càng tốt trước khi các phe liên hệ đạt giải pháp về vấn đề Đông Dương. Đức cha nói cho hắn rõ: Chúng ta cư xử với một người tách ra khỏi phía bên kia khác với một kẻ phục viên..

Giám mục nghĩ rằng người em của ông đúng. Chắc Robert Nguyễn Thành Luân cũng thấy được thực tế nầy. Bởi vậy, ông lập tức gửi cho Luân một bức thư nữa – kèm luôn điểm và ngày giờ đón Luân, qua một cha xứ ở vùng giáp ranh. 
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #5 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 04:36:36 pm »

 
Chương 6


Không phải ngẫu nhiên mà Luân chọn cuối tháng 6 bắn bức thư đầu tiên về cho giám mục. Hội nghị Genève sắp kết thúc, sau mẻ lưới của Quân đội Nhân dân Việt Nam ở lòng chảo Điện Biên Phủ - cái lòng chảo nuốt chửng những hy vọng cuối cùng của phải chủ chiến ngoan cố ở Pháp. Navarre, rốt lại, là một viên tướng tồi. Rất tiếc, Salan còn tồi hơn.

Thế là chính phủ Laniel đổ. Và ngay ngày hôm sau, 14-6-1954, Mendès France lập chính phủ. Xu thế rút khỏi Đông Dương về mặt quân sự đã giành thắng lợi trong giới cầm quyền Pháp.

Tuy nhiên, cái cũ chưa chấm dứt hẳn thì cái mới đã nảy sinh; Pháp và Mỹ thỏa thuận dàn cảnh cho tấn tuồng tiếp diễn với những đổi thay đào kép, sửa soạn điều kiện cho Mỹ đứng chân ở vùng đất châu Á sôi nóng này.
Ngày 16-6-1954, Bửu Lộc từ chức và nội trong ngày đó, Ngô Đình Diệm trở thành thủ tướng, như là một hòa âm ăn khớp từng nốt nhạc nhỏ.

Chưa đầy một tuần lễ, Luân được thư phúc đáp. Lời lẽ của giám mục trắng trợn hối thúc và đe dọa, song đồng thời cũng bộc lộ sự bồn chồn. Luân quyết định không trả lời vội.

Nghiên cứu thành phần chính phủ Diệm, Luân hiểu rằng thế lực của Diệm chưa vững vàng, cấu trúc chính phủ chỉ là một sự dung hòa và Diệm sẽ còn phải đi nhiều bước nữa mới hòng khống chế được nó. Nếu Diệm kiêm Tổng trưởng Quốc phòng và Nội vụ thì ông ta buộc phải nhượng bộ cho hai người thân tín của Pháp làm Bộ trưởng phụ tá – Lê Ngọc Chấn và Nguyễn Ngọc Thơ, cả hai đều là đốc phủ sứ ngoại hạng. Tổng giám đốc cảnh sát vẫn nằm trong tay Lại Văn Sang, phe Bình Xuyên, Tổng tham mưu trưởng vẫn do tướng Hinh, một người Pháp, trừ màu da.

Tướng 5 sao, đương kim Tổng tham mưu trưởng Pháp Paul Ely thay tướng 4 sao Salan. Điều đó chứng tỏ Pháp chưa bỏ ảo tưởng. Pháp dứt khoát trao gánh nặng cho Mỹ song không phải vô điều kiện. Trọng tâm của tình hình, trong một thời gian nhất định, sẽ là sự tranh giành, thậm chí đẫm máu giữa tay sai của hai đế quốc – mỗi bên đều có chỗ mạnh và chỗ yếu như nhau…

*
Những tháng liền sau đình chiến thật vất vả đối với Nguyễn Thành Luân. Một mặt, anh phải làm tròn chức trách một cán bộ trung đoàn: chỉnh đốn các đơn vị, trước hết là tiểu đoàn 420, để có thể kịp tập kết suôn sẻ. Cán bộ và chiến sĩ không phải dễ dàng thông suốt đường lối kết thúc chiến tranh của Đảng ta; chúng ta đang thắng và triển vọng thắng to. Luân còn có nhiệm vụ làm cho mọi người, kể cả liên trung đoàn phó Lưu Khánh, chính trị viên Vũ Thượng đinh ninh rằng anh sẽ tập kết, chỉ có không cùng đi một chuyến tàu với họ mà thôi. Lệnh của anh Tư rất nghiêm: với Bộ tư lệnh, anh cũng phải kín miệng.

Mặt khác, anh bắt buộc nắm vững đến từng mẩu vụn vặt các diễn biến của tình hình ở Sài Gòn. Thâu đêm, Luân thảo rồi xóa, xóa rồi thảo hết phương án hành động này đến phương án hành động khác.
Luân chọn Quyến và Sa ở lại với anh. Thuyết phục hai cậu không đơn giản tuy rằng cuối cùng rồi hai cậu đồng ý‎. Anh dự tính cả vai trò của Sa và của Quyến khi về thành và những năm tiếp theo.

Cấp trên chỉ thị cho tiểu đoàn 420 xuống tàu sớm nhất. Luân hiểu rằng quyết định đó có liên quan đến anh. Giảm đến mức thấp nhất những người biết anh, cấp trên tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của anh trong những ngày gian nan sắp tới.

Luân đưa đơn vị ra tàu Arkengels đậu ngoài khơi vịnh Thái Lan, trước vàm Sông Đốc. Chiếc tàu khổng lồ đón tiểu đoàn như đón người thân. Luân tiếp xúc với thuyền trưởng – một sĩ quan Hải quân Liên Xô – và dự buổi chiêu đãi lớn tổ chức ngay trên boong tàu.

Trừ Quyến và Sa, không ai trong tiểu đoàn 420 ngờ đồng chí tiểu đoàn trưởng của mình chia tay đơn vị. Nâng ly vodka, Luân kìm lắm mới khỏi rơi nước mắt. Trước anh, đến 600 con người đã cùng anh sống chết. Đó là những đồng chí tuyệt vời.

Thuyền trưởng chúc sức khỏe anh. Còn anh, anh chúc thầm sức khỏe toàn tiểu đoàn. Bao giờ thì gặp lại họ? Luân tin con số 2 năm, mặc dù anh cảm thấy hình như con số ấy ẩn hiện chập chờn không phải là con số của toàn học.

Ngồi xem phim Liên Xô – thuyền trưởng cho chiếu phim thần thoại “Sakkô đi tìm hạnh phúc” – Luân vừa trao đổi với Vũ Thượng, vừa chia sẻ nỗi lận đận với Sakkô.

Đêm đó, Luân và Vũ Thượng thức trắng. Họ mượn hội trường của tàu Arkengels để có thể tự do nói chuyện. dưới bóng cờ búa liềm và tượng Lê nin, hai bạn chiến đấu nhắc bao kỷ niệm cũ. Đôi lúc, Vũ Thượng hỏi vặn: Thì vài tuần hoặc vài tháng anh ra, gặp tụi này, sao anh cặn dặn như “trối”? Luân giật mình, chống chế: Chưa chắc mình còn ở đơn vị - Nhưng mà dù anh phụ trách trung đoàn thì không lẽ không đến 420 được? Vũ Thượng thắc mắc, Luân không dám đi xa hơn. Vũ Thượng không được quyền biết công việc của anh.

Sáng sớm Luân rời tàu Arkengels về vàm Sông Đốc. Anh vẫy tay chào toàn thể tiểu đoàn đứng trên thành tàu. Nếu không có những cán bộ đi cùng thì Luân, Quyến, Sa đã khóc ồ…

Đã đến lúc Luân rời chiến khu, tuy thời hạn tập kết vùng Cà Mau mới già một nửa. Về thành sớm quá, không có lợi. Mà về trễ quá cũng không hay. Luân viết cho giám mục một thư ngắn. Anh chỉ bảo là vào ngày 10 tháng 12, buổi trưa anh sẽ chào giám mục tại Vĩnh Long, trên đường từ Cần Thơ về Sài Gòn, ngoài ra, không đòi hỏi đưa đón gì cả.

Trước hôm lên đường, Luân được gọi đến Trung ương Cục, anh Hai tiếp Luân.

Luân từng gặp anh Hai một số lần, lúc Luân phụ trách trưởng phòng mật vụ cũng như khi chuyển ra đơn vị tác chiến. Với con người lãnh đạo đó, Luân kính trọng theo nghĩa trọn vẹn nhất: phục và mến. Luân tìm thấy ở anh Hai cái hiểu biết sâu rộng – nhiều người trí thức kháng chiến gọi anh Hai là ông “deux cents bougies”(1) cường độ sáng cao nhất của một ngọn đèn điện vào lúc bấy giờ - tấm lòng vị tha tràn đầy tình cảm và tính nhân đạo, thái độ cởi mở, giản dị.

Trong bộ bà ba lụa đen bạc màu, anh Hai bằng giọng khu 4, dặn dò Luân như anh dặn dò một đứa em:

- Chúng ta hẹn nhau 2 năm sẽ gặp lại, nước nhà sẽ thống nhất. Chúng ta chào từ biệt nhau bằng hai ngón tay. Đó là một nguyện vọng. Đó cũng là lời hứa hẹn quyết tâm. Có thể rồi đây nguyện vọng của chúng ta thành sự thật. Nhưng, là người Cộng sản, chúng ta không được quyền chỉ một mực sống với nguyện vọng chủ quan. Nhiều dấu hiện báo trước tình hình sẽ phức tạp. Mỹ ép Pháp nhận Ngô Đình Diệm không phải để thi hành mà để phá hiệp định Genève. Tôi tin là anh đã ước lượng những điều xấu nhất. Anh từng làm Phòng mật vụ, chắc anh hiểu phần nào ý đồ của Mỹ…

Luân lặng lẽ ngồi nghe. Anh hơi đỏ mặt khi anh Hai nhắc tới Phòng mật vụ.

Rời Phòng liên lạc miền Nam về Đồng Tháp Mười, Luân được phân công đứng đầu cơ quan sưu tra tin tức địch. Đúng ra, Luân xin làm việc đó. Anh hình dung công tác tình báo thông qua sách vở - thậm chí, thông qua tiểu thuyết – và bố trí một bộ máy làm việc gần như rập khuôn bộ máy của Pháp. Anh đưa vào công tác tất cả nhiệt tình lãng mạn, những suy nghĩ mà sau này mỗi khi nhắc tới anh nóng lỗ tai bởi tính cách quá thiên về tưởng tượng của chúng, và anh mường tượng Phòng mật vụ như là một công cụ đơn thuần chuyên môn. Anh cũng thu được một vài tin có giá trị. Anh thích quá. Thế nhưng, trong mớ tin hỗn độn đó, giả nhiều hơn thật, đôi khi thật là tiểu tiết mà giả là đại sự. Chính anh suýt nữa bị bắt sống giữa Đồng Tháp Mười trong một trận nhảy dù quy mô lớn của Pháp – trước đó, tin tức chỉ chứng minh giặc tập trung lực lượng nhảy dù về hướng chiến khu Đ.

Lần đó, anh Hai phát biểu với anh về công tác tình báo. Chưa bao giờ anh nghĩ tới việc anh Hai có kiến thức về công tác tình báo. Chỉ cần mười lăm phút phân tích, anh Hai khiến anh chới với. Té ra. Luân thậm dốt ngày công tác mà anh phụ trách.

Luân được bồi dưỡng nhiều mặt qua buổi nói chuyện đó và cái lớn nhất có lẽ suốt đời anh không quên, đó là sự khác biệt về tính chất giữa tình báo cách mạng với tình báo đế quốc, sự khác biệt bắt đầu từ chỗ phương pháp cách mạng không phải là số cộng của những âm mưu.

- Diệm thay Tổng tham mưu trưởng, Hinh bị thay bằng Tỵ. Tới đây, sẽ đến lượt ngành công an… Anh thấy đó, Diệm làm những việc như vậy vừa phản ánh ý đồ hất chân Pháp của Mỹ, vừa củng cố thế lực để chống phá cách mạng nước ta. Theo tin tức gần đây, Mỹ Diệm và Pháp hô hào một cuộc di cư lớn nhằm đưa bọn phản động và những người theo đạo Thiên chúa cuồng tín, nhẹ dạ từ đồng bằng bắc bộ vào Nam, tạo hậu thuẫn mới cho tập đoàn thống trị mới.

Anh Hai nhìn Luân khá lâu. Giọng anh càng trìu mến:

- Nội bộ bọn đế quốc và tay sai sẽ nảy nở các mâu thuẫn, mâu thuẫn này dàn xếp xong thì lại đẻ ra mâu thuẫn khác. Tình thế bọn chúng hiện thời và sẽ tới khác tình thế suốt 9 năm qua: bây giờ, cách mạng lớn mạnh, vừa đánh bại một tên đế quốc sừng sỏ, đã giải phóng được nửa nước. Việt Nam từ một thuộc địa ít người biết đã trở thành ngọn cờ tiêu biểu cho trào lưu độc lập dân tộc trên thế giới. Bác Hồ đã trở thành niềm hy vọng của các dân tộc đang vùng lên phá xiềng xích nô lệ. Đó là phía chúng ta. Về phía địch, hai con thú dữ ngồi chung một mâm cỗ, khó mà đề huề. Tay sai của chúng cũng không đơn thuần chỉ là bọn quan lại như trước mà là những tên có tham vọng và kinh nghiệm chính trị, kết quả tất yếu của sự thâm nhập chủ nghĩa tư bản vào nước ta. Trước mắt, mâu thuẫn Pháp – Mỹ nổi bật. Rồi, mâu thuẫn ngay trong bọn thân Mỹ, giữa các khuynh hướng chính trị, giữa tay sai dân sự và quân sự, giữa tay sai các địa phương… Bởi vì, giai cấp thống trị Mỹ không phải là cái gì thuần nhất. Hơn nữa, vấn đề Việt Nam rõ ràng đã vượt khỏi khuôn khổ của một sự kiện nhỏ hẹp, đã trở thành một bộ phận chịu tác động của các chuyển biến cùng nằm trong mối tranh chấp giữa cách mạng và phản cách mạng ở châu Á và trên thế giới. Tôi lưu ý anh mấy điểm: Mâu thuẫn nội bộ kẻ thù là có thật, khai thác mâu thuẫn đó có tầm vóc chiến lược trên đường cách mạng chiến thắng phản cách mạng, riêng ở Việt Nam khả năng đó còn lớn lao hơn bất kỳ nơi đâu. Khai thác mâu thuẫn địch mà đạt hiệu quả sẽ là một mũi tiến công vô cùng lợi hại, đánh địch từ trong lòng chúng. Nhưng, không thể nào xem mâu thuẫn nội bộ địch như là một hiện tượng độc lập – trình độ của mâu thuẫn đó đến đâu, xét cho cùng, là do sức mạnh của phong trào cách mạng quần chúng. Coi thường mâu thuẫn nội bộ địch là sai lầm, ảo tưởng ở mâu thuẫn nội bộ địch, chỉ đặt mọi niềm tin chiến thắng kẻ thù bằng khơi dậy và lợi dụng mâu thuẫn nội bộ địch cũng là sai lầm. Kẻ thù có mặt thống nhất tuyệt đối, đó là ý đồ chống cách mạng. Chúng dùng chiêu bài chống Cộng. “Chiêu bài chống Cộng” là cách nói về toan tính của chúng. Tất nhiên, nếu cách mạng mạnh tạo điều kiện phân hóa địch sâu sắc, thì sự thống nhất tuyệt đối kia sẽ trở thành tương đối, ít nhất cũng trong những trường hợp cụ thể.

Anh Hai giữ Luân lại ăn cơm. Trong bữa cơm, anh Hai nói thêm:

- Diệm vốn là người miền Trung, quan lại. Ông ta thiếu chỗ dựa ở miền Nam, đặc biệt chỗ dựa trong hàng trí thức. Anh có đủ hai điều kiện đó; ngoài ra, anh còn là người kháng chiến, một chỉ huy quân đội. Diệm cần những người như anh. Anh cố gắng đóng vai trò một phần tử Quốc gia kháng chiến cho thật đạt thì anh có thể thực hiện có kết quả nhiệm vụ chiến lược của Đảng giao cho. Nhân dân miền Nam đã tự khẳng định sức mạnh của mình trong quá khứ, đã trưởng thành qua chín năm thử thách, đã hưởng những kết quả lớn lao do cách mạng đem lại về ruộng đất, dân chủ, lại được nửa nước hoàn toàn giải phóng hậu thuẫn, sẽ không khuất phục trước cường quyền. Theo tôi, cái nền ấy quyết định xu thế của miền Nam và trực tiếp quyết định nhiệm vụ của anh.

Luân từ giã anh Hai. Anh Hai nắm tay Luân khá lâu:

- Cẩn thận nhé! Nên nhớ: khai thác mâu thuẫn nội bộ địch về chiến lược khác với thi thố những mưu mẹo vặt… Phải biết tự kiềm chế, hết sức huy động sức làm việc của cái đầu, cố gắng tồn tại trong lòng địch càng lâu bao nhiêu càng có lợi bấy nhiêu… Và, đối thủ chính của anh là cơ quan tình báo Mỹ!

Mắt Luân mờ. Luân không dám nói thêm vì Luân biết chính anh Hai cũng ở lại miền Nam, tiếp tục lãnh đạo cuộc đấu tranh mới trăm nghìn lần phức tạp, hiểm nguy!

---
(1) tức Hai trăm nến (tiếng Pháp) 
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #6 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 04:40:28 pm »

Chương 7


Đằng trước họ, ánh điện lung linh của thị trấn Phụng Hiệp. Quyến chèo lái, Luân chèo mũi, Sa tát nước, họ đã đi hai ngày theo kinh xáng Huyện Sử ra Phó Sinh, theo kinh xáng Phó Sinh ra Ngã Năm và từ Ngã Năm ngược về Phụng Hiệp.

Tám giờ. Chiếc tam bản cắm sào ở chót xóm. Phải ngủ lại một đêm. Với họ, đó là đêm cuối cùng ngủ trên vùng đất tự do.

Hai ngày qua, Luân gần như lầm lì, Sa và Quyến cũng họa hoằn mới mở miệng. Tam bản càng nhích về phía trước, họ cảm giác như bỏ lại đằng sau cái phần thiêng liêng trong thân thể họ. Cảm giác về sự mất mát nầy thêm nhói khi họ dừng tam bản. Chỉ vài mươi phút nữa, họ có thể sẽ phải trình giấy cho cái bót tiền tiêu – không phải với đồng chí dân quân vui tính mà với một tên cảnh sát mặt mũi vênh váo. Suốt 9 năm, họ ít gặp những tên cảnh sát như vậy, nếu gặp thì trong tư thế khác: tên cảnh sát lấm le lấm lét.

Trăng 16 vượt khỏi đọt dừa, mảnh vườn cây ăn quả trám bạc từ đám đất do chính phủ kháng chiến cấp, một nông dân nào đó đã lên líp, chuối chắc đã thu hoạch vài mùa, còn dừa bắt đầu cho trái lứa đầu, mương hẳn nuôi được vài trăm con cá vồ. Dòng nước lấp lánh êm đềm. Từng cơn gió chướng vỗ gợn sóng nhẹ vào mạn tam bản, kêu lách tách… Luân trằn trọc mãi. Trên bờ, Quyến và Sa cũng không ngủ. Hai cậu tựa lưng vào gốc mù u, rù rì từ sau bữa cơm và có vẻ sẽ rù rì suốt sáng.

Tiểu đoàn của họ đã đổ bộ lên Sầm Sơn. Quyến và Sa không biết Sầm Sơn, riêng Luân anh đã đến chơi nơi đó vài lần khi còn theo đại học. Tuy vậy, anh không chú ý nhiều những chi tiết mà Vũ Thượng viết cho anh về bãi biển vào mùa chớm lạnh nầy. Luân nghĩ đến đồng đội của mình – nhiều khuôn mặt hiện ra thật rõ – và bụng như quặn thắt khi câu hỏi tự chợt tới: chừng nào thì gặp lại họ? Chừng nào thì họ gặp người thân của họ ở quê nhà?

Luân trỗi dậy quấn thuốc.

- Anh Bảy chưa ngủ sao?

Sa hỏi. Nó hỏi mà không cần nghe trả lời.

- Ta nhúm lửa nấu bình nước pha trà…

Quyến bảo Sa. Một lát sau, bếp lửa bập bùng.

- Mấy chú đi đâu mà ghé ngủ tại đây?

Chủ nhà thấy lửa, lò mò ra bờ kinh. Một trung niên cao lớn, da rám nắng, mình trần, quần cụt, đập muỗi liền
xì, xề bên cạnh bếp lửa.

- Vô nhà nghỉ… có đèn đuốc. Có ván. Ngồi ngoài này muỗi mòng lắm!

Chủ nhà mời khách.

- Cám ơn… Tụi tôi khuya đi sớm, với lại ngoài này mát.

Quyến trả lời.

- Mấy chú đi đâu? Ra Phụng Hiệp hả?

- Ra Phụng Hiệp rồi đi nữa. Lên Cần Thơ…

- Đi gặt lúa mướn hả? Coi tướng mấy chú không phải là người đi gặt lúa mướn mà!

- Vậy tướng tụi tôi làm nghề gì?

Sa hỏi vui.

- Ối nhìn qua thì biết liền, mấy chú là lính hay cán bộ, hòa bình rồi, về quê… Bữa nào không có người như mấy chú ghé đây, qua đây… Chú nhỏ - ông ta chỉ Sa – mặt mày coi sáng láng quá, sao không tập kết để còn học hành, ở lại trong Nam mần chi?

- Hòa bình thì ham thiệt, hết bị cà nông thụt, hết bị Tây bố… mà, sao cái kiểu hòa bình này nó vơi với trời nước quá! – ông nói tiếp. Một lúc sau, giữa cái im lặng của hai người khách, ông nhổ bãi nước miếng, nói giọng rầu rầu:

- Hòa bình mà quân đội đằng mình rút đi ráo, chính quyền giải tán, đoàn thể nông hội, thanh niên, phụ nữ cũng không còn… Hễ không có cái của đằng mình thì cái của tụi nó mọc ra… Vợ chồng tôi rầu thúi ruột. Thằng con đầu lòng của tôi chết trận trên Tầm Vu, mấy bữa nay vợ chồng tôi tính hoài, tính coi cái bằng “Tổ quốc ghi công” treo hay gỡ. Thằng con trai thứ hai đi 420, nó tập kết rồi…

Sa vọt miệng;

- Anh Ba đi 420 mà tên gì, ở đại đội nào?

- Nó thứ Tư. Giữa anh Hai nó với nó còn con Thia. Con chị nó chết rồi, Tây bắn…

Giọng chủ nhà hơi lạc.

- Thằng đó tên ở nhà là Lóc… Thì tôi đặt tên con bậy bạ vậy… Vô lính, nó đổi ra Bảo Quốc. Trần Bảo Quốc.

- A! - Sa reo lên… - Tư Bảo Quốc, trung đội trưởng…

- Phải đa! Chú em biết nó hả? Chú em cũng ở 420 hả? – Chủ nhà hỏi dồn dập.

Sa vụt im. Cậu khẽ liếc Quyến, còn Quyến thì liếc xuống tam bản, nơi điếu thuốc từng chập bừng đỏ.

- Dạ, tụi này ở 420…

Luân nắm sợi dây cột tam bản bước lên bờ, trả lời.

- Ủa!

Chủ nhà bây giờ đã nhìn rõ Luân, qua ánh lửa.

- Xin lỗi, ông đây có phải là ông Bảy Luân.. Phải rồi, kỳ ông về đây với thằng Lóc. Tôi nhớ mà. Kỳ ông kéo quân đánh lộ xe đó… Trời Phật! Khỏe không ông Bảy! Ông tệ lắm, cột ghe dưới bến mà không lên nhà tôi... –

Chủ nhà mừng quýnh nói một thôi.

Ông già gọi vọng vào nhà:

- Bà nó ơi, ông Bảy tới nè!

- Ông Bảy nào?

Một phụ nữ bươn bươn theo bờ đất, vừa đi vừa hỏi.

- Thì ông Bảy chỉ huy thằng Lóc, chớ ông Bảy nào.

- Mèn đét ơi! Vậy sao?

Thế là ba người phải vào nhà. Ngọn đèn hoa kỳ soi tỏ ngôi nhà ba căn rộng rãi. Giữa nhà, bàn thờ Tổ quốc với ảnh Hồ Chủ tịch, bên cạnh bằng ghi công Trần Văn Tôm. Dưới bếp, bà chủ đã cắt cổ con vịt xiêm thiệt mập. Sa nhúm lửa, Quyến đâm gừng làm nước mắm.

Ông chủ nhà uống trà với Luân. Ông tên Hai Sặt. Bây giờ Luân mới hiểu vì sao ông đặt tên con rặt ròng theo tôm cá. So với lần trước đến đây – lần đó, Luân chỉ ghé giây lát vào nửa đêm, lùa vội chén cơm rồi đi liền cho kịp giờ nổ súng – Luân thấy nhà ông Hai thay đổi nhiều: nhà nới rộng, thêm bàn ghế, ngay bộ đồ trà cũng khác, không phải là chiếc bình tích sứt vòi nữa, và ngọn đèn hoa kỳ thì mới tinh.

- Ông Bảy tính sao đây?

Hai Sặt coi như Luân phải vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi tình hình sắp tới.

Hai Sặt vốn quê Cồn Ốc tận Bến Tre. Năm Tây chiếm tỉnh, ông mang bầu đoàn thê tử sang đây, ban đầu làm mướn. Năm 1960, ông được Chính phủ kháng chiến tạm cấp cho một mẫu đất. Ông lên liếp, lập vườn 2 công. Nhờ mẫu đất đó, ông sống khá, khỏi mặc bố tời, cơm ngày hai bữa. Ông cho hai con trai đi bộ đội, con gái làm giáo viên, vợ vô nông hội còn ông thì dân quân. Hồi trước, ông ở mướn, khổ cực trăm bề. Bây giờ, mỗi năm ông bàn may cho Lóc được hai bộ chính quy, lại tính hễ Lóc cưới vợ thì cho cô dâu một đôi bông, một sợi dây chuyền…

- Đất mà chánh phủ cấp cho tôi thuộc điền Cả Bé. Va chết rồi, mà con va mới nhắn đòi lấy lúa ruộng từ năm 1946 tới giờ, cộng 8 năm mỗi công ba giạ, ngót nghét 250 giạ. Con va hăm: đốn hết dừa, cây trái… Nó nói: ruộng làm lúa không trồng bậy bạ. Hồi đằng mình còn súng ống ở đây, nó nói giọng đó, tôi bắn vô họng nó cho không còn cái răng ăn cứt, chớ đằng mình thất thế, thằng điên, thằng ngu miễn có quyền, có súng cũng lên mặt dạy khôn mình được… Ông Bảy tính sao đây?

Rồi ông chép miệng:

- Tiếc hại cây dừa, trái sai… Hổng biết giấu cái bằng ở chỗ nào? Chắc vợ chồng tôi phải về Cồn Ốc…

Luân ngồi yên khá lâu. Ông Hai Sặt vẽ trước cái hình ảnh đen tối như vậy và ông nghĩ đúng. Ngay chuyện nhỏ: treo hay gỡ cái bằng “Tổ quốc ghi công” mà Luân đã thấy khó nói gọn với ông…

- Thưa thiệt với ông Bảy, ông đừng rầy thằng Lóc, tội nghiệp nó – Hai Sặt hạ thấp giọng, liếc về phía bếp – Thằng Lóc giao cho tôi bốn cây súng mút (1), một cây mi (2), cũng được vài trăm đạn, mười lựu đạn… Nó dặn tôi chôn, khi hữu sự moi lên xài… Tôi mà có về Cồn Ốc cũng lập thế dời súng theo.

- Coi chừng ngập nước bị sét... – Luân chẳng những không cằn nhằn Lóc mà còn nói đốc vô, y như sự tiết lộ của ông Hai Sặt cất cục đá nặng khỏi ngực anh.

Hai Sặt rạng rỡ:

- Dễ gì sét… bó ny lông, bôi mỡ bò, bỏ trong thùng cây – cây sao nghen – vô phương mối, vô phương mục!
Giữa bữa cháo vịt, ông Hai Sặt ghé vào tai Luân:

- Ông Bảy “nhập thành” hả?

Luân không lắc mà cũng không gật đầu.

- Không thủ súng, e khó chớ!

Ông Hai vẫn thắc thỏm giùm Luân.

Có tiếng rửa chân ngoài bến.

- Ghe ai đậu bến mình, hả má? - Giọng một cô gái hỏi vọng vào.

- Con Rô, gái út của tôi đi họp thiếu niên về… - Hai Sặt bảo Luân, mặt buồn trở lại.

Một cô gái tuổi 14, 15 bước qua cửa, lễ phép khoanh tay thưa Luân.

Từ dưới bếp, cô nói chuyện với mẹ và với Quyến, Sa:

- Tụi này không biết tại sao mấy anh, mấy chú lại bỏ tụi này… Lớp y tế học chưa hết khóa, còn mấy ngày nữa mới xong phần cấy nhau Philatốp… Tiếc quá trời!

Cổ Luân như nghẹn. Anh gác đũa. Hai Sặt không ép…

---
(1) súng trường
(2) tiểu liên
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #7 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 04:46:29 pm »

 
Chương 8

Trời còn mờ mờ, trăng chưa lặn, Luân, Quyến và Sa rời nhà Hai Sặt vào chợ Phụng Hiệp. Vợ chồng Hai Sặt, con Rô, sau bữa cơm mà họ ép bọn Luân ăn “bỏ bụng” tiễn khách xuống ghe. Ghe rời bến, họ vẫn còn đứng trông theo…

Qua một vạt đất hoang um tùm lau sậy – làn ranh phân chia vùng giải phóng và vùng tạm chiếm – bắt đầu ngoại vi thị trấn.

So với vùng giải phóng, nhà cửa ngoại vi thị trấn Phụng Hiệp xơ xác hơn nhiều. Hầu như không nhà nào lập vườn và hầu như nhà nào cũng che tạm bợ bằng mấy tấm tôn, mấy bẹ lá dừa. Tuy vậy, mỗi nhà đều có luống vạn thọ.

- Còn nửa con trăng nầy với một con trăng nữa là Tết.

Quyến nhìn luống vạn thọ rồi nói. Câu nói luyến tiếc của Quyến khuấy động tâm tư của Luân. Đúng rồi, năm nay, Luân sẽ phải ăn cái tết đầu tiên xa chiến khu, xa đồng đội. Từ gần chục năm qua, cái Tết kháng chiến đã vào Luân như một thói quen dễ thương. Dù ở chiến trường nào – vùng tự do hay địch hậu – Tết đến với bao nhiêu rộn ràng: đánh vài trận “tất niên” cho ra đánh, hội nghị tổng kết, để còn sửa soạn đầu lân, tiết mục ca kịch vui với bà con. Đêm 30, thế nào cũng có buổi đón giao thừa đọc thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch, ăn bánh tét, thịt kho dưa giá của Hội phụ nữ và hội mẹ, thức cho đến sáng. Sáng, chia nhau đi chúc Tết chòm xóm. Thế nào cũng nhậu “ba sợi” – “ba sợi” thôi, song không ít cậu ngủ li bì, quên trời quên đất. Nơi làm việc của ban chỉ huy và từng nhà dân mà bộ đội ở nhờ, thế nào cũng có cửa tam quan bằng lá dừa, có bình hoa vạn thọ, có cờ và ảnh Cụ Hồ. Vui nhất là đêm kịch. Đơn vị ít phụ nữ - vài cô y tá, chị nuôi rất ngại lên sân khấu – cho nên các cậu trai phải đóng hóa trang: độn ngực, tập đi yểu điệu… trừ giọng ồm ồm đực rựa không sao sửa nổi, báo hại người xem cười muốn đứt ruột, nhiều bà con vừa cười vừa lau nước mắt.

Ra giêng, lại họp bàn kế hoạch tác chiến, luyện quân.

Nhịp độ đó đã thành bình thường trong Luân. Bây giờ anh như hẫng. Thật khó mà nghĩ đến một cái Tết không ló mặt ra ngoài, không chúc Tết và được chúc Tết – dẫu có chúc Tết cũng sẽ không phải là: năm mới mừng tuổi bà con, mong bà con đoàn kết, ủng hộ bộ đội, đẩy mạnh kháng chiến đến toàn thắng, theo lời dạy của cụ Hồ và chánh phủ Trung ương.

Kháng chiến đã thắng lợi, nhưng Luân mất đi cái câu chúc tốt đẹp đầu năm đó.

Trời sáng dần. Trước trụ sở Ban liên hiệp đình chiến – ngôi nhà gạch nằm trên một trong bảy ngã đổ ra Phung Hiệp – ngọn cờ đỏ sao vàng phẩy nhẹ trong gió sớm. Buổi tập thể dục sắp kết thúc. Các đồng chí thân yêu của Luân đang thở. Họ quay mặt về chiến khu, cúi đầu, ép hai cánh tay rồi mở rộng vòng tay, ưỡn ngực hít mạnh, theo hiệu lệnh điều khiển mà Luân rất quen thuộc.

Tam bản trôi chầm chậm. Luân không dám ngó ngay trụ sở - có thể có người quen Luân và với Luân, từ nay giấu kín niềm đam mê cũ là một kỷ luật. Anh biết mình không dễ dàng nhập thân vào lối sống mà mọi cái đều trái ngược với đạo lý anh hấp thu trong chín năm. Chỉ còn biết cố công. Ôi chao! Cái không khí trong lành mà anh đã hít, mỗi buổi sáng tập thể dục cùng đồng đội…

Anh nhìn Quyến, Sa: hai cậu đang hết sức căng thẳng.

Ngọn quốc kỳ in trên nước, Luân se sẽ đưa bàn tay xuống dòng kinh vuốt ve ngọn cờ. Trụ sở Ban liên hiệp đình chiến, ngọn quốc kỳ, tiếng điều khiển buổi tập thể dục và vùng tự do khu 9 cùng cái đêm chót ở nhà Hai Sặt lùi lại sau lưng anh…

*
Luân lên bờ, chợ Phụng Hiệp ồn ào hơn tưởng tượng của anh.

Tiếng xe rồ máy, tiếng lơ mời khách, tiếng rao hàng và tiếng chửi tục tằn dậy cả một góc trời. Chỉ cách có một con kinh, Luân như bước sang một thế giới xa lạ hẳn.

Sau khi kín đáo ngoảnh lại nhìn lần nữa trụ sở Ban liên hiệp và ngọn cờ Tổ quốc, Luân lũi theo sóng người đi sâu vào chợ. Chiếc tam bản của Quyến, Sa lao lách giữa đoàn xuồng ghe chen chúc xuôi luôn về hướng sông lớn. Mỗi cậu sẽ bằng cách riêng, gặp Luân sau này…

Đã lâu rồi, Luân mới đi lại một mình. Tựa như anh đang đột nhập đồn giặc. Ngay cả khi trinh sát đồn giặc, Luân cũng không đơn độc như lần này.

Luân chợt thấy lành lạnh nơi xương sống. Quanh anh, những cái nhìn chẳng giống cái mà anh thường gặp mươi phút trước đây. Tất cả đều dữ dằn.

Sau cùng, Luân đến bến xe:

- Thầy đi Cần Thơ hả?

Cũng rất lâu, Luân mới nghe lại tiếng “thầy” lãng xẹt nầy. Luân chợt nhớ rằng anh đã lọt vào một xã hội mà người ta quen gọi với ngài, cụ, ông chủ, thầy, cậu… Sẽ chỉ còn có thể gọi nhau “đồng chí” khi thật vắng và phải gọi thật khẽ…

Luân không mang xách gì theo mình. Người lơ xe lôi xển anh và tống anh lên chiếc xe đò còn trống. Luân thấy các lơ xe, bất kể hành khách đồng ý hay không, vác túi, thúng, bao… của họ ném bừa lên mui. Cái tiếp xúc khởi điểm báo với Luân sự lộn ẩu của một xã hội mà Luân phải vùng vẫy trong đó.

Chưa hết, Luân chưa yên chỗ thì hàng chục bàn tay chìa qua cửa: mía ghim, dưa hấu, nem, thuốc lá, giấy số, báo…

Luân mua bao thuốc lá Ruby Queen, diêm quẹt và tờ Tiếng Chuông.

Tờ báo ra ngày thứ Sáu, 10-12-1954, chạy tít suốt tám cột: “Giáo sư Ngô Ngọc Đối từ chức Tổng ủy tị nạn, bác sĩ thú y Phạm Văn Huyến thay… Hai tựa khác cũng to không kém: Bộ trưởng Phạm Duy Khiêm được bổ Cao ủy Việt Nam tại Pháp – Thiếu tướng Nguyễn Văn Vỹ được cử làm Tổng thanh tra quân đội thay thế tướng 4 sao Alessandri…”

Luân thầm nghĩ: Cả ba Phạm Văn Huyến, Phạm Duy Khiêm, Nguyễn Văn Vỹ, thân Pháp nổi tiếng, chỉ là chiếc cầu tạm mà Diệm dùng trong buổi giao thời.

Xe chờ khách khá lâu, Luân đọc hết trang tin tức, bắt đầu đọc bài xã luận, ký tên Khải Minh. Khải Minh là ai, Luân đã biết, đã gặp. Bài xã luận nhắc đến cuộc biểu tình hoan hô hòa bình và bị trấn áp đẫm máu – việc xảy ra cách nay đã hơn 5 tháng, liền sau khi hiệp định Genève ký kết. Nhắc lại sự việc đó, bài xã luận khôn khéo giới thiệu bản tuyên bố của Ủy ban bảo vệ hòa bình, đứng đầu là các ông kỹ sư Lưu Văn Lang, giám đốc Pháp Hoa ngân hàng Michel Nguyễn Văn Vỹ, luật sư Trịnh Đình Thảo, luật sư Nguyễn Hữu Thọ, bác sĩ dược khoa Trần Kim Quan, giáo sư Dương Trung Tín và hơn 300 trí thức, nhân sĩ khác.

Luân lật trang trong, bây giờ anh không còn đọc được nữa. Tình hình qua vài mẩu tin đã hiện rõ thực chất: Cuộc đấu tranh vì hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân vừa chớm dậy, đã nhuốm máu ngay tức khắc.
Mải mê suy nghĩ, anh không chú ý người ngồi bên cạnh đang ghé mắt cùng đọc báo với anh. Khi Luân chợt nhìn ra – ông khách để bộ râu cá chốt, đeo kính đen to gọng, người gầy gầy – anh trao luôn tờ báo cho ông ta. Ông ta cám ơn và cắm cúi đọc.

“Một mật thám?”, Luân tự hỏi. Rất có thể vì đôi kiếng – gọng to – màu đen giúp đắc lực cho những cái nhìn rình rập.

Đằng sau Luân, hình như cũng có một số tay không phải dân làm ăn. Ngay người tài xế - ông ta lúc nào cũng láo liêng. Và tay lơ xe, vẻ mặt thật đáng nghi ngờ.

Xe bắt đầu chạy. Ông khách trả tờ báo cho Luân, nhồi thuốc vào ống tẩu. Khói lên bựng bựng. Hình như mắt ông ta không rời Luân.

Đường Phụng Hiệp – Cần Thơ xấu, chiếc xe đò hầm hừ vượt qua những đoạn bị phá hoại. Luân thấy vui vui: Từ phía đối ngược lại, anh quan sát kỹ hơn tác dụng cả những đêm bộ đội cùng dân hì hục đào, cuốc…
Xe qua đồn Nhà Thờ. Cây thập ác gục xuống, cái đồn chỉ còn bờ tường đá cháy nham nhở. Luân cố hình dung những đêm đánh hệ thống đồn bót dọc lộ nầy, anh long theo con rạch nào.

Xe đỗ lại trước cây chắn một trạm cảnh sát. Tất cả hành khách đều phải xuống xe. Cảnh sát khám kỹ hành lí của từng người. Từng người được mời vào trạm.

- Ông có giấy kiểm tra không?

Người khách đeo kiếng to hỏi Luân. Luân có. Tất nhiên, đó là thẻ kiểm tra giả, do nhà in Trần Phú ăn cắp kiểu, in lại. Nếu bằng mắt thường, cảnh sát không tài nào phát hiện chỗ giả của thẻ kiểm tra. Còn dựa vào máy, vấn đề sẽ khác. Luân tin chắc là trạm cảnh sát dọc đường không có máy. Nhưng cái lão đeo kiếng nầy, tại sao lại hỏi anh?

Quả như Luân đoán, viên trưởng trạm không xét nét thẻ kiểm tra của Luân. Song hắn nhìn Luân từ đầu đến chân:

- Ông đi đâu? - Viên trưởng trạm hỏi.

Luân chưa nói gì thì người khách đeo kiếng gọng to chìa giấy của ông.

- Ông Sáu khỏi đưa giấy mà!

Viên trưởng trạm trả giấy cho ông ta, cười vui vẻ.

“Tụi nó với nhau! Hẳn rồi đây!”, Luân nghĩ.

- Vậy thì tôi với anh bạn tôi đây đi nghe…

Ông ta kéo tay Luân. Luân hơi lượng sượng một chút.

- Tụi này dọ giá cá đồng ở Phụng Hiệp, còn lên dọ trên Long Xuyên…

Ông ta bãi buôi như Luân cùng đi với ông.

Viên trạm trưởng đẩy đưa:

- Ủa? Ông Hai đây đi chung với ông Sáu hả…

Ông khách rút gói thuốc mời viên trạm trưởng và làm như vô tình, ông bỏ quên gói thuốc trên bàn.
Tự nhiên, Luân thấy ông khách có một chút gì khả nghi. Mọi người trên xe đều đột ngột trở nên hiền lành.

*
Luân sắp đổi xe đi Sài Gòn thì một chiếc Citroën đến hối hả đỗ lại bên xe Cần Thơ. Trên xe bước xuống một người nhỏ nhắn đeo kiếng đen, bận áo chùng đen, đeo tượng Chúa – một linh mục. Ông ta nôn nả chạy hỏi chiếc xe từ Phụng Hiệp lên mà Luân vừa đi – đó là chiếc xe thơ chạy sớm nhất.

Luân linh cảm là ông ta tìm Luân.

Ông khách đeo kiếng gọng to – viên trạm trưởng cảnh sát kêu bằng ông Sáu - cũng đổi xe đi Sài Gòn. Ông đứng chung với Luân ở bàn bán vé. Ông linh mục đến bàn bán vé hỏi, giọng Huế:

- Xin lỗi, quí vị ở Phụng Hiệp lên đây, vị nào là kỹ sư Robert Nguyễn Thành Luân.

Luân chào ông linh mục, nhận tên mình. Linh mục mừng rỡ:

- May quá… tôi đoán chừng ông kỹ sư đi chuyến xe thơ… Quả nhiên đúng. Đức giám mục mời ông kỹ sư về tòa giám mục. Dạ, có xe riêng…

Ông Sáu sững sờ. Luân bắt tay ông:

- Cám ơn ông Sáu… Thôi, ông Sáu đi Sài Gòn, tôi có chút việc riêng ghé Vĩnh Long.

- Ông cha nầy đón ông?

Ông Sáu hỏi vặn, hất hàm về ông linh mục. Luân gật đầu.

- Vậy mà…

Ông Sáu bỏ lửng câu nói một lúc.

- Tôi đâu có lên Sài Gòn làm chi… Tính đưa ông đi đó! Tôi đi Rạch Giá.

Luân đã hiểu. Ông Sáu ngại Luân bị làm khó dễ ở dọc đường nên quyết giúp Luân. Chắc ông đoán Luân là một người kháng chiến, có thể vì qua bộ quần áo lỗi thời của Luân.

Luân bắt tay ông Sáu lần nữa, thật chặt. Nhưng ông Sáu bận quan sát chiếc Citroën và ông linh mục, có thể bận luôn những xáo trộn trong đầu, bắt tay Luân lấy lệ. Luân không thể giải thích cho ông Sáu hiểu nên đành cúi chào, gửi lại ông cái nhìn từ giã biết ơn với nhiều ngụ ý.

*
Xe ùn ở bến “bắc” Cần Thơ. Hàng đoàn GMC nối đuôi, mỗi xe đầy ắp lính. Chắc là số lính rút từ các tỉnh miền Tây về Sài Gòn sửa soạn chiếm đóng các vùng ta vừa chuyển quân xong. Hòa bình đã được hơn nửa năm, song chưa thấy dấu hiệu hòa bình trên gương mặt những người lính nầy. Họ mệt mỏi, rã rời, cáu kỉnh. Vài sĩ quan Pháp huýt gió trên xe Jeep mỗi khi có một phụ nữ Việt Nam đi gần. Vẫn mất dạy như Luân từng biết, nhưng e dè hơn.

Từ trung tâm thành phố Cần Thơ phóng ra một xe cảnh sát gắn còi mở đường, tiếp liền một chiếc Chrysler bóng nhoáng cắm cờ nhiều sao và đoạn hậu là một xe bảo vệ - cũng đến năm sáu tên quân cảnh Mỹ đội nón sơn chữ M.P, nét chữ chần vần rất nhói mắt.

Ông linh mục bảo người tài xế:

- Theo liền xe quân cảnh!

Ra lịnh xong, chính ông chồm hẳn người ra ngoài xe, phô chiếc áo chùng và tượng Chúa lủng lẳng trên cổ. Xe được phép xuống “bắc” trước những cái nhìn giận giữ của lính ngụy và những cái liếc khó chịu của các sĩ quan Pháp. Không nghe, nhưng Luân chắc là họ chửi thề. Thực tế đó cho Luân thấy cái tôn ti đang hình thành trong nấc thang đẳng cấp ở miền Nam: Mỹ rồi tới cha cố.

- Ông kỹ sư xa thành thị đã lâu, thấy có gì thay đổi không?
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #8 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 04:46:42 pm »


Khi “bắc” vượt sông Hậu, ông linh mục hỏi Luân. Trên “bắc” những người buôn bán chen lấn, vừa van nài, vừa mắng chửi người mua, tiếng loa phát giọng ma quái một đoạn ghi âm sấm giảng Hòa Hảo, tiếng đàn độc huyền, đàn ghi ta của từng tốp ăn xin…

- Thay đổi nhiều… Tỷ như, lính đông hơn, người ăn xin cũng đông hơn. Và thêm cái mới…

Luân hất hàm về chiếc Chrysler.

- Ông muốn nói đến người Mỹ?

- Phải, những người khách mới…

- Hết còn là khách rồi… Họ là bạn.

- Bạn hay là chủ?

Hỏi vặn xong, Luân cười. Ông linh mục vụt cười theo.

Luân chưa muốn bắt chuyện với ông linh mục. Con sông Hậu cuồn cuộn gợi anh nhiều ký ức. “ Bắc” vượt sông mươi phút – nơi khá rộng – còn trong chiến đấu, Luân có khi phải tốn cả giờ để từ Cần Thơ sang Trà Ôn, quãng hẹp nhất. Trên mặt sông nầy, anh đã từng đánh một trận tao ngộ: thuyền chở anh và một tiểu đội, giữa đêm mưa, băng đến giữa sông thì chạm tàu tuần – tàu tuần tắt máy, thả xuôi theo nước. Khi tàu tuần bật pha, Luân ra lịnh nổ súng. Chính anh giành khẩu trung liên của một chiến sĩ, xả thẳng vào pha. Pha tắt ngấm. Đèn pin không đủ sức phát hiện thuyền của bọn anh. Khi Cần Thơ bắn lên trời những chùm pháo sáng thì bọn anh đã lọt vào con rạch ngoằn ngoèo.

Có thể từ nay anh sẽ khó mà tao ngộ với lính tuần sông, nhưng ngay trên chuyến “bắc” vượt dòng nước bạc, giữa một tình thế bề ngoài khác xưa, ít ra cũng có chiếc Chrysler cắm cờ Mỹ được hộ tống thật sự và biết đâu, cả ông linh mục chưa hẳn chịu làm linh mục này là những trở ngại đủ gọi bằng không nhỏ.

… Xe qua Cái Vồn. Cứ vài trăm thước, một đồn lính Hòa Hảo, một trụ sở Dân xã đảng và một nhà giảng – nhà giảng xây y hệt lô cốt, loa phóng thanh ra rả. Bên trong ụ đất và rào kẽm gai, lính Hòa Hảo nón bo, đồng phục đen, mặt mũi lừ nhừ. Nhà tín đồ - nhà nào cũng trồng cột phướn và sơn cửa màu trần điều – nép dưới quyền uy của cả bộ máy quân sự chính trị và tôn giáo. Chưa chắc số đông tín đồ Hòa Hảo hiểu ý nghĩa sự ra đời của ngần ấy thứ đè nặng lên vai họ, rúc rỉa họ, nhồi nắn họ.

Cái di sản chống Cộng của thực dân Pháp còn đó.

Ông linh mục ngồi ở băng trước quay lại cười hóm hỉnh với Luân:

- Chúng ta đang qua vùng cai quản của ông Năm Lửa.

Người lái xe chợt lên tiếng:

- Général Cinq Feux (1) đấy!

Ông linh mục và người lái xe cười nắc nẻ.

- Một quốc gia thống nhất không thể dung thứ cho các tiểu vương cát cứ. Khắp tỉnh Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ, Vĩnh Long, Sa Đéc, đâu đau cũng nhan nhản đồn bót Hòa Hảo, họ làm ra luật riêng, họ thu thuế. Dân khổ hết sức!

Ông linh mục thuyết một hồi. Ông nói câu chót kèm cái chép miệng. Luân biết ông linh mục mới nhắc vùng Hòa Hảo. Còn vùng Cao Đài, Bình Xuyên, còn vùng UMDC (2) của tên Tây lai Léon Leroy… Chính phủ Diệm chọn lọc trong hàng tá đối tượng đâu là cái cần trừ khử trước hết.

- Họ sẽ biến mất trong một ngày không xa!

Ông linh mục làm một cử động minh họa: hai bàn tay xòe, chập lại và dang ra. Có thể vì thói quen ban phép lành nên dù nói đến một sự bôi xóa, ông vẫn hết sức dịu dàng.

- Ông kỹ sư biết chuyện ông Trần Văn Soái sang Hồng Kông không? - Linh mục hỏi.

Luân biết, do một tờ báo Sài Gòn tiết lộ. Anh không hoàn toàn tin là chuyện đó chính xác nhưng mẩu tin cho thấy cái thực chất của các lực lượng mà Pháp đang muốn đưa vào để trả giá với Mỹ.

Năm 1947, Bảo Đại nằm ở Hồng Kông. Ông ta rời Hà Nội sang Trung Quốc rồi không chịu về nước. Bấy giờ, ông ta là cố vấn Vĩnh Thụy – trong lúc buột mồm thốt được một câu khá kêu: “Trẫm thà làm dân một nước độc lập còn hơn làm vua một nước nô lệ”.

Cuộc xung đột vũ trang giữa ta và Pháp đã lan khắp nước. Thực dân Pháp tìm kiếm con bài chính trị. Bảo Đại lần nữa tự nguyện làm bù nhìn. Để tấn tuồng rôm rả một chút, Pháp cho một số tay sai từ Sài Gòn sang Hồng Kông “yết kiến cựu hoàng, bày tỏ tín nhiệm và thỉnh cựu hoàng hồi loan”. Thiếu tướng (3) Trần Văn Soái tức Năm Lửa là thành viên của “phái đoàn nhân sĩ và đại biểu các giới” gồm 24 người. Đến Hồng Kông, Năm Lửa thắng bộ quân phục cấp tướng, đi dạo phố. Ngoài phố, ông ta gặp Trịnh Hưng Ngẫu – một nhà chế tạo cơ khí, từng mướn ông ta làm công. Chính chụm các lò “gadoden” xe hơi cho Trịnh Hưng Ngẫu mà ông ta mang tên Năm Lửa.

Trịnh Hưng Ngẫu ngắm nghía bộ áo cấp tướng của Năm Lửa rồi bảo:

- Đây là thuộc địa của Ăng lê. Quân đội Ăng lê không có tướng 1 sao, mầy mang sao ra đường, cảnh sát tưởng mầy là tướng giả, nó còng đầu!

Hoảng hồn, Năm Lửa tháo lon, đút vô túi quần.

Luân không cười. Đâu có gì đáng cười. Anh không cười luôn với những chi tiết mà ông linh mục thuật đầy khoái trá:

- Ông Năm Lửa có ba người vợ chính, kêu bằng ba phu nhân. Một là Lưu Kim Đính, một là Đoàn Hồng Ngọc, một là Phàn Lê Hoa…

- Phàn Lê Huê chứ! – người lái xe sửa lại.

- Cũng rứa. Toàn tên phường tuồng. Mỗi bà đều vận khôi giáp, đeo gươm. Không phải để đùa mà sửa soạn đánh nhau thật!

Xe chạy đến cổng vào thị xã Vĩnh Long. Dưới một tấm bảng quảng cáo to tướng – thuốc lá Golden Club của hãng Pháp – một tu sĩ Hòa Hảo, tóc búi, áo dài, đang cầm loa điện đọc một đoạn sấm giảng của Đức thầy Huỳnh Phú Sổ.

Lòng Luân bỗng dâng lên một niềm xót xa thương hại. Còn ông linh mục – cái đầu câng câng và cái mộ trề dài thượt… Giọng quái đản đọc sấm của tu sĩ đuổi theo xe.

---
(1) tướng Năm Lửa (tiếng Pháp)
(2) Unite Mobile de Défense Chrétienne (Đơn vị cơ động bảo vệ đạo Thiên chúa)
(3) Cấp hàm Thiếu tướng trong quân đội Liên hiệp Pháp (Général de brigade) mang 2 sao. Tuy nhiên, Năm Lửa chỉ mang 1 sao. Chính vì vậy, Trịnh Hưng Ngẫu mới "hù" Năm Lửa là tướng giả.
 
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
baogt
Thành viên
*
Bài viết: 771



« Trả lời #9 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2008, 04:50:19 pm »

Chương 9

Xe ôm theo “rond point” (1) rẽ về phía mặt thì một toán cảnh sát thổi còi ra hiệu bắt xe ngừng. Đằng sau toán cảnh sát, lố nhố một số người mặc thường phục.

Luân biết ngay đây không phải là cuộc khám xét bình thường. Chính ông linh mục và tài xế cho Luân triệu chứng: rõ ràng họ chờ đợi cảnh nầy, qua cái liếc trao đổi khá nhanh, giấu kỹ của hai người, trước khi cảnh sát thổi còi.

- Việc chi, hỉ?

Ông linh mục lầu bầu, mở cửa xe. Ông bước đến toán cảnh sát, chìa giấy. Nhưng viên sĩ quan lắc đầu, vẹt ông sang một bên, xán lại xe. Ông linh mục nhún vai, ý muốn nói với Luân: tôi làm hết sức mình, song họ không nghe.

Tay tài xế ngả người, duỗi chân thoải mái, không nói không rằng.

- Xin lỗi, ông cho xem giấy tờ.

Viên sĩ quan cảnh sát lễ độ đưa tay lên kêpi chào Luân truớc khi ra lệnh bằng một giọng cộc lốc.

Luân điềm tĩnh rút trong túi ra tờ giấy to, chữ đánh máy, đóng mộc đỏ, đính kèm ảnh Luân trên góc. Ảnh đóng mộc nổi, khác thẻ căn cước mà Luân trình với trạm kiểm soát sáng nay.

Luân nhận rõ vẻ chưng hửng của viên sĩ quan – và cả ông linh mục, tay tài xế.

Không đọc tờ giấy, viên sĩ quan sừng sộ:

- Ông cho tôi xem thẻ kiểm tra.

- Tôi không có thẻ kiểm tra, chỉ có giấy tờ này. - Luân trả lời nhỏ nhẹ.

Viên sĩ quan bây giờ mới đọc tờ giấy. Bên trên, tờ giấy ghi hai dòng: Chánh phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Bên góc trái: Ủy ban kháng chiến hành chánh tỉnh Rạch Giá – quận Hồng Dân. Bên dưới: Giấy đi đường. Và bắt đầu những dòng chữ: Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chánh quận Hồng Dân, chiếu điều 14, tiết d, chương II của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam kí kết ngày 20 tháng 7 năm 1954 tại Genève, căn cứ vào điều 14 tiết c, chương II của hiệp định nói trên, nay cho phép Nguyễn Thành Luân, nguyên Trung đoàn phó Quân đội nhân dân Việt Nam, sinh năm 1921, được trở về sinh sống ở Sài Gòn theo nguyện vọng của ông. Mong nhà chức trách địa phương giúp đỡ ông Nguyễn Thành Luân. Hồng Dân ngày 5 tháng 12 năm 1954. Chủ tịch Hà Văn Bính.

Viên sĩ quan lúng túng.

- Giấy này không có giá trị…

Hắn trả tờ giấy lại cho Luân.

- Tôi là công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hơn nữa, là sĩ quan của quân đội kháng chiến. Tôi dùng giấy này là hợp pháp…

Luân vừa xếp tờ giấy, vừa nói.

- Chúng tôi không biết quận Hồng Dân.

Viên sĩ quan hình như không được chuẩn bị trước đối phó với tình thế này nên nói liều.

- Vậy ông cho phép tôi hỏi: Ông là ai, ông có quyền gì kiểm tra giấy tờ của tôi? - Luân vẫn từ tốn.

- À, ông muốn giở luật ra, phải không? Đây, tôi là trung úy Lê Văn Thu, đội trưởng cảnh sát thuộc Ty công an Vĩnh Long.

Hắn chìa cho Luân tấm thẻ bọc ny lông, mang chữ kí của trưởng ty công an.

Luân cười mỉm:

- Rất tiếc, tôi không biết ông trưởng ty này. Vả lại, với chúng tôi,tỉnh này tên là Vĩnh Trà, chớ không phải Vĩnh Long. Cho nên, tôi không thể bằng lòng để ông xét…

Luân nói như vậy nhưng lại mở cửa xe bước ra. Số tò mò kéo đến càng lúc càng đông. Xe cộ dồn chật ngã tư, bóp còi inh ỏi.

- Nhưng – Luân nói to – nếu các ông muốn bắt tôi thì tôi sẵn sàng theo các ông về khám. Các ông vô cớ bắt một người kháng chiến, điều đó các ông sẽ trả lời vơi Ban liên hiệp đình chiến và Ủy ban quốc tế. Bây giờ, tôi về đâu? Có cần còng tay tôi không?

Viên sĩ quan chẳng biết phải làm gì. Hắn liếc ông linh mục, ông này khẽ lắc đầu. Viên sĩ quan bỗng sừng sộ:

- Ai mà bắt ông? Chúng tôi chỉ hỏi giấy tờ, ông có đủ giấy từ thì mới ông đi!

Hắn quay lưng, đưa tay xua số người bu quanh xe:

- Cái gì mà kéo tới đông dữ vậy? Tản ngay! Muốn vô bót nằm hả?

Ông linh mục mời Luân lên xe.

- Mần ăn chi mà lạ rứa? - Ông ta càu nhàu. Chẳng biết ông càu nhàu cảnh sát xét hỏi ẩu hay càu nhàu ty công an quá dở. Xe lăn bánh, Luân vẫy vẫy đám đông…

*
Ngô Đình Nhu, quần trôpican cũ, sơ mi ngắn tay, chân nhịp nhịp đôi xăng đan lâu ngày không đánh xi, ngồi trên chiếc ghế nệm đặt trong phòng làm việc của giám mục. Giám mục Ngô Đình Thục, lúc nào cũng đường bệ ngồi sau chiếc bàn gỗ đen. Hai anh em yên lặng.

Nhu có mặt ở Tòa giám mục từ sáng sớm. Anh ta muốn đích thân chứng kiến màn kịch do mình đạo diễn. Nhu không tin ở tài ứng biến của giám mục.

Gia đình họ Ngô vốn thâm căn nhiễm tôn ti phong kiến của một đại vọng tộc. Ngô Đình Khả, phụ chính thân thần. Hai trai của Khả leo đến cực phẩm: Ngô Đình Khôi, tổng đốc, Ngô Đình Diệm từ Tri huyện thoắt Tuần vũ và sau đó, Thượng thơ bộ Lại, đầu triều. Một trai cũng cực phẩm về lĩnh vực khác: Ngô Đình Thục, 28 tuổi, lãnh chức linh mục và 13 năm sau, thụ phong Giám mục.

Khi Thục lãnh chức linh mục, Nhu lên 8 và khi Nhu vừa học xong trung học thì Thục đã là giám mục. Khoảng cách giữa hai người là khoảng cách của một thế hệ - Thục ra đời vào những năm cuối của thế kỷ trước, còn Nhu sau Thế chiến thứ nhất.

Có lẽ sự dun dủi sau đây đã phần nào đảo lộn cái tôn ti nghiêm ngặt ấy. Nhu bay nhảy đúng vào lúc nhà họ Ngô sa sút. Ngô Đình Khôi bị cách mạng trừng trị, đáng lẽ Ngô Đình Diệm cũng phải trả nhiều món nợ máu với nhân dân, nhưng chính sách khoan hồng của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cứu ông ta. Trong một tình hình xấu như vậy, chức giám mục không tỏ ra một chút uy thế nào. Người xốc vác nhà họ Ngô lại là Ngô Đình Nhu – một công chức hạng thường. Công lao “trung hưng” đó được đền bù ngay khi Diệm nắm quyền. Với thiên hạ, Nhu chỉ là một cố vấn, bào đệ của Thủ tướng. Nhưng chính Nhu vạch kế hoạch giúp Diệm phục thù Bảo Đại và Pháp – trước kia đã thay Diệm bằng Phạm Quỳnh – chính Nhu đang lèo lái chế độ miền Nam.
Quyền hạn – và cả thành tựu – đã tạo cho Nhu có cái nhìn kẻ cả, ngấm ngầm đối với hai người anh của mình. Dĩ nhiên, Nhu chẳng coi Luyện và Cẩn ra gì.

Thục là anh, là giám mục – đó là giới hạn mà Nhu tuân phục.

*
Nhu đặc biệt chú ý đến trường hợp Nguyễn Thành Luân. Hai gia đình đã quan hệ thân mật từ lâu, khi Ngô Đình Thục nhận chức Giám mục địa phận Vĩnh Long. Nói chính xác, giám mục Thục nhờ vả nhà Nguyễn Thành Luân: ông ta từ xa đến coi sóc cả một địa phận, nếu không tạo ra mối giao hảo với một vọng tộc sở tại thì rất khó chu toàn phận sự. Tín đồ đạo Thiên chúa Vĩnh Long – và đồng bằng sông Cửu Long nói chung – không nhiều, song thuộc hạng tai mắt, hầu hết là trí thức. Trong thâm tâm, Thục rất cảm ơn sự giúp đỡ hào phóng của kỹ sư điện René Nguyễn Thành Luân.

Bắt tay vào xếp đặt bàn cờ mới, Nhu hiểu rất rõ cái lỗ hổng cực lớn mà gia đình họ Ngô, bất cứ giá nào cũng phải lấp: cần một chút hơi hướng của cuộc kháng chiến để trang sức cho cái khẩu hiệu “đả Thực”. Bọn đầu hàng, đầu thú không thiếu gì, song chẳng một ai đáng giá. Trịnh Khánh Vàng từng làm đến Phó tư lịnh khu, song gã chỉ là một tên ba hoa và ăn chơi.

Vả lại, Trịnh Khánh Vàng sát cánh với Bình Xuyên ngay từ khi vừa đào ngũ. Xem đi xét lại Robert Nguyễn Thành Luân là món hàng quí hơn hết. Do đó, Nhu bày cho Thục viết thư. Nhu nóng lòng đón Luân vê trước khi Hiệp định Genève kí kết. Nhưng Luân không làm theo ý Nhu. Lần đầu, Nhu tự rút ra kết luận là với Nguyễn Thành Luân, không thể chơi cái trò dụ hàng được.

Biết tin Nguyễn Thành Luân về thành, dù sau Hiệp định Genève, Nhu mừng rơn. Đằng nào Luân cũng không thoát khỏi Nhu. Nhu bố trí đón Luân với cú dằn mặt là bắt Luân phải trình diện trong tư thế một kẻ sử dụng giấy tờ giả. Từ đó Nhu sẽ ban ơn…

*
Điện thoại reo. Nhu cầm ống nghe. Giám mục nhìn Nhu chăm chú. “Tôi đây…”, Nhu nói. “Sao? Không thành công? Nói rõ một chút…”

Nhu gác máy, mặt cau có.

Tiếng gõ cửa nhẹ.

- Mời vào! - Giám mục bảo.

Cửa phòng mở, ông linh mục đi đón Luân cúi chào, giọng như người có lỗi:

- Kính thưa Đức cha và ông cố vấn, y đã tới!

Giám mục đưa mắt dò hỏi Nhu.

- Đức cha ra tiếp y!

Giám mục rời bàn viết bước ra.

Nhu bật dậy, mở cửa sổ. Từ phòng làm việc của giám mục, Nhu trông rõ Luân đang rời xe để ở vệ đường, bước qua cổng. Luân đi chững chạc, trong bộ quần áo rõ ràng không được may đo cẩn thận, ung dung liếc những chậu hoa bày trong khuôn viên Tòa giám mục.

- Thằng này kiêu kỳ dữ đây!

Nhu lầu bầu. Nhu chỉ biết Luân qua ảnh. Đây là lần đầu, anh ta trông rõ người thật của Luân.

Nhu ngả mình lên ghế, đưa tay bóp trán.

---
(1) Điểm tròn giữa giao lộ.
Logged

Nhờ trời! Không yêu cầu cũng được ra
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM